Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án chất đồng quê trong thơ lục bát việt nam hiện đại (qua thơ lục bát nguyễ...

Tài liệu Luận án chất đồng quê trong thơ lục bát việt nam hiện đại (qua thơ lục bát nguyễn duy và đồng đức bốn)

.PDF
26
192
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- PHẠM MAI PHONG CHẤT ĐỒNG QUÊ TRONG THƠ LỤC BÁT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn) Chuyên ngành : Lý luận văn học Mã số : 60.22.32 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN Hà Nội - 2008 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Về thơ lục bát Việt Nam hiện đại: Từ lâu, thơ lục bát đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm hồn và cả lối sống của người Việt Nam ta. Một trong những giá trị làm nên điệu tâm hồn Việt của thể thơ lục bát, đó chính là chất đồng quê đậm đà vẫn không ngừng chảy trong lòng thể loại. Tìm hiểu về chất đồng quê trong một thể thơ đặc trưng cho tâm hồn Việt qua những thời kì, giai đoạn khác nhau luôn là một yêu cầu cấp thiết, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thể loại thơ ca dân tộc và những thành tựu của thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Về Nguyễn Duy Nguyễn Duy bước vào làng thơ và góp một tiếng nói quan trọng làm nên diện mạo riêng của một thế hệ thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sau chiến tranh, trở về với đời thường, Nguyễn Duy vẫn chứng tỏ được bút lực dồi dào của mình. Theo thời gian, sức sống của thơ Nguyễn Duy dường như mỗi lúc một mãnh liệt và toả sáng, được bạn đọc đón nhận nhiệt liệt hơn. Nguyễn Duy làm thơ với nhiều thể loại khác nhau, nhưng chủ yếu và thành công hơn cả vẫn là thơ lục bát. Sẽ rất thiếu xót nếu chúng ta bỏ qua chất đồng quê như một sức sống tiềm ẩn trong thơ lục bát Nguyễn Duy. Đi sâu tìm hiểu về chất đồng quê trong thơ Nguyễn Duy sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về nhà thơ này. Đồng thời, phần nào thấy rõ hơn về một đặc điểm quan trọng của thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Đồng Đức Bốn và chất đồng quê trong thơ ông Đồng Đức Bốn nổi lên như một hiện tượng lạ trong làng thơ Việt. Là kẻ đến sau, nhưng Đồng Đức Bốn lại liều lĩnh đến mức dám chen chân vào mảng thơ lục bát về đồng quê, chỗ tưởng như các tác giả trước đó đã gặt hái hết những thành tựu có thể có được. Nhưng cũng chính cái sự khác 2 người ấy đã góp phần tạo nên một Đồng Đức Bốn đầy cá tính giữa lòng thời đại. Thơ Đồng Đức Bốn được đánh giá là giàu chất đồng quê. Đây được coi là nguồn nhựa sống quí báu nhất nuôi dưỡng hồn thơ Đồng Đức Bốn. Có thể nói, đến Đồng Đức Bốn, thơ lục bát thêm một lần nữa khẳng định được vị trí và sức sống lâu bền của mình. Tìm hiểu về chất đồng quê trong thơ lục bát Viêt Nam sẽ trở nên rất khó khăn nếu như chúng ta bỏ qua thơ lục bát của Đồng Đức Bốn. Đi vào tìm hiểu đề tài: Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại (Qua thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn) là một yêu cầu cấp thiết để làm rõ hơn đặc điểm thể loại của thơ lục bát, thấy rõ hơn giá trị thơ ca Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn cũng như sự đóng góp của họ cho văn học nước nhà. Đồng thời, công việc này cũng khẳng định thêm một lần nữa những giá trị đặc trưng của thơ ca dân tộc Việt Nam. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tới chất đồng quê trong thơ Việt Nam hiện đại Công việc nghiên cứu về dòng thơ đồng quê ở mức độ khái quát với những tác giả chính, những thi phẩm tiêu biểu vẫn là một công việc còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu về chất đồng quê trong thơ của một tác giả cụ thể hoặc một số tác giả trong thế đối sánh với nhau thì đã có khá nhiều công trình có giá trị. Khởi đầu cho công việc này, có thể kể đến Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân. Tiếp sau Thi nhân Việt Nam, có rất nhiều các công trình nghiên cứu về chất đồng quê trong thơ các tác giả riêng lẻ. Đặc biệt là về Nguyễn Bính, người được coi là chủ soái của dòng thơ đồng quê. Năm 1995, giáo sư Hà Minh Đức cho ra mắt cuốn Nguyễn Bính- thi sĩ của đồng quê. Phần thứ nhất của cuốn sách được coi là một chuyên luận có giá trị cao. Tác giả Đoàn Đức Phương hoàn thành luận án tiến sĩ về thơ 3 Nguyễn Bính vào năm 1997. Luận án đã nhìn nhận Nguyễn Bính đầy đặn hơn với một cái “tôi” đầy bản sắc đồng quê trong phong trào thơ mới . Gần đây nhất, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn cũng cho ra mắt cuốn sách Ba đỉnh cao thơ mới: Xuân Diệu-Nguyễn Bính-Hàn Mặc Tử. Tác giả đã đặt Nguyễn Bính trong thế đối sánh với hai nhà thơ mới tiêu biểu là Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử... Bên cạnh các công trình nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính, còn có các bài viết về chất đồng quê trong thơ của các tác giả khác như Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Tế Hanh... 2.2. Các công trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Duy Luận văn chủ yếu đi vào khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan tới chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy. Năm 1972, những bài thơ đăng báo lần đầu của Nguyễn Duy đã thu hút được sự chú ý của Hoài Thanh. Bằng cảm nhận tinh tế, sắc sảo, ông đã nhận ra vị quê mùa đằm thắm, chân chất trong thơ Nguyễn Duy. Giáo sư Hà Minh Đức trong bài viết Về một số cây bút trẻ gần đây trong quân đội nhận ra sự ảnh hưởng của màu sắc dân gian tới thơ Nguyễn Duy. Cũng về thơ lục bát, Lê Quang Trang nhận ra đây là thế mạnh của Nguyễn Duy: “anh vốn là người sở trường về sử dụng thơ lục bát- một thể thơ có phần tĩnh và biến hoá không nhiều”. Nhà thơ Tế Hanh, với tâm hồn nhạy cảm luôn gắn bó với quê hương cũng đã cảm nhận sâu sắc về hồn quê, tình quê trong thơ Nguyễn Duy. Tiếp đến, người viết còn khảo sát các bài viết của các tác giả như Lê Quang Hưng, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Quang Sáng, Đỗ Ngọc Thạch, Phạm Thu Yến, Vũ Văn Sĩ, Trần Hoà Bình…Các bài viết hoặc mang tính chất đánh giá chung về thơ Nguyễn Duy, hoặc thẩm bình về những bài lục bát đặc sắc, tiêu biểu trong đời thơ Nguyễn Duy. Các công trình nghiên cứu, các bài viết về thơ Nguyễn Duy đã phần nào xác định được giá trị thơ lục bát của Nguyễn Duy và hơi hướng của chất 4 đồng quê trong thơ ông. Tuy nhiên, hầu như vẫn chưa có một công trình đi sâu nghiên cứu cụ thể, toàn diện về chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và vị trí của nó trong hành trình thơ lục bát Việt Nam. 2.3. Các công trình nghiên cứu về thơ Đồng Đức Bốn Phần lớn các bài viết chúng tôi khảo sát được rút từ phần hai cuốn sách Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc do chính nhà thơ Đồng Đức Bốn đã tập hợp. Trước hết, phải kể đến chùm bài viết của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, người bạn văn chương của nhà thơ Đồng Đức Bốn. Trong bài viết Đồng Đức Bốn- Vị cứu tinh của thơ lục bát, tác giả nhận định: “Đồng Đức Bốn là người tự dưng đốn ngộ với riêng thể thơ lục bát”. Nguyễn Huy Thiệp còn nhìn nhận Đồng Đức Bốn từ vai trò một nhà thơ của đồng quê, của con trâu, cái diều. Nhà thơ, nhà phê bình văn học Đỗ Minh Tuấn có bài viết Đồng Đức Bốn- Kẻ mượn bút của trời đã nhận thấy “Sự xuất hiện của Đồng Đức Bốn đã đem lại cho thơ lục bát, thơ truyền thống một niềm tự tin đáng kể”. Bài viết Đồng Đức Bốn- Phiêu du vào lục bát của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp thêm một lần nữa cho thấy rõ hơn vị trí của thơ lục bát trong đời thơ Đồng Đức Bốn. Tiến sĩ Đoàn Hương cũng thấy được hình ảnh quê mùa trong thơ Đồng Đức Bốn qua bài Những câu thơ tình tang quê mùa. Nhà thơ Phạm Tiến Duật với giọng điệu tự nhiên, pha chút ngang tàng trong bài Đóng gạch nơi nao đã khẳng định: “một mình Đồng Đức Bốn tự làm một cuộc trường chinh. Gã xông thẳng vào trận địa lục bát và chỉ một thời gian ngắn Đồng Đức Bốn trở thành ông vua trẻ của thể loại này”…Tuy nhiên, hầu như các công trình trên đây đều chưa nhìn nhận chất đồng quê trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn một cách toàn diện và chưa đặt đặc điểm này trong dòng chảy của văn học Việt Nam. 3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Chúng tôi chú ý tới toàn bộ thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn trong khả năng cao nhất có thể. Riêng về thơ của Đồng Đức Bốn, chủ yếu 5 là các bài lục bát trong phần một tập sách Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc. Bên cạnh các bài thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, chúng tôi cũng liên hệ so sánh với thơ lục bát ca dao và của một số tác giả văn học Việt Nam khác. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ giữa ba phương pháp: Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại; Phương pháp đối chiếu so sánh; Phương pháp thống kê- phân loại để luận văn có tính khoa học và hệ thống, đạt được những hiệu quả cao nhất. 4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ. Mục đích nghiên cứu của luận văn Đi sâu vào đề tài này, mục đích của chúng tôi là hướng vào tìm hiểu những biểu hiện cụ thể về chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. So sánh đối chiếu chất đồng quê trong thơ hai ông với nhau và với các tác giả khác, đặc biệt là các tác giả có thế mạnh về thơ lục bát để tìm ra những đặc điểm chung nhất và bản sắc, đặc trưng riêng của thơ ca mỗi người. Bên cạnh đó, luận văn cũng mong đạt được một hiệu quả cao hơn, đó là có được cái nhìn khái quát về sự tồn tại, biến đổi của chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. - Sơ lược tìm hiểu đặc trưng của thể loại thơ lục bát và sự vận động của nó trong tiến trình thơ ca dân tộc. - Tìm hiểu các văn bản thơ của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, cụ thể là thơ lục bát để tìm ra những nét nổi bật trong nôị dung, nghệ thuật gắn liền với chất đồng quê trong thơ họ. - Đối sánh thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn với thơ ca truyền thống, thơ ca các tác giả khác, tìm ra những sự kế thừa và đổi mới của hai tác giả này. 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 6 Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được triển khai theo ba chương. Chương một: Chất đồng quê và thơ lục bát về đồng quê trong thơ ca dân tộc. Chương hai: Cảnh quê và tình quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Chương ba: Tính chất dân gian và hiện đại trong thơ lục bát về đồng quê của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Chương một CHẤT ĐỒNG QUÊ VÀ THƠ LỤC BÁT VỀ ĐỒNG QUÊ TRONG THƠ CA DÂN TỘC 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƠ LỤC BÁT Cấu trúc thể loại Niêm, vần, luật. * Hệ thống phổ biến - Trường hợp một: Dòng/ti 1 2 3 4 5 6 - B - T - B - B - T - B 7 8 - B ếng Dòng lục Dòng bát - Trường hợp hai: Các tiếng thứ tư, thứ sáu, thứ tám nhất định phải theo vần bằng, riêng tiếng thứ hai có thể linh động, hoặc bằng hoặc trắc. * Hệ thống đặc biệt: Các loại biến thể. - Biến thể vần trắc: Tiếng thứ sáu câu câu sáu và câu tám đều là vần trắc. 7 - Biến thể cách gieo vần: tiếng thứ sáu dòng lục lại hiệp vần với tiếng thứ tư dòng bát: Về nhịp Trong thơ lục bát, cách ngắt nhịp rất uyển chuyển nhưng thường là nhịp hai. Đôi khi lại là nhịp ba hoặc phối hợp nhiều nhịp cho phù hợp với nội dung nào đó tạo ra ngữ điệu đặc biệt. Đối Thơ lục bát không quy định nhất thiết phải có đối. Tuy vậy, đặc trưng phổ biến của lục bát lại là tiểu đối. Khi thì đối ý, đối thanh, có khi lại đối cả ý và thanh. Một số biến thể trong cấu trúc của thể lục bát Thể lục bát có nhiều biến thể ở nhiều phạm vi khác nhau như: phạm vi câu thơ, phạm vi bài thơ… Như vậy, thể lục bát là một thể thơ linh hoạt, sinh động chứ không hề khô khan và cứng nhắc. Nguồn gốc sinh thành Các công trình nghiên cứu về thơ lục bát và nguồn gốc sinh thành của nó xuất phát từ nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, cuối cùng đều đi đến điểm chung khẳng định thể lục bát ra đời vào khoảng thế kỉ XV và là thể thơ thuần tuý dân tộc Việt. Tiến trình thể loại 1.3.1. Lục bát từ cuối thế kỉ XV đến trước Truyện Kiều. Thơ lục bát ở giai đoạn này còn trong tình trạng chưa hoàn chỉnh, hình hài chưa cụ thể, còn xô bồ, tự do và có đôi chút lỏng lẻo. 1.3.2. Lục bát trong Truyện Kiều Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đánh dấu son cho sự mẫu mực, cổ điển của thể loại lục bát. 1.3.3. Lục bát trong phong trào thơ mới (1932-1945) Bước vào thế kỉ XX, thơ lục bát dần chuyển sang tập trung vào khả năng chính của một thể thơ ca: chức năng trữ tình. Lục bát trong Thơ 8 Mới(1932-1945) đã có nhiều cách tân đa dạng về cả hình thức thể hiện cũng như nội dung biểu đạt. 1.3.4. Lục bát từ sau 1945. Thơ lục bát vẫn kế tục được truyền thống, đồng thời có những cách tân, đổi mới để ngày càng phù hợp hơn. Đến nay, thể lục bát vẫn được người say thơ, yêu thơ ưa chuộng. Đằng sau những giây phút ồn ã, sôi động của cuộc sống mới đang hiện đại hoá, hồn thơ lục bát vẫn là những người bạn tâm tình, san sẻ với con người Việt những tâm sự sâu lắng. 2. CHẤT ĐỒNG QUÊ, MỘT ĐẶC ĐIỂM TẠO NÊN BÍ QUYẾT SINH TỒN CỦA THỂ THƠ LỤC BÁT. Chất đồng quê không chỉ là kết quả của sự mô tả, sự phản ánh, sự thể hiện các cảnh quê, tình quê như là chất liệu của nghệ thuật, của thơ ca mà nó còn đòi hỏi một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ đặc thù, đòi hỏi sự thể hiện và khẳng định đồng quê như cội nguồn của các giá trị nhân văn tích cực như cái đẹp, cái thiện. Có thể hiểu: Chất đồng quê trong thơ ca là kết quả của quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ đặc thù kết tinh từ những giá trị nhân văn tích cực của cuộc sống con người đồng quê, mà sự mô tả, phản ánh, thể hiện các cảnh quê, tình quê chính là những biểu hiện cụ thể nhất. Nói như thế, chất đồng quê trong thơ ca phải được nhìn nhận và đề cập đến từ hai khía cạnh: Nhận thức luận và giá trị luận. Một nền nghệ thuật thấm đượm chất đồng quê không chỉ đơn thuần lấy đồng quê làm đối tượng mô tả, phản ánh mà còn bởi nó biết chắt lọc ra từ cuộc sống đồng quê những giá trị nhân sinh và thẩm mĩ tích cực được nâng lên thành một quan niệm sống, một cách nhìn thế giới và con người. So với các thể thơ khác, thể lục bát có thế mạnh hơn cả trong việc thể hiện chất đồng quê. Ngay từ cấu trúc âm luật sáu- tám nhẹ nhàng, mượt mà, giản dị, hài hoà, dễ phối thanh, thể lục bát vốn dĩ đã rất gần gũi lối nói 9 của người dân quê, dễ nghe, dễ nhớ. Phù hợp với cảm xúc, lối sống của con người Việt Nam ta. Thể lục bát lại có khả năng biến hoá linh hoạt chứ không khô cứng. Nó có thể duy trì hình thức chuẩn mực cổ điển, có thể trở về với dân gian hoặc tiến lên theo thi pháp hiện đại. Trên bình diện thưởng thức, thơ lục bát cũng được dân ta ưa chuộng, gìn giữ. Chương hai CẢNH QUÊ VÀ TÌNH QUÊ TRONG THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN 1. CẢNH QUÊ TRONG THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN Cảnh quê đượm hồn quê trong thơ ca Việt Nam Làng quê đi vào thơ văn từ bao đời nay và làm nên không ít những giá trị đặc sắc. Làng quê hiện lên trong thơ ca Việt luôn là những hình ảnh giản dị, mộc mạc, nghèo khó nhưng giàu truyền thống văn hoá. Nơi ấy, con người gắn bó nghĩa tình với nhau, văn hoá làng thôn đã trở thành nét văn hoá không thể thiếu trong đời sống xã hội Việt Nam. Nhiều nhà thơ Việt đã thành công khi khắc họa nét mặt quê hương như Nguyễn Bính, Hoàng Cầm...: Quê hương là gì hở mẹ/Mà sao cô giáo dạy phải yêu(Quê hương-Đỗ Trung Quân); Quê hương ta lúa nếp thơm nồng/ Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp…(Bên kia sông Đuống-Hoàng Cầm)... Cảnh quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn 1.2.1. Bức tranh với những hình ảnh đượm chất đồng quê Thiên nhiên đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn hiện lên trước nhất với hình ảnh của những khu vườn quê, những cánh đồng quê có những đặc trưng riêng mang cảm xúc, tâm hồn quê mùa của 10 thi sĩ. Đó là cây tre, cây bồ kết cây mận…Vườn quê là nơi khơi lên những cảm xúc từ trong sâu thẳm tâm hồn tác giả. Không chỉ yêu, nhà thơ còn say mê đối với đồng quê.. Họ thường cảm nhận và đưa vào thơ lục bát của mình những gì đời thường, mộc mạc, đôi khi là nhỏ bé thoáng qua nhưng lại mang giá trị sâu sắc. (). Đó là những hình ảnh được kế thừa từ thơ ca truyền thống dân tộc nhưng cũng là những hình ảnh mang sắc diện mới mẻ của cuộc sống đô thị hoá thời hiện đại(Cỏ dại, Nhớ bạn, Hoa lúa, Hoa dạiNguyễn Duy; Về lại chốn xưa; Đi qua bến lở sông bồi-Đồng Đức Bốn). Lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn ngoài sự bình dị, mượt mà còn gợi ra sự gai góc, sắc nhọn của những chìm nổi đời người. Đặc điểm này nổi bật hơn ở thơ Đồng Đức Bốn. Có lẽ vì thế mà gai quê là một hình ảnh lặp lại nhiều lần trong thơ lục bát của nhà thơ. Những cây bồ kết lắm gai, những hoa có gai, bụi tre gai, rồi xéo gai, gai rào ngõ quê… là những gì mang đậm sắc thái quê mùa. Trước những gai góc sắc nhọn của cuộc sống hiện đại, nhà thơ vẫn muốn dấn thân vào để thử thách bản lĩnh của mình: Xéo gai anh chẳng sợ đau/ Bởi yêu ruộng lúa vườn cau trước nhà. Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn quan niệm, cái làm nên cá tính, bản lĩnh, sức mạnh của con người trong cuộc sống ngày hôm nay phần lớn là ở cái hồn quê, ở những giá trị truyền thống ngàn đời kết tinh trong mỗi người quê. Qua hình ảnh những con vật, Nguyễn Duy quan niệm, những gì là truyền thống, là văn hoá sẽ mãi mãi lưu dấu, lâu mà không cũ, xưa mà không nhàm (Khúc dân ca I; Khúc dân ca II). Thảng đôi lúc, trong những giây phút tĩnh lặng của đời người, nhà thơ vẫn nơm nớp lo sợ sự đổi mới ấy sẽ phá vỡ đi những gì chân thật, giản dị nhất của làng quê(Lời ru con cò biển). Trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, thế giới những con vật cũng là những hình ảnh thơ đặc sắc. Những hình ảnh ấy đều mang theo vào thơ sự day dứt, hoang mang như đang chìm trong một cơn khủng hoảng về lối đi, 11 cách sống. Đó phải chăng chính là trạng thái tâm hồn tác giả (Đi đò; Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi; Vỡ đê). Một hình ảnh của thiên nhiên được nhắc tới rất nhiều trong thơ của nhiều thi sĩ, đó là hình ảnh của con sông quê hương. Đó là những dòng sông nơi quê hương nhà thơ hoặc trên các miền đất mà họ đã đi qua. Những dòng sông mang danh hoặc không mang danh cụ thể vẫn mang cảnh vật của muôn đời quê kệch nhưng ít nhiều đã chứa đựng sự vật vã của cuộc sống mới (Chiều mận hậu; Hàng châu; Sông Cấm(ND); Sông Thương; Viết ở bờ sông(ĐĐB)). Con sông còn là hình ảnh để nhà thơ thể hiện niềm tin hi vọng, thể hiện bản lĩnh con người mình. Cùng nói về sông quê trong thơ lục bát của mình, nhưng Nguyễn Duy thiên hơn về miêu tả cảnh vật. Những tâm sự gửi gắm vào đó có phần nhẹ nhàng, kín đáo hơn trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn. Trong thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, còn phải nhắc tới hình ảnh núi non, rừng đồi. Nguyễn Duy từng là một người lính từng hành quân qua nhiều khu rừng thời chiến tranh, bằng tâm hồn nhà quê tinh tế, nhà thơ nhận ra nét đẹp, sự bí ẩn và cả sức mạnh của rừng (Trăng; Nắng). Khác với Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn thường khắc hoạ những khu rừng của cuộc sống hiện đại. Nhà thơ thường gửi vào đó những khắc khoải, day dứt trước những thay đổi xót xa của núi rừng quê nhà(Đám cháy rừng). Khi khắc họa hình ảnh những khu rừng quê hương, ngoài sự kế thừa bút pháp ước lệ trong thơ ca xưa, những hình ảnh mà Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đưa vào thơ lục bát của mình còn mang tính tả thực. Đây cũng là một xu hướng nổi bật của thơ lục bát hai nhà thơ này nói riêng và thơ ca văn học hiện đại nói chung. Khung cảnh thiên nhiên trong khu vườn quê của thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn còn được tô điểm, làm đẹp thêm nhiều bởi hình ảnh của các hiện tượng tự nhiên. Họ thấy ở thiên nhiên, tự nhiên sự gần gũi, có mối liên hệ mật thiết với con người làng quê. Vởy nhưng, các hiện tượng 12 tự nhiên ấy cũng có chút ít sự xâm nhập của cái chất đô thị hoá trong cuộc sống hôm nay(Võng trăng; Sao(Nguyễn Duy); Đã đành ngang dọc sơn hà; Những câu thơ dại (Đồng Đức Bốn)). Trong bức tranh thiên nhiên bằng thơ lục bát, cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn không ít lần khắc hoạ những cảnh vật giữa nơi phố thị. Tuy nhiên, những cảnh vật đó đa phần đã được quê mùa hoá, được khắc hoạ dưới cách nhìn, cách cảm của một người quê. Thêm nữa, đó cũng đều là những hình ảnh làm nổi bật đặc trưng chất đồng quê trong thơ lục bát của hai tác giả này và trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Sau bức tranh thiên nhiên làng quê, phải kể tới bức tranh đời sống thôn dã trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Cảnh sinh hoạt đặc trưng nhất của cuộc sống miền đồng ruộng ấy là cảnh lao động cần mẫn của những con người nơi đây. Nguyễn Duy sắc sảo khi khắc hoạ niềm vui lao động, sự hăng say của những con người đang xây dựng cuộc đời mới(Bài hát người làm gạch). Đồng Đức Bốn cũng là người thấu hiểu cảnh sống con người quê mùa. Ông gọi đó là cảnh nhà quê, luôn phải “chân lấm tay bùn” quanh năm bươn trải nơi ruộng lúa, vườn rau(Nhà quê). Chúng ta khó có thể bỏ qua một mảng đời sống rất đẹp, giàu truyền thống của làng quê, đó là những hoạt động cộng đồng mang tính văn hoá như quang cảnh những buổi họp chợ, những hội hè đình đám …Quang cảnh ấy trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn giản dị, gần gũi nhưng cũng có nhiều nét riêng ảnh hưởng từ cuộc sống hôm nay(Lạng Sơn; Chợ Thương). Không chỉ có cảnh đời sống sinh hoạt của những con người các làng quê, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn còn khắc hoạ trong thơ mình những bức tranh đời sống nơi đô thị. Những tên phố, tên đường, những cảnh sống nhộn nhịp của con người cũng được họ đưa vào thơ thật ngọt, thật êm. Đó cũng là những gì tạo nên những sắc thái rất riêng trong chất đồng quê của 13 những nhà thơ đồng quê hiện đại(Cơm bụi ca- Nguyễn Duy; Nhớ Thuỵ Khuê- Đồng Đức Bốn). 1.2.2.Âm thanh đồng quê Gần gũi với thiên nhiên làng quê, những âm thanh của cảnh vật ấy đã đi vào thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn tự nhiên, giản dị. (Võng trăng; Nắng). Không chỉ là lắng nghe, cảm nhận, tâm hồn Nguyễn Duy còn hoà nhập, hoá thân vào những cảnh vật thiên nhiên, cất lên những tiếng nói tình nghĩa, sâu sắc của thiên nhiên cây cỏ(Lời của cây…; …- Và lời của quả). Trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, mỗi âm thanh vang lên lại nặng trĩu một nỗi lòng đắng cay, ngang trái của một chàng lãng tử đang bước thấp, bước cao giữa cuộc đời(Chợ Thương; Cái đêm em ở với chồng; Cuốc kêu). Với làng quê, nhiều khi thế giới âm thanh còn là sự im ắng, yên tĩnh, thanh bình. Nhiều bức tranh quê bằng thơ lục bát được Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn xây dựng mà không có sự hiện diện của âm thanh. Giúp người đọc liên tưởng tới quang cảnh đặc trưng, thân thuộc của làng quê Việt Nam được nhìn từ phía xa xa(Xuồng đầy- Nguyễn Duy; Chăn trâu đốt lửa- Đồng Đức Bốn). Nhiều khi, cái lặng yên trong thơ lục bát của họ lại trở thành “lặng câm”. Nó mang theo những thái độ chua xót, hoang mang đáng sợ của tác giả: Trăm năm tưởng gỗ hoá trầm/ Nào ngờ lại đá lặng câm đứng chờ (Đồng Đức Bốn). 1.23. Hương vị đồng quê Trước hết, đó là hương vị toát ra từ cảnh vật, từ cuộc sống dân dã, quê mùa. Cảm nhận hương vị đồng quê như thế nào, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn thể hiện trong thơ lục bát của mình như thế ấy. Họ đều là những con người quê có tâm hồn và giác quan tinh tế. Những câu thơ lục bát mà họ viết nên xuất phát trước hết từ tâm hồn, giác quan ấy (Bát nước ngô; Thuốc lào(Nguyễn Duy); Mùa xuân đi phủ Tây Hồ; Đi qua bến lở sông bồi(Đồng Đức Bốn)). Khứu giác tinh tế của thi sĩ còn cảm nhận được 14 những sự vật, hiện tượng tưởng như không có hương vị(Ca dao vọng về 4(Nguyễn Duy); Muôn vàn sông chảy về đây(Đồng Đức Bốn)). Tiếp đến, chúng ta phải nói đến những hương vị mang tính tượng trưng, những ngọt bùi, đắng cay trong kinh nghiệm của nghững người dân quê. Chúng ta có thể tạm gọi đó là những dư vị của cuộc sống, của đời người. Đó là những gì thuộc về hiện thực cuộc sống được chuyển hoá vào trong kinh nghiệm những người dân lao động nông nghiệp từ rất lâu nay(Về làng; Được yêu như thể ca dao(Nguyễn Duy); Chín xu đổi lấy một hào(Đồng Đức Bốn)). Cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều cảm nhận sâu sắc những hương vị quen thuộc của chốn đồng nội. Dù đó là những hương vị toát lên từ cảnh vật hay từ cuộc sống của người dân quê đều được hai nhà thơ này thể hiện đặc sắc trong thơ lục bát bằng cảm xúc trong sáng, tinh tế. Những ai đã từng sống ở quê, hẳn sẽ hiểu và dễ đồng cảm với suy nghĩ, trải nghiệm trong thơ lục bát của họ. 2. NGƯỜI QUÊ, TÌNH QUÊ Người quê, tình quê trong Việt Nam hiện đại Nhìn chung về thơ ca Việt Nam, những bài thơ nói về con người thuần chất Việt, tình cảm thuần Việt vẫn là những thi phẩm để lại ấn tượng cho người đọc. Những con người lam lũ trên mảnh đất mang nền văn hoá nông nghiệp lúa nước khi đi vào thơ ca ân tình và đẹp biết chừng nào. Những người ông, người bà, người cha, người mẹ, người chị…trong thơ gần gũi với tình cảm tươi sáng, cao đẹp lạ thường. Chúng ta có thể điểm danh và tập hợp đầy đủ các khuôn mặt, hình ảnh những người dân lao động của làng quê trong thơ Việt Nam hiện đại. Chúng ta có thể kể tới thơ của rất nhiều các tác giả như Nguyễn Bính, Bằng Việt, Tế Hanh, Tố Hữu… Ở mỗi tác giả, mỗi hình ảnh đều mang một dáng vẻ đặc sắc khác nhau. Nhưng dù thế nào chăng nữa, Đó đều là những hình ảnh bắt nguồn từ tâm tình, phẩm chất của những người làng quê. Người quê, tình quê là những tiêu chí quan 15 trọng để xếp một nhà thơ có hoặc không có mặt trong đội ngũ những thi sĩ đồng quê Việt Nam. 2.2. Người quê, tình quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn 2.2.1. Tấm lòng đối với quê hương Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn yêu hơn cả là cái làng quê cụ thể, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Họ nhận ra những vẻ đẹp bình dị mà tinh tế của quê hương. Khi ở giữa quê hương, họ trải hết lòng mình để được tắm những dòng sữa ngọt ngào chảy giữa đồng quê. Khi xa quê rồi, tình cảm trong họ lại chuyển hoá ngay thành nỗi nhớ nhung da diết. Nỗi nhớ làng quê đã hoà chung làm một với nỗi lòng thương nhớ đất nước. Nỗi nhớ, tâm trạng ấy là mạch cảm xúc bắt nguồn từ trong ca dao nhưng cũng là tiếng thơ bật lên từ đáy lòng thi sĩ(Nhìn từ xa…Tổ Quốc-Nguyễn Duy; Nhà quêĐồng Đức Bốn) Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn sống ở cả nông thôn và thành. Nhiều khi, nỗi nhớ đòng quê đã hoà chung với nỗi nhớ thành thị. Tuy nhiên, cảnh vật, cuộc sống đô thị hiện lên trong nỗi nhớ của ông thường không ồn ào mà man mác, nhẹ nhàng sắc quê. Họ cũng không chỉ nhớ quê khi ngăn cách về không gian mà còn nhớ làng quê khi có sự ngăn cách về thời gian. 2.2.2. Người quê, tình quê trong thơ lục bát của Nguyễn Duy và của Đồng Đức Bốn Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều là những con người của xứ đồng. Họ gắn bó, gần gũi, yêu thương những con người đồng quê. Mà trước hết, phải nhắc tới hình tượng những người phụ nữ cùng những tình cảm, cảm xúc rất thân thương. Đó là những người bà, người mẹ, người chị, những cô thôn nữ, những “em”- nàng thơ, những vợ của thi sĩ… Dù họ là những người phụ nữ ở chốn quê mùa hay giữ nơi thành thị, là người phụ nữ thời chiến hay thời bình thì đều hiện lên thân thương, quen thuộc. Những hình ảnh ấy được tiếp sức từ vẻ đẹp của thơ ca truyền thống, in đậm dấu ấn của 16 thơ ca Việt Nam hiện đại nhưng cũng mang nét riêng trong điệu tâm hồn, cảm xúc của mỗi tác giả. Hình ảnh những người đàn ông, những người con trai bình dân khác trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn cũng là những hình ảnh đẹp, kết tinh từ những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn nhà thơ. (Người cha, Về làng(Nguyễn Duy); Bố tôi, nhà quê(Đồng Đức Bốn)). Họ là những con người làng quê đôi khi ngộc nghệch nhưng giàu phẩm chất đáng quí. Họ đồng thời cũng là những người anh hùng cao đẹp mà giản dị khi đất nước lâm nguy. Làng quê Việt Nam và những tình cảm ấm áp tình người trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn còn hiện lên qua nhiều hình ảnh con người khác. Đó là bà bán nước đầu làng, người hát rong, người ăn mày, cô hàng xén, những ông lã quê mùa bình tâm giản dị…Tất cả đã hợp lại để tạo nên bức tranh quê gần gũi, thân thương. Họ là những con người của các miền quê, các xứ đồng trên khắp dải đất Việt Nam. Gương mặt họ, dáng hình họ là những gì đặc trưng của quê hương Việt. Bên cạnh những điểm tương đồng, chúng ta có thể thấy một số điểm khác nhau khá rõ ràng khi thể hiện tình quê, người quê trong thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Cơ bản có thể thấy như sau: Khi khắc hoạ con người, tình người quê mùa, Đồng Đức Bốn thường ấn tượng sâu sắc với những con người xứ Bắc. Đôi lúc có xuất hiện hình ảnh những con người của các miền đất khác nhau nhưng đa phần đều được khắc hoạ mang đậm tính cách, bóng dáng con người quê Bắc. Còn Nguyễn Duy tỏ ra đa dạng, linh hoạt hơn. Thơ lục bát của ông có gương mặt của những con người ở các vùng quê Bắc, bên cạnh đó còn có bóng dáng của con người các vùng quê khác như xứ Huế thơ mộng, Đà Lạt nên thơ, hay vùng Châu Đốc, Đồng Tháp Mười, An Giang… Một điều nữa, thời điểm bước vào làng thơ của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là khác nhau, do vậy, thế giới quê mùa trong thơ ca của họ sẽ 17 không thể giống nhau. Nguyễn Duy thiên về khắc hoạ, thể hiện những gì thuộc về thời chiến. Đồng Đức Bốn lại thiên về những cảm quan quen thuộc trong cuộc sống đời thường. Đọc thơ lục bát Nguyễn Duy, chúng ta thường cảm nhận và liên tưởng đến những cảm xúc êm ái, mượt mà, có da diết, băn khoăn thì cũng rất nhẹ nhàng. Thơ lục bát Đồng Đức Bốn lại mang lại những cảm giác bất ổn, day dứt, khắc khoải sâu đậm về cuộc sồng hiện tại. Nhiều khi, dòng cảm xúc trong thơ trở nên quằn quại, đau đáu không ngờ. Trong thơ Đồng Đức Bốn, chúng ta luôn thấy một cái “tôi” đang cố vẫy vùng mong thoát khỏi tình cảnh hiện tại. Nhưng trớ trêu thay, nhà thơ càng vùng vẫy thì lại càng chìm sâu hơn vào nỗi đời lận đận, nổi nênh. Có thể nói, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những đại diện tiêu biểu cho thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Là những đứa con quê, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã đóng góp vào làng thơ nước nhà những giá trị thơ đặc sắc, tinh tuý của mình. Tiếp tục thổi lên nguồn sống mãnh liệt ngàn đời chảy xuyên qua các thế hệ của dân tộc. 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH THỊ VÀ ĐỒNG QUÊ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI QUA THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN Trong thế giới thơ Nguyễn Bính và nhiều tác giả cùng thời, sự đối lập, tương phản thẩm mĩ giữa thiên nhiên thành thị là khá rõ. Với họ, sự xâm nhập của những giá trị mang tính chất hiện đại của thành thị là những gì làm mai một đi cái chất quê mùa đáng quí của những con người đồng ruộng chân lấm tay bùn(Chân quê). Từ thơ đồng quê Nguyễn Bính và những tác giả trong phong trào thơ mới tới thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn là cả một chặng đường khá dài của thơ ca Việt Nam. Những giá trị thơ kia vẫn được kế thừa. Tuy nhiên, cũng có nhiều biến thái cho thấy bước đi mới của thơ ca Việt Nam trong buổi hiện đại. 18 Quả thực mà nói, quê mùa và thành thị vẫn luôn là hai thế giới đối lập nhau, khó có thể dung hoà, hẳn Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn ý thức rất rõ điều đó. Không khó để họ nhận ra rằng, cái hồn quê thuần chất nay đang bị đổi thay bởi sự chi phối của các yếu tố thuộc về cuộc sống đô thị hoá (Được yêu như thể ca dao, Thi sĩ B-Nguyễn Duy; Gửi Tân Cương-Đồng Đức Bốn). Ngoài sự đối lập và tương phản của thành thị- nông thôn như chúng ta đã thấy, thơ lục bát Việt Nam hiện đại còn cho thấy một sự thay đổi rất lớn trong quan điểm, thái độ của những nhà thơ hiện đại trong cuộc sống đô thị hoá. Thành thị không chỉ là một giá trị gây ra sự biến thái của hồn quê, chất đồng quê nữa, nó đã mang thêm một sắc thái nữa là sự tương hỗ, tương trợ cho chất đồng quê trong thơ ca. Trong cuộc sống hiện nay, bóng dáng của cuộc sống thành thị đã len lách vào từng ngõ nhỏ của cuộc sống. Sự ngăn cách giữa thành thị-nông thôn ngày càng trở nên mờ nhạt. Cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều là những con người có gốc gác quê mùa nhưng lại gắn bó nhiều với cuộc sống thành thị. Sống giữa cuộc sống ấy, họ dần hiểu ra rằng, có nhiều cái rất quê, rất đẹp và thi vị. Những cảnh quan của cuộc sống phố thị được họ khắc hoạ nhiều khi lại mang nguồn gốc quê mùa và có chức năng thể hiện chất đồng quê. (Cơm bụi ca, Hồ Tây-Nguyễn Duy; Nhớ Thuỵ Khuê, Buổi sáng đường Lê Thánh TôngĐồng Đức Bốn). Chương ba TÍNH DÂN GIAN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG THƠ LỤC BÁT VỀ ĐỒNG QUÊ CỦA NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN 1. NGÔN NGỮ 1.1. Ngôn ngữ của đời sống và ngôn ngữ của ca dao Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn không chỉ là những người đóng góp thành tựu mà còn được coi là những đại diện tiêu biểu cho thơ lục bát Việt 19 Nam hiện đại. Trước hết, ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn nói chung và ngôn ngữ thơ lục bát của họ nói riêng là thứ ngôn ngữ rất gần gũi lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân quê. Tiếp đến, đó là thứ ngôn ngữ được gọt giũa và sử dụng nhiều trong ca dao(Thuốc lào- Nguyễn Duy; Chăn trâu đốt lửa-Đồng Đức Bốn). Những bài thơ lục bát mà họ sáng tác như những lời nói bộc phát từ sự ngẫu hứng trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta có thể thấy tính khẩu ngữ và sự gần gũi ca dao trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn thông qua cách sử dụng đại từ nhân xưng của họ. Những đại từ như tôi, ta, mình, ai, người ấy, người dưng, đó, đây…là những từ được người dân quê sử dụng nhiều trong giao tiếp. Đó cũng là là những đại từ phổ biến trong ca dao bình dân. Đặc biệt là đại từ tôi. Đại từ này được dùng nhiều trong thơ lục bát Nguyễn Duy nhưng thanh bình, nhẹ nhàng, có vương chút bụi đời chứ chưa nổi cộm, ngang tàng như Đồng Đức Bốn. Sống trong đời sống của hiện thực đời thường, ý thức về cái tôi của người ta dễ trở nên nổi bật(Tôi viết tặng tôi; Đời tôi). Những thán từ, tình thái từ… được sử dụng nhiều trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn thêm lần nữa khẳng định tính khẩu ngữ và tiếp nối ca dao của thơ ca hai nhà thơ này. Ngoài những ngôn từ vốn đã quen thuộc từ lâu, còn có nhiều lời ăn tiếng nói mà chỉ ở cuộc sống thời hiện đại mới có(Được yêu như thể ca dao). 1.2. Cách nói quê, lề lối quê Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những người làm thơ lục bát nhuần cách nói quê, lề lối quê. Trong thơ Nguyễn Bính và nhiều tác giả đồng quê trước đây, điệu nói đã chiếm một vị trí khá quan trọng. Càng về sau này, điệu nói càng được sử dụng tăng lên cả ở số lượng và chất lượng. Đến Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, thơ điệu nói đã trở nên khá linh hoạt (Thi sĩ B-Nguyễn Duy; Đám cháy rừng-Đồng Đức Bốn). Rồi cách sử dụng những câu hỏi rất thật, rất quê, những thành ngữ, tục ngữ hay nói theo lối 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất