Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án bản hội trong đạo mẫu tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi [tt]...

Tài liệu Luận án bản hội trong đạo mẫu tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi [tt]

.PDF
29
52
131

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI THỊ HẠNH BẢN HỘI TRONG ĐẠO MẪU: TẠO LẬP VỐN XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI Chuyên ngành: Văn hóa dân gian Mã số: 62 22 01 30 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Ngô Đức Thịnh Phản biện 1: PGS.TS Lê Quý Đức. Phản biện 2: PGS.TS Bùi Hoài Sơn Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Hiền Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam Số 477 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Vào hồi ngày....... tháng...... năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện Quốc gia - Học viện Khoa học Xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Bản hội là không gian của các con nhang đệ tử Đạo Mẫu quy tụ dưới sự dẫn dắt của một chủ hội (thông thường là đồng Thầy) gắn với một điện thờ nào đó, chức năng của nó là để cùng nhau thờ phụng và thực hành các nghi lễ nhà Mẫu. Tuy nhiên, khoảng hai thập kỉ trở lại đây, người ta đang chứng kiến sự “phục hưng” trở lại nhưng ở những hình thức mới và quy mô lớn hơn rất nhiều của tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam. Trong bức tranh chung về sự phục hưng đó, sự bộc phát của Đạo Mẫu và lên đồng trở thành tâm điểm. Chưa bao giờ người ta thấy Đạo Mẫu phát triển một cách công khai đến thế, cũng chưa bao giờ người ta thấy có nhiều bản hội xuất hiện và nhiều người tham gia bản hội đến vậy. Quy mô bản hội được mở rộng hơn cùng với tính chất của bản hội cũng như các mối quan hệ của bản hội có nhiều biến đổi. Không chỉ là không gian sinh hoạt tín ngưỡng với tình đồng đạo, bản hội giờ đây còn là không gian để người ta phát triển các dịch vụ tâm linh, kinh doanh buôn bán, hợp tác làm ăn; nó cũng là không gian của nhiều vấn đề về giới và quyền lực giới… Những sự biến đổi này của bản hội thực sự đặt những vấn đề cần nghiên cứu. 1.2 Đạo Mẫu là một tín ngưỡng dân gian đã được các tác giả trong và ngoài nước dày công nghiên cứu và tiếp cận ở các góc độ khác nhau như văn hóa học, văn học, tâm lý bệnh học, nhân học… Tuy nhiên, hạn chế dễ nhận thấy trong khi tổng quan tư liệu về Đạo Mẫu là các nguồn tài liệu thường chỉ tập trung nghiên cứu về bản thân tín ngưỡng này mà dường như ít quan tâm đến việc nghiên cứu mối quan hệ giữa những con người cùng thực hành tín ngưỡng đó. 1.3 Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, vốn xã hội trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm của rất nhiều học giả trên thế giới và trong nước. Ở Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu đề cập đến vốn xã hội trong phát triển kinh tế, giáo dục và xã hội dân sự, thiếu vắng các công trình nghiên cứu về vốn xã hội trong các tổ chức tôn giáo tín ngưỡng, và việc tạo lập vốn xã hội trong các nhóm xã hội tâm linh này thì có khác gì so với các tổ chức và nhóm xã hội bình thường. Với những lí do trên, tôi chọn “Bản hội trong Đạo Mẫu: tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu bản hội và việc tạo lập vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu và thông qua nghiên cứu này như một trường hợp để hiểu được ý nghĩa, vai trò của tôn giáo tín ngưỡng đối với đời sống con người trong bối cảnh xã hội chuyển đổi; đồng thời cũng hiểu được sự chuyển mình và những động thái của xã hội Việt Nam đương đại Với những mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu chính là: 1 Thứ nhất, bản hội là một cộng đồng tôn giáo như thế nào, có những đặc trưng gì nổi bật? Thứ hai, vì sao bản hội lại là môi trường giúp các thành viên của nó tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh xã hội chuyển đổi? Các thành viên bản hội đã tạo lập vốn xã hội như thế nào trong bối cảnh xã hội chuyển đổi và vốn xã hội ấy đem lại lợi ích gì cho họ? Đối với câu hỏi thứ nhất, luận án sẽ trình bày các vấn đề về sự hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động và đặc trưng của bản hội. Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, đầu tiên tôi sẽ đi vào từng khía cạnh của bản hội như khía cạnh cộng đồng tâm linh đậm màu sắc kinh tế (chương 3), khía cạnh giới và quyền lực giới (chương 4) để đến chương cuối cùng (chương 5) luận án sẽ nhìn lại một cách tổng thể để thấy được rằng bản hội chính là một cộng đồng đặc biệt. Các thành viên khi đến với bản hội không chỉ có cơ hội để xây dựng các mối quan hệ đồng đạo mà còn xây dựng được nhiều mối quan hệ về kinh tế, giới, nghề nghiệp trình độ…Các quan hệ này sẽ đem lại lợi ích đa dạng cho họ. Do đó, bản hội là môi trường tạo cơ sở giúp các thành viên của nó tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi. Và vốn xã hội mà các thành viên bản hội Đạo Mẫu tạo lập có những đặc điểm khác với vốn xã hội được tạo lập từ các thành viên thuộc các cộng đồng khác. Chương cuối cũng phân tích phương thức tạo lập vốn xã hội và lợi ích mà vốn xã hội đem lại cho các thành viên bản hội Đạo Mẫu. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Minh định khái niệm bản hội, mô tả dân tộc học có phân tích về sự hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động nghi lễ của bản hội Đạo Mẫu. Thứ hai: Phân tích và lý giải các đặc trưng nổi bật của bản hội Đạo Mẫu làm cơ sở cho việc lý giải vì sao bản hội Đạo Mẫu là môi trường giúp các thành viên của nó tạo lập vốn xã hội. Thứ ba:Phân tích cách thức tạo lập vốn xã hội và những lợi ích mà vốn xã hội đem đến cho các thành viên bản hội về kinh tế, văn hóa – xã hội, văn hóa tín ngưỡng, bản sắc cá nhân… Thứ tư: Nhận diện và phân tích một số vấn đề đặt ra từ việc tạo lập vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu như vấn đề mối quan hệ hai chiều giữa xã hội chuyển đổi và việc tạo lập vốn xã hội; vấn đề chuyển hóa giữa các dạng vốn khác nhau trong quá trình tạo lập vốn xã hội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vì nghiên cứu vấn đề tạo lập vốn xã hội nên đối tượng nghiên cứu của luận án là các quan hệ xã hội, cách thức tạo lập vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu. Luận án đã chọn mẫu nghiên cứu là một bản hội ở Hà Nội với các thành viên, mối quan hệ giữa các thành viên, bao gồm đồng Thầy, chấp tác, con nhang 2 đệ tử, cung văn, hầu dâng....Cụ thể, luận án nghiên cứu bản hội Phúc Minh từ1, một bản hội ở Hà Nội do đồng Thầy Xuyên đứng đầu. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu về sự hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động nghi lễ của bản hội, sự cố kết và xung đột của nó; nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của bản hội; nghiên cứu cách thức tạo lập vốn xã hội và những lợi ích mà vốn xã hội đem lại cho các thành viên bản hội; nghiên cứu mối quan hệ giữa bối cảnh xã hội chuyển đổi và vấn đề tạo lập vốn xã hội. Về không gian: Luận án nghiên cứu một bản hội tại Hà Nội với những thành viên của nó. Các thành viên này thường xuyên hành hương, đi lễ xa. Vì vậy, luận án không chỉ nghiên cứu những hoạt động và mối quan hệ của họ diễn ra tại Hà Nội mà ở cả những nơi các thành viên của bản hội tới. Về thời gian: luận án nghiên cứu về bản Phúc Minh từ khi nó hình thành, tuy nhiên sẽ tập trung hơn vào khoảng chục năm trở lại đây khi mà hiện tượng lên đồng bùng phát mạnh mẽ hơn, khi những tác động của bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ hơn, những rủi ro, bất trắc không thể lường trước khiến số lượng thành viên tham gia vào bản hội nhiều hơn và tính chất của các mối quan hệ trở nên phức tạp. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1 Từ góc độ phương pháp ngành, tôi sử dụng tiếp cận dân tộc học/ nhân học để có cái nhìn sâu hơn về “quan điểm của người trong cuộc”, quan điểm của những thành viên trong cộng đồng tín đồ Đạo Mẫu, bên cạnh đó tôi cũng phối kết hợp với các cách tiếp cận khác (tôn giáo học, tâm lý học tôn giáo, kinh tế học…) để có cái nhìn liên ngành… 4.2 Ở cấp độ phương pháp tiến hành cụ thể, tôi đã sử dụng hai hệ phương pháp chính: Thứ nhất: là tập hợp và nghiên cứu những tài liệu thứ cấp bao gồm những tư liệu, tài liệu, sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được in ấn, xuất bản và đang được lưu trữ tại các thư viện. Thứ hai: là quan sát tham dự và phỏng vấn sâu. Đây là những phương pháp quan trọng của ngành dân tộc học/ nhân học. Sử dụng phương pháp này giúp tôi thâm nhập sâu vào bản hội, vào các mối quan hệ giữa các thành viên trong bản hội, hiểu sâu hơn bản chất của nó và tiệm cận đến việc “diễn giải văn hóa như người trong cuộc”, tôn trọng tiếng nói của người trong cuộc. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án + Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống về bản hội Đạo Mẫu và việc tạo lập vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu trong bối cảnh xã hội chuyển đổi. Để đảm bảo bảo đạo đức nghiên cứu và đảm bảo danh tính, an toàn cho các thông tín viên, tên đồng Thầy, tên bản hội và tên tất cả những người chúng tôi phỏng vấn đã được thay đổi trong luận án. 1 3 + Luận án bổ sung thêm một cách tiếp cận về Đạo Mẫu đó là cách tiếp cận từ cộng đồng những tín đồ của tín ngưỡng này bên cạnh cách tiếp cận quen thuộc từ trước đến nay ta vẫn thường thấy là tập trung nghiên cứu bản thân tín ngưỡng này với nghi lễ, lễ hội và giá trị… + Luận án góp thêm một cách tiếp cận vốn xã hội từ góc nhìn văn hóa. Luận án cũng phản ánh mối quan hệ và chuyển hóa lẫn nhau giữa các loại vốn: vốn xã hội, vốn kinh tế và vốn văn hóa. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luận của luận án + Luận án góp phần vào nhận diện một cách khá toàn diện về bản hội Đạo Mẫu trong bối cảnh xã hội chuyển đổi từ các khía cạnh tâm linh, kinh tế, giới và quyền lực giới. Đặc biệt là luận án góp phần nhận diện đặc điểm vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu, cách thức tạo lập và lợi ích của vốn xã hội đối với đời sống của họ. + Với những kết quả nghiên cứu, luận án góp phần khẳng định một vấn đề có ý nghĩa lý luận: trong bối cảnh chuyển đổi, Đạo Mẫu nói riêng và tôn giáo tín ngưỡng nói chung đang có sự phục hồi, phát triển và tiếp tục khẳng định vai trò của nó trong đời sống của cá nhân và cộng đồng. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn của luận án + Luận án góp thêm luận cứ về tầm quan trọng của vốn xã hội và việc tạo lập vốn xã hội cho sự phát triển của con người trong bối cảnh xã hội chuyển đổi, điều đó có ý nghĩa thực tiễn không chỉ đối với cá nhân mà đối với cả các cộng đồng, tổ chức trong việc đưa ra chiến lược phát triển của mình. + Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu cho các nhà nghiên cứu về văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo và vốn xã hội. + Kết quả của luận án cũng có thể gợi mở cho các nhà quản lí tôn giáo tín ngưỡng trong việc quản lí hoạt động của bản hội Đạo Mẫu nói riêng và hoạt động tâm linh nói chung. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương sau đây: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Bản hội Đạo Mẫu: một cộng đồng tôn giáo Chương 3: Bản hội Đạo Mẫu: môi trường tâm linh đậm màu sắc kinh tế Chương 4: Bản hội Đạo Mẫu: môi trường tâm linh trao quyền lực và thể hiện quyền lực của “những kẻ bị loại trừ” Chương 5: Tạo lập vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu : nhận diện đặc điểm, phương thức, lợi ích và những vấn đề đặt ra. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về Đạo Mẫu Đạo Mẫu đã được tiếp cận từ các góc độ tiêu biểu dưới đây: 4 Những ghi chép, sáng tác từ góc độ văn học Những nghiên cứu từ góc độ văn hóa học Những nghiên cứu từ góc độ tâm lý bệnh học, y học Những nghiên cứu từ góc độ giới Những nghiên cứu từ góc độ triết học Ngoài ra, Đạo Mẫu còn được tiếp cận từ các góc độ khác như nhân học (Oscar Salemink) hoặc tiếp cận liên ngành (Nguyễn Ngọc Mai). Các cách tiếp cận trên thường chỉ tập trung nghiên cứu bản thân Đạo Mẫu với các yếu tố cấu thành cũng như nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và giá trị của nó, tác dụng của nghi lễ hầu đồng. Các công trình nghiên cứu về những người thực hành tín ngưỡng này và mối quan hệ giữa họ còn rất ít ỏi và lẻ tẻ. Vì vậy, ở đây với cách tiếp cận nhân học văn hóa, sử dụng khung lý thuyết vốn xã hội, sử dụng các phương pháp nghiên cứu của nhân học, luận án đi vào nghiên cứu cộng đồng của những người thực hành Đạo Mẫu, cụ thể là nghiên cứu về bản hội và các mối quan hệ của nó trong việc tạo lập vốn xã hội. 1.1.2 Những nghiên cứu về cộng đồng, cộng đồng tôn giáo và bản hội. Những nghiên cứu về cộng đồng Từ góc độ kinh tế học, cộng đồng được xem như một loại vốn xã hội. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là các luận điểm của Robert D.Putnam được trình bày trong công trình nổi tiếng “Bowling alone: the collapse and revival of American community” (2000). Các nhà khoa học chính trị hiện đại lại quan tâm đến cộng đồng như một hình thức tổ chức trong quá trình chính trị, bao gồm các nhóm lợi ích đến các chính đảng, các dạng công xã cho đến nhà nước-dân tộc. Từ nửa sau thế kỉ XX, trong giới nghiên cứu chính trị học, đặc biệt là văn hóa chính trị, xuất hiện khái niệm về loại hình “cộng đồng tưởng tượng” (imagined community). Những thành tựu có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất, xét cả trên mặt học thuật và phương diện thực tiễn là những kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lí học về cộng đồng trong đó không thể không nhắc tới nghiên cứu của D.W.McMillan và D.M.Chavis về ý thức cộng đồng, cảm giác thuộc về cộng đồng (sense of community) công bố lần đầu tiên vào năm 1986. Những nghiên cứu về cộng đồng tôn giáo Có nhiều nghiên cứu về cộng đồng tôn giáo như cộng đồng Công giáo, Hồi giáo, Tin Lành…Người ta đã nghiên cứu nhiều khía cạnh của các cộng đồng tôn giáo này như sự ra đời, sinh hoạt nghi lễ và những yếu tố cố kết của nó…Trong số đó gần gũi hơn cả trong nghiên cứu của chúng tôi là “Vốn xã hội của các đoàn thể tôn giáo Mỹ” của tác giả Lưu Bành (2010); “Buddhist pilgrimage and Religiuos resurgence in contemporary Vietnam” (Hành hương Phật giáo và sự phục hồi tôn giáo ở Việt Nam đương đại) của Đào Thế Đức; “Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở Việt Nam: Lịch sử và những vấn đề đặt ra” của Nguyễn Hồng Dương (2011). .. Những nghiên cứu về bản hội Những nghiên cứu về bản hội với tư cách là cộng đồng tôn giáo còn khá mờ nhạt. Công trình nghiên cứu có đề cập trực tiếp đến bản hội “Hiện tượng lên 5 đồng trong bối cảnh mới ” của Nguyễn Ngọc Mai, “Đi lễ xa trong tín ngưỡng Tứ phủ: hình thành lại bản sắc địa phương và quốc gia ở miền Bắc Việt Nam” (Claire Chauvet 2010), “Đền thờ Đạo Mẫu và tục lệ đi lễ Thánh: Không gian đời sống của tín đồ Đạo Mẫu” (Vũ Thị Tú Anh 2013)… 1.1.3 Những nghiên cứu về vốn xã hội Những nghiên cứu về vốn xã hội trên thế giới Tổng quan những nguồn tư liệu viết về vốn xã hội trên thế giới có thể thấy Pierre Bourdieu, Jame Coleman, Robert Putnam và Fukuyama…là những tác giả tiêu biểu hơn cả. Tuy nhiên mỗi nhà nghiên cứu lại tiếp cận vốn xã hội ở các góc độ khác nhau.. Những nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam Ở Việt Nam, những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về vốn xã hội và vai trò của nó. Năm 2006 được coi là một cái mốc quan trọng mở đầu cho sự bùng nổ của việc nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam. Rất nhiều bài viết đã xuất hiện trong cuộc hội thảo về vốn xã hội do Tạp chí Tia sáng tổ chức. Trong khoảng 10 năm trở lại đây bắt đầu xuất hiện nhiều nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội ở Việt Nam. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra vốn xã hội là một nguồn lực trong sự phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. 1.1.4 Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới cộng đồng, cộng đồng tôn giáo, bản hội và vốn xã hội trên nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có một số khía cạnh là những sự gợi ý cho ý tưởng nghiên cứu trong luận án của tôi. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ về cộng đồng bản hội trong các nghiên cứu đó như khái niệm bản hội, đặc trưng của bản hội có gì đặc biệt khác với các cộng đồng tôn giáo khác và đặc biệt trong bối cảnh xã hội chuyển đổi cộng đồng ấy như thế nào? Tại sao nó lại giúp các thành viên tạo lập vốn xã hội? Họ tạo lập vốn xã hội như thế nào? Vốn xã hội ấy có những lợi ích gì cụ thể đối với các thành viên? Các vấn đề này sẽ được nghiên cứu trong khuôn khổ nội dung của luận án. 1.2. Cơ sở lý luận Với câu hỏi nghiên cứu chính như ở trên đã đề cập, luận án đã tìm kiếm cơ sở lý luận từ những quan điểm lý thuyết khác nhau có liên quan. Sử dụng cách tiếp cận nhân học văn hóa như một cách tiếp cận tổng thể trong luận án, chúng tôi coi “văn hóa như là các mối quan hệ”, quan hệ giữa con người với tự nhiên, quan hệ giữa con người với con người…Trong luận án này, tôi nghiên cứu quan hệ giữa con người với con người trong một cộng đồng tôn giáo đó là bản hội. 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án 1.2.1.1. Khái niệm cộng đồng và cộng đồng tôn giáo Khái niệm cộng đồng Có nhiều quan niệm khác nhau về cộng đồng nhưng trong luận án này tôi quan niệm rằng: cộng đồng là một tập hợp người có sức bền cố kết nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên 6 của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng. Khái niệm cộng đồng tôn giáo. Trong luận án này, tôi định nghĩa cộng đồng tôn giáo là một loại hình cộng đồng gắn kết với nhau chủ yếu dựa trên sự có chung một niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng. Cộng đồng tôn giáo có thể trùng khớp với cộng đồng cư trú nhưng cũng có thể không, thậm chí mang tính toàn cầu. Theo định nghĩa này, các cộng đồng thờ Chúa, Thánh Ala, cộng đồng thờ Thành Hoàng làng, cộng đồng thờ vua Hùng, cũng như cộng đồng thờ Mẫu …đều được coi là cộng đồng tôn giáo. 1.2.1.2. Khái niệm bản hội Bản hội Đạo Mẫu là một cộng đồng tín đồ Đạo Mẫu bao gồm nhiều thành viên dưới sự dẫn dắt của một chủ hội, có cùng một chốn tổ; có sự hiểu biết, đồng cảm lẫn nhau và có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần Đạo Mẫu. 1.2.1.3 Khái niệm môi trường tâm linh Trong luận án này, tôi quan niệm, môi trường tâm linh là nơi diễn ra các hoạt động thờ phụng thần thánh, diễn ra sự tương tác giữa con người với thần thánh và giữa những con người cùng niềm tin tôn giáo. 1.2.1.4. Khái niệm vốn xã hội và tạo lập vốn xã hội * Khái niệm vốn xã hội Trên cơ sở tiếp thu các quan điểm về vốn xã hội, tôi đưa ra cách hiểu của luận án về vốn xã hội như sau: Vốn xã hội là nguồn lực mà một người nào đó có được thông qua việc tham gia vào một cộng đồng và sở hữu các mối quan hệ, sử dụng chúng để đem lại lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần) * Khái niệm tạo lập vốn xã hội Tạo lập vốn xã hội tức là tạo ra, gây dựng nên vốn xã hội. Muốn có vốn xã hội cần : Tham gia vào cộng đồng -> có nguồn lực (các quan hệ xã hội, sự tin cậy, sự tương hỗ có đi có lại, chuẩn mực, giá trị…) -> sử dụng nguồn lực để đem lại lợi ích. 1.2.1.5 Khái niệm xã hội chuyển đổi Khái niệm luận án sử dụng là “xã hội chuyển đổi” chứ không phải là “xã hội biến đổi”. Xã hội chuyển đổi bao hàm ý nghĩa đánh dấu một bước ngoặt, thay đổi mang tính chất đột biến. Rất nhiều yếu tố của xã hội cũ cấu trúc bị giải thể, cái mới lại chưa được hoàn thành, đó là giai đoạn giao thời. Vì là giai đoạn giao thời nên nhiều yếu tố cũ bị phá vỡ, đứt gẫy, xáo trộn; trong khi người ta chưa quen với những yếu tố mới khiến bị sốc, hoang mang, sợ hãi, thất vọng, khủng hoảng… Trong lịch sử, sẽ có nhiều giai đoạn chuyển đổi. Tuy nhiên, bối cảnh xã hội chuyển đổi được đề cập trong luận án này là từ năm 1986 đến nay khi Nhà nước ta thực hiện chính sách đổi mới toàn diện (chuyển đổi về kinh tế, xã hội, về chính sách tôn giáo tín ngưỡng…) đưa xã hội ta chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại Luận án này sẽ đặt Đạo Mẫu và bản hội Đạo Mẫu vào trong bối cảnh xã hội chuyển đổi để thấy được sự hồi sinh mạnh mẽ của nó. Bối cảnh xã hội chuyển đổi cũng làm cho bản hội Đạo Mẫu xuất hiện những đặc trưng mới (hoặc 7 đậm nét hơn những đặc trưng cũ). Và cũng trong bối cảnh chuyển đổi này bản hội Đạo Mẫu có thêm những vai trò chức năng mới… 1.2.2 Hướng tiếp cận lý thuyết của luận án Hướng tiếp cận lý thuyết của luận án sẽ là vốn xã hội như những nguồn lực ẩn chứa trong các quan hệ xã hội mà cá nhân có thể sử dụng để đem lại lợi ích cho bản thân. Điều này có nghĩa là luận án quan tâm đến khía cạnh tạo lập vốn xã hội và việc tạo lập vốn xã hội có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của cá nhân con người. Liên quan đến phương diện việc tạo lập vốn xã hội, luận án quan tâm đến hướng tiếp cận của Pierre Bourdieu khi tác giả cho rằng để xây dựng và mở rộng vốn xã hội, người ta phải đầu tư thời gian và các dạng vốn khác nhau vào các quan hệ xã hội. Liên quan đến khía cạnh lợi ích của vốn xã hội, luận án quan tâm đến hướng tiếp cận vai trò, chức năng của vốn xã hội ở các cấp độ vi mô và vĩ mô của các học giả đi trước. Trong luận án này, tôi không tiếp cận chức năng, vai trò của vốn xã hội ở phạm vi quốc gia dân tộc (tầm vĩ mô) mà nghiên cứu vốn xã hội ở cấp độ cá nhân khi họ gia nhập vào một cộng đồng cụ thể là bản hội. Tiểu kết Đạo Mẫu đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu từ nhiều góc nhìn như văn học, văn hóa học, triết học, tâm lí bệnh học, góc độ giới. Những nguồn tư liệu về vốn xã hội thì khá đồ sộ, đề cập tới vai trò của loại vốn đặc biệt này trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục. Tuy nhiên, nghiên cứu về Đạo Mẫu chủ yếu tập trung vào bản thân tín ngưỡng này hơn là tìm hiểu mối quan hệ giữa những người thực hành nó. Những nghiên cứu về bản hội và vốn xã hội cũng đã gợi mở nhiều điều mà luận án cần quan tâm như: sự hình thành, các hoạt động nghi lễ và đặc trưng của bản hội, những lợi ích mà vốn xã hội đem lại cho các thành viên bản hội, song có nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ và cần được tiếp tục nghiên cứu như khái niệm bản hội, việc tạo lập vốn xã hội và lợi ích của việc tạo lập vốn xã hội đối với các thành viên bản hội trong bối cảnh xã hội chuyển đổi ở Việt Nam. Về phần cơ sở lý luận, chương một đề cập đến nhiều khái niệm có tính chất thao tác trong luận án như bản hội, cộng đồng tôn giáo, bối cảnh xã hội chuyển đổi, vốn xã hội. Hướng tiếp cận lý thuyết của luận án là vốn xã hội như những nguồn lực mà các cá nhân có được thông qua việc là thành viên của một cộng đồng. Tuy nhiên muốn có được vốn xã hội, các cá nhân phải tạo lập bằng cách đầu tư về thời gian, công sức,vốn kinh tế và vốn văn hóa. Việc tạo lập vốn xã hội sẽ đem lại lợi ích cho các cá nhân trong nhiều mặt của cuộc sống. CHƯƠNG 2: BẢN HỘI ĐẠO MẪU: MỘT CỘNG ĐỒNG TÔN GIÁO Trong chương hai của luận án, những phân tích của tôi tập trung để làm rõ nội dung câu hỏi thứ nhất: Bản hội là một cộng đồng tôn giáo như thế nào, có những đặc trưng gì nổi bật? 8 2.1. Sự hình thành bản hội Đạo Mẫu Phân tích sự hình thành của bản hội Đạo Mẫu không thể không nhắc tới người đứng đầu- đồng Thầy. Nghiên cứu quá trình hình thành bản hội là nghiên cứu hành trình trở thành đồng Thầy và thực hành tâm linh của họ. Có thể tóm gọn “quy trình” hình thành của bản hội như sau: kẻ ngoại đạo -> thanh đồng -> đồng Thầy -> mở phủ trình đồng cho con nhang đệ tử -> đồng Thầy với năng lực đặc biệt, thu hút các con nhang đệ tử xung quanh mình để thực hành các nghi lễ ở một điện thờ cụ thể -> bản hội. Đây là quy luật phổ biến trong sự hình thành của các bản hội Đạo Mẫu. 2.2 Cơ cấu tổ chức của bản hội Đạo Mẫu Một cộng đồng tín đồ Đạo Mẫu có thể duy trì tồn tại và hoạt động cần phải có một cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, tổ chức như thế nào đó là nét riêng khác biệt tùy vào bản hội của điện thờ tư gia hay bản hội của điện thờ công. Đứng đầu bản hội Phúc Minh từ cũng như nhiều bản hội khác là đồng Thầy. Dưới đồng Thầy có các đồng trưởng phụ trách các mảng công việc khác nhau. Dưới các đồng trưởng là các nhóm trưởng và tất nhiên là trong một bản hội có nhiều nhóm khác nhau: nhóm thanh đồng, nhóm chấp tác, nhóm hầu dâng, nhóm tín chủ, nhóm các bà vãi… Có thể xem mô hình tổ chức của bản hội Phúc Minh từ là một mô hình khá phổ biến hiện nay. Những nghiên cứu thực địa của tôi cho thấy nhiều bản hội ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định cũng có cùng một kiểu tổ chức như vậy. 2.3 Thực hành nghi lễ của bản hội Đạo Mẫu. Là một cộng đồng tôn giáo, hoạt động chủ yếu của bản hội hẳn liên quan đến sự thờ phụng thế giới thần linh. Tuy nhiên, việc phụng thờ này trong cái nhìn so sánh với các cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng khác ở Việt Nam cũng có nhiều điểm khác biệt. Chốn tổ và hoạt động thờ phụng thần linh Đi lễ xa: sự dịch chuyển không gian trong thực hành nghi lễ của bản hội. Đồng Thầy và những hoạt động liên quan đến thế giới tâm linh. 2.4. Đặc trưng của bản hội Đạo Mẫu 2.4.1 Bản hội Đạo Mẫu: cộng đồng tôn giáo cố kết và xung đột. 2.4.1.1 Bản hội Đạo Mẫu: cộng đồng tôn giáo cố kết Niềm tin vào Thánh Mẫu và cảm giác thuộc về “con nhà Mẫu” Có thể nói, niềm tin vào sự phù trợ của Thánh Mẫu cũng như sự liên tưởng về quyền năng “chi phối” của các Thánh Mẫu đến hoàn cảnh sống của họ đã khiến các thành viên bản hội Đạo Mẫu có cảm giác họ là con cái nhà Mẫu, họ thuộc về cộng đồng tín đồ Đạo Mẫu. Đồng Thầy và cảm giác thuộc về bản hội “Thầy tôi” Có thể khẳng định, đồng Thầy có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cố kết cộng đồng bản hội, điều đó được thể hiện qua việc họ dùng ma lực và quyền lực ma lực của mình để quy tụ các thành viên về với bản hội, kêu gọi con nhang đệ tử đoàn kết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, nhất tâm cùng đồng Thầy thờ phụng thần thánh… 9 Các chuẩn mực trong cộng đồng và sự cố kết các thành viên bản hội Ngoài những chuẩn mực bất thành văn của giới đồng bóng nói chung thì mỗi một bản hội cụ thể lại có những chuẩn mực riêng do đồng Thầy đặt ra và bất kì một con nhang đệ tử nào gia nhập bản hội cũng đều phải thực hiện các chuẩn mực đó. Việc cùng thực hiện và “chấp hành” các chuẩn mực đã ràng buộc các con nhang đệ tử với đồng Thầy và với thánh thần tạo nên một cộng đồng bản hội bền chặt. 2.4.1.2 Bản hội Đạo Mẫu: cộng đồng tôn giáo với những xung đột Cái tạo nên những xung đột giữa các thành viên bản hội nhiều khi là do chính tính cách của họ. Rất nhiều những người gia nhập bản hội là những người có tính cách “đồng bóng”, tức là thoắt vui thoắt buồn, dễ yêu dễ ghét… Bên cạnh đó, lợi ích cũng là một nhân tố chi phối sự mâu thuẫn giữa các thành viên. 2.4.2 Bản hội Đạo Mẫu: cộng đồng tôn giáo đóng và mở Trước hết, bản hội là một cộng đồng tôn giáo có tính chất đóng kín. Bởi đây là một cộng đồng có sự cố kết chặt chẽ, không phải ai cũng có thể vào bản hội và không phải hoạt động nào những người ở bên ngoài cũng có thể tham gia. Bản hội có tính mở bởi bản hội là một cộng đồng có tính di động cao, các thành viên của nó có thể dịch chuyển từ bản hội này sang bản hội khác và dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.. 2.4.3 Bản hội Đạo Mẫu: một cộng đồng gắn kết yếu tố tâm linh và kinh tế Là một cộng đồng tôn giáo, bản hội Đạo Mẫu tất nhiên chứa đựng tính chất tâm linh. Tính tâm linh này được thể hiện trước hết qua niềm tin của cộng đồng tín đồ vào sự tồn tại, sự thiêng liêng cao cả, sự hoàn mĩ của thánh thần; qua các hoạt động liên quan đến thế giới âm. Tưởng chừng tính tâm linh và tính kinh tế giống như nước với lửa không thể đi cùng nhau bởi một bên thì thiêng liêng, một bên lại trần tục. Song sự thiêng liêng và trần tục ấy đã được kết hợp với nhau một cách lạ kì trong cộng đồng tín đồ Đạo Mẫu, tạo nên sự độc đáo có một không hai trong hệ thống tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam. 2.4.4 Bản hội Đạo Mẫu: một cộng đồng đặc biệt về giới Bản hội là một cộng đồng có những nét đặc biệt về giới tính. Cộng đồng này đa phần là phụ nữ và những người thuộc giới tính thứ ba (những người đồng tính, ái nam ái nữ…) Người phụ nữ: lực lượng “áp đảo” trong bản hội Đạo Mẫu Đây có thể coi là một nhận xét có tính chất bao quát và thống nhất về khía cạnh giới của các thành viên trong bản hội Đạo Mẫu từ xưa cho đến nay. Điểm khác là ở chỗ, thành phần phụ nữ tham gia bản hội Đạo Mẫu đã phong phú hơn xưa rất nhiều, đặc biệt là đối với những bản hội ở thành thị như Phúc Minh từ: không chỉ là giới kinh doanh buôn bán, tiểu thương tiểu chủ, giờ đây họ có thể là giới trí thức, dân văn phòng, phu nhân của các chính trị gia… Những người thuộc giới tính thứ ba Những tư liệu về lên đồng khoảng giữa thế kỉ XX trở về trước không cho chúng ta thấy dấu vết của những người thuộc giới tính thứ ba. Song những gì đang diễn ra hiện nay khiến chúng ta suy luận, vấn đề giới tính thứ ba là vấn đề nổi cộm của bản hội Đạo Mẫu trong xã hội đương đại. Sự xuất hiện ngày càng 10 đông đảo của giới tính thứ ba không chỉ là điểm khác biệt của cộng đồng bản hội đương đại so với cộng đồng bản hội trước đây mà nó còn là một điểm đặc biệt so với các cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng khác ở Việt Nam. Tiểu kết Bản hội là một cộng đồng tôn giáo được hình thành bắt đầu từ hạt nhân ban đầu là đồng Thầy xung quanh có các đệ tử. Các hoạt động của bản hội liên quan đến thế giới tâm linh chủ yếu là hoạt động thờ phụng thần thánh tại chốn tổ và hoạt động thờ phung thần thánh qua những chuyến đi lễ xa. Mỗi bản hội sẽ có những hoạt động khác nhau, phụ thuộc vào năng lực khác nhau của đồng Thầythứ năng lực có được thông qua giao tiếp với thần linh. Bản hội có cơ cấu tổ chức để điều hành các hoạt động của cộng đồng. Mỗi bản hội có cơ cấu tổ chức khác nhau, chặt chẽ bài bản hay lỏng lẻo điều đó tùy thuộc vào bản hội điện công hay bản hội điện tư, điện to hay điện nhỏ và tùy thuộc vào khả năng tổ chức của đồng Thầy. Nhưng dù được tổ chức như thế nào thì đồng thầy- thủ lĩnh tâm linh của bản hội vấn là người đứng đầu, dưới đồng thầy có các ban phụ trách các mặt khác nhau của bản hội và không thể thiếu đội ngũ chấp tác. Nét nổi bật nhất trong đặc trưng của bản hội hiện nay so với chính bản thân nó trước đây và so với các cộng đồng tôn giáo khác là ở chỗ: đây là cộng đồng mà yếu tố tâm linh và kinh tế không tách rời nhau, đây cũng là cộng đồng mà các thành viên của nó không chỉ là phụ nữ như trước đây mà còn có sự hiện diện đông đảo của những người thuộc giới tính thứ ba. CHƯƠNG 3: BẢN HỘI ĐẠO MẪU: MÔI TRƯỜNG TÂM LINH ĐẬM MÀU SẮC KINH TẾ Trong chương này, tôi sẽ đi sâu vào một trong những đặc trưng quan trọng nhất của bản hội Đạo Mẫu đó là môi trường tâm linh đậm màu sắc kinh tế. Mục đích của chương này không chỉ dừng lại ở phân tích một trong những đặc trưng quan trọng nhất của bản hội mà quan trọng hơn tôi muốn kết nối đặc trưng này của bản hội Đạo Mẫu với vấn đề vì sao bản hội lại là môi trường tạo lập vốn xã hội của các thành viên. 3.1 Màu sắc kinh tế của bản hội Đạo Mẫu: các khía cạnh biểu hiện 3.1.1 Hoàn cảnh kinh tế của các thành viên bản hội và nhu cầu tìm kiếm sự phù trợ của Thánh Mẫu Phải khẳng định rằng, các thành viên bản hội có hoàn cảnh kinh tế rất khác nhau. Song, có thể dễ dàng nhận thấy, phần lớn các thành viên bản hội là những người có cuộc sống kinh tế đã và đang gặp nhiều khó khăn. Đây có thể xem là một điểm khác biệt của bản hội Đạo Mẫu so với các cộng đồng tôn giáo khác. Bởi rõ ràng, hầu hết các thành viên của cộng đồng Phật tử, Công giáo…không phải là những người có vấn đề về kinh tế như vậy. “Mất sạch sành sanh mới được manh áo đỏ” Bên cạnh những vấn đề về sức khỏe, sự nghiệp…thì hầu như những người đến với bản hội đều là những người “có vấn đề” về kinh tế dù họ là ai và ở tầng lớp nào. Tất nhiên, mức độ và sắc thái “mất sạch sành sanh” này khác nhau 11 ở mỗi người. Phỏng vấn các thành viên bản hội Phúc Minh từ, tôi có thể chia mức độ và sắc thái “mất sạch sành sanh” của họ thành ba nhóm như sau: Nhóm 1: bao gồm các đại gia và các doanh nhân phá sản. Nhóm 2: bao gồm những tiểu thương, những người buôn bán nhỏ lẻ với cuộc sống bấp bênh. Nhóm 3: gồm các viên chức nhà nước lương “ba cộc ba đồng” và những “nạn nhân” của việc tinh giản biên chế. “Mất sạch sành sanh” và những lý giải từ tâm linh “Mất sạch sành sanh” và việc tìm kiếm an toàn sinh kế Có một điều thú vị là, trong khi các cá nhân tìm đến bản hội như một cách tìm kiếm sự bảo hiểm của tâm linh cho đời sống kinh tế thì họ lại tìm thấy những cơ hội mới trong hợp tác làm ăn với những người đồng đạo. Và điều này tạo nên một nét đặc sắc của bản hội: đây không chỉ là không gian tâm linh với các nghi lễ thiêng liêng mà còn là môi trường của hoạt động kinh tế, phản ánh một trong những đặc trưng quan trọng nhất của bản hội là tính tâm linh và kinh tế không tách rời nhau. 3.1.2 Bản hội Đạo Mẫu: môi trường kinh doanh và hợp tác làm ăn 3.1.3 Bản hội Đạo Mẫu: môi trường phát triển các dịch vụ tâm linh 3.1.3.1 Tâm linh và dịch vụ: hai đường thẳng song song nhưng gặp nhau Trong bối cảnh kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, khi tâm linh đang dần bị vật chất hóa và đang dần nhuốm màu của lợi ích kinh tế thì “tâm linh” và “dịch vụ” đã vượt qua quy luật của hình học để gặp nhau, hình thành nên cái gọi là “dịch vụ tâm linh” trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. 3.1.3.2 Dịch vụ tâm linh: những biểu hiện trong bản hội Đạo Mẫu. Dịch vụ quanh năm: trình đồng mở phủ. Dịch vụ đầu năm: đi lễ xa và cắt sao giải hạn. Trong thực tế, các dịch vụ tâm linh của Đạo Mẫu được thể hiện trong bản hội phong phú hơn nhiều: có cả những dịch vụ cầu duyên cầu tình, cắt vong cắt duyên, dịch vụ cầu thăng quan tiến chức, cầu thi cử đỗ đạt, cầu buôn may bán đắt…nói chung các dịch vụ này đều hướng tới những nhu cầu cho một cuộc sống hiện sinh chứ không phải hướng tới cuộc sống ở cõi xa xăm sau khi con người qua đời. 3.2 Sự gắn kết giữa tâm linh và kinh tế trong bản hội Đạo Mẫu: những lí giải 3.2.1 Căn tính Đạo Mẫu Sự phát triển của kinh tế thương mại thế kỉ XVI- XVIII và nhu cầu tìm kiếm biểu tượng tâm linh của tầng lớp thương nhân. Thần linh mang căn tính thương nghiệp Nghi lễ Đạo Mẫu thiên về cầu tài lộc. Tất cả những lí do này cho thấy, ngay trong bản chất của Đạo Mẫu đã có sự gắn bó đến không tách rời giữa yếu tố tâm linh và kinh tế. 12 3.2.2 Kinh tế thị trường và sự “thâm nhập”của kinh tế vào tâm linh Kinh tế thị trường có ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tâm linh và yếu tố kinh tế, cụ thể là người ta thấy tâm linh đang dần bị kinh tế hóa. Trong bối cảnh đó, bản hội Đạo Mẫu không thể không bị tác động. Nơi đây không chỉ là không gian thiêng, nơi các tín đồ đến cầu xin những vấn đề hiện sinh như sức khỏe, công danh sự nghiệp và tài lộc mà nó còn là không gian để các dịch vụ tâm linh vận hành, là môi trường để những người đồng đạo hợp tác làm ăn buôn bán… 3.3 Môi trường tâm linh đậm màu sắc kinh tế và cơ sở cho các thành viên bản hội tạo lập vốn xã hội Trong phần này tôi sẽ kết nối để thấy rằng, bản hội với đặc trưng là môi trường tâm linh đậm màu sắc kinh tế đã tạo cơ sở giúp các thành viên của nó tạo lập vốn xã hội. Trước hết, bản hội là môi trường tâm linh, nơi các tín đồ trao gửi niềm tin vào các vị thần Đạo Mẫu; cùng nhau thực hành nghi lễ. Môi trường tâm linh với các sinh hoạt nghi lễ cộng đồng đã sản sinh ra các quan hệ đồng đạo. Vì thế, khi một cá nhân gia nhập bản hội nghĩa là anh (chị) ta có cơ hội được tiếp cận và thiết lập quan hệ đồng đạo, quan hệ bằng hữu với các thành viên khác, từ đó hình thành nên một loại vốn xã hội mà tôi gọi là vốn xã hội dựa trên tình đồng đạo . Điều đặc biệt là ở chỗ, hiện nay bản hội là cộng đồng tâm linh mà ở đó màu sắc kinh tế rất đậm nét. Chính đặc trưng này đã khiến cho bản hội hiện nay không chỉ chứa đựng các quan hệ đồng đạo mà còn chứa đựng các quan hệ kinh tế, điều này đã tạo cơ sở để các thành viên tạo lập vốn xã hội dựa trên các quan hệ lợi ích .Thứ nhất, môi trường tâm linh đậm màu sắc kinh tế đã tạo điều kiện để các thành viên của nó xây dựng vốn xã hội nội bộ từ các quan hệ kinh tế ( tức vốn xã hội được hình thành từ quan hệ kinh tế giữa các thành viên cùng nhóm, cùng cộng đồng, trong trường hợp này là cùng bản hội). Môi trường tâm linh đậm màu sắc kinh tế còn tạo cơ sở cho các thành viên bản hội xây dựng vốn xã hội bắc cầu từ các quan hệ kinh tế (tức vốn xã hội được hình thành từ quan hệ giữa các thành viên trong một bản hội với những thành viên ngoài bản hội). Tiểu kết Bản hội Đạo Mẫu là một môi trường tâm linh mang đậm màu sắc kinh tế. Sự đậm nét của màu sắc kinh tế trong không gian tâm linh của bản hội có nguồn gốc từ căn tính của tín ngưỡng này và trở nên mạnh mẽ hơn trong bối cảnh kinh tế thị trường. Đây chính là một đặc trưng khác biệt của bản hội Đạo Mẫu so với các cộng đồng tôn giáo khác và đặc trưng này làm nên sức quyến rũ của Đạo Mẫu và bản hội hiện nay, thu hút đông đảo các tín đồ đến với nó, nhất là tầng lớp thương nhân. Khi màu sắc kinh tế đậm nét thì bản hội không còn đơn thuần là không gian mang tính tâm linh nữa. Bản hội giờ đây vừa là không gian tâm linh với các mối quan hệ đồng đạo, lại vừa là không gian kinh tế với các mối quan hệ lợi ích. Đặc trưng này của bản hội đã tạo cơ sở để các thành viên của nó có cơ hội tạo lập vốn xã hội dựa trên quan hệ đồng đạo và vốn xã hội dựa trên quan hệ lợi ích kinh tế. 13 CHƯƠNG 4: BẢN HỘI ĐẠO MẪU: MÔI TRƯỜNG TÂM LINH TRAO QUYỀN LỰC VÀ THỂ HIỆN QUYỀN LỰC CỦA “NHỮNG KẺ BỊ LOẠI TRỪ” Trong chương này, tôi sẽ trình bày các vấn đề về giới và quyền lực giới của các thành viên tham gia bản hội- những người mà tôi gọi là “những kẻ bị loại trừ” để tiếp tục phân tích sâu đặc trưng nổi bật thứ hai của bản hội Đạo Mẫu. Việc trình bày chương này cũng nằm trong mong muốn của tôi trong việc kết nối đặc trưng này của bản hội với vấn đề về tạo lập vốn xã hội của các thành viên. Việc là môi trường tâm linh của những người cùng gặp các vấn đề về giới và trao quyền lực cho họ đã tạo cơ sở cho các thành viên tạo lập vốn xã hội. 4.1 Bản hội Đạo Mẫu: môi trường tâm linh của “những kẻ bị loại trừ” 4.1.1 Quan niệm về “những kẻ bị loại trừ” Những nhà nghiên cứu về tôn giáo thường sử dụng cụm từ “những kẻ bị loại trừ” như một cách để nói về đặc điểm của nhiều tín đồ theo các tôn giáo, tín ngưỡng. Theo đó, “bị loại trừ” có nghĩa là bị xa lánh, bị miệt thị, bị coi thường…“Những kẻ bị loại trừ” thường mang trong mình những những mặc cảm, tự ti, thậm chí cảm thấy họ như kẻ lạc loài, bơ vơ trong chính cộng đồng của mình và vì thế họ bị tổn thương sâu sắc. Trong hoàn cảnh như vậy, họ cần tìm kiếm và co cụm tìm niềm vui, sự sẻ chia của những người đồng cảnh ngộ, nhiều trong số họ tìm đến với tôn giáo tín ngưỡng như một liều thuốc xoa dịu nỗi đau tinh thần. 4.1.2 “Những kẻ bị loại trừ” trong bản hội Đạo Mẫu Sẽ là rất sai lầm nếu nói rằng tất cả các thành viên trong bản hội Đạo Mẫu đều là “những kẻ bị loại trừ” và bản hội hoàn toàn là môi trường tâm linh của “những kẻ bị loại trừ”. Bởi qua những quan sát nhiều bản hội của tôi cho thấy, bản hội cũng bao gồm cả những thành viên có chức quyền, địa vị xã hội, những người với cuộc sống gia đình hạnh phúc và sung túc về vật chất…Tuy nhiên, có thể nói, phần đông những thành viên trong bản hội Đạo Mẫu (đặc biệt là với bản hội Phúc Minh từ mà tôi nghiên cứu) là những người mà cuộc sống của họ gặp quá nhiều vấn đề và bị loại trừ ở một phương diện nào đó, do những nguyên nhân nào đó. Có thể là do họ có đời sống tâm sinh lý không bình thường, hay mơ những giấc mơ kì quái, hay nhìn thấy ma, hay tự tuyên bố mình là một vị Thánh nào đó, thậm chí bị điên loạn…Có thể do họ là những người đồng tính, ái nam ái nữ bị người đời kì thị cho là những kẻ biến thái, tởm lợm. Có thể họ là những người có cuộc sống khốn khó với rất nhiều rủi ro, đau khổ về hoàn cảnh gia đình, thất bại trong nghề nghiệp… 4.2 Bản hội Đạo Mẫu: không gian trao quyền lực và thể hiện quyền lực. 4.2.1 Thiết chế bản hội với việc trao quyền lực và thể hiện quyền lực có thật. Quyền lực có thật của đồng Thầy Quyền lực của một số cá nhân khác trong bản hội. 14 4.2.2 Không gian thờ phụng, hoạt động nghi lễ của bản hội với việc trao quyền lực và thể hiện quyền lực ảo. Không gian thờ phụng của bản hội với việc trao và thể hiện quyền lực của giới nữ Hoạt động nghi lễ của bản hội với việc trao và thể hiện quyền lực của những kẻ bị loại trừ Hoạt động nghi lễ hầu đồng trong bản hội Đạo Mẫu ngoài các giá trị về văn hóa còn có giá trị trong việc trao quyền lực cho các con nhang đệ tử và cho phép họ thể hiện cái quyền lực ấy trong “khuôn viên nhà Mẫu”. 4.2.3 Bản hội Đạo Mẫu: không gian tôn vinh sự khác biệt của giới tính thứ ba Bản hội Đạo Mẫu là không gian sự khác biệt của giới tính thứ ba được tôn vinh. Tôi cho rằng, việc tôn vinh sự khác biệt của những người thuộc giới tính thứ ba cũng là một cách trao quyền lực cho họ, cụ thể là quyền được sống, được tôn trọng, được thừa nhận và để được đóng góp cho xã hội. Việc được sống được tôn trọng, được thừa nhận chính là những cơ hội để những người thuộc giới tính thứ ba vốn bị xã hội bên ngoài kì thị, loại trừ có cơ hội được mở rộng quan hệ xã hội với các thành viên trong bản hội của mình. 4.3 Môi trường tâm linh trao quyền lực, thể hiện quyền lực của “những kẻ bị loại trừ” và cơ sở cho các thành viên tạo lập vốn xã hội Bản hội với đặc trưng là môi trường tâm linh trao quyền lực và thể hiện quyền lực của những kẻ bị loại trừ thì có ảnh hưởng gì tới việc tạo lập vốn xã hội của các thành viên của nó? Có thể nói, từ khía cạnh giới và quyền lực giới, bản hội Đạo Mẫu đã tạo cơ sở cho các thành viên của nó tạo lập vốn xã hội . Để có vốn xã hội người ta cần phải có các quan hệ xã hội. Bản hội với tư cách là môi trường tâm linh của “những kẻ bị loại trừ” đã tạo điều kiện để các thành viên của nó xây dựng các mối quan hệ đồng cảnh ngộ. Các mối quan hệ này là cơ sở vô cùng quan trọng cho việc tạo lập vốn xã hội của các thành viên. Bởi chúng ta biết rằng, trước khi gia nhập trở thành thành viên của bản hội, rất nhiều các cá nhân là những người yếu thế, những người với nhiều khổ đau ngang trái… Những người này thường mang trong mình những mặc cảm tự ti, bơ vơ và lạc loài, khó tiếp xúc và thiết lập quan hệ với những người khác. Họ có ít quan hệ xã hội và do vậy vốn xã hội của họ cũng khá nghèo nàn. Song, bản hội lại là môi trường của những người như họ, giống họ….điều này giúp các cá nhân dễ dàng mở lòng hơn. Những nghiên cứu về đồng dạng (homophily) của Miller McPherson, Lynn Smith- Lovin và James M. Cook đã chỉ ra rằng con người thường yêu thương những người giống họ, rằng sự tương đồng làm nảy sinh tình bạn. Ở đây, có thể nói với đặc trưng là môi trường tâm linh của những người yếu thế, những người với những cảnh đời khổ đau và đời sống tâm sinh lý không bình thường, bản hội đã tạo điều kiện, chính xác hơn là đã trao cho những “kẻ bị loại trừ” cơ hội để kết giao với những người đồng cảnh ngộ đồng thân phận như họ, để có thêm các mối quan hệ và tạo lập, gia tăng nguồn vốn xã hội. của mình- nguồn vốn xã hội mà Portes gọi là “vốn xã hội cố kết giới hạn”. 15 Bên cạnh đó, với đặc trưng là môi trường tâm linh trao quyền lực và thể hiện quyền lực, bản hội còn giúp nhiều thành viên của nó có điều kiện thuận lợi để tạo lập vốn xã hội trên hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất, việc bản hội và nghi lễ Đạo Mẫu trao quyền (dù có thể chỉ là quyền lực ảo) đã giúp nhiều thành viên bản hội có vị thế, được cung kính và được trọng vọng. Một trong những đặc điểm của quyền lực và vị thế là có sức hấp dẫn và thu hút lớn đối với những người xung quanh. Có quyền lực và vị thế sẽ giúp nhiều thành viên bản hội trở nên dễ dàng hơn trong việc kết giao với những người khác, thậm chí với quyền lực và vị thế của mình họ được người khác chủ động tìm đến để kết giao. Ở khía cạnh thứ hai, việc được trao quyền lực và thể hiện quyền lực đã giúp nhiều thành viên bản hội trở nên tự tin hơn và do đó chủ động hơn trong việc kết nối quan hệ với người khác. Khi gia nhập bản hội và thực hành các nghi lễ phụng thờ thần thánh, họ được trao quyền lực dù có thể đó chỉ là quyền lực ảo nhưng thứ quyền lực ấy giúp họ trở nên mạnh mẽ, tự tin trong quan hệ giao tiếp và tạo lập vốn xã hội của mình. Tiểu kết Tóm lại, “những kẻ bị loại trừ” là một khái niệm dùng để nói về những người yếu thế với nhiều khổ đau bất hạnh. Trong hội Đạo Mẫu, không phải tất cả nhưng rất nhiều trong số các thành viên của nó là “những kẻ bị loại trừ”những kẻ được coi là mắc các chứng bệnh tâm sinh lí (do có căn đồng) bị xã hội loại trừ khỏi quan niệm về những người có đời sống tâm sinh lí bình thường; những người ái nam ái nữ không được xã hội định hình cho một chiếc hộp giới nào và bị loại trừ khỏi hai khuôn mẫu giới (đàn ông và đàn bà), bị kì thị; những kẻ bất hạnh, mất mát, thất bại…bị người đời loại trừ khỏi quan niệm về một người hạnh phúc, thành công. “Những kẻ bị loại trừ” thường mang trong mình sự mặc cảm, tự ti, tự thu mình, ngại giao tiếp…tuy nhiên khi vào bản hội, vì bản hội là môi trường của những người giống như họ, cùng thân phận và cảnh ngộ như họ nên họ dễ mở lòng, chia sẻ. Đó chính là cơ sở để “những kẻ bị loại trừ” xây dựng quan hệ xã hội với những người cùng cảnh ngộ và tạo lập một loại vốn xã hội mà Portes gọi là “vốn xã hội cố kết giới hạn”. “Những kẻ bị loại trừ” nếu như ở bên ngoài xã hội là người yếu thế thì vào bản hội họ có thể được trao quyền lực và thể hiện quyền lực. Quyền lực đó có thể được trao bởi thiết chế bản hội, hoặc cũng có thể được trao bởi thần linh và nghi lễ hầu đồng; quyền lực đó có thể là quyền lực có thật cũng có thể là ảo, nhưng dù thật hay ảo nó cũng đều có ý nghĩa với “những kẻ bị loại trừ”. Bởi quyền lực đó sẽ giúp họ tự tin, mạnh mẽ hơn trong cuộc sống, trong đó có sự tự tin trong mối quan hệ với mọi người, chủ động hơn trong việc xây dựng tình thâm giao để tạo lập vốn xã hội cho bản thân. 16 CHƯƠNG 5: TẠO LẬP VỐN XÃ HỘI CỦA CÁC THÀNH VIÊN BẢN HỘI ĐẠO MẪU: NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM, PHƯƠNG THỨC, LỢI ÍCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Trong chương 5, tôi sẽ tập trung phân tích để trả lời cho câu hỏi tiếp theo rất quan trọng của luận án: các thành viên bản hội Đạo Mẫu đã tạo lập vốn xã hội như thế nào và vốn xã hội ấy đem lại cho họ những lợi ích gì? Cuối cùng, chương 5 cũng nhìn nhận một số vấn đề đặt ra từ việc tạo lập vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu như: sự chuyển hóa giữa các dạng vốn trong quá trình tạo lập vốn xã hội; mối quan hệ hai chiều giữa tạo lập vốn xã hội và bối cảnh xã hội chuyển đổi; vai trò ý nghĩa của tôn giáo tín ngưỡng đối với đời sống của con người trong xã hội đương đại. 5.1 Nhận diện đặc điểm vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu Trước hết, cần thấy rằng, mỗi loại cộng đồng (nhóm, mạng lưới xã hội) sẽ có dạng vốn xã hội khác nhau. Tôi cho rằng sự khác nhau trong đặc trưng của mỗi loại cộng đồng sẽ chi phối tới sự khác nhau của các dạng vốn xã hội của cộng đồng đó. Xâu chuỗi những phân tích ở chương 2, chương 3 và chương 4 cho thấy, bản hội trở thành môi trường tạo cơ sở giúp các thành viên của nó tạo lập vốn xã hội. Vốn xã hội được tạo lập bởi các thành viên trong môi trường bản hội có các đặc điểm nổi bật sau đậy: Thứ nhất, VXH mà các thành viên bản hội Đạo Mẫu tạo lập là loại VXH đặc biệt. Bởi vốn xã hội đó được hình thành dựa trên sự tổng hòa, đan xen, phức hợp giữa các quan hệ đồng đạo, quan hệ dựa trên lợi ích kinh tế, quan hệ giữa những người đồng cảnh ngộ về đời sống tâm sinh lý, giới và quyền lực giới…Đặc điểm này của vốn xã hội là do đặc trưng của bản hội chi phối. Những phân tích ở các chương 2, chương 3 và chương 4 đã cho thấy, bản hội trong bối cảnh xã hội chuyển đổi là một cộng đồng đặc biệt, bản thân nó không chỉ đơn thuần là cộng đồng tâm linh, mà còn là cộng đồng kinh tế, cộng đồng của “những kẻ bị loại trừ”. Thứ hai, vốn xã hội mà các thành viên bản hội tạo lập sẽ là nguồn VXH phong phú, đa dạng và cũng rất trừu tượng. Bởi nguồn vốn này không chỉ được tạo nên từ sự tổng hòa giữa các quan hệ đồng đạo, quan hệ giới, quan hệ kinh tế mà còn được tạo nên bởi sự tổng hòa của các quan hệ khác nữa như quan hệ giáo dục, quan hệ nghề nghiệp, quan hệ đồng niên… Thứ ba, dưới tác động của đức tin, bản hội trở thành không gian tạo nên các quan hệ xã hội chặt chẽ, gắn bó mật thiết vì vậy vốn xã hội mà các thành viên bản hội tạo lập là khá ổn định và chất lượng của vốn xã hội khá cao. Tuy nhiên, bản hội với đặc trưng là tính di động cao làm cho vốn xã hội của các thành viên bản hội cũng có tính động. 17 5.2 Phương thức tạo dựng, duy trì và phát triển vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu Vốn xã hội là những lợi ích sinh ra từ các quan hệ xã hội. Vì vậy, muốn có những lợi ích đó con người cần phải thiết lập và phát triển các mối quan hệ xã hội. Vậy, các quan hệ xã hội được tạo ra, phát triển và mở rộng bằng cách nào? 5.2.1 Thời gian với việc tạo dựng, duy trì và phát triển vốn xã hội Quan hệ xã hội không thể được tạo ra trong một sớm một chiều mà được hình thành trong cả một quá trình. Phải trải qua khoảng thời gian nhất định các thành viên bản hội có thể làm quen, gây dựng, tích lũy các quan hệ xã hội và làm cho các mối quan hệ ấy trở nên bền chặt. Không thể phủ nhận rằng việc sử dụng quỹ thời gian của bản thân để đi lễ xa và tham gia các buổi hầu đồng khiến các thành viên trong bản hội có thêm nhiều cơ hội để gặp gỡ, kết tình thân giao với những người khác và điều này giúp họ tạo lập và tăng thêm vốn xã hội cho bản thân. Có thể coi, thời gian tham gia nghi lễ như một loại “phí tổn” cần thiết trong việc tạo lập vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu. 5.2.2 Vốn kinh tế với việc tạo dựng, duy trì và phát triển vốn xã hội Một trong những phương tiện để tạo lập vốn xã hội là sử dụng vốn kinh tế vào dòng quà tặng. Phỏng vấn của tôi cho thấy, dù với lí do nào đi nữa thì các thành viên bản hội Phúc Minh từ và nhiều bản hội khác rất chú trọng vào việc tặng quà cho nhau. Các thành viên bản hội thường tặng quà cho nhau vào các dịp sinh nhật hay thăm hỏi ốm đau, cưới xin. Tuy nhiên, có một loại quà tặng mà chỉ có trong bản hội Đạo Mẫu đó là trợ duyên. Trợ duyên thực chất là hành động “có đi có lại” giữa các thành viên bản hội Đạo Mẫu. Sự “có đi có lại” trong việc trợ duyên này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc thắt chặt hơn mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng bản hội. Bên cạnh việc đầu tư vào dòng quà biếu tặng cho người sống, các thành viên bản hội còn sử dụng vốn kinh tế vào những món quà biếu tặng thần linh. Thực ra, những món quà cho thần linh là những món quà gián tiếp dành cho người sống, bởi tiền hay đồ thờ cúng trên điện thờ cuối cùng là người còn sống hưởng. Vì vậy, những món quà này cũng giúp họ lấy được cảm tình của các thành viên khác trong bản hội dù họ ý thức điều đó hay không. 5.2.3.Vốn văn hóa với việc tạo dựng, duy trì và phát triển vốn xã hội Qua quan sát phỏng vấn nhiều thành viên bản hội, tôi nhận thấy các thành viên bản hội sử dụng vốn văn hóa nội thể hóa để tạo lập vốn xã hội. Một điều đáng chú ý là vốn văn hóa nội thể hóa của nhiều thành viên có một sự “khác biệt- vượt trội”(distinction). Điều “khác biệt- vượt trội” của nhiều thành viên bản hội Đạo Mẫu là những cảm nhận, sự hiểu biết, tri thức của họ trong lĩnh vực tâm linh và thực hành các nghi thức tôn giáo tín ngưỡng- những biểu hiện của vốn văn hóa nội thể hóa. Việc đồng Thầy hay một thành viên nào đó có khả năng giao tiếp với thần linh và có ma lực, việc họ có thể soi bói về quá khứ cũng như tiên đoán về tương lai, việc họ chữa bệnh bằng những liệu pháp mang tính văn hóa hay có thể soi bói …chính là sự “khác biệt –vượt trội” trong vốn văn hóa 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất