Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lồng ghép một số chỉ tiêu môi trường trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụn...

Tài liệu Lồng ghép một số chỉ tiêu môi trường trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh

.PDF
112
1
101

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ THÁI NINH LỒNG GHÉP MỘT SỐ CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG TRONG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành : Khoa học môi trường Mã số : 60 44 03 01 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà TS. Trịnh Quang Huy NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017 Tác giả luận văn Lê Thái Ninh i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà, TS. Trịnh Quang Huy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, các Thầy Cô giáo, các nhà khoa học thuộc Khoa Môi trường thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017 Tác giả luận văn Lê Thái Ninh ii MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi Danh mục bảng ......................................................................................................... viii Danh mục hình ..............................................................................................................x Trích yếu luận văn ....................................................................................................... xi Thesis abstract ........................................................................................................... xiii PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2 1.4. Những điểm mới ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn.......................................2 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................3 2.1. Cơ sở lý luận về lồng ghép yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất ...........................................................................................................3 2.1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 3 2.1.2. Quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu phát triển bền vững............................... 4 2.1.3. Cơ sở lý luận của việc lồng ghép yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất ................................................................................................... 7 2.2. Cơ sở thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường........ 11 2.2.1. Quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở một số nước và tổ chức quốc tế...................................................... 11 2.2.2. Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường của Chương trình SEMLA ở Việt Nam................................................................................ 13 2.2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) của cả nước ............................................................................................ 15 2.2.4. Những cảnh báo về tác động giữa đất đai và môi trường ở Việt Nam ............ 17 2.3. Cách tiếp cận lồng ghép yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất .......24 iii 2.3.1. Cách tiếp cận hệ thống............................................................................. 24 2.3.2. Cách tiếp cận sinh thái ............................................................................. 25 2.3.3. Cách tiếp cận về phân vùng lãnh thổ ......................................................... 25 2.3.4. Cách tiếp cận liên ngành .......................................................................... 25 2.3.5. Cách tiếp cận đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐCM) ........................................................................ 26 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 27 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................27 3.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 27 3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27 3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ........................................... 27 3.3.2. Phương pháp ma trận môi trường .............................................................. 28 3.3.3. Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, xử lý thông tin số liệu ................. 28 3.3.4. Phương pháp chuyên gia .......................................................................... 28 3.3.5. Phương pháp minh họa bằng bản đồ.......................................................... 28 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 30 4.1. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất và môi trường trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh ..............................30 4.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................ 30 4.1.2. Đánh giá kế quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 40 4.1.3. Đánh giá việc xây dựng báo cáo môi trường chiến lược trong quy hoạch sử dụng đất của huyện Hoành Bồ .............................................................. 44 4.2. Hiện trạng các yếu tố môi trường tác động đến sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh...........................................................................45 4.2.1. Hiện trạng môi trường nước, không khí ..................................................... 45 4.2.2. Hiện trạng môi trường đất ........................................................................ 47 4.2.3. Rủi ro biến đối khí hậu ............................................................................ 49 4.2.4. Hiện trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học ........................................... 51 4.2.5. Hiện trạng chất lượng nước thải ................................................................ 56 iv 4.3. Xác định các yếu tố môi trường cần giám sát và lựa chọn để lồng ghép trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................................. 64 4.3.1. Phân tích tác động của các yếu tố môi trường đối với sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh ............. 64 4.3.2. Lựa chọn các yếu tố môi trường trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để lồng ghép tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.................................... 66 4.3.3. Các yếu tố môi trường trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh ...................................................................... 69 4.4. Lựa chọn các khu chức năng để đánh giá tác động và lồng ghép với yếu tố môi trường trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ ...................................................................................................... 73 4.4.1. Phân tích các tác động chính của các yếu tố môi trường trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ ............................................... 73 4.4.2. Lựa chọn các khu chức năng để đánh giá tác động và lồng ghép với yếu tố môi trường trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ .............................................................................................. 74 4.4.3. Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng.............................................. 76 4.5. Đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................ 77 4.5.1. Một số kiến nghị, đề xuất chung đối với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.................................................. 77 4.5.2. Đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất ở một số khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................... 77 4.5.3. Đề xuất bổ sung một số giải pháp về tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh ............................ 80 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 82 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 82 5. 2. Kiến nghị .......................................................................................................83 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 84 Phụ lục ...................................................................................................................... 89 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ADB Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank) BĐKH Biến đổi khí hậu Bộ TNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường CTR Chất thải rắn CTRsh Chất thải rắn sinh hoạt ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐDSH Đa dạng sinh học ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược ĐTM Đánh giá tác động môi trường GPMB Giải phóng mặt bằng FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc IIED Viện quốc tế về Môi trường và Phát triển KCN Khu công nghiệp KDC Khu dân ư KĐT Khu đô thị KT - XH Kinh tế - Xã hội MTST Môi trường sinh thái OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development) PPA Phương pháp tham gia cộng đồng QC Quy chuẩn QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất SEMLA Chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển về tăng cương năng lực quản lý đất đai và môi trường SXKD Sản xuất king doanh SXNN Sản xuất nông nghiệp TCMT Tiêu chuẩn môi trường vi TDTT Thể dục thể thao TNMT Tài nguyên và Môi trường UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc (United Nations Development Programme) UNEP Chương trình môi trường Liên hợp quốc WB Ngân hàng Thế giới (World Bank) WCED Ủy ban thế giới về Môi trường và phát triển WQI Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index) YTMT Yếu tố môi trường vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân loại mức độ bền vững .......................................................................4 Bảng 2.2. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 ...............16 Bảng 4.1. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện Hoành Bồ ............................................ 41 Bảng 4.2. Chất lượng nước mặt tại huyện Hoành Bồ ............................................... 45 Bảng 4.3. Chất lượng nước mặt tại huyện Hoành Bồ ............................................... 45 Bảng 4.4. Số liệu quan trắc môi trường không khí tại huyện Hoành Bồ ................... 46 Bảng 4.5. Số liệu quan trắc môi trường không khí tại các công ty ............................47 Bảng 4.6. Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Hoành Bồ .......................................48 Bảng 4.7. Hiện trạng trạng thái và phân bố rừng của huyện Hoành Bồ .................... 51 Bảng 4.8. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sinh hoạt quanh khu vực trung tâm thị trấn Trới .............................................................................57 Bảng 4.9. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải quanh khu vực C.ty TNHH Cao Cường ..............................................................................................58 Bảng 4.10. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải y tế tại khu vực Bệnh viện đa khoa huyện Hoành Bồ ............................................................................. 58 Bảng 4.11. Thành phần rác thải tại các điểm trung chuyển (%) .................................. 61 Bảng 4.12. Hiện trạng chất thải rắn huyện Hoành Bồ 2015 ........................................62 Bảng 4.13. Diện tích, mật độ dân số và lượng rác thải theo tính toán của năm 2009 ........ 63 Bảng 4.14. Tổng hợp phân tích về nguồn gây tác động và yếu tố tác động.................65 Bảng 4.15. Mức độ tác động của các yếu tố tự nhiên tại huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................. 67 Bảng 4.16. Mức độ tác động của các yếu tố kinh tế tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................. 68 Bảng 4.17. Mức độ tác động của các yếu tố xã hội tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................. 69 Bảng 4.18. Khung đánh giá chỉ số tác động của các yếu tố môi trường trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh ........70 Bảng 4.19. Tổng hợp ý kiến tham vấn mức độ tác động của yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh .........72 viii Bảng 4.20. Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất đến các khu chức năng .............................................................. 75 Bảng 4.21. Điều chỉnh diện tích tại một số khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản, khu vực sản xuất ................................ 79 Bảng 4.22. Bổ sung quy hoạch tái định cư cho các hộ vùng lũ quét, sạt lở đất ...........80 ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ địa bàn nghiên cứu của SEMLA .................................................. 14 Hình 2.2. Sơ đồ phát triển bền vững ........................................................................24 Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Hoành Bồ ................................................................... 30 Hình 4.1. Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt ..................................................59 Biểu đồ 2.1. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015 của cả nước ............................... 15 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Lê Thái Ninh Tên luận văn: Lồng ghép một số chỉ tiêu môi trường trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Ngành: Khoa học Môi trường. Mã số: 60 44 03 01 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu: Lựa chọn một số yếu tố môi trường cần giám sát để lồng ghép trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường chủ yếu và đề xuất cách thức lồng ghép yếu tố môi trường trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin về tình hình sử dụng đất, thực hiện quy hoạch sử dụng đất và thực trạng bảo vệ môi trường thông qua 100 phiếu điều tra hiện trạng sử dụng đất và môi trường của hộ gia đình, các chủ sử dụng đất, các cán bộ công chức trong các cơ quan thuộc UBND huyện Hoành Bồ, UBND các xã, thị trấn. - Áp dụng phương pháp ma trận môi trường của LEOPOLD (2009) để thiết lập bảng mô tả mức độ tác động theo hướng tiêu cực của các yếu tố tác động (các yếu tố tự nhiên, các yếu tố kinh tế và các yếu tố xã hội) và các yếu tố bị tác động hoặc biến đổi (nhóm yếu tố về ô nhiễm môi trường, nhóm yếu tố về sử dụng đất, nhóm yếu tố về động thực vật và nhóm yếu tố về xã hội) kết hợp khảo sát điều kiện thực tế tại huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh các yếu tố môi trường cần giám sát được cho điểm theo 4 mức độ tác động: tác động nhẹ hoặc tác động không đáng kể - 0 điểm, tác động trung bình - 1 điểm, tác động mạnh - 2 điểm, tác động rất mạnh - 3 điểm. Kết quả chính và kết luận 1. Hoành Bồ là một huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 10 km về phía nam có tổng diện tích tự nhiên là 84.463,22 ha chiếm 13,8% diện tích tự nhiên của tỉnh với tổng số 12 xã, 1 thị trấn. Năm 2013 huyện Hoành Bồ đã được phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) theo Quyết định số 473/UBND, ngày 06 tháng 03 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. xi 2. Hiện trạng môi trường huyện Hoành Bồ: (1) Các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước, không khí, tiếng ồn và đất chưa vượt ngưỡng cho phép, do dân số và kinh tế chưa phát triển; (2) Thoái hóa đất do xói mòn, sạt lở đất xẩy ra tương đối mạnh, đặc biệt là các khu vực ven sườn núi, khe suối; (3) Mỗi năm thường có 5 - 6 cơn bão gây tác hại rất nặng nề, tàn phá nhà cửa, đất đai và xói lở hạ lưu nghiệm trọng; (4) Rừng được khoanh nuôi, bảo vệ khá tốt, độ che phủ cao, đa dạng loài, hệ động vật khá phong phú; tuy vậy chất lượng rừng ngày càng bị suy giảm do khai thác gỗ cạn kiệt, nạn săn bắt, buôn bán động vật hoang dã vẫn xẩy ra thường xuyên. 3. Đề tài đã xác định được 10 yếu tố môi trường cần giám sát tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, gồm: Đại hình; Xói mòn, sạt lở đất; Lũ lụt, ngập úng; Đa dạng sinh học; Phát triển KCN; Phát triển đường giao thông; Xử lý ô nhiễm môi trường; Thu hồi đất sản xuất; Tăng dân số; Giải quyết việc làm; Đề tài đã lựa chọn được 5 yếu tố môi trường chủ yếu để đánh giá, lồng ghép trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Hoành Bồ, gồm: Địa hình; Xói mòn, sạt lở đất; Lũ lụt, ngập úng; Phát triển khu công nghiệp; Phát triển đường giao thông. 4. Đề tài đã đề xuất điều chỉnh, bổ sung trong phương án điều chỉnh quy hoạch một số dự án: Điều chỉnh giảm 61,37 ha các dự án thuộc khu dân cư nông thôn (giảm 7,00 ha), các khu công nghiệp (giảm 35,00 ha tại 2 xã Lê Lợi và Thống Nhất), các khu khai thác khoảng sản (giảm 19,37 ha tại khu vực khai thác mỏ sét Xích Thố, Làng Bang); Đề xuất chuyển đổi 47,52 ha diện tích đất trồng lúa tại khu vực trũng, thấp thuộc địa bàn xã Thống Nhất sang nuôi trồng thủy sản; Bổ sung trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 03 khu tái định cư cho 48 hộ bị ảnh hưởng của sạt lở đất với quy mô diện tích đất ở là 1,44 ha tại khu vực xã Hòa Bình. 5. Đề tài đề xuất cách tiếp cận về phương pháp lựa chọn các yếu tố môi trường và các bước lồng ghép các yếu tố môi trường trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Đây là một đề xuất cần quan tâm để mở rộng nghiên cứu thử nghiệm thêm ở các địa bàn khác trong quá trình xây dựng quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. xii THESIS ABSTRACT Master candidate: Le Thai Ninh Thesis title: Integrate some environmental factors in the land use planning adjustment plan to 2020 in Hoanh Bo district, Quang Ninh province. Major: Environmental Science Code: 60 44 03 01 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Selecting some environmental factors to be monitored for incorporation in the adjustment of land use planning to 2020 in Hoanh Bo district, Quang Ninh province; Assessing the impact of key environmental factors and proposing ways of integrating environmental factors into land use planning adjustment in Hoanh Bo district, Quang Ninh province. Research methods: - Use survey method, field survey, collect information on land use, implementing land use planning and environmental protection status through 100 questionnaires on current land use and environment of households, land users, and staff in agencies under the People's Committee of Hoanh Bo district, People's Committees of communes and towns. - Apply the environmental matrix method of LEOPOLD (2009) to establish a table describing the degree of negative impact of the factors (natural factors, economic factors and social factors) and factors, which are affected by or altered (factors of environmental pollution, factors of land use, fauna and flora and social factors), in combination with survey the actual conditions in Hoanh Bo district, Quang Ninh province. The environmental factors to be monitored are graded according to 4 levels of impact: slight impact or negligible effect - 0 point, medium impact - 1 point, strong impact - 2 points, very strong impact - 3 points. Main findings and conclusions 1. Hoanh Bo is a mountainous district in the northern part of Quang Ninh province, about 10 km south of Ha Long city center with a total natural area of 84,463.22 ha, accounting for 13.8% of the natural area of the province with a total of 12 communes, 1 town. In 2013, Hoanh Bo district has approved the land use planning to 2020, the land use plan for the first five years (2011-2015) under the Decision No. 473 / UBND, March 6, 2014 of the People's Committee of Quang Ninh province. xiii 2. Environmental status of Hoanh Bo district: (1) Water, air, noise and soil quality parameters have not exceeded the allowed threshold, due to undeveloped population and economic; (2) Soil degradation due to erosion and landslides are relatively strong, especially in mountainous areas, streams area; (3) Five to six typhoons cause severe damage every year, devastating houses, land and downstream erosion; (4) Forests are zoned, protected quite well, high cover, species diversity, fauna is quite rich; However, the quality of forests has been deteriorating due to the depletion of logging, wildlife hunting and trapping. 3. The thesis identified 10 environmental factors that need monitoring in Hoanh Bo district, Quang Ninh province, including; topography; Erosion, landslide; Floods, flooding; Biodiversity; the development of industrial zones; traffic development; Treatment of environmental pollution; production land acquisition; population growth; jobs; The thesis has selected 5 main environmental factors to evaluate and integrate in the adjustment of land use planning of Hoanh Bo district, including: Terrain; Erosion, landslide; Floods, flooding; Industrial zone development; Road development. 4. We proposed adjustments and supplements in the plan for adjusting the planning of some projects: the reduction of 61.37 hectares of projects in rural residential areas (down 7.00 hectares), the industrial areas (down 35,00 ha in 2 communes of Le Loi and Thong Nhat), mining area (down 19.37 ha in Xich Tho, Lang Bang mining area,); Propose to convert 47.52 ha of paddy land in the low lying areas of Thong Nhat commune into aquaculture; Addition to the adjustment plan of land use 03 resettlement sites for 48 households affected by landslides with a residential area of 1.44 ha in the area of Hoa Binh commune. 5. We proposes a methodological approach to selecting environmental factors and integrating environmental factors in the adjustment of district land use planning. This is an interesting proposal to expand further pilot studies in other areas in the process of planning and adjusting land use planning. xiv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức và quản lý trên cơ sở phân bố, sắp xếp lại quỹ đất một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với các mục đích phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng theo các đơn vị hành chính các cấp, các vùng và cả nước, nhằm khai thác hiệu quả tối đa tài nguyên đất đai trong mối tương quan với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Trong những năm qua công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nước ta được triển khai đồng bộ ở các cấp hành chính; việc phân bổ quỹ đất đã đáp ứng cơ bản cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Cơ cấu sử dụng đất từng bước phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà khoa học, quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ở nước ta hiện nay còn mang nặng “hình thức phân bổ đất”, chủ yếu phân bổ về diện tích theo từng thời kỳ cho các mục đích khác nhau, thiếu quy hoạch không gian và chưa có hệ thống đánh giá một cách khoa học các tác động của các yếu tố môi trường, vì vậy việc phân bổ diện tích đất đai chưa đảm bảo yêu cầu của phát triển bền vững. Trên thế giới, việc quy hoạch sử dụng đất lồng ghép các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu đã được Liên hợp quốc khuyến nghị, đa số các nước coi đây là một trong các tiêu chí phát triển bền vững. Đối với nước ta, trong vài thập kỷ gần đây kinh tế phát triển với tốc độ khá nhanh làm tăng áp lực đối với tài nguyên đất đai và các tài nguyên khác. Mục tiêu phát triển bền vững đã được Đảng và Nhà nước đặt ra với nhiều chủ trương, chính sách cụ thể có tính chiến lược lâu dài. Do đó, đối với quy hoạch sử dụng đất cũng cần thiết phải thay đổi cách tiếp cận để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và mục tiêu bền vững của quốc gia. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất không chỉ bảo đảm hiệu quả về kinh tế mà còn phải gắn với phát triển bền vững về mặt xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường từ cấp Trung ương đến địa phương chưa được đề cập đúng mức đã gây những hạn chế không nhỏ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. 1 Đối với huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh phương án quy hoạch sử dụng đất chủ yếu được thể hiện trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Về đánh giá tác động của các yếu tố môi trường khi lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có nội dung “đánh giá tác động môi trường và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường” tuy nhiên chưa có quy định cụ thể về đánh giá tác động của yếu tố môi trường trong phương án quy hoạch sử dụng đất. Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Lồng ghép một số chỉ tiêu môi trường trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.” 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Lựa chọn một số chỉ tiêu môi trường cần giám sát để lồng ghép trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. - Đánh giá tác động của một số chỉ tiêu môi trường chủ yếu và đề xuất cách thức lồng ghép yếu tố môi trường trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên là 84.463,22 ha. 1.4. NHỮNG ĐIỂM MỚI Ý NGHĨA KHOA HỌC, Ý NGHĨA THỰC TIỄN - Kết quả nghiên cứu đã đề xuất cách tiếp cận về phương pháp lựa chọn một số chỉ tiêu môi trường trong quy hoạch sử dụng đất, các bước lồng ghép yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; - Đề tài đã xác định được 09 yếu tố môi trường cần giám sát tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, gồm: (i) Xói mòn, sạt lở đất; (ii) Lũ lụt, ngập úng; (iii) Đa dạng sinh học; (iv) Phát triển KCN; (v) Phát triển đường giao thông; (vi) Xử lý ô nhiễm môi trường; (vii) Thu hồi đất sản xuất; (viii) Tăng dân số; (ix) Giải quyết việc làm; Đề tài đã lựa chọn được 4 yếu tố môi trường chủ yếu để đánh giá, lồng ghép trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Hoành Bồ, gồm: (i) Xói mòn, sạt lở đất; (ii) Lũ lụt, ngập úng; (iii) Phát triển khu công nghiệp; (iv) Phát triển đường giao thông; 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỒNG GHÉP YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất Theo từ điển tiếng Việt -Viện Ngôn ngữ học (2003), quy hoạch sử dụng đất là việc bố trí, sắp xếp và sử dụng các loại đất một cách hợp lý để sản xuất ra nhiều nông sản với chất lượng cao, hiệu quả kinh tế lớn. Theo Nguyễn Đức Minh (1994), Võ Tử Can (1998), Chu Văn Thỉnh và cs. (2000), Tôn Gia Huyên (2007), nhìn từ góc độ kinh tế, kỹ thuật và pháp chế: Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường. Theo Luật Đất đai 2013 “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013). Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là quá trình điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu; phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường; tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước. 2.1.1.2. Khái niệm về yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005). - Yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy hoạch sử dụng đất. 3 2.1.1.3. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường là quá trình tích hợp, lồng ghép yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất; đánh giá, dự báo tác động qua lại giữa quy hoạch sử dụng đất và các yếu tố môi trường để đề xuất phương án bố trí, cân đối nguồn lực đất đai hợp lý, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa hạn chế gây ô nhiễm, suy thoái đất, giảm thiểu tác động xấu của thiên tai và hoạt động của con người, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững. 2.1.2. Quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu phát triển bền vững 2.1.2.1. Sử dụng đất bền vững Theo khung đánh giá quản lý đất bền vững Nairobi, Kenya (FAO, 1991): Quản lý sử dụng bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế, xã hội với các quan tâm đến môi trường để đồng thời đạt được 5 tiêu chí: - Duy trì hoặc nâng cao sản lượng nông nghiệp (hiệu quả sản xuất); - Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên; - Ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (tính bảo vệ); - Có hiệu quả lâu dài (tính lâu bền); - Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận). Bảng 2.1. Phân loại mức độ bền vững Lớp Mức độ Bền vững lâu dài Bền vững Không bền vững Giới hạn thời gian > 25 năm Bền vững trung hạn 15 – 25 năm Bền vững ngắn hạn 7 – 15 năm Ít bền vững 5 – 7 năm Không bền vững 2 – 5 năm Rất không bền vững < 2 năm Nguồn: Vũ Thị Bình (2003) Theo Lê Thái Bạt (2009), ngày nay sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại, bởi lẽ: (i) Tài nguyên đất vô cùng quý giá. 4 Bất kỳ nước nào, đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xưa, người Ấn Độ, người Ả - rập, người Mỹ đều có cách ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay mượn của con cháu”. Người Mỹ còn nhấn mạnh “... Đất không phải là tài sản thừa kế của tổ tiên”. Người Ét-xtô-ni-a, người Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất còn quý hơn có vàng”. Người Hà Lan coi “mất đất còn tồi tệ hơn sự phá sản”. Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam, một đất nước với “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, đất đai càng đặc biệt quý giá. (ii) Tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Toàn lục địa trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu héc-ta) chỉ có 13.340 triệu héc-ta. Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu héc-ta. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu héc-ta đất canh tác. (iii) Diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác. (iv) Do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm, dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu héc-ta đất đã và đang bị thoái hóa, trong đó 1.260 triệu héc-ta tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương. Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu héc-ta bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu héc-ta đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu héc-ta đất thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu héc-ta đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất...(v) Lịch sử đã chứng minh sản xuất nông 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất