Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Lời tựa cho tập thơ...

Tài liệu Lời tựa cho tập thơ

.DOC
3
224
96

Mô tả:

Lời tựa Người lạc vào vườn tháng Giêng Tôi có thói quen đọc sách, xem cái toàn cục rồi dần dà nhấn nhá lật giở các chi tiết “trước lạ sau quen, trước đứng ngoài ngõ sau len vào nhà”. Vườn tháng Giêng-vườn xuân-“lá phô lời non tơ/ hoa nói lời sực nức”. Ở đây tất cả như vừa chớm, chưa kịp, khe khẽ đón và chờ, “trăng chưa tỏ… lộc chưa xòe lá xanh” và “bước chân ai đầu ngõ/ còn dè dặt ngại ngùng/cái nhìn chưa dám ngỏ/một chút lòng tơ vương”. Vườn tháng Giêng-Vườn xuân-vườn thơ mở lối sang vườn tình “hoa xoan hoa bưởi rắc màu tương tư”. Người lạc vào vườn đó là Phạm Thị Kim Khánh, cô giáo Văn ở trường Sư phạm nay là giảng viên trường Đại học tôi đã gặp và biết từ nhiều năm nay. Khánh ngoài đời phép tắc, giữ tính tình, Khánh trong thơ thì “phá lệ” “ùa vào tháng Hai/ xoay tít một vòng sực nức”, “đánh thức mọi lãng quên/vực dậy yếu mềm/rì rào…rì rào sinh nở” và nàng mê man chạy trong vườn như chạy trên sa mạc rát bỏng, lạc vào rừng sâu, rơi xuống vực thẳm “tuyệt vọng”, “nằm lả bên bờ nước tháng Giêng/ bên khu vườn tháng Giêng” bỏ ngỏ, nàng reo lên: Ta nhìn thấy đời ta, con tạo cơ cầu giấu kỹ Lá bùa nắn nót chữ: Tình Yêu (Lá bùa) Người Lưỡng Hà hơn 4000 năm trước đã tụng ca nữ thần Ishtar: Ôi nữ thần, có nàng dẫn đạo Số phận trên đời nàng giữ ở bàn tay Mỗi cái nhìn nàng tạo niềm vui mới Quyền lực, vinh quang, hộ mệnh thế gian này Nàng ngả đầu bên bóng Nữ thần như một loài cây mùa xuân trút bỏ, bứt phá, ứa nhựa 1 Đánh thức mầm khát khao ngủ yên Xóa trên trán ưu tư vết nhăn nghi hoặc Đổ lá cũ, bóc vỏ ngày cằn cỗi Ta nâng mầm, nảy nụ dâng xuân ( Lời của cây) Rồi một loạt triết lý tình yêu vỗ về nàng. Những là: “Em yêu, thế là em hạnh phúc” ( Hạnh phúc) “Ai đó nói thứ tình đã cũ Em mới nghe tình yêu ấy lần đầu” (Đối thoại) “ Đừng để đời đắm đuối Đừng dời bước khỏi bờ Thì chị ơi, nguyên vẹn Vẹn nguyên con số không” (Chị và em) Có bùa hộ mệnh, có triết lý dẫn đường có hoa lá mách bảo, nàng “tự nguyện” “ấu thơ cho anh miền cỏ mê dại hồn nhiên”; khát khao dào lên tình tự: “Thật lòng nữa, xin một lần phá lệ Một lần thôi, một lần thôi, có thể Để trái tim buồn không nhớ uổng thương oan” (Tủi) Và “giá có cách tình yêu ơi, trả nợ/ trả nợ rồi ta mới thật là ta” (Tạ lỗi) 2 Nhưng lắm khi như con hạc đầu đình “muốn bay không nhấc nổi bình mà bay”. Tự mình mâu thuẫn với mình, mê và tỉnh, thèm khát và ngại ngùng, nàng thấm thía nỗi đắng đót, cô đơn “Tay cầm quả chát, ai ơi Mình em lội giữa bời bời tối đêm” (Qua sông) Nghe tiếng gọi hối thúc, nàng lội qua bóng đêm “Tìm về tuổi hai mươi/ bấm nốt khởi động” làm một cuộc “phục sinh” kỳ diệu- một cuộc phục sinh cho thơ. Gặp được “một đầu bếp tuyệt vời”, nàng bày biện môt bữa tiệc chữ nghĩa, thưởng ngoạn bằng cả “mắt mũi và miệng/tất cả giác quan tinh nhạy nhất/ tinh nhạy và đói”. Bữa tiệc xong họ còn “nhấm thấm dư vị đại tiệc” giống như làm xong một bài thơ hay, được gặp chuyện trò với người đẹp. Có gì sung sướng hạnh phúc hơn! Lý Thương Ẩn nhà thơ đời Đường Trung Quốc truyền lại cho các thi sĩ đời sau mấy điều, đại ý: Một: thơ chuộng tính tự nhiên Hai: thơ trọng lối cấu tứ Ba: thơ đề cao tình cảm Thơ của Phạm Thị Kim Khánh có đủ cả ba phẩm chất ấy. Chỉ có khác ở chừng mực cao thấp, đậm nhạt mà thôi. Bạn đọc sẽ dõi theo và đón bước đi của chị “xăm xăm băng lối” vườn thơ riêng mình. Con đường thi ca là vậy! VĂN ĐẮC 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan