Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lỗi sử dụng một số hành vi ngôn ngữ của học viên lào học tiếng việt (tại đoàn 87...

Tài liệu Lỗi sử dụng một số hành vi ngôn ngữ của học viên lào học tiếng việt (tại đoàn 871 tcct)

.PDF
119
216
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN HỨA THỊ CHÍNH LỖI SỬ DỤNG MỘT SỐ HÀNH VI NGÔN NGỮ CỦA HỌC VIÊN LÀO HỌC TIẾNG VIỆT (TẠI ĐOÀN 871 – TCCT) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 02 40 Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN HỨA THỊ CHÍNH LỖI SỬ DỤNG MỘT SỐ HÀNH VI NGÔN NGỮ CỦA HỌC VIÊN LÀO HỌC TIẾNG VIỆT (TẠI ĐOÀN 871 – TCCT) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 02 40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hƣơng Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Những tƣ liệu và số liệu trong luận văn là trung thực do tôi thực hiện. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ LUẬN VĂN HỨA THỊ CHÍNH LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Thị Thanh Hƣơng đã dành thời gian cùng tâm huyết hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn Viện Ngôn ngữ, Khoa Ngôn ngữ học Trƣờng Đại học KHXH&NV – ĐHQGHN đã tạo điều kiện để tôi có đƣợc môi trƣờng học tập và nghiên cứu thuận lợi nhất. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Đoàn 871 – Tổng cục Chính trị QĐNDVN đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các học viên của tôi đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tác giả luận văn Hứa Thị Chính MỤC LỤC BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................5 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7 1.Lý do chọn đề tài. .................................................................................................7 2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuả đề tài ..............................................................8 3.Lịch sử vấn đề .......................................................................................................9 4. Nhiệm vụ............................................................................................................13 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ....................................................................13 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................14 7. Cấu trúc của luận văn. .......................................................................................15 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................16 1.1.MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ LỖI.....................................................................16 1.1.1.Lỗi nhìn dƣới góc độ cấu trúc và hành vi luận. .............................................................. 16 1.1.2.Lỗi nhìn dƣới góc độ ngôn ngữ học chức năng ............................................................. 17 1.1.3.Lỗi xét theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu .......................18 1.1.4.Lỗi nhìn dƣới góc độ ngôn ngữ học tâm lý ....................................................................18 1.2.ĐỊNH NGHĨA LỖI ..........................................................................................20 1.3.MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH LỖI ..............................................................21 1.4.PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỖI ...............................................................21 1.5.MỘT SỐ CÁCH PHÂN LOẠI LỖI ................................................................23 1.6.HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN ............................................27 1.6.1.Một số vấn đề về hành vi ngôn ngữ .......................................................... 27 1.6.1.1. Khái niệm “hành vi ngôn ngữ”........................................................................... 27 1.6.1.2. Hành vi ngôn ngữ ở lời gián tiếp ....................................................................... 29 1.6.2.Hành vi khen .......................................................................................................................30 1.6.2.1. Khái niệm “khen”................................................................................................. 30 1.6.2.2. Từ “khen” đƣợc thể hiện trong tiếng Việt ......................................................... 32 1.6.2.3. Mục đích và chức năng của hành vi khen ......................................................... 33 1 1.6.2.4. Nội dung khen ...................................................................................................... 34 1.6.3.Tiếp nhận lời khen..............................................................................................................35 1.6.3.1. Khái niệm “tiếp nhận lời khen” .......................................................................... 35 1.6.3.2. “Tiếp nhận lời khen” trong tiếng Việt................................................................ 35 1.6.3.3. Mục đích và chức năng của tiếp nhận lời khen................................................. 36 1.6.3.4 Các hình thức tiếp nhận lời khen ......................................................................... 37 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................39 Chƣơng 2. LỖI SỬ DỤNG HÀNH VI KHEN BẰNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO ............................................................................................41 2.1.CÁCH THỨC KHEN CỦA NGƢỜI VIỆT ....................................................41 2.1.1. Một số kết quả nghiên cứu về cách thức khen của ngƣời Việt. ..................................41 2.1.2. Mô hình cấu trúc lời khen trong tiếng Việt ....................................................................45 2.1.2.1. Một số mô hình cấu trúc lời khen về ngoại hình mà ngƣời Việt thƣờng sử dụng. ............................................................................................................... 47 2.1.2.2. Một số mô hình cấu trúc lời khen về tính cách, phẩm chất, năng lực mà ngƣời Việt thƣờng sử dụng. ......................................................................................................... 48 2.1.2.3. Một số mô hình cấu trúc lời khen về vật sở hữu mà ngƣời Việt thƣờng sử dụng. .................................................................................................................................... 49 2.1.2.4. Một số mô hình cấu trúc lời khen về vật không sở hữu mà ngƣời Việt thƣờng sử dụng. ............................................................................................................................... 49 2.2. CÁCH THỨC KHEN BẰNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO. 50 2.2.1. Mô hình cấu trúc lời khen bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào. ...................51 2.2.1.1. Một số mô hình cấu trúc lời khen về ngoại hình bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào. ...................................................................................................................... 53 2.2.1.2. Một số mô hình cấu trúc lời khen về tính cách, phẩm chất, năng lực bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào.............................................................................. 54 2.2.1.3. Một số mô hình cấu trúc lời khen về vật sở hữu bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào. ...................................................................................................................... 55 2.2.1.4. Một số mô hình cấu trúc lời khen về vật không sở hữu bằng tiếng Việt của 2 Học viên Quân sự Lào....................................................................................................... 56 2.3. LỖI SỬ DỤNG HÀNH VI KHEN BẰNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO. ...................................................................................................57 2.3.1. Lỗi dụng học ......................................................................................................................57 2.3.1.1. Lỗi dùng trộn lẫn “cách nói ngụ ý, ẩn dụ” với “cách thức hỏi để khen” ..... 57 2.3.1.2. Lỗi dùng trộn lẫn “cách thức khen trần thuật” với “cách thức hỏi để khen”. ................................................................................................................................. 58 2.3.1.3. Lỗi dùng sai “cách thức khen của hành vi giả định ƣớc mong”...................... 58 2.3.2. Lỗi từ vựng ......................................................................................................................... 60 2.3.2.1.Lỗi dùng thừa loại từ “chiếc” ............................................................................... 60 2.3.2.2.Lỗi dùng về trật tự của danh từ và loại từ ........................................................... 60 2.3.2.3. Lỗi dùng lẫn lộn các động từ: xem, trông, ngắm, nhìn, thấy ........................... 61 2.3.2.4. Lỗi dùng động từ “trở nên” thay vì “trở thành” và ngƣợc lại .......................... 62 2.3.2.5. Lỗi dùng thừa động từ “có”................................................................................. 62 2.3.2.6. Lỗi dùng từ “giống nhau” thay vì “giống nhƣ”................................................. 63 2.3.2.7. Lỗi dùng “chúng họ” thay vì dùng “họ” ............................................................ 63 2.3.2.8. Lỗi dùng từ xƣng gọi “ông”, “bà” ...................................................................... 64 2.3.2.9. Lỗi dùng nhầm lẫn: tất cả, cả, toàn thể, toàn bộ ................................................ 65 2.3.3. Lỗi ngữ pháp ......................................................................................................................66 2.3.3.1. Lỗi dùng thừa giới từ “cho” ................................................................................ 66 2.3.3.2. Lỗi dùng “…ơi là….” .......................................................................................... 67 2.3.3.3. Lỗi dùng thừa từ “nhƣ”........................................................................................ 67 2.3.3.4. Lỗi dùng phó từ chỉ mức độ “rất, quá, lắm”. ..................................................... 68 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................69 Chƣơng 3. LỖI TIẾP NHẬN LỜI KHEN BẰNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO ............................................................................................71 3.1.CÁCH THỨC VÀ CẤU TRÚC TIẾP NHẬN LỜI KHEN CỦA NGƢỜI VIỆT ..71 3.1.1. Cách thức tiếp nhận lời khen của ngƣời Việt ................................................................ 71 3.1.2. Cấu trúc tiếp nhậnhành vi khen trong tiếng Việt........................................................... 73 3 3.2. CÁCH THỨC VÀ CẤU TRÚC TIẾP NHẬN LỜI KHEN BẰNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO.............................................................74 3.2.1. Cách thức tiếp nhận lời khen bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào.......74 3.2.2. Cấu trúc tiếp nhận lời khen bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào. .................75 3.3. LỖI TIẾP NHẬN LỜI KHEN BẰNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO. ...................................................................................................77 3.3.1. Lỗi dụng học ......................................................................................................................77 3.3.1.1. Lỗi dùng kết hợp “khẳng định” và “phủ định” trong cùng hành vi hồi đáp .. 77 3.3.1.2. Lỗi dùng “cách thức nói giảm” và “cách thức khẳng định” trong cùng hành vi hồi đáp. ................................................................................................................................ 78 3.3.2. Lỗi từ vựng ......................................................................................................................... 79 3.3.2.1. Lỗi dùng sai loại từ............................................................................................... 79 3.3.2.2.Lỗi dùng thừa động từ “ là”.................................................................................. 80 3.3.2.3. Lỗi dùng từ “giống nhau”, “khác nhau” thay vì “giống”, “khác”, “nhƣ”.... 80 3.3.2.4.Lỗi dùng nhầm “đây” với “này” và ngƣợc lại.................................................... 81 3.3.3. Lỗi ngữ pháp ......................................................................................................................82 3.3.3.1. Lỗi dùng sai giới từ“trong” ................................................................................. 82 3.3.3.2. Lỗi dùng giới từ “cho” thay vì quan hệ từ “nên” ............................................. 83 3.3.3.3. Lỗi dùng cặp liên từ chỉ mức độ tăng tiến “….càng ngày càng…” và cặp liên từ “Càng….càng…”.......................................................................................................... 83 3.3.3.4. Lỗi dùng trật tự của từ chỉ tần suất “luôn luôn”. ............................................... 85 3.3.3.5.Lỗi dùng tổ hợp đại từ “….thế nào cũng…”...................................................... 85 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .........................................................................................87 KẾT LUẬN ..............................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91 PHIẾU HOÀN THIỆN DIỄN NGÔN 1 ................................................................99 4 BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT HVQSL : Học viên Quân sự Lào QĐNDVN : Quân đội Nhân dân Việt Nam QĐNDL : Quân đội Nhân dân Lào QĐ : Quân đội TCCT : Tổng cục Chính trị Nxb KHXH : Nhà xuất bản Khoa học xã hội Nxb ĐH THCN : Nhà xuất bản Đại học, Trung học chuyên nghiệp Nxb ĐHQG : Nhà xuất bản Đại học Quốc gia T/c : Tạp chí CN1 : Chủ ngữ 1 ( ngƣời khen) CN2 : Chủ ngữ 2 ( ngƣời, vật đƣợc khen) DT : Danh từ CDT : Cụm danh từ TT : Tính từ ĐT : Động từ BN : Bổ ngữ TCMĐ : Từ chỉ mức độ 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.3.1 Thống kê các lỗi dụng học trong lời khen .............................................59 Bảng 2.3.2 Thống kê lỗi từ vựng trong lời khen ......................................................66 Bảng 2.3.3 Thống kê lỗi ngữ pháp trong lời khen ...................................................68 Bảng 3.3.1 Thống kê lỗi dụng học trong tiếp nhận lời khen....................................78 Bảng 3.3.2 Thống kê lỗi từ vựng trong tiếp nhận lời khen ......................................82 Bảng 3.3.3. Thống kê lỗi ngữ pháp trong tiếp nhận lời khen ..................................86 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Những năm gần đây, xu thế hội nhập quốc tế, giao lƣu văn hóa giữa Việt Nam và cộng đồng thế giới đang trong chiều hƣớng phát triển. Sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác ngày càng đƣợc mở rộng. Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài - tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ đã trở thành một trong những môn học đƣợc sự quan tâm của các ngành dạy tiếng trong và ngoài nƣớc. Việt Nam và Lào là hai nƣớc láng giềng anh em, có quan hệ tình cảm đặc biệt gắn bó thân thiết từ lâu đời. Để gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp đó, những năm gần đây, công tác đào tạo tiếng Việt cho các bạn Học viên Quân sự Lào (HVQSL) luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và đặc biệt là Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) rất quan tâm. Căn cứ vào Hiệp định đã ký kết giữa 2 Đảng, Nhà nƣớc và Quân đội Việt Nam – Lào; căn cứ vào tình hình thực tế, QĐNDVN mà trực tiếp là Bộ Quốc Phòng đã chỉ thị cho một số trƣờng quân đội (QĐ) tổ chức đào tạo tiếng Việt cho những học viên là sỹ quan, hạ sỹ quan Quân đội Nhân dân Lào (QĐNDL), trong đó có Đoàn 871 – Tổng cục Chính trị (TCCT). Đoàn 871 – TCCT là một trong những nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo tiếngViệt cho HVQSL từ năm 2000 đến nay. Trải qua 15 năm đào tạo tiếng Việt cho bạn, chúng tôi nhận thấy, nhƣ nhiều sinh viên nƣớc ngoài học tiếng Việt, các bạn HVQSL sang Việt Nam học tập,với một môi trƣờng hoàn toàn mới, tiếp xúc với một nền văn hóa mới, một ngôn ngữ mới đã thực sự khó khăn trong việc thể hiện ngôn ngữ đích. Đặc biệt, do tính chất đặc thù của các trƣờng trong QĐ, trong đó có Đoàn 871 – TCCT thì theo quy định và quy chế của trƣờng, một tháng HVQSL chỉ đƣợc ra ngoài hai lần. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thụ đắc ngôn ngữ đích của ngƣời học vì môi trƣờng giao tiếp tiếng (ngoài giáo viên) hầu nhƣ học viên rất ít có cơ hội đƣợc trò chuyện, tiếp xúc với ngƣời Việt. Bên cạnh đó, học viên gửi sang học tiếng Việt tại Đoàn bao gồm nhiều đối tƣợng khác nhau về tuổi đời, tuổi quân, hoàn cảnh sống cũng khác nhau. Có những học viên đến từ vùng sâu, vùng 7 xa, vùng biên giới hẻo lánh của Lào, nhận thức còn hạn chế. Không có môi trƣờng tiếng của ngƣời bản ngữ cũng nhƣ đầu vào không đồng đều về nhận thức đã thực sự ảnh hƣởng đến việc tiếp thu vốn từ vựng, sự hiểu biết về cách dùng từ, đặt câu trong những tình huống khác nhau; ảnh hƣớng đến việc tiếp cận với các cách thức sử dụng hành vi ngôn ngữ của ngƣời Việt. Lỗi sử dụng một số hành vi ngôn ngữ là một trong những lỗi mà học viên trong quá trình học tiếng Việt mắc phải khá nhiều. Hành vi ngôn ngữ bao gồm các hành vi nhƣ: khen, chê, phê bình, cảm ơn, xin lỗi….. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát tƣ liệu, chúng tôi nhận thấy hành vi khen và tiếp nhận lời khen đƣợc học viên sử dụng các mẫu câu một cách đa dạng và phong phú; đặc biệt cách sử dụng từ ngữ rất thú vị. Hơn nữa, do khuôn khổ của luận văn nên chúng tôi chỉ có thể tiến hành thu thập và xử lý các ngữ liệu đối với hành vi khen và tiếp nhận lời khen. Chính vì vậy, chúng tôi đã thu hẹp phạm vi nghiên cứu đề tài của mình là : “Lỗi sử dụng hành vi khen và tiếp nhận lời khen của Học viên Quân sự Lào học tiếng Việt tại Đoàn 871 – Tổng cục Chính trị” cho luận văn của mình. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuả đề tài - Ý nghĩa khoa học Cung cấp một bức tranh toàn diện về nguồn gốc nảy sinh lỗi tiếng Việt trong sử dụng hành vi khen và tiếp nhận lời khen của HVQSL; Phân tích và chỉ ra cơ chế làm nảy sinh các dạng lỗi của ngƣời học mắc phải; trên cơ sở đó làm tiền đề cho ngƣời dạy và ngƣời học đề ra các chiến lƣợc và giải pháp sửa lỗisử dụng hành vi ngôn ngữ, đặc biệt là hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong giao tiếp tiếng Việt sao cho đúng và hiệu quảhơn. - Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu về lỗi sử dụng tiếng Việt về hành vi khen và tiếp nhận lời khen của HVQSL sẽ là tài liệu thiết thực giúp cho việc nâng cao chất lƣợng học tiếng Việt của ngƣời nƣớc ngoài nói chung và của HVQSL nói riêng tại Đoàn 871; đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy đƣợc những nét tinh tế thể hiện bản sắc ngôn ngữ - văn hóa riêng, khá độc đáo trong giao tiếp, ứng xử của ngƣời 8 Việt, làm nổi bật cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc trƣớc sự cảm nhận của các bạn học viên Lào cũng nhƣ của ngƣời nƣớc ngoài khi học tập, tiếp xúc với tiếng Việt. 3. Lịch sử vấn đề 3.1 Tình hình nghiên cứu về hành vi khen và tiếp nhận lời khen Trên thế giới, từ ba thập niên trƣớc, hành vi khen (lời khen, thông điệp khen) và tiếp nhận lời khen (hồi đáp khen) đã đƣợc nghiên cứu khá nhiều, đặc biệt là ở các nƣớc nói tiếng Anh. Ngƣời tiên phong nghiên cứu lời khen và cách hồi đáp lời khen của ngƣời Mỹ là Pomerantz, A. (1978) [79].Ông cho rằng, với ngƣời Mỹ, lời hồi đáp có thể thuộc vào ba loại: 1. chấpnhận lời khen (acceptance), 2. từ chối lời khen (rejections), 3. cách nói tránh tự khen ngợi bản thân (self-praise avoidance mechanisms). Còn Wolfson, N & Manes, J. (1980) [88], trong nghiên cứu đầu tiên của mình đã nêu lên chức năng của hành động khen là xây dựng và thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa ngƣời khen và ngƣời đƣợc khen. Điều này đã đƣợc Wolfson, N. (1983), Herbert, R. (1986) và Holmes, J. (1987) cung cấp thêm những kết quả rõ ràng để khẳng định giả thuyết ấy chính là chức năng chính của lời khen.Manes, J. (1983) [76] khẳng định khen và hồi đáp khen phản ánh giá trị văn hóa của một cộng đồng. Hành vi khen và hồi đáp khen gần đây càng ngày càng thu hút nhiều nhà nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Barnlund. D.C. và Araki, S. (1985) [49] về mật độ sử dụng lời khen giữa ngƣời Mỹ và ngƣời Nhật đã đƣa ra kết luận: Tần suất sử dụng lời khen của ngƣời Mỹ nhiều hơn ngƣời Nhật và nếu nhƣ ngƣời Nhật thƣờng xuyên khen công việc, học tập, ngoại hình thì ngƣời Mỹ thƣờng khen về ngoại hình, những nét quyến rũ riêng tƣ. Khi nghiên cứu sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Mỹ - Nhật trong việc khen các thành viên trong gia đình nơi công cộng thì Daikuhara, M. (1986) [63] cũng đã đƣa ra kết luận: ngƣời Nhật rất hiếm khi khen các thành viên trong gia đình nơi công cộng nhƣng với ngƣời Mỹ thì việc làm này lại rất thƣờng xuyên. 9 Nghiên cứu sự khác nhau trong việc hồi đáp lời khen giữa phụ nữ Mỹ và phụ nữ Hàn Quốc của Chung-hye Han (1992) [62] cũng đã đƣa ra kết luận:75% phụ nữ Mỹ chấp nhận lời khen trong khi đó với phụ nữ Hàn chỉ có 20% là chấp nhận lời khen. Đặc biệt, so sánh lời khen giữa văn hóa Thái Lan và văn hóa Mỹ đã có các tác giả Gajaseni, C.(1994) [65], Cooper, R và Cooper, N (2005) [58] và Payung Cedar (2006) [78] quan tâm. Payyung Cedar nghiên cứu nét tƣơng đồng và khác biệt trong cách hồi đáp lời khen giữa ngƣời Thái và ngƣời Mỹ thì thấy rằng, ngƣời Thái thƣờng đáp trả lời khen chỉ bằng một nụ cƣời và không dùng kèm bất cứ một phát ngôn nào, trong khi ngƣời Mỹ thƣờng chấp nhận và đáp trả lời khen một cách tích cực. Đây chính là điểm khác biệt rõ nét nhất trong văn hóa đáp trả lời khen giữa ngƣời Thái và ngƣời Mỹ. Nelson, G.L;Bakary, W.E. và Batal, M.A. (1996) [77] tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa cách khen của ngƣời Ai Cập và ngƣời Mỹ và kết luận cấu trúc lời khen của hai cộng đồng này giống nhau (vật đƣợc khen + tính từ) nhƣng tần suất sử dụng lời khen của ngƣời Mỹ nhiều hơn ngƣời Ai Cập. Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu liên quan đến khen và hồi đáp khen nhƣ luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Quang (1999) [38] - “Một số khác biệt giao tiếp Việt – Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen”. Tác giả đã so sánh sự khác biệt trong các hình thức xƣng hô, các dấu hiệu từ vựng tình thái, cái nên khen và cái không nên khen, các chiến lƣợc tiếp nhận lời khen khác nhau giữa ngƣời Việt và ngƣời Mỹ. Tuy nhiên, trong đề tài này, nhóm thể nghiệmMỹ là những ngƣời sinh sống và làm việc ở Châu Á, nên theo chúng tôi nhóm thể nghiệm này ít nhiều cũng có những ảnh hƣởng theo văn hóa của ngƣời châu Á. Đặc biệt là các yếu tố cận ngôn (paralinguistic factors) nhƣ ngữ điệu, trọng âm, các yếu tố thuộc ngôn ngữ phi lời nhƣ cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, biểu hiện trên mặt, các yếu tố thuộc môi trƣờng giao tiếp nhƣ nơi giao tiếp, thời điểm giao tiếp và trạng thái giao tiếp chƣa đƣợc đề cập đến. Tác giả đã quan tâm đến yếu tố văn hóa và giao thoa văn hóa nhƣng chƣa lýgiải rõ ràng vì sao lại có hiện tƣợng này. Tiếp đó là đề tài nghiên cứu của Bùi Thị Phƣơng Chi và Phạm Thị Thu Hà (2005) [11]: “Một vài khảo sát về đặc điểm văn hóa của người Châu Âu và người Việt thể hiện qua lời khen”. Đề tài 10 nghiên cứu này tìm hiểu đặc điểm tâm lý, văn hóa của ngƣời Châu Âu và ngƣời Việt thể hiện qua hành động khen. Tuy nhiên, chỉ giới hạn trong một nhóm nghiệm thể nhỏ (30 ngƣời Việt và 30 ngƣời châu Âu), hầu hết là sinh viên đại học, nên kết quả khảo sát chỉ thể hiện đƣợc một phần nào đặc điểm tâm lý của hai dân tộc. “Văn hóa ứng xử của người Việt Nam Bộ và người Mỹ qua lời khen và lời hồi đáp khen” luận án tiến sĩ của Trần Kim Hằng (2011) [22] đã tìm hiểu những đặc điểm về ngôn ngữ và văn hóa ứng xử thể hiện qua lời khen và lời đáp trong tiếng Việt ở riêng vùng Nam Bộ và tiếng Anh ở Mỹ. Tác giả đã chỉ ra những biểu hiện văn hóa của hai dân tộc Việt, Mỹ qua các cấu trúc khen và hồi đáp khen và xác định đƣợc lớp từ ngữ rặt Nam Bộ và cách dùng chúng trong khen và hồi đáp khen. Tuy nhiên, các mẫu câu khen tiếng Việt đƣợc khảo sát trong luận án là của ngƣời Việt vùng Nam Bộ vì thế đây chỉ là các mô hình đặc ngữ chứ chƣa phải là các mô hình phổ quát. Gần đây, phải kể đến luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Thị Bình (2012) [3] “Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của lời khen, lời chê trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)”. Luận án đã nghiên cứu lời khen và lời chêở cả ba bình diện: cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng thông qua việc tập hợp các biểu thức ngữ vi khen và chê ở cả hai ngôn ngữ. Đồng thời xây dựng những mô hình cấu trúc của hai hành động lời nói khen và chê để phân định đâu là các hành vi tại lời phổ quát và đâu là các hành vi tại lời đặc ngữ để từ đó nêu lên các đặc trƣng ngôn ngữ - văn hóa trong lời khen và lời chê của ngƣời Việt và ngƣời Mỹ. Bên cạnh đó, tác giả đã mô tả và xác định vai trò ngữ nghĩa của các thành tố tạo nên biểu thức ngữ vi khen và biểu thức ngữ vi chê. Đặc biệt là luận án đã tổng hợp các chiến lƣợc ngƣời Việt và ngƣời Mỹ thƣờng sử dụng khi thực hiện hành vi khen, chê và chức năng của chúng trong giao tiếp để chỉ ra những biểu hiện văn hóa của hai dân tộc nói chung, và văn hóa ứng xử của ngƣời Việt và ngƣời Mỹ thông qua hai hành động ngôn từ đối ứng nhau này nói riêng. Tác giả luận án đã chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt về nội dung, hình thức, chiến lƣợc sử dụng và chức năng của lời khen và lời chê trong hai ngôn ngữ và từ đó khẳng định mỗi dân tộc có cách sử dụng ngôn ngữ riêng và gắn liền với tƣ duy và văn hóa của dân tộc đó. Sau nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Bình thì 11 tác giả Phạm Thị Hà (2013) [18], luận án tiến sĩ “ Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt (qua hành vi khen và tiếp nhận hành vi khen)”đã đƣa ra một cái nhìn tổng thể về hành vi khen trong giao tiếp ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng bằng cách phân tích, khảo sát và chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ giới của hành vi khen và tiếp nhận hành vi khen trong giao tiếp tiếng Việt hai đối tƣợng cụ thể là:ngƣời hâm mộ với nghệ sỹ và hình thức bên ngoài của con ngƣời. 3.2. Tình hình nghiên cứu về lỗi của ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt Trong xu thế hội nhập và mở cửa nhƣ hiện nay, nhu cầu hoc tiếng Việt ngày càng tăng lên và quá trình ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt thƣờng nảy sinh nhiều lỗi. Việc phân tích, đánh giá lỗi của ngƣời học sẽ giúp nhiều cho công tác giảng dạy của giáo viên cũng nhƣ việc học của học viên. Vì thế mà đã có một vài công trình nghiên cứu về lỗi của ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt nhƣ “Nghiên cứu các dạng lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên nói tiếng Anh” của tác giả Nguyễn Văn Phúc (1999) [37], “ Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của ngƣời nƣớc ngoài và những vấn đề liên quan” của tác giả Nguyễn Thiện Nam (2001) [32], “ Lỗi ngôn ngữ của ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt trên tƣ liệu lỗi từ vựng, ngữ pháp của ngƣời Anh, Mỹ” của tác giả Nguyễn Linh Chi (2009) [12]. Tác giả Nguyễn Linh Chi đã chỉ ra các lỗi cơ bản về từ vựng, ngữ pháp của ngƣời Anh, ngƣời Mỹ học tiếng Việt và tác giả tiếp cận các lỗi này từ góc độ chiến lƣợc học, chiến lƣợc giao tiếp và hệ thống ngôn ngữ trung gian. Luận án miêu tả, giải thích những lỗi từ vựng, ngữ pháp và chỉ ra nguyên nhân gây nên lỗi theo cơ sở lý luận phân tích lỗi do S. P. Corder khởi xƣớng. Riêng luận án của tác giả Nguyễn Thiện Nam nghiên cứu về lỗi ngữ pháp của ngƣời nói tiếng Khơme, tiếng Nhật và tiếng Anh khi học tiếng Việt (chủ yếu là ngƣời nói tiếng Khơme và tiếng Nhật; còn đối với ngƣời nói tiếng Anh học tiếng Việt chỉ có một phần rất nhỏ) và đã đƣa ra kết luận quan trọng. Những kết luận đó đã góp phần không nhỏ vào việc học tiếng Việt của ngƣời nƣớc ngoài và giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về lỗi ngữ pháp của ngƣời nói tiếng Khơ me và tiếng Nhật ở góc độ lỗi tự ngữ đích và lỗi giao thoa chứ chƣa nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện các lỗi khác nhau. 12 Nhƣ vậy, có thể thấy chƣa có một công trình nghiên cứu nào xem xét lỗi sử dụng các hành vi khen và tiếp nhận hành vi khen, đặc biệt là với đối tƣợng Học viên Quân sự Lào 4. Nhiệm vụ. Luận văn sẽ tập trung giải quyết những vấn đề sau: - Xây dựng cơ sở lý luận cho việc phân tích lỗi trong việc sử dụng hành vi khen và tiếp nhận lời khen. - Phân tích và miêu tả các lỗi trong việc sử dụng hành vi khen. - Phân tích và miêu tả các lỗi trong việc tiếp nhận lời khen. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Hàng năm, Đoàn 871 – TCCT đã tiếp nhận từ 100 cho đến 150 sỹ quan Quân đội Nhân dân Lào sang học tập tiếng Việt tại Đoàn. Các lỗi sử dụng hành vi khen và tiếp nhận lời khen đã đƣợc thu thập từ 100 học viên đang trực tiếp học tập tại Đoàn trong năm học 2014 - 2015. Tất cả 100 học viên này, trƣớc khi sang Việt Nam học tập đều chƣa biết tiếng Việt, nghĩa là đầu vào của họ là nhƣ nhau. Các học viên này có tuổi đời từ 18 - 40 tuổi. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hành vi khen và tiếp nhận lời khen khi học viên đã học hết cuốn giáo trình tiếng Việt trình độ B của Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội do GS.TS. Đoàn Thiện Thuật chủ biên. Lỗi trong quá trình học ngoại ngữ ta có thể bắt gặp ở bất cứ bình diện nào của ngôn ngữ và lỗi sử dụng một số hành vi ngôn ngữ cũng vậy. Lỗi sử dụng một số hành vi ngôn ngữ là một trong những lỗi mà học viên trong quá trình học tiếng Việt mắc phải khá nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát tƣ liệu, chúng tôi nhận thấy hành vi khen và tiếp nhận lời khen đƣợc học viên sử dụng các mẫu câu một cách đa dạng, phong phú, đặc biệt cách sử dụng từ ngữ rất thú vị và đầy đủ trên cả 3 bình diện là: dụng học, ngữ pháp và từ vựng. Hơn nữa, do khuôn khổ của luận văn nên chúng tôi chỉ có thể tiến hành thu thập và xử lý các ngữ liệu đối với hành vi khen và tiếp nhận lời khen. Chính vì lý do đó mà chúng tôi đã thu hẹp phạm vi nghiên cứu đề tài là: “Lỗi sử dụng hành vi khen và tiếp nhận lời khen của Học viên Quân sự Lào học tiếng Việt tại Đoàn 871 – Tổng cục Chính trị” và chỉ đi sâu vào khảo sát 13 và phân tích lỗi sử dụng hành vi khen và tiếp nhận lời khen trên 3 bình diện: dụng học, từ vựng và ngữ pháp. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp thu thập đối tƣợng nghiên cứu Tƣ liệu lý tƣởng cho nghiên cứu dụng học là ngôn ngữ trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc có tƣ liệu tự nhiên cho các hành vi ngôn ngữ đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian thu thập. Vì thế, trong các nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ ngƣời ta thƣờng sử dụng phiếu hoàn thiện diễn ngôn (discourse completion task) Vì vậy, để thu thập thông tin phục vụ cho quá trình khảo sát, nghiên cứu lỗi sử dụng hành vi khen và tiếp nhận lời khen của HVQSL học tiếng Việt tại Đoàn 871 – TCCT, chúng tôi đã yêu cầu 100 học viên Lào điền vào các phiếu hoàn thiện diễn ngôn coi nhƣ bài tập ứng dụng trên lớp. Chúng tôi thiết kế 4 mẫu phiếu với 60 cảnh huống cho hành vi khen và 26 cảnh huống cho tiếp nhận lời khen. Đƣa cảnh huống phù hợp để học viên cung cấp hành vi ngôn ngữ tƣơng ứng. Mỗi phiếu nhƣ vậy đã đƣa ra những cảnh huống khen và tiếp nhận lời khen mà học viên thƣờng gặp trong thực tế giao tiếp hàng ngày. Bốn phiếu hoàn thiện diễn ngôn có nội dung nhƣ sau: - Phiếu hoàn thiện diễn ngôn 1: Hành vi khen ngƣời (Khen ngoại hình và khen tính cách, phẩm chất, năng lực). - Phiếu hoàn thiện diễn ngôn 2: Hành vi khen vật (Khen vật sở hữu và vật không sở hữu). - Phiếu hoàn thiện diễn ngôn 3: Tiếp nhận lời khen ngƣời (Khen ngoại hình và khen tính cách, phẩm chất, năng lực). - Phiếu hoàn thiện diễn ngôn 4: Tiếp nhận lời khen vật (Khen vật sở hữu và vật không sở hữu). Chi tiết về các phiếu hoàn thiện diễn ngôn xin xem ở Phụ lục Tƣ liệu thu đƣợc từ 4 phiếu hoàn thiện diễn ngôn đƣợc thực hiện bởi 100 học viên đã cho chúng tôi những lỗi sai rất đa dạng của ngƣời học ở các bình diện khác 14 nhau trong việc thể hiện hành vi khen và tiếp nhận lời khen. Đây chính là nguồn ngữ liệu giúp chúng tôi thực hiện việc phân tích lỗi. 6.2. Phƣơng pháp phân tích và xử lý đối tƣợng nghiên cứu Tƣ liệu sau khi đã thu thập, đƣợc phân tích và xử lý bằng những phƣơng pháp và thủ pháp sau: - Phƣơng pháp phân tích lỗi: Trên cơ sở nguồn ngữ liệu thu thập đƣợc, đối chiếu với các quan niệm về lỗi và lấy việc thực hiện hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong giao tiếp của ngƣời Việt làm chuẩn để nhận diện những lỗi sai của HVQSL học tiếng Việt khi thực hiện những hành vi này. Sau đó, phân loại chúng theo 3 bình diện cơ bản là lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp và lỗi dụng học. Phân tích và suy luận nhằm tìm ra nguyên nhân các lỗi sai của ngƣời học trong thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Việc nhận diện lỗi và phân tích lỗi đƣợc thực hiện theo các thao tác phân tích lỗi của Corder. - Miêu tả lỗi: Miêu tả các loại lỗi , nguyên nhân của lỗi - Thủ pháp: Thống kê 7. Cấu trúc của luận văn. Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chƣơng gồm: Chƣơng 1:Cơ sở lý luận. Chƣơng 2:Lỗi sử dụng hành vi khen bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào Chƣơng 3:Lỗi tiếp nhận lời khen bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào. 15 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ LỖI Trong thực tế, có rất nhiều quan niệm khác nhau về lỗi và phân tích lỗi.Về cơ bản, có thể nói đến 4 quan niệm về lỗi mà đƣợc các nhà nghiên cứu rất quan tâm. 1.1.1. Lỗi nhìn dưới góc độ cấu trúc và hành vi luận. Hơn hai thập kỉ sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan niệm về lỗi của các nhà nghiên cứu theo thuyết hành vi (behaviourism) và cấu trúc luận có ảnh hƣởng rất lớn đến việc dạy và học tiếng. Quan điểm này dựa trên cơ sở lý thuyết của các nhà tâm lý học nổi tiếng nhƣ Watson (1924), Thorndike (1932), và Skinner (1957) [dẫn theo 5]. Theo thuyết hành vi, con ngƣời là một tổ chức có khả năng thực hiện nhiều hành vi khác nhau. Sự xuất hiện của các hành vi này phụ thuộc vào 3 yếu tố trong quá trình học. Kích thích (stimulus) để tạo ra hành vi phản ứng (response) và củng cố (reinforcement) nhằm khẳng định sự phù hợp (hay không phù hợp) của phản ứng và khuyến khích sự lặp lại (hoặc mất đi) phản ứng trong tƣơng lai để cuối cùng có đƣợc thói quen. Thói quen đƣợc hình thành trong quá trình học ngoại ngữ cũngnhƣ các kiểu học khác. Trong quá trình tiếp nhận một ngôn ngữ khác, ngƣời học đã mang sang ngôn ngữ thứ hai những thói quen trong tiếng mẹ đẻ của họ. Thói quen đƣợc tạo nên bởi một phản hồi tự động trƣớc một kích thích có sẵn. Dựa trên cơ sở lý thuyết rút ra từ các kết quả thực nghiệm trên, Dakin (1973) đã chỉ ra 3 nguyên tắc chính của việc dạy và học tiếng. Đó là ngƣời học phải tạo ra các câu trả lời lăp lại một cách tích cực trƣớc các kích thích. Nguyên tắc thứ hai là cần phải khen thƣởng cho câu trả lời đúng với ngữ đích và sửa ngay các câu sai. Nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc định hình (2003) [5]. Nguyên tắc này cho thấy kết quả học tiếng sẽ tốt hơn và diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi hơn nếu nhƣ các hành vi phức tạp đƣợc chia nhỏ ra thành các bộ phận cấu thành và học dần dần. Nhƣ vậy, ngƣời học phải có đƣợc hành vi nói (Verbal behaviour) trong quá trình học tiếng. Kích thích là cái đƣợc dạy hoặc đƣợc giới thiệu cho ngƣời học. Phản ứng là sự đáp lại của ngƣời học đối với cái đƣợc dạy. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan