Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng việt...

Tài liệu Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng việt

.PDF
334
173
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH LỐI NÓI VÒNG TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH MÃ SỐ : 5. 04. 27 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.VS.TSKH.TRẦN NGỌC THÊM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2008 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH 2 MỤC LỤC TRANG DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................... 6 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 8 3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu...................................... 12 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 14 5. Nguồn ngữ liệu..................................................................................................... 14 6. Đóng góp của luận án........................................................................................... 16 7. Cấu trúc của luận án............................................................................................. 17 Chương 1 LỐI NÓI VÒNG - TIỀN ĐỀ, CƠ SỞ VÀ SỰ MINH ĐỊNH 1.1. Những tiền đề dẫn tới sự hình thành lối nói vòng.......................................... 19 1.1.1. Vai giao tiếp ............................................................................................. 20 1.1.2. Vị thế giao tiếp ......................................................................................... 21 1.1.3. Phép lịch sự............................................................................................... 22 1.2. Cơ sở của lối nói vòng – những lẽ thường ..................................................... 25 1.2.1. Tính hiển nhiên của lẽ thường - cơ sở tổ chức điều này .......................... 27 1.2.2. Tính đa biến của lẽ thường - yếu tố chi phối cách tổ chức điều này ............................................................................. 29 1.3. Minh định lối nói vòng – Quan niệm và nhận diện........................................ 34 1.3.1.Quan niệm.................................................................................................. 34 1.3.2. Các tiêu chí nhận diện lối nói vòng .......................................................... 37 1.3.3. Định nghĩa lối nói vòng ............................................................................ 43 1.3.4. Sự xác định ba tham tố của lối nói vòng .................................................. 44 1.3.5. Lối nói vòng với những khái niệm hữu quan ........................................... 47 1.3.5.1. Quan hệ giữa lối nói vòng với tiền giả định bách khoa và hàm ý ............................................................................................. 47 1.3.5.2. Quan hệ giữa lối nói vòng với hành vi ở lời gián tiếp ........................ 50 1.3.5.3. Quan hệ giữa lối nói vòng với các chiến lược giao tiếp ..................... 53 1.3.5.4. Quan hệ giữa lối nói vòng với tình thế giao tiếp ................................ 54 1.3.5.5. Phân biệt lối nói vòng với những khái niệm hữu quan....................... 61 3 1.3.6. Hoạt động của lối nói vòng trong sự đan xen, tích hợp .........................63 Chương 2 MỤC ĐÍCH VÀ TÌNH THẾ GIAO TIẾP CỦA LỐI NÓI VÒNG 2.1. Lối nói vòng xét theo mục đích giao tiếp....................................................... 68 2.1.1. Tiêu chí phân loại ..................................................................................... 68 2.1.2. Các tiểu loại.............................................................................................. 70 2.1.2.1. Lối nói vòng đạt đích hoàn toàn ........................................................ 70 2.1.2.2. Lối nói vòng đạt đích không hoàn toàn ............................................. 75 2.1.3. Định lượng lượt lời biểu hiện ................................................................... 82 2.1.3.1. Xác định tọa độ giữa điều này và điều khác ....................................... 82 2.1.3.2. Số lượng lượt lời ................................................................................. 83 2.2. Lối nói vòng xét theo tình thế giao tiếp ......................................................... 89 2.2.1. Tình thế chủ động nói ra điều này ở lời trao ............................................ 89 2.2.2. Tình thế nói ra điều này ở lời đáp............................................................. 93 2.2.3. Tình thế phối hợp...................................................................................... 96 Chương 3 CÁC CHIẾN LƯỢC GIAO TIẾP CỦA LỐI NÓI VÒNG 3.1. Định nghĩa Chiến lược .................................................................................100 3.2. Phân loại các chiến lược của lối nói vòng....................................................100 A. Nhóm chiến lược tác động vào nội dung thông tin ........................................102 3.2.1. Những chiến lược tác động vào nội dung thông tin bề mặt ...................103 3.2.1.1. Chiến lược tạo thông tin dư ..............................................................103 3.2.1.2. Chiến lược tạo thông tin ngoại lai.....................................................111 3.2.1.3. Kết luận về chiến lược tác động vào nội dung thông tin bề mặt ................................................................115 3.2.2. Những chiến lược tác động vào nội dung thông tin bề sâu ....................117 3.2.2.1. Những chiến lược tác động vào tiền giả định ...................................117 3.2.2.2. Những chiến lược tác động vào hàm chỉ .........................................124 3.2.2.3. Kết luận về nhóm chiến lược tác động vào nội dung thông tin bề sâu ................................................................................130 B. Nhóm chiến lược tác động vào nội dung liên cá nhân ............................................ 132 4 3.2.3. Chiến lược gài bẫy..................................................................................133 3.2.4. Chiến lược không có sự gài bẫy .............................................................136 3.2.4.1. Chiến lược đố....................................................................................137 3.2.4.2. Chiến lược đặt câu hỏi ......................................................................140 3.2.4.3. Kết luận về nhóm chiến lược tác động vào nội dung liên cá nhân .......................................................................144 Chương 4 TỔ CHỨC ĐIỂM NÓI VÀ CẤU TRÚC CỦA LỐI NÓI VÒNG 4.1. Tổ chức các điểm nói trong ngôn thoại........................................................151 4.1.1. Điểm nói vòng là gì? ..............................................................................152 4.1.2. Ngôn thoại - môi trường tồn tại của điểm nói vòng ...............................155 4.1.3. Các loại điểm nói vòng trong ngôn thoại ...............................................156 4.1.3.1. Điểm nói vòng hiện...........................................................................157 4.1.3.2. Điểm nói vòng ẩn.............................................................................162 4.2. Cấu trúc của lối nói vòng ................................................................................165 4.2.1. Cấu trúc nội tác của lối nói vòng............................................................166 4.2.1.1. Cấu trúc của lối nói vòng trong mối quan hệ tương liên giữa các lượt lời ...............................................................................166 4.2.1.2. Cấu trúc của lối nói vòng trong mối quan hệ tương liên giữa các hành vi hội thoại ................................................................171 4.2.2. Cấu trúc ngoại tác của lối nói vòng ........................................................175 4.2.2.1. Cấu trúc quan hệ vị thế giao tiếp mạnh ............................................175 4.2.2.2. Cấu trúc quan hệ tình thế giao tiếp ...................................................178 KẾT LUẬN........................................................................................................... 188 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ...................................196 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................197 BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH................................................203 DANH MỤC TÁC PHẨM CÓ LỜI THOẠI ĐƯỢC TRÍCH DẪN .....................208 PHỤ LỤC 1.Lối nói vòng theo cách gọi dân gian .................................................211 PHỤ LỤC 2 Lối nói vòng trong Kho tàng tục ngữ người Việt..............................216 PHỤ LỤC 3 .Dẫn liệu lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Việt ..............................218 PHỤ LỤC 4. Dẫn liệu lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Anh ..............................294 5 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa các tham tố của lối nói vòng với lẽ thường (tr.27) Sơ đồ 1.2. Quy trình lập mã và giải mã của lối nói vòng (tr.47) Sơ đồ 1.3.Quan hệ giữa lối nói vòng với các yếu tố trong chiến lược nói (tr.60) Sơ đồ 2.1. Chu trình vận động của các tham tố trong lối nói vòng (tr.74) Sơ đồ 2.2. Thành tố bên trong và các tham tố của lối nói vòng (tr.81) Sơ đồ 2.3. Số lượng lượt lời biểu hiện giữa điều này và điều khác (tr.85) Sơ đồ 2.4. Quan hệ đối ngôn trong tình thế chủ động nói ra điều này ở lời trao (tr.92) Sơ đồ 2.5. Quan hệ đối ngôn trong tình thế chủ động nói ra điều này ở lời đáp (tr.95) Sơ đồ 2.6. Quan hệ đối ngôn trong tình thế phối hợp (tr.98) Sơ đồ 3.1. Các chiến lược của lối nói vòng (tr.102) Sơ đồ 3.2 Các thành tố nằm trong ba giai đoạn của chiến lược (tr.116) Sơ đồ 3.3. Tần suất của các loại chiến lược tác động vào nội dung thông tin (tr.130) Sơ đồ 3.4. Tần suất sử dụng của các chiến lược tác động vào nội dung thông tin liên cá nhân (tr.148) Sơ đồ 4.1. So sánh tỉ lệ cấu trúc về mối quan hệ tương liên giữa các lượt lời trong tiếng Việt và tiếng Anh (tr.170) Sơ đồ 4.2. Cấu trúc quan hệ vị thế giao tiếp mạnh của lối nói vòng (tr.178) Hình 4.1. Cấu trúc quan hệ tình thế chủ động nói ra điều này ở lời trao (tr.180) Hình 4.2. Cấu trúc quan hệ tình thế nói ra điều này ở lời đáp (tr.183) Hình 4.3. Cấu trúc quan hệ tình thế phối hợp (tr.186) 6 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Trong đời sống giao tiếp cộng đồng để truyền thông tư tưởng tình cảm với nhau, con người phải dùng tới ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp hiển nhiên. Và cũng hiển nhiên, thực tế có hai cách nói: cách nói trực tiếp, tức lối nói thẳng và cách nói gián tiếp, tức lối nói vòng. Ở lối nói thẳng, khoảng giao diện từ người nói đến người nhận được thu ngắn tới mức tối đa khiến thông tin chứa trong các phát ngôn sau khi truyền đi hầu như được tiếp nhận tức thời vì không phải trải qua một sự khúc xạ nào. Tuy nhiên, ở đời không phải bao giờ cũng cứ nói thẳng, đi liền một hơi là tới đích. Nhiều khi, vì những lí do tế nhị khác nhau, người ta không thể nào nói thẳng ra được. Những lúc ấy phải dùng tới một cách nói khác đắc dụng hơn, hữu hiệu hơn, ấy là lối nói vòng. “Có người cho rằng, ở đời, chỉ có cách nói thứ hai” (Hoàng Tuệ 1996: 322). Đó cũng là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, hiện thực vốn đa dạng, phức tạp và luôn biến đổi. Con người là một thực thể động. Thế giới vật chất là hữu hình nhưng thế giới tâm linh là vô hình vô hạn. L. Pheurbach chẳng đã từng viết: “Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa con người với con người. Con người trong giao tiếp đồng loại, trong sự thống nhất giữa Tôi với Anh mới chính là thượng đế” (dẫn theo Trần Ngọc Thêm 1996: 448). Năng lực ứng phó của con người được hình thành một cách thường trực không chỉ trước môi trường tự nhiên mà còn trước môi trường xã hội. Ở môi trường xã hội, nó được thể hiện trong mối quan hệ ứng xử giữa người với người trong sự giao tiếp bằng ngôn ngữ. Sự thể hiện này càng được bộc lộ một cách rõ ràng và đầy đủ trong lối nói vòng khi mà cần sự mềm mỏng, lịch sự, tế nhị, không tiện nói thẳng hoặc tránh sự đối đầu với một thành viên giao tiếp nào đó trong cộng đồng. Chính trong những trường hợp đó, lối nói vòng được tận dụng khai thác triệt để nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất, đúng như nhà tư tưởng E. Young nói: "Ngôn ngữ là nghệ thuật che dấu tư tưởng" (dẫn theo Nguyễn Văn Tứ 1996: 32). Lối nói vòng, do thế, có thể coi là hiện tượng có mặt trong mọi ngôn ngữ. Nhưng mức độ phổ biến của nó thì tùy theo đặc điểm, cá tính và đặc trưng văn hóa 7 truyền thống của từng dân tộc. Chẳng hạn, người phương Tây do có đặc điểm loại hình văn hóa gốc du mục, trọng động nên dễ “độc tôn trong tiếp nhận, cứng rắn hiếu thắng trong đối phó” (Trần Ngọc Thêm 1996: 54). Và vì vậy, họ quen với lối nói thẳng, nói trực khởi hơn là lối nói vòng. Trái lại, người phương Đông thích dùng lối nói vòng hơn là nói thẳng do chỗ họ có đặc điểm loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, trọng tĩnh nên trong ứng xử dễ dung hợp về mặt tiếp nhận, mềm dẻo hiếu hòa trong đối phó (Trần Ngọc Thêm 1996: 55). Với người Việt Nam, do truyền thống văn hóa nông nghiệp ưa sống tình cảm “thích giao tiếp và coi trọng giao tiếp” (Trần Ngọc Thêm, 1998: 307) nên lối nói vòng được sử dụng khá phổ biến và có thể nói nó là một hiện tượng mang tính đặc trưng trong văn hóa giao tiếp tiếng Việt. Điều đó lí giải tại sao trong tiếng Việt và trong dân gian, lối nói vòng có gần trăm cách gọi tùy theo mục đích, trạng huống và sắc thái diễn đạt; chẳng hạn: nói lòng vòng, nói gần nói xa, nói bóng nói gió, nói vòng vo tam quốc, nói bên nọ xọ bên kia, nói bên đông động bên tây, nói cạnh nói khóe, nói mé, nói móc, nói xỉa, nói lập lờ hai mặt, nói bụi tre nhè bụi trúc, nói xuống sông thông xuống bể v.v. (xem Phụ lục 1). Do vậy, việc nghiên cứu lối nói vòng có một ý nghĩa đặc biệt cả về phương diện lí thuyết lẫn phương diện thực tiễn, nhất là ở địa hạt langage phức tạp mà W. L. Chafe từng viết: Ngôn ngữ chắc chắn là một hiện tượng phức tạp đến mức mà con người đã từng mong muốn hiểu cho được, và cho đến nay, ngay cả chúng ta cũng chưa đi đến kết thúc. Chúng ta hãy còn trễ nải trong công cuộc săn tìm này, và hình như vì một nỗ lực có tính kinh viện để thu hẹp tầm nhìn, hơn là mở rộng nó. Ngay khi người ta nhìn ra ngoài phạm vi câu, người ta tự buộc mình phải ngưng đối phó với những dữ liệu không tự nhiên được hư cấu nên vốn để theo đuổi những mục đích của mình, và thay vào đó là xem xét ngôn ngữ trong sử dụng (dẫn theo Nunan 1997: 9). Với ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn đó, chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu hiện tượng lối nói vòng một cách đầy đủ trên tất cả các phương diện, từ những yếu tố cấu thành đến phạm vi hoạt động và những quy luật đặc thù mà bất cứ ai khi sử dụng tiếng Việt cũng không thể không chú ý đến một thế giới mà nói theo F. Armengaud - 8 nhà ngữ học Pháp nổi tiếng - là “Nếu không phải là của những phù phép thì cũng là đầy cạm bẫy, dưới đám cỏ trườn những con rắn của những châm biếm, bóng gió, của ngụ ý của biểu tượng hai mặt. Phép lịch sự tuyệt hảo với sự giễu cợt bắt tay nhau” (dẫn theo Đỗ Hữu Châu 1993: 256). Vì thế, việc phát hiện và nhận thức đúng về nó là công việc của mọi người, của giới nghiên cứu nói chung và của luận án này nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Với sự phát triển của lí thuyết giao tiếp và ngữ dụng học, vài mươi năm trở lại đây, việc nghiên cứu cái ngôn ngữ học của lời nói- như F. de Saussure từng gọi trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (tr. 46) - đã thu được những kết quả nhất định. Trong môi trường nghiên cứu ở Việt Nam, việc vận dụng những lí thuyết đó còn khá mới mẻ. Đã có những phát hiện, những nghiên cứu mới đáng ghi nhận về các vấn đề, các hiện tượng của lời nói. Tuy vậy, sự kiện lời nói vẫn còn những điểm mờ mà ví dụ điển hình nhất là hiện tượng lối nói vòng đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trong đời sống giao tiếp của người Việt nhưng vẫn chưa được làm sáng tỏ. Đây là hiện tượng lời nói ít nhiều vừa quen vừa lạ. Quen đối với người sử dụng ngôn ngữ và lạ đối với khá nhiều nhà nghiên cứu, mặc dù không ai trong số họ lại không nhận thức được rằng “Không có một cái gì trong ngôn ngữ mà lại không có trong lời nói”(dẫn theo Cao Xuân Hạo 1991: 111). Bởi thế, có một điều tồn tại như một nghịch lí là không phải các nhà Việt ngữ không nhìn thấy hiện tượng lối nói vòng bởi nó khá hiển nhiên. Nhưng cho tới nay, đây vẫn là hiện tượng còn bỏ ngỏ, chưa có bất kì một công trình chuyên sâu và tường minh nào, dẫu đây đó trong quan niệm của một vài nhà nghiên cứu có lúc cũng đã nhắc đến tên gọi. Trong lúc đó, từ địa hạt của phong cách học, những hiện tượng trong hoạt động sản sinh lời nói rất gần gũi với lối nói vòng cũng được một số tác giả quan tâm tiếp cận, đó là: nói giảm, uyển ngữ, nhã ngữ. Chúng được xem xét từ nhiều khía cạnh, nhiều bình diện từ cơ sở, tiền đề vật chất, đặc điểm, phương thức biểu hiện, cách tổ chức và cấu tạo đến giá trị biểu hiện của các đơn vị đó. Những tên gọi ấy xuất hiện trong một số công trình phong cách học như của Cù Đình Tú (1983), Đinh Trọng Lạc (1994, 1995), Hữu 9 Đạt (2000, 2001)... hoặc trong một số luận án tiến sĩ, chẳng hạn, tác giả Trương Viên (ĐHQG HN, 2003) có “Nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Anh và việc chuyển dịch sang tiếng Việt”; trong đó, với việc xem xét uyển ngữ trên ba bình diện từ vựng, phong cách và ngữ dụng đã giúp tác giả đưa ra kết luận: về mặt từ vựng, uyển ngữ bằng một từ hay một đơn vị đồng nghĩa, một ngữ phối hợp nằm trong một nhóm đồng nghĩa hay một trường nghĩa, về mặt phong cách, uyển ngữ là một biện pháp tu từ xuất hiện trong các phong cách chức năng nhằm mục đích lịch sự, tế nhị, thẩm mĩ; về mặt ngữ dụng, uyển ngữ như một hành động lời nói hoặc một yếu tố ngôn ngữ tạo thành hành động lời nói. Nói chung, các hiện tượng như vừa kể mới chỉ được nhìn nhận ở khả năng thay thế và khả năng biểu cảm và chủ yếu xét ở cấp độ câu. Tuy vậy, ở cấp độ cao hơn câu là chỉnh thể lời nói, là diễn ngôn trong thực tiễn hành ngôn mà cụ thể là trong giao tiếp đối thoại, lối nói vòng vẫn còn là một cái tên chưa mấy quen thuộc với không ít nhà nghiên cứu bởi họ nghĩ rằng, đó là câu chuyện của hàm ngôn. Thực ra, vấn đề lại nằm ở chỗ khác. Như đã biết, bất kì một văn bản (text) hay một thông điệp (message) thuộc loại nào cũng có phần hiển ngôn (explicite) và phần hàm ngôn (implicite). Phần hiển ngôn là phần dễ nhận ra, là cái có thể thấy được, còn phần hàm ngôn là phần ẩn tàng khó thấy, là phần của cái muốn nói. Lẽ dĩ nhiên, lối nói vòng, với tư cách là một phương thức biểu đạt vẫn gồm hai phần ấy nhưng cách thức tổ chức lại có những quy luật biểu hiện riêng. Dùng hiển ngôn thì đơn giản, nhẹ nhàng, dùng hàm ngôn thì chắc, sâu và kín. Tận dụng ưu thế triệt để của hai phần này là điểm đặc trưng nổi bật nhất của lối nói vòng. Nhất là hàm ngôn - phần của cái muốn nói - liên quan khá chặt chẽ với lối nói vòng vì nó cũng có cơ chế hàm ẩn và thuộc sự kiện bề sâu. Chính vì vậy, khi hàm ngôn được nghiên cứu khá kĩ thì đồng thời mở ra một triển vọng sáng sủa cho việc nghiên cứu lối nói vòng. Đáng chú ý nhất trong số đó là những tác giả như J. L.Austin (1962), J. R. Searle (1969), P. Grice (1975), Hoàng Phê (1975, 1989), Đỗ Hữu Châu (1983, 1996), Nguyễn Đức Dân (1982, 1987, 1998), Cao Xuân Hạo (1991, 1996), Hồ Lê (1975, 1979, 1996)… Những công trình của họ thực sự đã rọi những tia sáng ngữ dụng học cho việc tìm hiểu đối tượng của đề tài luận án. Có thể kể ra ý kiến của P. Grice (1975) khi ông cho rằng có một hiện 10 tượng thường xảy ra trong khi giao tiếp là khi nói ra điều này nhưng thực ra muốn nói tới một điều khác và ông gọi đó là hàm ngôn hội thoại (conversational implicature). Hàm ngôn này sẽ nảy sinh khi người nói vi phạm một trong bốn quy tắc cộng tác hội thoại (Lượng, Chất, Quan hệ, Cách thức). Đặc biệt, Hoàng Phê đã đưa ra ý kiến rất đáng lưu ý: “Mọi người đều biết rằng trong lời nói thường ngày, lắm khi chúng ta nói ra một điều này nhưng lại muốn cho người nghe từ đó hiểu ra một điều khác, hoặc hiểu thêm một điều khác nữa [...] Khi một lời nói có hàm ngôn thì ý hàm ngôn thường là quan trọng, thậm chí có khi hiển ngôn chỉ là dùng để nói hàm ngôn, ý hàm ngôn mới là ý chính” (1989: 93) . Trên chiều hướng ngữ dụng, Nguyễn Đức Dân (1982) xem nghĩa câu nói gồm nghĩa do chỉ dẫn quy ước làm ra và nghĩa do chỉ dẫn hội thoại làm ra. Hai loại nghĩa này, về sau Nguyễn Đức Dân (1998, 2003) gọi là hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội thoại. Xuất phát từ quan điểm chức năng, Cao Xuân Hạo (1998) gọi là nghĩa hàm ẩn. Nghĩa hàm ẩn “là những gì không có sẵn trong nghĩa nguyên văn của các từ ngữ và trong những mối quan hệ cú pháp ấy, nhưng vẫn thấu đến người nghe thông qua một sự suy diễn. Sự suy diễn cho phép người nghe hiểu được cái nghĩa hàm ẩn ấy thường được thực hiện một cách hoàn toàn tự nhiên và cùng một lúc với quá trình hiểu nghĩa nguyên văn chứ không phải là sau đó”(tr. 468) . Đỗ Hữu Châu (1983) thì nói đến cái nền hàm ẩn của câu và ý nghĩa hàm ẩn liên hệ đến thông điệp miêu tả P của câu (tr21). Hồ Lê (1993) có bàn tới lối nói khúc xạ, đối lập với nói thẳng và cho rằng cả hai cách gọi này là tên gọi dùng trong sinh hoạt bình thường. Và theo ông, để đảm bảo yêu cầu đối với một thuật ngữ khoa học thì phải gọi chúng là phương thức hiển ngôn và phương thức hàm ngôn. Trong cuốn Phương pháp nghiên cứu cú pháp (quyển 1), ông cũng có nhắc tới sự nói vòng (tr.76) nhưng không thấy ông giới thuyết về nó. Cũng cần phải nói rằng lối nói vòng là một lối nói có liên quan trực tiếp tới hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Đã có nhiều người nghiên cứu về vấn đề ấy, trong đó hai tác giả được coi là kinh điển: J.L. Austin (1962) và J.R. Searle (1969). Đặc biệt, J. R. Searle đã đặt ra vấn đề: “Người nghe nhận ra một hành vi gián tiếp như thế nào khi mà người ta được nghe một điều hoàn toàn khác?, Cách hiểu một hành vi gián tiếp 11 khác với cách hiểu một hành vi tại lời trực tiếp thế nào?”(dẫn theo Nguyễn Đức Dân 1998: 65). Cách đặt vấn đề như thế rõ ràng không chỉ riêng cho hành vi ngôn ngữ gián tiếp mà còn có thể xem là cách đặt vấn đề đối với hiện tượng lối nói vòng. Ngoài ra, những nghiên cứu khác như của Cao Xuân Hạo (1991, 1996), Đỗ Hữu Châu (1993, 2006), Phạm Văn Thấu (1997)...về hành vi ngôn ngữ gián tiếp cũng đã soi sáng được nhiều vấn đề chức năng của các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, nhưng nhìn chung, chưa hướng sự quan tâm thực sự tới lối nói vòng. Một điều đáng chú ý khác là lí thuyết hội thoại, lí thuyết giao tiếp mới được giới thiệu vào Việt Nam cách đây chưa lâu nên việc vận dụng những lí thuyết đó để nghiên cứu những vấn đề của giao tiếp tiếng Việt chỉ mới ở giai đoạn ban đầu. Thành thử, kết quả và thành tựu cũng chưa được là bao. Cho tới nay, hai công trình đáng kể nhất đóng góp vào sự giới thiệu những lí thuyết đó vào Việt Nam là cuốn Đại cương ngôn ngữ học của Đỗ Hữu Châu (1993) và cuốn Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân (1998). Trong đó, hai tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu lí thuyết về các phương diện hành vi trao lời - đáp lời, các vận động tương tác giữa các nhân vật giao tiếp, cấu trúc và chức năng của cặp thoại, tham thoại. Những ngữ liệu được các tác giả lấy làm ví dụ cũng không cho thấy điều gì rõ hơn về lối nói vòng. Trong lần tái bản Đại cương ngôn ngữ học (2006), (tập 2)- Ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu cũng có nhắc tới lối nói cây tre đè bụi hóp (tr.275) nhưng không thấy ông giải thích một điều gì thêm. Trong bối cảnh như thế thì những kết quả nghiên cứu về lối nói vòng được trình bày trong luận văn thạc sĩ của chúng tôi với tiêu đề Bước đầu tìm hiểu lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Việt (1999) là bước đi có tính mở đường. Do tính chất bước đầu nên luận văn chưa triệt để định tính được lối nói ấy với việc đưa ra định nghĩa và các tiêu chí nhận diện, đồng thời chỉ dừng lại ở mức phân loại theo mục đích và chiến lược giao tiếp. Điều quan trọng là phải có một định nghĩa thật minh xác với sự xác định các thành tố cũng như việc mô tả hoặc lập thức một cách rõ ràng lối nói này trong mối quan hệ với nhiều nhân tố khác cả những nhân tố bên ngoài lẫn nhân tố bên trong của quá trình giao tiếp, từ những tiền đề, cơ sở, những thao tác nhận diện đến mục 12 đích, chức năng, các yếu tố chiến lược, các cách tổ chức, các kiểu quan hệ, các mô hình cấu trúc trên cơ sở vừa định tính vừa định lượng. Đấy chính là yêu cầu mà chúng tôi đặt ra trong luận án này, trong khi vẫn kế thừa một cách nhất quán quan điểm và hướng tiếp cận đã đề ra trong luận văn thạc sĩ của mình trước đó. 3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Lối nói vòng, xét từ bản chất, là một sự kiện của lời nói, của giao tiếp ngôn từ. Đó là hiện tượng luôn ở một trạng thái động với những mối liên hệ nội tại và những nhân tố xã hội - văn hóa bên ngoài ngôn ngữ. Từ giác độ dụng học, luận án sẽ khảo sát quá trình nói năng của các nhân vật giao tiếp với tiêu điểm chú ý là các diễn ngôn có chứa lối nói vòng trong hội thoại trực tiếp, dạng song thoại của tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh) bởi đây là hình thức tiêu biểu, có tính cơ bản nhất, quan trọng nhất, phổ biến nhất của hội thoại và giao tiếp. 3.2. Mục đích nghiên cứu Trước một đối tượng hội đủ tính động và tính phức tạp như thế, mục đích của luận án là tìm và giải quyết những vấn đề đặt ra của lối nói vòng trong thực tiễn giao tiếp tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh) dưới góc nhìn của lí thuyết giao tiếp, của ngữ nghĩa - ngữ dụng học trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa để trả lời cho những câu hỏi sau đây: Lối nói vòng là gì? Bản chất của nó ra sao? Hiệu quả của lối nói vòng là như thế nào? Trường hợp giao tiếp nào thì dùng lối nói vòng? Nó được tạo nên bằng cách thức nào? Cơ chế biểu hiện của nó ra sao? Những chiến lược nào mà lối nói vòng hay sử dụng? Đâu là nét phổ quát và nét đặc thù? Tổ chức bên trong và cấu trúc của nó như thế nào? 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đáp ứng những mục đích trên, luận án đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chính sau đây: 1/ Minh định tên gọi Lối nói vòng với các tiêu chí và các cơ sở nhận diện. 2/ Xác định mục đích, lí do và các tình thế giao tiếp của lối nói vòng để hiểu rõ bản chất của hiện tượng này trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh). 13 3/ Mô tả các cơ chế, các quy luật hoạt động, các chiến lược nói, lượt lời biểu hiện, cấu trúc, các đặc điểm đặc trưng mang tính chất vừa định tính vừa định lượng, so sánh một số phương diện về chiến lược, số lượng lượt lời biểu hiện, đặc điểm cấu trúc của các diễn ngôn của lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh. 4/ Tìm ra cách thức tạo nên lối nói vòng và lí giải các mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài của lối nói ấy. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Do tính phức tạp của vấn đề và tính đa dạng, đa diện của hội thoại nên luận án này chỉ giới hạn trong việc đề cập tới lối nói vòng trong kiểu hội thoại song thoại mặt đối mặt (face to face) với các diễn ngôn của giao tiếp tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh). Do mức độ tập trung của luận án là nghiên cứu, làm rõ những đặc điểm của lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Việt nên trong quá trình làm việc, chúng tôi chủ yếu xem xét ở phạm vi những diễn ngôn tiếng Việt. Còn những diễn ngôn tiếng Anh chủ yếu là để đối chiếu, so sánh nhằm thấy được những điểm giống nhau và khác nhau đối với hiện tượng lối nói vòng trong quá trình sử dụng của hai ngôn ngữ. Hơn nữa, xét về mặt phong cách, ở cả hai khu vực giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động của lối nói vòng thể hiện chủ yếu tập trung ở phong cách khẩu ngữ tự nhiên và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Do vậy, để tiện so sánh, đối chiếu, nhằm xác định đặc điểm định tính cũng như định lượng lối nói vòng, luận án chỉ tập trung khảo sát kiểu hội thoại song thoại ở trong các diễn ngôn thuộc hai loại phong cách này. Bởi đó là nơi lối nói vòng thể hiện có tính chất điển hình nhất, tập trung nhất, đầy đủ nhất những đặc trưng vốn có ở tất cả các phương diện, vừa các yếu tố bên trong lẫn các yếu tố bên ngoài. Ở đấy, vai trò của nhân vật giao tiếp được phát huy cao nhất bởi nó bao hàm các mối quan hệ xã hội - văn hóa giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, hàm chứa sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong quá trình ứng xử. Mặt khác, tác giả luận án biết rõ rằng các yếu tố phi lời có vai trò rất quan trọng tham gia tác động vào cuộc thoại, song trong quá trình thực hiện, do những khó khăn khách quan nhất định trong việc dùng nhiều loại tư liệu khác nhau mà một trong những nguồn tư liệu chính là các văn bản văn chương, trong đó các yếu tố phi lời không phải 14 lúc nào cũng được miêu tả hiển ngôn, nên tác giả luận án bắt buộc phải loại ra khỏi tầm quan sát các yếu tố phi lời tham gia vào cuộc thoại. Và để hạn chế tính võ đoán, khi không có điều kiện ghi hình, luận án chỉ tiến hành khảo sát các lời thoại trực tiếp ở các diễn ngôn được thu thập trong thực tế cuộc sống ngoài đời và cả những diễn ngôn trong tác phẩm văn học. Trong trường hợp cần thiết để hiểu thật chính xác nội dung của lời mà do tác động của những điều kiện tình thế giao tiếp, chúng tôi có thể tái khôi phục những yếu tố phi lời đã có của nó. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu về hiện tượng lối nói vòng, trong luận án, chúng tôi sử dụng những hiểu biết về lí thuyết giao tiếp, về ngữ dụng học để khảo sát lối nói vòng trong những biểu hiện thực tế của nó. Cụ thể là những phương pháp sau đây: 1. Phương pháp phân tích diễn ngôn để nghiên cứu về hình thức và nội dung giữa các tham thoại. Phát hiện những dấu hiệu đặc trưng về mặt hình thức cấu trúc của các đơn vị trong hệ tôn ti hội thoại và về mặt nội dung, mục đích, sự tác động và chi phối của các yếu tố tình thế v.v. Nghĩa là, chúng tôi sử dụng các thao tác phân tích cứ liệu để tìm ra quy luật, đưa ra kết luận cần thiết dựa trên cơ sở quy nạp. 2. Phương pháp ngữ nghĩa - ngữ dụng học khảo sát về mặt nội dung ý nghĩa trong mối liên quan với các tình huống hội thoại để tìm ra lực ngôn trung đích thực mà người nói muốn thể hiện; tìm ra cơ chế biểu hiện của lối nói vòng qua những yếu tố tường minh và yếu tố không tường minh. 3. Phương pháp so sánh đối chiếu nhằm khảo sát và xác định những đặc điểm đặc trưng của lối nói vòng giữa những người sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và những người sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong quá trình giao tiếp. 4. Phương pháp thống kê ngôn ngữ học để khảo sát định lượng các lời của lối nói vòng qua các cuộc hội thoại đã thu thập, từ đó rút ra những nhận định cần thiết về những đặc điểm của lối nói này trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh. 5. Phương pháp mô hình hoá để khái quát vấn đề và lập thức các cơ chế biểu hiện nhằm rút ra những quy luật và cách thức biểu hiện của lối nói vòng. 6. Phương pháp cải biến để xác định tính hiệu quả về mặt chiến lược trong mục đích sử dụng ở một số trường hợp có lối nói vòng xuất hiện. 15 7. Phương pháp liên ngành, đặc biệt là những tri thức về văn hóa học, tâm lí học để giải thích các sự kiện, các trường hợp sử dụng các chiến lược trong lối nói này ở cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. 5. Nguồn ngữ liệu Để khảo sát, tiếp cận đối tượng, thực hiện nhiệm vụ mục đích đặt ra của luận án, chúng tôi phải tiếp xúc với khối lượng khá lớn tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều phạm vi, không chỉ ở những loại hình lí luận, sáng tác mà còn ở đời sống giao tiếp thường nhật để một mặt, tìm những tiền đề lí luận khoa học, hình dung phác thảo diện mạo đối tượng và một mặt khác, thu thập ngữ liệu từ nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với việc nghiên cứu. Quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng nguồn ngữ liệu sau: ◘ Lời ăn tiếng nói hàng ngày : 1/ Đối với tiếng Việt: Đó là 20 băng ghi âm những mẩu đối thoại thuộc các tình huống, phạm vi, môi trường hoạt động khác nhau của giao tiếp tiếng Việt. Với điều kiện kĩ thuật hạn chế cùng những lí do khách quan, chủ quan, và cả những lí do tế nhị khác, chúng tôi đành tạm bằng lòng với những băng thu này. Sau khi văn tự hóa những lời ghi âm, có lược bỏ những yếu tố không cần thiết, song vẫn đảm bảo đặc trưng cơ bản của lời nói, chúng tôi đã chọn lọc được 84 diễn ngôn mang những đặc điểm tập trung của lối nói vòng. 2/ Đối với tiếng Anh: Đó là các diễn ngôn mang phong cách khẩu ngữ tự nhiên được tập hợp trong cuốn Complete speaker’s galaxy of funny stories joks and anecdotes (W. K. Penedleton, 1979). Qua xử lí, chúng tôi cũng chọn lọc được 82 diễn ngôn có những đặc điểm phù hợp cho việc phục vụ mục đích đối chiếu, so sánh. ◘ Những dẫn chứng về hội thoại trực tiếp trong các tác phẩm văn học và báo chí: 1/ Đối với tiếng Việt: Đó là 120 cuộc thoại hay đoạn thoại hoặc cặp thoại được chọn lựa trong 50 tác phẩm Việt Nam hiện đại tiêu biểu cho từng tác giả và từng thời kì cũng như những cuộc thoại có trong những nội dung được đăng tải trên báo, tạp chí có chứa những dấu hiệu của hiện tượng mà luận án đang xét. 2/ Đối với tiếng Anh: Đó là 29 diễn ngôn của cuốn The Green mile (Stephen King, 1999), và những diễn ngôn khác trong một số tác phẩm văn học Anh/Mĩ tiêu biểu. 16 Cả hai nguồn tài liệu này đều được đảm bảo theo nguyên tắc xác thực và có chọn lọc. Đối với những phần có lời kể của tác giả, chúng tôi mạn phép loại bỏ hoặc lược bớt nếu thấy không cần thiết cho việc hiểu đoạn thoại. Đấy là tinh thần chung khi xử lí nguồn ngữ liệu trong luận án1. Tất cả nguồn ngữ liệu kể trên được chúng tôi thuyết minh và tập hợp lại trong Phụ lục (1, 2, 3,4). 6. Đóng góp của luận án 6.1. Về lí luận: Việc giải quyết được các nhiệm vụ và nội dung đặt ra trong luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lí thuyết quan trọng của ngữ dụng học và lí thuyết giao tiếp, lí thuyết hội thoại, của ngôn ngữ học tâm lí – xã hội học. Cụ thể là: Quá trình lập mã và giải mã diễn ra ở lối nói vòng là như thế nào? Tại sao người ta phải dùng lối nói vòng? Tại sao muốn nói điều khác người ta lại phải nói điều này? Cơ sở để tạo nên hiện tượng lối nói vòng là gì? Mối quan hệ giữa lẽ thường và tiền giả định là như thế nào trong tổ chức nội dung của lối nói vòng? Việc phân loại lối nói vòng được tiến hành ra sao? Mục đích của lối nói vòng là như thế nào? Tình thế giao tiếp đóng vai trò gì trong lối nói vòng? Dung lượng biểu hiện của lối nói vòng được xác định bằng mấy lượt lời? Có sự khác nhau không giữa những tiểu loại của lối nói vòng? Những chiến lược giao tiếp nào mà lối nói vòng thường sử dụng? Việc xác lập các giai đoạn chiến lược của lối nói vòng diễn ra như thế nào? Tại sao người ta phải dùng các chiến lược tác động vào hai bình diện của diễn ngôn là nội dung thông tin và nội dung liên cá nhân? Đâu là nét đặc thù và nét phổ quát? Tổ chức các điểm nói và cấu trúc của lối nói vòng ra sao? Đặc điểm của chúng có gì nổi bật? Chúng có sự khác biệt như thế nào so với các lối nói khác? 1 Trong cuốn sách “Tiếng Việt 12”, khi bàn tới một số vấn đề về hội thoại, tác giả Đỗ Hữu Châu có viết: “Ở nước ngoài, người nghiên cứu hội thoại dùng máy ghi âm và ghi hình các cuộc hội thoại để nhận rõ ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, khoảng cách không gian giữa các nhân vật giao tiếp. Ở nước ta, hội thoại mới được bắt đầu nghiên cứu, các tư liệu ghi âm và ghi hình còn quá ít. Vì vậy bắt buộc chúng ta phải dùng các cuộc hội thoại mà các nhà văn đưa vào tác phẩm của mình. Các cuộc hội thoại này đã được nhà văn “sáng tạo lại” cho phù hợp với ý đồ nghê thuật của mình, do đó không thực sự tiêu biểu cho các cuộc hội thoại sống động ở ngoài đời” (Tiếng Việt 12,1996: 4). 17 6.2. Về thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận án qua sự minh định, phân tích, mô tả với những thao tác nhận diện và những thao tác thực hiện lối nói vòng trong quá trình giao tiếp thực sự có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Chúng góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng trong những tình huống nói năng khác nhau không chỉ riêng cho người bản ngữ. Những quan sát, kết luận của luận án có thể được sử dụng trong những giáo trình lí thuyết về ngôn ngữ học miêu tả, ngôn ngữ học xã hội và cả ngôn ngữ học ứng dụng, đặc biệt là trong việc biên soạn sách giáo khoa, giáo trình về ngữ dụng học, kể cả các loại sách bài tập thực hành rèn kĩ năng sử dụng tiếng cho đối tượng người Việt và những người nước ngoài có sử dụng tiếng Anh hoặc cho học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông và trường đại học. Kết quả nghiên cứu hiện tượng lối nói vòng còn cho thấy sự cần thiết phải có chiến lược giáo dục nâng cao kĩ năng giao tiếp cho người bản ngữ và cho người nước ngoài học tiếng Việt qua trường hợp cụ thể của lối nói vòng trong những điều kiện và môi trường giao tiếp khác nhau. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của luận án là một bổ sung cần thiết cho các nhà từ điển học trong quá trình làm từ điển tường giải hay từ điển thống kê khi bàn tới các lối nói trong thực tiễn giao tiếp của người Việt. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Dẫn luận, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tác phẩm có lời thoại được trích dẫn và Bảng đối chiếu thuật ngữ Việt - Anh, luận án gồm bốn chương: Chương 1: Tiền đề, cơ sở và sự minh định lối nói vòng Chương này đặt cơ sở lí thuyết nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể ở các chương sau với việc xác định các nhân tố tiền đề và nhân tố cơ sở, đồng thời tiến hành minh định lối nói vòng cũng như giới thuyết và phân biệt lối nói vòng với các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan ở trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh. Chương 2: Mục đích và tình thế giao tiếp của lối nói vòng Nội dung của chương nhằm giải quyết nhiệm vụ mô tả những đặc điểm, những cơ chế và cả dung lượng biểu hiện của lối nói vòng trong khi xác định và phân loại theo hướng mục đích giao tiếp và tình thế giao tiếp; đồng thời, từ những phương 18 diện này, nội dung của chương cũng chú ý miêu tả, so sánh để tìm ra những điểm đặc trưng của lối nói ấy trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh. Chương 3: Các chiến lược giao tiếp của lối nói vòng Nhiệm vụ của chương này là phân loại, phân tích, mô tả các chiến lược của lối nói vòng; so sánh một vài phương diện về chiến lược và số lượng lượt lời biểu hiện trong diễn ngôn tiếng Việt và tiếng Anh để thấy được những đặc điểm đặc trưng và sự hoạt động của lối nói này. Chương 4: Tổ chức điểm nói và cấu trúc của lối nói vòng Chương này xem xét và mô tả các phương thức biểu hiện và các bình diện cấu trúc; đồng thời dựa vào kết quả so sánh để thấy được cách tổ chức của lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh. 19 Chương 1 LỐI NÓI VÒNG -TIỀN ĐỀ, CƠ SỞ VÀ SỰ MINH ĐỊNH 1.1. Những tiền đề dẫn tới sự hình thành lối nói vòng Hoạt động giao tiếp diễn ra trong xã hội vốn rất đa dạng và phong phú. Hàng ngày, ở mọi lĩnh vực, mọi phạm vi của đời sống có biết bao nhiêu là cuộc hội thoại. “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác” (Đỗ Hữu Châu 2006: 201). Hội thoại có nhiều kiểu và được phân biệt theo: 1. Không gian và thời gian diễn ra (thoại trường công cộng/ riêng tư…); 2. Số lượng người tham dự (đối tác từ hai đến số lượng lớn); 3. Cương vị và tư cách người tham gia (chủ động/ thụ động); 4. Tính chất được điều khiển/ không được điều khiển (vị thế giao tiếp mạnh/ yếu); 5. Tính có đích/ không có đích (đích hướng nội/ hướng ngoại; nội dung định trước/ không định trước); 6. Tính có hình thức/ không có hình thức (hình thức nghi lễ/ hình thức đời thường). Song, hình thức hội thoại song thoại mặt đối mặt mới là hình thức tiêu biểu, phổ biến và quan trọng nhất và đó cũng là nơi hoạt động mạnh nhất của lối nói vòng. Từ môi trường và phạm vi hoạt động mang tính chất điển hình này, lối nói vòng sẽ bộc lộ những đặc tính mà bản thân nó có. Cũng như những lối nói khác, lối nói vòng hoạt động tùy theo mục đích, nội dung, tình thế giao tiếp của mỗi cuộc hội thoại mà ở đó người nói lựa chọn lối diễn đạt này hay lối diễn đạt khác cho phù hợp với đối tượng để có được hiệu quả cao nhất. Thường thì sự lựa chọn của người nói phụ thuộc vào vấn đề định nói, tức sự kiện mà người nói muốn đề cập, phụ thuộc vào đối tượng giao tiếp của mình là ai, phụ thuộc vào tình thế diễn ra lúc đó. Ở lối nói vòng, sự chế định của những nhân tố ấy khá chặt chẽ làm ảnh hưởng tới vận động diễn ngôn, tới quá trình tương tác của cuộc thoại. Trong đó, hai yếu tố quan trọng nhất được xác định là: “Người ta tính rằng hai yếu tố quan trọng nhất trong đối thoại là người đối thoại và tình huống” (Nguyễn Như Ý 1990: 5). Gắn với yếu tố người đối thoại, người ta thường nói tới vai giao tiếp và vị thế giao tiếp. Đây
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất