Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài...

Tài liệu Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh đắk lắk

.PDF
205
31
91

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại Học viện Khoa học xã hội, dưới sự chỉ dạy tận tình của các Thầy, Cô, em đã nghiên cứu và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào công việc hiện tại nhằm nâng cao trình độ năng lực năng lực của bản thân. Luận án “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là kết quả của quá trình nghiên cứu trong những năm học vừa qua. Em xin dành lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS. TS Vũ Hùng Cường, TS. Tuyết Hoa Niê Kđăm, những người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô đã thu xếp, hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và làm luận án tại học Học viện Khoa học xã hội. Em cũng xin cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận án này. Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thanh Phương ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt ADB BVTV CB CNDN CT LI NH/DN CƯ DN GIZ HĐND HTX IFAD KHKTNLN LKKT MTV NH NMTĐ PTNT QH SX SXNN TĐB TH TKNN TLDTLKKT TNHH TSXCCNDN TT TTBQ UBND Diễn giải Ngân hàng phát triển Châu Á Bảo vệ thực vật Chế biến Công nghiệp dài ngày Chỉ tiêu phản ánh sự cải thiện lợi ích của nông hộ so với doanh nghiệp Cung ứng Doanh nghiệp Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức Hội đồng nhân dân Hợp tác xã Quỹ phát triển nông nhiệp quốc tế Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Liên kết kinh tế Một thành viên Nông hộ Nhà máy thủy điện Phát triển nông thôn Quy hoạch Sản xuất Sản xuất nông nghiệp Trên địa bàn Thu hoạch Thiết kế nông nghiệp Tỷ lệ diện tích liên kết kinh tế Trách nhiệm hữu hạn Trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày Tiêu thụ Tăng trưởng bình quân Ủy ban nhân dân iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................. 4 5. Dự kiến những kết quả nghiên cứu cần đạt được..................................................... 8 6. Kết cấu luận án ......................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN .......................................................................................... 9 1.1. Các công trình trên thế giới ................................................................................... 9 1.2. Các công trình tại Việt Nam................................................................................ 16 Tiểu kết chương 1....................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY ............................................................................................... 29 2.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản về sản xuất cây công nghiệp dài ngày .............. 29 2.2. Một số lý luận cơ bản về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày ................................................................................... 30 2.2.1. Khái niệm và đặc trưng liên kết kinh tế ................................................... 30 2.2.2. Khái niệm, đặc trưng và nội hàm cơ chế hoạt động của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày ................ 32 2.2.3. Lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày .................................... 33 2.3. Nội dung nghiên cứu liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày ................................................................................... 35 2.3.1. Quy mô, hình thức và mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày ............................................................. 35 2.3.2. Vai trò và vị thế của các chủ thể trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày ................................................ 38 2.3.3. Động lực của các chủ thể khi tham gia liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày ................................................ 39 2.3.4. Tổ chức thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày ............................................................................ 40 2.3.5. Hiệu quả và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày .................................... 42 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ ........ 44 2.4.1. Các yếu tố khách quan ............................................................................. 44 2.4.2. Các yếu tố chủ quan................................................................................. 50 2.5. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày và gợi mở cho tỉnh Đắk Lắk ....... 52 2.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới ....................................... 52 2.5.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước .................................... 55 2.5.3. Một số bài học kinh nghiệm gợi mở cho tỉnh Đắk Lắk ............................ 58 2.6. Khung phân tích của luận án ............................................................................... 61 iv Tiểu kết chương 2....................................................................................................... 62 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK .................................................................................... 63 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................................................ 63 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 63 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 64 3.1.3. Những đặc thù của vùng Tây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk có ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày ............................................................................................................................ 67 3.1.4. Tình hình sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 67 3.2. Tình hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................................................ 70 3.2.1. Quy mô, hình thức và mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .......... 70 3.2.2. Vai trò và vị thế của các chủ thể trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ..... 78 3.2.3. Động lực của các chủ thể khi tham gia liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và .................................................................................................................... 83 3.2.4. Tổ chức thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản .............................................................................................................................. 84 3.2.5. Hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây .............................................................................................................................. 94 3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua .................................................................................................................................... 97 3.4.1. Các yếu tố khách quan ........................................................................... 97 3.4.2. Các yếu tố chủ quan ............................................................................. 110 3.3. Đánh giá chung về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua ......................... 115 3.3.1. Thành công ........................................................................................... 115 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 117 Tiểu kết chương 3..................................................................................................... 122 CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ......... 123 4.1. Bối cảnh trong nước, quốc tế đối với sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk ...... 123 4.2. Dự báo về các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây dài ngày của Đắk Lắk ....... 125 4.2.1. Dự báo về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ...... 125 4.2.2. Dự báo về quy mô đất nông nghiệp ...................................................... 125 4.2.3. Dự báo thị trường và nhu cầu tiêu thụ ................................................. 125 4.2.4. Dự báo về các tiến bộ khoa học và công nghệ có thể áp dụng ............ 127 4.3. Quan điểm, định hướng phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk ............................................. 128 v 4.3.1. Quan điểm phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày ................................................................ 128 4.3.2. Định hướng thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở Đắk Lắk............................................... 128 4.4. Một số giải pháp cơ bản để thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày của Đắk Lắk thời gian tới .................. 129 4.4.1. Giải pháp chung đối với doanh nghiệp và nông hộ ............................. 129 4.4.2. Giải pháp đối với nông hộ .................................................................... 132 4.4.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp ........................................................... 136 4.4.4. Giải pháp về chính sách ....................................................................... 139 4.5. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương và chính quyền địa phương...................................................................................................................... 142 4.5.1. Kiến nghị đối chính quyền địa phương ................................................ 142 4.5.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương ...... 146 Tiểu kết chương 4..................................................................................................... 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 151 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 170 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 0.1. Phân bổ mẫu điều tra theo loại cây, nông hộ - doanh nghiệp – tác nhân trung gian và huyện ...................................................................................................... 6 Bảng 3.1. Quy mô liên kết kinh tế (DN&NH) trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................. 71 Bảng 3.2. Mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk.............................................................................. 73 Bảng 3.3. Tóm tắt ưu, nhược điểm và hu hướng phát triển của các mô hình liên kết kinh tế giữa DN và NH trong SX cây CNDN tại Đắk Lắk ........................................ 78 Bảng 3.4. Số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2017 .................................................................................................................................... 79 Bảng 3.5. Đám phán trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây CNDN tại Đắk Lắk ...................................................................................... 82 Bảng 3.6. Lựa chọn khu vực đối với liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk ........................................................................................... 85 Bảng 3.7. Tuyên truyền, vận động và lựa chọn đối tác trong liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk ........................................................ 87 Bảng 3.8. Hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk.............................................................................. 95 Bảng 3.9. Hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk.............................................................................. 97 Bảng 3.10. Chi phí giải quyết tranh chấp và tính hợp lý các phán quyết của Tòa án .................................................................................................................................. 103 Bảng 3.11. Tác động của yếu tố “khoa học – công nghệ” đến hiệu quả liên kết kinh tế .................................................................................................................................. 108 Bảng 3.12. Mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk............................................................................ 112 Bảng 3.13. Tác động của yếu tố “chất lượng cam kết” đến hiệu quả liên kết kinh tế .................................................................................................................................. 114 Bảng 3.14. Tác động của yếu tố “tuân thủ các cam kết” đến hiệu quả liên kết kinh tế .................................................................................................................................. 115 Bảng P.1. Hình thức liên kết kinh tế (DN&NH) trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................................................................ 187 Bảng P.2. Động lực của các chủ thể khi tham gia liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk............................................................................ 188 Bảng P.3. Ràng buộc giữa doanh nghiệp và nông hộ trong liên kết kinh tế đối với sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở Đắk Lắk ............................................................... 189 Bảng P.4. Thực hiện nội dung cam kết và xử lý phát sinh đối với liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk ............................................. 191 Bảng P.5. Cơ chế chia sẻ lợi ích của các chủ thể tham gia liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk ...................................................... 192 Bảng P.6. Vai trò của các chủ thể trong LKKT giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở Đắk Lắk phân theo hình thức liên kết ........... 195 Bảng P.7. Diện tích cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk ............................. 197 Bảng P.8. Năng suất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk ............................ 197 vii Bảng P.9. Sản lượng cà phê, hồ tiêu tại tỉnh Đắk Lắk ............................................. 197 Bảng P.10. Hiệu quả kinh tế của các mô hình liên kết kinh tế với cây công nghiệp dài ngày .......................................................................................................................... 197 Bảng P.11. Vai trò của các chủ thể trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong SX cây CNDN tại Đắk Lắk phân theo mô hình liên kết ........................... 198 Bảng P.12. Tính bền vững của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk ....................................................... 199 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu .......................................................... 61 ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Diện tích cà phê có chứng nhận tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2018 ...106 Hình 3.2. Diện tích liên kết sản phẩm cây công nghiệp dài ngày có chứng nhận tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2018 ...........................................................................110 Hình 3.3. Năng lực của nông hộ và hiệu quả liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk ..............................................................................113 x PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Liên kết kinh tế nói chung, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ nói riêng có thể tạo ra nhiều tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều quan điểm, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu được thực hiện thành công thì liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ không chỉ giúp thay đổi cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tiến bộ (áp dụng đồng nhất quy trình sản xuất trên quy mô lớn), mà còn đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng năng suất, giảm giá thành... từ đó giúp tăng sức cạnh tranh, hiệu quả, vị thế của ngành nông nghiệp trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế mới hiện nay, với sự hạn chế về nguồn lực và năng lực, nông hộ ở Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức có thể làm cho họ bị tụt hậu xa hơn mà bản thân họ không thể tự giải quyết được nếu không có sự hợp tác với doanh nghiệp, đặc biệt là việc áp dụng KHKT hiện đại trong các công đoạn sản xuất, chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, tiếp cận được cả thị trường đầu vào và đầu ra theo chuỗi sản xuất. Cách đây hơn 10 năm, Dương Đình Giám (2007) [25] đã nhận định rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế như hiện nay, liên kết kinh tế đang ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết. Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, với nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều... Hiện nay, giá trị sản xuất cây công nghiệp dài ngày đã chiếm hơn 60% tổng giá trị ngành trồng trọt của tỉnh (Niên giám thông kê tỉnh Đắk Lắk, 2018). Sản xuất cây công nghiệp dài ngày đang là sinh kế chính của nhiều bộ phận dân cư đang sinh sống ở các khu vực nông thôn trong tỉnh, là nguồn xuất khẩu mang lại ngoại tệ, “cũng như tạo nguồn đóng góp trên 60%1 tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh” (UBND tỉnh Đắk Lắk, 2016). Được sự quan tâm, đầu tư nguồn lực từ nhà nước và người dân, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk trong thời gian qua đã có nhiều điểm phát triển đáng ghi nhận. Liên kết kinh tế để sản xuất, tiêu thụ các nông sản chất lượng cao tiếp tục được hình thành ở hầu hết các vùng sản xuất cây công nghiệp dài ngày của tỉnh; Nhiều mô hình liên kết kinh tế đã góp phần làm tăng thu nhập, lợi ích cho người dân tham gia liên kết 1 Theo Đề án Phát triển cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 1 (chiếm 82,10%); Liên kết kinh tế đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng nông sản (chiếm 19,05%), hay nâng cao hiệu quả của các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày (chiếm 94,37%)2… Bên cạnh những điểm tích cực đã đạt được, thì liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày hiện nay cũng còn nhiều tồn tại và hạn chế. Phần lớn diện tích liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày là liên kết đơn giản (chiếm 80,65%), mức độ hỗ trợ hay bù đắp sự thiếu hụt nguồn lực, kỹ năng cho nhau giữa các chủ thể tham gia liên kết còn hạn chế. Nhiều chủ thể liên kết vẫn chưa xem trọng việc sử dụng hợp đồng văn bản để thể hiện các nội dung liên kết, tỷ lệ số trường hợp liên kết sử dụng hợp đồng văn bản chỉ chiếm có 10,61%. Hay vai trò của liên kết kinh tế trong việc thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học – công nghệ của nông hộ chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội… Ngoài ra, mặc dù các nhà nghiên cứu đi trước đã xây dựng được nhiều khía cạnh liên quan đế nội dung cơ sở lý luận về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày, tạo nền tảng cơ sở lý luận vững chắc cho những nhà nghiên cứu sau kế thừa và vận dụng. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở lý luận về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày vẫn còn những khoảng trống có thể tiếp tục phát triển. Trước thực trạng trên, nghiên cứu “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” được xem là hoạt động cần thiết, có thể mang lại nhiều ý nghĩa trong việc thúc đẩy hoạt động liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trong thời gian tới, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày và cải thiện đời sống cho nhiều cộng đồng dân cư đang sinh sống tại các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu tổng quát của đề tài: Trên cơ sở khung lý thuyết, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 20142018, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân, xác định các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030. 2 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2 Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể: + Góp phần hệ thống hóa hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày. + Phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2018, chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân. + Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. + Đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. Các câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Hệ thống cơ sở lý luận để xây dựng khung phân tích liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày gồm những nội dung gì? Câu hỏi 2: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua đạt được những thành tựu gì, còn những tồn tại, hạn chế nào, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó? Câu hỏi 3: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như thế nào? Câu hỏi 4: Cần có những giải pháp gì để thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung:  Cụm từ “sản xuất cây công nghiệp dài ngày” trong đề tài được hiểu theo nghĩa rộng của chuỗi, bao gồm từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ nông sản.  Đề tài sẽ nghiên cứu liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp trung gian thương mại, doanh nghiệp cung ứng yếu 3 tố đầu vào với nông hộ sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk. Tuy nhiên trong các doanh nghiệp cung ứng các yếu tố đầu vào chỉ giới hạn nghiên cứu ở các doanh nghiệp cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống, còn các doanh nghiệp cung ứng yếu đầu vào khác như máy móc, thiết bị, bao bì... sẽ không nghiên cứu, vì tiềm năng phát triển liên kết giữa các doanh nghiệp này với nông hộ thấp.  Cây công nghiệp dài ngày của Đắk Lắk hiện nay bao gồm: Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, mắc ca... Tuy nhiên, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ở các loại cây công nghiệp dài ngày chính là cà phê, cao su, hồ tiêu và điều. Đề tài không nghiên cứu trên cây chè và cây mắc ca bởi vì: 1) Diện tích chè chỉ khoảng 90 ha, chiếm chưa được 1 phần nghìn tổng diện tích cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh và ít có tiềm năng được mở rộng; 2) Hoạt động trồng cây mắc ca vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, chưa xác định được tiềm năng phát triển loại cây này tại tỉnh Đắk Lắk. + Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn 2014-2018, đề xuất định hướng và giải pháp đến 2030. + Phạm vi không gian: Tỉnh Đắk Lắk. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Tiếp cận nghiên cứu Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ. Trong luận án, tác giả thực hiện nghiên cứu theo cách tiếp cận chuỗi giá trị. Cơ sở thực hiện nghiên cứu theo tiếp cận chuỗi giá trị của luận án là: + Doanh nghiệp cung ứng vật tư, nông hộ, doanh nghiệp sơ chế - chế biến nông sản, doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đều là những tác nhân trong chuỗi giá trị. + Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ là một dạng quan hệ kinh tế giữa các nhóm tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản (quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và nông hộ; quan hệ kinh tế giữa nông hộ và các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản). + Phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ sẽ góp phần phát triển chuỗi giá trị nông sản. Quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả tiếp cận trên “góc nhìn” quản lý kinh tế của các cơ quan quản lý nhà nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu a. Phương pháp phân tích nội dung các dữ liệu, văn bản thứ cấp 4 Được sử dụng để thu thập các tài liệu thứ cấp phục vụ xây dựng luận án. Thông tin dự kiến có thể thu thập được từ các tài liệu thứ cấp bao gồm: + Thông tin phục vụ xây dựng nội dung tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan. + Thông tin phục vụ hệ thống hóa cơ sở lý thuyết. + Thông tin phản ánh nội dung vai trò của Nhà nước về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk. + Thông tin về kinh nghiệm thực tiễn các nước và một số địa phương về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất nông nghiệp. + Số liệu về quy mô, sản lượng, năng suất cây công nghiệp dài ngày của tỉnh Đắk Lắk. - Dạng tài liệu thứ cấp: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk; Sách, nghiên cứu khoa học có liên quan đến liên kết kinh tế; Chính sách có liên quan của Đảng và Nhà nước, các báo cáo, số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, Các phòng kinh tế, Phòng Nông nghiệp & PTNT các đơn vị cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk.... - Nơi thu thập tài liệu thứ cấp: Thư viện khoa học xã hội, thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Học viện Khoa học xã hội, Chi cục thống kê tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk, sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk, sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, các phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp & PTNT thuộc UBND các huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Đắk Lắk, nhà sách, internet.... b. Phương pháp sử dụng bảng hỏi thu thập thông tin sơ cấp - Được sử dụng để thu thập các thông tin sơ cấp phục vụ xây dựng luận án. Nội dung số liệu sơ cấp cần thu thập bao gồm: + Số liệu phản ánh thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk. + Số liệu phản ánh một phần nội dung vai trò Nhà nước về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk. + Số liệu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk... - Đối tượng thực hiện khảo sát thu thập số liệu sơ cấp bao gồm: Doanh nghiệp, nông hộ và tác nhân trung gian (hợp tác xã). 5 - Cách thức thu thập số liệu sơ cấp: Các số liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua phỏng vấn dựa trên các bảng hỏi được thiết kế sẵn. - Số lượng mẫu thu thập: Theo công thức thống kê tính số lượng mẫu cần z 2 pq khảo sát n1  2 , (n: là số mẫu cần khảo sát, z: là độ tin cậy,  : là sai số cho x phép, p: là tỷ lệ xuất hiện của đặc điểm cần nghiên cứu, q = 1-p), với độ sai số cho phép là 5,15%, độ tin cậy 95%, tỷ lệ diện tích cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk có liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ là 74,57%, ta tính được số mẫu 2 cần khảo sát là: n  1,96 * 0,74282 * 0,2572  275 mẫu. 0,05 - Phân tổ và cách thức chọn mẫu: + Lượng mẫu kháo sát theo từng loại cây được xác định theo tỷ lệ diện tích từng loại cây công nghiệp dài ngày trong tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày của tỉnh. + Lượng mẫu khảo sát theo chủ thể tham gia liên kết được xác định như sau: Do số lượng các doanh nghiệp, tác nhân trung gian tham gia liên kết còn ít nên thực hiện khảo sát tất cả các doanh nghiệp và tác nhân trung gian này. Lượng mẫu cần khảo sát còn lại sẽ được phân bổ cho các nông hộ. + Các địa phương chọn khảo sát là những khu vực sản xuất cây công nghiệp dài ngày chính của tỉnh. + Mẫu khảo sát được chọn ngẫu nhiên tại các khu vực có sản xuất cà phê, hồ tiêu, điều vào cao su. Bảng 0.1. Phân bổ mẫu điều tra theo loại cây, nông hộ - doanh nghiệp – tác nhân trung gian và huyện Đơn vị tính: Mẫu khảo sát Nông hộ Huyện Buôn Ma Thuột Cư M'gar Ea H'leo Cư Kuin Krông Năng Krông Búk Krông Pắk Tổng Cà phê 2 22 17 29 24 11 38 143 Hồ tiêu 0 5 3 0 5 3 3 19 Cao su 0 5 6 1 7 1 7 27 Điều 0 2 6 0 7 0 0 15 6 Doanh nghiệp – Hợp tác xã Tổng Cà Hồ Cao Điều phê tiêu su 29 0 0 0 31 8 3 1 2 48 12 7 2 7 60 0 0 0 0 30 0 0 0 0 43 0 0 0 0 15 0 0 0 0 48 49 10 3 9 275 c. Phương pháp phỏng vấn sâu Số liệu sơ cấp dự kiến được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu là một phần số liệu phản ánh thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk. - Cách thức thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, nông hộ, tác nhân trung gian có liên quan đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk. (Danh sách phỏng vấn sâu được trình bày chi tiết ở phụ lục). 4.2.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: + Phương pháp tổng hợp, phân tích dùng để: 1) tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố ở chương 1; 2) tổng hợp một số cơ sở lý luận và lý thuyết cơ bản, kinh nghiệm thực tiễn ở chương 2; 3) tổng hợp và phân tích tình hình thực trạng ở chương 3; 4) tổng hợp các căn cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn từ chương 2 và 3 để đề xuất các giải pháp ở chương 4. + Phương pháp tổng hợp số liệu: Dựa trên các số liệu thu thập được từ tài liệu thứ cấp, từ các bảng hỏi và phỏng vấn sâu, phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng báo cáo. Phần mềm sử dụng là Microsoft Office. + Phương pháp phân tích số liệu: Bao gồm thống kê mô tả và thống kê so sánh.  Phương pháp thống kê mô tả: Thông qua các chỉ tiêu, thông tin tổng hợp được từ số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, phương pháp này được dùng để: 1) Mô tả một phần nội dung đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk ở chương 3; 2) Mô tả một phần nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở chương 3...  Phương pháp thống kê so sánh: Thông qua các chỉ tiêu và thông tin tổng hợp được từ số liệu thứ cấp và sơ cấp, phương pháp thống kê so sánh được sử dụng để phản ánh sự khác biệt về thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ giữa các loại cây công nghiệp dài ngày, giữa các hình thức và mô hình liên kết kinh tế ở chương 3. 7 5. Dự kiến những kết quả nghiên cứu cần đạt được Những kết quả nghiên cứu đề tài dự kiến cần đạt được gồm: - Thông qua hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày, xây dựng được khung phân tích của luận án. - Qua phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 20142018, chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân, làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp cơ chế chính sách có căn cứ khoa học và thực tiễn. - Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk để làm cơ sở cụ thể hóa hơn các đề xuất giải pháp cơ chế chính sách có căn cứ khoa học và thực tiễn. - Các quan điểm, định hướng, các giải pháp đề xuất thúc đẩy phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030 có căn cứ khoa học và giá trị thực tiễn. Các kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo trong nghiên cứu, hoạch định và triển khai chính sách đối với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, tổ chức nghiên cứu và đào tạo liên quan đến chủ đề của luận án. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của luận án bao gồm các phần chính như sau: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày Chương 3. Thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chương 4. Quan điểm, định hướng, giải pháp thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN 1.1. Các công trình trên thế giới Trên thế giới, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ đã có một lịch sử phát triển lâu dài, chính vì vậy đã có rất nhiều quan điểm, kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được đưa ra:  Phương pháp nghiên cứu: Phần lớn các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định tính. Tuy nhiên cũng có một số tác giả sử dụng phương pháp định lượng hoặc kết hợp giữa định lượng và định tính như Obasi Igweoscar (2008), An Sokchea and Richard J.Culas (2015), Heckma (1979), Maddaa (1983)... Phương pháp định lượng được sử dụng chủ yếu ở nội dung xác định các yếu tố ảnh hưởng và tác động của liên kết kinh tế. Các biến số được sử dụng trong các mô hình định lượng ở các nghiên cứu nước ngoài tương đối đa dạng, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã gặp phải tình trạng là trong mô hình nghiên cứu thiếu nhiều biến số quan trọng và các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với nhau (nguyên nhân của hiện tượng đa cộng tuyến).  Vai trò của nhà nước đối với liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong SXNN: Liên quan đến nội dung vai trò của nhà nước về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ, một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra được một số vai trò và khía cạnh của công tác quản lý nhà nước đối với liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ. Mwikisa L. Likulunga (2005) cho rằng, Chính phủ có tác động đến kết quả và hiệu quả hoạt động liên kết kinh tế, trong đó có cả các cơ quan chính quyền địa phương. Cụ thể, theo Eaton và cộng sự (2001), các chính sách hỗ trợ phù hợp của Chính phủ là nhân tố tác động tích cực đến sự thành công của liên kết kinh tế. Ngược lại, sự hỗ trợ của Chính phủ không căn cứ vào khả năng, nhu cầu doanh nghiệp sẽ không thể tạo ra nhiều tác động tích cực thúc đẩy hoạt động liên kết kinh tế (GIZ, 2013). Hay sự thiếu hụt các chính sách phù hợp sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động liên kết kinh tế (Ian Kumwenda, Mathews Madola, 2005). Nhấn mạnh đến khung pháp lý, Matthew Warning, Wendy Soo Hoo (2000) cho rằng, yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả thực hiện liên kết chính là khung pháp lý. Mặc dù các nghiên cứu trên thế giới đã đề cập được nhiều khía cạnh về vai trò của nhà nước đối với liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ tuy nhiên ta 9 cũng thấy được rằng, khía cạnh khung pháp lý đối với hoạt động liên kết kinh tế chỉ được đề cập một cách chung chung, chưa cụ thể. Bên cạnh đó, vấn đề tổ chức bộ máy quản lý nhà nước để phát huy vai trò của nhà nước đối với liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ sao cho hiệu quả cũng còn ít được đề cập.  Hình thức và mô hình liên kết và ràng buộc trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong SXNN: Liên quan đến các hình thức liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ, đã có khá nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra cách phân loại liên kết kinh tế. Trong đó cách phân loại của Ellman (1986), Glover and Kusterer (1990), Baumamm (2000) and Eaton & cộng sự (2001) là cách được khá nhiều người sử dụng khi nghiên cứu về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ. Theo các tac giả trên, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ có thể được chia thành 4 hình thức là: mô hình trang trại hạt nhân, mô hình tập trung, mô hình trung gian, mô hình không chính thức, và đây là hình thức phân loại được khá nhiều nhà nghiên cứu sau này thừa nhận và áp dụng theo như Songsak Sriboonchitta, Aree Wiboonponse, Respikius Martin, Jeff Sharp… Một cách tiếp cận khác, theo Bijman, 2008 được GIZ, 2013 trích dẫn, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ theo hình thức hợp đồng sẽ có 3 hình thức là: hợp đồng tiếp thị, hợp đồng quản lý sản xuất và hợp đồng nguồn cung đầu vào. Ngoài ra, theo Respikius Martin và cộng sự (2016), trong liên kết có ba dạng hợp đồng chính là “market specification contract”, “production management contract” và “resource provision contract”. Trong đó, “market specification contract” là thỏa thuận trước khi thu hoạch giữa người sản xuất và doanh nghiệp với điều kiện điều chỉnh việc bán cây trồng. Hợp đồng thường quy định thời gian, địa điểm bán và tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa nông dân cung cấp. Theo loại hợp đồng này, người nông dân duy trì hầu hết các quyền quyết định đối với các hoạt động canh tác của mình và chịu phần lớn rủi ro đối với các hoạt động sản xuất của mình. “Production management contract” là dạng liên kết nông dân có quyền kiểm soát nhiều hơn các quá trình sản xuất so với dạng hợp đồng ở trên. Theo hợp đồng này, người sản xuất đồng ý tuân theo các phương pháp sản xuất một cách chính xác và tuân thủ các loại và số lượng đầu vào cần thiết đã quy định. “Resource provision contract” là dạng hợp đồng cung cấp nguồn lực, theo đó, doanh nghiệp đồng ý cung cấp các đầu vào chính nhưng cũng có thể hoạt động như một đầu ra thị trường cho hàng hóa được sản xuất. Chi phí đầu vào được thu hồi khi giao sản phẩm. 10 Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã đề cập nhiều khía cạnh về cách phân loại liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ, tuy nhiên chúng ta có thể thấy được rằng, các cách phân loại ở trên đôi lúc gây khó hiểu cho người đọc.  Ràng buộc trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong SXNN: Về các ràng buộc hay cam kết trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ, có rất nhiều nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến nội dung này và theo họ, các ràng buộc phổ biến trong liên kết gồm: thời hạn hợp đồng, yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của người mua, hạn ngạch sản xuất của nông dân, yêu cầu tập quán canh tác của nông dân của doanh nghiệp, tổ chức giao hàng, cách thức xác định giá (giá cố định tại thời điểm bắt đầu mỗi mùa, giá linh hoạt dựa trên thị trường, giá giao ngay, giá lô hàng, giá chia sẻ), cải tạo tín dụng, bảo hiểm (Eaton & cộng sự, 2001)… Tuy nhiên chúng ta cũng có thể thấy được rằng, các cam kết trong liên kết thường được các nhà nghiên cứu, phân tích đề cập một cách chung chung, ít được phân tich sâu..  Vai trò của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ:  Đối với nông hộ: Có rất nhiều nghiên cứu ở nước ngoài đề cập đến nội dung vai trò hay tác động của liên kết kinh tế đến nông hộ. Các nghiên cứu này đã đề cập đến rất nhiều khía cạnh liên quan đến “các tác động của liên kết kinh tế” đến nông hộ, bao gồm cả các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp như: 1). Liên kết kinh tế giúp nông hộ cải thiện việc tiếp cận các yếu tố đầu vào như: dịch vụ sản xuất (Eaton & cộng sự, 2001), nguồn lực tài chính (Nigel Key, David Runsten, 1999), hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (ADB, 2015), tiếp cận thông tin kỹ thuật (IFAD, 2007), được hỗ trợ kỹ thuật (ADB, 2015), từ đó giúp cải tiến kỹ thuật sản xuất, có kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng. 2). Liên kết kinh tế giúp nông dân có thể tiếp cận với công nghệ mới (Eaton và cộng sự, 2001) từ đó giúp tăng việc áp dụng công nghệ trong quá trình sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. 3). Liên kết giúp nông hộ giảm giảm chi phí sản xuất (ADB, 2015) thông qua việc sử dụng nguồn lực tốt hơn, giảm chi phí đầu vào do mua sắm số lượng lớn, giảm chi phí giao dịch, giảm tổn thất (GIZ, 2013). Tuy nhiên, việc sản xuất theo các tiêu chí bền vững khi tham gia liên kết kinh tế cũng làm tăng chi phí sản xuất (Peter H. May, Gilberto C.C Mascarenhas, Jason Potts, 2004). 4). Liên kết kinh tế có thể giúp tăng khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ (Phil Simmons, 2003), giúp nông hộ giảm rủi ro về giá (Nigel Key, David Runsten, 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan