Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Lịch sử y học

.PDF
706
168
53

Mô tả:

Mục đích chủ yếu của tôi khi viết và chỉnh lý quyển sách này là nhằm đưa ra một bản giới thiệu cập nhật về lịch sử y học. Mặc dù tài liệu lúc đầu vốn là “một trợ giảng” trong khóa học tổng quan kéo dài một học kỳ của tôi, nhưng tôi hy vọng rằng ấn bản mới này cũng sẽ nhận được sự quan tâm từ nhiều đối tượng độc giả, cũng như từ các thầy giáo có ý muốn bổ sung các nội dung lịch sử môn học cho các môn khoa học hoặc bổ sung nội dung khoa học vào các môn lịch sử của mình. Cũng như ấn bản trước, tôi cố gắng hướng sự chú ý của người đọc đến các chủ đề chính trong lịch sử y học, sự tiến hóa của các lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu, cũng như các quan điểm và giả định khác nhau nhờ đó các thầy thuốc và bệnh nhân hiểu được sức khỏe, bệnh tật và sự lành bệnh. Có nhiều đổi thay đã xuất hiện trong lịch sử y học kể từ thập niên 1940 khi Henry E. Sigerist (1891-1957) hô hào cần phải có một hướng đi mới trong lĩnh vực này, chuyển từ việc nghiên cứu về các thầy thuốc lớn và các tài liệu của họ sang một quan niệm mới xem lịch sử y học như là lịch sử xã hội và văn hóa. Từ chỗ hầu như chỉ xoáy vào sự tiến hóa của các lý thuyết y học hiện đại, các học giả bắt đầu nhắm vào các vấn đề mới liên quan đến bối cảnh xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị trong đó thầy thuốc và bệnh nhân đều có vai trò. Do chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi các quan niệm và kỹ thuật mượn từ ngành xã hội học, tâm lý học, nhân chủng học và dân số học, các sử gia mới chuyên về các khía cạnh xã hội và văn hóa trong y học nhấn mạnh đến các yếu tố như chủng tộc, giai cấp, giới tính, cũng như các gắn kết thuộc về định chế và nghề nghiệp. Vẫn còn một số tranh luận về bản chất của lĩnh vực này, nhưng thảy đều nhất trí rằng lịch sử y học không chỉ đơn giản là một câu chuyện kể lại lộ trình đi từ thời tối tăm đến sự khai sáng của khoa học hiện đại. Căn cứ vào tính sinh động và đa dạng của lĩnh vực này hiện nay, việc tìm ra cách thức thỏa đáng để trình bày một đánh giá ở mức sơ đẳng về lịch sử y học càng ngày càng trở nên khó khăn. Vì thế, cách tiếp cận có chọn lọc, tức là cách dựa trên sự cân nhắc các nhu cầu và sự quan tâm của độc giả là những người lần đầu tiếp cận với lĩnh vực này dường như là phù hợp. Vì thế, tôi đã chọn những ví dụ đặc thù về các lý thuyết, các chứng bệnh, nghề nghiệp, các thầy thuốc, và các nhà khoa học, và cố gắng sử dụng các ví dụ này để làm sáng tỏ những chủ đề liên quan đến các vấn đề cơ bản về sức khỏe, bệnh tật, và lịch sử. Về đại thể, nội dung quyển sách được sắp xếp theo trình tự thời gian, nhưng chủ yếu dựa trên chủ đề. Các lý luận và thực tiễn trong y học có thể đưa ra một công cụ nhạy để thăm dò hệ thống chặt chẽ các tương tác xã hội, cũng như các dấu vết của sự du nhập, phát tán và cải biến của những ý tưởng và kỹ thuật mới hoặc lạ lẫm. Các vấn đề y học đều liên quan đến những khía cạnh cơ bản và hiển hiện nhất của mọi xã hội - sức khỏe và bệnh tật, sung túc và nghèo đói, sự ra đời, quá trình lão hóa, tàn tật, khổ ải và chết chóc. Bất kỳ ai trong mọi thời kỳ của lịch sử cũng đều phải đối phó với vấn đề sinh đẻ, bệnh tật, chấn thương, và sự đau đớn. Vì thế, những biện pháp được phát triển để chữa lành tâm thần và thể xác sẽ là tâm điểm đáng giá để khảo sát các nền văn hóa và hoàn cảnh khác nhau. Có thể sự thâm nhập vào lịch sử y học sẽ mang lại cho ta một sự gần gũi với người bệnh và người chữa bệnh trong quá khứ và hiện tại, một ý thức khiêm tốn khi đứng trước bệnh tật và thiên nhiên và một cách tiếp cận có cân nhắc đối với các vấn đề y học hiện nay của chúng ta. Lịch sử y học có thể rọi sáng các quy luật biến đổi của y tế và bệnh tật, cũng như những vấn đề về hành nghề y, sự chuyên nghiệp hóa, các định chế, việc đào tạo, chi phí y tế, chẩn đoán và điều trị. Kể từ cuối thế kỷ 19, các ngành y sinh học đã phát triển mạnh mẽ khi đi theo cái gọi là “tín điều về từng bệnh nguyên học cụ thể” - tức là, cái quan niệm cho rằng nếu chúng ta hiểu được tác nhân gây bệnh của một chứng bệnh, hoặc là các biến cố phân tử chuyên biệt của một tiến trình bệnh lý, thì chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được và khống chế được bệnh đó. Quan điểm này bỏ qua không nhắc đến những khía cạnh xã hội, đạo đức, kinh tế và địa lý-chính trị phức tạp của bệnh tật trong một thế giới càng ngày càng trở nên gần gũi nhiều hơn nhờ các phương tiện giao thông và liên lạc hiện đại, nhưng đồng thời cũng bị chia tách ngày càng rộng hơn vì những khác biệt giữa sự giàu có và nghèo đói.
Lời nói đầu “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần cũng như xã hội chứ không chỉ là tình trạng không có bệnh hay thương tật” (theo Tổ chức Y tế Thế giới). Mục đích chủ yếu của tôi khi viết và chỉnh lý quyển sách này là nhằm đưa ra một bản giới thiệu cập nhật về lịch sử y học. Mặc dù tài liệu lúc đầu vốn là “một trợ giảng” trong khóa học tổng quan kéo dài một học kỳ của tôi, nhưng tôi hy vọng rằng ấn bản mới này cũng sẽ nhận được sự quan tâm từ nhiều đối tượng độc giả, cũng như từ các thầy giáo có ý muốn bổ sung các nội dung lịch sử môn học cho các môn khoa học hoặc bổ sung nội dung khoa học vào các môn lịch sử của mình. Cũng như ấn bản trước, tôi cố gắng hướng sự chú ý của người đọc đến các chủ đề chính trong lịch sử y học, sự tiến hóa của các lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu, cũng như các quan điểm và giả định khác nhau nhờ đó các thầy thuốc và bệnh nhân hiểu được sức khỏe, bệnh tật và sự lành bệnh. Có nhiều đổi thay đã xuất hiện trong lịch sử y học kể từ thập niên 1940 khi Henry E. Sigerist (1891-1957) hô hào cần phải có một hướng đi mới trong lĩnh vực này, chuyển từ việc nghiên cứu về các thầy thuốc lớn và các tài liệu của họ sang một quan niệm mới xem lịch sử y học như là lịch sử xã hội và văn hóa. Từ chỗ hầu như chỉ xoáy vào sự tiến hóa của các lý thuyết y học hiện đại, các học giả bắt đầu nhắm vào các vấn đề mới liên quan đến bối cảnh xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị trong đó thầy thuốc và bệnh nhân đều có vai trò. Do chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi các quan niệm và kỹ thuật mượn từ ngành xã hội học, tâm lý học, nhân chủng học và dân số học, các sử gia mới chuyên về các khía cạnh xã hội và văn hóa trong y học nhấn mạnh đến các yếu tố như chủng tộc, giai cấp, giới tính, cũng như các gắn kết thuộc về định chế và nghề nghiệp. Vẫn còn một số tranh luận về bản chất của lĩnh vực này, nhưng thảy đều nhất trí rằng lịch sử y học không chỉ đơn giản là một câu chuyện kể lại lộ trình đi từ thời tối tăm đến sự khai sáng của khoa học hiện đại. Căn cứ vào tính sinh động và đa dạng của lĩnh vực này hiện nay, việc tìm ra cách thức thỏa đáng để trình bày một đánh giá ở mức sơ đẳng về lịch sử y học càng ngày càng trở nên khó khăn. Vì thế, cách tiếp cận có chọn lọc, tức là cách dựa trên sự cân nhắc các nhu cầu và sự quan tâm của độc giả là những người lần đầu tiếp cận với lĩnh vực này dường như là phù hợp. Vì thế, tôi đã chọn những ví dụ đặc thù về các lý thuyết, các chứng bệnh, nghề nghiệp, các thầy thuốc, và các nhà khoa học, và cố gắng sử dụng các ví dụ này để làm sáng tỏ những chủ đề liên quan đến các vấn đề cơ bản về sức khỏe, bệnh tật, và lịch sử. Về đại thể, nội dung quyển sách được sắp xếp theo trình tự thời gian, nhưng chủ yếu dựa trên chủ đề. Các lý luận và thực tiễn trong y học có thể đưa ra một công cụ nhạy để thăm dò hệ thống chặt chẽ các tương tác xã hội, cũng như các dấu vết của sự du nhập, phát tán và cải biến của những ý tưởng và kỹ thuật mới hoặc lạ lẫm. Các vấn đề y học đều liên quan đến những khía cạnh cơ bản và hiển hiện nhất của mọi xã hội - sức khỏe và bệnh tật, sung túc và nghèo đói, sự ra đời, quá trình lão hóa, tàn tật, khổ ải và chết chóc. Bất kỳ ai trong mọi thời kỳ của lịch sử cũng đều phải đối phó với vấn đề sinh đẻ, bệnh tật, chấn thương, và sự đau đớn. Vì thế, những biện pháp được phát triển để chữa lành tâm thần và thể xác sẽ là tâm điểm đáng giá để khảo sát các nền văn hóa và hoàn cảnh khác nhau. Có thể sự thâm nhập vào lịch sử y học sẽ mang lại cho ta một sự gần gũi với người bệnh và người chữa bệnh trong quá khứ và hiện tại, một ý thức khiêm tốn khi đứng trước bệnh tật và thiên nhiên và một cách tiếp cận có cân nhắc đối với các vấn đề y học hiện nay của chúng ta. Lịch sử y học có thể rọi sáng các quy luật biến đổi của y tế và bệnh tật, cũng như những vấn đề về hành nghề y, sự chuyên nghiệp hóa, các định chế, việc đào tạo, chi phí y tế, chẩn đoán và điều trị. Kể từ cuối thế kỷ 19, các ngành y sinh học đã phát triển mạnh mẽ khi đi theo cái gọi là “tín điều về từng bệnh nguyên học cụ thể” - tức là, cái quan niệm cho rằng nếu chúng ta hiểu được tác nhân gây bệnh của một chứng bệnh, hoặc là các biến cố phân tử chuyên biệt của một tiến trình bệnh lý, thì chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được và khống chế được bệnh đó. Quan điểm này bỏ qua không nhắc đến những khía cạnh xã hội, đạo đức, kinh tế và địa lý-chính trị phức tạp của bệnh tật trong một thế giới càng ngày càng trở nên gần gũi nhiều hơn nhờ các phương tiện giao thông và liên lạc hiện đại, nhưng đồng thời cũng bị chia tách ngày càng rộng hơn vì những khác biệt giữa sự giàu có và nghèo đói. Các cuộc tranh luận công khai về y học ngày nay dường như hiếm khi đề cập đến những chủ đề cơ bản về nghệ thuật và khoa học của y học; thay vào đó, là những vấn đề được đem ra mổ xẻ dằng dai nhất lại liên quan đến chi phí chăm sóc y tế, có hay không có các dịch vụ, khả năng tiếp cận các dịch vụ đó, tính công bằng và trách nhiệm. Những so sánh giữa các hệ thống y tế của nhiều quốc gia khác nhau cho thấy rằng mặc dù có sự khác biệt về hình thức, triết lý, cách tổ chức, và các mục tiêu, nhưng tất cả đều bị sức ép do chi phí ngày càng tăng và những kỳ vọng và áp lực trên các nguồn lực ít ỏi hoặc hạn hẹp. Các viên chức chính phủ, các nhà phân tích chính sách và những người làm công tác chuyên môn trong ngành y ngày càng tập trung công sức và mối quan tâm của mình nhiều hơn vào các biện pháp kìm hãm chi phí. Hiếm khi có ai thử đặt lại vấn đề là ngành y nói chung như thế nào xét về các chủ đề được các nhà dân số học, dịch tễ học và sử gia nêu ra cũng như về giá trị tương đối của nền y học hiện đại và những cải cách có cơ sở rộng lớn hơn về mặt môi trường và hành vi có thể ảnh hưởng mạnh mẽ lên các mô thức mắc bệnh và tử vong. Những người hoài nghi nói rằng, dường như chúng ta đã đánh đổi các bệnh dịch của một thế hệ này để lấy dịch bệnh của một thế hệ khác. Ít nhất, tại những nơi giàu có, công nghiệp hóa nhiều hơn trên thế giới, mô hình bệnh tật phổ biến đã chuyển từ một dạng trong đó nguyên nhân tử vong là các bệnh truyền nhiễm sang một dạng khác với các bệnh thoái hóa và mạn tính chiếm đa số, kết hợp với một sự chuyển đổi nhân khẩu học của một thời đại có tỷ lệ tử vong ở trẻ còn bú cao sang một thời đại mà tuổi thọ tăng và một dân số ngày càng già cỗi. Kể từ cuối thế kỷ 19, chúng ta thấy có một sự chuyển đổi rõ rệt từ một thời kỳ trong đó việc dự phòng khá tốn kém (chẳng hạn như việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải) và việc điều trị về cơ bản là không tốn kém (ví dụ như trích huyết và xổ ruột) sang một thời kỳ trong đó chi phí điều trị rất cao (ví dụ các thủ thuật bắt cầu mạch vành) và dự phòng ít tốn kém (như tập thể dục và chế độ ăn ít cholesterol). Sau nhiều năm tán dương các thành quả thấy được của ngành khoa học y sinh, điển hình là những đóng góp như vaccine, kỹ thuật gây mê/gây tê, thuốc insulin, ghép tạng, và niềm hy vọng rằng các bệnh dịch sẽ theo chân bệnh đậu mùa đi vào quên lãng, thì nay những vấn đề nhức nhối và sâu xa lại được nêu ra về sự cách biệt giữa các chi phí của nền y học hiện đại và vai trò mà y học quyết định các kiểu mắc bệnh và tử vong về mặt lịch sử và toàn cầu. Khi phân tích cẩn thận vai trò của y học, các yếu tố môi trường và xã hội trong việc quyết định sức khỏe của người dân, người ta thấy rằng kỹ thuật y học không phải là bài thuốc bá bệnh cho bệnh cấp tính gây dịch hoặc bệnh mạn tính và bệnh địa phương. Một mô tả khái quát về lịch sử y học sẽ củng cố nguyên tắc cơ bản là nếu chỉ riêng một mình y học thì sẽ không bao giờ là giải pháp cho những điều bất hạnh của cá nhân hoặc những điều bất hạnh của xã hội, nhưng con người chưa bao giờ từ bỏ việc trông chờ vào các nghệ thuật chữa bệnh để tập trung vào những cách điều trị, an ủi, cải thiện, giảm nhẹ bệnh tật, và phục hồi. Có lẽ khi hiểu rõ hơn các quan niệm trước đây về sức khỏe, sự lành bệnh và bệnh tật sẽ giúp cho ta nhận ra nguồn gốc các vấn đề hiện tại với những giới hạn và trở ngại cố hữu của các quan niệm hiện hành. Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng cảm kích sâu sắc đối với John Parascandola và Ann Carmichael qua những lời góp ý, phê bình vô giá và sự khích lệ của họ trong khi chuẩn bị bản in lần thứ nhất của quyển sách này. Dĩ nhiên, tất cả những sai sót còn lại do thiếu sót và vấp váp đều là của tôi. Tôi cũng xin hết sức cám ơn các sinh viên dự khóa học, đọc các sách do tôi viết, và báo cho tôi biết phần nào rõ ràng và phần nào còn tối nghĩa. Tôi cũng xin cám ơn Bộ phận Lịch sử Y học thuộc Thư viện Quốc gia (Hoa Kỳ) về Y học đã cung cấp các tài liệu minh họa sử dụng trong sách này và cám ơn Tổ chức Y tế Thế giới về bức ảnh ca bệnh đậu mùa cuối cùng tại tiểu lục địa Ấn Độ. Tôi cũng xin cám ơn công ty Marcel Dekker, Inc. đã mời tôi chuẩn bị ấn bản lần thứ hai của quyển Lịch sử Y học. Lois N. Magner 1 Bệnh lý họ c và Y học cổ sinh DẪN NHẬP Một trong những huyền thoại lôi cuốn và vương vấn chúng ta nhất là huyền thoại thời Hoàng kim, thời đại trước khi phát hiện cái tốt và cái xấu, khi cái chết và bệnh tật chưa ra đời. Thế nhưng, bằng chứng khoa học - tuy ít ỏi, manh mún, và dù nhiều khi còn mang tính thách đố - lại chứng minh rằng bệnh tật xuất hiện trước loài người từ lâu và không phải là hiếm hoi đối với các loài khác. Thật vậy, những nghiên cứu trên các hóa thạch cổ, các bộ xương của các bộ sưu tập trong viện bảo tàng, động vật trong sở thú và ở ngoài hoang dã cho thấy rằng chứng viêm khớp khá phổ biến đối với những loài động vật có vú trung bình và lớn, kể cả con lợn đất (aardvarks) chuyên ăn kiến, và linh dương gazel. Bằng chứng nhiễm trùng được tìm thấy trong xương của các động vật thời tiền sử, và trong mô mềm của các xác ướp. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại phát hiện được bằng chứng u bướu trong các hài cốt hóa thạch. Lấy ví dụ, các nhà nghiên cứu chụp CT hộp sọ của một con khủng long bạo chúa (gorgosaurus) 72 triệu năm đã phát hiện một u não có khả năng làm cho con vật mất thăng bằng và chuyển dịch khó khăn. Những bất thường khác trên mẫu nghiên cứu cho thấy con vật bị gãy xương đùi, xương ống chân và xương vai. Như vậy, việc hiểu được kiểu thức bệnh tật tấn công các bậc tổ tiên tiền sử của chúng ta đòi hỏi ta phải có cách nhìn của các nhà bệnh lý học cổ sinh (paleopathologist). Marc Armand Ruffer (1859-1917), một trong những người sáng lập môn bệnh lý học cổ sinh, đã định nghĩa đây là khoa học về những bệnh có thể chứng minh qua hài cốt động vật thời cổ đại. Môn bệnh học cổ sinh cung cấp các thông tin về sức khỏe, bệnh tật, tử vong, môi trường và văn hóa của các quần thể cổ đại. Để tìm hiểu vấn đề bệnh giữa những con người thời cổ đại, chúng ta cần khảo sát một số mặt về sự tiến hóa con người, về mặt sinh học lẫn văn hóa. Trong quyển sách Sự Xuất hiện của Con người và sự Chọn lọc dựa theo quan hệ giới tính (Descent of Man and Selection in Relation to Sex (1871)), Charles Darwin cho rằng con người cũng giống như các loài khác, đều phát triển từ những dạng sống trước đó qua hình thức chọn lọc tự nhiên. Theo Darwin, tất cả các bằng chứng hiện có cho thấy rằng “con người có dòng dõi từ động vật 4 chân, có lông, có đuôi, có lẽ có thói quen sống trên cây”. Mặc dù không có nhiều bằng chứng, nhưng Darwin cho rằng tổ tiên xa xưa của con người hiện đại có họ hàng với khỉ đột (gorilla) và tinh tinh (chimpanzee). Ngoài ra, ông còn tiên đoán rằng những con người đầu tiên có lẽ đã tiến hóa ở châu Phi. Các bằng chứng đi từ nghiên cứu các hóa thạch, địa tầng và sinh học phân tử cho thấy rằng sự tách rời giữa con người với khỉ đã xảy ra tại châu Phi từ 5 đến 8 triệu năm trước đây. Các hài cốt hóa thạch của tổ tiên con người cung cấp cho ta các đầu mối giá trị về quá khứ, nhưng những hóa thạch như thế còn rất ít và thường là không đầy đủ. Nhà nghiên cứu giải phẫu học người Nam Phi Raymond Dart, đã có một phát hiện đầy ý nghĩa đầu tiên về tổ tiên con người tại châu Phi vào những năm 1920, khi ông xác định các hóa thạch nổi tiếng là người vượn Nam Phi (Australopithecus africanus). Những phát hiện hứng thú nhất trong thế kỷ 20 sau đó về tổ tiên con người cổ đại có liên quan đến công trình của vợ chồng Louis và Mary Leakey và của Donald Johanson. Làm việc chủ yếu tại các địa điểm thuộc hẻm núi Olduvai và Laetoli tại Tanzania, Mary và Louis Leakey tìm thấy nhiều hóa thạch hominid (vượn người), trong đó có Australopithecus boisei và Homo habilis. Phát hiện quan trọng nhất của Johanson là một bộ xương còn nguyên vẹn một cách bất thường của giống australopithecine sơ khai (Australopithecus afarensis), thường được gọi là Lucy. Các hài cốt giống hominid mới được phát hiện vào đầu thế kỷ 21 đã thúc đẩy nhiều cuộc tranh luận sâu hơn về các tổ tiên hominid thời cổ đại cũng như tổ tiên của loài tinh tinh (chimpanzee). Ngành nhân loại học cổ sinh là một lĩnh vực trong đó các phát hiện mới chắc chắn sẽ dẫn tới việc rà soát lại những phát hiện trước đó cùng với nhiều tranh luận kịch liệt về nguồn gốc và phân loại của mấy mẫu răng và xương nhỏ xíu. Những phát hiện mới hơn chắc chắn sẽ bổ sung nhiều kiến thức về lịch sử tiến hóa con người và cũng làm nổ ra nhiều tranh cãi giữa các nhà nhân loại học cổ sinh. Các nhà khoa học cũng thừa nhận rằng các bệnh thuộc bệnh học cổ sinh giả cũng có thể làm cho người ta hiểu nhầm và diễn giải sai bởi vì tuy chúng rất giống với những thương tổn do bệnh, nhưng thực ra đó chỉ là những quá trình sau khi chết. Lấy ví dụ, do các thành phần muối cơ bản trong xương đều dễ hòa tan trong nước, cho nên các loại đất dễ làm mất đi chất calcium sẽ khiến cho xương bị thay đổi giống như tổn thương do loãng xương. Mặc dù lắm điểm còn mơ hồ trong các hài cốt cổ xưa, nhưng các phương pháp bệnh học cổ sinh có thể phát hiện ra dấu hiệu của bệnh và chấn thương trên những hài cốt này. Các kiến thức từ nhiều ngành học khác nhau, như khảo cổ, địa lý học lịch sử, hình thái học, giải phẫu học so sánh, phân loại học, di truyền học và sinh học phân tử đều giúp cho chúng ta hiểu nhiều hơn về sự tiến hóa của con người. Những thay đổi trong DNA, kho lưu trữ các tài liệu về phả hệ con người, đã được sử dụng để xây dựng lại cây phả hệ, gia đình và các kiểu di dân thời xa xưa. Một số gene có thể làm rõ sự khác biệt quan trọng giữa con người và các loài linh trưởng khác, chẳng hạn như khả năng diễn đạt ngôn ngữ thành lời. Về mặt giải phẫu học mà nói thì con người chỉ mới xuất hiện khoảng 130.000 năm trước đây, nhưng con người hiện đại đúng nghĩa, có được các hoạt động phức tạp, chẳng hạn như chế tạo ra các công cụ phức tạp, các tác phẩm nghệ thuật, giao thương đường dài, dường như chỉ mới có trong các tài liệu khảo cổ chừng 50.000 năm nay mà thôi. Tuy vậy, mối liên hệ giữa con người và các dòng hominid đã tuyệt giống vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Thời đồ đá cũ, thời điểm mà những bước quan trọng nhất trong sự tiến hóa văn hóa xuất hiện, lại trùng hợp với kỷ địa chất Pleistocene (Kỷ băng hà lớn), vốn đã chấm dứt khoảng 10.000 năm trước đây với sự thoái lui cuối cùng của các băng hà. Những con người cổ đại là người săn bắt -hái lượm, tức là các động vật ăn tạp có cơ hội học cách làm ra công cụ, xây dựng chỗ trú ẩn, mang vác và chia sẻ thức ăn và xây dựng các cấu trúc xã hội mang tính độc đáo con người. Mặc dù trong thời đồ đá cũ con người mới chỉ sản xuất được các công cụ thô sơ bằng xương và đá ghè, và chưa có các vật dụng bằng gốm và kim loại, nhưng con người vào thời kỳ này cũng đã tạo ra được các bức vẽ ngoạn mục trong hang Lascaux (Pháp) và Altamira (Tây Ban Nha). Cũng có khả năng là họ cũng có các phát minh hữu ích nhưng lại dễ bị phân hủy sinh học, cho nên không còn lưu được dấu vết gì trên các hóa thạch. Thật vậy, trong thập niên 1960, các nhà khoa học có khuynh hướng bảo vệ nữ quyền đã cật vấn những giả định hiện nay về tầm quan trọng của sự săn bắt có phải đúng là cách thức kiếm thức ăn của con người săn bắt-hái lượm. Có lẽ các hạt, quả, rau quả hoang dại và các thú nhỏ do phụ nữ hái lượm đã góp phần đáng kể trong chế độ ăn của người thời đồ đá cũ. Hơn thế nữa, do phụ nữ thường phải chăm sóc con nhỏ, cho nên có thể họ sáng tạo ra những cây gậy có thể dùng để đào lỗ, các thứ túi để mang và cất giữ thức ăn. Cuộc cách mạng thời đồ đá mới là sự chuyển đổi sang một hình thức sản xuất lương thực mới qua canh tác và chăn nuôi. Con người thời đồ đá mới chế tạo các đồ dùng như đan giỏ, làm đồ gốm, đánh sợi và dệt vải. Mặc dù không có công trình nghệ thuật nào trong thời kỳ này được coi là đặc sắc như các bức tranh trong hang động thời đồ đá cũ ở Pháp và Tây Ban Nha, con người thời đồ đá mới đã sản xuất ra các tác phẩm điêu khắc, tượng nhỏ và đồ gốm đầy thú vị. Nếu lúc trước các nhà khảo cổ và nhân chủng học bị ám ảnh với câu hỏi là lối sống nông nghiệp có từ đâu và bao giờ, thì giờ đây họ quan tâm nhiều hơn tới câu hỏi vì sao và như thế nào. Các nhà nhân chủng học thế kỷ thứ 19 thường xếp đặt các nền văn hóa con người vào một loạt các giai đoạn tiến triển đi lên qua các loại công cụ được chế tạo và phương cách sản xuất lương thực. Kể từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, các phương pháp phân tích mới cho phép kiểm tra các giả thiết về sự biến đổi khí hậu và môi trường và ảnh hưởng của chúng đến các nguồn lương thực. Khi một ý tưởng lý giải sự tiến bộ được đưa ra phân tích cặn kẽ thay vì được chấp nhận một cách đương nhiên, thì các nguyên nhân của sự chuyển đổi ở thời đồ đá mới không còn được coi là sáng tỏ như lúc trước nữa. Căn cứ trên thực tế những người săn bắt-hái lượm có thể có một chế độ ăn uống khá hơn và sống an nhàn hơn những người canh tác nông nghiệp, dù là ở thời tiền sử hoặc thời hiện đại, thì những lợi điểm của cuộc sống ổn định chỉ có đối với những ai đã an cư và ăn uống dư dả. Nguồn thực phẩm có được đối với những người săn bắt-hái lượm tuy có phong phú hơn so với thực phẩm của người làm nông nghiệp, nhưng thực ra vẫn là bấp bênh và không chắc chắn. Những nghiên cứu gần đây về nguồn gốc nông nghiệp cho thấy rằng nông nghiệp hầu như đã ra đời trong khoảng từ 10.000 đến 20.000 năm trước đây, chủ yếu là để đối phó với các áp lực do phát triển dân số sinh ra. Khi so sánh sức khỏe của những người hái lượm và các nông dân an cư, các nhà bệnh học cổ sinh thường thấy rằng sự phụ thuộc vào việc trồng trọt một loại cây lương thực sẽ làm cho dân chúng sẽ có mức dinh dưỡng kém đi so với những người săn bắt-hái lượm, thông qua chiều cao, mức độ lực lưỡng, sức khỏe của hàm răng, và nhiều thứ nữa. Trong các xã hội nông nghiệp, đáy của tam giác thực phẩm trở nên nhỏ hơn khi con người chỉ canh tác một vài loại hoặc thậm chí một loại cây lương thực. Vì thế, nguồn thực phẩm có thể đầy đủ về số lượng và calorie, nhưng lại thiếu các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, việc thuần hóa động vật dường như đã cải thiện được tình trạng dinh dưỡng và dân số thời cổ đại. Mặc dù toàn bộ dân số rõ ràng là đã tăng rất chậm trước khi con người chọn việc canh tác, nhưng sau đó lại tăng lên rất nhanh. Trong các xã hội du mục, do thời gian cho con bú kéo dài cùng với những cấm kị giao hợp sau khi sinh đã làm giãn thời gian giữa hai lần sinh. Đời sống làng mạc đã làm cho phụ nữ thôi cho con bú sớm và thời gian giữa hai lần sinh ngắn lại. Những thay đổi có tính cách mạng trong môi trường vật lý và xã hội cùng với sự chuyển dịch từ lối sống của các nhóm nhỏ dân cư săn bắt-hái lượm đi lang thang đến lối sống định cư của những nhóm dân tương đối đông đúc cũng tạo nên những thay đổi lớn về các kiểu bệnh tật. Nơi ở lâu dài, với vườn tược, đồng ruộng làm phát sinh ra những ổ chứa thuận tiện cho các ký sinh trùng, côn trùng và loài gặm nhấm. Thực phẩm để trong kho cũng có thể bị hỏng, kéo theo các sâu hại, và bị nhiễm bẩn với những thứ như chất thải của loài gặm nhấm, côn trùng, vi khuẩn, nấm mốc và các độc tố. Canh tác nông nghiệp làm tăng số lượng calorie sản xuất trên mỗi đơn vị đất đai, nhưng đồng thời làm cho chế độ ăn dựa quá nhiều vào ngũ cốc nhưng có thể không đầy đủ về protein, vitamin và chất khoáng. Do không hoạt động nhiều và không có nhiều tài nguyên đa dạng như những người săn bắt-hái lượm, cho nên đám dân định cư dễ bị ảnh hưởng khi mùa màng thất bát, đói kém. Những vụ đói kém tại một vùng nào đó có thể khiến cho người dân phải bỏ xứ ra đi đến những nơi khác đồng thời cũng mang theo các ký sinh trùng và tác nhân gây bệnh cho người dân và nơi cư trú mới. Điều khôi hài là việc quá lo nghĩ về chế độ ăn hiện đại có chứa nhiều thành phần không tự nhiên đã trở nên rất thịnh hành, khiến người dân tại các quốc gia giàu có nhất giờ đây lại có ý tưởng ngược đời là quay lại với chế độ ăn của con người cổ đại hoặc thậm chí chế độ ăn của những loài linh trưởng hoang dã. Trên thực tế, nguồn thức ăn của những con người tiền sử vốn không hề dư dả, lại đơn điệu, tồi tàn và bẩn thỉu. NGÀNH BỆNH HỌC CỔ SINH: PHƯƠNG PHÁP VÀ VẤN ĐỀ Do bằng chứng trực tiếp về bệnh tật của con người cổ đại còn rất hạn chế, cho nên ta phải tìm một loạt các phương pháp gián tiếp để có được một cái nhìn sơ lược về thế giới tiền sử. Lấy ví dụ, những nghiên cứu về sinh vật họ hàng gần gũi nhất của chúng ta, loài khỉ nhân hình và khỉ, đã cho thấy là sống theo kiểu tự nhiên không hẳn là sẽ không mắc bệnh. Các loài linh trưởng hoang dã bị rất nhiều bệnh, như viêm khớp, sốt rét, thoát vị bẹn, bệnh ký sinh trùng và răng đâm vào nhau. Tổ tiên chúng ta, những “con khỉ nhân hình trụi lông” đầu tiên, được cho là đã nếm mùi các bệnh tật tương tự như những bệnh tật xảy ra ở các loài linh trưởng hiện nay trong quãng đời quả là “bẩn thỉu, thô lậu và ngắn ngủi”. Tuy vậy, con người tiền sử dần dần học được cách thích ứng với các môi trường khắc nghiệt, vốn chẳng hề giống với cảnh Vườn Địa Đàng trong thần thoại. Mãi về sau, qua sự tiến hóa văn hóa, con người mới thay biến đổi môi trường của mình theo những cách chưa hề có tiền lệ, ngay cả khi họ phải phụ thuộc vào môi trường đó. Khi thuần hóa các động vật, vận dụng thành thục các kỹ thuật canh tác, và xây dựng nên những nơi định cư đông đúc, con người cũng tạo ra những dạng bệnh tật mới. Các nhà bệnh học cổ sinh phải sử dụng đến các bằng chứng sơ cấp và thứ cấp để rút ra các dẫn liệu về các dạng bệnh tật thời tiền sử. Bằng chứng sơ cấp bao gồm cơ thể, xương, răng, tro và các phần còn lại của cơ thể đã khô hoặc cháy thành than tại những nơi chôn xác người vô tình hoặc có chủ ý. Các nguồn bằng chứng thứ cấp bao gồm nghệ thuật, đồ tạo tác, đồ tùy táng của những con người thời chưa có chữ viết, và các tài liệu cổ mô tả hoặc gợi ý sự hiện diện các tình trạng bệnh học. Các tài liệu có được qua những nghiên cứu như trên còn rất sơ sài, và do đa số chỉ là những phần cứng của cơ thể - như xương và răng - rõ ràng là đã cho ta một hình ảnh méo mó của quá khứ. Thật vậy, do rất ít có khả năng đạt tới một chẩn đoán chính xác khi nghiên cứu các di vật xa xưa cho nên một số học giả nhấn mạnh rằng không nên gán tên của các bệnh hiện nay cho các phát hiện của thời xa xưa. Những chuyên gia khác lại cứ đưa những bệnh tật thời đồ đá cũ vào cách phân loại hệ thống hóa hiện tại như các dị tật bẩm sinh, tổn thương, nhiễm trùng, các bệnh thoái hóa, ung thư, bệnh do thiếu chất, và thậm chí những bệnh chưa rõ nguyên nhân là nhóm khá rộng. Tuy nhiên, khi kết hợp các kỹ thuật cổ điển với hiện đại, các nhà khoa học có thể qua những bằng chứng manh mún này mà gặt hái được những kiến thức mới về cuộc đời của con người thời cổ đại. Có thể gọi một ngành học nghiên cứu các di vật con người qua phương pháp khảo cổ là ngành khảo cổ học sinh học, là một lĩnh vực kết hợp giữa ngành khảo cổ học và nhân chủng học cơ thể (physical anthropology). Các phong tục tang lễ, cách thức táng, các điều kiện môi trường chẳng hạn như nóng, ẩm, thành phần của đất, đều ảnh hưởng đến tình trạng lưu giữ hài cốt con người. Đặc biệt là việc thiêu xác có thể làm cho hài cốt bị co rút và phân mảnh. Xác có thể được chôn xuống đất ngay sau khi chết, rồi lấy đá đắp lên thành gò, hoặc đặt lên một cái giàn cho nắng mưa phân hủy. Có khi dân du mục lẫn dân định cư đều mang xác chết đặt lên một kiểu giàn nào đó trong một thời gian nếu người chết gặp khi đất đang đóng băng. Sau đó, người ta mới làm lễ an táng thích hợp cho phần xương cốt còn lại. Tại một số nghĩa địa, xác chết sau được dồn vào các ngôi mộ cũ, cuối cùng là một đống xương lẫn lộn. Sự mù mờ còn tăng thêm khi có những cái xác bị cắt chặt theo các nghi lễ cúng tế, những đồ dùng và quà tặng mang theo cho người chết, trong đó có xác động vật hoặc người trong gia đình người chết, và những biến dạng do sự ướp xác tự nhiên hoặc do con người. Những con vật đào bới hoặc những kẻ cướp mộ cũng có thể quấy phá nơi chôn xác và làm cho xương không nằm đúng vị trí. Những thảm họa như lũ lụt, động đất, lở đất, thảm sát, có thể cung cấp thông tin liên quan đến một nhóm nhiều người trong một thời điểm nào đó. Mặc dù ngày càng có nhiều kỹ thuật phân tích mới mạnh và hiện đại hơn được đưa vào phục vụ ngành bệnh học cổ sinh, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn, cho nên tất cả các kết quả vẫn cần phải thận trọng khi diễn giải. Từ những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, các nhà khoa học đã sử dụng các phương pháp mới như khuếch đại và giải trình tự chuỗi DNA, phân tích các isotope C và N ổn định, và kính hiển vi điện tử quét để đưa ra những câu hỏi về sức khỏe, cách sống và văn hóa của các dân tộc thời cổ đại. Kính hiển vi điện tử được sử dụng để khảo sát các dạng răng bị mòn và ngà răng bị khuyết do stress và rối loạn tăng trưởng, cùng với ảnh hưởng hệ xương các chi khi làm việc nặng nhọc. Có điều kiện người ta cũng phân tích hóa học để tìm các yếu tố vi lượng lấy từ xương và tóc con người cổ đại để hiểu thêm về chế độ ăn và chất lượng đời sống của họ. Chì, thạch tín, thủy ngân, cadmium, đồng, và strontium là những chất có thể tìm thấy trong tóc. Việc phân tích các chất đồng vị ổn định của C và N cũng cho ta biết thêm về thành phần hóa học của xương và chế độ ăn, bởi vì tỷ số các chất đồng vị C và N tìm thấy trong xương của người và động vật phản ánh tỷ số các chất này trong thành phần thực phẩm được tiêu thụ. Từ đó ta có thể ước tính được tầm quan trọng tương đối của nguồn thực phẩm động vật và thực vật trong chế độ ăn của người tiền sử. Những sai biệt về tỷ số này trong xương người qua các thời kỳ khác nhau có thể cho ta biết có sự thay đổi trong chế độ ăn. Lấy ví dụ, các nhà khoa học xác định được số lượng tương đối của Carbon 13 và Nitrogen 15 trong xương con người sống trên 20.000 năm trước tại nhiều vùng khác nhau của châu Âu. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn gồm nhiều cá, sò, và chim biển. Phân tích các chất đồng vị trong xương người Neanderthal lại phát hiện điều ngược lại đó là nguồn protein trong thức ăn của họ chủ yếu có từ thịt của các con mồi động vật lớn hơn. Ngày nay, và có lẽ trong quá khứ, phần lớn các nhiễm trùng đều nằm ở mô mềm nhiều hơn là ở xương, nhưng xương và răng là nguồn thông tin bậc một về bệnh học cổ sinh. Các nhà khoa học có thể nghiên cứu hài cốt bằng tia X, chụp cắt lớp (CT), phân tích hóa học và nhiều thứ nữa. Xương có thể cung cấp chứng cứ cho biết tình trạng sức khỏe, bệnh tật, tuổi và nguyên nhân chết của một người nào đó thời cổ đại. Các thương tổn đặc thù thấy được trên các hài cốt cổ đại bao gồm gãy xương, trật khớp, bong gân, đứt dây chằng, bệnh thoái hóa khớp, đoạn chi, vết thương xuyên thấu, xương mọc gai, cục máu đông bị hóa vôi, vẹo vách mũi và nhiều thứ khác. Các loại vũ khí được phóng ra như lao và tên, đã được tìm thấy trên các đốt sống, xương ức, xương bả vai, xương cánh tay và xương sọ hóa thạch. Nhưng lại ít khi thấy được phần mũi của những thứ vũ khí này, phần vì có thể đã được các thầy thuốc lấy ra, hoặc nhiều khả năng nhất là phần chóp gây ra một tổn thương chết người này lại mắc kẹt trong mô mềm. Trong một số trường hợp sau khi bị các vết thương xuyên thấu, người bị nạn vẫn sống sót sau một thời gian dài, người ta tìm thấy những phần chóp này gắn kết như những vật lạ trơ vào phần xương bị thương tổn. Trong một số ca thuận lợi, người ta có thể đoán được thể loại tổn thương và khoảng thời gian trải qua từ lúc bị thương tổn đến lúc chết. Xương thường liền lại theo các tốc độ có thể dự đoán được. Qua cách sống sót và khỏi bệnh người ta có thể nghĩ đến các hình thức điều trị, hỗ trợ và chăm sóc trong thời gian dưỡng bệnh. Một số bộ xương cho thấy những chỗ gãy dẫn đến hậu quả làm biến dạng xương, gây khó khăn khi đi lại, gây đau đớn kinh niên, và bệnh thoái hóa khớp. Từ bằng chứng có sự sống sót cho thấy thời trước cũng có những sự trợ giúp hữu hiệu trong thời kỳ dưỡng bệnh và sau khi hồi phục. Trong quá trình liền xương, chỗ xương khuyết sẽ được bù lại bằng xương. Tuy nhiên, đôi khi xương không liền hẳn, mà kèm theo các biến chứng như viêm xương tủy, làm xương chậm kết nối hay không kết nối được, chỗ can bị lệch, mọc cựa xương trong mô mềm kề cận, các cục máu hóa vôi, làm chậm phát triển, xương bị hoại tử vô trùng, can xương giả tức là mô sợi chen vào chỗ xương gãy và bệnh thoái hóa khớp xương (viêm khớp sau chấn thương). Xương là một tổ chức mô sống hoạt động mạnh, luôn luôn thay đổi cho phù hợp với nhu cầu tăng trưởng, và đối với các stress sinh lý cũng như bệnh lý. Nhiều yếu tố, như tuổi, giới, dinh dưỡng, nội tiết, di truyền và bệnh tật, tất cả đều ảnh hưởng đến xương. Lao động nặng hoặc tập luyện quá mức cũng đều dẫn đến hậu quả tăng khối lượng xương. Các tiến trình thoái hóa sẽ làm thay đổi kích thước, hình dạng và hình thái của bộ xương cũng như của từng chiếc xương. Bộ xương có thể bị thay đổi do viêm khớp và do giảm mật độ xương (bệnh loãng xương). Bộ xương cũng phụ thuộc vào những thay đổi của môi trường chung quanh, nhất là với môi trường cơ học tạo ra do sức nặng cơ thể và lực của các cơ. Hình dạng của một chiếc xương, vì vậy, sẽ ghi lại những lực cơ học tác động lên nó trong suốt cuộc đời một người. Thường thì các nhà bệnh học cổ sinh chú ý đến những chiếc xương có dấu hiệu bệnh lý rõ, nhưng xương bình thường cũng cung cấp bằng chứng về cỡ xương, hành vi, giới tính, các hoạt động, khối lượng công việc và tư thế của người đó. Thông thường thì các nhà cổ sinh bệnh học chú ý đến những chiếc xương nào có dấu hiệu bệnh lý, nhưng những chiếc xương bình thường cũng có thể cho biết về kích thước thân thể, hành vi, mức độ phát triển về giới tính, các hoạt động, khối lượng công việc, và tư thế. Vì vậy, qua xương ta có thể biết được rằng cá nhân liên quan có thường xuyên phải nâng vật nặng, đẩy, kéo, đứng, ngồi xổm, đi, chạy hoặc cúi xuống. Lấy ví dụ, một điểm bất thường ở khớp mắt cá, gọi là mặt xương ngồi xổm (squatting facet) gặp ở những người suốt ngày ngồi xổm. Vì vậy, khi không thấy những mặt xương ngồi xổm này sẽ giúp ta phân biệt những kẻ thường ngồi trên ghế với những kẻ không được như vậy. Phần lớn các bệnh tật đều không để lại dấu vết gì trên bộ xương, nhưng bệnh lao, ghẻ cóc (yaw), giang mai và một số bệnh do nấm có thể để lại những đặc điểm để chẩn đoán. Các nghiên cứu ở thế kỷ 20 cho biết là trong bệnh lao có từ 1-2% ảnh hưởng đến bộ xương. Những thương tổn của bệnh giang mai thường không giống với những thương tổn do bệnh lao gây ra. Giang mai bẩm sinh có thể gây ra những khiếm khuyết kiểu Hutchinson ở răng cửa. Bệnh phong thường làm mất xương ở mặt, ngón tay, ngón chân. Do các nội tiết tố chi phối sự tăng trưởng và phát triển của tất cả các bộ phận trong cơ thể, cho nên khi tuyến nội tiết bị rối loạn, thì trên xương sẽ ghi lại những dấu hiệu bất thường này. Một số điểm bất thường trên các hài cốt thời cổ đại được gán cho rối loạn chức năng của tuyến giáp và tuyến yên (pituitary). Tuy nhiên, do những thay đổi gần đây về các dạng bệnh tật, cho nên các thầy thuốc, không giống như các nhà cổ sinh bệnh học, ít khi thấy được hậu quả của những bệnh truyền nhiễm khá hiểm nghèo, có ý nghĩa lịch sử, mà trước đây không chữa được. Trên hài cốt, cũng có thể thấy vết tích của nhiều loại ung thư. Mặc dù ung thư xương nguyên phát có thể hiếm, nhưng ung thư từ nơi khác di căn vào xương thì nhiều. Một số tình trạng bệnh lý tương đối ít gặp như viêm xương tủy và các u xương và sụn lành tính, đã được các nhà cổ sinh bệnh học chú ý nhiều bởi vì dễ ghi nhận. Suy dinh dưỡng dưới nhiều hình thức như còi xương, thiếu vitamin C và thiếu máu, có thể gây nên những bất thường trong cấu trúc của xương (chứng dày xương do xốp xương = porotic hyperos tosis). Chứng còi xương hiếm gặp vào thời đồ đá mới, nhưng càng ngày càng phổ biến khi nhiều đô thị ra đời. Chứng nhuyễn xương (osteomalacia), một thể bệnh còi xương ở người lớn, có thể làm xẹp xương vùng chậu, khiến cho mẹ và con có thể tử vong khi sinh nở. Sự hiện diện của các cục máu hóa vôi trên nhiều bộ xương cũng phản ánh được sự thịnh hành của bệnh thiếu vitamin C trong một quần thể nào đó. Nếu phơi nhiễm mạn tính hoặc nặng nề, thì một số yếu tố trong đất như arsenic, bismuth, chì, thủy ngân và selenium có thể tạo ra các tác dụng độc hại được lưu giữ trong xương. Chứng dày xương do loãng xương được tìm thấy trên xương sọ của người cổ đại là một tình trạng bệnh lý làm cho xương bị xốp đi, có những lỗ hổng như chiếc sàng. Những thương tổn này có thể do suy dinh dưỡng hoặc bệnh truyền nhiễm - thiếu máu do thiếu sắt hoặc các tiến trình viêm, chảy máu trong bệnh thiếu vitamin C, hoặc một số bệnh khác (còi xương, bướu). Nhìn chung, khó mà tìm ra được nguyên nhân chính xác của những thương tổn đó. Ngoài ra, các hư hoại sau khi chết cũng có thể tạo ra các tình trạng tương tự. Mặc dù chứng sâu răng thường được coi là do hậu quả của chế độ ăn hiện đại, những công trình về người nguyên thủy sống cùng thời kỳ và nghiên cứu trên các bộ xương người cổ đại đã loại bỏ giả định này. Những vấn đề và bệnh của răng được tìm thấy trên hài cốt con người bao gồm sự mòn răng khi ăn, lệch khớp hàm - thái dương, mảng bám, sâu răng, áp-xe răng, gãy chóp răng, mất răng và nhiều thứ khác. Từ những năm 1980, bằng kính hiển vi điện tử quét và cách đo đạc những xây xát vi thể, người ta đã bắt đầu phân tích những kiểu thức mòn răng cực nhỏ. Những hốc, vết trầy xước vi thể trên bề mặt của răng và sự mài mòn bề mặt của răng cho ta biết những kiểu thức mài mòn khi ăn các thức ăn có các thành phần ăn mòn. Mòn răng làm cho răng dễ bị nhiễm trùng và sau đó là rụng răng. Phụ nữ bị nhiều bệnh về răng hơn so với nam giới, phần vì do có thai và cho con bú, phần vì sử dụng răng và xương hàm như một loại công cụ. Nói chung, qua tình trạng của răng và xương ta biết được lịch sử sức khỏe và bệnh tật, chế độ ăn và những thiếu thốn dinh dưỡng, hồ sơ về các sang chấn nặng và khối lượng công việc phải làm khi còn sống, và cuối cùng là tuổi ước chừng trước khi chết. Vết gãy ở xương cho ta biết lịch sử của một chấn thương xảy ra sau một nhiễm trùng hoặc khi đang lành. Trước khi các sụn đầu xương đóng lại, thì xương đang tăng trưởng dễ bị gãy khi gặp chấn thương, nhiễm trùng và các rối loạn do tăng trưởng. Các sang chấn trầm trọng có thể làm cho xương của trẻ em không dài ra được, tạo thành những đường ngang, thường gọi là đường Harris hoặc đường ngưng tăng trưởng, thấy được trên phim X quang những xương dài. Nếu đường Harris cho ta biết những rối loạn tăng trưởng trầm trọng trong một thời gian ngắn, thì một quần thể bị suy dinh dưỡng mạn tính lại cho ít các đường ngang hơn một cộng đồng khác chỉ bị đói kém theo mùa hoặc theo chu kỳ. Đói kém, suy dinh dưỡng nặng và nhiễm trùng nặng cũng có thể để lại những dấu hiệu đặc trưng trên răng, đó là những khuyết tật vi thể trên ngà răng như vệt bệnh lý Retzius, thiểu sản ngà răng hoặc giải Wilson. Lấy ví dụ, những đợt tiêu chảy cấp ở trẻ còn bú có thể làm cho răng và xương ngưng phát triển. Hình ảnh X quang điện tử quét cho ta thấy có nhiều chỗ đứt đoạn trên những vệt đó, nhưng thực ra cũng còn có nhiều điểm chưa rõ về vệt bệnh lý Retzius. Khoa hóa học cổ học, ngành khoa học chuyên phân tích các chất vô cơ và hữu cơ, đã được sử dụng để phát hiện, định tuổi, diễn giải và chứng thực cho các di chỉ cổ đại. Phương pháp này cho ta nhiều cách để tái dựng các nền văn hóa cổ xưa thông qua những mảnh nhỏ các dụng cụ bằng đá, sành, vải, hình vẽ và nhiều thứ khác. Bằng cách kết hợp khoa hiển vi học với phân tích hóa học, các nhà khoa học có thể tìm lại được các thông tin về cách chế tác và sử dụng các đồ tạo tác xa xưa bởi vì những thứ này đều có mang “dấu ấn” về cách thức mà chúng được tạo ra trong quá khứ. Có lẽ khía cạnh thường gặp nhất trong ngành hóa học khảo cổ là phương pháp dùng C-14 để định tuổi các di chỉ cổ đại. Cách định tuổi bằng C-14 rất có giá trị để nghiên cứu lại các vật chất có độ tuổi khoảng 10 ngàn năm trở lại, vì đây là thời kỳ có những thay đổi sâu xa nhất khi xuất hiện sự tiến hóa văn hóa. Các nhà khoa học thuộc nhiều ngành khác nhau đã kết hợp các kiến thức khảo cổ học, hóa học, địa vật lý học, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và phương pháp thăm dò từ xa (remote sensing) để thực hiện các khảo sát không đào bới những vị trí khảo cổ nhạy cảm. Khi các kỹ thuật của sinh học phân tử được áp dụng cho những vấn đề được các nhà cổ sinh bệnh học nêu ra, thì người ta có thể rút ra nhiều loại thông tin từ lượng rất nhỏ protein và acid nucleic còn sót lại trong một số di chỉ thời xa xưa. Các cải tiến về công cụ nghiên cứu đã cho phép các nhà khảo cổ học phân tích được thậm chí các vật chất sinh học với số lượng nhỏ hơn nhiều. Chẳng hạn, khi dùng phương pháp khối phổ và các chất đánh dấu sinh học lipid, các nhà hóa học có thể phân biệt được phần di hài giữa con người và các động vật khác. XÁC ƯỚP VÀ CÁC DẤU HIỆU BỆNH TẬT Trong một số tình huống, phần mềm của các hài cốt tiền sử được bảo tồn nhờ các điều kiện khí hậu và chôn cất thuận lợi hoặc do sự khéo léo của con người. Dù bằng những cách thô sơ hay tinh xảo, các kỹ thuật ướp xác đều có nhiều điểm tương đồng với cách bảo quản thức ăn và da sống của động vật. Đặc biệt là các thi thể được phát hiện từ các vỉa than bùn ở vùng tây bắc châu Âu. Than bùn đã được dùng để làm nhiên liệu trong hàng ngàn năm, nên đã tạo điều kiện cho những người thu nhặt than vụng về cơ hội tự nguyện hy sinh phục vụ cho sự hiểu biết của các nhà cổ sinh bệnh học sau này. Một số “các thi thể trong đầm lầy” rõ ràng là nạn nhân của các hình thức trừng phạt lạ lùng hoặc các nghi thức tôn giáo. Sau một bữa ăn theo nghi thức, các nạn nhân làm vật tế bị đâm vào tim, đập nát đầu, buộc dây quanh cổ để thắt cổ, rồi bị xô xuống dưới bãi lầy. Các xác ướp cũng được tìm thấy ở vùng tây nam nước Mỹ, tại Mexico, Alaska và các đảo vùng Aleutian. Ở Tây bán cầu, sự ướp xác tự nhiên thường gặp hơn là các phương pháp nhân tạo, nhưng với một nhóm người có tên gọi Người làm giỏ thời tiền sử, họ chủ ý để cho xác chết khô đi trong hang động, sau đó tháo khớp hông, rồi bọc thi thể trong lông thú, và nhét những thi thể này vào những giỏ lớn. Các kỹ thuật ướp xác của người Peru cổ cho phép các “thây sống” của tù trưởng, trưởng tộc, và lãnh đạo người Inca được thờ phụng như các vị thần. Qua những xác ướp này ta có được bằng chứng sự hiện diện của bệnh lao, giun móc và nhiều bệnh khác của châu Mỹ trước thời Christopher Columbus. Nơi nào có điều kiện thuận lợi cho sự lưu giữ các vật chất hữu cơ, ta có thể gặp được phân người hóa thạch tại những nơi mà người tiền sử sinh sống hoặc cắm trại hoặc gần đó. Thật vậy, đối với một nhà cổ sinh bệnh học đam mê, thì những gì tìm được trong hố phân, đống rác đều quý giá hơn những vàng bạc trong các lâu đài. Nhờ một số bộ phận của cây cỏ hoặc động vật không bị tiêu hóa, các thông tin về chế độ ăn, bệnh tật, các hoạt động theo mùa, và các kỹ thuật nấu nướng có thể suy ra khi phân tích các hạt phân, hòn than, hạt quả, tóc, những mảnh xương hoặc vỏ sò, lông chim, những phần thân thể của côn trùng, trứng hoặc nang của các ký sinh trùng nằm trong phân người hóa thạch. Hơn thế nữa, quan sát sự phân bố của phân hóa thạch bên trong và ngoài nơi cư ngụ của người tiền sử cũng phản ánh được tình trạng vệ sinh trong thời kỳ ấy. Kiểu thức thương tổn cũng có thể là mấu chốt để biết về môi trường và nghề nghiệp. Lấy ví dụ, gãy xương chân thường xảy ra trên các bộ xương gốc Anglo-Saxon hơn là các dạng gãy xương cẳng tay. Những tổn thương này tiêu biểu cho kiểu bị trượt trên nền đất gồ ghề, nhất là khi mang ủng cồng kềnh. Với Ai Cập cổ đại, gãy tay thường gặp hơn là gãy xương chân. Xương là bộ phận chứng minh cho các hành động thô bạo, cắt xẻo, hoặc thói ăn thịt đồng loại. Bằng chứng liên quan đến thói ăn thịt người vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng hình thức hành lễ ăn tro, não, hoặc những phần tử thi của người thân mãi đến gần đây vẫn còn một số bộ lạc lưu giữ như là một dấu hiệu tôn kính người chết. Kuru là một bệnh thoái hóa não bộ xảy ra ở tộc người Fore tại Papua New Guinea. Bệnh này có liên quan đến thói ăn thịt người để hành lễ. Năm 1976, Daniel Carleton Gajdusek (1923-), là một nhà virus học người Mỹ đoạt giải Nobel về sinh lý - y học nhờ công trình nghiên cứu bệnh kuru. Trong khi tiến hành một nghiên cứu thực địa dịch tễ học tại New Guinea, Gajdusek được giới thiệu một bệnh thần kinh lạ gặp ở phụ nữ và trẻ em bộ tộc Fore. Gajdusek kết luận rằng bệnh này là do thói ăn thịt người để hành lễ khi phụ nữ và trẻ em ăn bộ não của những người đã chết vì bệnh kuru. Sau khi nghi thức này bị bãi bỏ, thì bệnh kuru cũng mất dần. Sau khi chứng minh được rằng bệnh này có thể lan truyền sang khỉ chimpanzee, Gajdusek cho rằng kuru là do một loại “virus chậm” gây ra. Các nhà khoa học sau này chứng minh rằng kuru là do prion, những hạt nhỏ giống như protein gây bệnh liên quan đến bệnh Creutzfeldt-Jakob, hay còn gọi là bệnh bò điên và những bệnh não dạng xốp. Bằng chứng các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng cũng tìm gặp trên các mô của xác ướp. Trứng của nhiều loại ký sinh trùng được tìm thấy trên xác ướp, trong phân hóa thạch và trong các hố phân. Các ký sinh trùng này gây ra nhiều bệnh như bệnh sán máng và phù ở chân và cơ quan sinh dục gọi là bệnh phù chân voi hoặc cứng bì (pachyderma). Các mô tả về sự tàn tật liên quan đến bệnh phù chân voi đã tìm thấy trong các đồ tạo tác thời tiền sử. Bệnh sán máng được chú ý đến nhiều vì nước đọng, nhất là tại các cánh đồng có được tưới tiêu là nơi trú ngụ của loài ốc đóng vai trò ký chủ trung gian cho bệnh này. Sự xuất hiện bệnh sán máng trong một quần thể vì vậy, có thể phản ánh cách canh tác và trình độ vệ sinh thời cổ đại. Các đồ tạo tác thời xa xưa là nguồn cung cấp các chẩn đoán giả (pseudodiagnose) duy nhất của con người, bởi vì có rất nhiều xu hướng khác nhau trong thế giới nghệ thuật. Khi không biết được những tập quán đặc thù cho từng hình thức nghệ thuật, ta không thể nói được là liệu một hình ảnh xa lạ và bất thường là một bệnh lý hoặc chỉ là sự bóp méo cố ý. Các mặt nạ và đồ gốm có thể mô tả những cái bất thường, đó là sự cường điệu nghệ thuật, hoặc là những yêu cầu phải có về cấu trúc của đồ tạo tác, như trong các bình đựng có đáy bằng hoặc có ba chân. Những trường hợp bất thường quá mức có thể chỉ là do lề thói hoặc biếm họa. Lấy ví dụ, những bức tượng cổ thời đồ đá cũ có tên là “vệ nữ thời đồ đá” hoặc “tượng nhỏ có hình người đàn bà béo” có thể chỉ là những biểu tượng khả năng sinh sản, hoặc chỉ là những ví dụ biểu thị riêng cho cái đẹp, thay vì là hình ảnh mô tả thực sự của sự béo phì. NGƯỜI BĂNG GIÁ Có lẽ đây là điều đáng chú ý nhất trong tất cả các thi thể được ướp tự nhiên được phát hiện vào năm 1991, cái xác này lộ ra khi một vỉa băng hà tại vùng núi Alpes khu vực Tyrol nằm giữa biên giới Ý và Áo tan chảy. Được cho là xác ướp cổ nhất trên thế giới, cái xác người thợ săn thời đồ đá mới này được gọi là Người Băng Giá. Định tuổi bằng carbon đồng vị cho biết cái xác này có niên đại khoảng 5100-5300 năm trước. Người Băng Giá cao 159cm, khoảng 45-50 tuổi, da có hình xăm, bị đau khớp và trong bụng có ký sinh trùng. Phân tích các phấn hoa dính trên xác cho thấy người này chết vào mùa xuân hoặc đầu mùa hạ. Công cụ và khí giới được tìm thấy cùng với Người Băng Giá gồm có một cái rìu, một dao găm, một ống tên làm bằng da thú, mũi tên và các đồ đánh lửa. Do chiếc rìu và dao găm được làm bằng đồng thay vì bằng đồng thau và tóc của anh ta có chứa nhiều chất đồng và arsenic, cho nên có thể anh ta vốn là thợ đúc đồng. Quần áo trên người là da của 8 loài thú khác nhau, trong đó có da dê và da hươu, chiếc mũ trùm dệt bằng cỏ, giày bằng da bê và chiếc mũ da lông gấu. Phân tích thành phần chứa trong ruột cho thấy bữa ăn cuối cùng có thịt (có lẽ là thịt dê và nai rừng), cùng với nhiều thứ hạt và thực vật khác. Khảo sát ban đầu nghĩ rằng Người Băng Giá chết vì bị ngã hoặc do lạnh, nhưng quan sát kỹ cái xác mới phát hiện là có một đầu mũi tên bằng đá lửa cắm sâu vào bả vai. Sau khi làm vỡ xương vai, mũi tên chắc hẳn đã làm đứt thần kinh và các mạch máu lớn và làm tê liệt tay trái. Do trên tay của Người Băng Giá có nhiều vết thương tự vệ và trên các vũ khí có vết máu của nhiều người khác, các nhà nghiên cứu cho rằng anh ta chết vì phải chống trả khốc liệt với nhiều người. Y HỌC VÀ PHẪU THUẬT THỜI CỔ ĐẠI Chưa có đầy đủ chứng cứ để làm các nghiên cứu dịch tễ học về bệnh tật và tổn thương với con người và các động vật thời cổ đại, nhưng lại quá đủ để có được một ý niệm chung về mức độ phổ biến của chúng. Vì thế, ta muốn xác định được từ khi nào mà các đáp ứng độc nhất chỉ con người mới có đối với những khổ ải do bệnh tật và tổn thương bắt đầu. Lấy ví dụ, hình chụp CT từ một cái sọ người Neanderthal từ 36.000 năm trước, trước đó bị một cú đập mạnh vào đầu với một hòn đá nhọn cho thấy có dấu hiệu lành bệnh quanh vết thương. Để sống sót được ít nhất nhiều tháng sau khi bị thương cần phải có sự chăm sóc và có lẽ được người chung quanh chữa trị vết thương. Những trường hợp như thế dẫn tới câu hỏi: vào giai đoạn nào
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan