Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lịch sự trong một số nghi thức giao tiếp tiếng việt (có so sánh với tiếng anh, t...

Tài liệu Lịch sự trong một số nghi thức giao tiếp tiếng việt (có so sánh với tiếng anh, tiếng nga)

.PDF
308
244
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TẠ THỊ THANH TÂM LỊCH SỰ TRONG MỘT SỐ NGHI THỨC GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT (Có so sánh với tiếng Anh, tiếng Nga) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Tp. Hồ Chí Minh - 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TẠ THỊ THANH TÂM LỊCH SỰ TRONG MỘT SỐ NGHI THỨC GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT (Có so sánh với tiếng Anh, tiếng Nga) Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH Mã số: 5.04.27 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. DƯ NGỌC NGÂN 2. TS. NGUYỄN KIÊN TRƯỜNG Tp. Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả và dẫn chứng nêu trong luận án là hoàn toàn chính xác, trung thực và không trùng với bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN TẠ THỊ THANH TÂM MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các kí hiệu viết tắt và chuyển dịch một số thuật ngữ trong SPSS Danh mục các bảng biểu, sơ đồ trong luận án Mở đầu .................................................................................................................... 1 0.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1 0.2. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 1 0.3. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................ 2 0.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu..................................................... 9 0.5. Đóng góp của luận án........................................................................................ 10 0.6. Bố cục của luận án ............................................................................................ 11 Chương 1: Cơ sở lý luận ........................................................................................ 13 1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 13 1.2. Lịch sự và một số khái niệm hữu quan ............................................................. 14 1.2.1. Lịch sự ...................................................................................................... 14 1.2.2. Quan niệm của người Việt về lịch sự ....................................................... 16 1.2.3. Lịch sự và lễ phép..................................................................................... 19 1.2.4. Lịch sự và kính trọng, tôn trọng, tự trọng ................................................ 20 1.2.5. Lịch sự và trang trọng / không trang trọng............................................... 22 1.2.6. Lịch sự và ngữ vực ................................................................................... 25 1.2.7. Lịch sự và thuyết giao tiếp bất bạo lực..................................................... 28 1.3. Thể diện và chiến lược lịch sự .......................................................................... 30 1.3.1. Thể diện .................................................................................................... 30 1.3.2. Chiến lược lịch sự..................................................................................... 32 1.4. Lịch sự và nghi thức giao tiếp........................................................................... 35 1.4.1. Nghi thức giao tiếp ................................................................................... 35 1.4.2. Phân loại nghi thức giao tiếp .................................................................... 38 1.4.2.1. NTGT ngôn ngữ, NTGT phi ngôn ngữ, NTGT ngôn ngữ và phi ngôn ngữ............................................................................................................................ 39 1.4.2.2. NTGT- một phát ngôn, NTGT- tương tác lượt lời ............................... 42 1.4.2.3. NTGT tường minh, NTGT hàm ẩn........................................................ 43 1.4.2.4. NTGT dương tính, NTGT âm tính. ....................................................... 45 1.4.3. Lịch sự, nghi thức và các yếu tố hữu quan ............................................... 45 1.5. Lịch sự và vai giao tiếp ..................................................................................... 50 1.5.1. Mối quan hệ giữa lịch sự và S, H ............................................................. 51 1.5.2. Vai giao tiếp và phương tiện biểu hiện lịch sự trong tiếng Việt .............. 53 1.6. Tiểu kết.............................................................................................................. 63 Chương 2: Lịch sự trong một số nghi thức giao tiếp dương tính ...................... 64 2.1. Nghi thức giao tiếp dương tính ......................................................................... 64 2.2. Lịch sự và nghi thức mời .................................................................................. 66 2.2.1. Nhận diện.................................................................................................. 66 2.2.2. Lịch sự và quan hệ liên nhân .................................................................... 69 2.2.3. Lịch sự và hoàn cảnh giao tiếp ................................................................. 76 2.2.4. Lịch sự và nội dung giao tiếp ................................................................... 86 2.2.5. Lịch sự và cấu trúc biểu đạt...................................................................... 87 2.2.6. Tiểu kết ..................................................................................................... 98 2.3. Lịch sự và nghi thức cảm ơn ............................................................................. 100 2.3.1. Nhận diện.................................................................................................. 100 2.3.2. Lịch sự và quan hệ liên nhân .................................................................... 103 2.3.3. Lịch sự và hoàn cảnh giao tiếp ................................................................. 113 2.3.4. Lịch sự và nội dung giao tiếp ................................................................... 122 2.3.5. Lịch sự và cấu trúc biểu đạt...................................................................... 123 2.3.6. Tiểu kết ..................................................................................................... 131 Chương 3: Lịch sự trong một số nghi thức giao tiếp âm tính ............................ 133 3.1. Nghi thức giao tiếp âm tính............................................................................... 133 3.2. Lịch sự và nghi thức chê ................................................................................... 134 3.2.1. Nhận diện.................................................................................................. 134 3.2.2. Lịch sự và quan hệ liên nhân .................................................................... 137 3.2.3. Lịch sự và hoàn cảnh giao tiếp ................................................................. 144 3.2.4. Lịch sự và nội dung giao tiếp ................................................................... 150 3.2.5. Lịch sự và cấu trúc biểu đạt...................................................................... 154 3.2.6. Tiểu kết ..................................................................................................... 158 3.3. Lịch sự và nghi thức bác bỏ .............................................................................. 159 3.3.1. Nhận diện.................................................................................................. 159 3.3.2. Lịch sự và quan hệ liên nhân .................................................................... 162 3.3.3. Lịch sự và hoàn cảnh giao tiếp ................................................................. 171 3.3.4. Lịch sự và nội dung giao tiếp ................................................................... 178 3.3.5. Lịch sự và cấu trúc biểu đạt...................................................................... 182 3.3.6. Tiểu kết ..................................................................................................... 190 Kết luận .................................................................................................................... 192 Danh mục các công trình đã công bố của tác giả..................................................... 199 Tài liệu tham khảo.................................................................................................... 200 Tài liệu trích dẫn ...................................................................................................... 214 Phụ lục QUY ƯỚC VIẾT TẮT H: người nghe (hearer) LS: lịch sự NT: nghi thức NTGT: nghi thức giao tiếp QHLN: quan hệ liên nhân S: người nói (speaker) VD: ví dụ CHUYỂN DỊCH CÁC THUẬT NGỮ TRONG BẢNG THỐNG KÊ Để tiện quan sát, chúng tôi tạm chuyển dịch các thuật ngữ của phần mềm thống kê SPSS trong các bảng kết quả điều tra ngôn ngữ - xã hội học như sau: Count: lượng biến Crosstabulation: bảng so sánh kết hợp Cumulative percent: phần trăm tích luỹ Frequencies: tần số Missing: (số quan sát) bị thiếu dữ liệu Statistics: thống kê Total: tổng số Valid: (số quan sát) hợp lệ % with (of): % trên DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN STT SỐ BẢNG TÊN BẢNG SỐ TRANG 01 1.1 Bảng thông số cá nhân của những người được điều tra đối với nghi thức cảm ơn 16 02 1.2 Sơ đồ các chiến lược lịch sự của P.Brown và S.C.Levinson 33 03 2.1 Đặc điểm nhóm nghi thức giao tiếp dương tính 66 04 2.2 Bảng kết quả khảo sát về lời mời không thể từ chối trong mối quan hệ với giới 91 05 2.3 Bảng kết quả khảo sát về lời mời thiếu nhiệt tình 96 06 2.4 Bảng kết quả khảo sát về lời mời đãi bôi 97 07 2.5 Bảng kết quả khảo sát về lời mời dễ từ chối 97 08 2.6 Bảng tóm tắt quan hệ liên nhân đối với nghi thức mời trong mối quan hệ với lịch sự 99 09 2.7 Bảng kết quả khảo sát về tần suất lời cảm ơn khi được đón tiếp hời hợt 114 10 2.8 Bảng kết quả khảo sát về tần suất lời cảm ơn đối với cha mẹ 118 11 2.9 Bảng kết quả khảo sát về tần suất lời cảm ơn đối với chồng 118 12 2.10 Bảng tóm tắt cấu trúc lời cảm ơn trong mối quan hệ với lịch sự 132 13 3.1 Đặc điểm nhóm nghi thức giao tiếp âm tính 134 14 3.2 Bảng kết quả khảo sát về đề tài dễ chê 151 15 3.3 Bảng kết quả khảo sát về lời chê dễ chịu khi mua hàng 155 16 3.4 Bảng tóm tắt mối quan hệ giữa lịch sự và nội dung chê 159 17 3.5 Bảng kết quả khảo sát về khả năng nhận diện lời bác bỏ 161 18 3.6 Bảng kết quả khảo sát về cơ sở dùng lời bác bỏ 164 19 3.7 Bảng kết quả khảo sát về khả năng bị mất lòng khi bác bỏ 164 20 3.8 Bảng kết quả khảo sát về tần suất bác bỏ người nhỏ hơn, không thân thiết 169 21 3.9 Bảng kết quả khảo sát về lời bác bỏ nặng nề nhất 172 22 3.10 Bảng kết quả khảo sát về đối tượng dễ bác bỏ trong quan hệ với giới 174 23 3.11 Bảng kết quả khảo sát về đối tượng dễ bác bỏ trong quan hệ gia đình 174 24 3.12 Bảng kết quả khảo sát về lời bác bỏ dễ nghe 187 25 3.13 Bảng kết quả khảo sát về lời bác bỏ khó nghe 188 26 3.14 Bảng tóm tắt mối quan hệ giữa LS và hoàn cảnh giao tiếp của nghi thức bác bỏ 191 1 MỞ ĐẦU 0.1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngành ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng, các vấn đề như phát ngôn và văn bản, sự hành chức của ngôn ngữ trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, các vấn đề tương tác trong hội thoại, mối tương quan giữa các phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; hiệu quả của lời nói trong những nghi thức giao tiếp (NTGT)… đang được đi sâu nghiên cứu. Sự xuất hiện của những ngành khoa học với cách tiếp cận liên ngành như ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học xã hội, ngữ dụng học, ngôn ngữ học tri nhận… phản ánh một kỳ vọng chung là muốn nhận thức vấn đề: ngôn ngữ và con người, mà cốt lõi của nó là vấn đề bản chất của sự giao tiếp xã hội. Cùng với các bình diện dụng học ngôn từ khác, hiện tượng LS ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ học. Tuy nhiên, ý kiến và các cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn còn nhiều khác biệt. Nhìn chung, LS ngôn ngữ chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ dưới góc nhìn của các nền văn hóa, đặc biệt là chưa tính đến quan niệm, nhận thức và cách hành xử của người bản ngữ. Rõ ràng, LS không chỉ là một vấn đề thuần túy ngôn ngữ học, ngược lại, nó bị chi phối bởi những yếu tố bên ngoài ngôn ngữ như các nhân tố xã hội, tình huống giao tiếp, phong tục tập quán, văn hóa, tâm lý có tính chất hướng nội cũng như hướng ngoại của chủ thể giao tiếp. Trong bối cảnh đó, lựa chọn lịch sự (LS) trong một số NTGT làm đề tài luận án là một việc cần thiết. Đây là cơ hội tốt để chúng tôi tiếp cận sâu hơn lý thuyết LS, và tìm hiểu các mức độ phổ quát của bộ máy khái niệm hiện có được biểu hiện cụ thể như thế nào trong tiếng Việt. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp thêm một cách nhìn mới và toàn diện hơn về chuẩn mực LS trong các biến thể sử dụng, dưới sự tương tác của các quy ước xã hội. 0.2. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu 0.2.1. NTGT là toàn bộ các cách ứng xử mang tính xã hội. Trong đó, việc giải quyết các mối quan hệ giữa “cái tôi” với tư cách là chủ thể đối với khách thể giao tiếp có ý nghĩa quyết định. Trong nhận thức của chúng tôi, quan hệ giữa các 2 vai giao tiếp, tức quan hệ liên nhân (QHLN), hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp có tác động và chi phối đến thang độ LS. Tại đây, luận án chỉ tập trung giải quyết mối quan hệ giữa phép LS và 2 NTGT dương tính là mời, cảm ơn, và 2 NTGT âm tính là chê, bác bỏ. 0.2.2. Để đạt được yêu cầu trên, luận án lần lượt giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm sau: a. Minh định nội hàm, ngoại diên của thuật ngữ LS và một số khái niệm hữu quan. b. Nhận diện và phân loại các NTGT. c. Dựa vào các bình diện: QHLN, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và cách thức biểu đạt để xem xét các quy tắc và những biểu hiện cụ thể của LS trong 4 NTGT đã xác định. c.1. Bằng sự lưỡng phân ± thân mật, LS trong QHLN được khảo sát trong 3 trường hợp: người nói (speaker/S) = người nghe (hearer/H), SH, 2 trường hợp sau sẽ được xem xét chi tiết dựa vào tiêu chí ± chênh lệch cao. c.2. LS trong hoàn cảnh giao tiếp được tiếp cận trong các môi trường ± hành chính, đặc biệt là trong môi trường gia đình và xã hội. c.3. LS và nội dung giao tiếp được tìm hiểu thông qua đặc điểm dương tính / âm tính vốn có của từng NTGT và trong mối quan hệ với các chủ đề quen thuộc, trong đó đặc biệt lưu ý đến những vấn đề tế nhị thuộc phạm vi cá nhân cũng như xã hội. c.4. LS và cấu trúc biểu đạt được phân tích dựa vào cấu trúc lõi, ± các thành phần mở rộng, cấu trúc tường minh cũng như hàm ẩn. d. Thông qua so sánh, đi tìm sự tương đồng và khác biệt giữa hai nhóm NT dương tính và âm tính, giữa các NT trong cùng một nhóm; xác định cái phổ quát và cái đặc thù về LS của cùng NTGT giữa tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nga. 0.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong hơn một phần tư thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ứng xử LS trong ngôn ngữ trên nhiều hướng. R.T.Lakoff [209 & 211], G.N. Leech [215], P.Brown & S.C. Levinson [186 & 187], G.Yule [242], v.v… đã xây dựng mô hình LS chung cho các ngôn ngữ. Các tác giả này cho rằng LS là chiến lược hay phương tiện tránh đụng chạm trong giao tiếp. Y. Matsumoto [218], Y. Gu [200], S.Ide [207] đã đi sâu mô tả biểu hiện LS trong các ngôn ngữ cụ thể. Bên cạnh đó, 3 nghiên cứu đối chiếu hiện tượng LS giữa các ngôn ngữ khác nhau đã được J. House [205], S. Blum-Kulka (1987), Maria Sifianou [227]… quan tâm. LS có liên quan đến giới cũng được tập trung nghiên cứu như phụ nữ và LS (women and politeness) P. Brown [185], giới tính và LS (sex and politeness) S. Zimin [243], v.v… Đó là chưa kể hàng loạt công trình nghiên cứu LS trong sự tương tác giữa các nền văn hóa. Tuy nhiên, về lý thuyết cũng như những nghiên cứu cụ thể còn có khá nhiều khác biệt, liên quan đến việc xác định nội dung và phương tiện biểu hiện của LS cũng như vai trò của các nhân tố xã hội đối với sự hiện thực hóa nó trong giao tiếp. 0.3.1. Trước hết, luận án sẽ cố gắng điểm qua một số quan điểm tương đối hoàn chỉnh về LS của các tác giả nước ngoài. 0.3.1.1. R.T.Lakoff [209] là người mở đầu cho việc nghiên cứu phép LS dưới cái nhìn ngôn ngữ học. R.T.Lakoff là một trong những người chia sẻ, thậm chí còn đánh giá rất cao quan điểm nguyên tắc cộng tác (cooperative principle) trong hội thoại của P.Grice. Tuy nhiên, khác với P.Grice, R.T.Lakoff mở rộng một số khái niệm gắn liền với ngữ cảnh giao tiếp, trong đó có LS. Theo tác giả, LS là tôn trọng nhau. Nó là biện pháp được sử dụng để giảm bớt trở ngại trong tương tác giữa các cá thể. R.T.Lakoff đưa ra ba loại quy tắc LS: (i) không được áp đặt (don’t impose), (ii) để ngỏ sự lựa chọn (give option), (iii) làm cho người đối thoại cảm thấy thoải mái (make a feel good). Sau này, trong nhiều công trình nghiên cứu, R.T.Lakoff [213] còn nhắc đến tính đa dạng và phức tạp của phép LS. Đặc biệt, trong báo cáo “Hòa nhã và những điều phiền toái” (Civility and its discontents), tác giả đã xem xét LS trong ba tiền đề lớn: (i) Tại sao lại là LS trong bối cảnh này mà không là trong bối cảnh khác?, (ii) Người bình thường hiểu LS như thế nào? và (iii) Điều gì sẽ xảy ra khi các hệ thống LS bị thay đổi hay chuyển đổi? [213]. Nhìn chung, cách lý giải về LS của R.Lakoff đã có nhiều thay đổi so với trước. 0.3.1.2. G.N.Leech [215] đã xây dựng mô hình LS trên cơ sở cho rằng LS là chiến lược hay phương tiện tránh đụng độ trong giao tiếp. Tác giả nghiên cứu phép LS dựa trên khái niệm “tổn thất” (cost) và “lợi ích” (benefit). Tác giả đưa ra quan điểm của mình về LS là: Có những hành động mang bản chất cố hữu là không LS, chẳng hạn như ra lệnh, và có những hành động mang bản chất cố hữu lại là LS như khen, tặng. Quan điểm này còn nhiều chỗ không phù hợp với mọi tình huống giao tiếp cụ thể. Bởi vì, những biểu hiện LS qua ngôn ngữ được xác định bởi nhiều yếu tố. 4 Chẳng hạn như: vị thế xã hội của S trong quan hệ với H tạo ra những thang độ xã hội khác nhau; hay những tôn ti và quy ước trong từng tiểu xã hội có thể tác động, ngăn chặn hoặc sử dụng những lối nói mà trong tình huống khác có thể coi là bất LS hoặc LS [78, tr. 143]. G.N.Leech quan niệm phép LS liên quan chặt chẽ tới lợi ích hay tổn thất gây ra cho H, cho nên mục tiêu của nó, như một nguyên tắc, là “tối thiểu hóa những lối nói bất LS và tối đa hóa những lối nói LS” [78, tr.144]. Trên cơ sở này, tác giả đề xuất 6 phương châm LS: phương châm khéo léo (tact maxim), phương châm hào hiệp (generosity maxim), phương châm tán thưởng (approbation maxim), phương châm tán đồng (agreement maxim), phương châm khiêm tốn (modesty maxim), phương châm thiện cảm (sympathy maxim). Mặc dù khả năng ứng dụng của các phương châm trên đối với các hành động ở lời còn nhiều điều cần phải thảo luận thêm, nhưng rõ ràng là G.N.Leech đã nghĩ đến hiệu lực LS của các hành động ngôn ngữ với chủ thể giao tiếp, với thể diện, với tổn thất và lợi ích... Đó cũng chính là tư tưởng sau này xuất hiện trong lý thuyết LS của P.Brown và S.Levinson (1978). 0.3.1.3. P.Brown và S.C.Levinson [186 & 187] được xem là hai chiến lược gia về LS. Hai ông xây dựng lý thuyết LS trên khái niệm thể diện mượn của E.Goffman (1972). Hai tác giả này cho rằng: để đạt được mục đích LS, bên cạnh những quy ước chung, mỗi cộng đồng thường tạo dựng cho mình những quy ước, chuẩn mực riêng, sao cho các hành động ngôn ngữ tự thân khi sử dụng không làm thương tổn đến thể diện âm tính (negative face) - được hiểu là sự mong muốn về việc hành động của mình không bị người khác ép buộc, mong muốn được tự do hành động, trù tính; và thể diện dương tính (positive face) - được hiểu là sự mong muốn hình ảnh cái tôi của mình được người khác xác nhận, bênh vực, ủng hộ. Như vậy, LS, theo P.Brown và S.C.Levinson, là một chiến lược nhằm sửa đổi, giảm thiểu mức độ “mất thể diện” đã hoặc sẽ xảy ra trong hoạt động giao tiếp của con người. Cùng với việc liệt kê các hành động (bằng lời và không bằng lời) đe dọa thể diện, các tác giả đã đề xuất một danh mục phong phú các chiến lược và tiểu chiến lược LS. Mặc dù mô hình LS của P.Brown và S.C.Levinson vẫn chưa thỏa đáng nếu tiếp cận LS theo quan điểm chuẩn mực xã hội dựa trên các cứ liệu văn hóa ngôn từ, song đây là lý thuyết hiện nay được giới nghiên cứu ở phương Tây cũng như Việt ngữ học đánh giá rất cao. 5 0.3.1.4. George Yule [242] với Pragmatics có thảo luận về vấn đề LS và tương tác. Tác giả xem xét LS như một khái niệm cố định trong khái niệm “hành động xã hội LS” (polite social behavior) hay NT xã giao (etiquette) bên trong một nền văn hóa. Theo ông, LS trong một cuộc tương tác được xem như là phương tiện dùng để chứng tỏ sự nhận thức được thể diện của người khác. Nhìn chung, những nội dung lý thuyết mà tác giả đưa ra cũng không có gì mới hơn so với những lý thuyết của P.Brown và S.C.Levinson đã nghiên cứu. 0.3.1.5. Sẽ là chưa đầy đủ nếu không nhắc đến Maria Sifianou với cuốn Politeness phenomena in England and Greece [227]. Tác giả đã mở rộng đối tượng nghiên cứu, xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến phép LS như: ngôn ngữ, văn hóa, sự nhận thức, cách ứng xử, v.v… Xét về mặt tiếp cận liên ngành, theo quan sát chưa đầy đủ của chúng tôi, có thể coi đây là công trình chuyên nghiên cứu đối chiếu về LS quy mô nhất cho đến nay. 0.3.2. Kế đến, về nghiên cứu trong nước, các tác giả như Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu đã mở đường cho việc giới thiệu về lý thuyết LS ngôn ngữ. 0.3.2.1. Nguyễn Đức Dân (1998) với Ngữ dụng học, Tập I [78] đã đề cập đến nguyên lý LS thông qua việc giới thiệu về vấn đề thể diện của P.Brown và S.Levinson. Bên cạnh đó, tác giả có thảo luận về những vấn đề chưa thỏa đáng trong quan niệm của G.N.Leech. 0.3.2.2. Với LS và giao tiếp trong Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp [82], lý thuyết về LS được giới thiệu thông qua việc dẫn giải, thuyết minh bằng những ví dụ (VD) minh hoạ sinh động. 0.3.2.3. Đỗ Hữu Châu với Đại cương ngôn ngữ học, Tập II, Ngữ dụng học [25], đã giới thiệu đầy đủ và cụ thể về các quan điểm được xem là tương đối hoàn chỉnh trong nghiên cứu LS của R.Lakoff, G.N.Leech, đặc biệt là P.Brown và S.C.Levinson. Có thể coi tác phẩm này của Đỗ Hữu Châu là một tài liệu tham khảo chính bằng tiếng Việt khi nghiên cứu về vấn đề LS. Mặc dù, các ngữ liệu được đem ra phân tích chủ yếu là tiếng Anh, song ba chuyên gia hàng đầu về ngữ dụng học của Việt Nam trên đây đã có công lớn trong việc giới thiệu lý thuyết về LS. 0.3.3. Bên cạnh các công trình mang tính lý thuyết vừa nêu trên, còn phải kể đến các nghiên cứu mang tính thực tiễn. 0.3.3.1. Vũ Thị Thanh Hương là người có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề LS. Tác giả đi sâu tìm hiểu về tính LS trong lời cầu khiến tiếng Việt dưới hai góc 6 độ: phương thức biểu hiện [176] và mối quan hệ giữa gián tiếp và LS [174]. Tác giả đã chỉ ra sự phân biệt phương tiện biểu hiện LS lễ độ, đặc trưng bởi các từ xưng hô và các phương tiện biểu hiện LS chiến lược, đặc trưng bởi hình thức ngôn trung và các thành phần bổ trợ, và vai trò trung gian của các động từ (nghiêng về LS chiến lược) và từ tình thái (nghiêng về LS lễ độ). Thảo luận về mối quan hệ giữa gián tiếp và LS, tác giả cho rằng nguyên tắc đồng nhất LS với gián tiếp của các lý thuyết LS phổ niệm về cơ bản là không phù hợp với tiếng Việt. 0.3.3.2. Gần đây, LS ngôn ngữ còn được xem xét dưới ánh sáng của tương tác văn hóa. Đại diện cho xu hướng nghiên cứu này ở Việt Nam có thể kể đến Nguyễn Quang. Nguyễn Quang (2002) bước đầu đã tiếp cận với các vấn đề về LS dưới cái nhìn dụng học giao văn hóa. Với tiêu đề Trực tiếp- Gián tiếp-Lịch sự [104, 43-54], tác giả đề cập đến một số quan điểm của các nhà nghiên cứu châu Âu và đặc biệt thảo luận về sơ đồ “Các khả năng phản ứng đối với hành động đe dọa thể diện (FTA)” của P.Brown và S.C.Levinson (1978). Nguyễn Quang không chia sẻ quan điểm này của hai tác giả và đề nghị chỉnh sửa lại sơ đồ, theo ý kiến cá nhân ông [104, 53]. Trên cơ sở bài viết vừa nêu, Nguyễn Quang đi sâu nghiên cứu về “Các chiến lược LS dương tính trong tiếng Việt”, giới thiệu rất chi tiết về 17 chiến lược được sử dụng trong giao tiếp. Tác giả giúp cho người đọc thấy rằng: “trong giao tiếp nội / giao văn hóa, tính được ưa chuộng hơn của một hay một số chiến lược phụ thuộc vào các thành tố giao tiếp (đặc biệt là các thành tố liên quan đến các đối tác giao tiếp / interactant-related) và các ẩn tàng văn hóa (đặc biệt là các giá trị, quan niệm, đức tin, phong cách giao tiếp)” [105]. Bài viết này có thể giúp chúng ta kiến giải được một số vấn đề về văn hóa-xã hội trong giao tiếp của người Việt. 0.3.4. Vấn đề LS và giới bắt đầu thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu. Trước hết, có thể kể đến các công trình của Vũ Thị Thanh Hương [175] bước đầu đã bàn về mối quan hệ này. Vũ Tiến Dũng [171 & 172] đã đề cập đến một số biểu thức tình thái gắn với tính LS của nữ giới trong giao tiếp và tác giả đã dành phần khảo sát rất công phu về LS trong tiếng Việt và giới qua một số hành động ngôn từ. Công trình này dựa trên các giải thuyết về tính LS là LS chiến lược, LS chuẩn mực và cách tiếp cận LS tổng hợp, thông qua việc phân tích hai hành động xưng hô và từ chối cạnh tranh trong hoạt động giao tiếp để xác định những biểu hiện LS cụ thể trong tiếng Việt và sự khác biệt có thể nhận thấy giữa nam giới và nữ giới trong ứng xử LS. Theo tác giả, 7 giới là tham tố có sự chi phối mạnh đến việc sử dụng ngôn ngữ nói chung, sử dụng cách xưng hô nói riêng và nhìn chung, nữ giới thường nhấn mạnh đến quyền lực hơn nam giới, còn nam giới lại nhấn mạnh hơn đến quan hệ thân hữu. Tiếp theo, có thể kể thêm các bài viết của Mai Xuân Huy [66] khảo sát cung bậc của ngôn ngữ trong giao tiếp vợ chồng người Việt, Nguyễn Đức Dân [79] bàn về ngôn ngữ và giới tính, Nguyễn Văn Khang [90] viết về sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ gia đình người Việt, Nguyễn Đức Thắng [109] nhắc đến giới và ngôi ở những từ xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt, Nguyễn Thị Thanh Bình [70] nghiên cứu về một số khuynh hướng về mối liên hệ giữa giới và sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em. Có thể nói, vấn đề ảnh hưởng của giới đến sử dụng ngôn ngữ nói chung, đến LS nói riêng, trên cứ liệu tiếng Việt, thành tựu nghiên cứu còn khá ít ỏi. 0.3.5. Liên quan đến phạm trù LS theo cách nhìn của văn hóa phương Đông nói chung, văn hóa Việt nói riêng là khái niệm lễ phép. Đối với giới Việt ngữ học, vấn đề này còn đang là mảnh đất trống chưa được khai phá. Tại đây, có thể ghi nhận Nguyễn Thị Thanh Bình [69] với việc khảo sát biểu hiện lễ phép ở hành động cầu khiến trong phạm vi gia đình người Việt. Phan Thị Phương Dung có mở rộng phạm vi nghiên cứu thông qua tìm hiểu mối quan hệ giữa LS và lễ phép, cũng như miêu tả các phương tiện ngôn ngữ biểu thị đặc điểm của nó trong giao tiếp tiếng Việt [139]. Tác giả cho rằng, từ xưng hô cùng với các phương tiện từ vựng như các động từ tình thái, các động từ thuộc nhóm phụ trợ… và các phương tiện cú pháp như cấu trúc chủ ngữ – vị ngữ có khả năng biểu thị tính lễ phép trong giao tiếp. Như vậy, do mục đích khác nhau, trong những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, vấn đề LS ngôn ngữ trong NTGT của người Việt như một hướng tiếp cận chuyên biệt, thành tựu của nó vẫn còn hết sức khiêm tốn. 0.3.6. Nếu như trong các tài liệu ngữ dụng học, LS thường được đề cập đến nhiều, thì vấn đề NTGT nói chung, NTGT trong một ngôn ngữ cụ thể lại ít được nhắc đến, chúng được giới thiệu chủ yếu là trong các sách vở viết về dạy và học tiếng, chẳng hạn như Phơ-Rơ-Ma-Nốp-Xcai-A N. I. với Cách dùng nghi thức lời nói tiếng Nga [142], Bùi Phụng với Nghi thức lời nói Anh – Việt [6]. Trên cứ liệu Việt ngữ, một số tác giả khi đề cập đến vấn đề giao tiếp, ứng xử ngôn ngữ, giao thoa văn hóa cũng có nhắc đến NTGT hoặc NT lời nói như Như Ý [125], Nguyễn Thượng Hùng [87], Tôn Diễm Phong [156], Nguyễn Quang [104], nhưng nhìn chung còn hết sức sơ lược. 8 Đáng kể hơn phải nói tới một số luận án tiến sĩ như của Phạm Thị Thành (1995), Nguyễn Văn Quang (1998), Hoàng Anh Thi (2001), và Nguyễn Văn Lập (2005). Phạm Thị Thành [133] nghiên cứu về NT lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát ngôn chào, cảm ơn, xin lỗi. Chuyên khảo này chủ yếu miêu tả ngữ nghĩa và cấu trúc của các phát ngôn NT trong hoạt động giao tiếp mang tính NT. Nguyễn Văn Quang [106] khảo sát một số khác biệt giao tiếp lời nói ViệtMỹ trong cách khen và tiếp nhận lời khen. Công trình của Hoàng Anh Thi [35] nghiên cứu so sánh đối chiếu NTGT giữa hai ngôn ngữ Việt và Nhật qua từ ngữ xưng hô. Tác giả cho rằng, phải coi xưng hô là một trong các NTGT chứ không đơn thuần chỉ là một công cụ biểu đạt, và việc nhìn nhận xưng hô là một loại hành vi đồng thời là một phương tiện LS trong NTGT là một cách nhìn mới [35, tr.6]. Luận án khảo sát từ ngữ xưng hô như một NT mở đầu cho mọi NTGT. Thông qua việc so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Việt và Nhật, luận án đã chỉ ra được một số điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc hệ thống và trong nguyên lý hoạt động của các từ xưng hô. Trong Bàn về tính gián tiếp trong giao tiếp tiếng Nhật, Hoàng Anh Thi [36] cho rằng người Nhật ưa dùng mẫu câu giảm nhẹ, mơ hồ hóa lối diễn đạt và tín hiệu im lặng để thể hiện gián tiếp LS âm tính, và nhìn chung LS tiếng Nhật không thuộc LS âm tính. Nguyễn Văn Lập [96] tập trung vào tìm hiểu NT lời nói tiếng Việt trên nền tảng lý thuyết của hành động ngôn ngữ. Tác giả đã khái quát hóa được một số cấu trúc biểu thị phát ngôn NT thông qua việc khảo sát được tiến hành đối với các phát ngôn tách biệt. Đây là một cách tiếp cận sơ khởi rất cần thiết, song NTGT phải được quan sát trong hoạt động hội thoại mới thấy hết bản chất của nó, bởi NT ở đây được tìm hiểu như một hành động ứng xử ngôn ngữ mang tính xã hội, vì thế muốn đánh giá được sự tương thích, tất thảy phải xem xét thấu đáo trong ngữ cảnh mà cuộc giao tiếp diễn ra. Ngoài ra, cái nhìn của tác giả đối với phạm vi các hành vi ngôn ngữ mang tính NT cũng cần bàn thêm. Tác giả cho rằng, chỉ có các hành động ngôn ngữ ứng xử tích cực, tạo ra không khí dễ chịu, thoải mái trong giao tiếp, mang tính trang nghiêm, trịnh trọng như chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, khen… mới được coi là hành vi ứng xử NT; các hành vi chê bai, thề thốt … cũng là hành vi ngôn ngữ nhưng không phục vụ cho việc ứng xử mang tính NT [96, tr.31]. Nguyễn Thị Hoàng Yến [119] có khảo sát một số kiểu hồi đáp tích cực của hành vi chê. Trong công trình mới nhất [121], trọng tâm luận án của Nguyễn Thị Hoàng Yến là khảo sát cấu trúc và ngữ nghĩa của lời chê, và đây là phần được tác 9 giả mô tả khá toàn diện và sắc sảo, còn việc xem xét mối quan hệ giữa LS và sự kiện lời nói đang bàn chỉ có tính chất đặt vấn đề. Trên cơ sở kế thừa và phát triển thành tựu của các công trình đi trước, nỗ lực mà luận án cố gắng hướng đến là chỉ ra và đúc kết một cách có hệ thống đặc điểm của LS trong bốn NTGT đã giới hạn. 0.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 0.4.1. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các thủ pháp nghiên cứu như quan sát, sưu tập, miêu tả, phân loại mà bất kỳ công trình khoa học nào cũng dùng đến, luận án sẽ vận dụng một số phương pháp chính sau: 0.4.1.1. Phương pháp phân tích ngữ dụng học Theo quan điểm của lý thuyết ngữ dụng học, giao tiếp là một quá trình tương tác chịu tác động của nhiều nhân tố. Do đó, khi nghiên cứu LS trong mối quan hệ với một văn bản / ngôn bản nào đó, một NTGT cụ thể nào đó, chúng tôi sẽ xem xét các đơn vị này một cách toàn diện, không chỉ ở nhân tố bên trong mà cả các nhân tố bên ngoài, không chỉ các ứng xử có tính chất hướng nội mà còn cả các ứng xử có tính chất hướng ngoại, không chỉ ở hành động ứng xử phù hợp (appropriate behavior) mà cả những hành động ứng xử không phù hợp (inappropriate behavior). 0.4.1.2. Phương pháp điều tra xã hội học Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học như là một phương pháp nghiên cứu đặc trưng của ngôn ngữ học xã hội, với một mục đích sẽ chỉ ra được một bức tranh phản ánh thực tế các quan niệm, nhận thức về LS, và một số khái niệm liên quan, cũng như một số đặc điểm trong việc sử dụng các NTGT của người Việt. Với phương pháp này, luận án chọn sử dụng điều tra bằng phiếu thăm dò. Chúng tôi tiến hành lập mẫu phiếu gồm 2 phần: - Phần 1: điều tra chung quan niệm của người Việt về LS và lễ phép. - Phần 2: điều tra có định hướng về các ứng xử LS theo thang độ trong các tình huống giao tiếp đối với 4 NTGT mà luận án chọn nghiên cứu. Bên cạnh đó, nguồn thông tin, tư liệu “tươi” quý giá và đáng tin cậy thu được từ các phiếu điều tra, là cơ sở cho tác giả luận án đi sâu phân tích, chỉ ra những kết quả mang tính định lượng. 0.4.1.3. Phương pháp thống kê 10 Với nguồn tư liệu thu thập được từ điều tra xã hội học, luận án sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 13.0 để thống kê. Có thể bóc tách kết quả xử lý để chỉ ra mối quan hệ giữa ứng xử LS trong giao tiếp và các yếu tố chi phối nó như tuổi tác, nghề nghiệp, quê quán, trình độ văn hóa v.v… 0.4.1.4. Phương pháp so sánh – đối chiếu Trên cơ sở khảo sát mối quan hệ giữa LS và các NTGT trong tiếng Việt từ nhiều bình diện khác nhau, luận án sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu với cứ liệu trong hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Nga. Tuy nhiên, do khuôn khổ quy định của luận án, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu chỉ với tham vọng điểm xuyết, làm sáng rõ thêm sự giống và khác nhau trong các ứng xử NT giữa các ngôn ngữ này, qua đó góp phần khẳng định những nét đặc thù trong các cách biểu thị LS trong 4 NTGT tiếng Việt. Trong khả năng có thể, chúng tôi cố gắng biện giải sự tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ dưới góc nhìn văn hoá. 0.4.2. Nguồn ngữ liệu Nguồn ngữ liệu của luận án bao gồm: - Các mẩu hội thoại được thu thập trong các tác phẩm nghệ thuật (tiểu thuyết và phim truyện). - Các ngôn bản hội thoại trong sinh hoạt hàng ngày và trong một số chương trình trên truyền hình. - Các văn bản hành chính có liên quan. - Một số kết quả được lấy từ 893 phiếu thăm dò đối với 4 NTGT là NT mời (132 phiếu, gồm 34 câu hỏi đóng và 15 câu hỏi mở); NT cảm ơn (239 phiếu, gồm 2 phần: phần khảo sát chung về LS với 05 câu hỏi mở, phần khảo sát riêng về NT cảm ơn với 21 câu hỏi đóng và 10 câu hỏi mở); NT chê (212 phiếu, gồm 41 câu hỏi đóng và 16 câu hỏi mở); NT bác bỏ (310 phiếu, gồm 28 câu hỏi đóng và 6 câu hỏi mở). Như vậy, trong phạm vi tư liệu điều tra, luận án đã thu được kết quả ứng xử của người bản ngữ đối với 176 câu hỏi mà chúng tôi nêu ra. Tiếc rằng do khuôn khổ có hạn, chúng tôi chỉ mới xử lý bước đầu các câu hỏi đóng và một số câu hỏi mở. 0.5. Đóng góp của luận án 0.5.1. Chấp nhận một số kiến giải của các nhà dụng học phương Tây, coi đó như những tiền đề cơ bản, luận án mở rộng phạm vi quan sát trên nhiều bình diện, không chỉ ở phạm vi lý thuyết, mà còn dựa vào các biểu đạt cụ thể, để miêu tả và làm sáng rõ thêm một số đặc điểm về LS và NTGT của người Việt. 11 Căn cứ vào bản chất của các NTGT, luận án lưỡng phân thành 2 nhóm: nhóm NTGT dương tính và nhóm NTGT âm tính. 0.5.2. Các công trình đi trước khảo sát về LS, phần lớn kết quả đều được đúc kết thông qua các biểu hiện về mặt chức năng và cấu trúc biểu đạt. Tuy nhiên, có thể nói được rằng, cấu trúc chỉ là một trong những nhân tố chi phối đến thang độ LS, bởi một cấu trúc có thể được xem là LS trong mối quan hệ này, nhưng lại là bất LS trong mối quan hệ khác, hoàn cảnh giao tiếp khác… Lựa chọn và xuất phát từ quan điểm ± phù hợp, nói rõ hơn là căn cứ vào ứng xử ngôn ngữ, dựa vào ngữ liệu có tính chất quy nạp, đặc biệt chú ý đến quan niệm, nhận thức và cách ứng xử của người bản ngữ, chúng tôi tiến hành khảo sát các thang độ LS của các NTGT từ 4 bình diện: QHLN, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và cấu trúc biểu đạt. Hy vọng cách tiếp cận này cho phép luận án mô tả một cách đầy đủ các đặc điểm chung của LS cũng như những biểu hiện cụ thể của nó trong tiếng Việt. 0.5.3. Trong việc dạy và học tiếng Việt như một bản ngữ cho học sinh ở các cấp học, NTGT giữ một vị trí quan trọng. Việc nắm chắc và vận dụng một cách linh hoạt các phương thức thể hiện phép LS trong các NTGT sẽ giúp cho việc nói năng của học sinh tiến gần với chuẩn mực, bảo tồn được nét đẹp truyền thống và góp phần giúp chuyện “ăn nói” luôn “mặn mà có duyên”. Trong việc dạy học tiếng Việt như một ngoại ngữ, sự hiểu biết của người học đối với các quy tắc ứng xử lời nói không kém phần quan yếu so với việc nắm vững các quy luật ngôn ngữ. Bởi vì chúng gắn liền sâu sắc với phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Cách xưng hô của người Việt với một số lượng lớn các từ ngữ, thường được thực hiện trên một sự giả định, dùng quan hệ gia đình để giao tiếp xã hội, đã gây ra những khó khăn không nhỏ đối với người nước ngoài khi giao tiếp bằng tiếng Việt, là một minh họa sinh động cho việc cần thiết phải nắm vững NTGT, hiểu là phải nắm vững cơ chế và vận dụng thành thục nó. Nói một cách khái quát, kết quả nghiên cứu của luận án có thể vận dụng để giảng dạy tiếng Việt cho người bản ngữ và người nước ngoài. Kết quả này cũng có tác dụng nhất định đối với việc đối dịch các NTGT. 0.6. Bố cục của luận án Ngoài phần phụ lục 82 trang gồm mẫu phiếu điều tra của Maria Sifanou (1999), mẫu điều tra, phiếu đã được khảo sát và kết quả thống kê của các NT mời, NT cảm ơn, NT chê, NT bác bỏ, luận án dày 216 trang, trong đó có 198 trang chính văn, một thư mục tham khảo gồm 251 tài liệu, bao gồm 180 tài liệu tiếng Việt và 71 12 tài liệu tiếng nước ngoài. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được cấu trúc như sau: Chương Một: Cơ sở lý luận Chương này trình bày những vấn đề liên quan đến LS và NTGT. Luận án khảo sát quan niệm của người Việt về LS, biện giải về mối quan hệ giữa LS và một số khái niệm hữu quan như lễ phép, kính trọng, tôn trọng, tự trọng… đặc biệt, luận án cũng chỉ ra rằng ngữ vực và thuyết giao tiếp bất bạo lực có liên quan đến LS. Chúng tôi cũng phân tích một số phổ niệm ngôn ngữ học như LS, thể diện, và các chiến lược LS. Trên cơ sở đề cập đến NTGT, luận án đi vào vấn đề trung tâm là mối quan hệ giữa LS và NTGT, từ đó phân loại các NTGT, trong đó có NTGT dương tính và NTGT âm tính, luận án cũng xem xét đến LS và vai giao tiếp, các phương tiện biểu hiện LS trong tiếng Việt. Đây là những tri thức đại cương, xuất phát điểm cho những nghiên cứu trong các chương tiếp theo. Chương Hai: Lịch sự trong một số NTGT dương tính Với đề xuất phân loại các NTGT dựa vào bản chất của chúng, luận án lưỡng phân đối tượng khảo sát thành NTGT dương tính và NTGT âm tính. Tại chương này, luận án chọn nghiên cứu 2 NT có tần số sử dụng cao trong hoạt động giao tiếp thuộc nhóm thứ nhất là NT mời và NT cảm ơn. Trên cơ sở các nguồn tư liệu, luận án đi sâu phân tích các bình diện QHLN, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, và cấu trúc biểu đạt có tác động, chi phối như thế nào đối với LS trong tương tác hội thoại. Chương Ba: Lịch sự trong một số NTGT âm tính Tương tự như ở chương hai, sau khi chỉ ra đặc điểm LS của nhóm NTGT âm tính, luận án chọn NT chê và NT bác bỏ để nghiên cứu. Duy trì một bố cục nhất quán từ chương trước khi đi vào khảo sát từng NTGT cụ thể, tại chương này, chúng tôi cũng cố gắng chỉ ra sự ảnh hưởng của LS cũng như các cách thức biểu hiện của nó nhằm làm giảm bớt nguy cơ đe doạ thể diện trong 2 NT vừa nêu từ các bình diện đã được xác lập. Với một sự cố gắng nhất định và trong phạm vi có hạn của luận án, ở chương hai và chương ba, chúng tôi thực hiện việc so sánh ngay trong nội bộ tiếng Việt đặc điểm của các NT trong cùng một nhóm và giữa hai nhóm NTGT dương tính và âm tính, bên cạnh đó là một số đối chiếu để phần nào chỉ ra được sự tương đồng và khác biệt trong cách biểu hiện LS đối với các NTGT tương ứng trong hai ngôn ngữ khác loại hình, tiếng Anh và tiếng Nga.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất