Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Lịch sử quan hệ quốc tế từ đầu thời kỳ cận đại đến kết thúc thế chiến thứ 2...

Tài liệu Lịch sử quan hệ quốc tế từ đầu thời kỳ cận đại đến kết thúc thế chiến thứ 2

.PDF
99
681
50

Mô tả:

Lịch sử quan hệ quốc tế từ đầu thời kỳ cận đại đến kết thúc thế chiến thứ 2
Chương V QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH PHÁP - PHổ ĐẾN KẾT THÚC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT (1871 - 1918) I. S ự H ÌN H T H À N H C ÁC K ỉ l ố i LIÊN M IN H Q U ÀN s ự ở C H ÂU  u TRONG NHŨNG NĂM c u ố i THẾ KỈ XIX 1. Đế chế Đức vưưn lén địa vị cường quốc và màu thuản Pháp - Đức Chiến tranh Pháp - Phổ kết thúc bàng việc kí hiệp ước đình chiến ở Phrăngphuốc ngày 10/5/1871 đã đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ quốc tế ở châu Âu. Nước Đức từ một nước phân tán vể chính trị đà trờ thành một quốc gia thống nhất đặt dưới sự thống trị cùa chủ nghĩa quân phiệt Phổ. Nển kinh tế Đức có những bước phát triển vượt bậc. Sản lượng côns nghiệp của Đức chiếm một vị trí đáng kê trong nền kinh tế thế giới, đến năm 1900, Đức vươn lên hàng đầu ở châu  u và dứng thứ hai thế giới sau MT. Tuy nhiên, trên bình diện chính trị, vị thế của Đức chưa lớn, lực lượng quân sự chưa mạnh trong tirưng quan với Anh, Pháp và các nước khác ở châu Âu. Chính điều đó đã chi phối chính sách đối ngoại của Đức í rong suốt 30 năm cuối thế kỉ X IX . Trong ĩhời gian này, nước Pháp cũng đang tìm cách phục thù Đức. Thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp vừa phải nhượng cho Đức 2 vùng đất giàu nguyên liệu là Andát và Loren, vừa phải bồi thường cho Đức 5 tỉ phrăng chiến phí với điểu kiện để quân Đức chiếm đóng cho đến khi trả hết nợ. Thắng lợi của Đức và thất bại của Phiíp trong cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ dã làm cho quan hệ giữa hai nước trong những năm 70 của thế kì X IX trở nên căng thẳng. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh trở thành vấn để nóng bỏng luôn đe dọa tình hình châu Âu. Hơn nữa, giới cầm quyển Đức hiếu rõ rằng sự tồn tại của Đế chế Đức hùng mạnh là điều nguy hiếm đối với các quốc gia nằm sát cạnh Đức cho nên các nước đó sẽ liên minh với nhau để chống lại Đức. Trong đó, Pháp là nước sẵn sàng tham gia vào bất kì khối liên minh nào để chống Đức. Một liên minh Pháp - Nga nếu hình thành sẽ là mối de doạ thường trực đối với sự sống còn của Đế chế Đức. Đứng trước tình trạng nan giải đó, giới quân phiệt Đức đà giao trọng trách cho TỈ1Ũ tướng Bixmác hoạch định chính sách đôi ngoại thích ứng nhằm xác lập vị thế của nước Đức trên trường quốc tế. Để làm điều đó, Bixmác đã lựa chọn giải pháp ngoại giao là giải pháp được coi là "an toàn" nhất để một mặt tập hợp lực lượng, mặt khác làm suy yếu Pháp - đối thủ chính của Đức. Thời gian từ sau nãm 1871 đến những năm 90 của thế kỉ X IX được gọi là "Thời kì ngoại giao Bixmác", mâu thuẫn Pháp - Đức trở thành mâu thuẫn chủ yếu và là trục chính chi phối quan hệ quốc tế ở châu Âu trong suốt 30 năm cuối thế ki X IX . 2. Sự hình thành Liên m inh Ba Hoàng đế (Đức - Áo - Nga) năm 1873 Việc đầu tiên mà Bixmác cần làm là thiết lập một liên m inh quân sự, chính trị dưới sự bảo trợ của Đức để chông Pháp; việc thứ hai là phải cô lạp và loại trừ Pháp ra khỏi liên minh với Áo và Nga. Để triển khai, Bixmác giương cao ngọn cờ thông nhất tư tưởng của các nước quân chù nhàm chống lại các nước có chính thể cộng hoà. Bàng cách đó, Bixmác đã lôi kéo được Áo và Nga tham gia vào Liên minh Ba Hoàng đế (gồm Vinhem I - Đức, Alếchxan II - Nga, Phrăngxoa Giôdép - Áo Hung) vào năm 1873. Theo nội dung thoả thuận của ba vị hoàng đế, nếu một trong ba nước bị Iiiột nước thứ ba tấn công thì ba nước sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp đế bàn cách dôi phó. Như vậy, sự ra đời Liên minh Ba Hoàng đế đã làm tăng vị thế của Đức trên chính trường châu Âu và ở một mức độ nhất định đã tách được Áo, Nga ra khỏi môi liên hệ với Pháp. Tuy nhiên, đây là một liên minh không vững chắc, mỗi khi bị đụng chạm quyển lợi thì ngay trong nội bộ liên minh bộc lộ dấu hiệu của sự rạn nứt. Năm 1875, Đức âm mưu phát động một cuộc chiến tranh nhằm đánh bại hoàn toàn nước Pháp mà lịch sử gọi đó là cuộc "Báo động quân sự". Trước tình hình đó, Anh và Nga can thiệp bằng cách lên tiếng bảo vệ Pháp làm cho âm nuru gây chiến của Đức bị thất bại. Anh và Nga chủ trương duy trì sự cân hằng lực lượng ở châu Âu nên ngăn cản ý đồ của Đức muốn trở thành cường quốc. Hơn nữa, vào thời điểm đó Đức cũng chưa đủ lực lượng để có thể phát động chiến tranh. 2. Khủng hoảng Bancăng. Sự thành lập Liên minh Đức - Áo Hung - Ý năm 1882 Trong khi quan hệ giữa các nước châu Âu căng thẳng thì ở khu vực Bancăng lại xảy ra khủng hoảng. Năm 1875, các nước Bancăng tiến hành cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của Thổ Nhĩ Kì. Bixmác lợi dụng cơ hội đó làm nóng lên bầu không khí ờ Bancăng bằng cách thúc đẩy Nga tiến hành chiến tranh với Thổ để cho Đức rảnh tay đối phó với Pháp. Đày là khu vực liên quan đến quyển lợi thiết thực của các quốc gia Nga, Áo và Anh. Vì vậy, năm 1876 Nga và Áo đạt dược sự thoả thuận trong vấn đề phân chia quyén lợi ờ Bancãng. Theo đó, Nga được phân chia quyển lợi đối với vùng đất Betxaria còn Áo được Bỏxnia và Hécxêgôvina. Ngoài ra, cả hai bên thoả thuận không thành lập một quốc gia Đại Xlavơ ờ Bancăng. Chiến tranh Nga - Thổ bùng nổ vào thời gian 1877 - 1878 và kết thúc bàng thắng lợi của Nga. Hiệp ước Nga quyển lợi ở khu vực Bancăng, phá được trong thời gian trước đây. Sau ngừng được tăng cường ở khu vực Thổ được kí kết đà đem lại cho Nga nhiều vờ những cam kết mà hai nước này đã đạt chiến tranh, vị thế và uy tín của Nga không này. Việc Nga mở rộng thế lực ờ Bancãng làm cho Anh, Áo không hài lòng, đe doạ sẽ tiến hành chiến tranh với Nga. Trong hoàn cảnh đó, Đức đứng ra triệu tập hội nghị ở Béclin năm 1878 với vai trò trung gian hoà giải. Thê nhưng, trên thực tế Đức đã đứng vẻ phía Anh, Áo bằng cách hạn chế quyền lợi của Nga ở Bancăng. Chiến tranh Nga - Thổ và H ội nghị Béclin là bằng chứng cho thấy sự không ổn định và thiếu vững chắc cúa Liên minh "Ba Hoàng đế". Trước hết, Áo là nước đang trong thời kì bành trướng thế lực ở Bancãng nên tìm mọi cách gạt Nga ra khỏi khu vực này. Còn Anh thì muốn ngăn cản sự có mặt của Nga ứ eo biển Thố Nhĩ Kì và Đ ịa Trung Hải vì lo sợ Nga sẽ cùng Pháp uy hiếp con đường giao thông huyết mạch của Anh sang Ân Độ. Dưới sự sắp đặt của Đức, hội nghị Béclin kết thúc bằng việc quy định eo biển Thổ Nhĩ Kì không dược mở cho Nga, còn Anh được đảo Síp, Áo được Bỏxnia và Hécxêgôvina. Do kết quả của Hội nghị Béclin hạn chế đến quyền lợi của Nga ở khu vực Bancăng nên mâu thuẫn Nga - Đức ngày càng trở nên sâu sắc. V ị thê của Đức sau Hội nghị Bécỉin bị giảm sút trong khi vị thế của Pháp lại được tăng cường. Đế đỏi phó với sự xích lại gần nhau giữa Nga và Pháp, Đức đà tăng cường củng cô mối quan hệ với Áo Hung. Ngày 7/10/1879, đồng minh giữa Đức và Áo Hung được thành lập với sự cam kết nếu một bên bị Nga tấn công thì bên kia dốc toàn lực ra viện trợ. Tiếp theo, Đức tiến hành các hoạt động ngoại giao nhằm đẩy Pháp vào thê hoàn toàn bị cô lập bằng cách thành lập Liên minh Tay hư gồm Đức, Áo Hung và Ý (trong thời gian này, Áo Hung là một nhà nước). Đối với nước Ý, sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước (1871), Ý có điều kiện đê mở rộng ảnh hưởng của mình đối với các nước thuộc khu vực Địa Trung Hải và châu Phi. Tại đây, Ý vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của Pháp cho nên muốn liên minh với Đức đế chống Pháp. Tuy nhiên, Đức không chấp nhận liên minh tay đôi với Ý mà phải liên minh với cả Áo Hung. BiXmác đà tìm g tuyên bố: "Con đường từ Rôma đến Béclin phái đi qua Viên". Mãi đến năm 1881 tức là khi Pháp tiến hành chiến tranh xâm chiếm Tuynidi là nơi mà Ý đang thèm muôn thì lúc bấy giờ Ý mới đứng hán vé phía Liên minh. Nãttì ỉ 882, Liên minh Đức - Ảo Hung - Ý chính thức được ỉln)nh lập. Đây là khối liên minh quân sự đế quốc chủ nghĩa đầu tiên trên thê giới dược thành lập nhằm phục vụ mưu đồ bành trướng của chủ nghĩa quân phiệt Đức. Cùng với sự ra đời khối quân sự Đức - Áo Hung - Ý, hoạt động ngoại giao của Bixmác trong thời kì này còn nhàm mục đích ngăn chặn quá trình hình thành liên minh Nga - Pháp. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Bixmác là bằng mọi cách duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Nga. Trong thời gian 1885 - 1886 quan hệ Nga - Áo đã đạt đến đỉnh diêm của sự căng thẳng và hẹ quả của nó sẽ dẫn đến sự sụp đố của Liên minh Ba Hoàng dế. Để cứu vãn tình thế, Đức để nghị kí với Nga một hiệp ước riêng rẽ vào năm 1887. Theo nội dung của Hiệp ước Đức - Nga 1887, Nga sẽ đứng trung lập nếu xảy ra cuộc chiến tranh Đức - Pháp và Đức sẽ ủng hộ Nga nếu chiến tranh Nga - Anh bùng nổ. Với mật ước trên, Bixmác chỉ giành được thắng lợi 50% vì Nga từ chối giúp đỡ quân sự cho Đức nếu xảy ra chiến tranh Đức - Pháp. Hiệp ước Đức - Nga 1887 có thể coi là sự nỏ lực cuối cùng trong cuộc đời hoạt động ngoại giao của Bixmác nhàm lỏi kéo Nga ra khỏi Pháp nhưng không thực hiện được. Cùng với việc kết thúc sự nghiệp chính trị của Bixmác năm 1890, hiệp ước Đức - Nga cũng không còn giá trị. Năm 1888, Vinhem I qua đời; cháu nội lẽn ngôi Hoàng đế là Vinhem II (trị vì cho đến năm 1918). Năm 1890, Vinhem II loại Bixmác khỏi chức Thủ tướng, chủ trương tăng cường lực lượng hải quân để đối phó với nước Anh, ráo riết chuẩn bị chiến tranh, khởi đấu giai đoạn "hoà bình có vũ trang" ở châu Âu. 3. Quan hệ Nga - Pháp và chính sách "cỏ lập vẻ vang” của nước Anh Do thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, vị thế của Pháp trên trirờim quốc tế bị giảm sút. Trong khi đó, nước Đức láng giềng không những mạnh lên mà còn tìm mọi cách để cỏ lập Pháp, làm cho nước Phiíp luôn ớ trong tình trạng căng thẳng. Đê đôi phó, Pháp đi tìm bạn đồng minh. Trong sỏ các cường quốc châu Âu, chỉ có Nga là nước không có m ối thù sâu sắc với Pháp về những vấn đề liên quan đến châu Âu và thuộc địa. Vì vậy, chính sách tìm bạn đồng minh 98 của Pháp trong thời điểm này là hướng vé Nga. Tuy nhiên, trong thời kì Bixmác dang cầm quyên thì chính sách liên Nga cùa Pháp không thực hiện được. Ngoài những vấn để liên quan đến quan hệ Đức - Nga thì mâu thuẫn giữa Nga - Anh ờ vùng Trung Á cũng cản trở quan hệ Nga - Pháp. Đến những năm 90 của thế kí X IX khi quan hệ Nga - Đức căng tháng và việc Nga lệ thuộc Pháp về tài chính đã khiến cho quan hệ Nga - Pháp trở nên thân thiện hơn. Năm 1891, Nga - Pháp đã đat được S thoá thuân trong việc kí kết hiêp ước bí mật vé quàn sư. Đến Ư năm 1893, Hiệp ước Nga - Pháp chính thức được kí kết. • • • • W • • 1 • 1 • Hiệp ước Nga - Pháp 1893 nêu rõ: Nếu Pháp bị Đức tấn công hay Ý tấn công với sự hỗ trợ của Đức thi Nga sẽ trợ giúp quân sự cho Pháp. Pháp cũng sẽ hành động tương tự nếu Nga bị Đức hay Áo được Đức hỗ trợ tấn công. Trong trường hợp Liên minh Đức - Áo Hung - Ý động viên lực lượng thi Nga - Pháp cũng động viên lực lượng. Đây ỉà một sự trả lời trực tiếp đối với liên minh tay ba Đức - Á o - Hung - Ỷ làm cho tương quan lực lượng ở châu Âu có sự thay đổi rõ rệt. Vào lúc châu Âu đang trên đường hình thành hai khối quân sự thì nước Anh đứng ngoài và lợi dụng mâu thuẫn hai bên đế hường lợi. Việc Anh đứng trung lập giữa hai khối và thực thi chính sách ngoại giao không liên kết được lịch sử gọi là chính sách "cô lập vẻ vang". Nước A n il biết rất rõ âm mưu của Bixmác lợi dụng sự hiềm khích giữa Anh và Nga đê đáy hai nước này vào cuộc chiến. Đổng thời, Anh cũng thừa biết đối thủ của họ lúc này là Nga và Pháp, cho nên bằng mọi cách làm cho cuộc chiến nếu có xảy ra thì cũng diễn ra giữa hai khối Đức - Áo Hung - Ý với Nga - Pháp. Trên thực tê trong 30 năm cuối thê kí X IX , nước Anh đã thực thi thành công chính sách trung lập của mình. Thứ nhất, do mâu thuẫn giữa Anh với Nga và Pháp nên giới cầm quyén Anh muốn mượn bàn lay của kẻ khác để bao vệ quyén lợi của mình. Thứ hai, ưu thế vể công nghiệp và hải quân của Anh khôn" những đủ sức báo vệ lãnh thổ nước Anh mà còn có khả năng đươne đầu với bất kì quốc gia nào muốn gây chiến với Anh. Phương châm dối ngoại của Anh lúc này là: "Không có đồng m inh lâu dài cũng như không có kẻ thù vĩnh cửu mà chi có quyển lợi là thường xuyên và mãi m ai". Với phưưng châm đó, nước Anh đã dược hưởng lợi từ các cuộc tranh chấp giữa các cường quốc tư bản châu Âu, rảnh tay trong việc bành trướng thuộc địa và áp đặt ách thống trị lên các nước Á, Phi và MT latinh. 99 II. Q UAN HẸ QUOC TE Đ A U THE K ỉ X X 1. Chính sách tiến về phương Đỏng của Đức và sự phá sản chính sách M lạp Vẻ vang” của Anh cỏ Đến đầu thế kí X X , chính sách "cỏ lập vẻ vang" của Anh đã không còn phát huy tác dụng. Sự tăng cường chạy đua vũ trang cùng với quá trình bành trướng thuộc địa của Đức đã đe doạ trực tiếp đến quyền lợi của Anh trên trường quốc tế. Đây là thời kì nền công nghiệp Đức có một bước phát triển vượt bậc. Nhu cầu về nguyên liệu và thị trường xuất khẩu tư bàn trở thành nhu cầu bức thiết đối với đế quốc Đức. Trong khi đó nguyên liệu cướp bóc từ các thuộc địa châu Phi quá ít ỏi không đủ Cling cấp cho sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp trong nước. Đã đến lúc nước Đức công khai đòi chia lại thị trường thế giới. Thủ tướng Đức Phồn Bulôp trắng trợn tuyên bố: "Đã qua rồi cái thời mà các dân tộc chia nhau đất đai và biển cả, còn chúng ta - những người Đức - tự hài lòng với bầu trời xanh và chí cần một chổ đứng dưới ánh mặt trời” . Để thực hiện tham vọng bành trướng, đế quốc Đức chọn đối thủ của mình là nước Anh tư bản chủ nghĩa làm mục tiêu đấu tranh để phân chia lại thị trường thế giới. Mâu thuẫn Anh - Đức vì thế trở thành mâu thuẫn chủ yếu và là trục chính trong quan hệ quốc tế đầu thế kỉ XX. Hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Đức lúc này là bành trướng sang khu vực Tiểu Á với khẩu hiệu "Tiến sang phương Đông". Năm 1898, lấy cớ sang thăm đất thánh Palextin, Hoàng đế Vinhem II đã thoả thuận với Xuntan Thổ Nhĩ Kì thiết lập một hệ thống đường sắt từ Bỏxpho qua Cận Đòng đến cảng Cốoét thuộc vịnh Ba Tư. Đây là con dường có ý nghĩa chiến lược quan trọng vì nó nối liền Bcclin với vịnh Ba Tư. Năm 1903, hiệp định trên được kí kết đã đem lại m ối lợi rất lớn cho tư bán Đức. Tiếp theo, Đức triển khai xây dựng cầu cảng trên sông Tisrơ và ơphrat, bắt đầu cho thăm dò và nghiên cứu dầu ờ thềm lục địa. Sự can thiệp sâu cùa Đức vào Thổ làm cho giới cầm quyền ở Anh lo ngại vì chính Anh cũng đang muốn xâm chiếm các nước ở bán đảo A Rập. Ngoài ra, việc Đức tiến sát vịnh Ba Tư - cửa ngõ dể đi sang An Độ - là sự đe doạ đến quyền lợi của Anh tại khu vực này. Để đối phó lại, năm 1901 Anh chiếm cảng Côoét nhằm cát đứt con đường ra vịnh Ba Tư của Đức. Xung đột Anh - Đức càng thúc đẩy Đức tăng cường xây dựng lực lượng hái quân. Năm 1898, Quốc hội Đức thông qua Luật Xây dựng lực lượnc hải quân và giao cho Đô đốc Tiêcpitdơ tiếp nhận xây dựng hạm đội hùng 100 mạnh trong vòng 20 năm. Ọuyén bá chủ của Anh trên mặt biến bị đe doạ nghiêm trọng khi tại hài câng Đăngdích, Vinhem II tuyên bò "Tương lai của nước Đức là trên mặt biển". Năm 1900, Đức tăng gấp đôi kinh phí xây dựng mới hạm đội hải quân so với chương trình năm 1898. Tất cả những việc làm của Đức trong những năm đầu the ki XX đã buộc giới cầm quyển Anh thay đổi chính sách đối ngoại của mình. Từ chỏ thực hiện t chính sách "cô lạp vẻ vang" trong những năm cuối thế kỉ X IX đến chỏ di tìm bạn đóng minh mới trong những năm đầu thế ki X X để phân chia thị trường thế giới cho cuộc chiến tranh trong tương lai. Trên thực tế, chính sách "cô lạp vẻ vang" của Anh đã phá sản vì Anh không những mất độc quyển trong công nghiệp mà còn do Anh không đủ khả năng duy trì chính sách đó. 2. Sự hình thành khối Hiệp ước Anh - Pháp - Nga Bên cạnh đôi thủ truyển thông của Anh là Nga và Pháp, đến đầu thê ki X X nước Anh lại có thêm đôi thủ mới là Đức. Do tính chất phức tạp trong quan hệ quốc tế và sự chằng chéo cùa nhiều môi quan hệ liên quan đến lợi ích cúa từng nước nên đến đầu thế ki X X , sự thù địch giữa Anh và Pháp xoay quanh quyển lợi ứ châu Phi được thay thế bằng tinh thần thân thiện ở Luân Đôn. Giới cầm quyền Pháp hiểu rất rõ rằng người bạn đồng minh của mình là Nga còn đang bận quan tâm đến vùng Viễn Đông và nguy cơ xảy ra xung đột với Nhật Bản là điều không thể tránh khỏi nên nước Nga sẽ bị suy yếu. Năm 1902, Hiệp ước Pháp - Ý được kí kết, trong đó quy định nếu một trong hai nước bị tấn công thì nướe thứ ba sẽ đứng trung lập. Nhưng sự xích lại gần nhau giữa Ý và Pháp không bù đáp được sự thiếu hụt sức mạnh quân sự của Nga. Bởi vậy, mục tiêu của Pháp lúc này là hướng tất cả sự chú ý sang Anh và ngược lại Anh cũng đang hướng mục tiêu sang Pháp. Sau các cuộc viếng thăm của vua Anh sang Pari và Tổng thống Pháp sang Luân Đôn, cá hai bên đã đạt được sự nhất trí trong việc kí kết hiệp ước tương trợ lẫn nhau. Ngày 8/4/1904, Hiệp ước Anh - Pháp được kí kết, theo đó Pháp sẽ rút khỏi Xuđăng và A i Cập còn Anh thừa nhận lãnh thố Maroc là thuộc Pháp. Như vậy, Hiệp ước Luân Đôn 1904 trên thực tế là hiệp ước phân chia thuộc địa giữa Anh và Pháp ờ châu Phi, làm cho quan hệ Anh - Pháp trờ nên gắn bó hơn và là bước chuẩn bị cho hai nước đối phó với Đức trong giai đoạn sau. 101 Hai khối quân sự ỏ châu Âu đáu thế kỉ XX Đối với nước Đức, thấy rằng xung đột với Anh là điểu không thể tránh khói, giới ngoại giao Đức tìm mọi cách đê ngăn chặn mối đe doạ đang bao quanh nó. Hoàng đế Đức Vinhem II nỗ lực hết sức mình dế làm tâng mâu thuẫn Nga - Anh. Hai nhiệm vụ mà Hoàng đê Đức đật ra là ngăn chặn không cho thiết lập liên minh Nga - Anh và nếu không phá vỡ được liên minh Nga - Pháp thì cũng bằng mọi cách phải làm suy yếu nó. Đế thực hiện, Vinhem II dựa vào sự đồns nhất vể nền quân chủ đê liên minh với Nga, đổng thời thôi thúc Nga tham gia tích cực vào các công việc ờ Bíìtđa (Irắc) dể mở rộng ảnh hường của Nga tại khu vực này. Những nổ lực của Vinhem II nhằm tách Nga ra khỏi liên minh với Anh cuối cùng bị thất bại. Tnrớc tình hình dó, Vinhem II quay sang ủng hộ chính sách thuộc địa của Nga ở Viễn Đòng. Nước Đức hiểu rằng xung đột Nga - Nhật liên quan đến vùng Đông Bắc Trung Quốc và Triều Tiên sớm muộn cũng xảy ra là một điều có lợi cho Đức. V ì, thứ nhất, cuộc chiến tranh dó sẽ 102 làm cho Nga không có thời gian đế quan tàm đến các công việc khác ờ châu Âu; thứ hai, chiến tranh không những làm cho Nga suy yếu mà còn dẫn đến sự xung đột trong quan hệ Nga - Anh. Cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) đà kết thúc bằng sự thất bại của Nga. Ngày 9/2/1904, hải quân Nhật bất ngờ tấn công, phong toả cảng Lữ Thuận, khống chế vùng biển và đổ bộ lẽn bán đảo Liêu Đông là những khu vực ảnh hưởng của Nga tại Viễn Đồng. Hạm đội Bantích của Nga bị đánh bại hoàn toàn. Trong tổng sô 38 tàu chiến của Hạm đội, 20 chiếc bị đánh chìm, 6 chiếc bị bắt, chỉ có vài tàu chạy về đến Vlađivôxtốc. Ngày 5/9/1905, Nga và Nhặt kí Hoà ước Pồtxmao (Portsmouth) với vai trò trung gian của Mĩ. Hoà ước quy định: Nga nhượng cho Nhật bán đảo Liêu Đỏng cùng cảng Lữ Thuận, tuyến đường sắt Nam Mãn Châu (đoạn từ Lữ Thuận đến Thẩm Dương), vùng nam đảo Xakhalin và từ bỏ mọi ý đổ đối với Triều Tiên (có nghĩa là Nhật được tự do biến bán đảo này thành xứ bảo hộ của minh). Nhân cơ hội đó, Đức công kích sự trung lập của Pháp trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật để tách Nga ra khỏi Pháp và đề nghị Nga kí hiệp ước liên minh với Đức. Năm ỉ 905, cuộc hội kiến giữa Vinhem II với Nicôlai II được tiến hành ở Biôxcơ (Phần Lan). N ội dung của cuộc hội kiến nêu rõ trách nhiệm của Nga và Đức trong việc giúp đỡ lẫn nhau bằng tất cả lực lượng ở trên bộ và trên biển. Tuy nhiên, ý định nối lại liên minh Đức - Nga vào tháng 7/1907 đà không thực hiện được do sự chống đối của lực lượng thân Pháp. Trong khi cô gắng của Vinhem II nhằm thiết lập liên minh Đức - Nga bị thất bại thì nước Anh lạitìm mọi cách để lôi kéo Nga tham gia vào liên minh chống Đức. Do thắt bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật nên Nga cũng bắt đầu hướng về nước Anh. Cuộc hội đàm Nga - Anh diễn ra vào năm 1906 đã đem lại kết quả bước đầu có lợi cho Nga khi Anh đồng ý cho Nga vay tiền để đối phó với phong trào cách mạng trong nước và cứu Nga thoát khỏi sự phá sản về tài chính. Sự bành trướng của Đức ở Cận Đỏng và của khối đồng minh Đức - Áo Hung ở Bancăng khòng những làm cho mâu thuẫn Đức - Anh trở nên căng thắng mà mâu thuẫn Nga - Đức cũng trở nên trầm trọng. Quan điểm của Anh lúc này ỉà " thà để cho Nga chiếm cỏngxtãngtinốp hơn là phải chứng kiến các khc tàng quân sự cùa Đức ở vịnh Ba Tư". Hơn nữa, cuộc Cách mạng N - Xem thêm -