Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lệ làng truyền thống trong quá trình hình thành ý thức pháp luật của nông dân vi...

Tài liệu Lệ làng truyền thống trong quá trình hình thành ý thức pháp luật của nông dân việt nam hiện nay

.PDF
102
97
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG THỊ MAI HƢƠNG LÖ LµNG TRUYÒN THèNG TRONG QU¸ TR×NH H×NH THµNH ý THøC PH¸P LUËT CñA N¤NG D¢N VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. ĐÀO TRÍ ÚC HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Đặng Thị Mai Hƣơng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: LỆ LÀNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỆ LÀNG VỚI LUẬT NƢỚC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG ....... 7 1.1. LỆ LÀNG TRONG LÀNG XÃ CỔ TRUYỀN .................................... 7 1.1.1. Làng xã Việt Nam trong quá trình lịch sử ............................................ 7 1.1.2. Sự hình thành "lệ làng" và những nội dung cơ bản của nó ................. 11 1.2. MỐI QUAN HỆ LỆ LÀNG - LUẬT NƢỚC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG ......................................................... 22 1.2.1. Nguồn gốc và những đặc trƣng cơ bản của pháp luật ......................... 22 1.2.2. Sự tƣơng tác của lệ làng và pháp luật trong quá trình hình thành hành vi pháp luật ................................................................................. 26 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 33 Chƣơng 2: LỆ LÀNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO NÔNG DÂN ................................................................. 34 2.1. LỆ LÀNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ YÊU CẦU HÌNH THÀNH VÀ NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO NÔNG DÂN .... 34 2.1.1. Đặc điểm của lệ làng hiện nay ............................................................ 34 2.1.2. Ý thức pháp luật của nông dân và yêu cầu nâng cao ý thức của nông dân hiện nay ............................................................................... 37 2.2. TÁC ĐỘNG CỦA LỆ LÀNG ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO NÔNG DÂN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY....................................................................... 51 2.2.1. Những tác động tích cực ..................................................................... 51 2.2.2. Những ảnh hƣởng tiêu cực của lệ làng ............................................... 55 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 65 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TÁC ĐỘNG CỦA LỆ LÀNG NHẰM XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA NÔNG DÂN HIỆN NAY ..... 66 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG SỬ DỤNG TÁC ĐỘNG CỦA LỆ LÀNG ........ 66 3.1.1. Phát triển kinh tế thị trƣờng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phá vỡ tính biệt lập khép kín của làng xã cổ truyền............... 66 3.1.2. Xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền tạo môi trƣờng pháp lý để nâng cao ý thức pháp luật của nông dân ........................... 71 3.1.3. Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở....................................... 76 3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC CỦA LỆ LÀNG TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO NÔNG DÂN NƢỚC TA HIỆN NAY............................................................... 79 3.2.1. Nâng cao ý thức và năng lực thực hành pháp luật cho nông dân............. 79 3.2.2. Đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở ................................................................................................. 84 3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện hƣơng ƣớc mới phù hợp với từng địa phƣơng ................................................................................................ 88 3.2.4. Chủ động xây dựng, từng bƣớc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nông dân ............................................................................... 90 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNXH: Chủ nghĩa xã hội HĐND: Hội đồng nhân dân UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa là chủ trƣơng lớn của Đảng và nhà nƣớc ta, điều đó đã đƣợc thể chế tại Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” [22, Điều 2]. Một trong những tiêu chí rất quan trọng của nhà nƣớc pháp quyền là phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện để quản lý thống nhất. Trong những năm qua, cùng với những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chính quyền nhân dân, chúng ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật. Trên thực tế, một hệ thống pháp luật mới đã từng bƣớc đƣợc hình thành, hoàn thiện, trở thành động lực mạnh mẽ cho những thay đổi tích cực diễn ra trên đất nƣớc ta. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của văn hóa pháp lý Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử đều dễ dàng nhận thấy bên cạnh pháp luật của nhà nƣớc, lệ làng luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở các làng xã Việt Nam. Pháp luật của nhà nƣớc và lệ làng, hƣơng ƣớc dƣờng nhƣ luôn là những hành trang pháp lý cho sự tồn tại, phát triển của các thế hệ ngƣời Việt Nam trụ vững và phát triển trong mọi thăng trầm của lịch sử. Điểm lại các giai đoạn phát triển của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm qua, đặc biệt từ thuở ông cha dựng nền độc lập, các vƣơng triều Việt Nam đã xây dựng và thực thi nhiều bộ luật lớn, bên cạnh đó vẫn tích cực duy trì, tôn trọng các hƣơng ƣớc, lệ làng và xem đó là những công cụ điều chỉnh quan trọng để duy trì mối quan hệ giữa quốc gia, dân tộc và các cộng đồng làng xã. Trong các thời kỳ dựng và giữ nền độc lập của nhà nƣớc quân chủ phong kiến Việt Nam, sử sách còn lƣu lại danh tính của bốn luật tiêu 1 biểu: Hình thƣ triều Lý, Hình thƣ triều Trần, Quốc triều Hình luật triều Lê và Hoàng triều luật lệ của nhà Nguyễn. Cả bốn bộ luật lớn ấy dù các giá trị pháp lý có khác nhau nhƣng đều tồn tại, phát huy hiệu lực của mình trên một nền tảng pháp lý có tính cơ bản của các cộng đồng ngƣời Việt Nam truyền thống là hƣơng ƣớc, lệ làng. Hƣơng ƣớc, lệ làng là môi trƣờng văn hóa pháp lý đặc thù vừa để phát huy hiệu lực của luật nƣớc và vừa hạn chế luật nƣớc trong mối quan hệ bảo lƣu các nét đặc trƣng của lối sống cộng đồng ở một quốc gia nông nghiệp. Có thể thấy rằng pháp luật của nhà nƣớc và lệ làng là hai mặt của một thể chế chính trị pháp lý lƣỡng tính phản ánh mối tƣơng quan của sự thống nhất quốc gia và quyền tự quản của các cộng đồng, làm quân bình sự phát triển của mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi một đơn vị làng xã và của cả quốc gia. Lệ làng vốn đƣợc xem là công cụ quản lý xã hội trong các làng xã truyền thống. Bên cạnh giá trị tích cực trong việc điều chỉnh mối quan hệ xã hội trên quy mô nhỏ hẹp của làng xã, nhìn chung, lệ làng còn có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tiêu cực tới việc hình thành ý thức pháp luật ở ngƣời nông dân. Đó là những cản trở đáng kể cho việc thiết định trong thực tế nguyên tắc sống và làm việc theo pháp luật, một chuẩn mực của xã hội dân chủ văn minh, hiện đại. Do vậy, xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, một mặt phải đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền, mặt khác, cần phải phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của lệ làng truyền thống. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc" [7], cũng là để đƣa nông dân lên chủ nghĩa xã hội, từng bƣớc hình thành ý thức pháp luật cho họ, nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. 2 Từ những điểm đã phân tích trên đây, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài "Lệ làng truyền thống trong quá trình hình thành ý thức pháp luật của nông dân Việt Nam hiện nay" trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đƣa ra các giải pháp sử dụng tác động của lệ làng nhằm xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân thời kỳ đổi mới là hoàn toàn cần thiết, đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nƣớc. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, nghiên cứu về nông thôn Việt Nam và lệ làng truyền thống, ý thức pháp luật nói chung đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu nhƣ: - Từ góc độ di sản "luật pháp" làng xã có "Chúng ta kế thừa di sản nào" của GS Văn Tạo, các công trình của TS. Bùi Xuân Đính "Lệ làng phép nước"; "Hương ước và quản lý làng xã"; Lê Đức Tiết "Về lệ làng Hương ước"; “Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay” - GS.TSKH. Đào Trí Úc chủ biên, nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, năm 2003. Nhà Việt Nam học Hàn Quốc, GS In Sun Yu với "Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII"; - Từ góc độ tâm lý xã hội, phong tục tập quán, có tác phẩm "Tâm lý cộng đồng và di sản" của Đỗ Long và Trần Hiệp; "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính. - Khảo sát một cách khá toàn diện xã hội nông thôn truyền thống có một số công trình tiêu biểu: "Xã thôn Việt Nam" của GS Nguyễn Hồng Phong; hai tập sách về "Nông thôn Việt Nam trong lịch sử", và hai tập về "Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại" - những tập sách trên đã tập trung các bài viết của các nhà sử học, dân tộc học. - Từ góc độ truyền thống và con ngƣời có "Giá trị tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam" của GS Trần Văn Giàu; Đề tài KX-07-02 là công 3 trình của nhiều nhà khoa học, đƣợc thể hiện ở hai tập sách do GS Phan Huy Lê và PGS.TS Vũ Minh Giang chủ biên. - Nhiều bài viết về dân chủ, con ngƣời của PGS.TS Hoàng Chí Bảo, GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS Dƣơng Xuân Ngọc, PGS.TS Trần Quang Nhiếp... đã đƣợc đăng trên các tạp chí: Cộng sản, Nhà nƣớc và Pháp luật, Thông tin lý luận, Nghiên cứu lý luận... Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến nhiều góc độ của lệ làng truyền thống và ý thức pháp luật của nông dân Việt Nam, tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách riêng lẻ, cụ thể về lệ làng truyền thống trong quá trình hình thành ý thức pháp luật cho nông dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới dƣới góc độ luật học. 3. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của luận văn Mục đích của luận văn: Trên cơ sở làm rõ quan hệ lệ làng và pháp luật của nhà nƣớc trong xã hội Việt Nam cổ truyền và ảnh hƣởng của lệ làng truyền thống với việc hình thành ý thức pháp luật của ngƣời nông dân, luận văn đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của lệ làng truyền thống trong quá trình xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân nƣớc ta thời kỳ đổi mới. Nhiệm vụ của luận văn: - Làm rõ quá trình hình thành và mối quan hệ giữa lệ làng và pháp luật của nhà nƣớc trong quá trình lịch sử. - Làm rõ nét đặc thù của lệ làng trong thời kỳ đổi mới và ảnh hƣởng của nó đối với việc hình thành ý thức pháp luật cho nông dân nƣớc ta hiện nay. - Đề xuất một số phƣơng hƣớng, giải pháp chủ yếu để phát huy nhân tố tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của lệ làng truyền thống trong quá trình xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân nƣớc ta thời kỳ đổi mới. 4 Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn ở mức độ nhất định có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, góp thêm cơ sở cho việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nƣớc để phát huy nguồn lực lao động ở nông thôn vào sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu quan hệ của ngƣời nông dân với lệ làng: ý thức sống và làm việc theo lệ làng của ngƣời nông dân trong xã hội Việt Nam cổ truyền. Quan hệ của ngƣời nông dân với pháp luật trong thời kỳ đổi mới, ý thức sống và làm việc theo pháp luật để từ đó định hƣớng việc giáo dục ý thức pháp luật cho ngƣời nông dân hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi làng xã truyền thống hình thành sớm, có kết cấu xã hội bền chặt và cũng là nơi chịu ảnh hƣởng sâu đậm của lệ làng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên việc vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật. Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể là phân tích, đối chiếu, so sánh, thống kê và tổng hợp; phƣơng pháp phân tích quy phạm cũng đƣợc tác giả vận dụng để phân tích, bình luận nội dung của một số chế định. 6. Những điểm mới của luận văn Luận văn khái quát từ góc độ chính trị - xã hội mối quan hệ giữa lệ làng truyền thống với luật nƣớc trong lịch sử; Những nét đặc thù của lệ làng trong thời kỳ đổi mới; làm rõ nội hàm khái niệm ý thức pháp luật của ngƣời nông dân Việt Nam và ảnh hƣởng của lệ làng đối với quá trình hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời nông dân. 5 Luận văn nêu lên một số phƣơng hƣớng, giải pháp góp phần xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân phù hợp với dân chủ hóa xã hội và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng. 6 Chương 1 LỆ LÀNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỆ LÀNG VỚI LUẬT NƢỚC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG 1.1. LỆ LÀNG TRONG LÀNG XÃ CỔ TRUYỀN 1.1.1. Làng xã Việt Nam trong quá trình lịch sử Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, dân cƣ sống ở nông thôn chiếm khoảng 80%, khi tìm hiểu về xã hội nông thôn ở nƣớc ta thƣờng bắt gặp các từ thôn, làng, xã trong văn nói cũng nhƣ văn viết của ngƣời nông dân. Suốt nhiều thế kỷ qua, làng là đơn vị cƣ tụ cổ truyền lâu đời ở nông thôn ngƣời Việt và là nhân tố cơ sở cho hệ thống nhà nƣớc. Từ thời Hùng Vƣơng, làng đƣợc gọi là chạ. Đơn vị này có thể đƣợc coi tƣơng đƣơng với sóc của ngƣời Khơ Me; bản, mƣờng của ngƣời dân tộc thiểu số phía Bắc. Làng là cộng đồng dân cƣ, cộng đồng "lãnh thổ", cơ cấu tổ chức, tâm lý, phong tục tập quán tín ngƣỡng và "thổ ngữ" riêng. Còn xã chỉ đơn vị hành chính cơ sở của nhà nƣớc phong kiến ở vùng nông thôn. Trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trên vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, phần nhiều mỗi làng là một xã. Do vậy, ngƣời nông dân thƣờng ghép hai từ này làm một: làng xã. Thôn thƣờng đƣợc dùng trong văn bản giấy tờ hành chính, trong văn tế. Một xã mà gồm nhiều làng thì các làng họp thành xã ấy đƣợc gọi là thôn. Còn trong ngôn ngữ của ngƣời nông dân, mỗi ngƣời khi nói về quê hƣơng, nơi mình sinh sống vẫn thƣờng nói làng này, làng kia hơn là xã này, thôn nọ. Từ “làng” in đậm dấu ấn trong ý nghĩ tình cảm, ngôn ngữ thƣờng ngày của ngƣời nông dân hơn là xã, thôn. Làng Việt tồn tại trên cơ sở sự kết hợp trực tiếp giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. Những di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đồng: Đồng Đậu, Gò Mun ở Vĩnh Lạc và Phong Châu Vĩnh Phú đã thấy sự tập hợp cƣ dân nhƣ 7 những làng cổ. Với truyền thuyết Thánh Gióng - ngƣời con trai làng Gióng, ngƣời anh hùng phá giặc Ân - thì các làng của ngƣời Việt đã định hình trƣớc thời Bắc thuộc. Theo các nhà sử học cho đến thế kỷ XVIII trên đất nƣớc ta đã có đến gần 2 vạn làng đƣợc hình thành từ ba nguồn: Thứ nhất, từ công xã nguyên thủy, loại làng này không phải là ít vì sự phát triển của xã hội Việt Nam không tạo ra một giai đoạn phá vỡ hoàn toàn các công xã nguyên thủy, để rồi đến một lúc khác thành lập lại trên cơ sở một xã hội mới. Thứ hai, các làng xã khác hình thành trong xã hội có giai cấp theo nhiều con đƣờng: do một họ, nhiều họ, một điền trang của quan lại phong kiến hoặc có nguồn gốc từ đồn điền của nhà nƣớc. Thứ ba, làng do nhà nƣớc chủ trì khai hoang lập nên [31]. Do điều kiện tự nhiên đất đai màu mỡ, dân số chƣa đông, ngƣời Việt có thể khai khẩn bất cứ nơi nào thuận tiện xung quanh đủ ruộng cấy lúa và nơi cƣ trú là thành làng. Cƣ trú thành làng là một đặc trƣng kinh tế, chính trị, văn hóa của ngƣời Việt. Là một đơn vị quần cƣ, mỗi làng đƣợc xác định bởi một không gian bằng những đƣờng ranh giới giữa làng này với làng khác, giữa đất làng với đất không phải của làng. Đất đai của làng tạo nên bởi những ranh giới do các thế hệ ngƣời làng lập nên. Nó vừa là của chung, của làng vừa là của riêng mỗi gia đình. Ruộng đất đó dân làng cày cấy nuôi sống mình và đóng góp một phần cho nhà nƣớc. Ngoài phần đất canh tác, mỗi làng thƣờng giành một phần làm nơi cƣ trú thuận lợi cho hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, giao thông... và đƣợc gọi là làng. Nơi cƣ trú ấy của cộng đồng làng thƣờng đƣợc bao bọc bởi lũy tre, trong đó đƣợc chia thành xóm ngõ. Trong cái không gian bé nhỏ đó, có đƣờng làng ngõ xóm để mọi ngƣời dùng chung, có giếng làng để mọi ngƣời lấy nƣớc sinh hoạt, có đình làng vừa là nơi thờ thành hoàng, vừa là nơi hội họp. Không gian kinh tế - xã hội, văn hóa thiêng liêng ấy là yếu tố gắn kết mọi ngƣời chung một làng. 8 Qua hàng ngàn năm, do điều kiện đặc thù của lịch sử quy định, làng Việt Nam tồn tại nhƣ những đơn vị độc lập tƣơng đối. Tính độc lập và khép kín đƣợc xác định bởi những lũy tre xanh bao bọc nhƣ những tƣờng thành ngăn cách và bằng cả một hệ thống thiết chế, tập tục của từng làng. Về mặt kinh tế, đó là những thể thức phân chia và sử dụng công điền, công thổ, sử dụng nguồn nƣớc của làng. Về mặt chính trị - xã hội mỗi làng đều có những quy ƣớc quy định các vị trí đẳng cấp xã hội, cả quyền lợi và nghĩa vụ, là sự tồn tại và thực hiện chức năng xã hội của các hội, các phƣờng đƣợc thiết lập trong làng. Về mặt văn hóa, đó là các hình thức hội hè, tập tục, lễ cƣới, lễ tang, lễ khao vọng... và gắn với văn hóa tôn giáo, là tín ngƣỡng thành hoàng. Bên cạnh những khác biệt trên, làng Việt nào cũng có đủ tất cả: ruộng công, ruộng tƣ, đình chùa, hội hè, đình đám, có phƣờng hội, có chính quyền quản lý và đó cũng là điểm giống nhau của tất cả các làng. Làng là đơn vị kinh tế tự túc, tự cấp, có thể thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của con ngƣời: hầu hết các làng đều có một vài hộ làm nghề rèn, dăm ba hộ làm thợ mộc, thợ nề, một số hộ buôn bán tạp hóa ở chợ làng, một vài ông đồ dạy học, ông lang bốc thuốc. "Làng có nông, làng cũng có sĩ, công, thương" [31]. Sự giống nhau đó đảm bảo cho các làng có tính độc lập, tƣơng đối ít phụ thuộc vào nhau. Nhƣ C.Mác từng nhận xét: Cái cơ cấu sản xuất đơn giản của các cộng đồng tự cung tự cấp ấy, - những cộng đồng không ngừng đƣợc tái sản xuất ra dƣới cùng một hình thức ấy và nếu ngẫu nhiên bị phá hủy thì cũng lại xuất hiện trên địa điểm cũ với một tên cũ - cái cơ cấu ấy cho chúng ta cái chìa khóa để hiểu đƣợc sự bí ẩn của tính chất bất di bất dịch của những xã hội châu Á, nó trái ngƣợc một cách lạ thƣờng với hiện tƣợng các nhà nƣớc châu Á không ngừng bị phá hủy rồi lại đƣợc lập lại, với những sự biến đổi không ngừng của 9 các triều vua. Kết cấu của các yếu tố kinh tế cơ bản của xã hội vẫn không bị những cơn dông tố của lĩnh vực chính trị đầy mây ảnh hƣởng tới [2]. C.Mác còn chú thích thêm: Dƣới hình thức đơn giản ấy... những ngƣời dân các nƣớc đó đã sống từ thời thƣợng cổ đến nay. Ranh giới giữa các làng mạc ít khi bị thay đổi. Và mặc dù bản thân những làng mạc đó đôi khi bị thiệt hại, hay thậm chí còn bị tàn phá vì chiến tranh, nạn đói, bệnh dịch, nhƣng cũng cái tên ấy, những ranh giới ấy, với những lợi ích ấy, thậm chí với cả gia tộc ấy vẫn cứ tiếp tục tồn tại hàng thế kỷ. Sự sụp đổ hay sự phân biệt của các vƣơng quốc chẳng hề làm cho họ lo lắng; trong khi làng xóm vẫn còn nguyên vẹn, thì dù nó nằm dƣới quyền lực của ai hay đƣợc chuyển cho một ông vua nào, điều đó đối với họ cũng không quan trọng lắm, nền kinh tế nội bộ của họ vẫn không thay đổi [2]. Chính cơ cấu kinh tế - xã hội khép kín ấy là cơ sở hình thành ý thức ngƣời nông dân làng xã Việt Nam, ý thức cộng đồng - cái cá nhân dƣờng nhƣ bị tan ra, bị hòa vào cộng đồng. Lợi ích cá nhân nằm trong lợi ích cộng đồng, danh dự của ngƣời nông dân gắn với danh dự của làng xã - họ không chỉ sống cho mình mà sống cho làng xã. Ngƣời nông dân chấp nhận những quy tắc ứng xử, nếp sinh hoạt, quan hệ cộng đồng làng xã nhƣ một lẽ tự nhiên. Quan hệ làng xã ấy, vừa có mặt trì trệ bảo thủ của nó, nhƣng chính nó lại là nơi thể hiện khá rõ quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời nông dân mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là "dân chủ làng xã". Quan hệ ấy cũng là những bức tƣờng thành kiên cố vững chắc nhất bảo tồn văn hóa làng, cũng là bản sắc văn hóa dân tộc đã chiến thắng mọi yếu tố tiêu cực của luồng văn hóa từ bên ngoài. 10 1.1.2. Sự hình thành "lệ làng" và những nội dung cơ bản của nó Tập thể cƣ dân trong mỗi cộng đồng sinh sống lâu dài trong một địa bàn, có những mối liên hệ với nhau trong đời sống sản xuất và xã hội, trong cuộc đấu tranh thƣờng nhật với thiên tai và địch họa, đều muốn xây dựng những mối quan hệ ổn định, hòa thuận, một lối sống có kỷ cƣơng, trật tự. Nhu cầu ấy đòi hỏi phải có những quy ƣớc, những thỏa thuận ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa cá thể với cộng đồng làng xã. Đó cũng là một trong những biểu hiện tiêu biểu tính tự quản của mỗi cộng đồng dân cƣ mỗi làng. Mỗi làng đều có quy ƣớc riêng để các thành viên của mình thực hiện đƣợc gọi là "lệ làng". Lệ làng là toàn bộ những quy định, lề lối, phép tắc, những phong tục tập quán đƣợc hình thành trong các hoạt động của dân làng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội văn hóa tín ngƣỡng của từng làng. Lệ làng quy định điều chỉnh hành vi, ứng xử của con ngƣời trong các hoạt động đó. Trƣớc Cách mạng tháng Tám, ở các làng xã ngƣời Việt đều có những lệ làng thành văn với những tên gọi riêng, tùy theo cách ghi chép của ngƣời soạn thảo: Hƣơng ƣớc, Hƣơng biên, Hƣơng lệ... Nhƣng dù gọi tên gì chăng nữa thì những văn bản đó đều bao gồm những quy ƣớc liên quan đến các lĩnh vực đời sống của từng làng, từng cộng đồng dân cƣ mà ngƣời ta quen gọi bằng tên phổ biến nhất – Hương ước. Quá trình phát triển của làng xã làm cho cƣ dân đông đúc dần, các mối quan hệ và thiết chế xã hội lần lƣợt ra đời và tăng lên để quản lý các mặt, các lĩnh vực của đời sống. Đó là tiền đề để làm phong phú các quy ƣớc nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng. Các hình thức tổ chức, các mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân, các tổ chức trong làng cũng nhƣ quan hệ giữa làng xã với nhà nƣớc phong kiến ngày càng phức tạp. Những tục lệ tập quán trong làng cũng phức tạp thêm lên. Để duy trì các mối 11 quan hệ đó, giữ "thăng bằng" cho làng xã, những quy ƣớc truyền miệng phải đƣợc điều chỉnh bổ sung cho phù hợp, mặt khác cũng không ai có thể nhớ nổi những quy ƣớc ngày càng phức tạp đó. Để cho cộng đồng có thể thống nhất với nhau trong khi vận dụng những điều về các quy tắc ứng xử, quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng và ngƣợc lại. Do vậy, việc văn bản hóa những tục lệ, tập quán là sự đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển các mối quan hệ cộng đồng. Hƣơng ƣớc ra đời vừa là kết quả, vừa là yêu cầu của quá trình phát triển nội tại của đời sống làng xã. Nó kế tục và hoàn chỉnh những quy ƣớc trƣớc đó của mỗi nhóm dân cƣ, của các hình thức cộng đồng ngƣời trong mỗi làng xã. Nhƣ vậy, trải qua quá trình phát triển lịch sử, do yêu cầu quản lý xã hội các "bộ luật" hay các bản hƣơng ƣớc của các làng xã ngƣời Việt ra đời trong những điều kiện: - Chữ viết (chữ Hán) phải trở thành thứ văn tự phổ biến, đƣợc sử dụng trong giấy tờ sổ sách để giải quyết, ghi chép các công việc, các mối quan hệ trong đời sống hàng ngày của làng xã. Cùng với chữ viết còn có một tầng lớp trí thức (nho sĩ) trực tiếp sử dụng thứ văn tự đó. - Sự tác động của nhà nƣớc phong kiến đối với làng xã để hƣớng các làng xã đi vào quỹ đạo của nó. Nhà nƣớc phong kiến thông qua lệ làng để buộc các làng xã, các đơn vị tụ cƣ của ngƣời nông dân ấy phải khuôn theo hình mẫu của nó. Muốn làm đƣợc việc đó phải văn bản hóa các tục lệ, các quy ƣớc của làng xã [8]. Theo các nhà dân tộc học, từ cuối thời Trần trở đi trong mỗi làng Việt đã có những điều kiện để những bản lệ làng thành văn ra đời. Những điều kiện đó là: Cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, các phong tục, tập quán, các tục lệ ngày càng phức tạp; Nhà nƣớc phong kiến ngày càng can thiệp vào làng xã, biến nó thành đơn vị hành chính cơ sở, tuy vậy mỗi làng còn giữ đƣợc tính 12 "tự trị" thể hiện ở một số tập tục truyền thống; Trong mỗi làng đã xuất hiện một tầng lớp nho sĩ có thể đại diện cho làng soạn thảo các sổ sách giấy tờ trong đó có bản lệ làng thành văn - Hƣơng ƣớc [8]. Hƣơng ƣớc, lệ làng xƣa có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống làng xã Việt Nam. Vai trò ấy thể hiện khái quát qua các bình diện sau: - Tổ chức và quản lý các mặt của đời sống làng xã, duy trì trật tự, kỷ cƣơng, tạo môi trƣờng ổn định và an toàn cho cả cộng đồng làng xã. - Nuôi dƣỡng, vun đắp ý thức cộng đồng, tinh thần bất khuất, tinh thần tự chủ, tự lực cho mỗi thành viên và toàn bộ cộng đồng làng xã. - Tạo lập một cuộc sống dân chủ, gần con ngƣời với tự nhiên, gần cá nhân với cộng đồng. - Duy trì và phát huy thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hóa cộng đồng, củng cố các giá trị đạo lý và nhân bản. - Củng cố, tăng cƣờng sự đoàn kết, gắn bó tƣơng thân, tƣơng ái trong mỗi gia đình, dòng họ và trong toàn bộ cộng đồng. - Xây dựng ý thức cộng đồng làng xã, gắn ý thức cộng đồng làng xã với ý thức quốc gia, ý thức chấp hành pháp luật. Là những "bộ luật" của làng xã, tùy theo cách ghi chép của từng làng mà lệ làng tồn tại dƣới các tên khác nhau, hƣơng khoán, điều ƣớc, điều lệ, khoán lệ, tục lệ... và tùy điều kiện cụ thể của từng làng mà mỗi bản hƣơng ƣớc gồm nhiều hay ít các điều khoản. Tỷ lệ các điều khoản của từng vấn đề và sự sắp xếp chúng cũng theo những trình tự khác nhau, tùy theo đặc điểm của mỗi làng mà có những tập tục quy ƣớc riêng. Nhƣng nhìn chung, các điều khoản trong hƣơng ƣớc khá đa dạng phong phú, phản ánh khá sinh động các mặt hoạt động của đời sống sinh hoạt làng xã theo một khuôn phép mà không một luật nƣớc nào có thể bao quát hết đƣợc. Nếu đem chắt lọc những khác biệt của từng làng ta thấy các bản hƣơng ƣớc đều phản ánh những nội dung cơ bản dƣới đây: 13 * Quy ước về chế độ lãnh thổ, đất đai Mỗi làng có một địa vực riêng, đƣợc hình thành do những dòng họ hay tập đoàn ngƣời đầu tiên đến khai phá và mở rộng theo thời gian nhờ công sức của nhiều thế hệ. Hƣơng ƣớc của một số làng đã ghi lại quá trình khai hoang lập nên làng xóm. Chủ quyền của làng, đƣợc khẳng định qua điều khoản của hƣơng ƣớc: ranh giới của làng giáp đâu? Xác định bởi mốc giới nào? Diện tích công tƣ điền thổ bao nhiêu? Hƣơng ƣớc cũng quy định, các thành viên trong làng có nghĩa vụ bảo vệ "lãnh thổ" của làng, chống lại sự xâm phạm của ngƣời làng khác, cũng nhƣ phải tuân thủ nghiêm ngặt về việc sử dụng các bộ phận lãnh thổ của làng. Chính cái giới hạn lãnh thổ của mỗi làng đã làm nên cái "ta làng" cái văn hóa làng. Ngƣời nông dân ý thức về quyền sở hữu "tập thể làng" cái ý thức "co cụm để đề kháng" để bảo vệ làng và rộng hơn là bảo vệ bản sắc dân tộc. Do vậy, "làng và văn hóa làng từng là cái nôi, lá chắn, đã sáng tạo giữ gìn và che chở những giá trị tinh thần chống lại các âm mưu đồng hóa về văn hóa của bên ngoài" [8]. * Quy ước về khuyến nông, bảo vệ sản xuất, môi trường Nhƣ chúng ta đã biết, đối với một nền kinh tế tiểu nông, ngƣời nông dân "kiếm tư liệu sinh hoạt cho mình bằng cách trao đổi với thiên nhiên nhiều hơn là giao tiếp với xã hội" [2]. Quy trình sản xuất diễn ra một thời gian dài, kết quả của nó phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên. Trong quá trình sản xuất ngƣời nông dân một mặt phải "trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm" cầu cho "mưa nắng phải thì" mặt khác vừa phải tìm cách đối phó với thiên nhiên để tồn tại. Với một nền nông nghiệp trồng lúa nƣớc, thủy lợi luôn đặt lên hàng đầu. Không chỉ đối với nhà nƣớc phải có hẳn một bộ "công trình công cộng"[2] mà thủy lợi đã trở thành một hoạt động cộng đồng mang tính phổ biến ở hầu hết các làng xã Việt Nam. Đối với ngƣời nông dân trồng lúa nƣớc 14 thì nƣớc là yếu tố thứ nhất rồi mới đến đất, công việc thủy lợi phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Việc đắp đê, hộ đê, sửa chữa bồi đắp chỗ sạt lở, đào sông, đào kênh, khơi ngòi khơi lạch trở thành công việc mang tính truyền thống của các làng xã. Hƣơng ƣớc nhiều làng quy định chặt chẽ việc sử dụng nƣớc. Chẳng hạn, trong "Vĩnh Lại khoán lệ" quy định "Việc giữ nước hoặc mở nước với nhà nông rất là quan hệ. Nếu ruộng nhà nào bị hạn, bị ngập người chủ ruộng làm đơn trình cho thôn, xã trưởng xem, nếu đúng sự thật chỉ sẽ cho làm, nếu người nào tự ý giữ nước lại hoặc mở nước ra để đến nỗi có hại cho việc nhà nông thì sẽ bị phạt lợn và ruộng trị giá một quan, 2 mạch tiền" hoặc hƣơng ƣớc làng Phú Xuyên (Ba Vì - Hà Tây): Phiên tuần phải trông nom việc giữ nƣớc, khi nào nên tháo nƣớc thời phải hỏi ý kiến hội đồng, không đƣợc tự tiện làm ngay, ngƣời nào tháo nƣớc, chắn cá làm cho ruộng lúa mất nƣớc phải bị phạt [12]. Ngoài việc bảo vệ nguồn nƣớc, hƣơng ƣớc các làng còn có những điều khoản quy định việc bảo vệ hoa màu: không đƣợc tự ý thả trâu bò, gà vịt ra đồng khi lúa đã cấy xong, không đƣợc lội vào ruộng lúa bắt cá tôm... Với nền nông nghiệp phong kiến kỹ thuật canh tác lạc hậu, công cụ thô sơ, những công trình công cộng - đê điều và hệ thống thủy lợi cần có sự chăm lo bảo vệ của cả cộng đồng. Ngƣời nông dân phải biết và dám hy sinh cả lợi ích riêng, tài sản và sở hữu của chính mình để bảo vệ lợi ích cộng đồng một khi lợi ích đó bị đe dọa. Nếu cộng đồng cần thì mỗi ngƣời nông dân phải tự nguyện, tự giác hy sinh thời gian, sức lực, nhà cửa cây trái sắp đến ngày thu hoạch để bảo vệ lợi ích chung. Cơ sở vật chất và tinh thần tự nguyện đó chính là mối liên hệ tất yếu giữa lợi ích cá nhân gia đình với lợi ích cộng đồng làng xã "nước lụt thì lút cả làng". Nƣớc dâng đê vỡ cả làng ngập lụt thì nhà cửa ruộng vƣờn của mỗi ngƣời không thể không bị ngập lụt. Cả làng mất mùa thì mỗi nhà không thể không mất mùa. Thực tiễn của công cuộc trị thủy - thủy lợi đã 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan