Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lễ cưới người chăm islam ở thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Lễ cưới người chăm islam ở thành phố hồ chí minh

.PDF
83
22
118

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Chăm là một trong số 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam được chia thành nhiều nhóm với các tên gọi khác nhau: Chăm Hroi, Chăm Bà La Môn, Chăm Bà Ni, Chăm IsLam mà các nhà dân tộc học khẳng định đó là những nhóm địa phương khác nhau của một tộc người thống nhất, có cùng một ý thức cội nguồn và sở hữu cho mình một nền văn hóa đa dạng và phong phú. Ngoài các di sản văn hóa vật thể người Chăm còn đang lưu giữ một kho tàng văn hóa phi vật thể quý giá, nổi lên trong đó là lễ cưới của cộng đồng Chăm Islam là nghi lễ vòng đời. Lễ cưới là nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam cũng được xem là một phong tục truyền thống tốt đẹp, nó được diễn ra quanh năm trong cộng đồng và phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế của gia đình. Lễ cưới không đơn thuần là các nghi lễ đánh dấu sự phát triển theo giai đoạn của đời người mà còn chứa đựng cả đời sống tâm linh, tâm hồn, tình cảm của một tộc người. Nghiên cứu cộng đồng Chăm Nam Bộ là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đang hòa nhập với Đông Nam Á góp phần tìm hiểu khu vực, tìm hiểu thế giới Islam, một lực lượng mạnh mẽ trên diễn đàn quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, còn góp phần vào việc hiểu biết một nếp sinh hoạt văn hóa độc đáo pha trộn giữa tôn giáo và phong tục tập quán dân tộc. Tín đồ Chăm Islam tuân thủ chặt chẽ giáo lý của mình, sức mạnh của giáo lý đã làm thay đổi khá nhiều quan niệm, nếp sống đặc trưng của dân tộc họ. Từ những điều kiện và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Lễ cưới người Chăm Islam ở thành phố Hồ Chí Minh” đây là một trong nghi lễ vòng đời và nghi lễ chuyển đổi đánh dấu sự chuyển đổi vai trò, vị thế của cá 1 nhân trong cộng đồng, đồng thời là điều kiện cần thiết để ổn định xã hội và phát triển kinh tế - văn hóa trong tương lai. Bởi vì, các dân tộc ở thành phố Hồ Chí Minh là nguồn nhân lực xây dựng, hình thành và phát triển của thành phố. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (Lịch sử vấn đề) Cưới hỏi xưa và nay là một việc lớn quan trọng, ghi lại dấu ấn và trở thành kỷ niệm đẹp trong cuộc đời mỗi người. Nhìn chung, các tác giả đã khắc họa được những nét cơ bản về các vấn đề tộc người, kinh tế, xã hội của người Chăm với những nét đặc thù phát triển. Được thể hiện qua các công trình liên quan đến đề tài của luận văn như: • Các công trình đã được tác giả trong nước nghiên cứu: Phan Kế Bính (2012), Việt Nam phong tục, Nhà xuất bản Hồng Đức (tái bản). Đã trình bày, liệt kê những phong tục của người Việt, trong đó một phần nói về phong tục trong gia tộc, liên quan đến tục cưới hỏi của người Việt xưa. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa Chăm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Nhóm tác giả đã nêu các dạng thức văn hóa vật chất, nếp sống gia đình và đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm. Thiệu Á Đông (2010), Phong tục dân gian - Cưới hỏi, Nhà xuất bản Thời Đại. Tác giả đã đề cập đến những vấn đề truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hóa trong hôn nhân của hai dân tộc Việt nam và Trung Hoa có rất nhiều nét tương đồng về phong tục và tập quán giữa hai dân tộc trong vấn đề về hôn lễ. Phú Văn Hẳn (2005), Đời sống văn hóa và xã hội người Chăm Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. Tác giả đã nêu lên tổng quan về người Chăm và văn hóa Chăm ở Việt Nam. Trong đó bao gồm đời 2 sống văn hóa, ngôn ngữ chữ viết, tôn giáo tín ngưỡng, các nghi lễ vòng đời và tập quán sinh hoạt .... Đặc biệt là Hôn lễ và hôn nhân. Võ Văn Hòe, Trần Hồng, Hồ Tấn Tuấn (2015), Văn hóa dân gian Việt Chăm nhìn trong mối quan hệ (qua cứ liệu văn hóa dân gian miền trung), Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Nhóm tác giả đã đề cập đến đặc điểm lịch sử văn hóa Việt - Chăm tại miền Trung đến giao thoa tiếp biến từ lời ăn tiếng nói, tín ngưỡng, lễ hội, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, nhà ở, điêu khắc, nghề truyền thống.... Bùi Đức Hùng, Phan Quốc Anh, Võ Công Nguyện, Phú Văn Hẳn (2015), Bốn mươi năm nghiên cứu văn hóa Chăm, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. Nhóm tác giả trình bày về văn hóa Chăm, bản sắc người Chăm vùng Nam Bộ, di tích và tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm, vấn đề ngôn ngữ, văn học nghệ thuật và phát triển văn hóa Chăm. Vũ Khánh (2009), Người Chăm, Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội. Tác giả đã đề cập đến nguồn gốc, phân bố dân cư, chữ viết, nghệ thuật điêu khắc, nhà ở, dệt, ẩm thực... của người Chăm. Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo (2007), Tục cưới hỏi, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. Tác giả đã trình bày những hình thức hôn nhân, chế độ hôn nhân, tục cưới hỏi của người Việt, tục cưới xin của người Tày, tục cưới hỏi của người Khmer, tục cưới xin của người Ê Đê.....trong đó có tục cưới hỏi của người Chăm. Đức Quang (2012), Hôn sự xưa và nay, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ. Tác giả đã đi vào các thủ tục hôn nhân xưa và nay, những tập tục cưới hỏi của các đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung ở một số nước. Đặc biệt là tác giả đã khẳng định vai trò của hôn nhân. Cái hay ở cuối quyển sách là tác giả cung cấp thêm cho người đọc những câu ca dao, tục ngữ, các thi phẩm liên quan đến hôn sự. 3 Phạm Công Sơn, Nguyễn Minh Tiến (2008), Dựng vợ gả chồng hôn lễ và nghi thức, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã trình bày những nội dung chính tổng quát về vấn đề hôn nhân như: Hôn lễ có bao nhiêu nghi thức, muốn có một lễ cưới ý nghĩa chu đáo phải tổ chức như thế nào, vợ chồng mới sau ngày hợp hôn cần phải làm gì để tạo dựng hạnh phúc lâu dài cho cuộc sống lứa đôi.... Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội. Tác giả đã đề cập đến hình thức tín ngưỡng và các nghi lễ cá nhân, từ khi sinh ra đến khi chết. Toàn bộ những nghi lễ và tín ngưỡng đều xuất phát từ quan niệm linh hồn và đời sống của con người. Trần Thuận (2014), Nam Bộ vài nét lịch sử - văn hóa (tái bản), NXB Văn hóa – Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã nêu lên đặc điểm kinh tế xã hội của vùng đất Nam Bộ, Giao lưu kinh tế, quá trình hình thành vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long.....Đặc biệt là nói đến quá trình chuyển cư và đặc điểm phát triển của người Chăm ở Đông Nam Bộ. Lê Trung Vũ (2000), Nghi lễ vòng đời, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc. Tác giả đã cung cấp cho người đọc sáu nghi lễ chính ở mỗi giai đoạn mà con người phải trải qua. Trích từ: Báo phụ nữ (thứ tư – Ngày 05/12/1992), “Người Chăm ở sài Gòn”. Đã nêu lên số lượng dân cư, địa điểm cư trú, cuộc sống mưu sinh gian khó, văn hóa phổ thông còn xa lạ của người Chăm ở Sài Gòn. • Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài: M.G.Maspéro (1928), Vương quốc Chămpa, NXB G.Van-Oest (người dịch Lê Tư Lành). Tác giả đã nghiên cứu về sự hình thành vương quốc Chămpa, sự suy tàn của Chămpa Ấn Độ Giáo. 4 Robert Layton (2007), Nhập môn lý thuyết nhân học, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tác giả đã quan niệm về một hệ thống xã hội, lý thuyết chức năng, lý thuyết tương tác, học thuyết hậu hiện đại và ngành nhân học. Emily A. Schultz và Robert H. Lavenda (2001), Nhân học và nhân học văn hóa, NXB Chính trị Quốc Gia (Phan Ngọc Chiến dịch). Cuốn sách này tác giả đã trình bày về bản chất con người, xã hội con người và quá khứ con người. Đóng góp quan trọng nhất của nhân học vào việc nghiên cứu sự tiến hóa của nhân loại. Đây là tác phẩm mang tính lý thuyết cho luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống lại nghi lễ kết hôn gắn với vòng đời của người Chăm dòng Islam, tìm hiểu những biểu hiện sắc thái văn hóa truyền thống của người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua nghiên cứu lễ cưới, tác giả muốn tìm hiểu các lớp văn hóa của người Chăm Islam trong diễn trình lịch sử đời người, tìm ra những yếu tố văn hóa mang giá trị truyền thống để bảo tồn, phát huy, đồng thời phân tích những yếu tố đang làm cản trở việc xây dựng cuộc sống mới của người Chăm Islam tại đô thị đặc biệt. Làm rõ nguyên tắc kết hôn và các nghi lễ trong lễ cưới của người Chăm Islam. Phân tích những nguyên nhân biến đổi và những biến đổi trong lễ cưới người Chăm Islam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát thực địa nghi lễ cưới của người Chăm Islam ở Thành phố Hồ Chí Minh, miêu tả cụ thể lễ cưới. 5 Đưa ra những định hướng bảo tồn, giá trị, nhận xét, kiến nghị về lễ cưới người Chăm Islam. Đề xuất các chính sách, xây dựng một số giải pháp mang tính lý luận và thực tiễn để góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị, những tinh hoa văn hóa truyền thống, những yếu tố văn hóa mới song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở một đô thị đặc biệt. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Lễ cưới của người Chăm Islam tại thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nhiên cứu - Không gian nghiên cứu: Lấy quận Phú Nhuận làm địa bàn nghiên cứu chính yếu. (Vì tại quận Phú Nhuận hiện có Thánh đường Jamiyah Islamic là một trong những thánh đường lớn và cũng là Văn phòng Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Thành phố Hồ Chí Minh. Người dân cư trú đông, gắn kết chặt chẽ hơn so với nơi khác). - Thời gian nghiên cứu: Lấy mốc thời gian nghiên cứu từ giữa thế kỷ XX (năm 1940) đến nay. (vì sau năm 1945, do ảnh hưởng của chiến tranh và thiên tai nên người Chăm sinh sống tại vùng biên giới Campuchia và Châu Đốc phải di cư đi khắp nơi ở Nam Bộ như Tây Ninh, Đồng Nai, Sông Bé và thành phố Hồ Chí Minh). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã dùng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 6 - Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp đặc biệt quan trọng chúng tôi sẽ áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu tình hình, ghi nhận đời sống tôn giáo, diễn trình lễ cưới của người dân địa phương tại địa bàn nghiên cứu. Chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp định lượng kết hợp với phương pháp định tính thông qua cách điều tra xã hội học để lượng hóa những biến đổi văn hóa. Đồng thời tiến hành điều tra phỏng vấn hồi cố để biết thêm truyền thống và phân tích định tính về các nội dung nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các tài liệu thứ cấp liên quan đến nội dung của đề tài nhằm trong đó tập trung vào các dữ liệu liên quan đến kinh tế xã hội, dân cư, mức sống,...tất cả nguồn tài liệu phong phú này được chúng tôi tổng hợp, phân tích theo đề cương nghiên cứu, giúp chúng tôi có cái nhìn tổng thể từ đó làm nền tảng lý luận cho việc tiến hành nghiên cứu. - Phương pháp so sánh Vận dụng phương pháp này làm sáng tỏ truyền thống và hiện đại trong trong nghi lễ cưới trước và nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề. 5.2. Kỹ thuật xử lý thông tin Cách chọn mẫu để xử lý thông tin, tôi đã chọn mẫu thuận tiện (gặp đâu phát phiếu đó). Số lượng mẫu khảo sát là 120 phiếu, kết quả mẫu xác suất tốt là 102. Những số liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS (Statistic Package for Social Science). Các số liệu thống kê về lễ cưới sẽ được xem xét theo cấu trúc của từng hình thái và theo những mối tương quan với từng khu phố. 7 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần làm rõ lễ cưới truyền thống và những biến đổi trong lễ cưới của người Chăm Islam ở thành phố Hồ Chí Minh, những giá trị đóng góp cụ thể là: Mô tả chi tiết các phong tục lễ cưới của người Chăm Islam về các quan niệm, nguyên tắc và những biến đổi. Đưa ra nhận xét về mặt biến đổi xã hội của cộng đồng Chăm Islam ở thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay và giá trị văn hóa của lễ cưới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần lý giải và cung cấp những vấn đề về lễ cưới người Chăm Islam ở Thành phố Hồ Chí Minh. Góp phần tìm ra các giá trị bản sắc văn hóa của người Chăm. Luận văn này sẽ góp phần vào nguồn tư liệu tham khảo để phục vụ cho các ngành như Dân tộc học, Nhân học, Việt Nam học, Châu Á học. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Chương 2: Diễn trình Lễ cưới truyền thống của cộng đồng người Chăm Islam ở Thành phố Hồ Chí Minh (trường hợp người Chăm ở quận Phú Nhuận). Chương 3: Biến đổi trong lễ cưới của người Chăm Islam ở Thành phố Hồ Chí Minh 8 Luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân và có sự tham khảo, kế thừa những công trình nghiên cứu trước đó liên quan đến đề tài. Luận văn đi sâu vào phân tích diễn trình lễ cưới. Khảo sát thực tế để làm sáng tỏ những vấn đề nổi bật trọng tâm phong tục cưới hỏi của người Chăm Islam ở Thành phố Hồ Chí Minh. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số khái niệm liên quan đến luận văn 1.1.1. Lý luận về hôn nhân và gia đình * Về hôn nhân Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định tại khoản 1, điều 3 thì hôn nhân: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”. Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê đã nêu một khái niệm ngắn gọn “Hôn nhân là việc nam, nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng”. Theo nghĩa rộng: “Hôn nhân là sự kết hợp giữa hai người khác giới nhằm mục đích chung sống để xây dựng gia đình”. Hiểu theo nghĩa này thì hôn nhân là một quan hệ xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân. Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn. Hôn nhân: “Giá là gả chồng, Thú là cưới vợ. Giá thú nói chung là sự dựng vợ gả chồng. Khi đôi trai gái kết duyên trăm năm hảo hợp, gọi là hôn nhân” [34] Như vậy, hôn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà dựa trên một số nguyên tắc. Một trong những nguyên tắc đó là cơ sở của sự tự nguyện là tình yêu chân chính giữa nam và nữ. Hôn nhân là sự liên kết bình đẳng giữa người đàn ông và người đàn bà. Bình đẳng giữa vợ và chồng là bình đẳng về địa vị xã hội, về kinh tế và về văn hóa. Hôn nhân là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà theo quy định của pháp luật. * Về gia đình Gia đình là một thiết chế xã hội ra đời khi con người bước vào xã hội loài người. 10 Ở góc độ xã hội học, gia đình là tế bào của xã hội để thực hiện ba chức năng, đó là sinh đẻ, giáo dục và kinh tế. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại khoản 10, điều 8: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau”. Trong Chỉ thị 49 của Ban Bí thư ngày 21 tháng 02 năm 2005 về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 1.1.2. Về nghi lễ, nghi thức và lễ cưới Nghi lễ: Nghi lễ được hình thành từ rất sớm trong đời sống con người. Theo Từ điển Bách khoa kiến thức thì: “Nghi lễ thường được thể hiện qua sự ứng xử, giao tiếp trong xã hội, trong tín ngưỡng, trong sinh hoạt tôn giáo thông qua đời sống tâm linh, mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc” Một số ý kiến khác về nghi lễ vòng đời: Trong đời sống văn hóa của mỗi dân tộc trên thế giới có nhiều phong tục, tập quán khác nhau mà dựa vào đó dễ dàng thấy được đặc thù văn hóa của từng dân tộc. Nghi lễ, tập tục với những nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành: nghi lễ với cuộc sống phôi thai, từ hài nhi đến tuổi đi học, hôn lễ, lên lão… [57, tr 41] Nghi thức: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Nghi thức được hiểu là toàn bộ nói chung những điều quy định có tính chất nghiêm túc, theo quy ước của xã hội hoặc theo thói quen, cần phải làm đúng trong giao tiếp, ứng 11 xử, v.v…như nghi thức giao tiếp, đám cưới được tổ chức theo nghi thức cổ truyền” Lễ cưới: Theo Từ điển Tiếng Việt “Lễ cưới hay đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân”. Lễ cưới là một phần lễ nằm trong hôn nhân, nhưng lại là một nghi lễ rất quan trọng của hôn nhân, lễ cưới được thực hành nhiều nghi lễ. Trong đó có hai nghi lễ quan trọng nhất là nghi thức hành lễ đưa con gái về nhà chồng và nghi thức hành lễ khi rước dâu về nhà chồng. Đây là hai nghi thức kết thúc quá trình diễn ra các nghi lễ của hôn nhân. Sau khi nghi thức này kết thúc thì đôi trai gái chính thức là vợ là chồng được gia đình dòng họ hai bên và xã hội công nhận. Ngày nay, dưới sự tác động của xã hội hiện đại môi trường sống thay đổi trong thời kỳ hội nhập kinh tế thị trường, đô thị hóa, công nghệ thông tin….cũng có phần làm thay đổi đến tính chất phong tục hôn nhân truyền thống. 1.1.3. Về phong tục Phong tục: “Mỗi nước có một phong tục riêng. Phong tục ấy kỳ thủy hoặc bởi tự một vài người mà bắt chước nhau rồi thành ra thói quen hoặc bởi phong thổ và cách chính trị, cách giáo dục trong nước mà thành ra. Hoặc bởi cái phong trào ở ngoài tràn vào mà rồi dần dần tiêm nhiễm thành tục” [2, tr.12] Khi bàn về thuật ngữ “phong tục”, Trần Ngọc Thêm (2001). Tác giả cho rằng phong tục: Đó là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số người thừa nhận và làm theo. Theo nghĩa chiết tự, phong là gió, ám chỉ tính chất lan rộng phổ biến, còn tục là những thói quen, những thực hành văn hóa, xã hội của con người. Ở một nghĩa sơ khai của nó, thì 12 phong tục là những thói quen của cộng đồng đã lan rộng, phổ biến thành các hoạt động mang tính cộng đồng. Còn theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ. Phong tục, tập quán là một khái niệm phức tạp, theo từ điển tiếng Việt thì phong tục tập quán được định nghĩa: “Những thói quen đã được mọi người tuân thủ tại một địa phương trong một hoàn cảnh bắt buộc phải chấp nhận lề thói ấy như một phần luật pháp của địa phương”[35, tr 45]. Như vậy, phong tục, tập quán thực chất là những qui tắc xử sự mang tính cộng đồng, phản ánh nguyện vọng qua nhiều thế hệ của toàn thể dân cư trong một cộng đồng tự quản (làng, xã, khu vực). Các qui tắc này được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung, quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng mang tính tộc người hoặc mang tính khu vực. Phong tục là thể hiện kinh nghiệm sống, sinh hoạt của một cộng đồng nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở địa phương, bản, làng. Do vậy, phong tục, tập quán phản ánh tâm tư, nguyện vọng của địa phương, bản làng nào thì chỉ phù hợp với người dân sinh sống tại địa phương, bản làng đó mà nếu đem áp dụng sang một địa phương, một bản, làng khác thì không hẳn đã phù hợp. Tính tự giác, tự nguyện thực hiện của Phong tục về Hôn nhân - Gia đình. Phong tục gắn bó gần gũi với đời sống người dân nên đối với dân bản, thường họ không quan tâm đến luật pháp của nhà nước mà chỉ quan tâm tới những chuẩn mực đã được biết đến qua phong tục. Do vậy, phong tục trở thành chuẩn mực để mọi người tự giác noi theo mà không mang tính cưỡng chế, bắt buộc thực hiện như pháp luật của nhà nước. 13 Phong tục về Hôn nhân - Gia đình có mối quan hệ gắn bó mật thiết với pháp luật. Mối quan hệ giữa phong tục, tập quán và pháp luật được thể hiện ở hai phương diện sau: Thứ nhất, Phong tục về Hôn nhân - Gia đình là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về Hôn nhân - Gia đình.1 Thứ hai, pháp luật về Hôn nhân - Gia đình chịu sự tác động nhất định của phong tục nhưng cũng có tác động tích cực trở lại đến việc hình thành, củng cố và phát triển phong tục. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích là 2.095,5 km2 , bao gồm có 19 quận và 5 huyện ngoại thành. Dân số của thành phố Hồ Chí Minh tính đến năm 2015: 8.136.300 người, mật độ dân số toàn thành phố là 3.888 người/km2 2 . Nguyễn Thị Minh Phương (2007), Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2 Cục thống kê dân số thành phố Hồ Chí Minh (tải ngày 16/8/2017) 1 14 Với trên 300 năm hình thành và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định là đô thị có tốc độ tăng trưởng và qui mô dân số nhanh và lớn nhất trong các đô thị trực thuộc Trung Ương, là đô thị có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất nhì trong cả nước (thông qua tỷ lệ dân số khu vực thành thị đạt 70,6% (tương đương 2,54 triệu người) vào năm 1985, thì đã tăng lên 74,2% (tương đương 3,25 triệu người) năm 1993 và 83,2% (tương đương 5,93 triệu người) năm 2009). Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014 thì dân số thành phố Hồ Chí Minh là 7.981.900 người. Về kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học công nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí quan trọng hàng đầu trong cả nước, là thành phố có tiềm lực kinh tế - xã hội mạnh nhất so với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, là một trung tâm lớn đa chức năng, có đội ngũ chất xám dồi dào, với các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn, có các loại dịch vụ hiện đại v.v. Không những thế, trong quá trình phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh luôn có sự vượt trội và đứng đầu về nhiều mặt. Thành phố được xác định là hạt nhân kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cũng là một động lực quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tình hình kinh tế-xã hội năm 2015 của thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khởi sắc: Tổ ng sả n phẩ m trong nước (GDP) trên điạ bà n cả năm tăng 9,85% so năm trước, cao hơn mức tăng 9,59% của năm 2014. Trong 9,85% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực dịch vụ vẫn giữ mức đóng góp cao nhất 6,59 điểm phần trăm, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng 3,21 điểm phần trăm và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản 0,05 điểm phần trăm. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, tính chung cả năm chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,9% so với năm 2014, cao hơn chỉ số của năm trước (chỉ số năm trước: +7%). Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15 8%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,3%; sản xuất và phân phối nước, xử lý chất thải tăng 12,8%. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/12 tăng 10,9% so với cùng thời điểm năm trước. 1.2.2. Người Chăm Islam ở Thành phố Hồ Chí Minh 1.2.2.1. Lịch sử hình thành Tộc người Chăm là một dân tộc có nguồn gốc gắn liền với cư dân Vương Quốc Chămpa cổ. Trong suốt thời gian tồn tại của mình, từ thế kỷ II sau công nguyên đến thế kỷ XV, tộc người Chăm đã được các thư tịch cổ Trung Quốc (Tân Đường Thư, Thuỷ kinh chú…) và các bộ sử của Việt Nam (Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam nhất thống chí…) ghi chép lại với danh nghĩa như là một trong những cư dân Champa cổ xưa. Đến giữa thế kỷ XIX, vào năm 1852, người Chăm và nền văn hoá của họ bắt đầu trở thành đối tượng nghiên cứu thực sự của các nhà khoa học trong nước và ngoài nước. Đặc biệt các nhà khoa học người Pháp, trước hết là Trường Viễn Đông Bác Cổ, công bố một số bài viết về văn tự và các phương ngữ Chăm có thể được xem như là công trình đầu tiên nghiên cứu về tộc người Chăm. Sau đó, vào năm 1881, E. Aymonier công bố công trình đầu tiên về lịch sử Chămpa qua các văn bản cổ. Sang đầu thế kỷ XX, năm 1901, L. Finot xuất bản danh mục các kiến trúc Champa và nghiên cứu về các tôn giáo của nước Champa cổ. Năm 1906, A. Cabaton và E. Aymonier hoàn thành và cho xuất bản cuốn từ điển Pháp – Chăm, một công trình cơ bản về ngôn ngữ Chăm. Trong khoảng thời gian giữa những năm 1910 – 1913 G. Maspero cho ra đời cuốn sách Vương quốc Chămpa. Năm 1971, G. Moussay in cuốn Từ điển Chăm – Việt – Pháp. Sau năm 1975, các nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam bắt đầu có những đóng góp thực sự vào việc nghiên cứu lịch sử, văn hoá dân tộc Chăm. Ngày nay, người Chăm là một trong 54 dân tộc anh em đang sinh sống tại Việt Nam. Theo điều tra dân số năm 1999 là 132.873 người. Tiếng nói của 16 họ gần gũi với các dân tộc Raglai, Churu, Giarai, E-đê thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesian. Do quá trình biến động của lịch sử, cộng đồng người Chăm ngày nay chỉ còn thu hẹp ở vùng Nam Trung bộ Việt Nam, tập tung chủ yếu ở khu vực thuộc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số ít tập trung ở khu vực thuộc tỉnh Bình Định, Phú Yên và một bộ phận còn lại sống rãi rác ở các nơi như Châu Đốc, Tây Ninh, Long Khánh, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh. Chính sự xáo trộn của các giai đoạn lịch sử và địa bàn cư trú lại bị phân bố cách biệt nhau về điều kiện địa lý và môi trường xã hội. Đặc điểm lịch sử và văn hóa của toàn bộ cộng đồng dân tộc Chăm ngày nay không được đồng nhất, mà mang tính đặc thù cho từng khu vực địa phương khác nhau. Trong đó cộng đồng người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh là trường hợp điển hình. Trong quá trình phát triển tộc người của mình, dân tộc Chăm cũng trải qua nhiều biến động lịch sử và cũng đã từng hình thành những đô thị và cảng thị nổi tiếng trong quá khứ. Trong điều kiện phân bố dân cư xa cách với cộng đồng gốc, đồng thời lại chịu tác động, ảnh hưởng nhiều luồng văn hóa khác. Cộng đồng người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành nên một bản sắc riêng mang đậm tính chất địa phương góp phần làm đa dạng và phong phú những đặc trưng văn hóa và con người thành phố Hồ Chí Minh. Đặc trưng văn hóa này được thể hiện rõ nét nhất thông qua hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội và sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng. 1.2.2.2. Dân cư và cư trú Theo kết quả thống kê dân số toàn quốc, dân số người Chăm ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng tiến như sau: năm 1979: 2.991 người; năm 1989: 3.636 người; năm 1999: 5.192 người; năm 2012: gần 7.750.900 người 3; đến năm 3 https://vi.wikipedia.org (tải ngày 16/8/2017) 17 2015 dân số toàn thành phố Hồ Chí Minh đạt 8.136.300 người 4. Trong đó, theo số liệu của Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Thành phố Hồ Chí Minh, dân số người Chăm Islam là: năm 1997: 4.874 người; năm 1998: 5.100 người; năm 2002: 5.288 người; năm 2016 dân số người Chăm Islam ở Thành phố Hồ Chí Minh trên 7.000 người. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, quá trình nhập cư của người Chăm bắt đầu từ thập niên 40 của thế kỷ 20. Cho đến nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành 13 khu vực cư trú tập trung của người Chăm, mỗi khu vực là một xóm nhà quần tụ xung quanh một thánh đường Hồi giáo (masjid, surau). Hiện nay, cộng đồng người Chăm đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh được phân bố như sau: - Khu vực cộng đồng người Chăm ở Hòa Hưng (Cách Mạng Tháng Tám), phường 10, Quận 3. - Khu vực cộng đồng người Chăm ở Lê Văn Sỹ (trước kia là Trương Minh Giảng), phường 13, Quận 3. - Khu vực cộng đồng người Chăm ở Ụ Tàu, phường 1, Quận 4. - Khu vực cộng đồng người Chăm ở Nguyễn Trãi, phường 11, Quận 5. - Khu vực cộng đồng người Chăm ở Xóm Chỉ, phường 13, Quận 5. - Khu vực cộng đồng người Chăm ở Nam Long, phường 7, Quận 6. - Khu vực cộng đồng người Chăm ở Cầu Rạch Ông, phường 2, Quận 8. - Khu vực cộng đồng người Chăm ở Tế Bần, phường 1, 2 và 5, Quận 8. - Khu vực cộng đồng người Chăm ở Bình Đông, phường 19, Quận 8. 4 Cục thống kê dân số thành phố Hồ Chí Minh (tải ngày 16/8/2017) 18 - Khu vực cộng đồng người Chăm ở Cầu Công Lý, phường 15, Quận Phú Nhuận. - Khu vực cộng đồng người Chăm ở Huỳnh Văn Bánh, phường 17, quận Phú Nhuận. - Khu vực cộng đồng người Chăm ở nhà máy sửa chữa Tân Phước, quận Thủ Đức. - Khu vực cộng đồng người Chăm Thị Nghè (nay giải tỏa và đưa về sống tại chung cư 86/1 Phan Văn Hân), phường 17, quận Bình Thạnh. Người Chăm Islam thời gian đầu đến sinh sống làm ăn ở thành phố Hồ Chí Minh thường là nam giới. Sau khi đã tìm được việc làm và chỗ ở ổn định, họ chuyển cả gia đình lên thành phố sinh sống. Vì vậy, việc di dân của người Chăm lên thành phố ngày càng đông hơn. Tùy theo mỗi khu vực mà việc định cư của cộng đồng người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh có những đặc điểm khác nhau. Như vậy, đồng bào dân tộc Chăm sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh phần lớn đều có nguồn gốc ở Châu Đốc tỉnh An Giang nên cơ cấu tổ chức xã hội của họ, xét về mặt cơ bản hầu như không khác nhiều với cơ cấu tổ chức xã hội của người Chăm ở Châu Đốc. Chỉ có một điểm hơi khác là môi trường và điều kiện sinh hoạt đô thị không cho phép họ sống tập trung ở Palei (làng) như tại An Giang. Họ chỉ tập trung thành cụm dân cư gọi là Jamaat (khu vực) sống xen kẻ với người Việt và các dân tộc thiểu số khác như người Hoa, người Khmer… Mỗi một Jamaat có một vị đứng đầu gọi là Hakim, bên cạnh Hakim có một hoặc hai Naép (phó) và các Ahli (xóm trưởng). Họ đều là những tín đồ Hồi giáo, cư trú tại những khu dân cư nghèo. Tuy nhiên, tính cấu kết cộng đồng của người Chăm rất lớn, vì họ đều là những người có chung một quê hương và cùng chung một tôn giáo nên tính cấu kết dễ được hình thành trong vùng đô thị [52]. 19 1.2.2.3. Hoạt động kinh tế Người Chăm là một dân tộc có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống lâu đời như thêu, dệt, làm đồ gốm, làm gạch, chế tạo công cụ sản xuất, buôn bán, đóng thuyền, đánh cá, điêu khắc... đặc biệt là nghề trồng lúa nước được người Chăm phát triển từ rất sớm và luôn có những cải tiến về giống và thủy lợi. Đa số người Chăm ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay vẫn chưa có việc làm với thu nhập ổn định, do phần đông chỉ làm các nghề lao động tự do, lao động chân tay và trình độ học vấn còn hạn chế. Vấn đề đời sống cho đến nay vẫn là một trở lực cho việc nâng cao mức sống văn hóa và việc hội nhập của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận vào đời sống của Thành phố lớn nhất nước này. 1.2.2.4. Trình độ học vấn Người Chăm Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ít người học hết trung học, hiếm người đậu vào đại học. Do nếp sinh hoạt truyền thống vẫn chưa hết khép kín của cộng đồng, trong lúc các lớp học kinh Qur’an do các vị Tuan (người dạy học) đảm trách chỉ truyền dạy tiếng Chăm và mẫu tự gốc Ả Rập, trẻ em người Chăm theo học tại các trường phổ thông thường gặp khó khăn trong việc tiếp xúc và tiếp thu các môn học bằng tiếng Việt. Mức sống thấp cũng làm hạn chế khả năng học lên cao của học sinh. So với một số khu vực người Chăm khác ở nông thôn Nam Bộ (chẳng hạn ở An Giang), người Chăm ở Thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện học tương đối tốt hơn, nên tỷ lệ người biết chữ quốc ngữ và tiếng Việt cũng cao hơn. Nhưng về đại thể, tình hình học vấn của người Chăm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng tương tự những khu vực khác. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan