Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lãnh đạo dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi m...

Tài liệu Lãnh đạo dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục

.PDF
236
5
108

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRỊNH THỊ QUÝ LÃNH ĐẠO DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRỊNH THỊ QUÝ LÃNH ĐẠO DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 914. 01. 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Lộc 2. PGS.TS Nguyễn Xuân Hải HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Luận án Trịnh Thị Quý i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể hướng dẫn – GS.TS Nguyễn Lộc và PGS.TS Nguyễn Xuân Hải đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, cán bộ quản, các giảng viên, các chuyên viên của Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Quản lý giáo dục, các nhà khoa học, đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Luận án Trịnh Thị Quý ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ ĐTB Điểm trung bình GV Giáo viên HS Học sinh HT Hiệu trưởng THPT Trung học phổ thông iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii Danh mục các từ viết tắt............................................................................................ iii Mục lục ....................................................................................................................... iv Danh mục các bảng ................................................................................................. viii Danh mục các biểu đồ ................................................................................................. x MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃNH ĐẠO DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ............................................................................................ 14 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 14 1.1.1. Những nghiên cứu về khái niệm và các thành tố của lãnh đạo dạy học ......... 14 1.1.2. Những nghiên cứu về mối quan hệ của các thành tố thuộc lãnh đạo dạy học tới thành tích học tập của học sinh ....................................................... 17 1.1.3. Những nghiên cứu về lãnh đạo dạy học trong những bối cảnh khác nhau ..... 19 1.1.4. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của lãnh đạo dạy học tới thành tích học tập của học sinh .......................................................................................... 20 1.1.5. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới lãnh đạo dạy học .......... 23 1.1.6. Khoảng trống và hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................... 24 1.2. Lãnh đạo nhà trƣờng, lãnh đạo dạy học ........................................................ 25 1.2.1. Lãnh đạo nhà trường............................................................................... 25 1.2.2. Lãnh đạo dạy học (Instructional leadership) .......................................... 31 1.3. Sự phát triển của các mô hình lý thuyết về lãnh đạo dạy học của hiệu trƣởng nhà trƣờng .................................................................................................. 36 1.3.1. Mô hình của Hallinger và Murphy’s (1985) .......................................... 36 1.3.2. Mô hình lãnh đạo dạy học của Murphy (1990) ...................................... 37 1.3.3. Mô hình lãnh đạo dạy học của Weber (1996) ........................................ 39 1.3.4. Mô hình lãnh đạo dạy học của Hallinger (2005) .................................... 40 iv 1.3.5. Kết luận từ nghiên cứu các mô hình lý thuyết về lãnh đạo dạy học ...... 42 1.4. Trƣờng trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục và vấn đề đặt ra với hiệu trƣởng nhà trƣờng ................................................................... 43 1.4.1. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân ............ 43 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông ...... 44 1.4.3. Bối cảnh đổi mới giáo dục và yêu cầu đặt ra với lãnh đạo dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông .................................................... 44 1.5. Nội dung lãnh đạo dạy học của hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông ..... 50 1.5.1. Tổ chức xây dựng và quảng bá sứ mạng, giá trị, tầm nhìn và hệ thống mục tiêu của nhà trường ......................................................................... 50 1.5.2. Điều phối kế hoạch giáo dục của nhà trường hướng đến thành tích tốt nhất của người học ...................................................................................... 55 1.5.3. Xây dựng môi trường văn hóa thúc đẩy việc học tập tích cực trong nhà trường ........................................................................................................ 59 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng tới lãnh đạo dạy học của hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông ................................................................................................ 67 1.6.1. Các yếu tố khách quan............................................................................ 67 1.6.2. Các yếu tố chủ quan ............................................................................... 70 1.7. Kinh nghiệm quốc tế về lãnh đạo dạy học ..................................................... 71 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 75 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM ................................................. 76 2.1. Khái quát về hệ thống trƣờng trung học phổ thông trên phạm vi cả nƣớc ...... 76 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................................... 77 2.2.1. Quá trình xây dựng thang đo lãnh đạo dạy học...................................... 77 2.2.2. Tiến hành khảo sát thử ........................................................................... 78 2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu và cỡ mẫu ............................................ 82 2.4. Thực trạng lãnh đạo dạy học của hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông .... 84 2.4.1. Thực trạng nhận thức của hiệu trưởng trường trung học phổ thông về khái niệm lãnh đạo dạy học ......................................................................... 84 2.4.2. Thực trạng hiệu trưởng xây dựng và quảng bá sứ mạng, giá trị, tầm nhìn và hệ thống mục tiêu của nhà trường ....................................................... 88 v 2.4.3. Thực trạng hiệu trưởng trường trung học phổ thông điều phối chương trình giáo dục nhà trường hướng đến thành tích tốt nhất của người học .......................................................................................................... 93 2.4.4. Thực trạng hiệu trưởng trường trung học phổ thông xây dựng môi trường văn hóa thúc đẩy việc học tập tích cực trong nhà trường ................... 100 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng tới lãnh đạo dạy học của hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông ở Việt Nam ............................................... 109 2.6. Đánh giá chung về thực trạng lãnh đạo dạy học của Hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông ở Việt Nam ............................................................ 112 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................. 116 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP LÃNH ĐẠO DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ............................................................................................................ 117 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................................................ 117 3.1.1. Đảm bảo tính toàn diện ........................................................................ 117 3.1.2. Đảm bảo tính linh hoạt ......................................................................... 117 3.1.3. Đảm bảo tính pháp lý ........................................................................... 118 3.2. Biện pháp lãnh đạo dạy học của hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông ... 119 3.2.1. Chú trọng phát triển những tuyên bố về nâng tầm chất lượng dạy học và giáo dục trong xây dựng và quảng bá sứ mạng, giá trị, tầm nhìn và hệ thống mục tiêu của nhà trường .................................................................. 119 3.2.2. Chủ động điều phối chương trình giáo dục nhà trường hướng đến thành tích tốt nhất của học sinh ....................................................................... 124 3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh đạo dạy học cho đội ngũ HT và cán bộ nguồn HT trường trung học phổ thông ............................................... 128 3.2.4. Xây dựng văn hóa nhà trường chú trọng phát triển đội ngũ chuyên gia, chia sẻ quyền lãnh đạo trong nhà trường trung học phổ thông ............... 131 3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất .............................................. 134 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp đề xuất ................ 135 3.3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất ..... 136 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ... 136 vi 3.4. Nghiên cứu trƣờng hợp thử nghiệm biện pháp chủ động điều phối chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng hƣớng đến thành tích tốt nhất của học sinh theo tiếp cận lãnh đạo dạy học ..................................................................... 138 3.4.1. Khái quát về trường hợp nghiên cứu và mục đích tổ chức nghiên cứu ..... 138 3.4.2. Cách thức tổ chức và các phương pháp nghiên cứu nghiên cứu trường hợp ...................................................................................................... 139 3.4.3. Kết quả nghiên cứu trường hợp thử nghiệm biện pháp ........................ 140 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 149 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 150 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 154 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1PL vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mô hình lãnh đạo dạy học của Hallinger và Murphy (1985) .............36 Bảng 1.2. Bảng 1.3. Mô hình bao quát lãnh đạo dạy học của Murphy (1990) ....................39 Mô hình lãnh đạo dạy học của Weber (1996) .....................................40 Bảng 2.1. Bảng 2.2. Chỉ số Cronbach’s Alpha của thang đo ..............................................77 KMO and Bartlett's Test .....................................................................78 Bảng 2.3. Chỉ số Cronbach’s Alpha của thang đo mức độ biểu hiện chức năng lãnh đạo dạy học.........................................................................80 Chỉ số Cronbach’s Anpha và tương quan của các mục hỏi trong Bảng 2.4. thang đo câu 1. ....................................................................................28 Bảng 2.5. Kiểm định KMO and Bartlett đối với thang đo thực trạng mức độ biểu hiện chức năng lãnh đạo dạy học của HT ..............................81 Bảng 2.6. Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức của HT về khái niệm lãnh đạo dạy học ..................84 Tự đánh giá về bí quyết thành công trong quản lý và lãnh đạo Bảng 2.8. Bảng 2.9. Bảng 2.10. Bảng 2.11. nhà trường ...........................................................................................86 Thực trạng quyết định của HT ............................................................87 Thực trạng xây dựng hệ thống mục tiêu của nhà trường ....................89 Phát biểu kỳ vọng của HT về nhà trường trong tương lai ..................90 Thực trạng HT chia sẻ, quảng bá sứ mạng, giá trị, tầm nhìn và hệ Bảng 2.12. Bảng 2.13. Bảng 2.14. thống mục tiêu của nhà trường ...........................................................92 Thực trạng HT giám sát và đánh giá hoạt động học của HS ..............94 Thực trạng điều phối chương trình dạy học của HT trường THPT .......96 Thực trạng biểu hiện HT hỗ trợ quá trình học của HS ............................98 Bảng 2.15. Bảng 2.16. Bảng 2.17. Bảng 2.18. Bảng 2.19. Bảng 2.20. Bảng 3.1. Thực trạng HT đảm bảo quỹ thời gian học tập của nhà trường ..............100 Thực trạng HT duy trì sự hiện diện ở nhà trường .............................102 Thực trạng HT tạo động lực cho GV ................................................104 Thực trạng HT phát triển chuyên gia trong nhà trường ....................106 Thực trạng HT tạo động lực cho HS .................................................108 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới lãnh đạo dạy học của HT trường THPT .....................................................................................110 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các biện pháp được đề xuất (n=42) .................................................................136 viii Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất (n=42) .................................................................137 Bảng 3.3. Kết quả thử nghiệm nội dung tăng cường những hoạt động giám sát và đánh giá lớp học .............................................................................141 Bảng 3.4. Kết quả thử nghiệm nội dung HT điều phối chương trình dạy Bảng 3.5. học của nhà trường ............................................................................144 Kết quả thử nghiệm nội dung HT hỗ trợ quá trình học của HS ........146 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thực trạng xây dựng hệ thống mục tiêu của nhà trường .................90 Biểu đồ 2.2. Thực trạng HT chia sẻ, quảng bá sứ mạng, giá trị, tầm nhìn và hệ thống mục tiêu của nhà trường ....................................................93 Biểu đồ 2.3. Thực trạng HT giám sát và đánh giá hoạt động học của HS ...........95 Biểu đồ 2.4. Thực trạng HT điều phối chương trình dạy học ở nhà trường THPT .....97 Biểu đồ 2.5. Thực trạng biểu hiện HT hỗ trợ quá trình học của HS .........................99 Biểu đồ 2.6. Thực trạng HT đảm bảo quỹ thời gian học tập của nhà trường ........101 Biểu đồ 2.7. Thực trạng HT duy trì sự hiện diện ở nhà trường ..........................103 Biểu đồ 2.8. Thực trạng HT tạo động lực cho GV trong nhà trường .......................105 Biểu đồ 2.9. Thực trạng HT phát triển chuyên gia trong nhà trường .................107 Biểu đồ 2.10. Thực trạng HT tạo động lực cho HS ..............................................109 Biểu đồ 2.11. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới lãnh đạo dạy học của HT trường THPT ..................................................................................111 Biểu đồ 3.1. Mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất .................137 Biểu đồ 3.2. Kết quả thử nghiệm nội dung tăng cường những hoạt động giám sát và đánh giá lớp học ..........................................................142 Biểu đồ 3.3. Kết quả thử nghiệm nội dung HT điều phối chương trình dạy học của nhà trường .........................................................................144 Biểu đồ 3.4. Kết quả thử nghiệm nội dung HT hỗ trợ quá trình học của HS .....146 x MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư buộc toàn ngành giáo dục và đào tạo nước ta phải chuyển mình đổi mới căn bản và toàn diện hướng tới đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế xã hội. Bối cảnh đó đặt các cơ sở giáo dục nói chung và các nhà trường THPT nói riêng trước những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi trách nhiệm giải trình và nâng cao chất lượng giáo dục trong tương quan tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các nhà trường. Điều này thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, coi trọng quản lý chất lượng… Muốn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo thành công thì giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục được coi là khâu then chốt. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có đội ngũ hiệu trưởng các nhà trường THPT phải là những người tiên phong, vừa hồng vừa chuyên, vừa giỏi chuyên môn nghiệp vụ vừa có tấm lòng bao dung rộng lượng, vừa có cái đầu lạnh nhưng phải có trái tim nóng để xác định chính xác mục tiêu chính, con đường chủ đạo mà tổ chức dưới quyền mình đang đi là gì, nhưng cũng luôn tràn đầy nhiệt huyết, rung động với những thành công hay thất bại của mình, của nhà trường nói riêng và của toàn ngành, của đất nước nói chung. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều điểm mới, đã đặt ra cho HT trường phổ thông nói chung, trường THPT nói riêng những yêu cầu, nhiệm vụ mới. Tổ chức dạy học ở trường THPT cần phát phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng nội dung trong mỗi môn học, đặc điểm của đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường. Điều này yêu cầu người HT cần có năng lực lãnh đạo, quản lý, 1 cần thay đổi phong cách lãnh đạo để thực hiện chương trình giáo dục nhà trường, cũng như tổ chức hoạt động dạy học trong trường THPT, khâu quan trọng của quá trình giáo dục trong trường phổ thông. Những năm gần đây các nhà nghiên cứu về khoa học giáo dục có xu hướng tập trung vào tìm kiếm những giải pháp trong quản lý và lãnh đạo nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Trong đó có xu thế nghiên cứu làm nổi bật vai trò lãnh đạo, quản trị nhà trường bên cạnh những nghiên cứu về quản lý của HT nhà trường THPT. Tiếp cận lãnh đạo dạy học (instructional leadership) là hướng nghiên cứu nhằm xác định vai trò của người HT theo hướng tập trung vào những hoạt động nhằm phát triển chuyên môn trong nhà trường và hướng tới kiến tạo thành tích tốt nhất của HS bên cạnh vai trò quản lý hành chính, giải quyết các sự vụ trong nhà trường. Lãnh đạo dạy học hướng tới phát huy nhiều hơn khía cạnh lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường so với khía cạnh quản lý và quản trị, đó là (i) xây dựng tầm nhìn, sứ mạng; (ii) điều phối chương trình giáo dục và (iii) xây dựng môi trường văn hóa tích cực – và đều xoay quanh hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường. Từ bối cảnh đổi mới giáo dục và tiếp cận lãnh đạo dạy học nói trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Lãnh đạo dạy học của HT trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình, đây được coi là một hướng tiếp cận mới cả về lý luận và thực tiễn trong những nghiên cứu về HT nhà trường phổ thông hướng tới đáp ứng yêu cầu của bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài tổng hợp, phân tích, xây dựng khung lý luận về lãnh đạo dạy học của HT nhà trường THPT, trên cơ sở đó thiết kế công cụ và kiểm định độ tin cậy và hiệu lực để khảo sát thực trạng lãnh đạo dạy học của HT nhà trường THPT ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất những biện pháp lãnh đạo dạy học của HT nhà trường THPT Việt Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Lý luận: Đề tài nghiên cứu và xây dựng khung lí thuyết về lãnh đạo dạy học của HT trường THPT 3.2. Thực trạng: Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng lãnh đạo dạy học của các HT trường THPT ở Việt Nam theo mô hình lý thuyết đã xây dựng. 3.3. Đề xuất: Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết và khảo sát, đánh giá thực trạng – đề tài đề xuất các biện pháp lãnh đạo dạy học của HT trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Lãnh đạo nhà trường THPT. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Lãnh đạo dạy học của HT trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 5. Câu hỏi nghiên cứu 1) Lý thuyết lãnh đạo dạy học có phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam hay không? 2) Thực tiễn HT trường THPT ở Việt Nam hiện nay đang lãnh đạo dạy học như thế nào? 3) HT trường THPT ở Việt Nam hiện nay cần áp dụng những biện pháp lãnh đạo dạy học như thế nào trong bối cảnh đổi mới giáo dục? 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung Quản lý và lãnh đạo nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng là một lĩnh vực nghiên cứu rộng, trong đó các nghiên cứu về lãnh đạo nhà trường là hướng nghiên cứu làm phong phú hơn lý luận và thực tiễn quản lý và lãnh đạo nhà trường. Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu một trong những tiếp cận về lãnh đạo và quản lý nhà trường đó là lãnh đạo dạy học (instructional leadership), tổng hợp và xây dựng khung lý luận về lãnh đạo dạy học phù hợp với HT nhà trường phổ thông ở Việt Nam và sử dụng khung lý luận này để khảo sát thực trạng và trên cơ sở đó đề xuất biện pháp lãnh đạo dạy học của HT trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 3 6.2. Giới hạn về đối tượng khảo sát và địa bàn nghiên cứu Đề tài đã tiến hành khảo sát 290 HT trường THPT trên địa bàn cả nước. Phỏng vấn, quan sát và nghiên cứu các trường hợp điển hình để khai thác thực trạng lãnh đạo dạy học của HT trường THPT ở Việt Nam hiện nay. 7. Giả thuyết khoa học Tìm kiếm những giải pháp đổi mới công tác quản lý và lãnh đạo nhà trường của các HT trường THPT luôn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Lãnh đạo dạy học của HT trường THPT cần phải được đổi mới cho phù hợp với bối cảnh giáo dục. Nếu đánh giá được thực trạng lãnh đạo dạy học của HT trường THPT một cách hệ thống và khoa học sẽ là cơ sở đề xuất được các biện pháp lãnh đạo dạy học của HT trường THPT phù hợp và đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 8. Những luận điểm cần bảo vệ - Lãnh đạo dạy học của HT trường THPT là một hướng tiếp cận khoa học và phù hợp với yêu cầu đổi mới của HT nhà trường THPT hiện nay. - Tiếp cận lãnh đạo dạy học của HT trường THPT với 03 khía cạnh: (i) Xây dựng và quảng bá sứ mạng, giá trị, tầm nhìn và hệ thống mục tiêu của nhà trường; (ii) Điều phối chương trình giáo dục và (iii) Xây dựng môi trường văn hóa thúc đẩy việc học tập tích cực trong nhà trường. - Thực trạng lãnh đạo dạy học của HT trường THPT có những biểu hiện khác nhau và bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Do đó, cần áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo dạy học của HT trường THPT một cách đồng bộ và linh hoạt. 9. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng được khung lý luận và khảo sát thực trạng về lãnh đạo dạy học của HT nhà trường THPT. Xây dựng bộ công cụ đánh giá khảo sát mức độ biểu hiện lãnh đạo dạy học của HT trường THPT theo khung lý thuyết đã xây dựng. Bước đầu mô tả thực trạng biểu hiện lãnh đạo dạy học của HT trường THPT ở 4 Việt Nam hiện nay. Đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo dạy học của HT trường THPT. Bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch hoạt động hiệu quả của HT trường THPT. Là tài liệu tham khảo có giá trị khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực lãnh đạo nhà trường, giúp HT các trường THPT trên cả nước áp dụng để nâng cao thành tích giáo dục toàn diện HS. 10. Cách tiếp cận và các phƣơng pháp nghiên cứu 10.1. Cách tiếp cận và thiết kế mô hình nghiên cứu 10.1.1. Cách tiếp cận (i) Cách tiếp cận hệ thống Nghiên cứu lãnh đạo dạy học trong cấu trúc toàn vẹn các thành tố của quản lý và lãnh đạo nhà trường phổ thông với các yếu tố đầu vào – quá trình – đầu ra trong giáo dục HS THPT. Do đó, lãnh đạo dạy học hướng tới tất cả các thành tố của quá trình quản lý và lãnh đạo nhà trường, từ xây dựng định hướng chiến lược, tới các yếu tố điều phối thực hiện chương trình giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường phổ thông. Các biện pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo dạy học cần được đặt trong bối cảnh quản lý và lãnh đạo nhà trường THPT tổng thể, sự tác động từ vĩ mô là quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông và quản lý nhà trường và các tổ chức nhỏ hơn trong nhà trường THPT. (ii) Cách tiếp cận quá trình Các tác động của các biện pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo dạy học của HT nhà trường THPT là quá trình tác động từ nhận thức tới tình cảm, thái độ, hành vi, thói quen của người HT. (iii) Cách tiếp cận lãnh đạo nhà trường Đề tài hướng tới cách tiếp cận vai trò lãnh đạo của HT nhà trường THPT, đó là vai trò tạo ảnh hưởng, xây dựng uy tín, tập hợp đội ngũ làm việc nhóm và sẵn 5 sàng hợp tác trong công việc; vai trò tạo động lực, động viên, khích lệ những người khác nhằm thực hiện được mục tiêu mình mong đợi. 10.1.2. Thiết kế mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu trong khoa học giáo dục đã được chia thành hai nhánh cơ bản: Hoặc là nghiên cứu bằng các phương pháp định lượng, hoặc là nghiên cứu bằng những phương pháp định tính. Đã từng có những tranh cãi về hiệu quả sử dụng các phương pháp đó. Mô hình sử dụng kết hợp cả nghiên cứu định lượng và định tính trong các nghiên cứu đã ra đời nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những thế mạnh của mỗi nhóm phương pháp. Những năm gần đây, kết hợp các phương pháp nghiên cứu được sử dụng rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khắp thế giới, đặc biệt là nghiên cứu trong khoa học xã hội, giáo dục và nhân văn. Phương pháp kết hợp này đòi hỏi nhà nghiên cứu tập trung vào lựa chọn phương pháp phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu thay vì tuân thủ chặt chẽ với các mô hình nghiên cứu định tính hay định lượng (Wolfe, 1999). Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu khách quan trong nghiên cứu, gắn với từng mô hình lý thuyết cụ thể và nhằm giải thích tốt nhất những vấn đề trong nghiên cứu thực tiễn. Maxcy (2003) nhận định rằng: “đóng góp độc đáo của việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu trong các mô hình khác nhau là mở ra cách thức giải thích về tất cả các khả năng có thể trong những nghiên cứu thực tiễn” (trang 86). Creswell (2005) đề xuất 4 mô hình kết hợp chủ yếu các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: Thiết kế “Tam giác đạc” (triangulation designs (QUAL + QUAN); Thiết kế khai thác (exploratory designs (QUAL→quan); Thiết kế chứng minh (explanatory designs (QUAN→qual) Và thiết kế “nhúng” vào trong (Trong QUAN có qual). Có thể tóm tắt các dạng thiết kế nghiên cứu trên trong các mô hình sau đây: 6 (1) Thiết kế “tam giác đạc” (Góc nhìn đa chiều): triangulation designs (QUAL + QUAN) Định lƣợng Thu thập số liệu Phân tích số liệu Các kết quả Kết luận “Trộn lẫn” (Mixing) Các kết quả được trộn vào với nhau để so sánh, giải thích và xác định giá trị. Định tính Thu thập dữ liệu Những kết luận chung rút ra trên cơ sở cả hai nguồn dữ liệu Phân tích số liệu Các kết quả (2) Thiết kế chứng minh (explanatory designs (QUAN→qual)) Định lƣợng Thu thập số liệu Phân tích số liệu Các kết quả Trộn lẫn (Mixing) Các kết quả định lượng dẫn Đinh tính Kết luận Thu thập dữ liệu Những kết luận rút ra từ phương Phân tích số liệu tới sự cần thiết phải có thêm các thông tin hoặc cách thu thập dữ liệu Các kết quả khác đi pháp định lượng nhưng được giải thích, chứng minh kỹ lưỡng bằng PP định tính 7 (3) Thiết kế khai thác: exploratory designs (QUAL→quan) Định tính Định lƣợng Trộn lẫn Kết luận (Mixing) Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu Nhấn mạnh những kết luận Phát triển các công cụ hoặc các lý thuyết cơ bản về định lượng để kiểm Thu thập số chung được rút liệu ra từ PP định Phân tích số tính và được kiểm tra và liệu tra lại các kết Các kết quả chứng minh Các kết quả quả định tính bằng định lượng (4) Thiết kế “nhúng” vào trong: Embedded designs (Trong QUAN có qual) Định lƣợng Thu thập số liệu Phân tích số liệu Kết quả Định tính Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu Kết quả Trộn lẫn (Mixing) Kết luận Những thông tin từ PP định tính làm tăng thêm độ tin cậy của những kết quả định lượng Nhấn mạnh vào những kết quả của nghiên cứu định lượng 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan