Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lạm phát tiền tệ ở việt nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu...

Tài liệu Lạm phát tiền tệ ở việt nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu

.DOC
70
164
137

Mô tả:

Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu Mục lục Nội dung Trang Lời mở đầu..................................................................................................................3 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT TIỀN TỆ..............................5 1.1 Khái niệm và đo lường......................................................................................................5 1.1.1 Khái niệm...................................................................................................................5 1.1.2 Phân loại.....................................................................................................................5 1.1.2.1 Thiểu phát..............................................................................................................6 1.1.2.2 Lạm phát vừa phải.................................................................................................7 1.1.2.3 Lạm phát cao..........................................................................................................7 1.1.2.4 Siêu lạm phát..........................................................................................................8 1.1.3 Đo lường....................................................................................................................9 1.2 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát.....................................................................................12 1.2.1 Lạm phát do cầu kéo................................................................................................12 1.2.2 Lạm phát do chi phí đẩy...........................................................................................14 1.2.3 Lạm phát ỳ...............................................................................................................16 1.2.4 Lạm phát do cơ cấu..................................................................................................16 1.2.5 Lạm phát và tiền tệ...................................................................................................17 1.3 Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế...................................................................19 1.3.1. Tác động tích cực.......................................................................................................19 1.3.2. Tác động tiêu cực.......................................................................................................19 1.3.2.1. Đối với lạm phát được dự tính trước...................................................................19 1.3.2.2. Đối với lạm phát không được dự tính trước........................................................22 1.4. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ..................................................................23 1.4.1. Đường Phillips ngắn hạn............................................................................................23 1.4.2. Đường Phillips dài hạn..............................................................................................25 1.4.3. Quan điểm của Edmund S.Phelps-Giải Nobel Kinh tế 2006.....................................26 1.5. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.....................................................27 1.6. Kiềm chế lạm phát..........................................................................................................29 1.7. Một số cuộc lạm phát tiểu biểu trên thế giới................................................................30 1.7.1. Siêu lạm phát ở Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ 1...........................................30 Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 1 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1.7.2. Siêu lạm phát ở Hungary sau Chiến tranh thế giới thứ 2...........................................31 1.7.3. Siêu lạm phát ở Zimbabwe năm 2008........................................................................32 1.7.4. Nhận xét......................................................................................................................33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG..................................................................................................................34 2.1. Một số đợt lạm phát đáng chú ý trong lịch sử Việt Nam ...........................................34 2.1.1. Đổi tiền và lạm phát năm 1986..................................................................................34 2.1.2. Lạm phát tăng tốc năm 2004......................................................................................35 2.2. Lạm phát trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu 2007-2008.........................................36 2.2.1. Bối cảnh kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng...............................................................36 2.2.1.1. Tình hình thế giới..................................................................................................36 2.2.1.2. Tình hình trong nước............................................................................................37 2.2.2. Tình hình lạm phát......................................................................................................38 2.3. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam.......................................................41 2.3.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát tại Việt Nam...........................................41 2.3.2. Ảnh hưởng lạm phát đến đời sống xã hội và điều hành kinh tế..................................43 2.3.3. Lạm phát và Thị trường chứng khoán Việt Nam........................................................45 2.3.4. Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động của ngân hàng.............................................47 2.4. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại Việt Nam thời gian qua......................................49 2.4.1. Nguyên nhân khách quan từ bối cảnh kinh tế toàn cầu..............................................49 2.4.2. Các nguyên nhân chính từ nội tại nền kinh tế Việt Nam............................................51 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM...............................56 3.1. Các giải pháp đã thực hiện.............................................................................................56 3.2. Các giải phát trong thời gian tới....................................................................................57 3.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.....................................................................57 3.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại..........................................................................60 3.2.3. Đối với Chính phủ và các bộ ngành liên quan.........................................................64 Kết luận...................................................................................................................... 67 Tài liệu tham khảo....................................................................................................68 Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 2 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu LỜI MỞ ĐẦU ********************************************* Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại quốc tế WTO. Bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, vẫn còn nhiều khó khăn thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để có thể sánh tầm với thế giới. Trong đó, một trong những bài toán khó cần được giải đáp là vấn đề kiềm chế lạm phát. Quá trình hội nhập với thế giới trong xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa là một nhân tố bên ngoài mới lạ, có tác động hai chiều khá linh động và phức tạp đến động thái lạm phát ở nước ta. Một mặt, dưới góc độ tích cực làm dịu lạm phát, nó cho phép chúng ta nhập được nguồn hàng rẻ, dồi dào từ bên ngoài, trực tiếp làm tăng tổng cung trên thị trường, điều hòa cân đối cung cầu. Mặt khác, nó cũng gây ra những thách thức lớn cho nền sản xuất nội địa vốn chưa phát triển. Nếu không có giải pháp thích đáng, Việt Nam không chỉ sẽ trở thành một vùng trũng nhập và tiêu xài toàn hàng rẻ của nước ngoài, mà nền sản xuất trong nước còn bị thu hẹp hơn, làm mất đi thực lực và nhân tố ổn định của nền kinh tế nói chung, của khả năng làm chủ và ổn định giá cả xã hội của chúng ta nói riêng. Đồng thời việc cắt giảm thuế theo quy định của AFTA, WTO sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế quan mà hiện đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong nguồn thu ngân sách nhà nước của Việt Nam. Các xung lực mất ổn định tiền tệ tăng lên, chiếc bẫy lạm phát gắn với tự do hóa ngoại thương sẽ khởi động và gia tăng tác động. Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng ra toàn cầu, nguy cơ về một cuộc đại suy thoái đang đe dọa nền kinh tế thế giới. Việt Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 3 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Tuy được coi là không nằm trong tâm bão của cơn địa chấn nhưng cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, nước ta không thể tránh khỏi có những ảnh hưởng. Trong đó, cuộc khủng hoảng cũng có tác động đến tình hình lạm phát và chi phối các biện pháp kiềm chế lạm phát của Nhà nước. Hiểu được ảnh hưởng của lạm phát và tầm quan trọng của các biện pháp kiềm chế lạm phát đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang đối mặt với cơn bão khủng hoảng, chúng tôi chọn đề tài: “Lạm phát tiền tệ, thực trạng và các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu” làm đề tài nghiên cứu khoa học. Đề án gồm: Phần mở đầu, nội dung và kết luận, trong đó Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lạm phát tiền tệ Chương 2: Thực trạng lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng Chương 3: Giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay Chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Hoàng Xuân Quế đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này ./. Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 4 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT TIỀN TỆ 1.1. Khái niệm và đo lường 1.1.1. Khái niệm Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Điều này không nhất thiết có nghĩa giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Một nền kinh tế vẫn có thể trải qua lạm phát khi giá của một số hàng hóa giảm, nếu như giá cả của các hàng hóa và dịch vụ khác tăng đủ mạnh. Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ. Trong bối cảnh lạm phát, thì một đơn vị tiền tệ chỉ có thể mua được ngày càng ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Khi thu nhập bằng tiền không theo kịp tốc độ trượt giá thì thu nhập thực tế, tức là sức mua của thu nhập bằng tiền sẽ giảm. Lạm phát không chỉ đơn thuần là sự gia tăng của mức giá chung mà phải là sự gia tăng liên tục trong mức giá. Nếu như chỉ có một cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá, thì dường như giá cả chỉ đột ngột bùng lên rồi lại giảm trở lại mức ban đầu ngay sau đó. Hiện tượng tăng giá tạm thời như vậy không được gọi là lạm phát. 1.1.2. Phân loại Lạm phát thường được phân loại theo tính chất hoặc theo mức độ của tỷ lệ lạm phát. Nếu phân loại lạm phát theo mức độ của tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 5 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu thường phân biệt 4 loại lạm phát: thiểu phát, lạm phát vừa phải, lạm phát cao (lạm phát phi mã) và siêu lạm phát. 1.1.2.1. Thiểu phát Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát. Một số tài liệu kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm trở xuống được gọi là thiểu phát. Tuy nhiên, ở những nước mà cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương) rất không ưa lạm phát như Đức và Nhật Bản, trong đó có Việt Nam thì tỷ lệ lạm phát 3-4 phần trăm một năm được cho là hoàn toàn trung bình, chứ chưa phải thấp đến mức được coi là thiểu phát. * Biểu hiện  Khi giá giảm liên tục và tăng trưởng GDP ở mức âm, nền kinh tế mới rơi vào tình trạng thiểu phát.  Ngân hàng thương mại gặp khó khăn khi cho vay, đồng thời họ lại đặt ra lãi suất huy động tiết kiệm thấp - một tình trạng được coi là thị trường tiền tệ trì trệ. Tỷ lệ lạm phát thấp khiến cho lãi suất thực tế trở nên cao, khiến các nhà đầu tư dè dặt đi vay ngân hàng. Ngân hàng ứ đọng tiền, nên giảm huy động tiết kiệm bằng cách hạ lãi suất huy động tiết kiệm.  Sản xuất trở nên thiếu sôi động. Lạm phát thấp khiến cho tiền công thực tế cao hơn. Người lao động vì thế có thể giảm cung lao động và tăng thời gian nghỉ ngơi. Thêm vào đó giá cả sản phẩm thấp làm giảm động lực sản xuất. Thiểu phát đôi khi được coi là tình trạng trước giảm phát (một tình trạng trái ngược với lạm phát nhưng vẫn nguy hiểm đối với nền kinh tế). * Nguyên nhân Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 6 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu  Xuất phát từ việc áp dụng các giải pháp chống lạm phát quá liều. Ví dụ như chính sách thắt chặt tiền tề, tài khóa và hạn chế cầu quá mức dẫn đến nền kinh tế trì trệ và suy giảm.  Sử dụng các biện pháp ngăn ngừa lạm phát một cách quá cứng nhắc như trực tiếp kiểm soát giá của một số mặt hàng.  Sai lầm trong điều hành vĩ mô - Hậu quả của thiểu phát nghiêm trọng không kém gì lạm phát.  Ảnh hưởng tới lĩnh vực xuất khẩu vì các thị trường lớn đều tiết giảm nhu cầu.  Sức tiêu thụ nội địa không tăng do luồng cung tiền tệ giảm, trong khi xuất khẩu kém. Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, hàng không thể xuất trong khi cầu nội địa giảm, hàng không tiêu thụ hết, giá cả sẽ giảm, sản xuất đình đốn. 1.1.2.2. Lạm phát vừa phải Được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được.Theo các nhà kinh tế học mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3.0 đến 13 phần trăm một năm. Đối với các nước đang phát triển lạm phát ở mức 1 con số được coi là lạm phát vừa phải. Đó là mức lạm phát bình thường mà nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong bối cảnh đó , mọi người vẫn sẵn sàng giữ tiền để thực hiện giao dịch và ký các hợp đồng dài hạn tính theo đồng nội tệ vì họ tin rằng giá và chi phí hàng hóa mà họ mua và bán sẽ không đi chệch quá xa. 1.1.2.3. Lạm phát cao (Lạm phát phi mã) Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 7 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm đầu thực hiện cải cách. Nhìn chung lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng, đồng tiền sẽ bị mất giá rất nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải. 1.1.2.4. Siêu lạm phát Là trường hợp lạm phát đặc biệt cao, là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế ngưười Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Trong khi lạm phát 50% một tháng có thể không thực sự gây ấn tượng, nhưng nếu tỷ lệ lạm phát này được duy trì liên tục suốt 12 tháng thì tỷ lệ lạm phát cả năm sẽ lên tới khoảng 13000%. Theo định nghĩa này thì cho đến nay thế giới mới trải qua 15 cuộc siêu lạm phát. Có một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát. Thứ nhất, các hiện tượng này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định. Thứ hai, nhiều cuộc siêu lạm phát có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến tranh, nội chiến hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ. Vào những năm 1980, các cú sốc bên ngoài và cuộc khủng hoảng nợ của thế giơi thứ 3 đã đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra cuộc siêu lạm phát ở một số nước Mỹ La tinh. Theo Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế 29, có bốn tiêu chí để xác định siêu lạm phát, đó là: (1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 8 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; (3) các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; và (4) lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 %. 1.1.3. Đo lường Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát cho thời kỳ t được tính theo công thức sau: ∏t = 100% × Pt - P t-1 P t-1 Trong đó : ∏t : tỷ lệ lạm phát của thời kỳ t (tháng, quý , năm) P t : mức giá của thời kỳ t P t-1 : mức giá của thời kỳ trước đó Bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gố Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm: Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 9 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu * Chỉ số giá sinh hoạt ( CLI): là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung). * Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa dịch vụ mà được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. CPI là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ các hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Khi CPI tăng, nghĩa là mức giá trung bình tăng. Kết quả là người tiêu dùng phải chi nhiều hơn để có thể mua được một lượng hàng hóa và dịch vụ như cũ nhằm duy trì mức sống trước đó của họ. - Công thức tính CPI : Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở - Cách tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI: CPIt = 100 x CPIt - CPI t-1 CPI t-1 Chỉ số giá sản xuất (PPI): đo lường mức độ thay đổi giá cả trung bình ∏t = 100% × * trong rổ hàng hóa cố định được mua bởi nhà sản xuất. Những mặt hàng này bao gồm những nguyên liệu thô như than và dầu thô, những sản vật trung gian như mì và thép, và nhiều loại máy móc do giới kinh doanh mua (máy tính tiền, máy kéo…), đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 10 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. * Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI. * Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc. * Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP) : Đo lường mức giá trung bình của tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ được tính vào GDP ,dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội. DGDP phản ánh mức giá hiện hành so với mức giá của năm cơ sở. Chỉ số điều chỉnh GDP ở thời kỳ sau phản ánh sự gia tăng của GDP danh nghĩa so với năm gốc, nó chỉ cho biết sự thay đổi sản lượng do giá thay đổi chứ không cho biết sự gia tăng của GDP thực tế và được tính bằng tỷ số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế: t D GDP = 100 × GDPtn CPItr * Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI). ). Trong "Báo cáo chính sách tiền tệ cho Quốc hội" sáu tháng một lần ("Báo cáo Humphrey-Hawkins") ngày 17 tháng 2 năm 2000, Federal Open Market Committee (FOMC) nói rằng ủy ban này đã thay đổi thước đo cơ bản về lạm phát của mình từ CPI sang "chỉ số giá cả dạng chuỗi của các chi phí tiêu dùng cá nhân". Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 11 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1.2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát 1.2.1. Lạm phát do cầu kéo Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ tổng cầu – tổng cung (AD-AS). Đường tổng cầu AD dịch sang phải trong khi đường tổng cung AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng. Trong khi đó chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát. Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên. Nhiều người có trong tay một khoản tiền lớn và họ sẵn sàng chi trả cho một hàng hoá hay dịch vụ với mức giá cao hơn bình thường. Khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hoá trên thị trường. Các nhà khoa học mô tả tình trạng lạm phát này là “quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hoá” hay nói cách khác là do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất. Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 12 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu P ASo E1 P1 E0 P0 AD1 AD0 Y* Y1 Y Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư. Chẳng hạn khi có những làn sóng mua sắm mới làm tăng mạnh tiêu dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng, làm cho lạm phát dâng lên và ngược lại. Tương tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong đầu tư : sự lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy giá cả tăng lên. Trong nhiều trường hợp lạm phát bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong các chương trình chi tiêu của chính phủ. Khi Chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng thì mức giá sẽ tăng và ngược lại. Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 13 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu Lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu : khi nhu cầu xuất khẩu tăng lên, lượng hàng hóa còn lại để cung ứng trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu làm mức giá trong nước tăng lên. Ngoài ra nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạm phát , đặc biệt trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, vì điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng lượng tiền cung ứng. Tình hình ngược lại sẽ xảy ra khi nhu cầu xuất khẩu trì trệ và luồng vốn nước ngoài đổ vào giảm do nền kinh tế suy thoái. Trong đồ thị tổng cầu – tổng cung, lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi có sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu. Do đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ có độ tăng trưởng cao hơn và thất nghiệp thấp hơn, nhưng đồng thời cũng trải qua lạm phát. Lạm phát do cầu kéo sẽ trở thành một vấn đề lớn nếu như toàn bộ nguồn lực đã sử dụng hết và đường tổng cung trở nên rất dốc. Khi đó sự gia tăng tổng cầu chủ yếu đẩy lạm phát dâng lên trong khi sản lượng và việc làm tăng lên không đáng kể. 1.2.2. Lạm phát do chi phí đẩy Lạm phát xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Trong đồ thị tổng cầu – tổng cung, một cú sốc như vậy sẽ làm đường tổng cung dịch chuyển lên trên và sang bên trái. Trong bối cảnh đó mọi biến số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đều biến động theo chiều hướng bất lợi : sản lượng giảm, cả thất nghiệp và lạm phát đều tăng.Chính vì vậy loại lạm phát này gọilà lạm phát kèm suy thoái . Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 14 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu P AS1 E1 AS0 P1 P0 E0 AD0 Y1 Y* Y Ba loại chi phí có thể gây ra lạm phát : tiền lương, thuế gián thu, giá nguyên liệu nhập khẩu. - Khi tiền lương lên cao, các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá, kết quả là lạm phát xuất hiện. - Việc Chính phủ tăng thuế tác động đến tất cả các nhà sản xuất cũng là một nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Thuế gián thu ( cả thuế nhập khẩu) đóng một vai trò quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa. - Đối với các nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu, cấu kiện cần thiết mà nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá cả của chúng (có thể do giá quốc tế thay đổi hoặc tỷ giá hối đoái biến động) sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình lạm phát trong nước. Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội tệ giảm giá mạnh trên thị trường tài chính quốc tế thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát bùng nổ. Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 15 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1.2.3. Lạm phát ỳ Trong nền kinh tế ngoại trừ lạm phát phi mã hay siêu lạm phát thì lạm phát vừa phải có xu hướng ổn định theo thời gian. Hàng năm mức giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định, tỷ lệ này gọi là lạm phát ỳ. Đây là loại lạm phát hoàn toàn dự tính được trước. Có thể coi đây là tỷ lệ lạm phát cân bằng trong ngắn hạn và nó sẽ duy trì cho đến khi có các cú sốc tác động đến nền kinh tế. P AS2 AS1 P2 AS0 P1 P0 AD2 AD1 AD0 Y* Y Hình trên cho thấy diễn biến xảy ra của lạm phát ỳ. Khi cả đường tổng cung và đường tổng cầu cũng dịch chuyển lên trên với tốc độ như nhau và sản lượng luôn được duy trì ở mức tự nhiên, trong khi mức giá tăng với một tỷ lệ ổn định theo thời gian. 1.2.4. Lạm phát do cơ cấu Trong khi ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động thì ngành kinh doanh không hiệu quả không thể không tăng tiền Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 16 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát xuất hiện từ hiện tượng này. 1.2.5. Lạm phát và tiền tệ Tư tuởng cơ bản của các nhà tiền tệ là luận điểm cho rắng lạm phát là hiện tuợng tiền tệ. Tuy nhiên nhiều tác giả khác, ví dụ như Friedman, đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa cung tiền và lạm phát : “Lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ…và nó chỉ có thể xuất hiện một khi cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng”. Kết luận này dựa trên 2 điều. Thứ nhất:lạm phát gây ra bởi sự dư thừa tổng cầu so với tổng cung, và nguyên nhân của sự dư cầu này là do có quá nhiều tiền trong lưu thông. Thứ hai : giả sử rằng mối quan hệ nhân quả bắt nguồn từ tác động của cung ứng tiền đến mức giá chứ không phải ngược lại là giá cả tăng lên làm tăng lượng tiền cung ứng. Với giả thuyết về thị truờng tìên tệ, khi đó sự gia tăng trong cung ứng tiền tệ làm mất cân bằng trên thị trường tiền tệ. Để thiết lập trạng thái cân bằng, một phần của số tiền dư thừa đựơc dùng để mua hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên vì số luợng hàng hoá và dịch vụ được quy định bởi các nguồn lực khan hiếm trong nền kinh tế, do đó xuất hiện dư cầu trên thị truờng hàng hoá .Theo cơ chế lan truyền như vậy sẽ gây áp lực làm giá cả hàng hoá tăng lên để thiết lập trạng thái cân bằng mới trên thị truờng hàng hoá .Trong mô hình tổng cung- tổng cầu, sự gia tăng cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu và làm tăng mức giá do đường tổng cung thẳng đứng trong dài hạn. Milton Friedman, nhà kinh tế học nhận giải thưởng Nobel kinh tế 1976, cho rằng lạm phát chỉ là biểu hiện của tăng lên quá mức của cung tiền. Theo Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 17 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu thuyết số lượng tiền tệ thì giữa các tham số cung tiền và giá cả trong nền kinh tế có mối quan hệ và được thể hiện qua công thức: M*V=P*Y Trong đó: M: Số lượng tiền tệ V: Tốc độ chu chuyển của tiền P: Giá Y: Sản lượng Đó là phương trình số lượng ,bởi vì nó phản ánh mối quan hệ giữa lượng tiền cung ứng (M) và GDP danh nghĩa (PxY). Phương trình số lượng cho thấy sự gia tăng lượng tiền trong nền kinh tế phái được phản ánh ở một trong ba biến số khác : mức giá phải tăng, sản lượng phải tăng, hoặc tốc độ chu chuyển tiền tệ phải giảm. Khi triển khai công thức dưới dạng phần trăm, thu được: % M + % V = % P + % Y Hay %P=%M-%Y-%V Nhìn chung, tốc độ chu chuyển tiền tệ tương đối ổn định theo thời gian. Khi đó lạm phát tăng chỉ có thể xảy ra khi lượng tiền cung ứng tăng nhanh hơn sản lượng. Như vậy, lạm phát (% thay đổi P) phụ thuộc rất lớn vào thay đổi cung tiền (% M). Khi tốc độ tăng cung tiền quá cao mà các yếu tố ngược lại thay đổi không tương ứng như V và Y sẽ gây nên lạm phát cao. Lạm phát có nguyên nhân từ cung tiền, nhưng cung tiền chỉ lại là hệ quả của sự tương tác giữa tính có chủ đích từ phía chính phủ và nhu cầu tự thân của nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương bằng chính sách tiền tệ tiến hành chủ động mở rộng hay thu hẹp cung tiền qua các công cụ: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cho vay chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở... Ngược lại, nhu cầu số lượng tiền lưu Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 18 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu thông lại chịu tác động khách quan của nền kinh tế bao gồm chi tiêu chính phủ trong chính sách tài khóa, của doanh nghiệp với mở rộng hoạt động kinh doanh và cuối cùng là tác động của dòng vốn nước ngoài chảy vào với sự chuyển đổi từ ngoại tệ sang nội tệ. 1.3. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế 1.3.1. Tác động tích cực Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để miêu tả tác động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi, giá thành sản phẩm tăng vừa phải khiến mức cầu hàng hoá giảm không đáng kể mà nhà sản xuất vẫn thu được lợi nhuận. Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất. Việc làm được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm. Lạm phát ở mức độ nhẹ và trong tầm kiểm soát của chính phủ có thể không có gì đáng lo lắng. Theo lẽ thông thường thì tỉ lệ lạm phát nếu giữ được ở mức thấp hơn tỉ lệ phát triển kinh tế thì là điều tốt .Ví dụ, hàng năm chính phủ có thể phát hành thêm một lượng tiền mới để tiêu xài cho những chương trình công cộng hoặc giải quyết thiếu hụt ngân sách khiến đồng tiền được xoay vòng tạo ra thêm của cải, trực tiếp đẩy cao tổng sản lượng quốc dân GDP (Gross Domestic Product) lên thêm một mức. Dĩ nhiên nếu quá đà sẽ có nguy cơ gây ra lạm phát nặng hoặc siêu lạm phát và làm các hoạt động kinh tế sẽ bị tê liệt. 1.3.2. Tác động tiêu cực 1.3.2.1. Đối với lạm phát được dự tính trước Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 19 Lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu Loại lạm phát này xảy ra khi lạm phát xảy ra đúng như dự tính từ trứơc của các tác nhân kinh tế. Trong trường hợp này, mọi khoản vay cũng như hợp đồng về các biến danh nghiã đã đựơc điều chỉnh phù hợp với lạm phát. Tuy nhiên nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội nhất định: Thứ nhất : lạm phát hoạt động giống như một loại thuế đánh vào những người giữ tiền và được gọi là thuế lạm phát. Giống như các loại thuế khác, thuế lạm phát gây ra tổn thất cho xã hội bởi vì mọi người lãng phí nguồn lực khan hiếm khi tìm cách tránh thuế. Thứ hai : Như trên đã nói lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát. Thứ ba : Lạm phát gây ra chi phí thực đơn, đó là chi phí phát sinh do các doanh nghiệp có thể phải gửi các catalog mới cho khách hàng, phân phối bảng giá mới cho nhân viên bán hàng của mình, lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm, các hiệu ăn cũng phải thay đổi thực đơn mới khi giá cả thay đổi. Thứ tư : Lạm phát làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn. Trong trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá. Kinh tế vi mô nhấn mạnh đến vai trò Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà - Ngân hàng 47C 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan