Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ LA02.005_Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam...

Tài liệu LA02.005_Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam

.PDF
170
49
82

Mô tả:

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận văn cao học, luận án tiến sĩ các chuyên ngành. Luận văn A-Z cam kết đảm bảo chất lượng của bài viết. Liên hệ: Mail: [email protected] Web: https://luanvanaz.com Phone: 092.4477.999 LA02.005_Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam
LUẬN VĂN A-Z CHUYÊN NHẬN VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ, LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Tất cả chuyên ngành) Đội ngũ CTV viết bài trình độ cao, hiện đang công tác và nghiên cứu tại các trường Học viện, Đại học chuyên ngành trên cả nước (100% trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) ⇛ Đội ngũ CTV viết bài đã có 10 năm nghiên cứu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. ⇛ Cam kết bài được viết mới hoàn toàn, tuyệt đối không sao chép, không đạo văn. ⇛ Cam kết hỗ trợ chỉnh sửa, bổ sung bài cho đến khi hoàn thiện trong thời gian sớm nhất. ⇛ Cam kết bài luôn được kiểm duyệt và kiểm tra đạo văn trước khi giao đến khách hàng. ⇛ Cam kết giao bài đúng hạn, bảo mật tuyệt đối thông tin của khách hàng. ⇛ Cam kết hoàn tiền 100% nếu bài không được duyệt, không đậu. LIÊN HỆ Website: https://luanvanaz.com Phone: 092.4477.999 (Mr.Luân) Mail: [email protected] 8 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nợ nước ngoài là nguồn lực tài chính từ nước ngoài nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn đầu tư trong nước. Nợ nước ngoài được xem là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà xu hướng mở cửa hòa nhập nền kinh tế đã trở thành phổ biến. Tuy nhiên, việc quản lý nợ không hiệu quả có thể đưa một nước lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, thậm chí có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Việc giám sát quá trình vay và trả nợ nước ngoài không chặt chẽ có thể dẫn tới sự mất cân đối nghiêm trọng cho nền tài chính quốc gia. Việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài kém hiệu quả, sai mục tiêu và sự trì trệ trong thay đổi chính sách để thích nghi với bối cảnh quốc tế có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành những nước mắc nợ trầm trọng. Chính vì vậy, quản lý nợ nước ngoài như thế nào cho hiệu quả là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong suốt thời gian dài kể từ khi giành được độc lập, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ hết sức quý báu từ các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây như Liên Xô, Trung Quốc, các nước Đông Âu, Cu ba… Do vậy, kinh nghiệm quản lý nợ trong thời kỳ này chỉ giới hạn ở một số khoản vay nhỏ. Hơn nữa, việc vay và trả nợ trong thời gian này thường với mục đích hữu nghị và ngoại giao. Vấn đề vay và trả nợ ở Việt Nam mới thực sự nổi lên như một vấn đề quan trọng kể từ khi có sự nối lại các hoạt động cho vay với các tổ chức tài chính đa phương. Những khoản vay nợ nước ngoài ngày càng tăng về món vay, doanh số vay, tính đa dạng của các hình thức vay và trả nợ. Theo dữ liệu của Bộ Tài chính, trong những năm gần đây nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam tăng nhanh, từ 31,4% năm 2006 lên lên 41,5% năm 2011. Cơ cấu nợ của Việt Nam chủ yếu là nợ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 10 2. Mục tiêu nghiên cứu • Mục tiêu tổng quát Xuất phát từ tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy rằng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. Luận án đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013; Xác định và lượng hóa sự tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2020. • Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia; - Phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia; - Đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013; - Xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài; - Lượng hóa tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam tới năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia; hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài. • Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 11 Mục tiêu của luận án là tìm ra những điểm mới về lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao tính hiệu quả của quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, luận án sẽ thực hiện nghiên cứu số liệu trong quá khứ (giai đoạn 1995-2013) về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp thu thập số liệu Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp: - Dữ liệu: Quy mô nợ nước ngoài bao gồm: nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn, nợ của khu vực công, nợ của khu vực tư nhân; quy mô trả nợ; lãi suất vay nợ nước ngoài; GDP, số lượng lao động, tăng trưởng xuất khẩu, cán cân thanh toán, thâm hụt ngân sách nhà nước; tiết kiệm; đầu tư trong nước. - Nguồn dữ liệu: Niên giám thống kê, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); Ngân hàng thế giới (WB)và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Các loại sách báo, tạp chí như tạp chí Kinh tế phát triển, tạp chí Ngân hàng, tạp chí Tài chính, tạp chí Kinh tế Sài Gòn, tạp chí Nghiên cứu và trao đổi và các tạp chí khác; Các trang web như Google, Proquest, Sciendirect…; bộ số liệu của các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài; các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nợ nước ngoài như Nghị định, Thông tư, Quyết định… của Chính Phủ và các cơ quản có liên quan đến quản lý nợ nước ngoài - Phương pháp thu thập: Tìm kiếm, tra cứu theo từ khóa, kế thừa bộ số liệu của các công trình nghiên cứu trước. • Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các nghiên cứu hiện có trong và ngoài nước, từ đó rút ra những vấn đề lý luận về nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài và hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 12 - Phương pháp so sánh: So sánh theo chuỗi thời gian để đánh giá được những bước cải thiện trong quản lý nợ nước ngoài. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh chéo (theo không gian) được sử dụng để đánh giá hiệu quả của nợ nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh quốc tế. - Phương pháp định lượng: Phương pháp này được sử dụng để ước lượng đóng góp của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, phương pháp này còn được sử dụng dưới dạng mô hình hồi quy đa biến để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ. Từ đó, tìm ra yếu tố chính làm suy giảm khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Chương 3: Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam Chương 4: Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 13 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu và điểm mới của luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu • Các công trình nghiên cứu trong nước Vấn đề hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ở nước ta thực ra mới chỉ được thảo luận và nghiên cứu một cách sâu sắc trong một nhóm hẹp các nhà quản lý tài chính vĩ mô. Công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam tính cho tới nay là Dự án VIE/01/010 (2005): “Capacity Development for effective and sustainable external debt management” của Bộ Tài chính do Chính phủ Australia, Chính phủ Đức và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ. Dự án đã đi sâu phân tích các giải pháp nhằm tăng cường khuôn khổ thể chế để quản lý nợ nước ngoài một cách hiệu quả và bền vững, kết hợp với việc nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện chiến lược vay nợ nước ngoài. Đồng thời xây dựng và thực hiện một chiến lược tài trợ bền vững cho sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Báo cáo dự thảo về khung thể chế và pháp luật của Dự án Xây dựng năng lực quản lý nợ nước ngoài tháng 10 năm 2003, đã phân tích và chỉ ra những điểm chưa hợp lý trong thể chế và tổ chức hệ thống quản lý nợ nước ngoài tại thời điểm đầu những năm 2000. Báo cáo chỉ ra tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc tập trung các chức năng quản lý nợ nước ngoài để đạt được hiệu quả cao nhất. Tiếp theo nghiên cứu đó, đã có một số công trình khác cũng nhằm đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, từ đó đưa ra một số khuyến nghị như luận án tiến sỹ của tác giả Hạ Thị Thiều Dao với đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam” (2006), luận án đã hệ thống hóa các quan điểm vay mượn nhằm đảm bảo quản lý nợ một cách có hiệu quả. Làm rõ các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ của quốc gia. Đánh giá toàn diện về thực trạng nợ và quản lý nợ của Việt Nam trong giai đoạn 1993-2005. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài về mặt thể chế và kỹ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 14 thuật. Ngoài ra, luận án của Tôn Thanh Tâm với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam” (2004) và luận án tiến sĩ kinh tế của Vũ Thị Kim Oanh, “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn ODA tại Việt Nam” (2002) cũng tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam, đặc biệt là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam. Bài viết của GS.TSKH Tào Hữu Phùng “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế xã hội”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu trao đổi số 17 (9/2000), bài viết đã đưa ra bốn giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Liên quan đến vấn đề quản lý nợ nước ngoài, luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương với đề tài “Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam” (2007), luận án đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nợ nước ngoài, nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý nợ nước ngoài trên thế giới; Phân tích thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2005 và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam. Ngoài ra tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương còn đề xuất ứng dụng mô hình của Jaime De Pinies để dự báo tính bền vững của nợ nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Luận án tiến sỹ kinh tế “Một số vấn đề về chiến lược vay trả nợ nước ngoài ở Việt Nam” (2002) của tác giả Tạ Thị Thu, luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế về sự chu chuyển các luồng vay nợ quốc tế, thực trạng vay trả nợ của Việt Nam với trọng tâm là thu hút nguồn vốn vay bên ngoài cho đầu tư phát triển, khả năng tích lũy để thanh toán nợ trong giai đoạn 2002-2010. Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Ngọc Thuỷ Tiên (2009) “Những giải pháp tăng cường quản lý vay và trả nợ nước ngoài ở Việt Nam” đã làm rõ vị trí, vai trò quản lý nợ nước ngoài trong quản lý kinh tế nói chung, kinh nghiệm vay nợ các nước trên thế giới, phân tích, đánh giá thực trạng vay nợ và khả năng nợ nước ngoài của Việt Nam. Tuy nhiên việc phân tích đã chưa đưa ra được sự an toàn trong việc vay nợ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 15 nước ngoài, so với các chỉ tiêu kinh tế và chưa đưa ra được chiến lược vay để hạn chế các rủi ro đến từ việc mất giá tiền đồng Việt Nam so với các loại tiền khác. Đề tài đã đưa ra một số biện pháp quản lý nợ nước ngoài, nhưng chưa đưa ra được các chiến lược, cách thức, phương pháp vay và trả nợ. Bên cạnh những nghiên cứu mang tính tổng quan, có rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu vào các khía cạnh của vấn đề hiệu quả nợ nước ngoài của Việt nam. Tác giả Lê Ngọc Mỹ (2005) với đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam” đã đi sâu vào phân tích công tác quản lý nhà nước nguồn vốn ODA. Nghiên cứu của Vũ Quang Việt “Về nợ nước ngoài của Việt Nam” đăng trên tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Trên cơ sở số liệu trong bản tin số 05 của Bộ Tài chính, nghiên cứu đã tính toán và đưa ra kết luận về vay và trả nợ nước ngoài trong thời gian tới. Thứ nhất, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của nền kinh tế năm 2009 là 39%, đã vượt ngưỡng qua ngưỡng an toàn (ngưỡng nợ mà các thành viên trong Liên hiệp Châu Âu đã ký kết với nhau trong hiệp ước Maastricht vào năm 1992 là 30% nợ nước ngoài so với GDP). Tuy nhiên, điều này cũng không quá lo ngại bởi các khoản nợ nước ngoài của Viêt Nam thường có thời gian dài (khoảng 10 năm) và có lãi suất thấp (dưới 6%). Trong việc trả nợ hiện nay thì năm phải trả nợ cao nhất là 2,1 tỷ vào năm 2016 nên việc trả nợ cũng không phải là vấn đề quá lo ngại. Thứ hai, nghiên cứu phân tích khả năng chi trả trong ngắn hạn và dài hạn và đưa ra kết luận, nếu Việt Nam cứ điều hành kinh tế như hiện nay thì có thể sẽ nhanh chóng mất khả năng chi trả nợ nước ngoài trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam cần chỉnh đốn, giải quyết vấn đề nhập siêu như hiện nay, đồng thời cần khuyến cáo tất cả các doanh nghiệp quốc doanh thực hiện phương hướng đã đề ra. Trên các diễn đàn khoa học như các Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tài chính, Phát triển kinh tế - xã hội (xuất bản bằng tiếng Anh), Kinh tế và phát triển… cũng có một số các công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề nợ nước ngoài. TS Tào Khánh Hợp (Tạp chí Tài chính, 9/2003) và ThS Đỗ Đình Thu (tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 5/2002) nhấn mạnh tính chất hai mặt của nợ nước ngoài và khả năng tác động đến sự ổn định nền tài chính quốc gia. TS Lê Huy Trọng - ThS Đỗ Đình Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 16 Thu (Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 12/2003) nêu bật sự cần thiết và những giải pháp tăng cường huy động vốn vay nước ngoài để đầu tư phát triển ở Việt Nam trong những năm sắp tới. Một số tác giả khác quan tâm hơn đến khía cạnh hiệu quả của nguồn vốn vay nước ngoài trong đầu tư phát triển và các giải pháp cụ thể mà Chính phủ đã áp dụng để tăng cường hiệu quả đầu tư bằng vốn vay. • Các công trình nghiên cứu nước ngoài Trong nghiên cứu External Debt Management in Low - Income Countries, các tác giả Bangura Sheku, Damoni Kitabire, and Robert Powell cho rằng: đối với các quốc gia có thu nhấp thấp, việc quản lý nợ nước ngoài hiệu quả trước hết phải bắt nguồn từ việc xác định chính xác nhu cầu vay nợ nước ngoài. Nhu cầu vay mượn cần phải được xây dựng dựa trên khả năng trả nợ; các chủ thể quản lý nợ nước ngoài là một hệ thống các cơ quan được sắp xếp từ thấp đến cao theo chức năng nhiệm vụ quản lý nợ. Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển, các tác giả này cũng đưa ra khuyến nghị đối với các quốc gia đi vay cần: (i) xác định chính xác nhu cầu vay mượn cần thiết mà vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán gốc và lãi, đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch; cần tính toán khả năng chịu đựng của nợ nước ngoài trong trường hợp cán cân vãng lai bị thâm hụt và tính toán mức thâm hụt ngân sách tối đa nhằm đảm bảo mức nợ trong giới hạn an toàn (ii) trong danh mục vay nợ và đồng tiền vay cần cân đối giữa cơ cấu tiền vay với cơ cấu ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu và cơ cấu dự trữ ngoại hối để phòng ngừa trước những rủi ro thanh khoản có thể xảy ra. Luiz R. de Mello và Jr. and Khaled A. Hussein, Sanjeer Gupta (IMF) trong nghiên cứu “Is foreign debt portfolio management efficient in emerging economies” cho rằng hiệu quả quản lý nợ nước ngoài là hiệu quả trong huy động nợ, trong việc sử dụng nợ nước ngoài và hiệu quả trong thanh toán các khoản nợ nước ngoài đã đến hạn. Nhóm tác giả đã nghiên cứu trên 13 quốc gia với phương pháp định lượng để đưa ra kết luận, dù quản lý như thế nào đi chăng nữa thì hiệu quả của quá trình này phải được thể hiện thông qua hiệu quả của khâu cuối cùng, đó là khâu trả nợ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 17 Tác giả Jalil Hadenan Abd trong nghiên cứu “Management of Currency Composition of Debt: Malaysian Expirience, in Managing External Debt in Developing Countries” đã kết luận, mô hình quản lý nợ nước ngoài hiệu quả bao gồm: Quản lý quy mô và cơ cấu nợ nước ngoài một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài là các giải pháp làm giảm gắng nặng trả nợ tập trung vào một thời điểm, đảm bảo khả năng thanh toán các món nợ đến hạn. Tác giả Jaime De Pines trong nghiên cứu Debt Sustainability and Overadjustment đưa ra các kết luận: (i) Chỉ số nợ nước ngoài trên xuất khẩu tăng lên vô hạn, thì cả nợ và thâm hụt cán cân thanh toán sẽ không có khả năng chịu đựng được và (ii) Tốc độ tăng nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì sớm hay muộn quốc gia đó cũng mất khả năng trả nợ. Cũng nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ nước ngoài, Begg David, Stanley Fisher, Rudiger Dornbush lại cho rằng thu nhập từ xuất khẩu là chỉ tiêu đánh giá đúng về khả năng trả nợ nước ngoài của một nước chứ không phải là GDP. Hay tác giả Underwood John trong tác phẩm “Debt in a Macroeconomic Context, in Managing External Debt in Developing Countries” cho rằng lãi suất và thâm hụt ngân sách nhà nước là yếu tố tác động khá mạnh đến mức tích lũy nợ nước ngoài, và do đó, tác động tới khả năng trả nợ nước ngoài của một quốc gia. Nghiên cứu “External debt management in Heavily Indebted Poor Countries” của IMF và IDA (được Timothy Geither và Gobind Nankani phê duyệt) cho rằng, để quản lý hiệu quả nợ nước ngoài, cần thiết phải quy định cụ thể các đối tượng được tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài, hạn mức vay mượn để đảm bảo một mức nợ bền vững hay các quốc gia vay nợ không rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Đồng thời, thiết lập các luật lệ điều chỉnh hoạt động của các chủ thể quản lý nợ. Hay IMF and WB với nghiên cứu “Guidelines for Public Debt Management”, đưa ra khuyến nghị đối với các nước vay nợ cần cung cấp các dự đoán vĩ mô và thông tin phục vụ việc hoạch định chính sách, định kỳ thông tin cho các chủ thể về bất kỳ các vấn đề nào có liên quan đến quản lý nợ, giúp cho công tác quản lý nợ nước ngoài được rõ ràng, cụ thể và minh bạch. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 18 Trong nghiên cứu “Optimal Foreign Borrowing Revisitted”, nhóm tác giả Seung Huh, Tadashi Inoue và Hyun Hoon Lee đã kết luận việc vay nợ nước ngoài có vai trò ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các khoản đầu tư tài chính của các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, các dòng vốn nước ngoài có thể biến động bởi các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Nghiên cứu đã đánh giá về mặt lý thuyết các hành vi vay vốn nước ngoài của các nước có nền kinh tế đang phát triển trong việc hình thành vốn nội địa và đề cập đến những tác động khác nhau trong chính sách cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc vay nước ngoài sẽ giúp tăng trưởng kinh tế, không phân biệt chính sách cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế. Trong nghiên cứu “The efficiency of foreign borrowing: the case of Poland” Jacek Prokopa, Ewa Baranowska-Prokopb cho rằng việc sử dụng các khoản nợ vay nước ngoài để tài trợ cho tăng trưởng kinh tế của Ba Lan trong 15 năm (kể từ những năm năm 1971 đến năm 1985) có hiệu quả rất cao. Cụ thể là tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế là tích cực và vượt cao hơn nhiều so với chi phí vốn vay. Tuy nhiên, Ba Lan cũng như nhiều quốc gia mắc nợ khác đã gặp khó khăn lớn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng để ước lượng hiệu quả đóng góp của nợ nước ngoài trong tăng trưởng kinh tế trong thời gian nghiên cứu. Tác giả Ahmed S. Abutaleb, Marwa G. Hamad sử dụng phương pháp kiểm soát việc vay nợ nước ngoài bằng cách tính xác suất ngẫu nhiên. Phương pháp này được trình bày trong nghiên cứu Optimal foreign debt for Egypt: A stochastic control approach. Công trình nghiên cứu này nhằm đánh giá chính sách vay nợ nước ngoài tại Ai Cập và nó cũng trái ngược hẳn với chính sách tối ưu trong suốt thời kỳ 19852008. Công trình nghiên cứu này cũng dự đoán khoản vay nợ tối ưu trong giai đoạn 2009-2014. Chính sách vay nợ tối ưu bắt nguồn từ việc sử dụng mô hình kinh tế mở cho Ai Cập. Điều không rõ trong mô hình này xuất phát từ sự không chắc chắn trong các khoản thanh toán lãi suất hoặc các khoản cho vay và tỷ lệ lợi nhuận trong đầu tư. Cách tiếp cận kiểm soát ngẫu nhiên được sử dụng để tìm ra chính sách nợ tối ưu. Các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 19 tác giả cho rằng Ai Cập có thể vay bên ngoài miễn là với xu hướng tỷ lệ lợi nhuận trong đầu tư vượt quá lãi suất thực hay tỷ lệ các khoản thanh toán nợ. Đồng thời, các phân tích cũng chỉ ra nợ nước ngoài của Ai Cập đã cao hơn mức tối ưu trước năm 1997. Sau năm 1997, nợ nước ngoài dường như quay về mức tối ưu. Tuy nhiên, nợ nước ngoài của Ai Cập vẫn còn dưới mức tối ưu. Điều đó đã dẫn đến chi phí cơ hội cho nền kinh tế tăng lên, trái lại, chỉ số GDP có được ghi nhận một sự gia tăng theo chiều hướng tốt. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp tính toán mức vay nợ nước ngoài tối ưu cho Ai Cập trong giai đoạn tới. Nhóm tác giả Chi-Chur Chao, Shih-Wen Hu, Ching-Chong Lai, và Meng-Yi Tai trong nghiên cứu Foreign Aid, Government Spending, and the Environment đã sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh để nghiên cứu sự tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của việc phân bổ viện trợ nước ngoài cho các lĩnh vực kinh tế. Các yếu tố đầu vào của mô hình là các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, khoa học-công nghệ và tài nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi yếu tố đầu vào được tài trợ một phần bởi thuế thu nhập hay phúc lợi sẽ trợ tạo thành một khối chuyển khoản và có thể làm tăng tiêu dùng gia đình và phúc lợi. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, tác giả tổng quan tài liệu theo từng vấn đề như sau: • Tổng quan về quản lý nợ nước ngoài Tác giả Hạ Thị Thiều Dao trong luận án tiến sỹ “Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam” cho rằng, quản lý nợ nước ngoài bao gồm hai khía cạnh là khía cạnh kỹ thuật và khía cạnh thể chế. Khía cạnh kỹ thuật tập trung vào định mức nợ nước ngoài và đảm bảo các điều khoản và điều kiện vay mượn sao cho phù hợp với khả năng trả nợ trong tương lai. Khía cạnh kỹ thuật bao gồm quản lý quy mô, cơ cấu nợ và giám sát, duy trì hệ thống thông tin. Khía cạnh thể chế bao gồm cơ cấu tổ chức, khía cạnh pháp lý và chức năng nhiệm vụ. Đối với quản lý quy mô và cơ cấu nợ, Hạ Thị Thiều Dao và Bangura Sheku, Damoni Kitabire, và Robert Powell, đều cho rằng quản lý quy mô và cơ cấu nợ bao gồm: Nhu cầu vay mượn, khả năng trả nợ, nguồn tài trợ và danh mục nợ. Trong đó Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 20 có ba vấn đề then chốt và gắn kết với nhau chặt chẽ nhất là khả năng trả nợ, nhu cầu vay mượn và nguồn tài trợ. Riêng đối với khía cạnh liên quan đến thể chế, Jalil Hadenan Abd (1990), nhắc đến khía cạnh luật pháp, sắp xếp thể chế, chức năng nhiệm vụ mà cơ quan quản lý nợ nước ngoài phải đảm nhận. Trong đó, khung pháp lý thể hiện ý chí, quan điểm của chính phủ trong vay và trả nợ, khung pháp lý có thể chi phối cơ cấu tổ chức quản lý nợ, cơ chế trao đổi thông tin, cơ sở vật chất và con người nhằm đảm bảo thực thi chức năng quản lý nợ (IMF và IDA, 2005). Khung pháp lý về quản lý nợ bao gồm các luật lệ quy định phân cấp vay nợ, quy định mối quan hệ chức năng giữa các đơn vị có liên quan về quản lý nợ và thiết lập các văn bản chính sách quản lý nợ, thực thi các vấn đề nợ sơ cấp, thu xếp thị trường thứ cấp, các phương tiện tiền gửi, thực hiện thanh toán và bù trừ với trái phiếu chính phủ (UNDP, UNCTAD và WB,1997). Cũng đánh giá về nội dung của quản lý nợ nước ngoài, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương (2007) trong luận án tiến sỹ với đề tài “Tăng cường quản lý nợ nước ngoài” lại cho rằng quản lý nợ nước ngoài bao gồm 5 nội dung, đó là: - Xây dựng chiến lược vay và kế hoạch vay trả nợ nước ngoài - Ban hành khung thể chế, xây dựng cơ chế, tổ chức bộ máy quản lý nợ nước ngoài. - Đánh giá tính bền vững của nợ nước ngoài - Đánh giá năng lực trả nợ hiện có của nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.. - Đánh giá mức nợ và tốc độ tăng nợ nước ngoài, trong đó có đưa ra một số chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng nợ. • Tổng quan về khái niệm hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Phạm trù “Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài” mới chỉ được nghiên cứu bởi rất ít các học giả trên thế giới. Luiz và Khaled (2001) cho rằng hiệu quả quản lý danh mục nợ nước ngoài chính là hiệu quả trong việc huy động nguồn lực nợ nước ngoài với một danh mục tối ưu cho nền kinh tế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 21 Đứng trên góc độ rộng hơn, Sanjeer Gupta (2001) cho rằng hiệu quả quản lý nợ nước ngoài là hiệu quả trong huy động nợ, trong việc sử dụng nợ nước ngoài và hiệu quả trong thanh toán các khoản nợ nước ngoài đã đến hạn. Tuy nhiên, dù quản lý như thế nào đi chăng nữa thì hiệu quả của quá trình này phải được thể hiện thông qua hiệu quả của khâu cuối cùng, đó là khâu trả nợ. Với quan điểm này, Sanjeer Gupta đã bổ sung và khái niệm hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Luiz và Khaled (2001), vì quản lý nợ nước ngoài là quá trình bao gồm 3 khâu, đó là quá trình vay nợ, quá trình sử dụng nợ vay và quá trình thanh toán các khoản nợ vay. Ở Việt Nam, cho tới nay cũng không có nhiều học giả nghiên cứu về phạm trù này. Tác giả Tôn Thanh Tâm cho rằng, hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA là hiệu quả trong việc tổ chức điều hành toàn bộ các hoạt động có liên quan bằng các cơ chế chính sách quản lý nhà nước và hệ thống các cơ chế quản lý chính sách. Khác với quan điểm này, tác giả Hạ Thị Thiều Dao cho rằng hiệu quả quản lý nợ nước ngoài chính là hiệu quả trong từng nội dung quản lý. • Tổng quan về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Các nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ an toàn về nợ hoặc mức độ trầm trọng của các khoản nợ nước ngoài, cụ thể như sau: IMF đánh giá mức độ an toàn về nợ nước ngoài đối với các quốc gia có thu nhập thấp dựa vào hiện giá thuần của nợ và dịch vụ nợ (nghĩa vụ trả nợ). Các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ theo quan điểm của IMF bao gồm: Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF Mức độ nợ NPV của nợ (%) Dịch vụ nợ (%) Xuất khẩu GDP Thu NS Xuất khẩu Thu NS An toàn 100 30 200 15 25 Trung Bình 150 40 250 20 30 Kém an toàn 200 50 300 25 35 (Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế, 2003 [85]) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 22 Ngân hàng thế giới (WB) đã tổng kết và đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản mang tính tổng quát đánh giá mức độ nợ nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, cụ thể: Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB Mức nợ Mức nợ Mức nợ trầm trọng khó khăn bình thường Nợ/GDP > 50% 30%÷50% < 30% Nợ/Xuất khẩu > 200% 165%÷200% < 165% Nợ/Thu ngân sách > 300% 200%÷300% < 200% Trả nợ (Gốc+Lãi)/Xuất khẩu > 30% 18%÷30% < 18% Trả nợ (Gốc+Lãi)/GDP > 4% 2%÷4% < 2% Lãi/XK > 20% 12%÷20% <12% Chỉ tiêu (Nguồn: Ngân hàng thế giới, 1990 [120]) Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng trên, cũng đã có một vài nghiên cứu xác định các chỉ tiêu định tính đánh giá tính hiệu quả của quản lý nợ nước ngoài. Cụ thể: Nhóm nghiên cứu của dự án VIE/01/010, (2004) cho rằng, một trong số các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả trong quản lý nợ nước ngoài là khung pháp lý. Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài còn thể hiện ở sự kịp thời của thông tin giải ngân khoản vay (IMF and IDA, 2005) hay sự rõ ràng, công khai của mức vay nợ và điều kiện vay nợ. • Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài - Thâm hụt cán cân thanh toán: Theo Jaime De Pines (1989), nếu chỉ số nợ nước ngoài trên xuất khẩu tăng lên vô hạn, thì cả nợ và thâm hụt cán cân thanh toán sẽ không có khả năng chịu đựng được. - Lãi suất: Theo Underwood John (1996), khi các yếu tố khác không đổi, lãi suất tăng sẽ làm cho tốc độ nợ sẽ tăng. Do vậy, yếu tố lãi suất có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng trả nợ nước ngoài. - Cán cân thương mại: Theo Jaime De Pines (1989), nếu tốc độ tăng nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì sớm hay muộn quốc gia đó cũng mất khả năng trả nợ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 23 - Môi trường chính sách: Theo Craig Burnside và David Dollar (1997), môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và cơ sở pháp lý rõ ràng ảnh hưởng tới việc thu hút nguồn tài trợ và đầu tư nước ngoài - Năng lực và trình độ quản lý nợ của các chủ thể quản lý nợ: Nếu bộ máy quản lý nợ nước ngoài được xây dựng theo hướng tập trung, thống nhất và gắn kết chặt chẽ với bộ máy quản lý tài chính quốc gia nhằm đảm nhận việc ra các quyết định, phân tích vĩ mô; có phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cơ quan về thiết lập chính sách và chiến lược vay mượn, thực hiện đàm phán, ký kết, giám sát vay nợ; năng lực quản lý của các cấp được nâng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài (VIE/01/010, 2004). - Hệ thống giám sát và duy trì thông tin nợ: Nếu hệ thống giám sát, đầy đủ các chi tiết giám sát và thực hiện đúng quy trình giám sát; Các cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác và cập nhật về nợ nước ngoài theo chủ thể đi vay, thời hạn vay, cơ cấu tiền vay… sẽ giúp cho việc quản lý nợ nước ngoài hiệu quả và bền vững (VIE/01/010, 2004). • Tổng quan về tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu của Ths. Nguyễn Hoàng Phương với đề tài “Ước lượng hiệu quả của vốn ODA đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, giai đoạn 1986-2007”, đăng trên tập Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho tăng trưởng ở Việt, Nam, Diễn đàn Phát triển Việt Nam, NXB Lao động Xã hội, năm 2007. Kết quả ước lượng: Vốn ODA đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong tổng vốn tích luỹ, tổng đầu tư toàn xã hội cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế: ODA đóng góp 0,73% vào tăng trưởng GDP năm 1993, tăng lên 10% năm 1999, và sau đó ổn định ở mức 8% cho đến năm 2006; sự đóng góp của ODA đối với tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tổng vốn tích luỹ chiếm tỉ lệ đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu, trung bình ở mức 15% và 11%. Tuy nhiên, kết quả tính toán của sự đóng góp của ODA đối với sự tăng trưởng của GDP chỉ là sự ước lượng trong ngắn hạn, và sự đóng góp dài hạn của ODA đối với sự tăng trưởng GDP trong dài hạn vẫn chưa được xác Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 24 định. Do đó, có thể khẳng định rằng tổng đóng góp của ODA đối với sự tăng trưởng của GDP sẽ cao hơn nhiều so với kết quả ước lượng. Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới cũng mới chỉ đề cập đến tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam, bao gồm: Nghiên cứu của tác giả Frimpong, J. M. and Oteng-Abayi, E. F., đăng trong Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Vol 26 No.3, 12/2006 “The Impact Of External Debt On Economic Growth In Ghana: A Cointegration Analysis”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tỷ số về nợ nước ngoài trên GDP rất cao, đã chỉ ra rằng Ghana đứng nguy cơ của việc tích lũy nợ, có thể là không bền vững trong dài hạn. Ngoài ra, còn một số nghiên cứu phân tích đánh giá mối quan hệ tác động giữa nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các nước Kenya, Nepal, Pakistan và Turkye, với kết quả tóm lượt như sau: Bảng 1.3: Tổng quan về tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Năm 2001 Tác giả Maureen Were Thời gian Quốc gia Kết quả nghiên nghiên cứu cứu 1970Kenya Nợ nước ngoài tác động tiêu cực tăng 1995 trưởng kinh tế thực, sự gia tăng trong tỷ lệ dịch vụ nợ hiện tại ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư tư nhân, điều này khẳng định hiệu ứng lấn át của dịch vụ nợ trên đầu tư tư nhân. 2002 Karagol, 1965- Causality 2001 Turkey Tồn tại một mối quan hệ tiêu cực giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng GDP trong thời gian dài. Các khoản chi trả cho nợ nước ngoài tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. 2008 Krishna Regmi Prasad 1986- Nepal 2006 Sự gia tăng nợ nước ngoài và dịch vụ nợ không đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thậm chí còn gây khó khăn, trở Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 25 ngại cho tăng trưởng kinh tế. 2010 Shahnawaz 1972- Malik; 2005 Pakistan Nợ nước ngoài, là nguyên nhân chính của suy giảm trong đầu tư sẽ dẫn đến Muhammad suy giảm tăng trưởng kinh tế. Khizar Hayat; Muhammad Umer Hayat 2012 Jacek Prokopa, 1971- Ewa B.Prokopb Poland 1985 Tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế là tích cực và vượt cao hơn nhiều so với chi phí vốn vay (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) • Tổng quan về khung pháp lý Kể từ những năm 1990, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong sửa đổi và tăng cường khuôn khổ pháp lý cho quản lý nợ nước ngoài và quản lý ODA. Cũng trong giai đoạn này, vai trò và trách nhiệm hành chính của các cơ quan liên quan chính trong quản lý nợ nước ngoài đã được làm rõ. Cùng với Luật Ngân sách Nhà nước (1996) và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (1997), hai Nghị định 17/CP (2001) và Nghị định 90/CP (1998), thiết lập khuôn khổ pháp lý về vai trò của hành chính và trách nhiệm của các tổ chức chính có liên quan, cụ thể là Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp. Hơn nữa, khuôn khổ pháp lý trong giai đoạn này cũng đã làm rõ việc phân chia thể chế giữa các cơ quan liên quan trong quản lý và giải quyết nợ nần và việc quản lý các khoản vay của các doanh nghiệp, các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, hoạt động cho vay lại và dịch vụ nợ của Chính phủ. Giai đoạn kể từ năm 2000 cho đến nay, khuôn khổ pháp lý tập trung vào quy chế vay và trả nợ, phê duyệt chương trình quản lý nợ công và nợ nước ngoài. Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam đươc thể hiện trong phụ lục 1. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 26 • Khoảng trống nghiên cứu Như vậy, nghiên cứu về quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, có thể thấy rằng dù là nghiên cứu tổng quan hay nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh trong vấn đề hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, cho tới nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài hay xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ; Chưa có hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Thêm vào đó, phương pháp nghiên cứu định lượng với các mô hình kinh tế lượng chưa được các nghiên cứu sử dụng. 1.1.2. Điểm mới của luận án - Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý nợ nước ngoài theo mô hình quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia; - Đưa ra quan điểm cá nhân về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài; - Phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước; - Nghiên cứu, xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, trên cơ sở đó, lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố đó tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ của Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam tới năm 2020. 1.2. Định hướng nghiên cứu 1.2.1. Câu hỏi quản lý - Mô hình quản lý nợ nước ngoài như thế nào được coi là hiệu quả? - Những chỉ tiêu nào đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam? - Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013 có hiệu quả không? Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399 27 - Những giải pháp nào nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2020? 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam? - Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ phụ thuộc như thế nào vào các yếu tố tác động? 1.2.3. Mô hình phân tích trong luận án • Mô hình nghiên cứu Mục tiêu quản lý Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài Chủ thể quản lý Công cụ quản lý Phương thức quản lý Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Khả năng trả nợ nước ngoài Tăng trưởng xuất khẩu Thâm hụt NSNN Cán cân thanh toán Đối tượng quản lý Quản lý nợ nước ngoài Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: [email protected] Luận Văn A-Z 0972.162.399
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất