Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở việt nam​...

Tài liệu Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở việt nam​

.PDF
110
94
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ THẮM Kü N¡NG HßA GI¶I C¸C TRANH CHÊP VÒ QUYÒN Sö DôNG §ÊT ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ THẮM Kü N¡NG HßA GI¶I C¸C TRANH CHÊP VÒ QUYÒN Sö DôNG §ÊT ë VIÖT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số : 8380101.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Thắng HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để cho tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn. NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Thị Thắm MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU Chương 1: 1 KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG 6 ĐẤT VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG HÒA GIẢI Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm tranh chấp quyền sử dụng đất 7 1.1.1. Khái niệm tranh chấp 7 1.1.2. Khái niệm quyền sử dụng đất 12 1.2. Kỹ năng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng hòa 13 giải 1.2.1. Khái niệm về phương pháp hòa giải 20 1.2.2. Khái niệm kỹ năng hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất 22 của hòa giải viên 1.3. Đặc điểm, ý nghĩa, vai trò của hòa giải trong giải quyết tranh 24 chấp quyền sử dụng đất 1.3.1. Đặc điểm của hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất 29 1.3.2. Ý nghĩa, vai trò của hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp 34 quyền sử dụng đất Chương 2: TỔ CHỨC HÒA GIẢI VÀ QUY TRÌNH HÒA GIẢI 37 THÍCH HỢP 2.1. Tổ chức hòa giải thích hợp 2.1.1. Hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại cấp cơ sở 37 37 2.1.2. Hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân 40 xã, phường, thị trấn 2.1.3. Những đặc điểm khác biệt của hòa giải trong giải quyết tranh 43 chấp quyền sử dụng đất tại cơ sở và Tòa án 2.2. Qui trình hòa giải thích hợp 45 2.2.1. Quy trình hòa giải tại cơ sở 46 2.2.2. Quy trình hòa giải tại Tòa án 51 Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN KỸ NĂNG HÒA GIẢI VÀ 59 KIẾN NGHỊ KHẮC PHỤC 3.1. Kỹ năng của hòa giải viên 59 3.1.1 Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ 59 3.1.2 Kỹ năng tiếp cận đương sự 62 3.1.3. Kỹ năng giao tiếp 63 3.1.4. Kỹ năng lắng nghe 67 3.1.5. Kỹ năng yêu cầu các bên đương sự cung cấp thông tin, tài liệu 69 3.2. Kỹ năng tiến hành hòa giải trong phiên hòa giải 71 3.2.1. Kỹ năng chuẩn bị tổ chức buổi hòa giải 72 3.2.2. Kỹ năng điều hành buổi hòa giải 72 3.2.3. Kỹ năng kiểm soát phiên hòa giải 73 3.2.4. Kỹ năng thuyết phục, hướng dẫn các đương sự tự thỏa thuận 75 nội dung tranh chấp 3.2.5. Kỹ năng ghi chép của hòa giải viên 76 3.3. Kỹ năng lập biên bản của phiên hòa giải 77 3.3.1 Kỹ năng lập biên bản hòa giải thành 78 3.3.2 Kỹ năng lập biên bản hòa giải không thành 82 3.4 Kiến nghị 3.4.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 84 3.4.2. Kiến nghị về tổ chức hòa giải 89 3.4.3. Kiến nghị về kỹ năng của hòa giải viên 92 KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐXX : Hội đồng xét xử QSDĐ : Quyền sử dụng đất TAND : Tòa án nhân dân TN&MT : Tài nguyên và môi trường UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang So sánh tổ chức hòa giải trong tố tụng và hòa giải tiền tố 47 bảng 2.1 tụng theo pháp luật Việt Nam hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tranh chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) là một trong những vấn đề tranh chấp khá nổi cộm và phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Dưới sự thay đổi về cơ chế quản lý đất đai đã trả lại cho đất đai những giá trị vốn có của nó. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay nhận thức của con người về giá trị cũng như vị trí quan trọng của đất đai ngày ngày càng được nâng lên. Hiện nay, đất đai đã trở thành sự sống và khá cần thiết trong hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của con người. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân mang tính lịch sử nên những chính sách, pháp luật cũng như giá trị nhân văn, tinh thần nhân loại của dân tộc Việt Nam; đã và đang dần dần bị mài mòn đi nhiều những nét đẹp từ xa xưa lưu truyền lại. Ngày nay, có rất nhiều mối quan hệ về tranh chấp QSDĐ ngày càng được gia tăng không những số lượng và cả về tính chất và mức độ ngày cũng phức tạp hóa hơn. Chính vì vậy, để giải quyết hài hòa, thấu tình, đạt lý của các mối quan hệ khi xảy ra tranh chấp thì vị trí cũng như vai trò của các nhà làm luật, và người thi hành luật pháp phải bảo đảm được cho mình một kiến thức pháp luật vững chắc và một kỹ năng mềm dẻo trong phương pháp giao tiếp. Theo năm tháng của lịch sử nhân loại đất đai đã trải qua nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử để tồn tại và hình thành được như ngày hôm nay. Những tháng ngày đó đã để lại một dấu ấn mạnh mẽ trong các giai đoạn lịch sử khác nhau của các quan hệ pháp luật đất đai. Từ trước năm 1980, khi nhà nước còn duy trì ba hình thức sở hữu về đất đai, đó là: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Từ đó mà các mối quan hệ về tranh chấp cũng dần dần được hình thành về quyền sở hữu, về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý. Để có thể giải quyết được các mối quan hệ tranh chấp được hài hòa, đúng pháp luật mà vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của con 1 người Việt Nam đó chính là chữ "tình". Theo định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với những quan hệ kinh tế - xã hội khác, các quan hệ pháp luật đất đai cũng phát triển hết sức đa dạng và phong phú, đòi hỏi các quy đinh của pháp luật khi ra đời phải có các cơ chế điều chỉnh làm sao cho phù hợp với các quan hệ phát sinh. Khi hàng loạt các giao dịch dân sự về đất đai được xác lập như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn,…cũng từ đó mà các đối tượng của tranh chấp QSDĐ đã dần có sự thay đổi, không chỉ là quyền quản lý, mà cả quyền sử dụng hay cả tranh chấp trong quá trình xác lập và thực hiện các giao dịch về đất đai. Thực tế trong thời gian qua tranh chấp QSDĐ xảy ra rất phổ biến và phức tạp. Hầu hết các tranh chấp đều phải đi đến con đường giải quyết bằng Tòa án. Hiện nay, chưa có một giải pháp nào có thể đưa ra để hạn chế được các tranh chấp này xảy ra. Bởi vì, một lý do khách quan đó chính là: trường sống, vấn đề về đô thị hóa, dân số Việt Nam cũng ngày một tăng lên, cùn với nhu cầu cho cuộc sống hàng ngày của con người cũng được nâng lên, xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển. Vì thế, nhiều giá trị nhân văn của con người Việt đã dần bị mài mòn không còn phương châm của tình làng, hàng xóm,... Do vậy, mà số lượng các vụ việc về tranh chấp đất đai đã xảy ra phổ biến hơn, mức độ phức tạp ngày cũng tăng lên. Khi tranh chấp xảy ra làm thế nào để giải quyết được các tranh đó, đây được coi là một trong những vấn đề đã và đang được rất nhiều các nhà làm luật và những người thi hành pháp luật quan tâm và chú ý. Từ đó, hòa giải là một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp được coi là một trong những phương thức giải quyết quan trọng trong nhất và được áp dụng phổ biến nhất để giải quyết khi xảy ra mâu thuẫn giữa các đương sự, cá nhân, tổ chức với nhau. Hòa giải trong quan hệ dân sự là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Về bản chất hòa giải nhằm giữ gìn tình làng, nghĩa xóm; làm tăng cường tình đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau 2 trong cộng đồng, dân tộc, làng xóm, thôn, bản, ấp,... kịp thời giải quyết những xích mích, mâu thuẫn ở cấp cơ sở; ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật. Góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giảm bớt các vụ, việc phải đưa lên Tòa án, và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết. Phần nào tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, giảm thiểu được số lượng công việc của cán bộ thụ lí, giảm chi phí cho ngân sách của Nhà nước và nhân dân. Với nghĩa cử cao đẹp đó nên công tác hòa giải luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, động viên, khuyến khích nhân dân ủng hộ. Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: " Khuyến khích việc giải quyết một tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài". Đây được coi là minh chứng tất yếu cho công tác hòa giải đang đóng một ví trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các quan hệ tránh chấp nói chung và việc giải quyết tranh chấp QSDĐ nói riêng. Thể chế hóa tại một số các quy định trên trong thời gian quan Quốc hội đã ban hành Luật Hòa giải cơ sở và Luật Đất đai năm 2013 đây là hai văn bản mang tính chất nền tảng quy định về hòa giải trong giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đấy hiện nay. Tuy nhiên, hòa giải tranh chấp QSDĐ vẫn còn quy định quá chung chung, nhiều khi áp dụng chỉ mang tính chất hình thức, đầy đủ thủ tục của một vụ, việc tranh chấp cần giải quyết; không đáp ứng được các yêu cầu mà thực tế vụ, việc tranh chấp về QSDĐ hiện nay đang được xảy ra. Do đó, việc hòa giải tranh chấp đất đai ở các cấp cơ sở, các cơ quan hành chính và Tòa án nhân dân (TAND) trong những năm vừa qua vẫn còn chưa được thống nhất, chưa đạt hiệu quả cao. Có nhiều vụ án vì hòa giải mà kéo dài trong nhiều năm, khiếu kiện kéo dài đã làm giảm lòng tin của người nhân vào các chính sách pháp luật của Nhà nước. Do đó, khi nghiên cứu có hệ thống các quy định của pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp QSDĐ, thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cấp cơ sở, trên cơ sở đó đề xuất ra những kiến nghị nhằm 3 hoàn thiện các quy định, chính sách pháp luật để bảo đảm quyền và lợi ích cho công dân, tăng tình đoàn kết của con người Việt Nam và những giá trị nhân văn của người Việt. Bên cạnh đó, cũng góp phần tìm ra một phương pháp hay còn gọi là kỹ năng mềm trong việc giải quyết tranh chấp đối với hòa giải viên nói riêng và những người thi hành luật pháp trong lĩnh vực dân sự nói chung. Với nhận thức như vậy, học viên đã lựa chọn đề tài: "Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Pháp luật về hòa giải nói chung và đặc biệt là kỹ năng hòa giải các tranh chấp QSDĐ nói riêng hiện nay vẫn còn chưa có nhiều văn bản pháp luật quy định cụ thể. Nhìn chung nói về kỹ năng đó gần như một phương pháp đặc biệt của cá nhân khi áp dụng pháp luật để giải quyết các công việc, nhiệm vụ của mình để giải quyết các quan hệ tranh chấp xảy ra. Hiện nay, trong thời điểm tác giả nghiên cứu đề tài: "Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam", cũng đã có một số bài nghiên cứu về lĩnh vực này như: "Thủ tục hòa giải ở cấp cơ sở đối với tranh chấp đất đai theo quy định của Luật đất đai năm 2003", của TS. Nguyễn Minh Hằng, Tạp chí Kiểm sát, số 3/2008; "Về hòa giải tranh chấp đất đai", của Phạm Thái Quý, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11/2009; "Vấn đề hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn", của Nguyễn Văn Hưng, Tạp chí TAND, số 02/2012; "Hòa giải tranh chấp đất đai theo Điều 135 Luật Đất đai và một số vấn đề đặt ra", Luận án tiến sĩ, của Phạm Thị Hương Lan, năm 2017; "Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ, Nguyễn Thị Hảo, năm 2014; "Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai";… Ngoài ra còn có một số vài viết trên các trang báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học. 3. Mục đích nghiên cứu Dựa trên đề tài mà tác giả đã chọn, mục tiêu tổng quan của luận văn là hướng tới việc nhìn nhận đáng giá một cách khách quan và toàn diện, hiệu 4 quả nhất của kỹ năng hòa giải tranh chấp về QSDĐ trên thực tế hiện nay. Qua đó nhằm hoàn thiện cách chính sách, quy định của pháp luật về luật hòa giải cơ sở và luật đất đai. Từ đó đưa ra quan điểm và đề xuất giải pháp nâng cáo hiệu quả của kỹ năng hòa giải nói chung và kỹ năng hòa giải tranh chấp QSDĐ nói riêng. Giúp giảm tải cho các cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng có thêm một phương pháp, hay còn gọi là kỹ năng giải quyết vụ, việc tranh chấp được dễ dàng nhất, tiết kiệm được chi phí, tiền bạc cho người dân và Nhà nước. 4. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề chủ yếu sau đây: - Khái quát chung về tranh chấp QSDĐ và giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng kỹ năng hòa giải. - Phân tích quy trình của tổ chức khi tiến hành hòa giải tranh chấp QSDĐ. - Thống kê các phương pháp của kỹ năng hòa giải đối với các hòa giải viên khi tiến hành hòa giải - Đưa ra những kiến nghị để khắc phục sửa đổi góp phần hoàn thiện về pháp luật, cũng như tổ chức, hòa giải viên khi tiến hành hòa giải trong giải quyết tranh chấp về QSDĐ ở Việt Nam. 4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là: - Các quy định hiện hành về quy trình tổ chức hòa giải tranh chấp QSDĐ ở cấp cơ sở. - Thực tiễn thực hiện kỹ năng của hòa giải viên khi áp dụng các quy định hiện hành về hòa giải tranh chấp QSDĐ và kiến nghị khắc phục. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra; trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: 5 (i) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. (ii) Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp tổng hợp, bình luận, diễn dịch,… được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về tranh chấp QSDĐ và giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng hòa giải. - Phương pháp phân tích, đánh giá, v.v... được sử dụng trong Chương 2 khi tìm hiểu các quy định về tổ chức và quy trình hòa giải nào để phù hợp nhất với các quy định và thực tế về hòa giải trong giải quyết tranh chấp theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá, bình luận, quy nạp, v.v... được sử dụng ở Chương 3 về các kỹ năng của các hòa giải viên khi tiến hành các bước hòa giải. Từ đó, đưa ra những kiến nghị chung nhất để khắc phục những tồn tại và hạn chế. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về tranh chấp quyền sử dụng đất và kỹ năng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng hòa giải ở Việt Nam. Chương 2: Tổ chức hòa giải và quy trình hòa giải thích hợp. Chương 3: Thực tiễn thực hiện kỹ năng hòa giải viên và kiến nghị khắc phục. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG HÒA GIẢI Ở VIỆT NAM 6 1.1 Khái niệm về tranh chấp quyền sử dụng đất Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên và là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc, con người Việt Nam. Nhà nước đã trao quyền cho công dân Việt Nam có quyền sử dụng tài nguyên đất. Bên cạnh, nhưng lợi ích mà nguồn tài nguyên mang lại thì đất đai cũng làm cho con người nảy sinh nhiều mâu thuẫn với nhau. Khi các mâu thuẫn xảy ra mà không được giải quyết kịp thời, kéo dài lâu ngày sẽ làm phát sinh tranh chấp. Để bảo được được quyền lợi giữa các bên được giải quyết hợp tình hợp lý và tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật cũng như bảo đảm được trật tự xã hội, lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, chính sách pháp luật và những người đại diện cho nhà nước thi hành luật pháp. Đặt ra nhiều câu hỏi, vậy làm sao để có thể giải quyết dứt điểm các tranh chấp khi phát sinh trong đời sống xã hội hiện nay. Do vậy, hiện nay có rất nhiều phương pháp, cũng như kỹ năng giải quyết liên quan đến vấn đề dân sự nói chung và giải quyết tranh chấp QSDĐ nói riêng luôn được xã hội, và nhiều người quan tâm. Trong tất cả các phương thức hiện nay đang giải quyết thì hòa giải được coi là một trong những phương thức được nhiều quốc gia, dân tộc, tổ chức áp dụng. Đặc biệt, hiện nay ở Việt Nam phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải luôn được Đảng và Nhà nước khuyến khích áp dụng. Bởi vì, phương thức này xét ở nhiều góc độ được coi là phương thức tối giản và dễ thực hiện nhất. Ngoài ra còn bảo đảm tối đa được quyền tự do định đoạt của cá nhân tham gia giải quyết. Vì vậy, để làm rõ hơn về vai trò, cũng như vị trí của phương pháp hòa giải trong giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp về QSDĐ nói riêng thì cần phải được làm rõ về cơ sở lý luận cơ bản về tranh chấp nói chung, tranh chấp về quền sử dụng đất, và phương pháp hòa giải tranh chấp QSDĐ ở Việt Nam hiện nay… 1.1.1. Khái niệm tranh chấp 7 Trong tất cả các thời kỳ, từ lịch sử đến hiện tại thì đất đai luôn có một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng đối với con người. Đất là tài nguyên vô cùng quý giá của một quốc gia. Chính vì vậy, mà đất đai đang đóng góp một phần giá trị vô cùng lớn trong cuộc sống, sản xuất, cũng như nhu cầu sử dụng của con người trong xã hội nay. Xuất phát từ những lợi ích, giá trị mà đất đai mang lại cho con người, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, cũng như tỷ lệ dân số của đất nước Việt Nam hiện đã làm cho nhu cầu khai thác và sử dụng đất ngày càng tăng lên. Khi những lợi ích từ khối tài sản về đất đai, mà nhiều giá trị nhân văn, nét đẹp truyền thống và sự tự quản lí của các chính sách pháp luật đã làm cho các mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng xảy ra nhiều mâu thuẫn. Trong đời sống xã hội khi tham gia bất kỳ mối quan hệ nào con người đều hướng tới những lợi ích nhất định, đó có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần. Khi lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của con người được thỏa mãn, đồng nghĩa với nó là các mối quan hệ được duy trì góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội, tuy nhiên thực tế không phải lúc nào lợi ích của chủ thể trong các mối quan hệ xã hội cũng đều được thỏa mãn. Khi lợi ích của các chủ thể không được thỏa mãn, hậu quả tất yếu là các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ, mâu thuẫn nảy sinh và đến một thời điểm nào đó sẽ trở thành tranh chấp, như vậy bản chất của tranh chấp là những mâu thuẫn về lợi ích [17, tr. 21]. Tranh chấp QSDĐ của cá nhân, cơ quan, tổ chức là một loại tài sản được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Tuy nhiên, trong thời gian qua các tranh chấp về QSDĐ đều được phát sinh từ đời sống, sinh hoạt hàng ngày, quan hệ và nội dung tranh chấp ngày càng trở lên phức tạp và đa dạng. Do vậy, việc đa dạng hóa các cơ chế pháp luật sao cho phù hợp nhằm giải quyết một cách mềm dẻo, có hiệu quả các tranh chấp và phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam là rất quan trọng. Một trong những phương pháp để giải quyết các mối quan hệ về tranh chấp này đó chính là 8 phương pháp hòa giải. Để có thể vận dụng và khai thác triệt để được phương pháp này người trực tiếp thi hành pháp luật tham gia giải quyết các tranh chấp về QSDĐ trước hết cần phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật, phong tục, tập quán của địa phương nơi xảy ra tranh chấp và được biệt phải có được một kỹ năng mềm trong giao tiếp linh hoạt và khéo léo, ngoài ra còn cần phải có một nhiệt huyết với công việc đang làm thì chúng ta mới có thể giải quyết trọn vẹn, thấu tình, đạt lý đối với những vụ, việc tranh chấp QSDĐ hiện nay. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tranh chấp. Tranh chấp có thể được hiểu là: "Giành nhau một cách giằng co cái không thuộc về bên nào" [33, tr. 989] hay là: "Những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa các bên quan hệ pháp luật" [13, tr. 443-444]. Như vậy, tranh chấp được hiểu chính là sự đấu tranh, giằng co khi có sự bất đồng giữa quyền và lợi ích của hai bên. Nhìn ở góc độ pháp lý, tranh chấp được hiểu là những xung đột, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ tranh chấp. Dưới góc độ pháp lý, tranh chấp được hiểu là: "những mâu thuẫn về lợi ích xảy ra khi một hoặc cả hai bên không thống nhất được với nhau về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình lên một đối tượng nhất định" [17, tr. 21]. Cũng như các loại tranh chấp khác, tranh chấp đất đai đã trở thành một hiện tượng phổ biến, nhất là khi đất đai không chỉ là tài nguyên thiên nhiên, là tư liệu sản xuất và là môi trường sống của con người mà nó còn là một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị cao, được lưu thông và chịu sự chi phối bởi các quy định của nền kinh tế thị trường. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu khai thác, sử dụng các giá trị do đất đai mang lại ngày càng tăng. Tỷ lệ thuận với nhu cầu khai thác, sử dụng các chủ thể, tranh chấp đất đai ngày càng tăng về số lượng và mức độ phức tạp. 9 Nhiều định nghĩa về tranh chấp đất đai được tìm thấy như: "Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai" [38, tr. 455]; hay "Tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai" [35, tr. 74]; "Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên về quyền sử dụng đất đai" [13, tr. 444]. Theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì: "Tranh chấp đất đai (quyền sử dụng đất) là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai" [26, Điều 3]. Từ những quy định của pháp luật đất đai chúng ta có thể thấy được tranh chấp QSDĐ ở đây chính là tranh chấp phát sinh quyền của người sử dụng đất. Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013 và Luật Đất đai đều xác định rõ: "đất đai là tài sản công thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" [25, Điều 53]. Như vậy, Nhà nước sẽ có quyền đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền và nghĩa vụ trong việc thống nhất quản lý về đất đai. Nhà nước tham gia vào mối quan hệ pháp luật đất đai với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền sở hữu đối với đất đai, vừa là chủ thể của quyền lực công thực hiện chức năng quản lý mọi lĩnh vực cần thiết của đời sống xá hội; mà Nhà nước còn đại diện nhân dân thực hiện quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Theo quy định của Luật Đất đai thì Nhà nước còn có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau: Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất và thời gian sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển nhượng mục đích sử dụng đất; định giá đất; thu thế sử dụng đất; trao QSDĐ cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; ban 10 hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, v.v..., và nhiều quyền năng khác. Trong thực tế, tranh chấp đất đai còn được hiểu là: "Tranh chấp giữa hai hay nhiều chủ thể về quyền quản lý, sử dụng xung quanh một khu đất cụ thể mà bên nào cũng cho rằng mình phải được quyền quản lý, sử dụng khu đất đó do được pháp luật ghi nhận và bảo hộ" [17, tr. 23]. Bên cạnh đó: "Tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất" [17, tr. 23]. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 thì: "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác" [29, Điều 115]. Như vậy, QSDĐ là một quyền về tài sản được pháp luật công nhận, bảo vệ và quy định cụ thể trong Luật Đất đai gồm có: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ; quyền bồi thường khi Nhà nước thu hồi; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất,... Vì vậy, khi tranh chấp về QSDĐ xảy ra ngoài tranh chấp về quyền sử dụng, còn có tranh chấp về quyền sử dụng các loại tài sản có trên đất, hoa lợi, lợi tức... của các chủ thể trong quan hệ tranh chấp đó. Không chỉ dừng lại ở một cách hiểu về QSDĐ thì người sử dụng đất còn có những nghĩa vụ sau: Sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất, tuân thủ các quy định khác của pháp luật; đăng ký QSDĐ, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, v.v... 11 Kết luận lại vấn đề, chúng ta có thể thấy: Tranh chấp quyền sử dụng đất chính sự bất đồng, mâu thuẫn hay còn gọi là xung đột giữa hai hay nhiều chủ thể tham gia vào quan hệ đất đai trong quá trình quản lý và sử dụng. Đây chính là sự xung đột giữa một mối quan hệ nhất định đã lên đến đỉnh điểm, khi các quyền và lợi ích giữa các bên được coi là bị xâm hại ở một vị trí nhất định và cần có sự can thiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết mối xung đột này. 1.1.2. Khái niệm quyền sử dụng đất Quyền sử dụng "Là quyền khai thác công dụng và khai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép" [36, tr. 208-209]. Quyền sử dụng là một quyền năng mà pháp luật quy định cho chủ sở hữu được phép sử dụng các quyền năng về tài sản của mình nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hoặc sản xuất, kinh doanh. Việc sử dụng này phải bảo đảm không gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, không được trái với đạo đức của xã hội. Để một chủ thể có thể khai thác đầy đủ tất cả các quyền năng của một tài sản thì phải tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật. Vì thế, mà QSDĐ ở đây chính là một quyền năng mà một chủ thể nhất định có quyền khai thác và sử dụng những giá trị mà từ tài nguyên đất mang lại được quy định khá rõ ràng trong Hiến pháp năm 2013: "Đất đai là tài sản xông thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước địa diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" [25, Điều 54]. Tổ chức, cá nhân, người sử dụng có quyền sở hữu, khai thác, sử dụng những giá trị của đất đai nhưng phải chịu sự quản lý của Nhà nước. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định "Quyền tài sản là quyền giá trị được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác" [29, Điều 115]. Như vậy, QSDĐ là quyền tài sản được pháp luật công nhận, bảo vệ và được quy định rất cụ thể trong Luật đất đai gồm các quyền như: Quyền chuyển đổi, chuyển 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan