Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế đài loan trước và sau khi gia nhập wto...

Tài liệu Kinh tế đài loan trước và sau khi gia nhập wto

.DOC
89
200
65

Mô tả:

VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐÀI LOAN ============= ĐỀ TÀI CẤP VIỆN KINH TẾ ĐÀI LOAN TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP WTO NGƯỜI THỰC HIỆN: THS. DVL HÀ NỘI MỞ ĐẦU I. Lý do nghiên cứu Ngày 12-11-2001, 24 giờ tiếp theo CHND Trung Hoa, Đài Loan cũng đã trở thành thành viên của WTO. Điều đáng chú ý là, Đài Loan gia nhập WTO không phải với tư cách một “Nhà nước có chủ quyền” mà là “Khu vực thuế quan riêng biệt Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ” (gọi tắt là Đài Bắc-Trung Quốc). Để trở thành thành viên WTO, Đài Loan cũng đã trải qua một quá trình đàm phán và chờ đợi kéo dài 12 năm ròng rã, trong đó 10 năm đàm phán với các đối tác, 02 năm chờ đợi theo quy tắc “Trung Quốc trước, Đài Loan sau”. Theo các nhà khoa học Đài Loan, việc Đài Loan gia nhập WTO là một “thắng lợi về ngoại giao”, “một cột mốc trong việc Đài Loan hội nhập vào xã hội quốc tế”, tuy nhiên về mặt kinh tế-xã hội, Đài Loan sẽ gặp phải nhiều khó khăn thách thức. Trước đây, mức độ mở cửa thị trường của Đài Loan trên một số lĩnh vực như nông nghiệp, xe hơi, đồ điện gia dụng, rượu và thuốc lá, ngành xây dựng, ngành dịch vụ chuyên nghiệp v.v...đều tương đối thấp. Vì vậy, sau khi gia nhập WTO, Đài Loan đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn với các sản phẩm cùng chủng loại của nước ngoài, nhất là với Trung Quốc đại lục, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên. Điều đó đòi hỏi các nhà lãnh đạo Đài Loan phải có sự điều chỉnh về mặt chính sách nhằm tái cấu trúc lại nền kinh tế trên 3 phương diện nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Việt Nam và Đài Loan tuy xa cách nhau về địa lý, nhưng lại có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hoá. Từ khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới năm 1986, nhất là từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến nay, mối quan hệ hợp tác phi chính phủ giữa Việt Nam và Đài Loan trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá đã phát triển nhanh chóng. Về mặt thương mại, Đài Loan hiện là bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Nhật Bản, Xinh-ga-po và Trung Quốc) với kim ngạch thương mại đạt 3,349 tỷ USD (2002); Về mặt đầu tư, Đài Loan hiện đứng thứ hai trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam với 1.084 hạng mục và 5,99 tỷ USD vốn theo hiệp định. Nếu tính cả số vốn đầu tư thông qua nước thứ 3 thì FDI của Đài Loan ở Việt Nam đứng thứ nhất (ước khoảng 10 tỷ USD); Về mặt hợp tác lao động, Đài Loan cũng là một trong những địa bàn có số lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài đông nhất (hơn 7 vạn người) v.v... Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu về nền kinh tế của Đài Loan trước và sau khi gia nhập WTO là rất cần thiết, một mặt, góp phần cung cấp tư liệu tham khảo cho Việt Nam sau khi gia nhập WTO; mặt khác, qua đó góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế (thương mại, đầu tư ...) giữa hai bên trong thời gian tới. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cố gắng lưu ý tính đặc thù của Đài Loan nhất là những lợi thế và bất lợi thế của lãnh thổ này khi gia nhập WTO. II. Mục tiêu của đề tài Đánh giá khái quát sự chuẩn bị bên trong của Đài Loan trước khi gia nhập WTO; trình bày và phân tích những cam kết và việc thực hiện cam kết của Đài Loan với các đối tác; những tác động tới nền kinh tế của Đài Loan sau khi gia nhập WTO; sau đó rút ra một số nhận xét và đánh giá. III. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chính bao gồm: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phân tích, so sánh... nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đặt ra. IV. Nội dung nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội Đài Loan trước khi gia nhập WTO. Đặc biệt chú ý tìm hiểu và nghiên cứu sự chuẩn bị các điều kiện bên trong của Đài Loan, bao gồm phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế...để khi điều kiện chính trị cho phép là gia nhập; phân tích những lợi thế và bất lợi thế của Đài Loan khi gia nhập WTO. 2. Quá trình đàm phán và cam kết của Đài Loan với các đối tác và với WTO. Phần này tập trung tìm hiểu và phân tích những cam kết và lộ trình thực hiện những cam kết đó của Đài Loan, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và một số ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ. 3. Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với kinh tế, xã hội Đài Loan. 4. Nhận xét, đánh giá mang tính so sánh nền kinh tế Đài Loan trước và sau khi gia nhập WTO. Trên đây, chúng tôi đã trình bày rõ lý do, mục tiêu, phương pháp và những nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài. Có thể thấy rằng, đây là một đề tài còn ít được tìm hiểu và nghiên cứu ở Việt Nam, duy chỉ có đề tài cấp bộ năm 2005 “Sự điều chỉnh chính sách của Đài Loan sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” do TS. Đỗ Tiến Sâm làm chủ nhiệm mà chúng tôi cũng là thành viên đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này. Dựa trên đề tài cấp bộ đó chúng tôi đã tiến hành điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của một đề tài cấp viện. Còn ở Đài Loan, đây cũng là vấn đề vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và tranh luận với nhiều ý kiến khác nhau. Tuy vậy, trong thời gian ngắn, tập thể tác giả chúng tôi, đã hết sức cố gắng sưu tầm tài liệu để bổ sung và chỉnh lý để hoàn thiện đề tài này. Chúng tôi ý thức sâu sắc rằng, dù có cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu và các bạn đồng nghiệp. TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐÀI LOAN NỘI DUNG: CHƯƠNG I BỐI CẢNH KINH TẾ QUỐC TẾ Thế giới đã bước sang thiên niên kỷ thứ ba với những biến động và chuyển đổi rất phức tạp. Việc nghiên cứu động thái và chiều hướng phát triển của kinh tế thế giới trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới không những giúp chúng ta có cái nhìn xác đáng về nền kinh tế thế giới mà còn thấy được sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của nền kinh tế thế giới đối với các nước và khu vực. Phần này chúng tôi chủ yếu dựa trên những thành quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước như cuốn “Kinh tế thế giới 2003-2004 đặc điểm và triển vọng” và một số tạp chí nghiên cứu kinh tế chuyên ngành khác,1 nhằm giúp người đọc có thể hình dung bức tranh chung về kinh tế thế giới từ đó có những so sánh đối chiếu với nền kinh tế Đài Loan trong những phần sau. I. TỔNG QUAN Năm 2000 nền kinh tế thế giới có bước phát triển khởi sắc sau một năm chậm lại vì bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á thời kỳ 1997-1998. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và hầu hết các cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc tế, cải thiện này trước hết là do có sự phục hồi dần của nền kinh tế Nhật Bản, khởi sắc của kinh tế Liên minh châu Âu (EU) và tăng trưởng kỷ lục của kinh tế Mỹ, ba nền kinh tế 1 Kim Ngọc chủ biên: Kinh tế thế giới 2003-2004 đặc điểm và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia, 5-2004; Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới các số năm 2001, 2002, 2003, 2004; Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương các số năm 2001, 2002, 2003, 2004. chiếm quá nửa GDP của thế giới và là những lực đẩy chính tạo đà cho kinh tế thế giới năm 2000 phục hồi. Nhưng từ cuối năm 2000, đầu năm 2001, kinh tế của cả ba trung tâm lớn này đều đã bắt đầu có dấu hiệu suy giảm, nhất là sự suy giảm của nền kinh tế Nhật và Mỹ, kéo theo suy giảm chung của nền kinh tế thế giới, của các lĩnh vực hoạt động kinh tế quốc tế chủ yếu như thương mại, đầu tư, tài chính, cũng như của nhiều nều kinh tế quốc gia và khu vực khác. Trái với những dự báo về sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế thế giới được đưa ra hồi cuối năm 2001, năm thứ hai của thế kỷ XXI, kinh tế thế giới lại phục hồi chậm chạp trong những bất ổn gia tăng. Trong Báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế thế giới hàng năm, IMF và Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng, năm 2002 kinh tế thế giới không phục hồi tốt như dự đoán. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới chỉ đạt 2,8%, tăng 0,6% so với mức 2,2% năm 2001, thấp hơn 1,9% so với mức tăng 4,7% năm 2000. Liên hợp quốc đánh giá nền kinh tế toàn cầu phát triển chậm lại, với mức tăng GDP đạt 1,7%, giảm 0,1% so với mức tăng 1,8% đưa ra hồi tháng 4-2002. Các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU đều phát triển không vững chắc, chưa tạo được đà thúc đẩy các nền kinh tế khác tăng trưởng. Tại diễn đàn G-20 (nhóm 20 nước, bao gồm cả G8) bàn về việc thúc đẩy nền kinh tế thế giới hiện nay, IMF, WB và nhiều quan chức của nhóm G7 (nhóm 7 nước công nghiệp phát triển chủ chốt) đều thống nhất nhận định, mảng xám của nền kinh tế thế giới ngày càng bị tô đậm thêm khi mà cả ba đầu tầu kinh tế: châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đều trong tình trạng “chết máy”. Tổng giám đốc IMF, ông Horst Koehler đã phải thốt lên rằng, hàng loạt các định chế tài chính của tổ chức này và WB đang áp dụng cho sự tăng trưởng kinh tế của nhiều nước chỉ thu được một con số không tròn trĩnh. Khác với năm 2001 và năm 2002, năm 2003 kinh tế thế giới đã không rơi vào khủng hoảng như những dự báo đưa ra hồi cuối năm 2002 bất chấp cuộc chiến tranh Irắc, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) và “dư âm” của sự kiện 11-9. Từ năm 2003, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, do những nhân tố đặc thù về địa lý, kinh tế và chính trị, sự phục hồi kinh tế ở mỗi quốc gia, khu vực rất khác nhau, tạo nên bức tranh toàn cảnh của kinh tế thế giới với những gam mầu sáng đa dạng. Chiến tranh I-rắc kết thúc nhanh chóng làm các nhà kinh tế thở phào. Giá dầu trở lại mức bình thường, nền kinh tế thế giới đã không phải trải qua cuộc khủng hoảng. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng nhóm G-20 nhận định, nền kinh tế thế giới đang trong quá trình phục hồi. Các chính sách kinh tế hiệu quả của nhiều nước đã góp phần tạo nên sự phục hồi này. Uỷ ban châu Âu và IMF đánh giá GDP thế giới tăng 3,2% năm 2003 (đúng với dự đoán đưa ra hồi đầu năm), tăng 0,4% so với mức tăng 2,8% năm 2002 và tăng 1% so với mức tăng 2,2% năm 2001. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển khả quan hơn, đạt 5% năm 2003 (WB đánh giá 4%), tăng 0,4% so với mức 4,6% năm 2002 và 0,9% so với mức tăng 4,1% năm 2001; tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước công nghiệp phát triển ở mức 1,8% (con số của WB là 1,5%), mực dù cao hơn 0,8% so với mức 1% năm 2001, nhưng chỉ ngang bằng với mức của năm 2002. Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu của WB cho rằng: nền kinh tế thế giới đang trong quá trình phục hồi, tuy mức độ và đặc điểm phát triển thể hiện rất khác nhau và không đồng đều giữa các quốc gia, khu vực, song các xu thế hiện nay cho thấy nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn do những nỗ lực của các chính phủ trong việc chi tiêu, kiềm chế lạm phát và mở cửa hơn trong thương mại. II. KINH TẾ MỸ Từ quý IV năm 2000, những dấu hiệu suy giảm của nền kinh tế Mỹ đã bộc lộ khá rõ nét. Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 31-1-2001, trong ba tháng cuối của năm 2000, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 1,4%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 2,2% trong quý III và là mức thấp nhất kể từ quý II năm 1995. Chi tiêu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất kể từ 5 năm trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp đến cuối năm 2000 đã tăng lên tới 4,2%, mức cao nhất trong vòng 16 tháng. Kinh tế tăng trưởng chậm lại đã dẫn đến những vụ sa thải nhân công lớn trong ngành công nghiệp ôtô và nhiều ngành sản xuất khác. Xu thế này tiếp tục kéo dài sang nửa đầu năm 2001. GDP của Mỹ trong quý I-2001 chỉ tăng 2% so với 5% cùng kỳ năm 2000. Kinh tế sa sút, hàng loạt công ty bị thua lỗ, nhiều công ty phải cắt giảm chi tiêu cho các dự án đầu tư. Thị trường chứng khoán bị đảo lộn, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp giảm sút, thất nghiệp tăng nhanh. Nền kinh tế Mỹ hiện đang tiềm ẩn nhiều mất cân đối khó giải quyết như tiết kiệm tư nhân giảm, nợ cá nhân và công ty lớn, thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt thương mại tăng kỷ lục. Năm 2002, nền kinh tế Mỹ - đầu tầu kinh tế thứ nhất, mặc dù đã bắt phục hồi sau thời kỳ suy thoái năm 2001, song sự phục hồi này vẫn còn rất “uể oải”. IMF đánh giá mức tăng trưởng của kinh tế Mỹ “vẫn thấp hơn tiềm năng cho đến khi phục hồi hoàn toàn vào năm 2004”. Theo đó, GDP chỉ tăng 2,2%, mặc dù cao hơn năm 2001 là 1,1%, song vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng ngoạn mục 5,2% năm 2000 và các năm trước đó (con số của OECD là 2,3% năm 2002). Thất nghiệp ở mức 5,9% - mức cao nhất trong gần một thập kỷ qua. Tại cuộc họp nội các vào trung tuần tháng 112002, Tổng thống Mỹ G. Bush đã bày tỏ lo ngại trước thực trạng phát triển không vững chắc của nền kinh tế Mỹ. Ông Bush cam kết sẽ thảo luận với các nghị sĩ về cách thức kích thích phát triển nền kinh tế khi Quốc hội mới khóa 108 do đảng Cộng hòa kiểm soát bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 1-2003. Trong đó có đề xuất mới, cắt giảm thuế hơn nữa để kích thích tăng trưởng kinh tế. Sang năm 2003, sau khi tăng trưởng chậm lại trong sáu tháng đầu năm do bị ảnh hưởng của cuộc chiến trang ở I-rắc, kinh tế Mỹ đã lấy lại được đà tăng trưởng trong sáu tháng cuối năm. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,2% trong quý III, vượt xa dự đoán của các nhà phân tích kinh tế và là mức kỷ lục trong 19 năm qua, kể từ quý I - 1984. Điều đó dẫn tới tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2003 đạt 2,6% (đây là số liệu của IMF). Mặc dù mức tăng trưởng này chỉ bằng một nửa so với mức tăng ngoạn mục năm 2000 (5,2%), song vẫn cao hơn 0,4% so với mức tăng 2,2% năm 2002 và cao hơn 1,5% so với mức tăng 1,1% năm 2001. Sau gần hai năm suy yếu và bất ổn, thị trường lao động ở Mỹ đã và đang có nhiều dấu hiệu phục hồi. Tỷ lệ thất nghiệp tuy còn ở mức cao, song đã giảm dần. Sự tăng trưởng kinh tế Mỹ khiến nhiều nhà phân tích kinh tế trên thế giới hy vọng nền kinh tế Mỹ sẽ lấy lại được sự phát triển nhanh chóng trước đây. III. KINH TẾ NHẬT BẢN Nền kinh tế Nhật Bản cũng ngày càng khó khăn hơn. Tính đến cuối tháng 3-2001, tổng nợ công của chính phủ Nhật Bản đã lên đến khoảng 5,5 nghìn tỷ USD, tương đương 130% GDP của Nhật. Các khoản vay khó đòi của hệ thống ngân hàng Nhật Bản đã lên tới 150 nghìn tỷ yên (1,2 nghìn tỷ USD), chiếm 22% tổng số tiền cho vay, trong đó 1/4 là thuộc về các công ty có nguy cơ phá sản. Chỉ số Nikkei trung bình giảm 1,35% xuống còn 13.864,76 điểm, mức thấp nhất trong 16 năm qua, còn đồng yên thì xuống giá tới mức 123,85 yên/USD. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, xuất siêu của nước này trong tháng 3-2001 giảm 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 915 tỷ yên (7,5 tỷ USD). Đây là tháng thứ 9 liên tiếp mức xuất siêu của Nhật Bản giảm, chủ yếu là do kinh tế Mỹ suy giảm đã kéo theo sự yếu kém của các nền kinh tế châu Á, trong đó có kinh tế Nhật (Mỹ và châu Á chiếm 2/3 hàng xuất khẩu của Nhật Bản). Theo nhận xét của ông T. Aso, một trong bốn ứng cử viên vào chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP), nếu GDP của Mỹ giảm 1 điểm % thì tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản sẽ giảm 0,2 điểm %, làm cho sản xuất công nghiệp của Nhật Bản bị thu hẹp, thất nghiệp tăng 4,8%, giải ngân vốn chậm và các khoản tiêu dùng quan trọng khác chiếm hơn 1/2 sản lượng kinh tế bị ứ đọng. Nhật Bản sau nhiều cuộc cải tổ để lột xác nhưng vẫn còn dang dở. Kể từ sau khi nền kinh tế “bong bóng” của Nhật bị sụp đổ từ đầu những năm 1990, nước Nhật dường như chưa tìm ra được lối thoát cho sự trì trệ về kinh tế kéo dài nhất trong lịch sử kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. OECD, IMF và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đều thống nhất đánh giá, nền kinh tế Nhật Bản đang ở giai đoạn hết sức khó khăn, cần có những biện pháp mạnh mẽ toàn diện và nhanh chóng mới vực dậy được. Hàng năm, Nhật Bản phải dành 1/5 ngân sách nhà nước chỉ để trả nợ và lãi, mặc dù Ngân hàng Trung ương đã giảm lãi suất xuống gần bằng 0. Vấn đề quan trọng là Nhật Bản phải có những chính sách tài chính và tiền tệ đồng bộ giải quyết dứt điểm và triệt để những khoản nợ khó đòi của các ngân hàng Nhật Bản và chấm dứt giảm phát. Mức lạm phát của Nhật Bản là -0,1% năm 2002, so với mức -0,7% năm 2001 và -0,8% năm 2000. Sau nhiều năm quẩn quanh bên đáy vực, nền kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu phục hồi vào năm 2003. IMF đánh giá GDP tăng 2%, cao hơn 10 lần so với mức tăng 0,2% năm 2002 và hơn 5 lần so với tăng 0,4% năm 2001. Ba chỉ số kinh tế cơ bản của Nhật Bản là chỉ số giá cổ phiếu, tỷ giá đông yên và giá chứng khoán đều tăng. Kinh tế Nhật Bản đã có sự cải thiện đáng kể nhờ cấu trúc lại công ty, cải thiện đầu tư và tạo được nhiều việc làm. Xuất khẩu tăng dưới tác động của sự tăng trưởng kinh tế Mỹ và Trung Quốc, giúp GDP tăng 0,2%. Các nhà kinh tế cho rằng, sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Mỹ và nhu cầu gia tăng ở châu Á đang tiếp sức cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản. Những chính sách kinh tế của chính phủ Nhật Bản bước đầu đã có hiệu quả và được lòng dân. Tại cuộc họp báo mở đầu một nhiệm kỳ mới, Thủ tướng Nhật Bản, ông J. Koizumi tuyên bố tiếp tục công cuộc cải cách kinh tế để đưa kinh tế Nhật Bản tăng trưởng, giảm bớt một số quy định phiền hà và tư nhân hóa một số tổ chức kinh tế như bưu điện và hệ thống đường cao tốc, hạn chế chi tiêu chưa cần thiết. Tuy vậy, theo nhận định của các nhà kinh tế, những gì mà Nhật Bản đang phải đương đầu không chỉ là sự điều chỉnh mang tính chu kỳ mà là cả một sự quá độ qua trọng mang tính lịch sử, một kỷ nguyên của “sự điều chỉnh hợp chất” kinh tế xã hội, không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn đến cả hệ thống chính trị và xã hội nói chung. IV. KINH TẾ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) Đầu tầu kinh tế Liên minh châu Âu tuy không lao vào vòng xoáy của cuộc suy thoái như Nhật Bản, nhưng mức tăng trưởng của khu vực này cũng giảm mạnh. IMF, OECD và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đánh giá, tăng trưởng GDP của EU chỉ đạt 1,1% năm 2002, giảm 0,6% so với mức tăng 1,7% năm 2001 và 2,5% so với mức tăng 3,6% năm 2000. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực đồng EURO là 0,75%. Theo IMF, tình hình kinh tế khu vực đồng EURO năm 2002 là “đáng thất vọng”, và khu vực này đã đóng góp thêm vào những mối lo ngại sẽ xảy ra sự suy thoái kép của thế giới với hoạt động kinh tế có vẻ đã mất đà sau sự phục hồi đầy hứa hẹn vào đầu năm 2002. ECB đưa ra những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế là do sự phát triển chậm lại của nền kinh tế thế giới. Xuất khẩu - một yếu tố quan trọng dẫn đến tăng trưởng cũng bị chững lại và điều này dẫn đến giảm sút đầu tư. Thêm vào đó, những vụ bê bối kế toán công ty và các thị trường chứng khoán sụp đổ cũng làm xói mòn lòng tin. Tăng trưởng kinh tế của các nước lớn trong EU đều bị giảm sút mạnh. Trục Đức-Pháp là đầu tầu kinh tế của khu vực này đều gặp rất nhiều khó khăn, thâm hụt ngân sách lớn. Tại Đức, tăng trưởng GDP chỉ đạt 0,2% năm 2002, thấp hơn 0,55% so với mức tăng 0,75% năm 2001 và thấp hơn 2,7% so với mức tăng 2,9% năm 2000. Thâm hụt ngân sách của Đức là 3,7% GDP. Tại nước đầu tầu kinh tế châu Âu này, ngành công nghiệp đang rơi vào suy thoái, nạn thất nghiệp ngày càng trở nên trầm trọng và đi kèm là sự giảm sút trong tiêu dùng. Trong khi đó kinh tế Pháp cũng phát triển chậm lại, GDP tăng 1,2% năm 2002, giảm 0,8% so với mức 2% năm 2001 và giảm 2,3% so với mức 3,5% năm 2000. Thâm hụt ngân sách cũng đáng lo ngại, 2,7% GDP. Pháp gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng trưởng kinh tế chậm lại, gây khó khăn cho thị trường việc làm của EU. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 7,4% năm 2001 lên 7,7% năm 2002, trong đó khu vực đồng EURO tăng từ 8% năm 2001 lên 8,4% năm 2002. Tỷ lệ lạm phát trung bình của 15 nước EU là 2,1% năm 2002, thấp hơn 0,5% so với mức 2,6% năm 2001. Năm 2003 vẫn là năm “ảm đạm” của nền kinh tế EU. Tăng trưởng kinh tế của EU năm 2003 chỉ đạt 0,8%, giảm 0,3% so năm 2002, trong đó khu vực đồng EURO đạt mức tăng trưởng kinh tế 0,5% giảm 0,25% so với năm 2002. Vấn đề thất nghiệp vẫn tiếp tục gây đau đầu cho các nhà lãnh đạo EU. Năm 2003, thất nghiệp chiếm 8,1% lực lượng lao động trong toàn EU, tăng 0,4% so với mức tăng 7,7% năm 2002. Trong đó, khu vực đồng EURO tăng lên 9,1% năm 2003. Thâm hụt ngân sách của 15 nước EU gia tăng với mức 2,7% so với mức 1,9% năm 2002. V. KINH TẾ KHU VỰC CHÂU Á Theo IMF, mặc dù các nền kinh tế châu Á phải đối mặt với những cú sốc bất ngờ: khủng hoảng của thời hậu chiến I-rắc, sự bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS), sự định trệ sâu nhất và dài nhất của khu vực điện tử toàn cầu, song tốc độ tăng tưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á vẫn đạt mức cao nhất thế giới. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đánh giá, tăng trưởng kinh tế của châu Á năm 2003 đạt 5,7% (con số của IMF là 6,4%), mặc dù chỉ tăng hơn một chút so với mức tăng 5,6% năm 2002, song tăng mạnh hơn 0,4% so với dự đoán đưa ra hồi tháng 42003. Tại Đông Á và Thái Bình Dương, tăng trưởng kinh tế đạt 6,7% so với mức 6,1% năm 2002. Trong đó, kinh tế các nước Asean tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP khá cao 4,5% so với mức tăng 4,1% năm 2002: Thái Lan đạt tốc độ tăng GDP 6%, Inđônêxia 3,5%, Malaixia 4,2%, Phillipin 4%. Riêng các NIE châu Á đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế kém nhất trong khu vực, GDP bình quân chỉ tăng 2,2%, mặc dù cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng -0,9% năm 2001, song lại thấp hơn 2 lần so với mức tăng 4,7% năm 2002: Xingapo do bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh SARS nên tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 1%, vượt qua mục tiêu chính thức, nhưng tỉ lệ thất nghiệp lại ở mức cao nhất trong hơn 20 năm qua, khoảng 5%; Hàn Quốc phải đối phó với tình trạng khan hiếm tín dụng, các cuộc bãi công trên toàn quốc và thiên tai nên GDP chỉ tăng 3,1%; Kinh tế Hồng Kông rơi vào tình trạng suy thoái với GDP tăng 2,1%. Các nước Nam Á đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5,5%. Trong đó, kinh tế Ấn Độ vững mạnh và vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Trong các nền kinh tế châu Á, Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất. Phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, ông Ngô Bang Quốc đánh giá Trung Quốc vẫn duy trì được động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Mặc dù bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch viêm đường hô hấp cấp, nhưng những nhân tố cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc vẫn không thay đổi. Năm 2003, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn đạt mức cao 8,5% và đứng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương. Các ngành công nghiệp trụ cột như công nghiệp chế tạo thiết bị thông tin điện tử, cơ điện, chế tạo máy, chế tạo phương tiện giao thông vận tải... tăng trưởng nhanh và đóng góp tới 50,7% đối với toàn bộ ngành công nghiệp nói chung. Điều đó cho thấy, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đang bước vào thời kỳ mới “công nghiệp nặng hóa” của công nghiệp hóa. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp trụ cột và ngành kinh doanh bất động sản, có liên quan mật thiết với sự nâng cấp cơ cấu tiêu dùng và cơ chế của thị trường trong nước. Đây sẽ là nguồn lực chủ yếu để kinh tế Trung Quốc tăng trưởng liên tục bền vững trong mười năm tới. Kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc tiếp tục gia tăng. Trong ba quý đầu năm 2003, xuất khẩu tăng 32,2% đạt 308 tỷ USD, nhập khẩu tăng 40,5% đạt 299 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2002. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tính tới cuối tháng 9 đã lên tới 383,9 tỷ USD, tăng 97,5 tỷ USD so với đầu năm. Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc đã giúp cho kinh tế châu Á tiếp tục dẫn đầu thế giới. Tuy vậy, vấn đề đối với châu Á hiện nay là châu Á phải cải cách cơ cấu kinh tế ở từng nước cho phù hợp với tự do đầu tư và thương mại; tăng cường hỗ trợ và bổ sung cho nhau; đẩy mạnh thương mại trong và ngoài khối. Như vậy có thể thấy, nền kinh tế thế giới trong những năm qua đã trải qua nhiều biến động khó lường. Năm 2001 và 2002 là hai năm tụt dốc của nền kinh tế thế giới đặc biệt là của ba trung tâm kinh tế lớn: Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu, từ năm 2003 nền kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc và phục hồi trở lại. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế ở mỗi quốc gia và khu vực rất khác nhau, tạo nên bức tranh toàn cảnh của kinh tế thế giới với những gam mầu sáng đa dạng. Đài Loan là một nền kinh tế hướng ngoại, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khi Đài Loan đã trở thành thành viên WTO thì cũng không tránh khỏi những tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế. Tác động này được thể hiện rõ nét qua tốc độ tăng trưởng của kinh tế Đài Loan trong những năm qua. CHƯƠNG II KINH TẾ ĐÀI LOAN TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế Đài Loan lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng: sản xuất đình đốn, hàng hóa khan hiếm, tốc độ lạm phát cao chưa từng thấy, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Năm 1948, sản xuất nông nghiệp chỉ đạt 59% so với năm 1941, không đủ cung cấp lương thực cho người dân trên đảo 2. Sản xuất công nghiệp còn bi đát, trì trệ hơn nhiều. Các ngành công nghiệp nặng không có điều kiện phát triển đã đành, các ngành công nghiệp nhẹ truyền thống cũng rơi vào tình trạng thụt lùi hoặc dậm chân tại chỗ. Tỷ lệ lạm phát là thử thách lớn nhất đối với Đài Loan khi đó. Theo thống kê, khối lượng tiền do Ngân hàng Đài Loan phát hành vào năm 1946 là 5,3 tỷ; năm 1947: 17,1 tỷ; năm 1948: 142 tỷ và năm 1949 là 527 tỷ Đài tệ 3. Nền kinh tế Đài Loan khi đó được ví như một cơ thể ốm yếu, chênh vênh bên bờ vực thẳm, chỉ đôi chút sai lầm là vô phương cứu vãn. Sau khi rời đại lục ra lập chính quyền tại Đài Loan vào tháng 12-1949, chính quyền Quốc Dân đảng đã thực thi chính sách khôi phục và phát triển kinh tế đúng đắn, đưa Đài Loan thoát khỏi đói nghèo, vươn dậy mạnh mẽ và trở thành một trong những nền công nghiệp mới phát triển vào thập kỷ 70 thế kỷ XX. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Đài Loan đã tích cực thực hiện chiến lược 2 3 Chương Thắng Nham: Lịch sử khai phát Đài Loan. Đại học Không Trung (Đài Loan), 1996, tr.30. Ngô Vinh nghĩa: Sách lược phát triển công nghiệp Đài Loan. Hội nghiên cứu quốc tế về phát triển kinh tế xã hội người Hoa, 1986, tr.120. quốc tế hóa, từng bước hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế toàn cầu. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng tạo nên “kỳ tích” kinh tế Đài Loan. Có thể nói, với chính sách hướng ngoại thiết thực, đầy hiệu quả, nền kinh tế Đài Loan đã có sự chuẩn bị khá kỹ càng trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, phù hợp với những yêu cầu nghiêm ngặt của tổ chức này. I. CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐÀI LOAN TỪ NĂM 1949 ĐẾN NĂM 2002 Những thành quả mà Đài Loan giành được trong lĩnh vực kinh tế đã chứng minh rõ tính đúng đắn, sáng tạo của hệ thống chính sách được thực thi suốt chặng đường dài một phần hai thế kỷ, trước khi khu vực này chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới. Có thể khẳng định, chính quyền Đài Loan không chỉ xác định đúng đắn chiến lược phát triển kinh tế lâu dài, mà còn định ra những bước đi cũng hết sức hợp lý trong mỗi thời kỳ, phù hợp với yêu cầu và trình độ xây dựng kinh tế - xã hội từng giai đoạn. Nhìn lại hệ thống chính sách kinh tế được áp dụng ở Đài Loan, chúng ta có thể nhận thấy chính quyền Đài Loan đã thành công ở chỗ biết căn cứ vào những đặc điểm cơ bản nhất, những điểm mạnh có thể khai thác, tạo cơ sở chắc chắn cho mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế trong từng giai đoạn; đồng thời Đài Loan còn biết khai thác tối đa những kết quả đã đạt được trong giai đoạn trước để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn sau. Sau đây chúng tôi xin trình bày và phân tích các chính sách phát triển kinh tế Đài Loan từ sau năm 1949 đến trước ngày gia nhập WTO. 1. Khôi phục và ổn định kinh tế (1949-1953) Đứng trước tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của nền kinh tế sau chiến tranh, chính quyền Quốc Dân đảng xác định cần tiến hành một số biện pháp cải cách nhằm mục tiêu quan trọng trước hết là phục hồi nền kinh tế, đưa Đài Loan thoát khỏi nguy cơ sụp đổ. Hai nội dung cải cách quan trọng nhất được thực hiện trong giai đoạn này là: 1.1. Cải cách ruộng đất Đài Loan là khu vực kinh tế nông nghiệp, vì thế ruộng đất là khâu cực kỳ quan trọng, cần được giải quyết căn bản ngay từ giai đoạn đầu. Trong thời kỳ Nhật Bản thống trị, ruộng đất chủ yếu tập trung trong tay người Nhật và giai cấp địa chủ Đài Loan (chiếm tới 77,6%)4. Để đặt nền móng cho sự phát triển nông nghiệp, chính quyền Đài Loan đã tiến hành cải cách ruộng đất, bắt đầu từ năm 1949 và cơ bản hoàn thành vào năm 1953. Cuộc cải cách ruộng đất ở Đài Loan được chia làm 3 bước: Bước thứ nhất: giảm tô 375 Trước khi Tưởng Giới Thạch đem quân từ đại lục ra nắm chính quyền, người nông dân Đài Loan hàng năm phải nộp tô từ 50-70% sản lượng lương thực thu hoạch trên mảnh ruộng cày thuê cho địa chủ. Với chủ trương giảm gánh nặng sưu thuế cho nông dân, chính quyền Đài Loan quy định mức thu tô nhất loạt không được vượt quá 37,5% tổng sản lượng thu hoạch nông phẩm chính vụ; những nơi đang có mức thu tô thấp hơn tỷ lệ đó không được điều chỉnh cao 4 Lí Nhân, Lí Tùng Lâm (chủ biên): Bốn mươi năm Đài Loan. Nxb Nhân dân Sơn Tây, 1992, tr.66. hơn. Tính đến năm 1952 đã có trên 29% đất canh tác được giảm tô, với 43% số nông dân có cuộc sống được cải thiện hơn rất nhiều5. Bước thứ hai: phóng lĩnh đất công Tính đến năm 1952, diện tích đất công ở Đài Loan có khoảng 181 ngàn héc-ta, xấp xỉ 21% tổng diện tích đất canh tác toàn đảo 6. Nhằm từng bước xác lập quyền sở hữu ruộng đất của người nông dân, tháng 6-1951, chính quyền Đài Loan ban hành văn bản “Biện pháp phóng lĩnh đất công cho nông dân tự canh”, với nội dung cụ thể như sau: ngoài những phần đất cần giữ lại vì mục đích bảo vệ nguồn nước hoặc xây dựng công trình công cộng, số còn lại sẽ bán cho nông dân; giá đất bán được tính bằng giá trị sản phẩm thu hoạch cả năm trên mảnh ruộng đó nhân với 2,5; người mua đất trả tiền trong 10 năm, định kỳ mỗi năm 2 lần, sau khi trả đủ tiền, quyền sở hữu ruộng đất thuộc về người mua. Từ năm 1951 đến năm 1964, chính quyền Đài Loan đã bán 110 ngàn ha ruộng cho 246 ngàn hộ nông dân, bình quân mỗi hộ được quyền sử dụng 0,49 ha. Bước thứ ba: thực hiện người cày có ruộng Đây là mục tiêu cuối cùng, cũng là mục tiêu đích thực của công cuộc cải cách ruộng đất. Tháng 1-1953, chính quyền Đài Loan công bố “Điều lệ thực hiện người cày có ruộng”, với 3 nguyên tắc cơ bản: đưa lại ruộng đất cho nông dân; chiếu cố lợi ích của địa chủ và chuyển vốn bán ruộng của địa chủ vào các ngành sản xuất công nghiệp trọng điểm. Giá bán đất và kỳ hạn trả tiền được áp dụng như quy định “phóng lĩnh đất công”. Giá đất địa chủ bán cho chính 5 6 Cao Hy Quân, Lí Thành (chủ biên): Bốn mươi năm kinh nghiệm Đài Loan. Nxb , Hà Nội 1992, tr.97. (sách dịch) Lí Nhân, Lí, Tùng Lâm (chủ biên): Bốn mươi năm Đài Loan. Nxb Nhân dân Sơn Tây, 1992, tr.69.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan