Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 giải toán về đơn vị đo độ dài...

Tài liệu Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 giải toán về đơn vị đo độ dài

.PDF
19
74
129

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 3 GIẢI TOÁN VỀ ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI Người thực hiện: Đỗ Thị Thu Chức vụ: P. Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thọ Lập - Thọ Xuân SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Toán THANH HÓA NĂM 2016 MỤC LỤC 1 I. Mở đầu II. Nội dung 1. Cơ sở lý luận Trang 3 Trang 5 Trang 5 2. Thực trạng về công tác dạy và học phần đơn vị Trang 7 đo độ dài ở trường Tiểu học … 3. Các biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán về Trang 8 đơn vị đo độ dài 4. Kết quả III. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận 2. Kiến nghị Trang 16 Trang 17 Trang 17 Trang 18 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2 Vấn đề giáo dục và đào tạo được Đảng ta coi đó là chiến lược nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vì mục tiêu: " Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng vạch rõ: " Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bôì dưỡng nhân tài". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: " Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững". Sự nghiệp giáo dục có nhiệm vụ đào tạo ra các thế hệ công dân mới, đầy đủ tài năng, phẩm chất và bản lĩnh để đưa đất nước ra khỏi tình trạng đói nghèo, tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của thế giới, không thể thiết kế chiến lược con người nếu không đặt giáo dục đúng vị trí của nó trong đời sống xã hội hội hiện đại. Trong hệ thống giáo dục Quốc dân, giáo dục Tiểu học giữ một vai trò quan trọng, nó là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục Quốc dân, trực tiếp đảm nhiệm việc giáo dục từ lớp 1 đến lớp 5 cho trẻ từ 6 đến 14 tuổi, hình thành ở học sinh cơ sở ban đầu rất trọng yếu cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được điều đó thì giáo dục Tiểu học phải xây dựng được một môi trường giáo dục thân thiện giữa nhà trường, gia đình và xã hội đồng thời phải thực hiện tốt, có chất lượng nội dung, chương trình tất cả các môn học toán, tiếng việt, tự nhiên xã hội , thể dục.... Trong các môn học ở Tiểu học, Toán là môn học có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển những phẩm chất của người học sinh như: tính kiên trì, tính nhẫn nai, tính cẩn thận, ý thức vượt khó,… Mặt khác Toán là môn học không thể thiếu để phát triển một nhân cách toàn diện, bởi lẽ các kiến thức môn toán đều được ứng dụng nhiều trong thực tiễn cuộc sống. Một trong những ứng dụng quan trọng của môn toán trong thực tiễn cuộc sống là đơn vị đo độ dài. Để đơn vị đo độ dài được ứng dụng tốt trong cuộc sống đòi hỏi người ứng dụng phải nắm vững các đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo độ dài, biết được mối quan hệ giữa các đơn vị, biết so sánh các đơn vị đo độ dài cũng như thực hiện các phép tính với số đo độ dài, ước lượng được các đơn vị đo. Toàn bộ nội dung ứng dụng này đều nằm trong chương trình môn toán lớp 3. Do đó đòi hỏi người giáo viên dạy lớp 3 ở các trường Tiểu học phải biết biến các nội dung, kiến thức về đơn vị đo độ dài trong sách giáo khoa thành kiến thức của mỗi học sinh. Thực tế cho thấy rằng: Hiện nay, đa số giáo viên đã áp dung đổi mới phương pháp giảng dạy đã biết cách tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng mang lại kết quả cao song cũng vẫn còn bộ phận nhỏ giáo viên chưa áp dụng đổi mới phương pháp, dạy phần này còn lúng túng, qua loa đại khái nhất là phần hình thành biểu tượng về đại lượng và đơn vị đại lượng. Chưa giúp học sinh nắm vững kiến thức đặc biệt là chưa quan tâm hướng dẫn học sinh cách giải các bài tập về đơn vị đo độ dài. Từ đó dẫn đến học sinh đổi các đơn vị đo độ 3 dài chưa chính xác, còn nhầm lẫn. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã nghiên cứu đề tài : " Giúp học sinh lớp 3 giải toán về đơn vị đo độ dài " 2. Mục đích nghiên cứu Nâng cao chất lượng của HS trong giải toán về đơn vị đo độ dài ở chương trình toán lớp 3. Từ đó giúp các em ứng dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến các đơn vị đo độ dài. 3. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp hướng dẫn học sinh giải toán về đơn vị đo độ dài 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận, thực tiễn - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu - Phương pháp thực nghiệm II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. 1.1 Vị trí của môn toán ở tiểu học 4 Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn Tiếng việt, môn toán có vị trí rất quan trọng : Toán học với tư cách là một khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện đại, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt và lao động. Đó cũng là một công cụ rất cần thiết để học các môn khác và tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có nhiều khả năng để phát triển tư duy lôgic, tư duy thuật giải, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích và tổng hợp, so sánh, dự đoán chứng minh và bác bỏ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện, chính xác. Nó có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong việc hình thành và rèn luyện nền nếp, phong cách và tác phong làm việc khoa học rất cần thiết trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt như cần cù, nhẫn nại, ý thức vượt khó khăn. 1.2 Mục tiêu của việc dạy toán ở Tiểu học. Giáo dục toán học ở bậc tiểu học nhằm giúp học sinh: - Có những tri thức cơ sở ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng cơ bản , yếu tố đại số, hình học và thống kê đơn giản. - Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống - Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy đặc biệt là năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học toán, góp phần hình thành bước đầu phương pháp học tập và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động. - Môn toán cũng như các môn học khác góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất, các đức tính cần thiết của người lao động mới. 1.3 Mục tiêu của việc dạy phần đơn vị đo độ dài - toán 3 Dạy học phần đơn vị đo độ dài toán 3 nhằm giúp học sinh: - Có hiểu biết ban đầu về hệ thống đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thường gặp - Biết sử dụng các dụng cụ đo độ dài để đo độ dài và biết ước lượng các độ dài (trong trường hợp đơn giản). 1.4 Nội dung phần đơn vị đo độ dài toán 3. Nội dung giảng dạy đơn vị đo độ dài các em đã được làm quen ở lớp 1và lớp 2, đến lớp 3 các em được học: - Đề - ca - mét, héc - tô - mét. - Bảng đơn vị đo độ dài . - Luyên tập. - Thực hành đo độ dài 1.5 Phương pháp giảng dạy 5 Dạy học ở lớp 3 trước hết phải theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. Giáo viên là người hướng dẫn tổ chức, học sinh là người tự tìm ra và chiếm lĩnh kiến thức.Căn cứ vào mỗi bài dạy mà giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. Trước khi dạy một bài nào đó giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài, lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. Trong quá trình lên lớp giáo viên cần tổ chức hoạt động học tập, thường xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua việc biết thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới với kiến thức đã học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn giúp đỡ. Việc dạy học đơn vị đo độ dài trong chương trình toán lớp 3 được tiến hành theo các bước sau : a, Hình thành biểu tượng về đơn vị đo độ dài. Ở tiểu học nói chung, lớp 3 nói riêng, các khái niệm toán học không được xây dựng bằng định nghĩa. Các biểu tượng về đơn vị đo độ dài được hình thành bằng cách mô tả, thao tác trên vật trên cơ sở đó tìm ra cái chung nhất, đặc trưng cho độ dài. Chẳng hạn đặc tính "dài, ngắn" của các vật biểu thị cho độ dài của chúng. Trên cơ sở đó giới thiệu đơn vị đo độ dài nhằm đo đạc, so sánh, tính toán giá trị của đơn vị độ dài đó. Ở lớp 3 học sinh được giới thiệu hai cách đo: Cách đo trực tiếp và cách đo gián tiếp. Phép đo trực tiếp được tiến hành nhờ các dụng cụ đo thích hợp, phép đo gián tiếp được tiến hành nhờ việc tính toán theo qui tắc. b, Thực hiện các thao tác kỹ thuật đo, rèn luyện khả năng ước lượng đo. Giáo viên cần hướng dẫn dụng cụ đo như thước, các thao tác đo cần được hướng dẫn theo qui trình đo hợp lý, động thời kết hợp với việc thực hành ước lượng số đo độ dài, đọc và ghi kết quả đo. c, Thực hiện chuyển đổi đơn vị đo và tính toán trên số đo. Khi dạy các đơn vị đo độ dài giáo viên cần làm cho học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong hệ thống các đơn vị thường dùng được ghi trong bảng đơn vị đo. Việc chuyển đổi đơn vị đo độ dài thường được tiến hành nhờ bảng đơn vị đo độ dài hoặc bằng cách tính toán. Việc chuyển đổi các đơn vị đo thường được tiến hành theo các dạng thức : Lớn nhỏ ; Nhỏ Lớn Danh số đơn danh số đơn Danh số phức Danh số đơn Các đơn vị đo độ dài học sinh được học từ lớp 1- 2, đơn vị đo độ dài được gắn liền với đời sống hàng ngày của các em, góp phần hoàn thiện các biểu tượng không gian cho học sinh. Khi dạy một đơn vị đo độ dài nào đó trước hết giáo viên cần giúp học sinh có biểu tượng về đơn vị đó, hiểu rõ mối quan hệ giữa đơn vị đó với các đơn vị khác, biết đo, biết ước lượng và làm tính với các số kèm đơn vị đo. Giáo viên không nên nóng vội vì không phải mọi học sinh đều có biểu tượng đúng và đầy đủ về các đơn vị đo độ dài ngay tại lớp học hoặc ngay 6 trong những ngày đầu làm quen với các đơn vị kiến thức. Kiến thức kỹ năng sẽ được hoàn thiện dần trong quá trình học tập và tiếp xúc với cuộc sống của học sinh. Vì vậy khi giải quyết các bài tập giáo viên cần bình tĩnh, hướng dẫn các em từ từ học sinh sẽ làm bài một cách trôi trảy. 2. Thực trạng về công tác dạy và học phần đơn vị đo độ dài ở trường tiểu học . Trong mấy năm gần đây công tác dạy và học môn toán nói chung, phần đơn vị đo độ dài cho học sinh lớp 3 nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong mỗi năm học của nhà trường.Chính vì vậy trong năm học Ban giám hiệu nhà trường đã luôn luôn quan tâm đến công tác chỉ đạo chuyên môn. Nhà trường đã xác định muốn có học sinh giỏi toàn diện thì chất lượng mônToán và môn Tiếng việt là quan trọng hàng đầu. Học sinh giỏi Toán thì khả năng giỏi Tiếng việt sẽ cao hơn học sinh giỏi Tiếng việt mà cũng giỏi toán.Do đó khâu chỉ đạo giảng dạy môn toán được nhà trường xếp vào số 1 trong các môn học đang dạy tại trường. Nhà trường đã tổ chức cho các khối lớp giảng dạy theo đúng qui định.Hàng tuần,tháng tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm, kiểm tra đáng giá chặt chẽ. Thực hiện giao khoán chất lượng chặt chẽ, động viên kịp thời những HS, GV có nhiều thành tích. Theo hướng chỉ đạo của nhà trường, đội ngũ giáo viên cũng đã xác định được vai trò quan trọng của người thầy giáo trong việc giảng dạy môn toán cũng như giảng dạy phần đơn vị đo độ dài ở mỗi lớp. Đội ngũ giáo viên được phân công giảng dạy lớp ở tất cả các lớp đều bắt tay vào nhận nhiệm vụ một cách nghiêm túc. Giáo viên đã tích cực trong việc sử dụng đồ dung, đổi mới phương phương pháp dạy học. Đã biết cách tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng mang lại kết quả. Đặc biệt là việc giảng dạy kiến thức về số đo độ dài cho học sinh lớp 3, giáo viên đã biết hình thành biểu tượng về đơn vị Đề - ca- mét, Héc - tô - mét, hoàn thiện bảng đơn vị đo độ dài cho học sinh và qua đó đã giúp học sinh giải quyết phần bài tập một cách dễ dàng. Song phần đơn vị đo độ dài do thời lượng giảng dạy ít chỉ có 5 tiêt/năm, kiến thức không nặng, không nhiều nên vẫn còn bộ phận nhỏ giáo viên chưa dành nhiều thời gian, chưa tâm huyết giảng dạy phần này, chưa áp dụng đổi mới phương pháp, dạy phần này còn lúng túng, qua loa đại khái ít thực hành, nhất là phần hình thành biểu tượng về đơn vị Đề - ca- mét, Héc - tô - mét. Chưa hướng dẫn cụ thể các thao tác đo cho học sinh, chưa chú ý đến hướng dẫn học sinh chuyển đổi các đơn vị đo đặc biệt là chưa quan tâm hướng dẫn học sinh cách giải các bài tập về đơn vị đo độ dài. Từ đó dẫn đến học sinh đổi các đơn vị đo độ dài chưa chính xác, còn nhầm lẫn, chất lượng giảng dạy chưa cao. Phần đa học sinh ngoan chịu khó, chăm chỉ học tập, các em rất yêu môn toán. Đồ dùng, sách vở của các em rất đầy đủ. Thời gian hàng ngày ngoài việc học trên lớp về nhà các em học toán cũng nhiều hơn tiếng việt. các đơn vị đo độ dài đã học ở lớp 1, 2 đa phần các em đều nắm vững. Tuy nhiên cũng có một số em khi hỏi về đơn vị đo độ dài đã học các em không nhớ. Từ đó tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng 7 Đề khảo sát trước khi áp dụng đề tài Thời gian : 15 phút (không kể phát đề) Bài 1 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 1 dm = ...cm 1000mm = ...m 1km = ...m ...m = 1km Bài 2 : Tính 13m + 15m = 66km - 24km = 5km x 3 = 18m : 3 = Bài 3 : Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. 60cm + 40cm .... 1m 300cm + 53cm .... 300cm + 57cm 1km .... 900m Sau khi chấm bài thu được kết quả sau: Kết quả khảo sát Tổng số Điểm 9,10 học sinh SL % Điểm 7,8 SL Điểm 5,6 % SL Điểm dưới 5 % SL % 25 3 12 5 20 13 52 4 16 Qua bảng 1, tôi nhận thấy: Nhiều em làm bài rất tốt tuy nhiên cũng còn một số em chưa nắm được qui tắc chuyến đổi đơn vị đo độ dài nên đổi còn sai do các em chưa nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng. Học sinh sai nhiều ở dạng bài đổi đ ơn v ị đo v à phần so sánh các đơn vị đo. Việc học sinh không nắm vững các đơn vị đo và mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng có nhiều nguyên nhân. Có thể là do giáo viên dạy chưa đến nơi đến chốn cũng có thể do năng lực của học sinh còn hạn chế. Cho dù nguyên nhân nào đi chăng nữa nhưng khi học sinh không nắm được bài sẽ gây đến hậu quả khôn lường : Một là các em sẽ hổng kiến thức khi học lên lớp trên; Hai là ra ứng dụng trong thực tế sẽ bị sai lệch. Từ thực trạng trên, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu tìm ra giải pháp để hạn chế những sai lầm của học sinh khi tiếp xúc với dạng bài tập này. 3. Các biện pháp giúp học sinh giải toán về đơn vị đo độ dài 3.1. Biện pháp 1. Giúp học sinh nắm vững các đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa chúng Như chúng ta đã biết các dạng bài tập về đo độ dài, được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ các bài tập đổi đơn vị đo độ dài đơn giản để củng cố lý thuyết rồi nâng cao dần đến các bài tập đổi đơn vị đo phức tạp. Vì vậy để học sinh đổi đơn vị đo độ dài một cách thành thạo thì giáo viên cần phải giúp học sinh: 8 - Nắm vững cách gọi tên, viết tắt của từng đơn vị đo độ dài, lập được bảng đơn vị đo độ dài - Nắm vững được quan hệ giữa một số đơn vị thường gặp - Xác định loại bài và biết cách chuyển đổi đơn vị đo. * Để giúp học sinh nắm vững các đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa chúng thì trong quá trình giảng dạy, tôi đã hình thành các biểu tượng độ dài cho học sinh rất cụ thể rõ ràng cho học sinh biết được tên gọi, cách viết tắt của đơn vị đo độ dài mới là : Đề - ca - mét và Héc - tô - mét. Đồng thời hình thành đơn vị đo độ dài này thông qua mối quan hệ giữa đơn vị Đề - ca - mét với đơn vị mét 1dam = 100m. Mối quan hệ giữa : Héc - tô - mét với Đề - ca - mét và với đơn vị mét 1hm = 10dam; 1hm = 100m - Ngoài ra tôi còn cho học sinh ước lượng khoảng cách giữa hai đầu hè lớp học là 1 dam, khoảng cách từ cổng trường đến lớp học là 1hm ( 100m) điều này làm cho học sinh có cảm nhận thực sự về đơn vị đo mới là dam, hm. Cho học sinh nhắc lại nhiều lần về tên gọi, viết tắt của hai đơn vị đo mới học Đề - ca mét, Héc - tô - mét để các em làm bài tập thật tốt. - Đối với bảng đơn vị đo độ dài tôi đã giúp học sinh nắm vững và biết đọc các đơn vị đo trong bảng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ và ngược lại đồng thời cho học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề cũng như các đơn vị đo thông dụng. 3.2. Biên pháp 2 . Phân loại các bài tập về đơn vị đo độ dài Để rèn luyện kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh, giáo viên cần phân loại bài tập để hướng dẫn học sinh làm bài có hiệu quả. Theo tôi có thể chia các bài tập phần này thành 4 dạng như sau: Dạng 1 : Bài tập về đổi số đo độ dài ( Có 2 hình thức) : Hình thức thứ nhất : Đổi số đo độ dài có một đơn vị đo sang số đo độ dài có một đơn vị đo. Hình thức thứ hai: Đổi số đo độ dài có hai đơn vị đo sang số đo độ dài có một đơn vị đo. Dạng 2 : Bài tập về so sánh số đo độ dài Dạng 3 : Bài tập về thêm bớt, tăng giảm số đo độ độ dài Dạng 4 : Bài tập về thực hành đo độ dài Việc phân loại bài tập này là rất cần thiết, nó mang tính khoa học, khát quát nhằm giúp giáo viên tìm ra cách làm chung cho từng dạng, để hướng dẫn học sinh làm dễ dàng hơn. Giúp học sinh nắm chắc cách làm của từng loại. Khi gặp một bài tập bất kỳ, các em chỉ cần xem xét xem nó thuộc dạng nào để có cách làm phù hợp, không lẫn giữa cách làm dạng này với dạng khác. 3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập về đơn vị đo độ dài Dạng 1 : Bài tập về đổi đo vị đo độ dài 9 Đối với dạng bài tập này, giáo viên cho học sinh nhớ lại bảng đơn vị đo độ dài, tên gọi, cách viết tắt của từng đơn vị đo, mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề đơn vị lớn bằng 10 lần đơn vị bé, dạng bài tập này có rất nhiều cách chuyển đổi. Chẳng hạn: Hình thức thứ nhất: Đổi số đo độ dài có một đơn vị đo sang số đo độ dài có một đơn vị đo Ví dụ1 : 1 hm = .... m GV hướng dẫn học sinh : Nhớ lại tên gọi "hm" gọi là héc - tô - mét và 1hm = 100 m Như vậy ta chỉ việc điền vào chỗ chấm 100. Ta có 1hm = 100m Ví dụ 2 : 4 dam = ... m Đối với bài này học sinh không thể điền ngay kết quả được, giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm nh ư sau : 4 dam = 1 dam x 4 1 dam = 10 m 4 dam = 10 m x 4 = 40 m Vậy điền 40 vào dấu chấm. Ta có 4 dam = 40 m Vídụ3: 8 hm = ....m Hướng dẫn học sinh làm như sau : 8 hm = 1hm x 8 1 hm = 100 m 8 hm = 100 m x 8 = 800 m Vậy điền 800 vào dấu chấm . Ta được 8 hm = 800 m Khi học sinh đã hiểu rõ bản chất phép đổi thì khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé liền kề ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó vì đơn vị lớn bằng 10 lần đơn vị bé liền kề . Chẳng hạn : 7 km = .... hm . Hướng dẫn học sinh làm như sau: Ta nhận thấy đơn vị hm là đơn vị liền km và bé hơn km nên ở bên phần dấu chấm ta viết 7 và thêm một chữ số 0 vào bên phải 7 Ta có : 7 km = 70 hm Giáo viên biểu thị cho học sinh phân tích bằng lược đồ sau để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu: 7 km = 7 0 hm km hm Hoặc giáo viên có thể hướng dẫn học sinh “ Mẹo tính” là : Đếm từ trái sang phải theo thứ tự bảng đơn vị đo độ dài 7 là km, thiếu đơn vị hm ta viết thêm số 0 vào bên phải số 7 Vậy 7 km = 70 hm Hình thức thứ hai: Đổi số đo độ dài có hai đơn vị đo sang số đo độ dài có một đơn vị đo. Ví dụ : 3 m 2 cm = … cm 10 Cách 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh làm như sau: 3 m 2 cm = 3m + 2cm 3 m = 100 cm x 3 = 300 cm 3 m 2 cm = 300 cm + 2 cm = 302 cm Vậy điềm 302 vào chỗ chấm . Cách 2 : Dùng bảng . 3 m 2 cm = ... cm Giáo viên hướng dẫn học sinh làm như sau: + Bước 1 : Kẻ bảng Xác định khung các đơn vị cần đổi. Đối với bài này có 2 đơn vị đo là mét và xăng- ti -mét cần đổi ra đơn vị xăng- ti - mét. Trong bảng đơn vị đo độ dài thì từ đơn vị mét muốn đổi sang đơn vị xăng - ti -mét ta phải qua đơn vị đề - xi - mét (đề - xi - mét là đơn vị nằm giữa đơn vị mét và xăng - ti - mét. Vậy bảng có ba đơn vị đo lần lượt là m, dm, cm + Bước 2 : Viết số Viết số đơn vị đo tương ứng vào các cột trong bảng có 3m ta ghi vào cột m ; dm không có ta viết số 0 vào cột dm; có 2 cm ta viết số 2 vào cột cm + Bước 3 : Đọc kết quả Đọc kết quả trong bảng : Đọc lần lượt các số từ đơn vị đo là mét đến đơn vị đo là xăng - ti - mét . Ghi số mới đọc vào chỗ chấm ở đầu bài như vậy là xong. Ta được 302 cm . Viết 302 vào chỗ chấm. Ta có bảng hoàn chỉnh như sau: m dm cm 3 0 2 3 m 2 cm = 302 cm Đối với việc dùng bảng giáo viên cần hướng dẫn học sinh: + Xác định khung các đơn vị đổi của toàn bộ bài tập + Xác định yêu cầu bài tập cần đổi ra đơn vị nào (mỗi đơn vị ứng với một hàng, cứ mỗi chữ số hàng tiếp theo gắn 1 đơn vị liền trước nó, nếu thiếu chữ số thì tiếp tục viết chữ số 0 cho đến đơn vị cần đổi) Dạng 2 : So sánh 2 số đơn vị đo độ dài Dạng bài tập này gồm so sánh danh số phức với danh số đơn. Đối với dạng bài tập này, học sinh cần phải thành thạo kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo, sau đó đưa về cùng một đơn vị đo rồi so sánh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm theo 2 cách sau; - Chuyển đổi 2 số đo cần so sánh về cùng một đơn vị đo - Tiến hành so sánh 2 số tự nhiên và rút ra kết luận. Ví dụ: 6m3cm …. 7m Hướng dẫn học sinh đổi cả 6 m 3cm và 7 m sang cùng đơn vị đo là cm Ta có : 6 m 3 cm = 6 m + 3cm 6 m = 100 cm x 6 = 600 cm 6 m 3cm = 600 cm + 3 cm = 603 cm 11 7 m = 100 cm x 7 = 700 cm Ta thấy 603 cm < 700 cm . Vậy 6 m 3cm < 7 m (Điền dấu < vào dấu chấm) Ta được 6 m 3cm < 7 m Dạng 3 : Thêm bớt hoặc tăng giảm độ dài đoạn thẳng. Khi làm bài tập dạng này, giáo viên cần cho học sinh nắm vững các phép tính cộng trừ, nhân chia mà các em đã được học. Khi làm bài tập dạng này, ta cho học sinh cộng trừ nhân chia với các chữ số bình thường sau đó ghi tên đơn vị đo vào sau kết quả tính toán. Đối với dạng bài này học sinh dễ quên không ghi tên đơn vị đo vào kết quả, do đó giáo viên cần nhắc nhở các em ghi đày đủ tên đơn vị đo. Ví dụ 1 : 25 dam + 50 dam = Giáo viên hướng dẫn học sinh làm như sau: Lấy 25 cộng với 50 được 75. Ghi 75 vào kết quả rồi ghi tên đơn vị đo dam vào sau số 75 Ta được 25 dam + 50 dam = 75 dam Ví dụ 2 : 45 dam - 16 dam = Tương tự như trên: Ta lấy 45 - 16 = 29.Viết 29 vào kết quả rồi ghi tên đơn vị dam. Ta được : 45 dam - 16 dam = 29 dam Ví du 3 : 25m x 2 = Tương tự như trên : Ta lấy 25 x 2 = 50. Viết 50 vào kết quả và ghi tên đơn vị đo là mét ta có: 25m x 2 = 50m Ví d ụ 4 : 36 hm : 3 = Tương tự như trên : Ta lấy 36 : 3 = 12. Viết 12 vào kết quả và ghi tên đơn vị đo là héc - t ô - mét Ta c ó : 36hm : 3 = 12 hm Dạng 4 : Thực hành đo độ dài Các bài tập thực hành đo độ dài thực chất là ứng dụng đơn vị đo độ dài trong thực tế. Vì vậy khi hướng dẫn học sinh làm dạng bài tập này giáo viên cần hướng dẫn các em biết cách đo chiều dài các độ vật, biết đọc, viết , biết ước lượng một số đồ vật xung quanh. Để thực hành đo độ dài thật tốt giáo viên cần hướng dẫn các em cách cầm thước, đặt thước để đo. Đặc biệt là cách đọc số đo có hai đơn vị đo. Ví d ụ: Thực hành đo chiều dài cái bàn học ở lớp . Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đăt thước. Ta đặt dọc theo mép của bàn, đầu thước đi từ vạch 0 dến hết cạch bàn, đến chấm mép bàn bên kia. Nhìn vào thước ta đọc được độ dài cái bàn mà ta đo được. Trường hợp độ dài của bàn đo được là độ dài hai đơn vị đo, thì khi đọc kết quả ta đọc đơn vị đo lớn trước, đơn vị đo nhỏ sau. Chẳng hạn : đo chiều dài cái bàn được 1m và lẻ 15 cm thì ta dọc : cái bàn dài 1m15cm. 12 Nếu là bài ước lượng thì giáo viên nên hướng dẫn học sinh ước lượng bằng cách so sánh đơn vị đo cần ước lượng với đơn vị nhỏ hơn hoặc lớn hơn đơn vị đo Ví dụ: Ước lượng gang tay của em dài khoảng bao nhiêu cm? + Ước lượng trực tiếp " Gang tay của em dài khoảng 15 cm" + Ước lượng so sánh : Gang tay của em dài hơn 1dm hay gần bằng 2 dm. Một số thiết kế bài dạy minh họa Tiết 44 : Bảng đơn vị đo độ dài I . Mục tiêu: Giúp HS - Nắm được bảng đơn vị đo độ dài, bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, từ nhỏ đến lớn - Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng - Biết làm các phép tính với số đo độ dài. II. Đồ dùng dạy học. Một bảng kẽ sẵn các dòng, các cột như sách giáo khoa nhưng chưa ghi số , viết chữ ( Bảng mẫu) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài. - Treo bảng phụ đơn vị đo độ dài đã chuẩn bị -Cho học sinh nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học (HS có thể nêu không theo thứ tự nhất - HS nêu: mét, đề - ca - mét, định ) xăng - ti - mét, đề - xi- mét, héc - tô - mét, mi-li - mét, đề - GV viết tên đơn vị theo thứ tự học sinh nêu ca - mét ra bảng lớp ? - là đơn vị mét - Đơn vị đo cơ bản là đơn vị nào? - GV điền chữ "Mét"vào cột giữa của bảng kẽ sẵn, ghi ký hiệu m ở dòng dưới cùng cột đó. - xăng - ti -mét, đề - xi - mét, - Những đơn vị đo nào nhỏ hơn đơn vị mét ? mi - li - mét - Cho HS khác nhận xét, GV kết luận ghi chữ "Nhỏ hơn mét" vào bên phải cột Mét dòng dưới chữ "Nhỏ hơn mét" ghi lần lượt vào ba cột, liền kề m là dm rồi đến cm cuối cùng là mm vào bảng. - Đề - ca - mét, ki - lô - mét, - Những đơn vị đo nào lớn hơn đơn vị mét ? héc - tô - mét. Cho học sinh khác nhận xét GV kết luận rồi ghi " Lớn hơn mét" vào bên trái chữ "Mét " 13 dòng dưới chữ " Lớn hơn mét" ghi lần lượt vào 3 cột, liền kề m là dam, rồi đến hm, ngoài cùng là km *Như vậy ta đã viết đầy đủ tên các đơn vị đo độ dài vào bảng đơn vị đo độ dài - Cho cả lớp đọc 2 lần bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại - Cả lớp đọc theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại - Cá nhân đọc theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại - Cho 2 HS đọc cá nhân 1m = 10dm, 1dm= 10cm - Cho HS nhìn vào bảng và lần lượt nêu lên 1cm = 10mm 1dam = 10m, 1hm = 10 dam quan hệ giữa hai đơn vị liền kề đã biết - Cho HS nhận xét sau đó GV chốt lại và ghi -2HS nhắc lại 1 km = 10 hm vào cột đơn vị tương ứng. - GV giới thiệu thêm 1km = 10 hm và ghi vào - 10 lần cột km trong bảng phụ. Cho 2HS nhắc lại - Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp hơn kém nhau 1km = 1000m bao nhiêu lần ? - Hỏi: 1km bằng bao nhiêu m HS nhận xét, Gv kết luận sau đó ghi vào bảng phụ vào các cột tương ứng là cột km Hỏi 1hm bằng bao nhiêu m? 1 m bằng bao nhiêu cm? 1 m bằng bao nhiêu mm? 1dm bằng bao nhiêu mm? Cách làm tương tự như trên, GV kết luận ghi kết quả vào đơn vị đo tương ứng có trong cột. - Cho 1HS đọc mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài có trong bảng. - Cả lớp đọc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại 2 Thực hành Bài tập 1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm. Yêu cầu HS làm (dòng 1,2,3 SGK) - Yêu cầu HS nhớ lại bảng đơn vị đo độ dài đề làm chứa không được nhìn bảng đã lập sẵn 1hm = 100 m 1m = 100 cm 1m = 1000 mm 1dm = 100 mm - HS đọc - Lớp đọc HS làm bài vào vở 1km = 1hm 1m = 10 dm 1km = 1000m 1m = 100 cm 1hm = 10 dam 1m = 1000 mm - Cho 2 HS làm bảng lớp - Nhận xét chữa chung Bài tập 2 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm Yêu cầu HS làm dòng 1, 2, 3 SGK 14 Đây là dạng bài tập đổi số đo độ dài có một đơn vị đo sang đơn vị đo độ dài có một đơn vị đo Hướng dẫn HS làm như sau: 8hm = ..m Cách 1: Ta có 8hm = 1hm x 8 mà 1hm = 100m. Do đó 8hm = 100m x 8 = 800m Cách 2 : Dùng bảng Xác định số cột trong bảng. Ta thấy nằm giữa đơn vị hm và m là đơn vị dam. Do đó kẻ bảng gồm 3 cột hm dam m 8 0 0 Viết 8 vào cột hm, 0 dam, 0 m . Vậy 8hm = 800m các phép còn lại làm tương tự HS chữa bài GV kết luận Bài tập 3: Tính theo mẫu 32 dam x 3 = 96 dam 96cm : 3 = 32cm Yêu cầu HS làm dòng 1,2 SGK. Thực chất của bài này là gấp (hoặc giảm) độ dài đoạn thẳng lên(đi ) một số lần. Đơn vị độ dài chỉ viết ở số bị chia hoặc thừa số thứ nhất; số chia (hoặc thừa số thứ hai) chỉ số lần giảm đi ( hoặc gấp lên) - Hướng dẫn HS làm như sau: 32dam x 3 = 96dam Ta lấy 32 x 3 = 96 viết dam vào sau kết quả phép nhân ta được 32 dam x 3 = 96 dam Đối với phép 96cm : 3 = 32cm ta cũng lấy 96 : 3 = 32 sau đó ghi cm vào sau 32. Ta được 96cm : 3 = 32cm Các dòng (1, 2 SGK ) HS làm tương tự HS làm vào vở, 2 HS làm bảng lớp. HS Nhận xét, GVchữa chung -HS làm bài vào vở 2 HS làm bảng lớp 9hm = 900m, 8m = 80dm 6m = 600cm 7dam = 70m, 8cm = 80mm - HS làm vào vở 25 m x 2 = 50 m 36 hm : 3 = 12 hm 15 km x 4 = 60 km 70 km : 7 = 10 km - 2 HS nhắc lại * Lưu ý : Trong bài này chỉ có phép nhân và 15 phép chia thì ta thực hiện như trên. Nếu gặp bài có phép tính cộng và trừ thì cách làm cũng tương tự tức là ta cứ thực hiện cộng, trừ bình thường sau đó ta chỉ việc ghi tên đơn vị vào sau kết quả tìm được. 3. Củng cố, dặn dò - GV cho 2 HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại. - Về nhà các em học thuộc bảng đơn vị đo độ dài và nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị để sau này ta áp dụng nhiều trong thực tế cũng như học lên lớp trên. Tiết sau học bài Luyện tập. 4. Kết quả sau khi áp dụng đề tài. Sau khi dạy tiết này tôi đã tiến hành khảo sát 15 phút Đề bài: Bài 1 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm : 1 m = ... cm 4 dm = ...cm 1 hm = ....m 1 m = ... mm 7 km = ... m 5 dam = .... m 3 m 2 cm = ...cm 4 m 7dm = ... dm 6 km 1dam = ... m Bài 2 : Tính 23m + 25m = 6km x 3 = 60km - 24km = 35m : 5 = Bài 3 : Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. 6m3cm ...7cm 5m6cm.... 6cm 3m5cm .... 305cm 1km .... 900m Sau khi chấm bài thu được kết quả sau: 4. Kết quả khảo sát Tổng số Điểm 9,10 học sinh SL % Điểm 7,8 SL % Điểm 5,6 SL % Điểm dưới 5 SL % 25 5 14 1 5 20 20 56 4 So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài. Thời điểm Điểm 9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6 Điểm dưới 5 16 Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài Tổng số SL HS % SL % SL % SL % 25 3 12 5 20 13 52 4 16 25 5 20 5 20 14 56 1 4 Nhìn vào bảng III, so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài ta thấy rằng: Tỉ lệ điểm giỏi đã được tăng lên 8 %. Tỉ lệ yếu đã giảm 12% . Đây là kết quả đáng mừng khi áp dụng đề tài. Sở dĩ có được kết quả trên là do : Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã áp dụng đổi mới phương pháp giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, đồng thời trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng đã áp dụng một số "mẹo vặt" giúp học sinh chuyển đổi đơn vị đo một cách chính xác. Phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn học sinh một cách có hiệu quả. Tỉ lệ học sinh yếu còn 4 % tôi tin chắc rằng với cách áp dụng đề tài này trong một thời gian rất ngắn nữa tỉ lệ này sẽ không còn nữa. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do đó toàn dân phải chăm lo vun đắp cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục ở cơ sở là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong công tác đổi mới, xây dựng đất nước , vì mục tiêu" dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" thì phải phát huy nguồn lực con người. Đây là nguồn lực quí báu nhất, là sức mạnh nội sinh của dân tộc Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì Giáo dục và đào tạo được coi trọng là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phải được bắt đầu từ cấp tiểu học bởi vì tiểu học là cấp học đặt nền móng cho các em học lên cao. Do đó các trường tiểu học nói chung trường tiểu học Hạnh Phúc nói riêng đều xem nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bài học kinh nghiệm Qua việc nghiên cứu đề tài " Giúp học sinh lớp 3 giải toán về đơn vị đo độ dài " mà tôi đã áp dụng trong năm học 2014- 2015 ở đơn vị trường mình đang công tác thu được kết quả khả quan trên. Tôi nhận thấy rằng để chất lượng đại trà, mũi nhọn của nhà trường được nâng lên thì môn toán phải được coi trọng hàng đầu đồng thời cũng không thể xem nhẹ các môn học khác. 17 Để học sinh nắm được bài phần đơn vị đo độ dài ở lớp 3 không phải là một quá trình dạy học đơn thuần. Nhưng để học sinh nắm được bài và vận dụng linh hoạt cách làm bài phù hợp, dễ hiểu lại càng khó hơn. Khi dạy và hướng dẫn học sinh làm bài tập phần này cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau đây Một là: Giúp học sinh nắm vững tên gọi, ký hiệu các đơn vị đo độ dài,mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng. Hai là: Phải biết phân loại các bài tập dưới các dạng cơ bản để tìm ra cách hướng dẫn từng dạng bài cho học sinh dễ áp dụng để làm bài Ba là: Hướng dẫn học sinh giải từng dạng bài tập một cách ngắn gọn, dễ hiểu Điều này đòi hỏi mỗi người giáo viên cần tìm tòi, khám phá cho mình biện pháp giúp học sinh hiểu bài một cách nhanh nhất và dễ nhớ nhất. Đặc biệt với những đối tượng học sinh còn chậm cả về năng lực tiếp thu và cách học thì “mẹo vặt” nhằm giúp các em dễ tiếp thu hơn và nhớ kiến thức lâu hơn Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc rút trong khi dạy lớp 3. Phần đơn vị đo độ dài. Chắc chắn còn nhiều sai sót, chưa đầy đủ, rất mong được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn . 2. Kiến nghị 2.1. Đối với giáo viên: - Khi dạy học phải nghiên cứu kỹ bài, tích cực đổi mới phương pháp. Đặc biệt là hình thành các biểu tượng về đơn vị đo độ dài một cách rõ nét. Đối với mỗi dạng bài thuộc mảng kiến thức này cần nghiên cứu kĩ các cách giải, hướng dẫn học sinh lựa chọn cách giải nào mang lại kết quả tối ưu nhất - Không ngừng học hỏi và tham khảo ý kiến đồng nghiệp để trau dồi chuyên môn 2.2. Đối với nhà trường: - Cần tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề cho toàn thể giáo viên phương pháp dạy thuộc mảng kiến thức Đại lượng và đo đại lượng, đặc biệt là phần chuyển đổi đơn vị đo đo đại lượng trong đó có đơn vị đo độ dài vì nó được ứng dụng nhiều trong thực tiễn. - Thường xuyên tổ chức đánh giá giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Trên đây là những biện pháp Giúp HS lớp 3 giải toán về đơn vị độ dài mà bản thân tôi đã thực hiện tại đơn vị của mình. Với khuôn khổ đề tài và khả năng bản thân có hạn, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng gióp ý kiến của hội đồng Khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 18 tháng 3 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình , không sao chép nội dung của người khác. 18 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan