Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh nghiem chi dao phong chong dich sot xuat huyet cho tre trong truong mn...

Tài liệu Kinh nghiem chi dao phong chong dich sot xuat huyet cho tre trong truong mn

.DOC
30
126
99

Mô tả:

Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình và là tương lai của đất nước. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, chính vì vậy dù ở bất cứ đâu trẻ em luôn luôn là những búp non được che trở, chăm sóc. Trẻ em từ 18 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi ngoài vòng tay yêu thương của gia đình thì trường mầm non là nơi chăm sóc trẻ nhiều nhất. Thời gian trẻ ở trường từ 9-10 giờ đồng hồ/ ngày, trẻ có được khỏe mạnh, an toàn hay không là phụ rất nhiều vào các điều kiện phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường Mầm non. Hàng ngày ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên còn là người mẹ thứ hai, người bác sĩ gần nhất bên trẻ chăm sóc phòng tránh những bệnh dịch luôn có nguy cơ xảy với trẻ, đặc biệt là dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn ra. Dịch bệnh là một bệnh gây ra khi những trường hợp mới của bệnh nào đó, trong một nhóm dân số nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, lan tràn vượt quá kì vọng dựa vào kinh nghiệm gần đó. Một dịch bệnh có thể xảy ra trong một địa phương, cũng có thể trên toàn cầu trong trường hợp đó gọi là đại dịch. Theo tin từ Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, mỗi tuần, toàn thành phố có thêm hàng trăm ca mắc bệnh, xuất hiện ở tất cả các quận huyện và tập trung nhiều ở các quận nội thành do mật độ dân số cao, ô nhiễm môi trường nặng. Những ngày qua, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mỗi ngày tiếp nhận trung bình khoảng 20 trường hợp bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đến khám, trong đó có một nửa số ca phải nhập viện. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, phải điều trị ít nhất 10 ngày mới ổn định sức khỏe. Tại nhiều địa điểm khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn biến của bệnh sốt xuất huyết cũng đang một nóng lên. Theo tin từ Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, mỗi tuần, toàn thành phố có thêm hàng trăm ca mắc bệnh, xuất hiện ở tất cả các quận huyện và tập trung nhiều ở các quận nội thành do mật độ dân số cao, ô nhiễm môi trường nặng. Ông Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tình hình dịch Sốt xuất huyết chung trong cả nước từ đầu năm đến nay giảm, nhưng riêng Hà Nội thời điểm này dịch bệnh sốt xuất huyết lại có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm trước khoảng 20%, vì đây là thời điểm dịch bệnh bắt đầu vào mùa. Từ đầu năm , cả nước ghi nhận 10.847 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 40 tỉnh – thành. Sốt xuất huyết cũng là một trong những dịch bệnh toàn cầu và được cho là hậu quả của biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, số ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là hơn 30.000 ca và tại Hà Nội đã ghi nhận 513 trường hợp với 48 ở dịch tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay bệnh sốt xuất huyết rải rác hầu như quanh năm và có xu hướng tăng mạnh vào các tháng hè. Trước tình hình trên, ngày 19 tháng 3 năm 2014 tại Hà Nội, Cục y tế dự phòng, Bộ y tế tổ chức Hội thảo triển khai kế hoạch phòng chống sốt xuất Sáng kiến kinh nghiệm Trang1 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp huyết năm 2014 thuộc dự án phòng chống sốt xuất huyết chương trình mục tiêu Quốc gia y tế. Bộ y tế cũng đã phối hợp với các Ban, ngành, địa phương liên quan để theo dõi sát sao tình hình triển khác biện pháp khống chế dịch, giảm thiểu sự lan truyền của bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Chính vì vậy, phòng chống dịch sốt xuất huyết đảm bảo an toàn cho trẻ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đã được Sở GD & ĐT Hà Nội, Phòng GD & ĐT huyện Thanh Trì phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác trong thành phố, huyện trực tiếp chỉ đạo các nhà trường Mầm non để phòng chống các nguy cơ lây bệnh cho trẻ một cách cao nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với cương vị là hiệu phó phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường, ngay từ đầu năm học với mong muốn các con trong trường luôn luôn mạnh khoẻ, không có dịch bệnh sốt xuất huyết xảy ra trong nhà trường tôi xin mạnh dạn trao đổi “Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp” để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường. * Mục đích của đề tài: - Đánh giá thực trạng của công tác phòng dịch Sốt xuất huyết cho trẻ ở trường Mầm non A xã Tứ Hiệp - Tìm ra hệ thống các biện pháp chỉ đạo phòng chống dịch Sốt xuất huyết cho trẻ ở trường Mầm non A xã Tứ Hiệp. * Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các biện pháp chỉ đạo phòng chống dịch Sốt xuất huyết cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp. * Phạm vi áp dụng: - Tại trường Mầm non A xã Tứ Hiệp năm học 2013 - 2014. Sáng kiến kinh nghiệm Trang2 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận. Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong. Bệnh này do virus gây lên và đã trở thành mối lo ngại lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng trên bình diện Quốc tế. Bệnh thường có biểu hiện sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C kèm theo các triệu trứng như: mệt mỏi, chán ăn, đau người, đau cơ và thường sau 2,3 ngày da mới xung huyết có phát ban. Theo tổ chức y tế thế giới, bệnh sốt xuất huyết hiện đang lan truyền ở nhiều nước trên thế giới, trong đó chủ yếu là trẻ em. Sự lan truyền dịch xảy ra ở những vùng có nhiều muỗi Aedes aegypti, vệ sinh môi trường kém, dân cư sống chen chúc, những nơi tập chung đông người. Chỉ một số ít muỗi cái là có thể làm cả gia đình mắc bệnh sốt xuất huyết. Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống trong vùng có lưu hành bệnh. Tỉ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết trên toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây, bệnh này hiện đã trở thành dịch tại trên 100 quốc gia, ước tính mỗi năm khoảng 50 – 100 triệu người mắc bệnh. Hiện nay sốt xuất huyết đang là một vấn đề cần báo động ngay cả trên các quốc gia có nền kinh tế phát triển vì vậy chúng ta cần chú trọng nghiêm túc vấn đề này. Mà môi trường an toàn là những nơi trẻ được sống, vui chơi và không có các nguy cơ gây bệnh. Để trẻ được an toàn, chúng ta - những người lớn, những người là chỗ dựa, điểm tựa của trẻ, phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Chính vì vậy việc phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết là một nhiệm vụ quan trọng trong các trường mầm non nói chung và trường Mầm non A xã Tứ Hiệp nói riêng hiện nay. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ “Phòng chống dịch bệnh “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp” tôi đã gặp một số thuận lợi khó khăn sau: II: Cơ sở thực tiễn 1. Mô tả thực trạng - Xã Tứ hiệp là một xã ven đô nằm ở phía nam thủ đô Hà Nội, là trung tâm của huyện Thanh Trì và đang trong thời kỳ đô thị hóa nên có nhiều hộ dân ở nơi khác đến sinh sống có con ở lứa tuổi mầm non. - Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm ở trung tâm địa bàn xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì - Hà Nội. Toàn trường có 3 khu đã được trang bị đầy đủ đồ dùng hiện đại, đồ chơi ngoài trời. Các lớp đã được trang bị các đồ dùng, các trang thiết bị đảm bảo yêu cầu tối thiểu phục vụ công tác chăm sóc trẻ. - Toàn trường có 52 đ/c CB - GV NV, trong đó: Ban giám hiệu có 3 đ/c, giáo viên có 34 đ/c, cô nuôi có 08 đ/c, 01 nhân viên y tế, 01thủ quỹ kiêm văn thư, 01 kế toán, 04 đ/c bảo vệ. - 3/3 khu có phòng y tế riêng với trang thiết bị y tế đầy đủ theo đúng danh mục quy định. Sáng kiến kinh nghiệm Trang3 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp 2. Thuận lợi: - Nhà trường luôn được sự quan tâm theo dõi, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo. Đã tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên đề về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên. - Ban Giám hiệu đoàn kết thống nhất trong mọi công việc, nhiệt tình, năng động, có ý thức trách nhiệm cao, được đào tạo cơ bản, được tham gia các lớp tập huấn về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Luôn chú trọng mục đích bồi dưỡng đội ngũ duy trì và phát triển chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. - Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. - 3/3 khu có phòng y tế riêng - Trang thiết bị y tế đầy đủ. - Nhà trường đã có nhân viên y tế riêng trực tiếp làm công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. - Trường nằm ở trung tâm giữa Trạm y tế xã Tứ Hiệp và Trung tâm y tế huyện Thanh Trì nên rất thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 3. Khó khăn: - Trường có 3 khu ở cách xa nhau nên rất vất vả cho việc quản lý của cán bộ quản lý và chăm sóc sức khẻ cho trẻ với một nhân viên y tế. - Hai khu Cương Ngô II và khu Văn Điển phòng lớp đã xuống, diện tích chật trội điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến không gian hoạt động của trẻ, mặt bằng trũng hơn so với xung quanh nên dễ bị úng nước sau những đợt mưa to đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến dịch bệnh. - Kỹ năng phòng chống và xử lý về dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ của giáo viên đôi khi còn hạn chế. - Nhiều hộ đân đến ở trọ điều kiện sinh hoạt chật trội, vệ sinh môi trường kém dẫn đến nguy cơ xảy ra dịch bệnh cao. - Địa bàn xã giữa năm 2013 đã xảy ra 26 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trong đó 12/26 trường hợp là những trẻ em lứa tuổi mầm non tập trung tại các khu tập thể trên địa bàn. Căn cứ vào thực trạng và các điều kiện thuận lợi khó khăn trên của nhà trường. Tôi luôn trăn trở và đã tìm ra một số biện pháp phòng tránh dịch bệnh Sốt xuất huyết cho trẻ trong nhà trường như sau: III. Các biện pháp. 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ năm học 2013 - 2014. Kế hoạch là một yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện một mục tiêu nào đó. Nó giúp ta tiên liệu được những tình huống sắp sảy ra và có kế hoạch phối hợp được với những thành viên khác tạo nên một sức mạnh tổng hợp, nó giúp ta đạt được mục đích cần đạt đến. Nhìn vào tình hình thực tế, cũng như vấn đề dịch bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở Việt Nam cũng như vấn đề cấp bách của các nhà trường nói chung và trường mầm non A xã Tứ Hiệp nói riêng. Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế, trong vấn đề Sáng kiến kinh nghiệm Trang4 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mình. Do vậy tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác phòng dịch sốt xuất huyết cho trẻ năm học 2013 – 2014 như sau: KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT CHO TRẺ Thời gian thực hiện Tháng 9,10/2013 Tháng 11,12/2013 NĂM HỌC 2013 – 2014 Nội dung thực hiện - Tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống dịch bệnh của nhà trường. - Chỉ đại nhân viên y tế theo dõi lịch phun thuốc muỗi, lịch thau bể ngay từ đầu năm học. - Chỉ đạo giáo viên rà soát loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi trong lớp có nguy cơ gây muỗi, dẫn đến bệnh sốt xuất huyết, bổ sung các biển báo nguy hiểm (biển cấm) ở các ổ điện tại lớp. - Kiểm tra các loại đồ chơi ngoài trời hỏng, bong sơn, long ốc….gây đọng nước mất vệ sinh cho trẻ. Báo cáo Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch sửa chữa kịp thời. - Phối hợp với Ban giám hiệu kết hợp đồng thực phẩm với các cơ sở đáng tin cậy đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho trẻ. - Xây dựng lịch phân công giáo viên kiểm tra thực phẩm hàng ngày ở các khu. - Liên hệ với Trung tâm y tế Thanh Trì mời Bác sĩ về trường khám sức khỏe cho trẻ lần 1 và tập huấn kiến thức và kỹ năng thực hành về phòng, chống sốt xuất huyết cho đội ngũ CB-GV-NV. - Tham mưu với đồng chí hiệu trưởng duyệt bổ sung thuốc theo cơ số thuốc trong trường Mầm non, các dụng cụ sơ cấp cứu y tế cho các phòng y tế. - Chỉ đạo CB-GV-NV thực hiện tốt, thường xuyên công tác vệ sinh môi trường học tập cho trẻ. - Chỉ đạo giáo viên rèn các nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh văn minh cho trẻ. - Chỉ đạo CB-GV-NV duy trì tốt nề nếp vệ sinh môi trường. Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong những ngày thời tiết giao mùa. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để phòng dịch cho trẻ, nhất là bệnh đường hô hấp, dịch sốt xuất huyết, sốt phát ban... hay xảy ra trong thời Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện - Hiệu phó nuôi dưỡng. - Hiệu phó nuôi dưỡng. - Giáo viên - Nhân viên y tế, bảo vệ. - Ban giám hiệu - Nhân viên y tế + Giáo viên - Hiệu phó nuôi dưỡng - Hiệu phó nuôi dưỡng. - 100% CB GV- NV - 100% CBGVNV Trang5 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp Tháng 1,2/2014 Tháng 3,4/2014 tiết giao mùa. - Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ: Thường xuyên kiểm tra, rà soát các chậu hoa, cây cảnh, bể chưa nước, nhà vệ sinh, góc thiên nhiên và đồ chơi ngoài trời ở các khu các lớp nếu có hỏng, đọng nước... kịp thời báo cáo để khắc phục, sửa chữa ngay. - Mời trạm y tế về tập huấn về phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non: bệnh tay – chân - miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu, viêm đường hô hấp ... - Thực hiện nghiêm túc sổ nhật ký theo dõi sức khỏe trẻ hàng ngày, sổ gửi thuốc yêu cầu phụ huynh ghi rõ thời gian uống, liều dùng, có đầy đủ chữ ký. - Chỉ đạo CB-GV-NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp vệ sinh môi trường trước và sau tết Nguyên đán. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh cùng quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong những ngày trời rét đậm như: Mặc đủ ấm, đi tất, trải xốp nền nhà, đóng cửa hướng gió lùa...để phòng dịch, bệnh cho trẻ, nhất là bệnh đường hô hấp, bệnh tiêu chảy cấp hay xảy ra trong mùa đông. - Thường xuyên kiểm tra các lớp, sân chơi để phát hiện các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài trời có nguy cơ gây mất vệ sinh, không an toàn cho trẻ, có biện pháp loại bỏ, sửa chữa, xử lý kịp thời. - Tăng cường kiểm tra đột xuất VSATTP, quy trình chế biến theo dây truyền bếp một chiều của các bếp và VSMT của các khu. Kiểm tra nề nếp giao nhận thực phẩm hàng ngày, kiểm tra kỹ chất lượng thực phẩm trong thời gian giáp tết và sau tết. Tránh nhận phải các loại thực phẩm tồn đọng trong dịp tết. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. - Chỉ đạo CB-GV-NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp VSMT và phòng chống dịch cho trẻ. Phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong những ngày thời tiết giao mùa, mặc trang phục phù hợp với thời tiết hàng ngày, quan tâm đến sức khỏe trẻ sau khi hoạt động mạnh trong những ngày có nắng mới. - Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo viên - Trạm y tế + CB - GVNV - Nhân viên y tế. - 100% CBGVNV - Nhân viên y tế. - Ban chỉ đạo + Các thành viên tham gia giao nhận thực phẩm. - 100% CBGVNV - Ban chỉ Trang6 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp Tháng 5/2014 môi trường, VSATTTP và việc lưu nghiệm thức ăn hàng ngày của các bếp. - Chỉ đạo nhân viên y tế tập huấn cho CB - GV - NV về công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết. - Chỉ đạo CB-GV-NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp VSMT và phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe, phòng các dịch, bệnh thường gặp trong dịp hè trong mùa hè như: Bệnh sởi, sốt xuất huyết, sốt phát ban, viêm đường hô hấp, quai bị, thủy đậu.... - Tiếp tục giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân,vệ sinh thân thể, các hành vi vệ sinh văn minh - Chỉ đạo nhân viên y tế rà soát các loại thuốc, bổ sung các loại thuốc hết hạn, loại bỏ các loại thuốc quá hạn sử dụng. đạo - 100% CB – GV - NV - 100% CBGVNV - Giáo viên - Nhân viên y tế + Giáo viên Với bản kế hoạch rõ ràng, đầy đủ nội dung và phù hợp với từng giai đoạn trên, tôi đã thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong năm học 2013 - 2014 một cách khoa học, có hiệu quả tại Trường mầm non A xã Tứ Hiệp. Khi thực hiện nó công việc của tôi không bị chồng chéo và dựa vào đó tôi đã đưa ra những biện pháp tiếp theo để chỉ đạo giáo viên, nhân viên phòng chống dịch bệnh này. 2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên những kiến thức cơ bản để phòng chống và xử lý khi dịch bệnh xảy ra: Giáo viên là những người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong suốt 10 tiếng ở trường, trẻ có được khoẻ mạnh, đảm bảo an toàn hay không chính là nhờ ở đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học Ban Giám hiệu đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên những kiến thức cần thiết để phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này như sau: * Mục đích: - Để giáo viên có được những kinh nghiệm, kỹ năng về phòng chống dịch sốt xuất huyết cho trẻ. - Giúp giáo viên có được ý thức đề phòng, kiểm tra các yếu tố nguy cơ xảy ra dịch bệnh một cách thường xuyên, để có biện pháp khắc phục kịp thời, có hiệu quả. - Xác định được các nguyên nhân chủ quan và khách quan xảy ra dịch bệnh cho trẻ, để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục, giải quyết hữu hiệu . - Giúp giáo viên có kiến thức sâu rộng về một số loại dịch bệnh thường xảy ra với trẻ. * Nội dung bồi dưỡng: - Hiểu về môi trường an toàn không xẩy ra dịch bệnh đối với trẻ ở mầm non. Sáng kiến kinh nghiệm Trang7 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp - Có kiến thức cơ bản về dịch bệnh sốt xuất huyết. - Phòng tránh các dịch bệnh thường gặp cho trẻ. - Hiểu được nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh sốt xuất huyết. - Hiểu được mối nguy hiểm của dịch bệnh sốt xuất huyết. - Nắm được các triệu trứng đặc trưng của dịch sốt xuất huyết. * Hình thức bồi dưỡng. + Tự bồi dưỡng: Tham khảo sách, báo, tài liệu của trung tâm y tế, của nhà trường, hoặc trên mạng Internet. - Nhà trường sưu tầm và phô tô các tài liệu có liên quan đến dịch bệnh sốt xuất huyết, các tài liệu của Trung tâm Y tế, các văn bản chỉ đạo của ngành, phô tô các bài viết tuyên truyền phòng, tránh các dịch bệnh cho 100% CB-GVNV tự nghiên cứu và học tập. - Tạo điều kiện cho nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng tham gia đầy đủ đúng thành phần các lớp tập huấn về: Phòng, chống dịch bệnh cho trẻ trong trường học, công tác VSATTP, công tác y tế, vệ sinh học đường, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ do ngành, Trung tâm y tế và Ủy ban nhân dân huyện, xã tổ chức. - Ban Giám hiệu mời chuyên viên Y tế về trường bồi dưỡng kiến thức, về phòng, chống và xử lý dịch bệnh nói chung và bệnh sốt xuất huyết cho 100% CB-GV-NV. - Tổ chức thi quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ (vừa lý thuyết vừa thực hành) một lần/năm. - Phân công nhân viên y tế nghiên cứu các nội dung về công tác chăm sóc sức khỏe, phòng tránh, xử lý dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ. Trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên thực hành, ghép vào các buổi họp Hội đồng sư phạm của nhà trường. + Tọa đàm: - Ban Giám hiệu phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong xã như: Trung tâm Y tế Dự phòng huyện, Trạm y tế xã, Hội phụ nữ, Ban Dân số - Gia đình - Trẻ em tổ chức các buổi tọa đàm về các nội dung của quy chế xây dựng trường học an toàn của nhà trường. Đưa ra các triệu trứng của bệnh thường gặp để giáo viên nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi và rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết. - Ban Giám hiệu yêu cầu giáo viên cùng nhau trao đổi, toạ đàm tìm ra các nguyên nhân, triệu trứng của dịch bệnh. Sau đó trao đổi thống nhất tìm biện pháp phòng tránh cao nhất, cách giải quyết và xử lý cụ thể từng tình huống nếu xảy ra. - Tổ chức thi trắc nghiệm tìm hiểu về kiến thức phòng tránh và xử lý dịch bệnh sốt xuất huyết. + Thực hành: - Ban Giám hiệu mời chuyên viên Y tế về bồi dưỡng thực hành kiến thức phòng chống và xử lý khi có dịch bệnh xảy ra cho giáo viên, nhân viên như: cách chăm sóc, tiếp xúc, cách vệ sinh cho trẻ bị bệnh. - Giáo viên, nhân viên nhận dạng được những triệu trứng, dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Sáng kiến kinh nghiệm Trang8 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp - Tổ chức cho 100% giáo viên thực hành ngay sau buổi học. * Kết quả: - 100% giáo viên hưởng ứng tham gia và rút ra được nhiều kinh nghiệm. Xác định được các nguyên nhân khách quan và chủ quan xẩy ra dịch bệnh Sốt xuất huyết, và đã rút ra được nguyên nhân quan trọng nhất đó là do những nơi có ý thức vệ sinh chưa được chú trọng. Và đặc biệt là không cho trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân. - 100% giáo viên đã nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản về cách phòng chống và xử lý dịch bệnh Sốt xuất huyết xảy ra với trẻ. - Đã tổ chức được năm buổi tọa đàm: Lần thứ nhất vào đầu tháng 09 trạm y tế xã tập huấn, tháng 11,12, 02 và tháng 4 do nhân viên y tế của nhà trường tập huấn, sau các buổi họp Hội đồng sư phạm nhà trường. 1. Các đồng chí giáo viên đang cùng nhau trao đổi về bệnh Sốt xuất huyết. 2. Các đồng chí giáo viên đang dự thi tìm hiểu kiến thức về bệnh sốt xuất huyết. 3. Biện pháp 3: Tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ với nhiều hình thức và nội dung thiết thực. Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn đối với việc thực hiện thành công hay không thành công của một hoạt động nào đó trong trường mầm non. Tuyên truyền nhằm làm cho đông đảo nhân dân, phụ huynh cộng đồng xã hội hiểu rõ về mục đích của một hoạt động hoặc một chương trình nào đó trong trường mầm non và ý thức cùng phối hợp với nhà trường để thực hiện. Chính vì vậy mà trường mầm non cần phải làm tốt công tác tuyên truyền. Trên thực tế nhìn chung nhân dân biết rất ít về kiến thức phòng, chống dịch bệnh nói chung và bệnh sốt xuất huyết nói riêng cho trẻ. Muốn nhân dân, cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội trên địa bàn hiểu được tầm quan trọng của công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ. Thì trường mầm non phải “Tự mình nói về mình” bằng nhiều hình thức tuyên truyền tốt, khéo léo, rõ ràng, Sáng kiến kinh nghiệm Trang9 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp rộng rãi, với nhiều hình thức, thì công tác tuyên truyền sẽ đạt hiệu quả tốt. Qua đó sẽ thu hút được nhiều trẻ đến trường, nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ của nhân dân của cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội ở địa phương để phát triển giáo dục mầm non của nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng nội dung và các hình thức tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung và bệnh sốt xuất huyết cho trẻ trong năm học như sau: - Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã và của các thôn với các nội dung: + Làm rõ vai trò của việc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ. + Tầm quan trọng của công tác CS - ND- GD trẻ ở trường mầm non. + Các kiến thức phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. + Ý nghĩa của các công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. + Các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, trú trọng với các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. - Phối hợp trong Ban giám hiệu tổ chức họp phụ huynh đầu năm với các nội dung tuyên truyền: + Đánh giá kết quả CS- ND- GD trẻ kết quả thực hiện các hoạt động của năm học trước. + Thông qua nội dung - quy chế phối hợp giữa gia đình và nhà trường và yêu cầu phụ huynh ký cam kết. + Thông qua các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, đi sâu phân tích tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, dịch bênh cho trẻ. - Phối hợp với Ban giám hiệu tổ chức các buổi họp phụ huynh giữa năm, cuối năm để báo cáo kết quả thực hiện trong học kỳ I, năm học và kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, dịch bệnh cho trẻ. - Liên hệ với lãnh đạo địa phương tổ chức tuyên truyền các nội dung trên tại các buổi họp của Uỷ ban nhân dân xã, Hội đồng nhân dân xã, các đoàn thể của xã như: Mặt trận tổ quốc, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên … Qua đó nội dung tuyên truyền được sâu rộng trong nhân dân. - Tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng xây dựng các góc tuyên truyền chung của nhà trường tại 3 khu với các nội dung: + Xây dựng các nội dung ở bảng tin theo từng thời điểm. + Trang bị hệ thống các biểu bảng, panô áp phích có nội dung liên quan đến chủ đề năm học và các cuộc vận động và các phong trào thi đua: Ví dụ : “ Quyết tâm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” “ Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực – Bé chăm ngoan” “ Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm” “ Hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất” “Cha mẹ và cô giáo cùng quan tâm đến sức khỏe của bé” + Dán ảnh của các hoạt động , các hội thi của nhà trường. + In các biểu bảng có nội dung về các kiến thức CS- GD- ND theo khoa học. Sáng kiến kinh nghiệm Trang10 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp - Chỉ đạo giáo viên xây dựng mỗi lớp một góc tuyên truyền với phụ huynh với các nội dung. + Chương trình thực hiện theo các chủ đề cho từng độ tuổi. + Kết quả CS- ND- GD trẻ qua từng giai đoạn trong năm. + Các nội dung cần phối hợp với phụ huynh để phòng, chống các dịch bệnh cho trẻ. - Phối hợp trong Ban giám hiệu: + Tổ chức tốt các hội thi trong năm học mời phụ huynh đến dự. + Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ ở trường, tham gia biểu diễn, giao lưu với các đoàn thể ở địa phương tổ chức. + Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ ở trường trong năm học như ngày: Khai giảng năm học, ngày tết trung thu, ngày 20/11, ngày tết Noel, ngày 8/3, ngày liên hoan Hội khỏe măng non, ngày 1/6, ngày tổng kết năm học. Mời lãnh đạo xã, lãnh đạo thôn và phụ huynh đến dự. * Kết quả: - Với các nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú như trên chúng tôi đã thu được kết quả như: + Lãnh đạo, chính quyền địa phương, nhân dân và cha mẹ trẻ trên địa bàn đã hiểu rõ được tầm quan trọng của giáo dục mầm non nói chung và việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, dịch bệnh cho trẻ nói riêng. Nắm được ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường giúp các bé phát triển một cách toàn diện, biết được các nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Qua đó nâng cao được ý thức trách nhiệm của cha mẹ trẻ khi cho con đi học, có tinh thần đóng góp tự nguyện để xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, dịch bệnh cho trẻ. + Lãnh đạo địa phương đã tạo điều kiện mọi mặt cho công tác tuyên truyền cũng như vận động nhân dân, các đoàn thể ủng hộ và đầu tư kinh phí cho nhà trường xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, dịch bệnh cho trẻ. 4. Biện pháp 4: Tham mưu, đề xuất mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất về chăm sóc sức khoẻ đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ. Cơ sở vật chất là một điều kiện hết sức cần thiết cho sự an toàn, đảm bảo vệ sinh cho trẻ. Trong hoạt động học tập cũng như trong vui chơi chúng ta phải luôn giúp trẻ có một môi trường trong sạch, an toàn vì vậy để làm được việc đó tôi đã tham mưu, đề xuất trong Ban giám hiệu để đầu tư, bổ sung các trang thiết bị cần thiết trong nhà trường để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ. Ngay từ trong hè tôi đã chỉ đạo các đồng chí giáo viên, nhân viên rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất trong lớp, bếp những vật dụng cũ, hỏng, không sử dụng được thải bỏ để tránh vi trùng trú ngụ dẫn đến nguy cơ gây bệnh cho trẻ. * Với đồ dùng, đồ chơi trong lớp: - Làm bánh xe cho các giá đồ chơi, bổ sung 100% giá góc chơi tạo hình và góc bán hàng của các lớp, giúp giáo viên linh hoạt quay góc hoạt động hoặc áp sát vào tường, tạo khoảng không thoáng mát cho trẻ hoạt động ăn, ngủ và tiện lợi khi vệ sinh môi trường lớp học. Sáng kiến kinh nghiệm Trang11 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp - Kịp thời thay thế, bổ sung, các loại đồ dùng, đồ chơi đã cũ hỏng không đảm bảo vệ sinh đối với trẻ. - Nhà vệ sinh : Phát nước tẩy rửa, nước lau sàn, chổi, xà phòng... theo đúng định kỳ. - 100% các lớp được trang bị túi đựng xà phòng thơm, găng tay cao su, ủng trắng. - Loại bỏ toàn bộ cây dây leo trồng bằng lọ nước treo trong lớp, nhà vệ sinh, góc thiên nhiên. * Với phòng y tế - Phối hợp với các ban ngành sưu tầm, trang bị các loại tranh, ảnh, bài viết tuyên truyền về dịch bệnh. - Tham mưu trong ban giám hiệu để trang bị cho phòng y tế có đủ cơ số thuốc thông thường, có sổ theo dõi xuất, nhập thuốc và hạn sử dụng, thay thuốc thường xuyên trước khi hết hạn sử dụng 03 tháng. - Trang bị phòng y tế có đủ các phương tiện cho phòng chống dịch bệnh: Bông, băng, cồn sát trùng, khẩu trang, kẹp nhiệt độ, dung dịch cloraminB và một số đồ dùng y tế khác… * Với trang thiết bị đồ chơi ngoài trời. - Rà soát, loại bỏ các loại đồ chơi cũ, hỏng gây đọng nước làm nơi trú ngụ của các loại vi khuẩn gây bệnh. - Sửa chữa, chát vá nền sân trường những chỗ bị bong, hỏng, trũng nước quét sơn lại những đồ chơi ngoài trời đã bị hoen gỉ. - Cải tạo sân khu vui chơi Cương Ngô II đảm bảo an toàn tạo quang cảnh thoáng mát, đảm bảo không còn nước đọng và vệ sinh môi trường cho trẻ hoạt động. * Với nhà bếp. - Bể, bình chứa nước phải được đậy nắp 24/24 không cho muỗi trú ngụ. - 100% các bếp được trang bị đồ dùng bằng inoc. - Thường xuyên bổ sung thìa, bát, muôi.. đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ. * Kết quả: - Sau khi đề xuất trong Ban giám hiệu, Ban giám hiệu xem xét, giải quyết kịp thời những đề xuất, ý kiến của giáo viên , nhân viên “Bảo đảm vệ sinh an toàn tuyệt đối cho trẻ” tránh những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh xảy ra. - Nhà trường đã bổ sung được những trang thiết bị đồ dùng , đồ chơi. + Các góc lớp, góc thiên nhiên, nhà vệ sinh không còn cây dây leo trồng bằng lọ nước. + Sơn sửa lại toàn bộ đồ dùng, đồ chơi ngoài sân trường. Cải tạo xây tường bao, nâng cấp sân khu Cương Ngô II. + Bổ sung giá đồ chơi các lớp. + Các đồ dùng cần thiết trong nhà vệ sinh. + 100% các bể nước, bình nước có nắp đậy chắc chắn bằng inox. + Bát, thìa, muôi bằng inoc đầy đủ cho các bếp. + Các trang thiết bị cần thiết cho phòng y tế. Sáng kiến kinh nghiệm Trang12 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng như trên đã đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Trong năm học đã không để xảy một trường hợp bị sốt xuất huyết nào trong nhà trường. 3. Trang trí môi trường lớp học thay thế bằng cây xanh gây muỗi. 4. Sân khu Cương Ngô II sau khi nâng cấp và sơn sửa lại đồ chơi. Sáng kiến kinh nghiệm Trang13 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp 5. Biện pháp 5: Biện pháp tổ chức thực hiện phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ tại trường mầm non A xã Tứ Hiệp. Sau khi đã nắm bắt được tình hình và thực trạng, xây dựng được kế hoạch chỉ đạo. Bên cạnh đó là hệ thống các trang thiết bị đồ dùng đảm bảo vệ sinh an toàn thì tổ chức thực hiện là khâu vô cùng quan trọng. Mặc dù chị em đã nắm bắt và hiểu được tầm quan trọng của vấn đề và nắm vững kiến thức, kỹ năng thực hành. Nếu không bắt tay vào thực hiện thì lý thuyết học được chỉ là lý thuyết suông mà không có thực tế. Tôi đã tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ như sau: - Thời gian thực hiện: Tiến hành suốt cả năm học. * Với các đồng chí giáo viên. + Các lớp phải có lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần. + Làm sạch, vệ sinh hàng ngày, hàng tuần : Các bề mặt, vật dụng, đồ chơi, học cụ, các đồ vật thường tiếp xúc, sàn nhà, hành lang… + Khử trùng nhà vệ sinh mỗi ngày: Lau chùi với nước xà phòng hoặc chất tẩy Vim lau nhà do nhà trường phát hàng tháng. + Rác thải được đựng vào thùng có lắp đậy, bỏ thường xuyên vào cuối ngày và chuyển ra nơi tập trung rác của xã. Được nhân viên vệ sinh môi trường thu gom kịp thời và đưa đi xử lý. + Giáo viên rửa tay bằng xà phòng thơm, đeo khẩu trang khi chia ăn cho trẻ. + Trẻ được rửa tay bằng xà phòng thơm dưới vòi nước chảy. Được súc miệng nước muối thường xuyên sau các bữa ăn, có đồ dùng cá nhân riêng. *Với đồng chí nhân viên y tế. - Chỉ đạo nhân viên y tế thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng các loại thuốc ở phòng y tế các khu. - Theo dõi lịch phun thuốc muỗi, xét nghiệm nước ăn, thau bể nước hàng năm. - Thường xuyên kiểm tra các dụng cụ sơ cứu trong tủ thuốc. - Vệ sinh phòng y tế và các đồ dùng trong phòng. - Các dụng cụ sau khi sơ cứu đều được khử trùng bằng cách đun sôi ở nhiệt độ cao. - Thường xuyên cập nhật những tin tức về dịch bệnh xảy ra trên địa bàn và những kiến thức về phòng bệnh sốt xuất huyết để phổ biến kịp thời cho giáo viên, nhân viên. - Sưu tầm các bài tuyên truyền về cách phòng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sốt xuất huyết. - Thường xuyên bổ sung các tranh tuyên truyền về dịch bệnh đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết để trang trí ở phòng y tế. *Với nhân viên bảo vệ. - Thường xuyên kiểm tra môi trường xung quanh trường phát hiện những nơi ứ đọng nước, rác thải để có biện pháp xử lý, khử trùng. - Với Khu Văn Điển khi có mưa ngập yêu cầu quét dọn kịp thời, rắc vôi bột xung quanh khu nước ngập và nước rút đến đâu rắc vôi bột đến đó. Sáng kiến kinh nghiệm Trang14 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp - Hàng ngày thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực xung quanh trường, kiểm tra các thùng rác công cộng trong sân trường, loại bỏ toàn bộ rác thải kịp thời, không để rác ứ đọng. Nhắc nhở trẻ và các bậc phụ huynh để rác đúng nơi quy định. - Hàng ngày kiểm tra theo dõi bảng tuyên truyền ở sân trường khi có bong, rơi, rách, nát báo cáo Ban giám hiệu để bổ sung. 5. Khu Văn Điển ngập nước sau khi mưa 6. Khu Văn Điển khử trùng môi trường sau khi ngập nước Sáng kiến kinh nghiệm Trang15 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp 7. Đồng chí bảo vệ đang hướng dẫn trẻ và phụ huynh để rác đúng nơi quy định. * Với các cô nuôi. - 100% các bể nước được đậy lắp kín, không cho muỗi làm nơi trú ngụ. - Nước uống của trẻ phải đun sôi trên 10 phút. - Thường xuyên sấy thìa, bát, muôi 2lần/ ngày. - Đảm bảo đúng lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần. - Khử khuẩn môi trường trong và ngoài bếp bằng dung dịch Vim, cloraminB 1 tuần/ 1 lần. - Kiểm tra sức khỏe theo đúng định kỳ. - Sơ chế, chế biến các món ăn phải đeo khẩu trang, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Trước khi chia thức ăn chín cho trẻ phải rửa tay bằng xà phòng thơm và đeo găng tay nilong, bịt khẩu trang. * Kết quả: - 100% giáo viên, nhân và học sinh có ý thức bảo vệ và tự bảo vệ phòng dịch bệnh Sốt xuất huyết. - 100% các lớp đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo an toàn cho trẻ. - 100% đồ chơi ngoài trời, các đồ dụng dụng cụ quanh sân trường đảm bảo sạch sẽ an toàn cho trẻ. - Môi trường trong và ngoài nhà trường sạch sẽ, thoáng mát đảm bảo vệ sinh môi trường. - Phòng y tế: + Có đầy đủ các loại thuốc thông dụng, cập nhật các thông tin về dịch bệnh kịp thời, treo tranh tuyên truyền phù hợp. + Luôn luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, các loại thuốc được kiểm tra thay thế đảm bảo hạn sử dụng. - Đã tham mưu trong Ban giám hiệu phun thuốc muỗi, xét nghiệm nước và thau bể đúng định kỳ. - 100% các bếp có đồ dùng nuôi dưỡng đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm Trang16 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp 8. Trẻ rửa tay bằng xà phòng trước giờ ăn. 9. Vệ sinh giá đồ chơi trong lớp 11. Những nơi có dịch, tẩm màn bằng hóa chất. Sáng kiến kinh nghiệm 10. Rửa, phơi đồ chơi khi trời nắng 12. Nằm màn khi ngủ. Trang17 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp 13. Tiêu diệt muỗi. 14. Bảo vệ trẻ không bị muỗi đốt. 15. Thau rửa chum, vại không cho muỗi trú ngụ. 16. Muỗi gấy bệnh sốt xuất huyết. Sáng kiến kinh nghiệm Trang18 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp 17. Đồng chí nhân viên y tế đang kiểm tra tủ thuốc và vệ sinh phòng y tế 18. Trung tâm y tế Huyện Thanh Trì đang phun thuốc muỗi cho nhà trường. 19. Các cô nuôi đang chia thức ăn chín về các lớp. 6. Biện pháp 6. Kiểm tra, đánh giá thực hiện phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong trường mầm non. Sáng kiến kinh nghiệm Trang19 Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp Sau khi thực hiện các biện pháp trên, thì kiểm tra, đáh giá là biện pháp không thể thiếu trong công tác quản lý. Biện pháp này ta mới thấy được những vấn đề nào đã thực hiện tốt, vấn đề nào còn hạn chế, qua đó ta điều chỉnh, uốn nắn, bổ sung. Như chúng ta đã thấy, từ “khỏe mạnh” đến “ bị bệnh” nó chỉ cách nhau gang tấc và có thể xảy ra trong nhay mắt, mà bộ y tế đã khuyến cáo để phòng tránh dịch sốt xuất huyết thì phải thực hiện những biện pháp sau: Vệ sinh môi trường sống để ngăn sự phát triển của muỗi: nhà cửa thông thoáng, thu dọn các vật chứa nước cặn, nước đọng... Các vật dụng chứa nước cần vệ sinh thường xuyên và có nắp đậy kín, không vứt rác bừa bãi, thực hiện dọn dẹp rác ở các bãi đất trống, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày, mặc quần áo dài tay, không cho trẻ chơi những chỗ tối, bụi rậm...Vì vậy là một cán bộ quản lý tôi luôn sát sao quan tâm, động viên GV – NV và ngoài ra tôi cũng thường xuyên đi kiểm tra đột xuất để GV – NV luôn có trách nhiệm với công việc của mình. Mà muốn đạt được kết qủa cao khi ban giám hiệu kiểm tra thì GV – NV phải là người thường xuyên, chủ động trong công việc hàng ngày. *Nội dung kiểm tra - Kiểm tra lịch phun thuốc muỗi, thau bể chứa nước, xử lý nhà vệ sinh - Kiểm tra việc thực hiện quy chế trường học an toàn. - Theo dõi lịch tổng vệ sinh toàn trường ở các khu. - Kiểm tra vệ sinh môi trường lớp học. - Kiểm tra khâu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. - Kiểm tra cách bảo quản và trang trí phòng y tế - Kiểm tra cách sơ chế, chế biến đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ở nhà bếp. * Hình thức kiểm tra - Kiểm tra đột xuất: + Tôi luôn luôn chú trọng đến khâu vệ sinh đồ dùng đồ chơi, vệ sinh môi trường, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các lớp. Thường xuyên kiểm tra đồ chơi, đồ dùng cá nhân của trẻ như: Cốc uống nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối… nếu để xảy ra không đảm bảo vệ sinh sẽ có nội quy xử lý. + Kiểm tra bộ phận nhà vệ sinh các lớp vì đó là một nơi cũng hết sức quan trọng, rất dễ gây dịch bệnh cho trẻ. Vì khâu vệ sinh cũng hết sức quan trọng, nhà vệ sinh liền với lớp học. Các con của chúng ta ở trường 10h / 1 ngày, vì vậy phải tạo không khí trong lành đảm bảo vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho trẻ. - Kiểm tra theo định kỳ 1tuần / 1 lần: + Phòng y tế cũng là nơi hết sức quan trọng. Tôi thường xuyên kiểm tra theo định kỳ các loại thuốc trong tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu yêu cầu nhân viên y tế bổ sung kịp thời những loại thuốc thông thường vào tử thuốc như: Thuốc hạ sốt, men tiêu hóa, bù nước, băng ergou, khẩu trang, bông, băng... để đảm bảo an toàn khi có trường hợp không may xảy ra . Trang trí phòng y tế một cách khoa học, cập nhật kịp thời những thông cáo về dịch bệnh sốt xuất huyết. - Kiểm tra thường xuyên: Sáng kiến kinh nghiệm Trang20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan