Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiến trúc nhà ở xã hội tối thiểu tại hà nội tt...

Tài liệu Kiến trúc nhà ở xã hội tối thiểu tại hà nội tt

.PDF
27
34
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HOÀNG ANH KIẾN TRÚC NHÀ Ở XÃ HỘI TỐI THIỂU TẠI HÀ NỘI Chuyên nghành: KIẾN TRÚC Mã số: 9.58.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÀ NỘI - Năm 2021 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Xây Dựng Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS.KTS NGUYỄN VIỆT CHÂU 2. GS.TS.KTS DOÃN MINH KHÔI 3. PGS.TS.KTS NGUYỄN QUANG MINH Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Xây Dựng Vào hồi ……... giờ ………. ngày ………. tháng …….. năm ………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Trường Đại học Xây Dựng Thư viện Quốc gia Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài "ăn, mặc, ở, đi lại, học hành ..." là những nhu cầu cơ bản không thể thiếu được của con người. Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011, đã khẳng định "... phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển Kinh tế Xã hội đồng thời là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và cả người dân ...". Và theo đó, nhà ở được phát triển theo hai phương thức chính: Nhà ở thương mại (NƠTM) được vận hành theo cơ chế thị trường và Nhà ở xã hội (NƠXH) có sự hỗ trợ của Nhà nước dưới một hình thức nào đó. Có ba thách thức lớn đang đặt ra đối với quá trình xây dựng và phát triển NƠXH tại Việt Nam hiện nay: (i) giá thành NƠXH kiểu chung cư chưa đáp ứng được nhóm hộ gia đình có nhu cầu cấp thiết về nhà ở là những hộ có thu nhập trung bình và thấp ; (ii) phát triển bền vững chưa được đề cập tới trong xây dựng và phát triển NƠXH hiện nay, mặc dù đây là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong thực tiễn xây dựng và nghiên cứu tiên phong về NƠXH trên thế giới ; (iii) hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, quan điểm ... về NƠXH còn chưa hoàn chỉnh dẫn đến việc triển khai các dự án NƠXH còn rất chậm và chưa thực sư hiệu quả tại Việt Nam và ở các thành phố lớn. Luận án lựa chọn TP.Hà Nội là địa bàn nghiên cứu NƠXH bởi các lý do: một là, nhu cầu về NƠXH hiện nay rất lớn vào khoảng 4,4 triệu m2, tương đương khoảng 110 nghìn căn ; hai là, quỹ nhà ở thiếu hụt nghiêm trọng, nhất là nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp. Hiện tại, ít nhất 70% số hộ gia đình ở Hà Nội (trong đó khoảng 50% số hộ công nhân viên chức thành phố) không có khả năng tích lũy từ thu nhập tiền lương của mình để mua nhà, xây nhà mới cho minh nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài ; ba là, chỉ số giá nhà/thu nhập năm của người dân Việt nam trung bình là khoảng 24 đến 27, tại các đô thị lớn trung bình là khoảng 15 đến 17, cao hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực từ 4 đến 9 lần ; bốn là, hiện nay các 2 căn hộ có diện tích lớn hơn 50m2 với giá thành khoảng 700tr đến một tỷ đồng/căn là vượt quá với khả năng của đối tượng thu nhập thấp. Nhận thức được vai trò và thách thức của NƠXH nhằm cung cấp không gian ở có giá thành tối thiểu và đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu cho hoạt động sống của người sử dụng. Nhận thức đây là một vấn đề không đơn giản đặc biệt trong điều kiện của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Chính vì vậy, NCS đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án: "Kiến trúc nhà ở xã hội tối thiểu tại Hà Nội". 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu NƠXH cho người thu nhập thấp, hộ gia đình cận nghèo và nghèo tại Thành phố Hà Nội theo hướng tối thiểu hóa. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch và kiến trúc NƠXH theo hướng tối thiểu, tiết kiệm không gian, tiết kiệm diện tích, tiết kiệm trang thiết bị dẫn tới tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống. - Nghiên cứu các giải pháp về quản lý phát triển, tiêu chí đánh giá, các chỉ số đánh giá hiệu quả và hợp lý về khối tích, diện tích, kinh tế. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: kiến trúc NƠXH cho người thu nhập thấp các hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại đô thị. - Phạm vi nghiên cứu: trong không gian thành phố Hà Nội, theo quy hoạch định hướng phát triển Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 đã được phê duyệt. 5. Nội dung nghiên cứu Bao gồm: (i) tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn kiến trúc quy hoạch NƠXH tối thiểu trên thế giới và tại Việt Nam ; (ii) xây dựng các cơ sở khoa học NƠXH tối thiểu cho người thu nhập thấp ; (iii) đề xuất các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí đánh giá, chỉ tiêu diện tích tối thiểu của các thành phần không gian ; (iv) đề xuất các giải pháp kiến trúc quy hoạch và quản lý NƠXH 3 tối thiểu ; (v) Áp dụng thí điểm các giải pháp về quy hoạch và kiến trúc khu NƠXH cho một địa điểm cụ thể tại Hà Nội làm ví dụ minh chứng đề xuất. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng 5 phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 1 - Phương pháp tiếp cận hệ thống 3 - Phương pháp phân tích và so sánh 2 - Phương pháp khảo sát 4 - Phương pháp chuyên gia 5 - Phương pháp nghiên cứu trường hợp Và 4 phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 6 - Phương pháp phân tích và hệ thống hóa lý thuyết 7 - Phương pháp mô hình hóa 8 - Phương pháp kế thừa 9 - Phương pháp giả thuyết 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: (i) hệ thống hóa các cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc quy hoạch NƠXH ; (ii) xây dựng các phương pháp tiếp cận khoa học NƠXH theo hướng tối thiểu và phát triển bền vững ; (iii) là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý và chuyên môn trong việc quản lý nhằm phát triển NƠXH tối thiểu cho người thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung ; (iv) là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học về lĩnh vực NƠXH tối thiểu. Về mặt thực tiễn: (i) ứng dụng các giải pháp xây dựng NƠXH tại Hà Nội; (ii) tăng cường vai trò quản lý của chính quyền, các nhà chuyên môn cùng toàn thể cộng đồng trong Dự án Xây dựng NƠXH tối thiểu; (iii) góp phần xây dựng và phát triển NƠXH tối thiểu một cách hiệu quả. 8. Những đóng góp mới của luận án Một là, xây dựng các khái niệm và phương pháp mới tiếp cận mô hình NƠXH theo hướng tối thiểu nhằm giải quyết tổng thể 3 vấn đề Kinh tế - Môi trường - Văn hoá Xã hội. Hai là, đề xuất mô hình tổng quát cấu trúc không gian NƠXH tối thiểu ở 3 cấp độ: Nhóm nhà ở, Nhà ở và Căn hộ ở. Ba là, xây dựng những cơ sở về kiến trúc quy hoạch, cũng như bổ sung những cơ 4 sở về chính sách, tiêu chuẩn quy chuẩn, quy trình quản lý hoạt động, tiêu chí đánh giá... nhằm giải quyết tổng thể vấn đề NƠXH. 9. Các khái niệm sử dụng trong luận án Kiến trúc tối thiểu; Kiến trúc nhà ở tối thiểu; Nhà ở xã hội; Kiến trúc nhà ở xã hội tối thiểu. 10. Cấu trúc luận án Luận án gồm 3 phần : Mở đầu ; Nội dung ; Kết luận - Kiến nghị - Bàn luận; Trong đó phần Mở đầu (6 trang), phần Nội dung gồm 3 chương: chương 1 (37 trang), chương 2 (43 trang), chương 3 (64 trang). CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NƠXH TỐI THIỂU TRÊN THẾ GIỚI, Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG NƠXH TẠI HÀ NỘI 1.1. Một số khái niệm có liên quan đến luận án 1.1.1. Kiến trúc tối thiểu và nhà ở tối thiếu Kiến trúc tối thiểu bắt đầu xuất hiện vào những năm cuối thế kỉ XX, là một trào lưu mang tính cách tân, ngôn ngữ tạo hình đơn giản tinh tế, mộc mạc nhưng không khô khan, bố cục chặt chẽ không thừa không thiếu. Nhà ở tối thiểu xuất hiện lần đầu tiên tại các khu ở cho công nhân và người lao động. Vào đầu những năm 1920, đó là kiểu nhà ở có giá thành thấp, xây dựng nhanh, giá thành tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo những yêu cầu về an toàn và vệ sinh. 1.1.2. NƠXH trên Thế giới và tại Việt Nam NƠXH trên Thế giới được hiểu là loại nhà ở có sự hỗ trợ từ nhà nước hay từ cộng đồng. Nó có mặt ở hầu hết các nước và có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo chính sách nhà ở của từng nước. Tại Việt Nam, Luật Nhà ở Việt Nam 2005 quy định trên toàn lãnh thổ Việt Nam có 2 kiểu nhà: Nhà ở thương mại (NƠTM) và Nhà ở xã hội (NƠXH). Theo 08/2014/NQ-CP, NƠXH là kiểu nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá 5 nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho 10 nhóm đối tượng trong đó có đối tượng là người thu nhập thấp, người nghèo đô thị. 1.1.3. Khái niệm NƠXH tối thiểu trong luận án Khái niệm NƠXH tối thiểu trong luận án là NƠXH cho người thu nhập thấp. Khái niệm tối thiểu trong NƠXH mang nghĩa rộng và bao trùm. Liên quan không chỉ khía cạnh kinh tế mà còn liên quan tới lối sống, xu hướng sống. Đó là lối sống hiện đại, tiết kiệm đơn giản, và thông minh. Ở góc độ kinh tế, NƠXH là nhà ở cho tầng lớp thu nhập thấp, cần sự hỗ trợ của xã hội, đòi hỏi việc chi trả là thấp. Cả 2 góc nhìn này đều có một tiêu chí trùng hợp với sự tối thiểu. Đó là sự tiết kiệm và đơn giản. Chính vì vậy, NƠXH tối thiểu là nhà ở xã hội áp dụng các nguyên tắc tối thiểu trong tổ chức không gian và tổ hợp mặt đứng. Nói rộng hơn đó là tạo sự tối thiểu trong cả nội dung và hình thức kiến trúc. 1.2 Tổng quan về NƠXH tối thiểu trên thế giới 1.2.1. Quá trình phát triển NƠXH trên thế giới Gồm 5 giai đoạn với các mục tiêu khác nhau: (i) gắn với thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, nhằm xóa các khu "ổ chuột" và nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường ở ; (ii) từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến khoảng năm 1970, theo đuổi mục tiêu chủ yếu là tăng số lượng nhà ở ; (iii) 1970 - 1980, chiến lược chung chuyển từ chế độ "Nhà nước - Người bảo hộ" sang chế độ "Nhà nước - Người tạo điều kiện - Người hướng dẫn" ; (iv) 1980 – 2000, chiến lược toàn cầu về chỗ ở dựa trên phương pháp "tạo điều kiện" ; (v) từ năm 2000 trở lại đây với phương châm "nhà ở có thể chi trả được", trên cả ba phương diện môi trường - xã hội - kinh tế. 1.2.2. Kinh nghiệm tổ chức không gian NƠXH tối thiểu trên thế giới - NƠXH tối thiểu hóa năng lượng và ứng dụng công nghệ cao: được ứng dụng và phổ biến ở những nước rất phát triển như Singapore, Hong Kong, Đan Mạch, Đức, với xu hướng xây dựng kiểu cao tầng và siêu cao tầng ở đô thị lớn, hoặc đơn lẻ nhiều tầng xây chen trong thành phố. 6 - NƠXH tối thiểu hóa giá thành: sử dụng những kinh nghiệm xây dựng truyền thống, có nguồn vật liệu bản địa và nhân lực dồi dào giá rẻ như Châu Phi hay một số nước Mỹ La Tinh. - NƠXH tối thiểu kết hợp phương pháp truyền thống và công nghệ mới ứng dụng công nghệ cao, tận dụng vật liệu bản địa, nhân công địa phương. 1.3. Tổng quan về NƠXH tối thiểu tại Hà Nội 1.3.1. Sự hình thành và phát triển NƠXH tối thiểu tại Hà Nội Khái niệm NƠXH mới chỉ xuất hiện trong Luật nhà ở 2005 trong khoảng hơn chục năm trở lại đây. Nhà ở bình dân với chi phí tiết kiệm và tối thiểu hóa diện tích thì đã từng xuất hiện ở Hà Nội sớm hơn. Kiểu nhà ở tập thể tại các khu tập thể những năm 1970-1980 trong nền kinh tế kế hoạch tập trung như: nhà ở khu tập thể Nguyễn Công Trứ, nhà ở lắp ghép tấm lớn, nhỏ khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ, Thanh Xuân, Vĩnh Hồ được xây dựng hàng loạt theo công nghiệp hóa. Có thể coi đó là NƠXH tối thiểu đầu tiên tại Việt Nam. Đối tượng sử dụng là cán bộ, công nhân. NƠXH tối thiểu theo kiểu nhà ở tập thể này có diện tích, chiều cao, không gian được quy định và tính toán ở mức tối thiểu. 1.3.2. Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc NƠXH tại Hà Nội Thực trạng đang thiếu hụt hàng chục triệu mét vuông NƠXH tại Hà Nội phản ánh điều kiện ở rất khó khăn của một bộ phận lớn dân cư đô thị. Mặc dầu đã có nhiều cố gắng với những chính sách về kinh tế, xã hội về quy hoạch và kiến trúc nhưng quá trình giải quyết NƠXH tại Hà Nội còn nhiều bất cập. Đây là vấn đề thời sự mang tính toàn cầu và khu vực. Trong bối cảnh Thế giới và Việt Nam có nhiều biến động, sự phân hoá giàu nghèo tại các đô thị lớn ngày càng cao thì thực tế này ngày càng diễn biến một cách sâu sắc. Tại Hà Nội, các giải pháp về NƠXH cho người thu nhập thấp đã được thực hiện trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới chủ yếu chỉ đề cập tới vấn đề giảm giá thành căn hộ, mà chưa có cái nhìn tổng thể đồng bộ và dài hạn. 7 1.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.4.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước bao trùm những vấn đề về chủ trương chính sách, quản lý tổ chức vận hành, huy động vốn, vấn đề về quy hoạch - kiến trúc, học hỏi kinh nghiệm của các nước. Tuy nhiên các kết luận đều mang tính khái quát. Những vấn đề cụ thể liên quan đến quy hoạch và kiến trúc các khu NƠXH còn rất sơ khai và thiếu tính hệ thống, cơ sở lý luận, và tính thực tiễn. Chưa có một nghiên cứu có tính hệ thống liên nghành, và chú trọng đến quy hoạch kiến trúc trong lĩnh vực NƠXH. 1.4.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Các nghiên cứu của nước ngoài đều khẳng định rằng quy hoạch và kiến trúc NƠXH nhằm giảm giá thành, phù hợp với khả năng chi trả, phát triển môi trường bền vững là một xu thế tất yếu của Thế giới, đặc biệt là NƠXH cho những người có thu nhập thấp. 1.5. Những vấn đề luận án quan tâm giải quyết 1.5.1. Vấn đề tồn tại Các nghiên cứu hiện nay chưa thật sự quan tâm đến vấn đề giải quyết không gian ở nhỏ nhưng hợp lý. Hầu hết các căn hộ NƠXH mới chỉ là mô hình thu nhỏ của nhà ở thương mại. Giảm giá thành nhưng phải phù hợp với môi trường tự nhiên, môi trường ở và môi trường xã hội nhân văn là vấn đề cần nghiên cứu. Chưa có nghiên cứu nào về NƠXH theo hướng tối thiểu ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Cần thay đổi quan niệm rằng NƠXH không chỉ là những khu ở nghèo nàn, lạc hậu, tiện nghi kém, mà còn là những khu ở mang tính nhân văn và thẩm mỹ làm đẹp cho đô thị, là nguồn nhân lực quan trọng trong sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. 1.5.2. Vấn đề cần giải quyết - Về mặt lý luận, cần làm rõ các khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến NƠXH, các cơ sở khoa học để chứng minh rằng NƠXH tối thiểu là một quan điểm đúng đắn đối với việc xây dựng và phát triển NƠXH cho Hà Nội. 8 - Về nguyên lý phát triển NƠXH, cần phù hợp với điều kiện Việt Nam và đặc điểm riêng của Hà Nội. Cần xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá đối với NƠXH, hệ thống quản lý và phát triển NƠXH. - Về mặt thực tiễn, cần nghiên cứu đề xuất một số chỉ tiêu tối thiểu cho NƠXH tại Hà Nội. Về quy hoạch kiến trúc, cần nghiên cứu giải pháp quy hoạch và kiến trúc tổ chức NƠXH tối thiểu ở các cấp độ từ căn hộ ở đến khối nhà và đến nhóm nhà ở. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NƠXH TỐI THIỂU TẠI HÀ NỘI 2.1. Cơ sở pháp lý 2.1.1. Các văn bản pháp lý có liên quan Hiến pháp Việt Nam, điều 22 quy định “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp”. Định hướng phát triển NƠXH trong chiến lược phát triển nhà ở tại thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đã cụ thể hóa và đặt ra những yêu cầu cấp thiết về phát triển và xây dựng NƠXH tại Hà Nội. Những văn bản pháp lý gồm có: Luật có liên quan, Nghị định - Nghị quyết - Quyết định, Thông tư. 2.1.2. Nhận xét hệ thống văn bản pháp lý Các văn bản pháp lý đều khẳng định sự cần thiết và cấp bách về việc xây dựng và phát triển NƠXH tại Việt nam và các đô thị lớn. Nhà nước, Chính phủ tạo mọi điều kiện, mọi phương thức có thể để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ở tất cả các thể loại NƠXH. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một quy chuẩn và hay tiêu chuẩn riêng cho NƠXH, cũng như định hướng tổ chức quy hoạch kiến trúc không gian NƠXH tại Việt Nam và cho riêng Hà nội. 2.2. Cơ sở lý luận 2.2.1. Các khái niệm và lý luận Khái niệm nhà ở tối thiểu khởi xướng từ Châu Âu bởi KTS Walter Gropius (người Đức gốc Áo), KTS Vesni và KTS Lomoxop (người Nga), mục tiêu 9 của nhà ở tối thiểu thời kỳ đầu là nhằm cung ứng được nhiều nhà ở có tiện nghi tối thiểu nhất trong thời gian ngắn nhất. Khái niệm không gian ở tối thiểu bắt đầu từ KTS Le Corbusier (người Pháp gốc Thụy Sĩ). Những phạm trù của không gian tối thiểu là: (i) diện tích tối thiểu cho các hoạt động sống hàng ngày ; (ii) khối tích tối thiểu cho quá trình lưu thông và trao đổi không khí ; (iii) các không gian khác. Khái niệm nội thất tối thiểu liên quan tới tối thiểu hóa số lượng và kích thước trang thiết bị đồ đạc. Adolf Loos là một trong những người đầu tiên đưa ra lý luận về sự tối thiểu trong nội thất. Tác phấm nổi tiếng của ông là “Tiếng nói của những khoảng trống”. Lý luận về ngưỡng tối thiểu từ các góc độ Kinh tế - Văn hóa - Xã hội, từ góc độ kinh tế học cổ điển (classic economique) của Adam Smith đến góc độ kinh tế học hành vi (behavior economique) của Daniel Kahneman đến góc độ nhu cầu của người sử dụng (user demanded) của Maslow. Lý luận về tối thiểu từ góc độ hành nghề của các kiến trúc sư nổi tiếng: (i) triết lý “tương lai nguyên thủy” của KTS. Sousuke Fujimoto (Japan) ; lý luận “tối thiểu 50/50” của KTS. Alejandro Aravena (Chi-Lê), Prizker 2016. Lý luận về vị trí địa điểm: (i) mô thức vòng tròn đồng tâm (concentric model) của Ernest Burgess ; (ii) mô thức cơ cấu theo khu vực (sectoral model) của Homer Hoyt (1939) ; (iii) Mô thức đa hạt nhân (Multi-Nuclei model) của Harris - Ullman (1945) ; (iv) năm 2000 tại London, Hoàng Hữu Phê và Patrick Wakeley cũng đã lý giải là nhà ở có 2 giá trị: “vị thế” (ý rộng hơn vị trí) và “chất lượng ở” đưa ra học thuyết về chọn lựa vị trí xây nhà ở trong bối cảnh đương đại. 2.2.2. Một số xu hướng và kiểu thức phát triển NƠXH đương đại 1 - Kiểu NƠXH hòa trộn, xen kẽ 3 - Kiểu NƠXH theo hướng sinh kế 5 - Xu hướng NƠXH tối thiểu và linh hoạt 2 - Kiểu NƠXH xây mới 4 - Xu hướng NƠXH công nghệ cao tiết kiệm năng lượng 2.2.3. Mối quan hệ giữa Nhà ở xã hội và Nhà ở tối thiểu Nhà ở xã hội và Nhà ở tối thiểu đều hướng tới đối tượng sử dụng là tầng lớp xã hội có thu nhập trung bình và thấp. Về kiến trúc và quy hoạch, có nhiều điểm tương đồng. Về giải pháp kiến trúc đều hướng tới những yếu tố tối 10 thiểu để giảm chi phí. Mối quan hệ giữa Nhà ở xã hội và Nhà ở tối thiểu có sự biến đổi theo thời gian : (i) giai đoạn đầu 1920: nhà ở xã hội là nhà ở tối thiểu về công năng ; (ii) giai đoạn sau 1945: nhà ở xã hội là nhà ở tối thiểu có thể chấp nhận được ; (iii) giai đoạn những năm 1980: nhà ở xã hội được nhìn nhận lại ở nhiều mô hình thử nghiệm khác nhau; (iv) giai đoạn sau năm 2000: nhà ở xã hội là nhà ở tối thiểu được tối ưu và tối đa hóa không gian công cộng và dịch vụ, không gian giao tiếp và sinh hoạt cộng đồng. Những khu nhà ở tập thể lắp ghép tấm lớn tại Hà Nội những năm 1970 như Giảng Võ, Kim Liên, Trung Tự, Thanh Xuân, Vĩnh Hồ có thể được nhìn nhận như là những khu NƠXH tiên phong trong đó có sự tối thiểu hóa không gian căn hộ và không gian giao thông, nhưng tối đa hóa không gian công cộng, không gian dịch vụ thương mại và giao tiếp. 2.3. Các yếu tố tác động tới tổ chức không gian NƠXH tối thiểu tại Hà Nội 2.3.1. Điều kiện tự nhiên Bao gồm: yếu tố biến đổi khí hậu, yếu tố địa hình, thổ nhưỡng và cây xanh và điều kiện đất đai chật hẹp, mật độ cao của Hà Nội. 2.3.2. Cơ sở kinh tế Đó là điều kiện kinh tế và khả năng chi trả cho nhà ở của người dân Hà Nội, yêu cầu tổ chức không gian ở, sự quan tâm của các nhà đầu tư và sự tác động của thị trường. 2.3.3. Cơ sở văn hóa xã hội Xu hướng sống tối giản, tiết kiệm đang phát triển trong xã hội đương đại. Bắt nguồn từ Nhật Bản sau đó loang rộng ra nhiều nước phát triển ở phương Tây. Lối sống bắt đầu phổ biến ở Việt Nam và Hà Nội, lan tỏa mạnh mẽ trong giới trẻ với nhiều lợi ích thiết thực trong đời sống vật chất và tinh thần.. Xu hướng này có những điểm tương đồng với văn hóa và lối sống cộng đồng, gắn bó với thiên nhiên, coi ngôi nhà hay căn hộ là một "tổ ấm" của người Hà Nội. 11 2.3.4. Các nghiên cứu khảo sát xã hội học về NƠXH tại Hà Nội Các khảo sát xã hội học bước đầu tìm hiểu những đánh giá và cảm nhận của người dân về các khu NƠXH đã đi vào sử dụng tại thành phố Hà Nội nhằm xây dựng hệ thống tiêu chí và cách thức đánh giá NƠXH. Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian phù hợp. 2.4. Cơ sở kiến trúc và công nghệ NƠXH tối thiểu tại Hà Nội 2.4.1. Phân loại NƠXH tối thiểu 1 - Theo vị trí quy hoạch 2 - Theo đối tượng 3 - Theo sở hữu và kinh tế 4 - Theo hình thức kiến trúc 5 - Theo phương thức xây dựng. 2.4.2. Cơ sở tổ chức không gian kiến trúc quy hoạch NƠXH tối thiểu Quy hoạch và kiến trúc NƠXH ở 3 cấp độ theo quy mô từ nhỏ tới lớn là: (i) cấp độ không gian căn hộ ở ; (ii) cấp độ không gian tòa nhà ; (iii) cấp độ không gian của nhóm nhà ở. 2.4.3. Cơ sở Ergonomics liên quan đến lựa chọn kích thước tối thiểu Căn cứ vào những nghiên cứu của KTS Le Corbusier từ đầu thế kỷ XX, những nghiên cứu của NEUFET vào giữa thế kỷ XX. Tại Việt Nam, PGS.BS Bùi Thụ bắt đầu nghiên cứu về Ergonomics những năm 1964. Tuy nhiên những hệ thống tiêu chuẩn này chỉ đáp ứng được những tiêu chuẩn thông thường mà chưa có những tiêu chuẩn cụ thể cho những đối tượng NƠXH. 2.4.4. Cơ sở khoa học công nghệ của NƠXH tối thiểu Nhờ sự biến đổi của công nghệ xây dựng và hệ kết cấu, NƠXH đã áp dụng vật liệu xây dựng tiên tiến, các trang thiết bị tiện nghi được nội địa hóa nhiều, kết hợp với nhân lực tại chỗ. Đó là giải pháp thông minh để vừa giảm giá thành vừa giải phóng không gian chật hẹp trong NƠXH. Bên cạnh đó, công nghệ quản lý thông minh trong NƠXH giúp giảm giá thành: (i) công nghệ mang tính chiến lược liên quan đến chính sách, hành lang pháp lý cho phát triển NƠXH ; (ii) công nghệ mang tính quản lý liên quan đến việc huy động các nguồn lực cho phát triển, điều hành, giám sát, phân phối và phát triển NƠXH ; (iii) công nghệ mang tính kỹ thuật liên quan 12 đến việc tổ chức thực hiện tạo ra các sản phẩm NƠXH, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng NƠXH, gắn liền với các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng NƠXH ; (iv) công nghệ BIM, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác chưa được phổ biến ở Việt Nam. 2.5. Cơ sở kinh nghiệm 2.5.1. Kinh nghiệm tổ chức không gian ở tối thiểu của nước ngoài Có 4 xu hướng chính: (i) quy hoạch và kiến trúc NƠXH mới nhằm tối thiểu hóa giá thành ; (ii) quy hoạch cải tạo và nâng cấp kiến trúc NƠXH tại chỗ ; (iii) kéo dài các cơ sở HTKT đô thị có định hướng ra vùng ngoại vi ; (iv) quy hoạch và kiến trúc NƠXH theo công nghệ tái phân lô. 2.5.2. Kinh nghiệm tối thiểu hóa bộ phận chức năng trong nhà ở Việt Nam Có 2 xu hướng chính: (i) tiết kiệm các không gian, bộ phận chức năng đến mức tối thiểu ; (ii) tối thiểu hóa triệt để nhằm giảm giá thành triệt để. 2.6. Các nhận xét Một số nghiên cứu lý thuyết có ảnh hưởng tới tổ chức không gian NƠXH. Đó là: (i) Tính tối thiểu về thẩm mỹ không gian của Donald Jud, AG Fronzoni, Robert Wilson, Claudio Silvestrin, John Pawson, Louis Barragan, Adolf Loos, Mediterranean; (ii) Sự tối thiểu của không gian kiến trúc của Walter Gropius, Le Corbusier, Vesni và Lomoxop, Riveld; (iii) Ngưỡng tối thiểu theo giá trị và tâm lý người sử dụng của Adam Smith, Daniel Kahneman, Tversky từ góc độ kinh tế học; (iv) Ngưỡng tối thiểu theo nhu cầu của người sử dụng của Maslow; (v) Góc độ tối thiểu nhất có thể trong không gian kiến trúc của Sousuke Fujimoto, Alexjandro Aravena. Một số nghiên cứu khảo sát, các cơ sở về văn hóa xã hội, và các kết quả điều tra xã hội học cho bức tranh toàn cảnh về người thu nhập thấp tại Hà Nội là cơ sở để tổ chức không gian NƠXH. Các cơ sở về Ergonomics cho phép tạo tỷ lệ không gian ở phù hợp với người Việt. Các cơ sở về kinh tế - xã hội và các cơ sở kinh nghiệm cho thấy hình thức tối thiểu hóa, thu gọn, ép nhỏ các không gian ở nhằm giảm giá thành triệt để là một trong những yếu tố then chốt tác động đến giá thành NƠXH. CHƯƠNG 3: 13 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NƠXH TỐI THIỂU TẠI HÀ NỘI 3.1. Quan điểm 1 - NƠXH tối thiểu đảm bảo tiện nghi tối thiểu 2 - NƠXH tối thiểu phù hợp với lối sống và văn hóa ở của người Việt 3 - NƠXH tối thiểu có khả năng chuyển hóa, biến đổi nhằm cải thiện chất lượng không gian ở phù hợp với xu thế phát triển của Việt Nam và Thế giới 3.2. Nguyên tắc a. Nguyên tắc chủ đạo - Hài hòa lợi ích nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng b. Nguyên tắc kinh tế - Tiết kiệm mọi chi phí để tối ưu hóa giá thành c. Nguyên tắc văn hóa - Phù hợp với văn hóa và lối sống của người Hà Nội d. Nguyên tắc xã hội - Cộng đồng thân ái và láng giềng san sẻ e. Nguyên tắc kiến trúc - Linh hoạt và thích ứng trong tổ chức không gian 3.3. Đề xuất Hệ thống tiêu chí đánh giá Giá trị NƠXH tối thiểu 3.3.1. Tiêu chí đánh giá chung St t Tiêu chí đánh giá 01 Giá thành (60%) Chi trả Thường xuyên (30%) Các chỉ số đánh giá giá trị và chất lượng Mức tối đa (5) Tỷ lệ (%) T I Ê U C H Í G I Á T H À N H P H Ù H Ợ P - 45% 02 03 04 05 06 07 08 09 Chỉ số giá nhà hợp lý hay sự phù hợp với thu nhập của hộ gia đình về giá mua, thuê mua và mua Mức độ tiết kiệm hàng tháng về chi phí cho sử dụng điện, nước bên trong căn hộ Mức hợp lý về chi trả cho bảo trì căn hộ hàng năm Mức hợp lý về chi trả cho bảo trì tòa nhà hàng năm Mức tương xứng về chi trả so với chất lượng quản lý vận hành công trình Mức chi trả hợp lý cho các dịch vụ trông xe và bảo vệ Hiệu quả Hiệu quả tài chính gián tiếp do tiết kiệm thời gian đi Tài chính làm và đưa đón con (10%) Hiệu quả tài chính mang lại do tiếp cận việc làm thuận lợi Hiệu quả tài chính khác ... (miêu tả): Tổng điểm đánh giá tiêu chí tiện nghi tối thiểu T I Ê U C H Í T I Ệ N N G H I T Ố I T H I Ể U - 35% 60 10 5 5 5 5 5 5 14 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 Sự hợp lý của căn hộ về mặt không gian sử dụng Mức đảm bảo đủ số lượng buồng phòng trong căn hộ Mức độ đảm bảo chiếu sáng tự nhiên Mức độ đảm bảo thông gió tự nhiên Mức đảm bảo an toàn khi có sự cố trong căn hộ Đánh giá tổng thể về sự hợp lý của căn hộ Tiện nghi Đánh giá về sự bố trí và chất lượng không gian sinh Tòa nhà hoạt cộng đồng (25%) Mức độ đáp ứng của thang máy Mức độ đáp ứng của hành lang, sảnh tầng (kích thước, chiếu sáng ...) Sự đáp ứng đầy đủ của chỗ đỗ xe Hiệu quả thoát người ra khỏi công trình khi có sự cố Tiện nghi Mức đáp ứng đầy đủ của hạ tầng kỹ thuật khu ở Khu nhà (đường, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, thoát (25%) nước thải và nước sinh hoạt ...) Mức đáp ứng hợp lý của hạ tầng xã hội khu ở (trường mầm non, cơ sở y tế, nhà văn hóa, sân chơi ...) Chất lượng không khí khu ở Mức độ tiếng ồn khu ở Mức đầy đủ cây xanh và không gian xanh tại khu ở Tiện nghi tối thiểu khác ... (miêu tả): Tổng điểm đánh giá tiêu chí tiện nghi tối thiểu Tiện nghi Căn hộ (50%) 15 10 5 5 10 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 T I Ê U C H Í V Ă N H Ó A X Ã H Ộ I - 20% 27 28 29 30 31 32 33 34 Không gian tương tác bên trong căn hộ có sức thu hút mọi người sử dụng và gặp gỡ nhau nhiều hơn Sự tương thích của không gian tiền sảnh căn hộ với giá trị tương tác cộng đồng hàng xóm mà nó mang lại Không gian tòa nhà chặt chẽ và thân mật Không gian công cộng nhóm nhà ở mở và gần gũi với thiên nhiên, dễ tiếp cận Tiêu chí Mức độ thân thiện của môi trường ở với các đối Xã hội tượng xã hội khác nhau (50%) Mức độ mở và liên kết với các không gian nhóm nhà lân cận Mức hợp lý của tỷ lệ hòa trộn các đối tượng xã hội khác nhau trong khu ở Yếu tố văn hóa xã hội khác … (miêu tả): Tổng điểm đánh giá tiêu chí văn hóa xã hội Tiêu chí Văn hóa (50%) TỔNG ĐIỂM ĐÁNH GI Á TỔN G HỢP 3.3.2. Tiêu chí đánh giá không gian tối thiểu 10 10 15 15 20 15 15 15 A1. Diện tích tối thiểu Để tiết kiệm không gian của căn hộ NƠXH thì cần xác định rõ thế nào là khối tích tối thiểu và diện tích tối thiểu. Diện tích và khối tích tối thiểu của một căn hộ phụ thuộc vào khối tích cần thiết (volume space needed) cho các sinh hoạt sống hàng ngày (habitable space) (a+b+c). Đó là khối tích cần thiết cho các hoạt động công năng vật lý như: ăn, ngủ, vệ sinh (a), khối tích khí tươi cần thiết cho quá tŕnh hô hấp và lưu thông không khí (b), và khối tích cần thiết cho các hoạt động nhằm phát triển đời sống tinh thần như: thờ cúng, sinh hoạt chung và các không gian tương tác khác (c). A2. Khối tích tối thiểu Khối tích khí tươi cần thiết (b) thường được tính bằng công thức: V 02/không khí (m3) = Scửa (m2) x Vgió (m/s) Diện tích và khối tích tối thiểu đạt đến tối ưu nhất trong vùng chập của 5 nhóm yếu tố [A]-Diện tích tối thiểu căn hộ từ góc độ kinh tế thị trường, [B]Diện tích tối thiểu căn hộ từ góc độ nhu cầu và khả năng có thể chi trả của người dân, [C]-Diện tích tối thiểu căn hộ từ góc độ tiết kiệm không gian tối đa, [D]-Diện tích tối thiểu căn hộ từ góc độ hiệu quả đầu tư, [E]-Diện tích tối thiểu căn hộ từ góc độ bền vững không gian và môi trường xã hội. A3. Đề xuất chỉ số đánh giá sự hợp lý của diện tích tối thiểu căn hộ K tối thiểu = ( k1.[A1] + k2.[A2] + k3.[A3] + k4.[A4] + k5.[A5])/5 Các yếu tố [A1] [A2] [A3] [A4] [A5] được đánh giá tính điểm theo nhóm. Các trọng số k1/k2/k3/k4/k5 được lựa chọn theo mục tiêu cụ thể NƠXH. 3.3.3. Đề xuất giải pháp linh hoạt hóa không gian tối thiểu Nhóm giải pháp thứ nhất: Để biến đổi không gian từ căn hộ kiểu chung cư thông thường có diện tích lớn sang kiểu căn hộ NƠXH có diện tích nhỏ hơn bằng cách: (i) thu hẹp diện tích và số lượng của các không gian thành phần ; (ii) vừa thu nhỏ, vừa cắt giảm các không gian thành phần ; (iii) hợp gộp và tăng cường các không gian đa năng và không gian hòa nhập. Nhóm giải pháp thứ hai: Để biến đổi linh hoạt không gian trong một căn hộ NƠXH bằng cách: (i) mở rộng diện tích các phòng ; (ii) thêm phòng/ bớt 16 phòng/ hợp gộp các phòng, chia tách/ hợp gộp các căn hộ ; (iii) tiên liệu trước những kịch bản biến đổi không gian trong tương lai. 3.3.4. Đề xuất các chỉ tiêu diện tích tối thiểu cho các thành phần không gian Diện tích tối thiểu cho các thành phần không gian được xây dựng trên các cơ sở là: (i) cơ sở tính toán diện tích tối thiểu; (ii) cơ sở khoa học căn cứ khung pháp quy Việt Nam đã ban hành; (iii) cơ sở khoa học căn cứ vào tính chất và nhu cầu sử dụng đối với từng bộ phận chung cư cao tầng; (iv) cơ sở đánh giá thực tiễn và kết quả điều tra xã hội học về nhu cầu nguyện vọng. Từ các cơ sở trên, đề xuất diện tích các không gian thàn phần bao gồm: 1 không gian giao tiếp ; 2 - không gian dịch vụ công cộng - dịch vụ thương mại ; 3 - không gian quản lý hành chính ; 4 - không gian căn hộ ; 5 - không gian giao thông ; 6 - không gian kỹ thuật. 3.3.5. Đề xuất các chỉ số đánh giá hiệu quả 1 - Chỉ số đánh giá diện tích hợp lý 𝒌𝟏.[ 𝐀𝟏]+𝒌𝟐.[𝐀𝟐]+𝒌𝟑.[𝐀𝟑]+𝒌𝟒.[𝐀𝟒]+𝒌𝟓.[𝐀𝟓] Adiện tích = 𝟓 2 - Chỉ số đánh giá khối tích hiệu quả Kkhối tích ≥ 1,11 Kkhối tích = A/V (Amax và Vmax) A - Diện tích mặt ngoài; V - Khối tích ngôi nhà hay căn hộ 3 - Chỉ số đánh giá kinh tế hiệu quả 0.7 ≤ Kkinh tế ≤ 0.85 Kkinh tế = ∑ Diện tích sàn bán/ ∑ Diện tích sàn xây dựng 4 - Chỉ số khối mặt bằng hợp lý 0,48 ≤ K ≤ 0,68 0,58 ≤ K1 ≤ 0,83 K2 ≤ 6,5 K= Diện tích ở/ Diện tích sàn xây dựng K1=Diện tích ở/Diện tích sử dụng K2= Khối tích ngôi nhà hay căn hộ/Diện tích ở 5 - Chỉ số kiểm soát mật độ 5.3 ≤ Kmật độ ≤ 50 (m2/người) 17 3.4. Đề xuất giải pháp Kiến trúc Quy hoạch NƠXH tối thiểu 3.4.1. Đề xuất giải pháp Quy hoạch A - Đề xuất quy hoạch vị trí địa điểm Thỏa mãn 3 tiêu chí: (i) tiêu chí quy hoạch ; (ii) tiêu chí thuận lợi về địa chất ; (iii) tiêu chí thuận tiện với việc làm và đưa đón con. Đề xuất tiêu chí (3) chiếm 50%, tiêu chí (1) chiếm 25%, tiêu chí (2) chiếm 25%. B - Đề xuất 4 mô hình TCKG nhóm nhà tổng quát Mô hình A - Khu trung tâm: cao tầng, mật độ cao, nén. Mô hình B - Khu vực vành đai 3 trở vào: hỗn hợp nhiều tầng và cao tầng. Mô hình C - Khu vực giữa vành đai 3 và vành đai 4: nhiều tầng chủ yếu. Mô hình D - Khu vực nằm ngoài vành đai 4: nhiều tầng và thấp tầng. C - Đề xuất 4 giải pháp áp dụng cho 4 mô hình TCKG nhóm nhà 1. Tăng mật độ xây dựng bằng bố trí nhà hợp lý 2. Cảnh quan tối thiểu và hấp dẫn 3. Mẫu nhà tối thiểu và kết nối linh hoạt 4. Quy hoạch có tính xã hội 3.4.2. Đề xuất giải pháp Kiến trúc Đề xuất 3 nhóm giải pháp tổng thể TCKG tòa nhà trên cơ sở: (i) 3 quan điểm tại mục 3.1 ; (ii) 5 nguyên tắc tại mục 3.2, 3 ; (iii) nhóm tiêu chí tại mục 3.3 ; và phù hợp với những thông số tối thiểu của giải pháp quy hoạch: A - Đề xuất giải pháp TCKG mặt bằng: (a) hình dạng và hướng nhà ; (b) diện tích sàn điển hình tối ưu ; (c) moduyn hóa không gian triệt để ; (c) thông gió tối ưu ; (c) san sẻ không gian sử dụng chung. B - Đề xuất giải pháp TCKG hình khối và mặt đứng: (a)đơn giản và ấn tượng ; (b)chiều cao tầng nhà tối thiểu ; (c)số tầng và chiều cao tổng thể công trình. C - Các vấn đề xử lý kỹ thuật khác: (a) sơ đồ lõi chịu lực ; (b) điển hình hóa các không gian bộ phận. D - Đề xuất giải pháp TCKG căn hộ a) Các không gian căn hộ có tính mô-duyn hóa cao từ không gian bộ phận đến không gian tổng thể để hạ giá thành. 18 b) Căn hộ nén nhưng thỏa mãn những nhu cầu tiện nghi tối thiểu. c) Căn hộ tuy nhỏ nhưng không tù túng, nén ở bên trong, mở ra bên ngoài. d) Căn hộ ưu tiên có những không gian “nửa trong, nửa ngoài”, “nửa kín, nửa hở”, những không gian phát triển đời sống tinh thần, tương tác cả bên trong và bên ngoài căn hộ. f) Không gian căn hộ biến đổi linh hoạt từ bên trong ra bên ngoài, theo cả 2 phương ngang và phương đứng. D1 - Lựa chọn các thông số tối thiểu của căn hộ a) Lựa chọn mô-đuyn căn hộ tối thiểu b) Diện tích và tỷ lệ các căn hộ theo mô-duyn không gian c) Chiều cao thông thủy tối thiểu không gian D2 - Thông gió căn hộ a) Thông gió xuyên phòng kết hợp hốc bẫy gió và ống thông gió ngang. b) Ở vị trí và hướng bất lợi như khuất gió, nắng xiên, có giải pháp che nắng và dẫn gió, sử dụng giải pháp thông gió kỹ thuật kiểm soát bằng hệ thống quạt. c) Giảm kích thước cửa sổ các căn hộ khi càng lên trên cao vì áp lực gió và cường độ ánh sáng mạnh hơn các tầng dưới. D3 - Linh hoạt không gian căn hộ Bằng cách sử dụng không gian trống, không gian dự trữ phát triển: (a) không gian tiền sảnh sát hành lang ; (b) không gian logia ; (c) không gian thông tầng ; (d) tùy biến không gian bằng cách chia nhỏ hoặc cộng thêm căn hộ. D4 - Trang thiết bị nội thất căn hộ Quan điểm: nội thất tiết kiệm không gian sống tối đa, khắc phục những nhược điểm của căn hộ nén, nội thất tích hợp và biến đổi linh hoạt. Nguyên tắc: (i) tối thiểu hóa đồ nội thất ; (ii) linh hoạt hóa ; (iii) ngăn chia không gian mềm ; (iv) chất cảm và mầu sắc phù hợp ; (v) sử dụng vật liệu bền vững; (vi) giải phóng mặt sàn, tối đa mặt dựng và không gian trên cao. Giải pháp về đồ đạc nội thất: (1) đồ đạc đơn giản trong thiết kế, tinh tế trong cảm giác và tiện nghi khi sử dụng ; (2) giải pháp thông minh: trên - dưới,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan