Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiến trúc đương đại đà nẵng...

Tài liệu Kiến trúc đương đại đà nẵng

.PDF
95
3
89

Mô tả:

ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trường đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng, tới Khoa đào tạo Sau đại học, tới Ban giám hiệu nhà trường và các thầy giáo, cô giáo đã tạo điều kiện về mặt thời gian để tôi hoàn thành bài luận. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới thầy giáo PGS.TS Tôn Thất Đại đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp và bạn bè, những người thân trong gia đình đã hết sức giúp đỡ, động viên và chia sẻ để tôi có thể hoàn thành luận văn. iii KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI ĐÀ NẴNG Học viên: Phạm Minh Tuấn Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số: Khóa: 34 Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN Tóm tắt – Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Những năm gần đây Đà Nẵng đã có những bước tiến vượt bậc về kinh tế, xã hội. Qua đó, các công trình kiến trúc hình thành, tạo nên bộ mặt mới cho thành phố. Các công trình kiến trúc trong thành phố chịu ảnh hưởng từ các xu hứớng thiết kế trên thế giới, cho nên các công trình có hình dáng phong phú, bố cục đa dạng hình thành trào lưu kiến trúc đương đại tại thành phố Đà Nẵng. Luận văn này sẽ làm một nghiên cứu khảo sát hiện trạng các công trình kiến trúc theo trào lưu đương đại, phân loại và đánh giá những công trình kiến trúc này, để từ đó có những luận cứ khoa học rõ ràng, phục vụ cho các công tác phê bình kiến trúc. Mục đích cuối cùng mà đề tài muốn hướng đến là tạo ra một cầu nối kiến trúc, cho thấy tầm quan trọng của các địa điểm kiến trúc, đem đến một hình ảnh năng động và đa dạng hóa của kiến trúc đương đại ở Đà Nẵng. Từ khóa – kiến trúc đương đại, xu hướng thiết kế CONTEMPORARY ARCHITECTURE IN DA NANG Abstract Summary - Danang is the economic, cultural, educational, scientific and technological center of the Central - Highlands. In recent years Da Nang has made great strides in economic and social development. Thereby, architectural works form, creating a new face for the city. The architecture in the city is influenced by the design trends in the world, so the works have a rich shape, diverse composition forms the current architectural movement in the city of Da Nang. This dissertation will make a survey of the current state of contemporary fashions, classify and evaluate these buildings, so that there are clear scientific arguments for the critique of architecture. The ultimate aim of the project is to create an architectural bridge that highlights the importance of architectural landmarks, providing a dynamic and diversified image of contemporary architecture in Da Nang. Key words – contemporary architecture, design trends iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................... iii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................vi MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 1 3. Mục tiêu của Đề tài ............................................................................................... 1 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................1 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. HIỂU ĐÚNG VỀ KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI ....................................3 1.1 Kiến trúc đương đại là gì? ......................................................................................... 3 1.1.1. Sự khác nhau giữa Kiến trúc đương đại và hiện đại. ......................................3 1.1.2. Khái niệm kiến trúc đương đại .......................................................................3 1.2. Những tính chất của kiến trúc đương đại .................................................................4 1.2.1. Ngôn ngữ.........................................................................................................4 1.2.2. Ẩn dụ ...............................................................................................................6 1.2.3. Mã hoá kép ......................................................................................................7 1.3. Những đặc điểm của kiến trúc đương đại .................................................................8 1.3.1. Về hình thức của Kiến trúc đương đại ............................................................ 8 1.3.2. Về không gian hợp thành ................................................................................9 1.3.3. Về vật liệu sử dụng ....................................................................................... 10 1.3.4. Về thủ pháp bố trí “đặc - rỗng”.....................................................................11 1.3.5. Về các nguyên tắc bảo vệ môi trường........................................................... 12 1.3.6. Về tính “động” trong kiến trúc .....................................................................13 1.4. Các xu hướng thiết kế của kiến trúc đương đại ...................................................... 14 1.4.1 Xu hướng Kiến trúc Hậu hiện đại ..................................................................14 1.4.2. Xu hướng Giải toả kết cấu ( Deconstruction) ...............................................20 1.4.3. Xu hướng kiến trúc Hiện đại mới .................................................................22 1.4.4. Xu hướng kiến trúc High – Tech ..................................................................24 1.4.5. Xu hướng kiến trúc Sinh thái ........................................................................25 Kết luận Chương 1.........................................................................................................27 v CHƯƠNG 2. KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI TẠI ĐÀ NẴNG .....................................28 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Thành phố Đà Nẵng ....................................28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 28 2.1.2. Kinh tế - xã hội ............................................................................................. 29 2.2. Thống kê và phân loại Kiến trúc đương đại tại Đà Nẵng ......................................32 2.2.1. Thống kê .......................................................................................................32 2.2.2. Phân loại........................................................................................................51 2.3. Nhận xét Kiến trúc đương đại tại Đà Nẵng ............................................................ 68 2.3.1. Về Xu hướng “Hồi sinh nghiêm ngặt” ......................................................... 68 2.3.2. Về Xu hướng “Tân - bản xứ”........................................................................68 2.3.3. Về Xu hướng “Ẩn dụ và trừu tượng” ........................................................... 68 2.3.4. Về Xu hướng “Giải toả kết cấu” ...................................................................68 2.3.5. Về Xu hướng “High-tech” ............................................................................68 2.3.6. Về Xu hướng “Sinh thái” ..............................................................................68 Kết luận Chương 2.........................................................................................................69 CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG ..............................................................................70 3.1. Hệ thống địa điểm các công trình kiến trúc đương đại ..........................................70 3.1.1. Bối cảnh ........................................................................................................70 3.1.2. Khái niệm “Du lịch kiến trúc” ......................................................................70 3.1.3. Hệ thống địa điểm các công trình Kiến trúc đương đại tại Đà Nẵng ...........72 3.2. Vai trò của Kiến trúc đương đại cho phục vụ du lịch và phát triển kinh tế ...........73 3.2.1. Tính chất đặc biệt của các địa điểm công trình Kiến trúc đương đại ...........73 3.2.2. Từ triễn lãm đến công trình, từ công trình đến thực địa ............................... 73 3.2.3. Vai trò xúc tác và quảng bá...........................................................................74 Kết luận Chương 3.........................................................................................................75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 78 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao) vi DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình 1.1: 1.2: 1.3: 1.4: 1.5: 1.6: 1.7: 1.8: 1.9: 1.10: 1.11: 1.12: 1.13: 1.14: 1.15: 1.16: 1.17: 1.18: 1.19: 1.20: 1.21: 1.22: Tên hình Trang Ngôi nhà đa phong cách ở Roma – KTS Francesco Passarelli Con vịt và Biển hàng trang trí – KTS Robert Venturi Cửa hàng hình con vịt – New York, Mỹ Một số ẩn dụ của nhà thờ Ronchamp – KTS Hillel Schocken Nhà thờ Ronchamp – KTS Le Corbusier – Ronchanp, Pháp 1954 Ngôi nhà Ni-Ban-Kahn – KTS Minoru Takeyama Nhà hát Auditorio de Tenerife "Adán Martín" – KTS. Santiago Calatrava – Thành phố Santa Cruz de Tenerife (Quần đảo Canaria, Tây Ban Nha) - 2003 Đền Lotus, New Delhi – KTS. Fariborz Sahba – New Delhi, Ấn Độ - 1986 Meere House – Gruz Architects - Đảo Sentosa, Singapore 2010 Louis Vuitton Foundation – KTS. Frank Gehry – Paris, Pháp 2012 The Edge – Amsterdam, Hà Lan Toà tháp 80 tầng có thể tự thay đổi hình dáng theo thời gian cho thành phố Dubai Ngôi làng ở Gourna, Ai Cập – KTS Hassan Fathy Hillingdon Civic Centre – Uxbridge, London, Anh - by Andrew Derbyshire - 1979 Quần thể nhà ở Byker Wall – KTS Ralph Erskine Khách sạn Beverly Tom, Yomakomai, Hokkaido – KTS Minoru Takeyama Daisy House, bang Indiana – KTS Stanley Tigerman Nhà số 3 làm cho Robert Miller, Lakesville – KTS Peter Eisenman Hiệu kim hoàn Schullin – KTS Hans Hollein UFA Cinema Center Dresden, Gemany – KTS Tom Wiscombe. Nguồn: Trinhandesign.com Royal Ontario Museum – Michael Lee-Chin Crystal – Toronto, Ontario, Canada – 2007 TT Hoà nhạc Morton H.Meyerson, Dallas, Texas – KTS. Ieoh Ming Pei - 1982-1989 5 6 6 7 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 18 19 20 21 22 23 vii Số hiệu hình 1.23: 1.24: 1.25: 1.26: 1.27: 3.1: Tên hình High Museum of Art , Atlanta, Georgia – KTS Richard Meier 1980 - 1983 The Helix Bridge – Cox Architecture + Architects 61 – Singapore – 2010. Mode Gakuen Cocoon Tower, Shinjuku, Tokyo, Japan – Tange Associates – 2008. Parkroyal on Pickering, Downtown Core, Singapore – WOHA Architecture – 2013 Quai Branly Museum, Paris, Pháp – KTS Jean Nouvel – 2004. Địa điểm các công trình Kiến trúc Đương đại trên TP Đà Nẵng. Nguồn: Tác giả Trang 23 24 25 26 26 72 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau giải phóng, Đà Nẵng cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước phải bắt tay vào kiến thiết và xây dựng lại TP. Qua 39 năm xây dựng, một Đà Nẵng giờ đây với nhiều sự thay đổi. Một diện mạo đô thị được xây dựng với thương hiệu về những cây cầu. Một Đà Nẵng trong mắt mọi người là một thành phố trẻ năng động với những kiến trúc xây dựng đẹp, hài hòa với quy mô hiện đại. Sự phát triển của Đà Nẵng hôm nay cũng là những ghi dấu góp sức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành Kiến trúc - Xây dựng cùng tạo nên một Đà Nẵng hôm nay. Thời điểm từ sau giải phóng cho đến cách đây khoảng hơn 10 năm, tại Đà Nẵng, phong cách thiết kế chủ yếu là phong cách kiến trúc thuộc địa, được sử dụng cho hầu hết các công trình xây dựng cho giai đoạn này. Một số công trình thì còn tồn tại từ thời kỳ Pháp thuộc, còn các công trình xây dựng mới trong giai đoạn này vẫn còn bị ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc thuộc địa, đa số công trình là cơ quan hành chính công sở, nhà ở cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Phong cách Kiến trúc địa phương ở thời điểm này cũng được sử dụng để xây dựng chủ yếu là các công trình văn hoá như đình làng … Tuy nhiên, những kiến trúc địa phương hay kiến trúc thuộc địa đến thời điểm hiện tại chỉ còn là di sản, nằm trong danh sách bảo tồn. Các phong cách thiết kế này không còn phù hợp. Các công trình kiến trúc theo phong cách thiết kế này hiện tại chủ yếu được sử dụng vào mục đích phát triển dịch vụ du lịch. Trong khoảng mười năm trở lại đây, Đà Nẵng ngày càng mở rộng tầm vóc của mình, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở về hạ tầng giao thông, tiến hành chỉnh trang đô thị, xây dựng một môi trường mới hiểu theo nghĩa rộng, tạo điều kiện cho công cuộc phát triển mới. Theo đó, các xu hướng thiết kế của kiến trúc đương đại cũng bắt đầu phát triển tại Đà Nẵng, làm thay đổi bộ mặt của thành phố, thể hiện sự phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội. Tạo dựng một hình ảnh khác cho thành phố Đà Nẵng. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu các xu hướng kiến trúc đương đại. 3. Mục tiêu của Đề tài - Xác định được các xu hướng kiến trúc đương đại tại Đà Nẵng. - Các công trình theo xu hướng kiến trúc đương đại tại Đà Nẵng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các công trình công cộng tại Thành phố Đà 2 Nẵng - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về thời gian : Khoảng thời gian 2008 - nay. Phạm vi về không gian: Trong phạm vi Thành phố Đà Nẵng 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu định tính + Nghiên cứu các thông tin cần thu thập để trả lời các câu hỏi: - Kiến trúc đương đại là gì? - Kiến trúc đương đại bắt đầu từ đâu và như thế nào? - Nghiên cứu tại bàn + Tìm kiếm thông tin tài liệu qua internet + Tìm kiếm thông tin tài liệu sách báo, tạp chí - Nghiên cứu tại hiện trường 3 CHƯƠNG 1 HIỂU ĐÚNG VỀ KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI 1.1 Kiến trúc đương đại là gì? 1.1.1. Sự khác nhau giữa Kiến trúc đương đại và hiện đại. Sự khác biệt giữa kiến trúc đương đại và hiện đại là gì Tại sao lại có sự khác nhau này Theo đúng nguyên nghĩa của nó, “Đương đại” là kiến trúc đang được phổ biến, hay đang được sử dụng ngay bây giờ, ngay thời điểm này. C n kiến trúc “Hiện đại” có đề cập đến một khoảng thời gian trong quá khứ, đặc biệt là phong cách cổ điển của những năm trước cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ. ì thế mà kiến trúc “Đương đại” thường không giới hạn trong một chủ đề phong cách duy nhất, nó luôn thay đổi, và vay mượn mỗi nơi một ít từ rất nhiều phong cách của các thời kỳ khác nhau. Nó không phải là một kiến trúc được “thiết kế” ngay bây giờ. C n kiến trúc “hiện đại” thì tiếp nối lại kiến trúc của những năm 1920 và 1950, một kiến trúc thể hiện những l tưởng của thời đại máy móc: có sự tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối không gian, mặt đứng loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng những vật liệu mới như những khối kính rộng, th p, bê tông, tường thường được sơn trắng, sàn trống tạo cảm giác rộng mở. 1.1.2. Khái niệm kiến trúc đương đại Kiến trúc đương đại là một trào lưu kiến trúc của thế kỷ 21. Không có phong cách hay xu hướng kiến trúc nào mang tính đặc trưng. Các kiến trúc sư đương đại thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau, từ chủ nghĩa hậu hiện đại đến kiến trúc công nghệ cao sang phong cách biểu hiện và biểu cảm cao. Các phong cách thiết kế và cách tiếp cận khác nhau nhưng có điểm chung là sử dụng công nghệ tiên tiến và vật liệu xây dựng hiện đại.1 Kiến trúc đương đại có thể được định nghĩa là những gì đang được tạo ra ngay trong thời điểm hiện nay. Trong một nghĩa nào đó, nó không phải là một xu hướng phong cách nhưng là những gì hiện đang được tạo ra và thiết kế tại thời điểm hiện tại2. Đa phong cách, đột phá, ấn tượng là những gì người ta có thể miêu tả về Kiến trúc Đương Đại, bắt nguồn từ những hình thái kiến trúc phá cách, kết cấu được đình hình theo thẩm mỹ. 1 2 Theo https://en.wikipedia.org/wiki/Contemporary_architecture - Dịch MODERN OR CONTEMPORARY ARCHITECTURE? WHAT’S THE DIFFERENCE? By ADVANTAGE PROPERTY | 21st Apr 16 4 Cùng với luận điểm của xu hướng kiến trúc hiện đại mới, mỗi KTS đương đại đều đang xây dựng, tạo nên cho mình một Ngôn ngữ hình kiến trúc riêng. Nhưng đều có chung quan điểm, phản ánh, bày tỏ nhận thức của cá nhân về giá trị các mặt của xã hội đương đại, định hướng về xu thế xã hội trong tương lai. Do đó, các KTS đương đại luôn có sự thể nghiệm, kết hợp những đ i hỏi thiết thực của xã hội (vấn đề môi trường, con người, phân tách giàu nghèo…), thêm vào đó là ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ máy tính, ứng dụng các vật liệu xây dựng mới. Tuy nhiên, vẫn có những giá trị tinh thần trong văn hóa truyền thống được bảo tồn, hướng tới những điều nhân bản trong tư duy sáng tạo kiến trúc. Xuất phát từ những luận điểm trên, một số KTS đương đại đã có những tư duy sáng tác kiến trúc riêng, biểu hiện với ngôn ngữ tạo hình rõ n t, mạnh mẽ. Điều đó đang hình thành nên những trào lưu, xu hướng thiết kế kiến trúc mới, cơ sở để hình thành nhiều lối đi tư duy sáng tác khác nhau.3 Nói một cách đơn giản, đương đại cốt lõi của nó là đề cập đến những điều “của thời điểm hiện tại.” 1.2. Những tính chất của kiến trúc đương đại Trong bối cảnh muôn màu sắc của những công trình kiến trúc, người ta cứ sáng tác và cứ xây dựng nhưng chưa có một lý luận nào thay thế những lý luận của kiến trúc hiện đại trước đây. Khi đó, Charles Jencks, một nhà lý luận trẻ tuổi người Anh, nổi lên. Jencks đã phân tích các khuyết điểm của kiến trúc hiện đại, đề ra hệ thống lý luận và phân loại các xu hướng kiến trúc. Jencks đã sử dụng những công cụ ngôn ngữ học, ký hiệu học, ngữ nghĩa học để phân tích công trình kiến trúc.4 1.2.1. Ngôn ngữ Jencks đ i hỏi kiến trúc phải có một ngôn ngữ phong phú trong đó có các từ, câu, cú pháp và ngữ nghĩa. Từ của kiến trúc thì rất mềm dẻo, linh động và đa dạng. Đó là các thành phần của công trình như cái cửa, mái, tường, sàn, mặt đứng v.v… Để tạo nên một câu (một công trình, một ngôi nhà …) cần phải liên kết các từ còn lại theo một cú pháp nhất định. Cú pháp đây là cách xây dựng, là những quy luật khoa học của kết cấu, của thi công, của nghệ thuật thị giác. 3 ThS.KTS Hoàng Tuấn Minh - Bộ môn Kiến trúc công trình công cộng, Khoa Kiến trúc – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Theo Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 200 - 2016) 4 Tôn Đại – “Kiến trúc Hậu hiện đại” - NXB Xây dựng – 2005, Tr.28 5 Một vấn đề quan trọng nổi lên là ngữ nghĩa học của kiến trúc. Từ thế kỷ XIX trong trào lưu Hồi phục kiến trúc cổ điển, vấn đề ngữ nghĩa học được đề ra khá chặt chẽ: mỗi loại nhà được quy định dùng một loại phong cách, không được dùng lẫn lộn. J.C. Loudon đã chủ trương “ Thuyết liên tưởng”. Theo thuyết này thì hình dáng của ngôi nhà phải biểu lộ tính chất và vai trò của chủ nhân. Nói chung, người ta vẫn sử dụng phong cách kiến trúc một cách nghiêm ngặt, mỗi một công trình theo một phong cách, cũng có thể mang nhiều phong cách. Tính chất đa phong cách này theo Jencks là có lợi, vì giải quyết được hai vấn đề: Thứ nhất là dễ thông báo, vì mỗi ký hiệu có ngữ nghĩa riêng và thông báo một nội dung nhất định. Thứ hai là mối liên hệ giữa một phong cách và tổng thể môi trường kiến trúc chung quanh là một vấn đề lịch sử, cái “tinh khiết” và cái “nghiêm khắc” của một phong cách kiến trúc hiện đại không c n đồng nghĩa với sự hài hoà tổng thể nữa, mà trái lại dễ gây ra xung đột.5 Hình 1.1: Ngôi nhà đa phong cách ở Roma – KTS Francesco Passarelli 5 Tôn Đại – “Kiến trúc Hậu hiện đại” - NXB Xây dựng – 2005, Tr.29. 6 1.2.2. Ẩn dụ Là một ngôn ngữ, kiến trúc phải có tính chất ẩn dụ. Hình thức của một công trình tạo nên những ẩn dụ khác nhau, tuỳ theo những “mật mã” khác nhau của họ. Có 2 loại mã chính: “Mã hiện đại” dựa trên kiến thức và tính tư tưởng của các kiến trúc sư “Mã truyền thống” dựa trên mối quan hệ của mỗi người bình thường đối với các yếu tố kiến trúc thông thường. Còn ẩn dụ thì theo Robert Venturi có hai cách : “Con vịt” : là cách ẩn dụ mà “cái biểu đạt” (hình thức) có sự đồng nhất với “cái được biểu đạt” (nội dung)6 Hình 1.2: Con vịt và Biển hàng trang trí – KTS Robert Venturi Hình 1.3: Cửa hàng hình con vịt – New York, Mỹ 6 Tôn Đại – “Kiến trúc Hậu hiện đại” - NXB Xây dựng – 2005, Tr.30. 7 Một cửa hàng hình con vịt thì có thể hình dung ra ở trong đó bán những sản phẩm như gia cầm, trứng … Theo thuật ngữ của ký hiệu học thì con vịt là một hình hiệu học. “Tường chắn mái trang trí” thì tách riêng “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt”. Trong nghệ thuật kiến trúc, diễn đạt rõ rệt cái ẩn dụ của một công trình tức là giết nó. Một công trình càng gợi nên nhiều ẩn dụ thì càng có sức mạnh hấp dẫn.7 Hình 1.4: Một số ẩn dụ của nhà thờ Ronchamp – KTS Hillel Schocken Hình 1.5: Nhà thờ Ronchamp – KTS Le Corbusier – Ronchanp, Pháp - 1954 1.2.3. Mã hoá kép Có 2 loại mã, một là thuộc về kiến trúc sư, một thuộc về người dân bình thường ngoài nghề kiến trúc. Cũng có thể coi như: một là giới thượng lưu trí thức, hai là quần chúng đông đảo. Theo Jencks và nhiều kiến trúc sư hiện đại thì kiến trúc hậu hiện đại phải được “mã hoá k p” để cho cả hai loại người chuyên môn và không chuyên môn, hoặc giới trí thức và đông đảo quần chúng đều tiếp thu được. Mã của loại thứ nhất có thể hiểu ngầm được, thông qua những hình học trừu tượng. Mã của loại thứ hai là phải 7 Tôn Đại – “Kiến trúc Hậu hiện đại” - NXB Xây dựng – 2005, Tr.31 8 rõ ràng và rất thông thường quen thộc, dễ hiểu.8 Hình 1.6: Ngôi nhà Ni-Ban-Kahn – KTS Minoru Takeyama 1.3. Những đặc điểm của kiến trúc đương đại Kiến trúc đương đại dựa trên nguyên tắc được chia sẻ bởi tất cả những ai đã từng thiết kế trong trào lưu này: mong muốn, ý chí thiết kế và xây dựng những gì khác hẳn với những cái được thiết kế và xây dựng trong quá khứ và những cái thường được thực hiện trong ngày nay. Trào lưu Kiến trúc đương đại xuất hiện với mục đích phá vỡ, tách ra khỏi các quy trình và các cách suy nghĩ từ lâu được cho là tiêu chuẩn. Đó là sự sáng tạo. 1.3.1. Về hình thức của Kiến trúc đương đại Tất cả những gì chúng ta cần làm là quan sát xung quanh, quan sát những công trình để thấy rằng đường thẳng, thường được sử dụng trong thiết kế. Tuy nhiên, Kiến trúc đương đại có khuynh hướng tự tách mình ra khỏi xu hướng này bằng cách sử dụng đường cong một cách thường xuyên hơn. Trong một số trường hợp, các toà nhà được sử dụng hoàn toàn là các đường cong. Trong các trường hợp khác thì đường thẳng và đường cong được kết hợp sử dụng cho cùng một toà nhà.9 Tóm lại, về hình thức của kiến trúc đương đại thường hay sử dụng những 8 9 Tôn Đại – “Kiến trúc Hậu hiện đại” - NXB Xây dựng – 2005, Tr.32 https://bonestructure.ca/en/articles/7-things-to-discover-about-contemporary-architecture/ - Dịch 9 đường cong dứt khoát, khác với kiến trúc hiện đại thường hay sử dụng những đường thẳng vuông vắn nghiêm ngặt.10 Hình 1.7: Nhà hát Auditorio de Tenerife "Adán Martín" – KTS. Santiago Calatrava – Thành phố Santa Cruz de Tenerife (Quần đảo Canaria, Tây Ban Nha) - 2003 1.3.2. Về không gian hợp thành Việc sử dụng các đường cong thường xuyên hơn để tạo nên các không gian mà không chỉ là sử dụng các đường thẳng. Vì vậy, trong kiến trúc đương đại, thường hay thấy các toà nhà có mặt bằng hình tròn. Khi kiến trúc đương đại sử dụng các đường thẳng, có nghĩa là không gian hợp thành là một khối lập phương, khi cố gắng tạo các khối lập phương vào với nhau theo một cách đặc biệt nó sẽ tạo ra không gian đặt biệt. Giống như với hình tr n, nó cũng cho ph p tạo ra các không gian bên trong với bố cục đặc biệt. Để tạo sự khác biệt so với ngôn ngữ kiến trúc hiện đại, kiến trúc đương đại là sự tích hợp trong các không gian đặc biệt, không chuẩn mực (không đối xứng). Là một sự lựa chọn cho các công trình đi theo ngôn ngữ kiến trúc tự do, phóng khoáng. 10 https://bonestructure.ca/en/articles/7-things-to-discover-about-contemporary-architecture/ - Dịch 10 Hình 1.8: Đền Lotus, New Delhi – KTS. Fariborz Sahba – New Delhi, Ấn Độ - 1986 1.3.3. Về vật liệu sử dụng Một đặc tính khác của kiến trúc đương đại hiện nay là việc sử dụng các vật liệu mới cho nội thất và ngoại thất. Kiến trúc đương đại ưu tiên sử dụng những vật liệu mới, hợp thời như phong cách kiến trúc High-tech. Tuy nhiên, nó vẫn có khuynh hướng sử dụng những vật liệu truyền thống địa phương như thủy tinh, gỗ, gạch, và kim loại. Cây xanh cũng có vị trí của nó trong kiến trúc đương đại, đặc biệt là trên mái nhà, mà c n được sử dụng nhiều trên các bức tường. Nếu muốn có một không gian11 xanh, có thể tận dụng xu hướng này đối với việc tái phủ xanh và trồng một khu vườn dọc. 11 https://bonestructure.ca/en/articles/7-things-to-discover-about-contemporary-architecture/ - Dịch 11 Hình 1.9: Meere House – Gruz Architects - Đảo Sentosa, Singapore - 2010 1.3.4. Về thủ pháp bố trí “đặc - rỗng” Các cửa sổ lớn, số lượng nhiều và phong phú về chủng loại cũng là một đặc trưng của kiến trúc đương đại. Nhiều cửa sổ với vị trí bất thường, cửa sổ toàn cảnh, tường cửa sổ và cửa sổ mái đều đã được sử dụng rộng rãi. Một trong những tác dụng của hình thức bố trí cửa sổ, ngoài việc tạo ra những vị trí quan sát đẹp, là nó tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời: trước hết là ánh sáng tự nhiên, và thứ hai, để tận dụng sự sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời bị động. Do đó, kiến trúc đương đại ưu tiên những thiết kế tràn ngập ánh sáng tự nhiên hoặc thưởng ngoạn những khung cảnh đẹp. Tuy nhiên, cần cẩn trọng nếu quan tâm đến sự riêng tư và có kế hoạch bố trí xây dựng một không gian nơi có nhiều người xung quanh, cần phải có những suy nghĩ thông minh khi bố trí các hệ thống cửa sổ. 12 Hình 1.10: Louis Vuitton Foundation – KTS. Frank Gehry – Paris, Pháp - 2012 1.3.5. Về các nguyên tắc bảo vệ môi trường Công trình xanh là một đặc trưng không chỉ giới hạn trong kiến trúc đương đại. Nhiều t a nhà thông thường kết hợp các yếu tố bền vững, hoặc, ít nhất, hiệu suất năng lượng. Nhưng trong kiến trúc đương đại, những yếu tố này là bắt buộc. Việc sử dụng các tế bào quang điện, địa nhiệt sưởi ấm, máy bơm nhiệt, bộ trao đổi nhiệt, và bộ thu nhiệt không được kiến trúc đương đại ưu tiên. Ví dụ, trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, mục tiêu là lồng ghép ngôi nhà một cách hoàn hảo vào môi trường xung quanh tự nhiên. Mục đích không chỉ để bảo vệ môi trường xung quanh khỏi bị xáo trộn, mà còn làm cho chúng trở thành một trong những yếu tố kiến trúc mang lại cho ngôi nhà riêng, đặc trưng riêng của nó. Nếu trách nhiệm về môi trường và việc giảm khí nhà kính là một trong những ưu tiên, kiến trúc đương đại là áp dụng tốt nhất bởi vì kiến trúc đương đại cho phép xây dựng một ngôi nhà vượt xa các tiêu chuẩn môi trường hiện tại.12 12 https://bonestructure.ca/en/articles/7-things-to-discover-about-contemporary-architecture/ - Dịch 13 Hình 1.11: The Edge – Amsterdam, Hà Lan 1.3.6. Về tính “động” trong kiến trúc Chưa có được một thuật ngữ chuẩn, Kiến trúc động là từ được sử dụng cho một đặc trưng khác của kiến trúc đương đại. Nó sử dụng nhiều hình thức khác nhau: chiếu sáng ngoại thất bằng đèn một cách công phu, những tưởng về mặt dứng của các toà nhà có khả năng tương tác với người qua đường hoặc người sử dụng toà nhà; sử dụng nước, dưới nhiều hình thức thông qua các kiểu đầu phun tạo ra các hình dáng của cột nước, thác nước, kết hợp với đèn, nhạc tạo màu sắc sống động. Ý tưởng là làm cho các toà nhà cảm thấy sống động hơn, làm cho phần bên ngoài trở nên sống động hơn. 14 Hình 1.12: Toà tháp 80 tầng có thể tự thay đổi hình dáng theo thời gian cho thành phố Dubai (Nguồn: Luxhotels.info) 1.4. Các xu hướng thiết kế của kiến trúc đương đại Có nhiều xu hướng thiết kế trong trào lưu kiến trúc đương đại, tuy nhiên theo Charles Jencks đã điểm qua các công trình kiến trúc Hậu hiện đại, hệ thống hoá lại và đưa ra 7 xu hướng kiến trúc. 1.4.1 Xu hướng Kiến trúc Hậu hiện đại a. Xu hướng “lịch sử” Dấu hiệu đặc biệt của xu hướng này là 2 mã: Cổ điển và Hiện đại. Qua các tác phẩm theo xu hướng lịch sử, ta thấy kiến trúc hậu hiện đại gặp một khó khăn là nó phải chấp nhận nhiều mã mà không được rơi vào tình trạng thoả hiệp và sao chép. Một nét tế nhị điển hình của loại này là làm sao tạo được cảm tưởng đây là một công trình cổ điển được thiết kế theo quan điểm thẩm mỹ của phong cách quốc tế hay ngược lại, một công trình được thiết kế theo thẩm mỹ cổ điển. Hai khái niệm chủ đạo nhằm chế ngự được công chúng là xác định được tinh thần tưởng nhớ đến lịch sử (quá khứ) và xác định hình ảnh hiện tại của thành phố.13 13 Tôn Đại – “Kiến trúc Hậu hiện đại” - NXB Xây dựng – 2005, Tr.38.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan