Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiến thức tự chăm sóc của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa kh...

Tài liệu Kiến thức tự chăm sóc của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2022

.PDF
62
1
56

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH VŨ THỊ PHƯƠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nam Định- 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH VŨ THỊ PHƯƠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 Ngành: Điều dưỡng Mã số: 7720301 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Ths. ĐINH THỊ THU HUYỀN Nam Định - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi của toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths. Đinh Thị Thu Huyền đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp. Chân thành cảm ơn các nhân viên y tế bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện để hỗ trợ tôi thu thập thông tin làm khoá luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, trình độ của bản thân còn hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh những thiếu xót. Vì vậy tôi mong muốn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài luận văn này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Sinh viên Vũ Thị Phương ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu này là hoàn toàn đúng sự thật và chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào trước đây. Các số liệu, cách xử lý và phân tích số liệu là hoàn toàn chính xác, khách quan. Trong quá trình nghiên cứu, các tài liệu tham khảo mà tôi sử dụng đã được trích dẫn và chú thích rõ ràng. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Sinh viên Vũ Thị Phương iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ...............................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................... 5 1.1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ........................................................... 5 1.1.2. Tự chăm sóc .................................................................................... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................... 17 1.2.1. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh COPD trên thế giới ... 17 1.2.2. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh COPD tại Việt Nam .... 20 Chương 2: THỰC TRẠNG ............................................................................... 24 2.1. Giới thiệu bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ......................................... 24 2.2. Giới thiệu về khoa Nội Tổng Hợp........................................................... 24 2.3. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh COPD tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định .......................................................................................... 25 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 25 2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................... 25 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 25 2.3.4. Phiếu điều tra .................................................................................. 25 2.3.5. Phương pháp thu thập số liệu........................................................... 27 2.3.6. Phương pháp phân tich số liệu ......................................................... 27 2.3.7. Đạo đức nghiên cứu......................................................................... 27 2.3.8. Phân tích số liệu và kết quả nghiên cứu ........................................... 27 2.3.9. Nguyên nhân kiến thức người bệnh đạt kết quả tốt và không tốt ...... 35 2.3.10. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu .............................................. 36 iv Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP .................................................... 37 3.1. Giải pháp đối với bệnh viện .................................................................... 37 3.2. Giải pháp đối với nhân viên y tế ............................................................. 37 3.3. Giải pháp đối với người bệnh ................................................................. 38 Chương 4: KẾT LUẬN ..................................................................................... 40 4.1. Đặc điểm nghiên cứu .............................................................................. 40 4.2. Kiến thức của người bệnh ....................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: BỘ CÂU HỎI Phụ lục 2: PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Phụ lục 3: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN CỨU v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AAT : Alpha- 1 Antitripsin BPTNMT : Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ECG : Điện tâm đồ FEV1 : Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên GDSK : Giáo dục sức khoẻ GOLD : Chiến lược toàn cầu phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính HR : Tỷ lệ nguy cơ KPT : Khí phế thũng NVYT : Nhân Viên y tế QRS : Sự khử cực của tâm thất VPQ : Viêm phế quản WHO : Tổ chức y tế thế giới ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thang điểm mMRC ...................................................................... 11 Bảng 1.2: Phân loại giai đoạn ....................................................................... 12 Bảng 2.1: Phân bố đối tượng theo nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới .......... 27 Bảng 2.2. Yếu tố truyền thông của đối tượng nghiên cứu về tự chăm sóc COPD ......................................................................................... 29 Bảng 2.3. Kiến thức về tên bệnh ................................................................... 29 Bảng 2.4. Kiến thức về khái niệm bệnh COPD............................................. 29 Bảng 2.5. Kiến thức về dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ...................... 30 Bảng 2.6. Kiến thức về nguyên nhân chính gây BPTNMT ........................... 30 Bảng 2.7. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ gây BPTNMT ........................... 30 Bảng 2.8. Kiến thức về biểu hiện của bệnh COPD ....................................... 31 Bảng 2.9. Kiến thức về sử dụng thuốc dự phòng và điều trị ......................... 31 Bảng 2.10. Kiến thức về tái khám................................................................. 31 Bảng 2.11. Kiến thức về thời điểm tái khám................................................. 32 Bảng 2.12. Kiến thức xử trí khi thấy tình trạng bệnh nặng hơn..................... 32 Bảng 2.13. Kiến thức về lắc thuốc trước khi sử dụng ................................... 32 Bảng 2.14. Kiến thức về phòng bệnh hoặc tránh tái phát BPTNMT ............. 33 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ..................... 28 Biểu đồ 2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn ............... 28 Biểu đồ 3: Kiến thức về các phương pháp làm sạch đường thở................. 34 Biểu đồ 4: Kiến thức về kỹ thuật ho có kiểm soát ..................................... 34 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt. Chính vì thế, nhu cầu sống của con người ngày càng nâng cao hơn. Do vậy bệnh tật cũng tăng nhanh song hành cùng với sự phát triển của xã hội. Là những công dân sống ở thế kỷ XXI, và là người đang học tập và tìm hiểu về ngành Y, tôi nhận thấy rằng tỷ lệ con người hiện đại ngày nay mắc các bệnh mạn tính ngày càng nhiều. Trong đó các bệnh về hô hấp, đại diện tiêu biểu là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm phần lớn ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo Hội Lồng ngực Mỹ (American Thoracic Society) và Hội Hô hấp Châu Âu (European Respiratory Society): Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease- COPD) là một rối loạn hô hấp đặc trưng bởi thông khí thở ra tối đa giảm và chậm khả năng thở ra gắng sức của phổi, không thay đổi đáng kể qua nhiều tháng. Sự hạn chế lưu thông khí này chỉ đảo ngược được rất ít bằng các thuốc giãn phế quản[11]. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một quá trình bệnh lý được đặc trưng bởi sự có mặt của hai bệnh liên quan chủ yếu là viêm phế quản mạn (Chronic Bronchitis ) và khí phế thũng (Pulmonary Emphysema[11]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ 5 về gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Cũng theo dự đoán của WHO, số người mắc COPD tăng từ 3-4 lần thập kỷ này. Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương tỷ lệ mắc trung bình là 6,3%, tỷ lệ mắc ở người trên 40 tuổi là 6,3%. Theo dự đoán của các chuyên gia, tỷ lệ tử vong của COPD đến năm 2020 đứng hàng thứ 3 chỉ sau bệnh tim thiếu máu cục bộ và tai biến mạch máu não[2]. Trong khi đó Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh khá cao ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Theo số liệu của một số bệnh viện, số người bệnh COPD đang tăng nhanh. Theo Ngô Quý Châu, khoa Hô Hấp (Bệnh viện Bạch Mai), số người bệnh đến điều trị COPD ngày càng tăng. Nếu như thời điểm 1996-2000 chỉ có 25% người bệnh vào khoa điều trị thì từ 2003 đến nay đã tăng lên 26%. Tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP. HCM) số người bệnh COPD đến thăm khám và điều 2 trị tăng 1000 người bệnh /năm. Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) bệnh nhân COPD chiếm 20% người bệnh khoa Hô Hấp[5]. Các triệu chứng thường gặp của COPD là khó thở, ho, khạc ra đờm hoặc thậm chí là viêm đường thở tăng bạch cầu ái toan. Ngay cả khi COPD có thể phòng ngừa và điều trị được, chất lượng cuộc sống thấp hơn và các vấn đề tâm lý thứ phát vẫn tồn tại bao gồm trầm cảm, lo lắng và khó thở và tạo gánh nặng cho bệnh nhân, về thể chất và tinh thần. Các cuộc điều tra trước đó cho thấy các yếu tố sinh bệnh của COPD, chẳng hạn như hút thuốc, ô nhiễm không khí, nhiễm trùng và nghề nghiệp. Nhập viện do đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (AECOPD) là một gánh nặng đau đớn cho các cá nhân, như rối loạn chức năng cơ, khó thở và không thể di chuyển[31]. Theo Tổ chức y tế Thế giới đưa ra định nghĩa về tự chăm sóc là các hoạt động của cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện nhằm tăng cường sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế dịch bệnh và phục hồi sức khoẻ. Mặt khác, theo nghiên cứu của Jarrsma và cộng sự (2003) nhận thấy rằng tự chăm sóc có thể được định nghĩa là các hoạt động nhằm duy trì ổn định thể chất, phòng tránh các hành vi có thể làm trầm trọng tình trạng bệnh[22]. Đặc biệt, đối với bệnh COPD việc tự chăm sóc của người bệnh mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn biến chứng của bệnh, làm giảm số ca mắc và giúp phát triển kinh tế. Mặc dù, người bệnh có thể tự chăm sóc để góp phần cải thiện tình trạng sức khoẻ, nhưng phần lớn người bệnh lại chưa nắm rõ về cách tự chăm sóc và trách nhiệm của bản thân. Cho nên số người bệnh đang tăng nhanh và bệnh trở nên nguy hiểm, phổ biến,. Đặc biệt, người bệnh ở Việt Nam vẫn có xu hướng không ý thức đầy đủ về sư rủi ro và sự hiện diện của căn bệnh này. Và nhiều người mắc bệnh thậm chí không đi thăm khám cho tới khi đến giai đoạn cuối của bệnh khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Với tính chất phổ biến , tiến triển kéo dài, chi phí điều trị lớn như vậy, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang trở thành mối lo ngại về sức khoẻ của nhiều quốc gia trên thế giới. Để có thể ngăn chặn sự diễn tiến của bệnh chúng ta cần phải nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc tự chăm sóc, gánh nặng bệnh tật, các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Sự hiểu biết, thái độ, thực hành tốt của bệnh COPD 3 chính là cơ sở để phát hiện, điều trị và kiểm soát được bệnh từ đó là giảm gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, theo các nhân viên y tế và số liệu tại khoa Nội tổng hợp ghi nhận trong 2 tháng có khoảng 60 người bệnh mắc COPD chiếm 1/3 số người bệnh tại khoa vào nhập viện điều trị trong tình trạng nặng của bệnh, đợt cấp COPD, tình trạng suy hô hấp nặng, tình trạng tái nhập viện. Nhận thấy sự gia tăng tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng, để hạn chế tình trạng trên người bệnh cần được trang bị những kiến thức tự chăm sóc bản thân và tự quản lý. Theo một số báo cáo gần đây cho thấy phương pháp điều trị chất lượng cao hơn làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do COPD là tự chăm sóc để góp phần điều trị chất lượng cao, hành vi tự chăm sóc có thể làm giảm các triệu chứng nghiêm trọng và tăng cường kết quả lâm sàng và cũng làm giảm tình trạng nhập viện.Vì tính phổ biến và mức độ nguy hiểm như vậy, tôi muốn nhận định kiến thức của người bệnh COPD về mức độ hiểu biết về bệnh để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm làm thay đổi suy nghĩ, lối sống của từng người bệnh, mặc khác nhằm làm nâng cao kiến thức tự chăm sóc của bản thân họ. Cho nên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức tự chăm sóc của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022” với hai mục tiêu chính. 4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức tự chăm sóc của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1.1.1.1. Định nghĩa: Hội Lồng ngực Hoa Kỳ ( ATS-1995) Định nghĩa: COPD là tình trạng bệnh lý của VPQM và / hoặc KPT có tắc nghẽn lưu lượng khí trong các đường hô hấp. Sự tắc nghẽn này xảy ra từ từ và có khi kèm theo phản ứng phế quản có thể không hồi phục hoặc hồi phục một phần[17]. Hội hô hấp Châu Âu ( ERS-1995) Định nghĩa: COPD là tình trạng bệnh lý có đặc điểm chung là giảm lưu lượng khí thở ra tối đa và sự tháo rỗng khí trong phổi xảy ra chậm. Bệnh tiến triển chậm và không hồi phục mà nguyên nhân thường do sự phối hợp giữa các bệnh lý đường hô hấp như VPQ với KPT[19]. Theo GOLD 2019 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) hay COPD là một bệnh thường gặp có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi triệu chứng dai dẳng và giới hạn luồng khí do những bất thường của luồng dẫn khí hay của phế nang, gây ra bởi tiếp xúc cao với các phân tử và khí độc hại 1.1.1.2. Dịch tễ học COPD 1.1.1.2.1. Tình hình dịch tễ BPTNMT trên thế giới Trên toàn cầu, ước tính có 251 triệu ca mắc COPD trong năm 2016, chiếm khoảng 12% dân số từ 40 tuổi trở lên. COPD gây ra 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm (tức là khoảng 5% tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm). Ở Nam Mỹ, nghiên cứu PLATINO cho thấy tỷ lệ hiện mắc COPD ở những người trên 40 tuổi được ước tính vào khoảng từ 7,8% đến 20% [23]. Tại Pháp, một trong những nghiên cứu đầu tiên được thực hiện đã ước tính tỷ lệ hiện mắc bệnh viêm phế quản mãn tính vào năm 2002 là 4% trong một đại diện mẫu của dân số Pháp trên 25 tuổi. Tỷ lệ hiện mắc COPD từ trung bình đến nặng được mô hình hóa ở 12 quốc gia 6 Đông Nam Á và ước tính là 6,3%, với tỷ lệ hiện mắc tối đa ở Trung Quốc (6,5%) và ở Việt Nam (6,7%)[18]. Ở Châu Âu, tỷ lệ tử vong khác nhau giữa các quốc gia: <20 trên 100.000 dân ở Hy Lạp, Thụy Điển, Iceland và Na Uy, lên đến hơn 80 trên 100.000 dân ở Ukraine và Romania. Tỷ lệ tử vong do COPD cao hơn ở nam giới và tăng theo tuổi ở những người trên 45 tuổi. Tỷ lệ tử vong cũng tăng theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tại Hoa Kỳ, trong khuôn khổ Điều tra Khám sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia (NHANES I), 1.301 trường hợp tử vong đã được phân tích trong một nhóm thuần tập gồm 5.542 người lớn. Sự hiện diện của COPD ở các giai đoạn VÀNG khác nhau có liên quan đến nguy cơ tử vong sau đây, được xác định theo tỷ lệ nguy cơ (HR). Giai đoạn I: HR 1,4; KTC 95% 1,31–1,70; giai đoạn II: HR 2,04; KTC 95% 1,34–3,11; COPD nặng: HR 2,7; KTC 95% 2,1–3,5[21]. Ở Pháp, tỷ lệ tử vong xấp xỉ 40 ca tử vong trên 100.000 dân [20]. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong cũng đang gia tăng, liên quan đến sự gia tăng hút thuốc lá. Ở Trung Quốc, thuốc lá là nguyên nhân gây ra 12% số ca tử vong, với các dự báo cho thấy tỷ lệ này có thể lên tới 30% vào năm 2030[24]. 1.1.1.2.2. Tình hình dịch tễ BPTNMT tại Việt Nam Ở Việt Nam, các nghiêm cứu về bệnh COPD còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa có con số đại diện cho toàn quốc. Năm 2003, theo Hiệp Hội Châu Âu Thái Bình Dương, tỷ lệ mắc COPD ở người bệnh trên 35 tuổi tại Việt Nam là 6,7%. Theo Ngô Quý Châu và cộng sự năm 2006 nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh COPD trong dân cư một tỉnh thàng phố phía Bắc cho thấy tỷ lệ mắc bệnh chung cho ca 2 giới là 5,1%, trong đó nam giới là 6,7% và nữ giới là 3,3%[5]. Năm 2011, theo báo cáo của Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự tỷ lệ mắc COPD ở người trên 40 tuổi là 4,2%. Theo khu vực: nông thôn 4,7%; thành thị 3,3%; vùng núi 3,6% [16]. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc COPD chung toàn quốc ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu là 2,2%; tỷ lệ mắc COPD ở nam là 3,4% và nữ là 1,1%. Tỷ lệ mắc COPD ở lứa tuổi 40 là 4,2%, trong khi đó ở nhóm dưới 40 tuổi, tỷ lệ là 0,4%. Có sự khác biệt rõ rệt giữa tỷ lệ COPD ở nam nữ ở lứa tuổi này. Ở nông thôn có tỷ lệ mắc COPD cao hơn miền núi và thành thị, song sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. 7 Trong cộng đồng dân cư từ từ 40 tuổi trở lên, miền Bắc tỷ lệ mắc COPD là cao nhất 5,7% so với miền Trung là 4,6% và miền Nam là 1,9%[10]. 1.1.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1.1.1.3.1. Hút thuốc Đây là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Xu hướng hút thuốc lá ở Việt Nam bắt đầu giảm, nhưng tỷ lệ hút vẫn còn cao. Năm 2010, tỷ lệ hút thuốc lá và thuốc lào trong số những người từ 15 tuổi trở lên là 47,4% ở nam giới và 1,45 ở nữ giới. Việt Nam vẫn còn trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người trưởng thành đang hút thuốc lá. Đặc biệt, tỷ lệ hút thuốc lá của thanh thiếu niên Việt Nam vẫn ở mức độ cao và độ tuổi bắt đầu hút thuốc lá ngày càng trẻ[1]. Có 2 dạng hút thuốc, đó là hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động: - Hút thuốc lá chủ động: Thuốc lá gây tăng kháng lực đường hô hấp, giảm hoạt tính Antiprotease và kích thích bạch cầu phóng thích men tiêu protein. Bỏ thuốc lá có ý nghĩa quan trọng đối với người bệnh COPD đặc biệt là nhóm mắc COPD giai đoạn sớm. Nó làm thay đổi tốc độ giảm FEV1 sẽ quay về bằng tốc độ giảm của người bình thường theo tuổi. Bỏ thuốc lá đối với tất cả người bệnh đều là hạn chế sự giảm của FEV1 một cách rõ rệt - Hút thuốc lá thụ đông: tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc của những người hút thuốc trong cùng phòng làm tăng tỷ lệ mắc COPD[13]. Với tỷ lệ hút thuốc cao, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đứng đầu khu vực và thế giới. theo ghi nhận của Bộ Y Tế, COPD không những tăng số người nhập viện điều trị mỗi năm với tần suất khoảng 6,7% mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trong đó, đối tượng nam giới bị ung thư phổi liên quan đến COPD chiếm một tỷ lệ phần lớn. 1.1.1.3.2. Các yếu tố môi trường Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí với khói nhà máy, khói động cơ giao thông, khói bếp củi… cũng là yếu tố nguy cơ gây COPD Bụi nghề nghiệp và hoá chất độc hại: Tiếp xúc với bụi nghề nghiệp như bụi than, bụi silic… Hoá chất độc hại, hơi khí độc cũng có thể gây ra COPD độc lập với khói thuốc lá, nguy cơ càng cao nếu hút thuốc lá kèm theo. 8 Tình trạng kinh tế xã hội: Có tương quan nghịch với dịch tễ COPD mặc dù không được rõ ràng. Điều kiện kinh tế xã hội thấp kém, nhà ở chật trội, không khí kém lưu thông cũng là yếu tố nguy cơ gây COPD. 1.1.1.3.3. Các yếu tố liên quan đến cơ địa Do thiếu Alpha- 1 Antitripsin ( AAT) là một protein được sản xuất ở gan, có chức năng bảo vệ các hoạt động của phổi thông qua bảo vệ elastin. Tăng tính phản ứng phế quản. Sự tăng trưởng và phát triển của phổi: bất kỳ yếu tố nào tác động trong quá trình mang thai, sinh đẻ, phát triển của trẻ em làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của phổi đều là nguy cơ giảm FEV1 ở tuổi trưởng thành. 1.1.1.3.4. Các yếu tố khác Tuổi: tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già cao hơn Giới tính: người ta thấy rằng tỷ lệ mắc COPD của nam giới cao hơn nữ giới do liên quan tới hút thuốc lá. Nhưng những năm gần đây tỷ lệ mắc COPD ở nữ giới ngày càng tăng. Sự khác nhau về giới trong COPD là kết quả của sự tương tác về gen giới tính và sự khác biệt giới tính về văn hoá xã hội trong thời kỳ niên thiếu, dậy thì và trưởng thành. Sự khác biệt về giới tính trong chức năng sinh lý của phổi và đáp ứng của hệ miễn dịch ảnh hưởng đến COPD. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho rằng những hoormon giới tính ảnh hưởng đến sự phản ứng của đường thở trong suốt cả cuộc đời[6][4]. 1.1.1.4. Lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [2][7] 1.1.1.4.1. Triệu chứng cơ năng Bệnh thường gặp ở người trung niên hoặc người già với các biểu hiện: ho kéo dài và ngày cảng nhiều đờm, đờm nhày, khó thở khí gắng sức Ho có đờm thường gặp ở 50% số đối tượng hút thuốc và có thể xuất hiện ngay trong 10 năm đầu tiên hút thuốc. Ho khạc đờm mạn tính thường vào buổi sáng hoặc sau khi hút hút điếu thuốc đầu tiên. Ho thường nặng lên trong những tháng mùa đông và đặc biệt là sau nhiễm khuẩn hô hấp. Lúc đầu là ho ngắt quãng sau đó là ho hàng ngày và thường ho cả ngày. Ở giai đoạn ổn định ho kèm theo khạc đờm nhầy, số lượng đờm thay đổi theo từng người bệnh 9 Sự khó thở: tiến triển nặng dần theo thời gian, lúc đầu chỉ có khó thở khi gắng sức, sau đó khỏ thở cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục. Người bệnh “phải gắng sức để thở”, “ khó thở, nặng ngực”, “ cảm giác thiếu không khí, hụt hơi” hoặc “ thở hổn hển”, thở khò khè. Khó thở tăng lên khi gắng sức hoặc nhiễm trùng đường hô hấp Đau ngực không phải là triệu chứng thường gặp nhưng nó gợi ý chẩn đoán biến chứng của COPD như tràn khí màng phổi, tắc nghẽn động mạch phổi Sự giảm sút cân, ăn kém và suy nhược cơ thể thường gặp trong các giai đoạn tiến triển của bệnh. 1.1.1.4.2. Triệu chứng thực thể Giai đoạn sớm của bệnh khám phổi có thể thấy bình thường. Cần đo chức năng thông khí ở những đối tượng có yếu tố nguy cơ và có triệu chứng cơ năng gợi ý (ngay cả khi thăm khám bình thường) để chẩn đoán sớm COPD. Nếu người bệnh có khí phế thũng có thể thấy lồng ngực hình thùng, gõ vang, rì rào phế nang giảm. Giai đoạn nặng hơn khám thấy rì rào phế nang giảm, có thể có rale rít, rale ngáy, rale ẩm, rale nổ. Kiểu thở chúm môi ở cuối kì thở ra nhằm làm chậm xẹp đường thở ở thì thở ra. Kiểu thở ra kéo dài (trên 4 giây) tương quan với mức độ tắc nghẽn phế quản. Giai đoạn muộn có thể thấy những biểu hiện của suy hô hấp mạn tính: tím môi, tím đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ, biểu hiện của suy tim phải (tĩnh mạch cổ nổi, phù 2 chân, gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính)[2]. 1.1.1.4.3. Cận lâm sàng Phương pháp chẩn đoán hình ảnh X-quang ngực có thể có những đặc điểm đặc trưng. Ở bệnh nhân khí phế thũng, những thay đổi có thể bao gồm tăng thể tích phổi biểu hiện vòm hoành nằm ngang (tức là tăng góc được hình thành bởi xương ức và màng phổi phía trước trên phim chụp nghiêng từ giá trị bình thường là 45° đến > 90°), mạch máu rốn phổi thon vào nhanh, và bóng khí (tức là, khoảng thấu quang > 1 cm bao quanh bởi đường cong, viền mỏng). Các phát hiện điển hình khác bao gồm mở rộng vùng trời sau màng cứng và bóng tim hẹp. Sự thay đổi khí phế thũng xuất hiện chủ yếu ở đáy phổi gợi ý( thiếu alpha-1 antitrypsin). Phổi có thể bình thường hoặc tăng sáng thứ phát do giảm nhu mô. Trong số những bệnh nhân bị viêm phế quản tắc nghẽn mãn 10 tính, chụp X quang phổi có thể là bình thường hoặc có thể cho thấy sự gia tăng các dấu hiệu của mạch máu phế quản do sự dày lên của thành phế quản. Rốn phổi đậm gợi ý động mạch phổi ở trung tâm phình to có thể biểu hiện tăng áp lực động mạch phổi. Thất phải giãn xảy ra trong trường hợp tâm phế mạn có thể bị che khuất bởi khí phế thũng hoặc có thể biểu hiện như sự mở rộng bóng mờ tim phía sau xương ức hoặc do mở rộng bóng tim theo chiều ngang khi so với các phim X-quang ngực trước đó[7]. CT Ngực có thể bộc lộ những bất thường không rõ ràng trên X-quang ngực và cũng có thể gợi ý các bệnh đồng mắc hoặc biến chứng, như viêm phổi, bệnh bụi phổi hoặc ung thư phổi. CT giúp đánh giá mức độ và sự phân bố khí phế thũng, ước tính bằng phương pháp quan sát hoặc phân tích mật độ phổi. Chỉ định chụp CT ở bệnh nhân COPD bao gồm đánh giá cho phẫu thuật giảm thể tích phổi, nghi ngờ các bệnh lý đồng mắc hoặc biến chứng không rõ ràng hoặc bị loại trừ bởi chụp X-quang ngực, nghi ngờ ung thư phổi, và sàng lọc ung thư phổi. Tăng đường kính động mạch phổi lớn hơn đường kính động mạch chủ lên cho thấy tăng áp động mạch phổi (tăng áp lực động mạch phổi)[2]. Các xét nghiệm bổ trợ Nồng độ alpha-1 antitrypsin nên được đo ở bệnh nhân < 50 tuổi có triệu chứng COPD và ở người không hút thuốc ở bất kỳ lứa tuổi nào mắc COPD để phát hiện thiếu alpha-1 antitrypsin. Các chỉ định khác về sự thiếu hụt alpha-1 antitrypsin bao gồm tiền sử gia đình có tiền sử COPD hay bệnh gan không giải thích được, phân bố khí phế thũng thùy dưới và COPD liên quan đến viêm mạch máu do kháng thể kháng bào tương bạch cầu (ANCA). Nếu nồng độ alpha-1 antitrypsin thấp, chẩn đoán cần được xác nhận bằng xét nghiệm di truyền để xác định kiểu hình alpha-1 antitrypsin. ECG, thường được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân gây khó thở do tim, điển hình cho thấy điện thế QRS thấp với một trục tim thẳng đứng gây ra bởi khí phế thũng và tăng điện thế sóng P hoặc trục sóng P chuyển phải của do tâm nhĩ phải phì đại ở bệnh nhân khí phế thũng nặng. Các đặc điểm của thất phải phì đại bao gồm sóng R hoặc R′ cao hoặc cao hơn sóng S ở chuyển đạo V1; sóng R nhỏ hơn sóng S ở chuyển đạo V6; trục phải >110° mà không có block nhánh phải; hoặc một 11 số kết hợp của chúng. Tim nhanh nhĩ đa ổ, loạn nhịp có thể kèm theo COPD, biểu hiện như nhịp tim nhanh với sóng P đa hình và các khoảng PR thay đổi. Siêu âm tim đôi khi hữu ích để đánh giá chức năng thất phải và áp lực động mạch phổi, mặc dù không khí bẫy gây khó khăn về mặt kỹ thuật ở bệnh nhân COPD. Siêu âm tim thường được chỉ định khi nghi ngờ có bệnh của tâm thất trái hoặc bệnh lý van tim. Hemoglobin và hematocrit có rất ít giá trị chẩn đoán trong đánh giá COPD nhưng có thể cho thấy đa hồng cầu (Hct > 48%) nếu bệnh nhân bị thiếu oxy mãn tính. Bệnh nhân bị thiếu máu (vì các lý do khác với COPD) có khó thở nặng không tương xứng. Sự khác biệt về số lượng bạch cầu có thể hữu ích. Các bằng chứng ngày càng tăng cho thấy bạch cầu ái toan dự đoán đáp ứng với corticosteroid. Chất điện giải trong huyết thanh có ít giá trị nhưng có thể cho thấy nồng độ bicarbonate cao nếu bệnh nhân bị tăng CO2 mạn tính[2]. 1.1.1.5. Đánh giá mức độ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính[28] Theo tổ chức GOLD 2014, COPD được đánh giá dựa theo các yếu tố sau đây: (1) mức độ khó thở bởi thang điểm mMRC và ảnh hưởng của COPD lên cuộc sống bằng thang điểm CAT, (2) số đợt cấp phải nhập viện trong năm, (3)chức năng hô hấp tính bằng FEV1, (4) số bệnh đồng mắc. Từ các yếu tố trên bệnh nhân được phân làm 4 giai đoạn A,B,C,D. 1.1.1.5.1. Đánh giá triệu chứng Triệu chứng của bệnh nhân được đánh giá bằng 2 thang điểm mMRC (modified Medical Research Council) và thang điểm CAT (COPD Assessment Test) Bảng 1.1. Thang điểm mMRC Bảng điểm đánh giá khó thở MRC Điểm Khó thở khi gắng sức mạnh 0 Khó thở khi đi vội trên đường bằng hay đi lên dốc nhẹ 1 Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc phải dừng lại để thở khi đi cùng tốc độ của người cùng tuổi trên đường bằng. 2 Phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng 100m hay vài phút trên đường bằng 3 Khó thở nhiều đến nỗi không thể ra khỏi nhà, khi thay quần áo 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan