Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng, chống hivaids của đồng bào dân tộc mô...

Tài liệu Kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng, chống hivaids của đồng bào dân tộc mông tỉnh lai châu, năm 2012

.DOCX
74
113
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN VIỆT CƯỜNG KIÕN THøC, TH¸I §é, THùC HµNH TRONG PHßNG, CHèNG HIV/AIDS CñA §åNG BµO D¢N TéC M¤NG TØNH LAI CH¢U, N¡M 2012 Chuyên ngành : Y tế công cộng Mã số : 60720301 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Trần Hiển HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Luận văn “Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Lai Châu năm 2012” là thành quả của 02 năm miệt mài học tập, nghiên cứu của học viên tại Trường Đại học Y Hà Nội (2013-2015). Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ đầy tâm huyết và trách nhiệm của Thầy GS.TS Nguyễn Trần Hiển. Tôi xin được gửi tới Thầy lời tri ân sâu sắc về sự chỉ bảo tận tâm và động viên sâu sắc mà Thầy đã dành cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin được trân trọng cảm ơn các Thầy, cô Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi tôi công tác là Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế đã tạo điệu kiện tối đa để tôi hoàn thành khóa học này. Tôi xin gửi tới bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, luôn cổ vũ, động viên, giúp đỡ và chia sẻ với tôi trong những thời điểm khó khăn trong cuộc sống, học tập cũng như khi hoàn thành luận văn này. Tôi xin được cảm ơn các bạn trong lớp Cao học Y tế công cộng XXII (20132015) đã cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi trở ngại để hoàn thành thành khóa học một cách trọn vẹn nhất. Với sự biết ơn chân thành nhất, tôi xin được dành cho gia đình và người thân đã luôn ủng hộ, động viên và sát cánh cùng tôi trong cuộc sống, công việc, học tập và trong quá trình hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2015 Nguyễn Việt Cường LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Việt Cường, học viên lớp Cao học XXII (2013-2015), chuyên ngành Y tế cộng cộng, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy GS.TS Nguyễn Trần Hiển, 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam, 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là trung thực và khách quan, đã được chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu là cho phép lấy số liệu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2015 Người cam đoan Nguyễn Việt Cường DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AIDS BCS BKT Là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra Bao cao su Bơm kim tiêm CNVC CTV DTTS ĐĐV ĐH/CĐ ĐTNC ĐTV GMD HIV LTQĐTD PNMT QHTD TCMT TTYT THCS THPT Công nhân, viên chức Cộng tác viên Dân tộc thiểu số Đồng đẳng viên Đại học/Cao đẳng Đối tượng nghiên cứu Điều tra viên Gái mại dâm Virus gây ra suy giảm miễn dịch mắc phải ở người Lây truyền qua đường tình dục Phụ nữ mang thai Quan hệ tình dục Tiêm chích ma túy Trung tâm Y tế Trung học cơ sở Trung học phổ thông MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3 1.1. Tình hình nhiễm HIV và nguy cơ nhiễm HIV ở Việt Nam và ở đồng bào dân tộc thiểu số......................................................................................................3 1.1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam..............................................3 1.1.2 Tình hình dịch HIV/AIDS ở đồng bào dân tộc thiểu số.......................5 1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam.......................................6 1.2.1 Kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Kinh..........................................................................................6 1.2.2 Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số...............................................................................7 1.3. Các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam:............................9 1.3.1.Các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS ở người Kinh.........................9 1.3.2. Các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS ở đồng bào dân tộc thiểu số:...........11 1.4. Một số đặc điểm đồng bào dân tộc Mông ở Lai Châu:.................................13 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................15 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................15 2.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................15 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu........................................15 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu..........................................15 2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................15 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................15 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................15 2.3.3. Cách chọn mẫu...............................................................................16 2.3.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu.........................................................17 2.3.5. Giải thích một số khái niệm.............................................................25 2.3.6. Thu thập thông tin..........................................................................25 2.3.7. Điều tra viên..................................................................................26 2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.......................................................26 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu............................................................................27 2.6. Sai số và biện pháp khắc phục.....................................................................27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................29 3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mông 15-49 tuổi, tại tỉnh Lai Châu, năm 2012...........................................29 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.........................................29 3.1.2. Kiến thức về phòng chống HIV/AIDS..............................................32 3.1.3. Thái độ về phòng, chống HIV/AIDS................................................34 3.1.4. Thực hành về phòng, chống HIV/AIDS............................................35 3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mông 15-49 tuổi, tại tỉnh Lai Châu, năm 2012............................................................................................................39 3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về HIV/AIDS.........................39 3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến hành vi về HIV/AIDS..........................42 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.....................................................................................46 4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mông 15-49 tuổi, tại tỉnh Lai Châu, năm 2012...........................................46 4.1.1. Kiến thức về HIV/AIDS..................................................................46 4.1.2. Thái độ về HIV/AIDS.....................................................................49 4.1.3. Hành vi nguy cơ.............................................................................51 4.1.4. Tiếp cận với các dịch vụ và chương trình can thiệp............................53 4.2 Một số yếu tố liên quan.................................................................................54 4.2.1 Một số yếu tố liên quan tới kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS................54 4.2.2 Một số yếu tố liên quan tới hành vi về HIV/AIDS..............................56 4.3. Những sai số và hạn chế của đề tài...............................................................57 KẾT LUẬN............................................................................................................59 KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Chỉ số, biến số nghiên cứu.....................................................................17 Bảng 3.1. Đặc trưng nhân khẩu - xã hội của đối tượng nghiên cứu......................29 Bảng 3.2. Kiến thức về HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu..............................33 Bảng 3.3. Thái độ về HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu..................................34 Bảng 3.4. Sử dụng BCS trong QHTD ...................................................................35 Bảng 3.5. Hành vi sử dụng ma túy ........................................................................36 Bảng 3.6. Tiếp cận các kênh truyền thông đại chúng trong 4 tuần qua.................37 Bảng 3.7. Nhận được các thông tin về tuyên truyền phòng, chống HIV ..............38 Bảng 3.8. Nhận được các hỗ trợ từ chương trình phòng, chống HIV....................38 Bảng 3.9: Liên quan giữa kiến thức đầy đủ với học vấn, nghề nghiệp và thời gian xa nhà......................................................................................................39 Bảng 3.10: Liên quan giữa kiến thức đầy đủ với giới tính, tuổi và hôn nhân........40 Bảng 3.11: Liên quan giữa kiến thức đầy đủ với từng nhận dịch vụ về HIV, từng nhận thông tin về HIV và ma túy, thường xuyên tiếp cận thông tin.....41 Bảng 3.12. Hành vi từng sử dụng ma túy và một số yếu tố liên quan khác............42 Bảng 3.13. Hành vi thường xuyên sử dụng BCS trong 12 tháng qua và một số yếu tố liên quan khác.....................................................................................43 Bảng 3.14. Hành vi từng đi xét nghiệm HIV và một số yếu tố liên quan khác.......44 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số.........8 Biểu đồ 1.2: Thái độ tích cực đối với người nhiễm HIV của đồng bào dân tộc thiểu số........9 Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn ...............................................................................30 Biểu đồ 3.2 Sử dụng ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Mông ...............................31 Biểu đồ 3.3. Mức độ tiếp cận thông tin đại chúng.................................................32 Biểu đồ 3.4. Nhận thức về nguy cơ nhiễm HIV/AIDS cho bản thân....................34 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ ĐTNC từng đi xét nghiệm HIV và biết nơi xét nghiệm..........36 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dịch HIV ở Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, đến 31/12/2013, dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thành phố, 98% số huyện và 78% số xã, phường. Số trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV là 214.795 trường hợp, số bệnh nhân AIDS là 63.922 và đã có 65.401 trường hợp tử vong do AIDS [1]. Lai Châu là tỉnh nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có 7 huyện, 1 thị xã với 108 xã, phường, thị trấn trong đó có 86 xã đặc biệt khó khăn, 22 xã biên giới. Thành phần dân tộc: trên địa bàn tỉnh có 20 dân tộc với 85,6% là các DTTS trong đó đông nhất là dân tộc Thái (32,75%), Mông (23,16%), dân tộc Kinh (14,38%)...[2]. Tính từ năm 2008 đến 2012 số trường hợp nhiễm luỹ tích toàn tỉnh Lai Châu là 2.497 trường hợp, người nhiễm có ở 82/108 xã, phường, thị trấn. Hình thái lây nhiễm HIV: qua đường máu là chủ yếu chiếm 62% (nhiễm do sử dụng chung bơm kim tiêm khi TCMT), trên thực tế tỷ lệ này còn cao hơn do nhóm không rõ nguyên nhân cũng chủ yếu là đối tượng TCMT; Lây nhiễm qua QHTD là 7%; Lây nhiễm nhóm PNMT là 2% ngoài ra còn một số nhóm lây nhiễm do nhiều nguyên nhân khác [3]. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế về tình hình phòng, chống HIV/AIDS ở các tỉnh miền núi phía bắc, nơi có số lượng lớn đồng bào DTTS sinh sống như Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Thái Nguyên hiện có tỷ lệ nhiễm HIV cao gấp hai lần so với tỷ lệ chung của toàn quốc. Trong đó, báo cáo của các địa phương cho thấy, dịch HIV/AIDS cũng đang gia tăng tại các huyện, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa ở các địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống. Theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố có nhiều đồng bào DTTS, cho đến thời điểm cuối năm 2012 có khoảng 15.910 người DTTS nhiễm HIV/AIDS còn sống, trong đó 12.040 người bệnh AIDS. Còn theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc về tình hình HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2012, HIV/AIDS đã len lỏi đến hầu hết vùng đồng bào DTTS trên cả nước [4]. Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên là 3 huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu. Trong đó dân tộc Mông chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu dân số của các địa phương này. Huyện Tam Đường có 44.108 nhân khẩu, dân tộc Mông có 14.008 người (chiếm 31,76%). Huyện Phong Thổ dân số 71.320 người, dân tộc 2 Mông có 20.941 người (chiếm 29,36%). Huyện Tân Uyên dân số 51.060 người, dân tộc Mông có 9.082 người chiếm 17,79% [5]. Đây là 3 huyện có số người nhiễm HIV cao nhất toàn tỉnh Lai Châu. Tính đến 30/6/2014, Tam Đường là (442 người), Phong Thổ (196), Tân Uyên (276). Tổng số người nhiễm HIV của 3 huyện là 916 người. Trong khi đó, tổng số người nhiễm HIV của toàn tỉnh Lai Châu là 1960 người. Như vậy, số người nhiễm HIV của 3 huyện gần bằng ½ tổng số người nhiễm HIV của toàn tỉnh. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm dân tộc Mông chiếm 7% trên tổng số người nhiễm HIV của tỉnh Lai Châu. Đây cũng là những huyện có số người nghiện ma túy là 1201 người, chiếm gần 40% tổng số người nghiện ma túy trong toàn tỉnh (3151 người) [3]. Từ tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV của 3 địa phương này cho thấy, nhiễm HIV/AIDS đã và đang có khuynh hướng lan rộng trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Mông. Điều này cần phải có những nghiên cứu, đánh giá và triển khai các biện pháp can thiện nhằm ngăn chặn và hạn chế nguy cơ nhiễm HIV trong đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và nhóm đồng bào dân tộc Mông nói riêng. Với các lý do trên, cần phải nghiên cứu nhằm tìm hiểu đồng bào dân tộc Mông hiểu biết về HIV/AIDS như thế nào? Họ có quan tâm, có ý thức và thực hành đúng trong phòng, chống HIV không? Họ có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV? Họ có những yếu tố cản trở nào trong việc tiếp cận với các thông tin về HIV/AIDS? Những yếu tố nào khiến họ có thể có nguy cơ lây nhiễm HIV và làm lan truyền HIV ra cộng đồng? Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan trong phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Lai Châu, năm 2012” MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mông 15-49 tuổi, tại tỉnh Lai Châu, năm 2012. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mông 15-49 tuổi, tại tỉnh Lai Châu, năm 2012. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nhiễm HIV và nguy cơ nhiễm HIV ở Việt Nam và ở đồng bào dân tộc thiểu số 1.1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam Theo Báo cáo của Bộ Y tế, tính đến hết 30/11/2013, số trường hợp hiện nhiễm HIV là 216.254 người, số bệnh nhân AIDS là 66.533 và đã có 68.977 trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 248/100.000 dân [1]. So sánh số trường hợp được xét nghiệm phát hiện và báo cáo nhiễm HIV trong năm 2013 với năm 2012 cho thấy, số trường hợp nhiễm HIV giảm 15% (2062 trường hợp), số bệnh nhân AIDS giảm 16% (1064 trường hợp), tử vong do AIDS giảm 2% (40 trường hợp), 16 tỉnh có số người nhiễm HIV mới được xét nghiệm phát hiện tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012 và 47 tỉnh có số người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện giảm [1]. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong năm 2013, 11.567 người nhiễm HIV mới được phát hiện, như vậy, bình quân mỗi tháng có gần 1.000 người nhiễm HIV được phát hiện và được báo cáo về Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế. Đồng thời với việc gia tăng về số lượng, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tiếp tục lan rộng về địa dư. Tính đến 30/11/2013, toàn quốc đã phát hiện người nhiễm HIV tại 78% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành. Năm 2013 tăng thêm 3 huyện và 47 số xã/phường mới phát hiện có người nhiễm HIV [1]. Một điểm rất đáng quan tâm nữa trong tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đó là sự phân bố người nhiễm HIV theo giới đang có chiều hướng thay đổi: Gia tăng số người nhiễm HIV là phụ nữ và giảm số người nhiễm là nam giới. Trong số người nhiễm HIV phát hiện trong năm 2013 ở nam giới chiếm 67,5%, nữ giới chiếm 32,5%. Như vậy, tỷ trọng người nhiễm HIV là nữ giới ngày càng tăng, kết quả so sánh cho thấy tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ giới tăng từ 19% (cứ trong 100 4 người nhiễm HIV mới được phát hiện trong năm có 19 người là phụ nữ) năm 2005 lên 32,5% vào năm 2013 [1]. Nhiễm HIV gia tăng trong nhóm nữ có liên quan đến sự thay đổi về “đường lây” HIV ở nước ta. Phân tích số người nhiễm HIV được phát hiện và được báo cáo trong 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy: số người bị nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất (45%), tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm 2012, tiếp đến là tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền qua đường máu chiếm 42,4% (giảm khoảng 0,3% so với cùng kỳ năm 2012), tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2,4%, có 10,1% người nhiễm HIV không rõ đường lây truyền. Báo cáo số liệu dịch HIV/AIDS năm 2013 ghi nhận đây là lần đầu tiên các trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện lây truyền qua đường tình dục nhiều hơn lây truyền qua đường máu [1]. Kết quả giám sát phát hiện cho thấy, tỷ lệ người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy vẫn chiếm chủ yếu, đang có xu hướng giảm dần từ 2008 đến 2012, tuy nhiên, trong năm 2013, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện báo cáo là người nghiện chích ma tuý có tăng nhẹ, chiếm 39,2%. Ngược lại, trong giai đoạn từ 2007 đến 2012, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện là đối tượng quan hệ tình dục khác giới có xu hướng gia tăng, tuy nhiên, trong năm 2013 phân bố người nhiễm HIV được phát hiện và báo cáo là đối tượng tình dục khác giới giảm còn 18%. Các nhóm còn lại chiếm một tỷ lệ thấp [1]. Đánh giá chung về tình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay, Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 tiếp tục khẳng định, HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc. Và do đó, phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành của tất cả các cấp ủy Đảng, các Bộ, ngành, chính quyền các cấp và là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng [6]. 5 1.1.2 Tình hình dịch HIV/AIDS ở đồng bào dân tộc thiểu số Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư tính chung toàn quốc là 242 người/100.000 dân (0,24%), tỉnh Điện Biên nơi tập trung đông người dân tộc thiểu số là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (1.033/100.000 dân = 1,03%) gấp 4 lần tỷ lệ chung của toàn quốc. Các tỉnh miền núi phía Bắc khác nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng... cũng có tỷ lệ hiện nhiễm cao gấp 2 lần so với tỷ lệ chung của toàn quốc [1]. Theo báo cáo của các địa phương, dịch HIV/AIDS đang gia tăng tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa một số tỉnh Tây Bắc và Tây Thanh Hóa, Nghệ An... Trong số 10 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất tính trên 100.000 dân đã có 7 tỉnh thuộc miền núi phía Bắc nơi có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tính đến cuối năm 2012 có khoảng 15.910 người dân tộc thiểu số nhiễm HIV/AIDS còn sống, trong số đó có 12.040 người là bệnh nhân AIDS. Một số dân tộc có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn trung bình tỷ lệ nhiễm HIV trong quần thể chung của cả nước nhiều lần. Khơ Mú (Thanh Hóa) tỷ lệ nhiễm HIV là 5,3%, Thái (Lai Châu) 1,2%, Tày (Cao Bằng) 1,0%...[7]. Đường lây truyền chủ yếu của HIV trong đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc vẫn là đường máu, qua tiêm chích ma túy chung. Với một số đồng bào dân tộc thiểu số ở phía Nam như người Hoa và người Khơ Me, đường lây truyền chủ yếu lại là quan hệ tình dục không an toàn. Hiện nay, quan hệ tình dục không an toàn đang trở thành đường lây truyền HIV chủ yếu với đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc và Bắc Trung Bộ [3]. Nguy cơ lây nhiễm HIV trong đồng bào dân tộc thiểu số khá đa dạng, do hạn chế trong hiểu biết, các hành vi và lối sống, nhất là hành vi sử dụng ma túy và quan hệ tình dục không an toàn khá phổ biến. Người dân tộc sinh sống thường là vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận với các dịch vụ dự phòng [7]. 6 1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam 1.2.1 Kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Kinh Với các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được triển khai rộng rãi trong nhiều năm qua, kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS của nhân dân cả nước, nhất là đồng bào người Kinh đã được nâng lên rõ rệt. Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS trên người dân 15-49 tuổi tại Khánh Hòa cho thấy: 97,1% đối tượng nghiên cứu người dân tộc Kinh đã từng nghe, biết về HIV/AIDS. Người Kinh nhận được thông tin về HIV/AIDS qua ti vi rất cao (chiếm 96,8%). 95,4% người dân tộc Kinh biết HIV có thể truyền từ người này qua người khác. 88,0% người dân tộc Kinh trong nhóm nghiên cứu biết đúng về cả 3 đường lây truyền HIV. Khi hỏi về HIV lây truyền qua dùng chung bơm kim tiêm, thì có 98,3% số người Kinh trong nhóm nghiên cứu biết đúng đường lây này. 96,7% số người được hỏi cho rằng HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường... [8]. Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của người dân từ 15-49 tuổi ở huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình năm 2009, cũng cho thấy kiến thức về HIV/AIDS của người dân người Kinh rất tốt. Hầu hết các đối tượng nghiên cứu ở cả thành thị và nông thôn đều có kiến thức tốt về các đường lây truyền của HIV. Cụ thể: 99,59% người tham gia nghiên cứu cho biết HIV có lây qua đường máu, 98,78% nói HIV có lây qua QHTD và 83,27% trả lời HIV có lây truyền từ mẹ sang con. Phần lớn người tham gia phỏng vấn (khoảng 96%) đều có nhận thức đúng khi phản đối các quan niệm sai lầm về đường không lây truyền của HIV như: ăn uống chung và nằm giường chung không nhiễm HIV. Tuy nhiên, vẫn còn 22,21% ở thành phố và 17,13% dân nông thôn cho rằng muỗi đốt có khả năng làm lây truyền HIV. Trên 95% người dân hiểu rõ về đường lây truyền HIV nhưng kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV chưa cao. Cụ thể, khi được hỏi các biện pháp phòng, tránh lây nhiễm HIV chỉ có 68,2% dân thành thị và 68,5% dân nông thôn kể được từ 2 biện pháp trở lên [9]. 7 Về thái độ và cách cư xử với người nhiễm HIV/AIDS: Mặc dù, kiến thức về HIV đã được tăng lên đáng kể, tuy nhiên, sự kỳ thị và phân biệt đối xử của người dân tộc Kinh với người nhiễm HIV và gia đình họ vẫn còn nặng nề. Trong nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của người dân từ 1549 tuổi ở huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình năm 2009, cho thấy, khi được hỏi “Ai cũng bị nhiễm HIV” thì có tới 60,05% người ở nông thôn và 24,49% người ở thành thị cho rằng: chỉ những người mắc các tệ nạn xã hội mới nhiễm HIV. 18% người dân thành phố và 10% dân nông thôn cho rằng người nhiễm HIV nên sống ở một nơi riêng biệt. Có 58,78% người dân ở thành thị và 69,89% người dân nông thôn cho rằng người nhiễm HIV không nên kết hôn [9]. Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS trên người dân 15-49 tuổi tại Khánh Hòa đưa ra con số: 60,9% đối tượng nghiên cứu không đồng ý quan điểm người nhiễm HIV/AIDS vẫn lập gia đình, 67,8% khuyên phụ nữ nhiễm HIV không nên sinh con [8]. 1.2.2 Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số Tại các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số đã nỗ lực cố gắng trong việc truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc thiểu số, tuy vậy do đặc thù nhận thức chung của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, do địa bàn sống rải rác, tập quán phong tục có nhiều khác biệt dẫn đến độ bao phủ của các thông điệp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc còn rất hạn chế. Qua các điều tra cho thấy nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho đồng bào tại các tỉnh, thành phố thấp hơn người Kinh rất nhiều. Báo cáo điều tra chọn mẫu về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số tại ba tỉnh An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang của Dự án phòng, chống HIV/AIDS do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ thực hiện năm 2012 cho thấy sự hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS của đồng bào dân tộc tại các địa phương này rất thấp, chỉ từ 9,7-20,9% ở cả 2 nhóm tuổi 15-24 và 25-49. Theo báo cáo, tỷ lệ 8 người hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS trong cả hai nhóm tuổi trong quần thể chung đều cao hơn nhiều so với nhóm đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ người nhóm tuổi 20-24 là 47% và nhóm tuổi từ 15-19 là 40% [10]. Biểu đồ 1.1: Kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số Về thái độ với người nhiễm HIV: Điều tra mẫu về kiến thức, thái độ và thực hành của đồng bào dân tộc thiểu số trong nhóm tuổi 15-49 tại một số tỉnh, thành phố cũng của Dự án phòng, chống HIV/AIDS do Ngân hàng Thế giới tài trợ cho thấy tỷ lệ người dân tộc thiểu số có thái độ tích cực với người nhiễm HIV là rất khác nhau. Tỷ lệ này tại Cao Bằng chỉ có 8,1%, tại Nghệ An là 14,1%. Một số tỉnh tỷ lệ này cao hơn như Yên Bái và Thanh Hóa nhưng cũng chỉ đạt xấp xỉ 50%. Tỷ lệ này vẫn thấp hơn tỷ lệ chung toàn quốc [7]. 9 Biểu đồ 1.2: Thái độ tích cực đối với người nhiễm HIV của đồng bào dân tộc thiểu số Như vậy, có thể thấy vấn đề truyền thông cho đồng bào dân tộc trong thời gian tới cần phải được đẩy mạnh hơn nữa và đặc biệt cần phải có những giải pháp và phương pháp tiếp cận thích hợp để đồng bào dân tộc thiểu số có hiểu biết đầy đủ hơn và thái độ tích cực đối với người nhiễm HIV tạo tiền đề cho việc thay đổi hành vi tốt trong dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. 1.3. Các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam: 1.3.1. Các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS ở người Kinh Việt Nam đã trải qua gần 25 năm đương đầu với dịch bệnh HIV/AIDS. Trong suốt quãng thời gian ¼ thế kỷ đó, chúng ta đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống HIV/AIDS và đã đạt được nhiều thành tựu được thế giới công nhận: Về thông tin, giáo dục truyền thông: Thông qua các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi đã được triển khai trên toàn quốc với sự tham gia của các bộ, ban ngành, đoàn thể, bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú, nhiều mô hình phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian qua đã được triển khai tại cộng đồng dân cư đã thu hút sự quan tâm và tham gia của các cấp lãnh đạo và người dân. Các hoạt động truyền thông đại chúng cũng như truyền thông trực tiếp thông qua 10 đội ngũ các truyền thông viên tại cộng đồng đã có tác động không nhỏ đến sự thay đổi kiến thức và hành vi về phòng, chống HIV/AIDS đặc biệt trong các nhóm nguy cơ cao và trong các nhóm cộng đồng dân cư. Nếu cách đây chừng 8-10 năm các điều tra chỉ ra rằng ngay cả số người nghe nói đến HIV còn ít thì ngày nay có thể nói 100% người dân đã biết đến HIV/AIDS. Không chỉ nghe nói, nhiều nghiên cứu, đánh giá về hành vi đã khẳng định nhiều người đã có kiến thức khá tốt về phòng, chống HIV/AIDS, thái độ và thực hành của người dân về phòng, chống HIV/AIDS đã được tăng lên một cách đáng kể trong những năm qua [1]. Về can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV đã được đẩy mạnh: Nếu trong giai đoạn 2001-2004, các hoạt động can thiệp giảm hại chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, chương trình phân phát bao cao su và trao đổi bơm kim tiêm chỉ được triển khai ở một vài tỉnh thì đến nay chương trình trao đổi bơm kim tiêm đã được triển khai ở 60 tỉnh/thành phố. Số bơm kim tiêm phân phát tăng đều hàng năm từ 2 triệu chiếc vào năm 2006 lên 24 triệu chiếc vào năm 2013. Chương trình phân phát bao cao su cũng được tăng cường, mở rộng nhanh do có sự hỗ trợ mạnh mẽ của hệ thống chính trị từ tất cả các cấp. Số bao cao su được phân phát tăng nhanh từ 9 triệu chiếc năm 2006 lên 24,8 triệu chiếc năm 2013. Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã được triển khai tại 10 tỉnh, thành phố với 80 điểm điều trị và điều trị cho 15.542 bệnh nhân. Kết quả cho thấy Methadone có hiệu quả rõ rệt giúp bệnh nhân giảm và dừng sử dụng ma túy, tỷ lệ sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục cũng tăng lên, đặc biệt qua theo dõi cho thấy không có trường hợp mới nhiễm HIV, viêm gan B và viêm gan C nào được phát hiện trong thời gian 9 tháng nghiên cứu. Với kết quả này, chúng ta đang tiếp tục mở rộng ra các tỉnh, thành phố khác và phấn đấu đến năm 2015 có đến 80.000 người nghiện chích ma túy dạng thuốc phiện được tiếp cận điều trị bằng Methadone. Có thể nói việc triển khai đồng bộ các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong thời gian qua ngoài việc giúp kiềm chế lây nhiễm HIV ở Việt Nam mà còn cho thấy 11 rõ các điều Luật phòng, chống HIV/AIDS liên quan đến công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV đã và đang được thực thi có hiệu quả trong cộng đồng dân cư. Về chăm sóc và điều trị: Chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV đã tập trung triển khai tại các cơ sở y tế tại tuyến tỉnh và tuyến huyện với các gói dịch vụ chăm sóc kết hợp giữa cơ sở y tế với dịch vụ chăm sóc dựa vào gia đình và cộng đồng. Trong những năm qua, chương trình không ngừng mở rộng, từ 2 điểm điều trị ARV năm 2003 lên 56 điểm năm 2006 và đạt 315 điểm điều trị ARV ở thời điểm tháng 9 năm 2013. Tổng số người điều trị ARV tháng 9 năm 2013 là 45.000 người, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2007 và gấp 15 lần so với năm 2005. Với việc mở rộng việc tiếp cận với chương trình điều trị ARV chúng ta đã cứu sống được hàng chục ngàn bệnh nhân AIDS thoát khỏi tử vong. 1.3.2. Các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc thiểu số: Một số các kênh truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số đã phát các chương trình về phòng, chống HIV/AIDS cho đồng bào các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Tày, Hoa, Khơ Me… Đồng thời, truyền thông qua hệ thống đài phát thanh huyện hoặc hệ thống truyền thanh xã bằng các tiếng phổ thông cũng như các tiếng dân tộc thiểu số đặc thù của từng vùng miền cũng đã được thực hiện. Lồng ghép truyền thông vào các chương trình sức khỏe, các cuộc họp với các buôn, làng bản. Đội ngũ cán bộ làm truyền thông cũng khá đa dạng từ cán bộ y tế thôn bản, các cán bộ cộng tác viên các ban, ngành, đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên và cả Bộ đội biên phòng… Một số địa phương cũng đã nỗ lực chuyển tải các thông điệp về dự phòng, chăm sóc hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS đến với đồng bào dân tộc thiểu số như các tờ rơi, tờ gấp và băng, đĩa bằng tiếng dân tộc. Điển hình như Lạng Sơn giai đoạn 20102012 đã in và phân phát 50.000 tờ rơi bằng 03 thứ tiếng Nùng-Tày-Kinh, Tỉnh Bà RịaVũng Tàu cũng sản xuất tờ rơi với 2 thứ tiếng Kinh và Khơ Me… Ngoài ra, các loại băng, đĩa truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số phổ biến kiến thức, các hình thức 12 tiểu phẩm hay kịch ngắn cũng đã được một số địa phương như Quảng Trị, Thanh Hóa, Sóc Trăng, Đắc Nông, Tây Ninh, Long An…xây dựng và phổ biến [7]. Sự tham gia của các già làng, trưởng bản và người có uy tín trong cộng đồng như các nhà sư, các cha xứ đóng vai trò hết sức quan trọng. Các địa phương đã chủ động xây dựng các mô hình thích hợp như “Truyền thông thông qua già làng, trưởng bản tại Quan Hóa, Quan Sơn và Lang Chánh” của tỉnh Thanh Hóa. Mô hình “Truyền thông phòng, chống HIV/AIDS thông qua người đứng đầu địa phương, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc” của tỉnh Sóc Trăng. Mô hình “Phòng, chống HIV/AIDS cho cộng đồng dân tộc ít người dọc đường 9” của tỉnh Quảng Trị. Mô hình “Truyền thông phòng, chống HIV/AIDS kết hợp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho đồng bào dân tộc Khơ Me tại các chùa Khơ Me của tỉnh Kiên Giang… Các mô hình này bước đầu cũng đã phát huy hiệu quả khi can thiệp cho nhóm đối tượng hết sức đặc thù này. Tuy vậy, các mô hình cho đồng bào dân tộc thực sự còn quá ít, một số mô hình đã triển khai nhưng không được đánh giá, tổng kết và nhân rộng [7]. Theo báo cáo của của 22 tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (>50% dân số), độ bao phủ của chương trình bơm kim tiêm và bao cao su tại các tỉnh này thấp hơn tỷ lệ chung toàn quốc. Chỉ có 155/234 (74,7%) số huyện của các tỉnh này triển khai chương trình bao cao su và 85/234 (36%) số huyện triển khai chương trình bơm kim tiêm. Như vậy, độ bao phủ của chương trình can thiệp giảm tác hại với các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số thấp sẽ hạn chế đến việc kiểm soát lây nhiễm HIV với đồng bào dân tộc thiểu số [7]. Hiện nay, đã có 485 phòng tư vấn xét nghiệm HIV (bao gồm phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện và phòng tư vấn xét nghiệm HIV đặt tại các cơ sở y tế do cán bộ y tế đề xuất) tại 63 tỉnh/thành phố, (trung bình 7,6 phòng/tỉnh). Trong đó, tại 22 tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số chỉ có 129 phòng tư vấn xét nghiệm HIV (5,8 phòng/tỉnh). Đồng bào dân tộc thường sống rải rác và sống ở vùng sâu, vùng xa nhưng việc xét nghiệm HIV lưu động mới mang tính thí điểm, chưa đáp ứng được nhu cầu và sự tiếp cận của đồng bào dân tộc thiểu số. Như vậy, với mạng lưới cung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan