Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiến thức, thái độ của các bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh viêm phổi đ...

Tài liệu Kiến thức, thái độ của các bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh viêm phổi đang điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2022

.PDF
58
1
136

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ĐỒNG THỊ NIỀM KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI BỊ BỆNH VIÊM PHỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nam Định - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ĐỒNG THỊ NIỀM KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI BỊ BỆNH VIÊM PHỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 Ngành : Điều dưỡng Mã số : 7720301 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS NGUYỄN MẠNH DŨNG Nam Định - 2022 i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian tìm hiểu học tập với nhiều sự giúp đỡ, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với chuyên đề:“Kiến thức, thái độ của các bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh viêm phổi đang điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện nhi tỉnh Nam Định năm 2022”. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo và toàn thể thầy cô Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Em xin cảm ơn đến thầy Nguyễn Mạnh Dũng người trực tiếp hướng dẫn em, cảm ơn thầy đã tận tình dìu dắt, dành nhiều thời gian để hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình làm khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên của bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ và tạo điều kiện tốt để em có thể hoàn thành quá trình học tập và luôn cố gắng động viên em những lúc khó khăn Em xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày…..tháng…….năm 2022 Sinh viên thực hiện Đồng Thi Niềm ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề: “Kiến thức, thái độ của các bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh viêm phổi đang điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện nhi tỉnh Nam Định năm 2022” là một đánh giá độc lập của bản thân không có sự sao chép của người khác. Chuyên đề này là một trong những sản phẩm mà tôi đã nỗ lực nghiên cứu đánh giá trong quá trình học tập tại trường và thực tập tại Bệnh viện, trong quá trình viết bài có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Mạnh Dũng – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin cam đoan nếu có vấn đề gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Nam Định, ngày…..tháng…….năm 2022 Sinh viên thực hiện Đồng Thi Niềm iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................... 3 1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................... 9 1.3. Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................................ 15 Chương 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................ 16 2.1. Thông tin về bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định ........................................................ 16 2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 16 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 17 2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 17 2.5.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................................... 18 2.6.Thực trạng kiến thức, thái độ của các bà mẹ trong chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định ................................................. 21 2.7.Phân loại kiến thức và thai độ chăm sóc trẻ bị viêm phổi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi .................................................................................................................. 28 2.8. Một số liên quan đến kiến thức, thái độ của các bà mẹ trong chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2022. .................... 29 2.9. Nguyên nhân các việc đã thực hiện được và chưa thực hiện được. .................... 33 Chương 3. KẾT LUẬN ......................................................................................... 34 3.1. Thực trạng kiến thức về chăm sóc trẻ viêm phổi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định là chưa tốt. ........................................ 34 iv 3.2. Thực trạng thái độ về chăm sóc trẻ viêm phổi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định là tương đối tốt......................................... 34 3.3. Mối liên quan đến kiến thức, thái độ chăm sóc trẻ viêm phổi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định ......................................... 34 Chương 4. KHUYẾN NGHỊ.................................................................................. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NKHHCT Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính WHO Tổ chức Y tế Thế giới ĐD Điều dưỡng NVYT Nhân viên y tế RLLN Rút lõm lồng ngực CSYT Cơ sở y tế BHYT Bảo hiểm y tế UNICEF UNICEFUnited Nations International Children’s Emergency Fund (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc) vi DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Phân bố nhóm tuổi và nơi cư trú của bà mẹ, số con trong gia đình. ........ 18 Bảng 2.2: Đặc điểm của trẻ.................................................................................... 20 Bảng 2.3: Nguồn thông tin..................................................................................... 21 Bảng 2.4: Kiến thức của bà mẹ về khái niệm viêm phổi ........................................ 21 Bảng 2.5: Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây viêm phổi hay gặp ở trẻ em... 22 Bảng 2.6: Kiến thức của bà mẹ về yếu tố nguy cơ gây viêm phổi hay gặp ở trẻ em 22 Bảng 2.7: Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu nhận biết trẻ viêm phổi ...................... 23 Bảng 2.8: Kiến thức của bà mẹ về tác dụng của phản xạ ho trong viêm phổi ......... 23 Bảng 2.9: Kiến thức của bà mẹ về viêm phổi gây ra những tác hại nào cho trẻ ...... 23 Bảng 2.10: Kiến thức của bà mẹ về cách xử trí chăm sóc trẻ bị viêm phổi ............. 24 Bảng 2.11: Kiến thức của bà mẹ về cách ăn uống khi trẻ bị viêm phổi................... 24 Bảng 2.12: Kiến thức của bà mẹ về loại nước mà trẻ nên uống khi bị viêm phổi ... 24 Bảng 2.13: Kiến thức của bà mẹ về cách làm giảm ho cho trẻ ............................... 25 Bảng 2.14: Kiến thức của bà mẹ về cách làm thông thoáng mũi cho trẻ ................. 25 Bảng 2.15: Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ................. 25 Bảng 2.16: Kiến thức của bà mẹ về cách chăm sóc cho trẻ sau viêm phổi.............. 26 Bảng 2.17: Kiến thức của bà mẹ về biện pháp phòng bệnh viêm phổi cho trẻ ........ 26 Bảng 2.18: Thái độ đúng của bà mẹ về chăm sóc trẻ viêm phổi ............................. 27 Bảng 2.19: Thái độ đúng của bà mẹ về dự phòng viêm phổi cho trẻ ...................... 27 Bảng 2.20: Mối quan hệ giữa nhóm tuổi mẹ với kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi của các bà mẹ..................................................................... 29 Bảng 2.21: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn với kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi của các bà mẹ..................................................................... 29 Bảng 2.22: Mối quan hệ giữa nơi cư trú với kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi của các bà mẹ ............................................................................. 30 Bảng 2.23: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp với kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi của các bà mẹ..................................................................... 30 vii Bảng 2.24: Mối quan hệ giữa số con trong gia đình với kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi của các bà mẹ............................................................ 30 Bảng 2.25: Mối quan hệ giữa nhóm tuổi mẹ với thái độ về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi của các bà mẹ..................................................................... 31 Bảng 2.26: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn với thái độ về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi của các bà mẹ..................................................................... 31 Bảng 2.27: Mối quan hệ giữa nơi cư trú với thái độ về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi của các bà mẹ ............................................................................. 32 Bảng 2.28: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp với thái độ về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi của các bà mẹ ............................................................................. 32 Bảng 2.29: Mối quan hệ giữa số con trong gia đình với thái độ về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi của các bà mẹ................................................................. 32 Sơ đồ 1.1: Cây nghiên cứu ..................................................................................... 15 Biểu đồ 2.1: Nghề nghiệp của các bà mẹ ............................................................... 19 Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn của các bà mẹ ......................................................... 20 Biểu đồ 2.3: Phân loại kiến thức chung chăm sóc trẻ bị viêm phổi của các bà mẹ .. 28 Biểu đồ 2.4: Phân biệt thái độ chung về chăm sóc trẻ bị viêm phổi của các bà mẹ . 28 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) đặc biệt là viêm phổi đang là nguyên nhân gây bệnh và tử vong cao nhất cho trẻ em tại các nước đang phát triển. Tần suất bị NKHHCT giống nhau ở các nước đang phát triển và đã phát triển nhưng tỷ lệ tử vong bệnh này ở các nước đang phát triển lại cao hơn nhiều. Người ta ước tính rằng NKHHCT xảy ra trung bình 4-5 đợt/năm, đây là gánh nặng to lớn đối với ngành y tế. Do nhiều hoàn cảnh và lý do khác nhau, tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vẫn còn khá nhiều trẻ dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi. Tổ chức y tế Thế giới cho biết hàng năm có gần 13 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới tử vong, trong số đó 4,3 triệu trẻ chết vì NKHHCT mà chủ yếu là viêm phổi. Viêm phổi có thể do nhiều hoàn cảnh và nguyên nhân khác nhau và cũng như các bệnh khác ở trẻ nhỏ, vai trò của người chăm sóc trẻ, chủ yếu là người mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạn chế yếu tố nguy cơ như không bú mẹ, không đươc chủng ngừa đầy đủ, tiếp xúc với khói thuốc lá và khói bếp, hay phát hiện và điều trị sớm cho trẻ sẽ giảm bớt gánh nặng bệnh tật và tử vong do viêm phổi gây ra. Cần tập trung vào việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý của trẻ và biết cách chăm sóc tại nhà khi trẻ bị bệnh nhẹ. Và khi trẻ xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm, các bà mẹ cũng cần có kiến thức để xử trí và ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị sớm phòng biến chứng nặng nề. Trong điều tra đánh giá mục tiêu về trẻ và phụ nữ (MICS) với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) được Tổng cục Thông kê thực hiện năm 2014, mẹ hoặc người chăm sóc chính của trẻ được hỏi về những dấu hiệu để họ quyết định đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức, có khoảng 28,4% bà mẹ hoặc người chăm sóc chính của trẻ biết được ít nhất một trong hai dấu hiệu nguy hiểm của bệnh viêm phổi ( trẻ thở nhanh và/ hoặc khó thở). Dấu hiệu phổ biến nhất để đưa trẻ tới cơ sở y tế là “ khi trẻ bị sốt cao hơn” ( 90,8%), chỉ có 4,8% cho rằng khi trẻ thở nhanh hơn và 25,5% cho rằng khi trẻ khó thở là cần đưa ngay đến cơ sở y tế. Khả năng nhận biết này tăng theo trình độ học vấn của người mẹ, 18,4% ở nhóm bà mẹ không có bằng cấp so với 32,5% ở nhóm trên trung học phổ thông [3]. Tại Việt Nam, chương trình phòng chống NKHHCT quốc gia (cũng gọi là 2 chương trình phòng chống viêm phổi) bắt đầu được thực hiện từ năm 1984 nhằm mục tiêu chủ yếu là giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo thống kê của chương trình phòng chống NKHHCT thì trung bình mỗi năm một đứa trẻ có thể mắc NKHHCT từ 3-5 lần, trong đó có khoảng 1-2 lần viêm phổi. Năm 1992 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đó cho phép chương trình NKHHCT quốc gia tiếp tục tiến hành nghiên cứu các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ tử vong do viêm phổi trẻ em. Viêm phổi ở trẻ em là vấn đề quan tâm của gia đình và toàn xã hội. Bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ và tạo nên sự lo lắng cho cha mẹ của trẻ. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự đã công bố mô hình bệnh tật trẻ em năm 2001, bệnh hô hấp chiếm 28,8% và viêm phổi là một trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao chiếm 24,3%. Những năm gần đây qua một số báo cáo vẫn thấy rằng bệnh lý hô hấp tăng rất nhiều và luôn chiếm hàng đầu như nghiên cứu của Lê Huy Thạch (2006) bệnh cơ quan hô hấp chiếm 37,4% trong đó viêm phổi chiếm 79,4%; nghiên cứu của Võ Phương Khanh (2007) bệnh hô hấp chiếm 39,9%; nghiên cứu của Trần Đình Thoại (2006) bệnh lý hô hấp và viêm phổi tương đương chiếm. Hiện nay, tuy có nhiều nghiên cứu đề cập đến kiến thức của bà mẹ trong chăm sóc trẻ viêm phổi nhưng vẫn còn nhiều trong khoảng trống kiến thức của bà mẹ. Vì vậy, để có phương án truyền thông hiệu quả chúng tối tiến hành nghiên cứu đề tài:"Kiến thức, thái độ của các bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh Viêm phổi đang điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2022" với 2 mục tiêu như sau. 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ của bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh Viêm phổi đang điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2022. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của các bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh Viêm phổi đang điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng ở phổi (bao gồm phê nang, tổ chức liên kết, tiểu phế quản tận) làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở dễ gây suy hô hấp và tử vong. 1.1.2. Nguyên nhân 1.1.2.1.Tác nhân gây bệnh [2][4][5] Do virus: Các virus thường gặp gây viêm phổi là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus á cúm, virus SARS-CoV-2 gây Covid-19, adenovirus, … Giao mùa là thời điểm virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh nhất. Do vi khuẩn: ở nước đang phát triển nguyên nhân do vi khuẩn còn phổ biến. Các loại vi khuẩn thường gặp là phế cầu, liên cầu, E coli, klesiellapneumoniae, … Do nấm: thường gặp nhất là nấm Candida albicans gây tưa miệng có thể phát triển xuống phế quản phổi gây viêm phổi do nấm. Do kí sinh trùng: Amip, sán lá phổi, giun đũa, … Do hóa chất: xăng, dầu, acid, … Do các nguyên nhân khác: bức xạ, tắc phế quản do u quản phổi, do ứ đọng, … 1.1.2.2.Yếu tố nguy cơ [5] Trẻ đẻ thiếu cân (dưới 2500g): Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chết do viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi nếu khi sinh nặng dưới 2500g là 26,4 %o trẻ sống, trong khi nếu khi sinh ra nặng trên 2500g chỉ là 6,8%o. Suy dinh dưỡng cũng là yếu tố dễ mắc bệnh hơn ở trẻ bình thường và khi bị bệnh thời gian điều trị keo dài, tiên lượng xấu hơn. Không nuôi dưỡng bằng sữa mẹ: nguy cơ tử vong do viêm phổi ở trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ là 1, thì ở trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ + sữa bò là 1,2 và trẻ chỉ nuôi bằng sữa bò là 3,3. Ô nhiễm nội thất, khói bụi trong nhà sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ niêm mạc hô hấp, các long rung, quá trình tiết chất nhầy cũng như hoạt động của 4 các đại thực bào, sự sinh sản các globulin miễn dịch, do đó trẻ dễ bị bệnh. Thuốc lá cũng là một số nguồn gốc gây ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Theo dõi hơn 1.500 trẻ em ở Luân đôn, Leeder (1976) cho biết số mắc viêm phổi hàng năm ở trẻ em nếu bố mẹ không hút thuốc lá là 6,2%, nếu có 1 người hút tỷ lệ tăng lên 9,7%, nếu cả 2 cùng hút tăng lên đến 15,4%. Thời tiết lạnh, thay đổi là điều kiện thuận lợi gây bệnh ở trẻ em, đặc biệt là thời điểm chuyển mùa. ở Việt Nam, qua nghiên cứu của Viện Lao và Bệnh phổi (1984) cho thấy trẻ thường dễ mắc bệnh không phải vào những lúc trời lạnh nhất ( tháng 12,1,2) mà vào 2 thời điểm tháng 4,5 và tháng 9,10, khi chuyển mùa thời tiết. Ngoài các yếu tố trên, nhà ở chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là những điều kiện làm trẻ dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin A làm giảm đáp ứng miễn dịch củ cơ thể và giảm khả năng biệt hóa của các tổ chức biểu mô dễ gây sừng hóa niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa, do đó trẻ dễ bị bệnh. 1.1.3. Phân loại [2][3] 1.1.3.1. Phân loại theo lâm sàng Viêm phổi mắc phải ngoài cộng đồng: là viêm phổi xuất hiện ngoài Bệnh viện, bao gồm: + Viêm phổi điển hình (viêm phổi kinh điển): viêm phổi do vi khuẩn(vídụ: viêm phổi do Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenzae …). + Viêm phổi không điển hình (viêm phổi do vi khuẩn không điển hình, ví dụ: viêm phổi do Mycoplasma, Legionella, Chlamylia pneumoniae hoặc viêm phổi do virus). Viêm phổi mắc phải ở Bệnh viện: là viêm phổi sau khi nhập viện 48 giờ hoặc muộn hơn, bao gồm cả viêm phổi xuất hiện ở nhà ăn, trại tâm thần, trại phục hồi chức năng. Viêm phổi ở người suy giảm miễn dịch: + Viêm phổi ở bệnh nhân thiếu hụt globulin miễn dịch va bổ thể. + Viêm phổi ở bệnh nhân thiếu hụt bạch cầu hạt. 5 + Viêm phổi ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch tế bào: ở người mắc bệnh ác tính, ở người ghép tạng, ở bệnh nhân AIDS. + Viêm phổi ở bệnh nhân có bệnh lý suy giảm miễn dịch khác. 1.1.3.2. Phân loại theo diễn biến Viêm phổi cấp tính. Viêm phổi bán cấp tính. Viêm phổi mạn tính. 1.1.3.3. Phân loại theo hình ảnh Xquang lồng ngực Viêm phổi thùy. Viêm phế quản - phổi (phế quản- phế viêm ). Viêm phổi kẽ. Áp xe phổi. 1.1.3.4. Phân loại theo căn nguyên vi sinh Viêm phổi do vi khuẩn. Viêm phổi do vi khuẩn không điển hình. Viêm phổi do virus. 1.1.4. Các dấu hiệu lâm sàng [4][5] 1.1.4.1. Dấu hiệu thường gặp - Ho - Sốt - Chảy nước mũi - Nhịp thở nhanh: + Trẻ < 2 tháng: nhịp thở ≥ 60 lần/ phút là thở nhanh. + Trẻ 2 - < 12 tháng: nhịp thở ≥ 50 lần/ phút là thở nhanh. + Trẻ 12 tháng - 5 tuổi: nhịp thở ≥40 lần/ phút là thỏ nhanh. - Rút lõm lồng ngực: là phần dưới lồng ngực lõm vào khi trẻ hít vào. Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ có RLLN nhẹ thì chưa có giá trị chẩn đoán vì lồng ngực của trẻ còn mềm. Nhưng nếu RLLN mạnh và sâu mới có giá trị chẩn đoán. - Thở khò khè (cò cử - Wheezing): Tiếng khò khè nghe ở thì thở ra. Tiếng khò khè xuất hiện khi lưu lượng không khí bị tắc lại ở trong phổi do các đường thở 6 nhỏ bị hẹp lại (do co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc phế quản, tang tiết dịch phế quản, ứ đọng đờm dãi). Khò khè hay gặp trong hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. - Thở rít (Stridor): Tiếng thở rít nghe ở thì hít vào. Tiếng thở rít xuấthiện khi luồng khí đi qua chỗ hệp. Hay gặp trong mềm sụn thanh quản bẩm sinh, viêm thanh quản rít, dị vật đường thở. - Tím tái 1.1.4.2. Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi - Trẻ không uống được hoặc bỏ bú. - Co giật - Ngủ li bì hoặc khó đánh thức: Là khi gọi hoặc gây tiếng động trẻ vẫn ngủ lì bì hoặc mở mắt rồi lại ngủ ngay (khó đánh thức). - Thở rít khi nằm yên. - Suy dinh dưỡng nặng. 1.1.4.3. Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ dưới 2 tháng - Bú kém hoặc bỏ bú. - Co giật - Ngủ li bì khó đánh thức. - Thở rít khi nằm yên. - Thở khò khè. - Sốt hoặc hạ nhiệt độ. 1.1.5. Cách xử trí, chăm sóc [4] a, Chống nhiễm khuẩn: sử dụng kháng sinh phù hợp (kháng sinh tuyến 1) dùng tại tuyến cơ sở điều trị viêm phổi. * Dùng một trong 3 loại kháng sinh sau: - Co-ttrimoxazol (Biseptool, bactrim, Trimazon) gồm Trimethoprim (TMP) và Sulphamethaxazo (SMX) với tỷ lệ 1:5. + Là loại kháng sinh ức chế vi khuẩn, có hiệu lực với hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh NKHHCT như phế cầu, hemophilus influenzae, tụ cầu à các loại vi khuẩn Gram (-). 7 + Không dùng cho trẻ sơ sinh đẻ non hoặc có vàng da. + Liều lượng: 4mg (TMP) hoặc 20mg (SMX)/kg/lần × 2 lần/ngày, dùng trong 5-7 ngày. - Ampixillin + Là một loại Penixilin bán tổng hợp. Có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) + Liều lượng: 25 mg/kg/lần × 4 lần/ngày, dùng trong 5-7 ngày. - Amoxycilin + Là một dẫn chất của ampixilin nhưng hấp thu tốt hơn qua đường tiêu hóa và xâm nhập được nhiều hơn vào các dịch tiết đường hô hấp vì vậy sử dụng để điều trị các trường hợp NKHHCT tại cơ sở rất tốt. + Liều lượng: 15 mg/kg/lần × 3 lần/ngày, dùng trong 5-7 ngày. b, Hạ nhiệt độ - Để cho nằm nơi thoáng mát, yên tĩnh. - Nới rộng quần áo, tã lót cho trẻ. - Chườm ấm tích cực các vị trí như trán, nách, bẹn trong trường hợp trẻ sốt nhẹ, sốt vừa. Nếu trẻ sốt cao áp dụng chườm vuốt toàn thân. - Nếu trẻ sốt ≥ 38,5ºC dùng thuốc hạ sốt theo y lệnh: Paracetamol 10-15 mg/kg/lần sau 4-6 giờ cso thể cho lại nếu còn sốt. - Tăng cường cho trẻ uống nhiều nước: ORS, nước hoa quả. c, Làm thông đường hô hấp - Đặt trẻở tư thế nằm ngửa, kê gối dưới vai để đầu ngửa ra sau, cằm đưa về trước, hơi nghiêng sang một bên. - Nới rộng quần áo, tã lót để bệnh nhi dễ thở. - Vệ sinh mũi, họng hàng ngày cho trẻ. - Làm thông thoáng đường thở: + Làm loãng đờm + Vỗ rung cho trẻ + Hút đờm rãi: Bằng miệng, ống hút 2 cần hoặc máy hút. Chú ý áp lực hút: Trẻ sơ sinh áp lực hút là 40mmHg và trẻ lớn áp lực hút không quá 200 mmHg, đưa 8 sonde nhẹ nhàng vào mũi, họng để tránh sây sát niêm mạc mũi gây chảy máu. + Thở oxy khi thấy trẻ khó thở, tím tái d, Đảm bảo đủ dinh dưỡng - Tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn nếu trẻ còn bú mẹ. - Cho trẻ ăn tốt hơn khi trẻ ốm, ăn ít một, cho ăn nhiều bữa trong ngày. - Ăn đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn: protein (thịt, cá, trứng, sữa,..), lipit (dầu ăn, mỡ), glucid (bột, cháo, cơm), vitamin (rau, củ quả). - Bồi dưỡng ăn thêm khi trẻ khỏi bệnh để phòng suy dinh dưỡng. - Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi do sốt, thở nhanh, nôn trớ, tiêu chảy… e, Theo dõi trẻ thường xuyên: tinh thần, dấu hiệu sinh tồn, các diễn biến triệu chứng của bệnh. f, Bà mẹ phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế (CSYT) hoặc bệnh viện gần nhất khi có biểu hiện bất thường như trẻ thở nhanh hơn, khó thở hơn, trẻ mệt hơn, trẻ uống kém hoặc không uống được nước. 1.1.6. Phòng bệnh [6] Để giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh viêm phổi ở trẻ em, cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh sau: - Làm tốt công tác quản lý thai nghén để đảm bảo trẻ không bị đẻ non, đẻ thấp cân. Tổ chức cuộc đẻ an toàn không để trẻ hít phải nước ối, không bị ngạt. - Đảm bảo nuôi trẻ bằng sữa mẹ, cho trẻ bú mẹ sau khi đẻ càng sớm càng tốt, ăn sam một cách khoa học đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đủ vitamin đặc biệt là vitamin A. - Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. - Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ. Nhà ở và lớp học của trẻ cần thoáng mát về màu hè, ấm về mùa đông, không đun bếp trong nhà, không hút thuốc trong buồng trẻ. - Giữ ấm cho trẻ về mùa đông và khi thay đổi thời tiết. - Phát hiện sớm và xử lý đúng các trường hợp mắc bệnh NKHHCT theo phác đồ. 9 - Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bà mẹ về cách phát hiện, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khi bị NKHHCT. 1.1.7. Biến chứng [4] Viêm phổi không thục sự nguy hiểm nếu người bệnh được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh kéo dài thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi như: - Biến chứng hay gặp nhất của viêm phổi là nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc. - Tràn dịch màng phổi: trẻ bị viêm phổi có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi hoặc viêm mủ màng phổi. - Áp xe phổi: là một khoang có vách dày nằm ở nhu mô phổi bên trong có chứa mủ do nhu mô phổi bị hoại tử và hóa mủ. - Tràn khí màng phổi: là sự tích tụ khí trong màng phổi, thường thứ phát do vỡ phế nang hoặc do vi khuẩn sinh khí. - Gây kháng kháng sinh: Đặc biệt, bệnh viêm phổi có thể gây biến chứng nguy hiểm là kháng thuốc kháng sinh. Nếu mắc phải biến chứng này, sẽ vô cùng khó khăn khi điều trị. Phải phối hợp nhiều loại kháng sinh để điều trị, chi phí tốn kém, khả năng khỏi bệnh không cao. Về lâu dài, tình trạng kháng thuốc sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch và phòng bệnh của cơ thể. - Gây còi xương: Bệnh viêm phổi mãn tính có thể gây còi xương ở trẻ nhỏ. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sức khỏe của trẻ. Bệnh còi xương cũng là biến chứng khó điều trị đòi hỏi thời gian và chi phí tốn kém. Thậm chí có thể dẫn đến biến chứng viêm xương chũm, viêm màng não, áp xe não. - Ung thư phổi. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình viêm phổi và chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi trên Thế giới Trên thế giới, theo sô liệu của WHO, mỗi năm có khoảng 156 triệu trường 10 hợp viêm phổi ở trẻ em, hơn 95% các trường hợp đó xảy ra trên các nước đang phát triển như các nước ở Châu Phi và các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tuổi này ước tính là 0,29 đợt/năm ở trẻ em ở các nước đang phát triển và 0,05 đợt/năm ở trẻ em ở các nước phát triển. Tương đương với khoảng 156 ca mắc mới mỗi năm trên toàn thế giới, trong đó 151 triệu ca là ở các nước đang phát triển. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở Ấn Độ (43 triệu), Trung Quốc (21 triệu), Pakistan (10 triệu), với con số cao hơn Banladesh, Indonesia, Nigeria (6 triệu). Trong tất cả các trường hợp tại cộng đồng, 7-13% trường hợp nghiêm trọng đến mức đe dọa tính mạng và cần phải nhập viện. Bằng chứng đáng kể cho thấy các yếu tố nguy cơ hàng đầu góp phần vào tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi là thiếu bú mẹ hoàn toàn, suy dinh dưỡng, ô nhiễm không khí trong nhà, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sự đông đúc và thiếu tiêm chủng sởi [17]. Còn theo dữ liệu của UNICEF về theo dõi tình hình của trẻ em và phụ nữ, viêm phổi là hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) và giết chết nhiều trẻ em hơn bất kì bệnh truyền nhiễm nào khác, cướp đi sinh mạng của hơn 800.000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm, hoặc khoảng 2.200 trẻ em mỗi ngày. Con số này bao gồm hơn 153.000 trẻ sơ sinh. So với năm 2018, 437.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy, 272.000 trẻ em tử vong do sốt rét. Trên toàn cầu, 1.400 trường hợp viêm phổi trên 100.000 trẻ em, hoặc 1 trường hợp trên 71 trẻ em hàng năm, với tỷ lệ mắc cao nhất xảy ra ở Nam Á (2.500 trường hợp trên 100.000 trẻ em), Tây và Trung Phi (1.620 trường hợp trên 100.000 trẻ em). Tiến độ giảm tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi chậm hơn đáng kể so với các bệnh nhiễm khuẩn khác. Kể từ năm 2000, trẻ dưới 5 tuổi tử vong do viêm phổi đã giảm 54%, trong khi trẻ tử vong do tiêu chảy 64% và hiện là gần một nửa số ca tử vong do viêm phổi [19]. Năm 2011, Stephen M Graham và cộng sự cùng nhau nghiên cứu đề tài: “ Tác động của nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người đối với căn nguyên à kết quả của bệnh viêm phổi nặng ở trẻ em Malawi”. Trong số 327 bệnh nhân nghiên cứu với độ tuổi trung bình là 11 tháng (phạm vi, 2 tháng- 14 tuổi). Tỷ lệ HIV là 51%. Có 58 trường hợp được xác nhận là viêm phổi do vi khuẩn, trong đó các chủng vi khuẩn phổ biến nhất là Streptococcus pneumoniae và Salmonella typhimurium [21]. 11 Năm 2013, Rudan I cùng cộng sự đã nghiên cứu: “ Dịch tễ học và căn nguyên của bệnh viêm phổi ở trẻ năm 2010: ước tính tỷ lệ mắc, tỷ lệ mắc bệnh nặng, tỷ lệ tử vong, các yếu tố nguy cơ cơ bản và tác nhân gây bệnh cho 192 quốc gia” và cho ra kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi do cộng đồng mắc phải ở trẻ em các nước có thu nhập thấp và trung bình (LMIC) trong năm 2010, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 0,22 (khoảng giữa phần tư (IQR) 0,11-0,51) đợt mỗi trẻ em/ năm (e/cy), với 11,5% (IQR 8,0-33,0%) các trường hợp tiến triển thành đợt nặng. Đây là mức giảm gần 25%trong thập kỉ qua, phù hơp với mức giảm được quan sát thấy về tỷ lệ lưu hành các yếu tố nguy cơ đối với bệnh viêm phổi trong suốt LMIC [22]. Một nghiên cứu khác phân tích của Carrios G và các cộng sự tại Mỹ (2014), chỉ ra hiệu quả của tiêm phòng vaccine trong phòng bệnh viêm phổi ở trẻ, là bằng chứng về tác dụng có lợi của vaccine trong phòng bệnh NKHICT. Kết quả nghiên cứu cho thấy đã giảm các trường hợp nhập viện vì viêm phổi sau khi chúng ngừa vaccine kết hợp phế khuẩn [25]. Năm 2015, Thomus Druetz cùng cộng sự đã cùng nhau nghiên cứu “ Quản lý trường hợp cộng đồng về bệnh viện Phối ở Châu Phi: đánh giá các bằng chúng" cho thấy: Viêm phổi gây ra khoảng 750.000 trẻ em từ vong mỗi năm ở các nước châu Phi cận Sahara[24]. Năm 2012, nghiên cứu của Prajapati và cộng sự chỉ ra sự thiếu hụt kiến thức của bà mẹ về phòng và kiểm soát các bệnh đường hô hấp. Cung cấp kiến thức cho bà mẹ có thể thay đổi được thái độ và hành vi chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp [18]. Trong nghiên cứu của Farzana Ferdous và cộng sự, có 28 bà mẹ trong số 31 bà mẹ chiếm 90% trả lời đã nghe thấy tên của bệnh viêm phổi trước khi trẻ bị mắc viêm phổi; Nhưng trong đó chỉ có 29%(có 9 bà mẹ) đã có hiểu biết trước về bệnh viêm phổi như các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Họ có được nghe nói đến rút làm lồng ngực, khó thở, thở khô khè, trẻ bú kém hoặc không bú được sữa mẹ, khóc rất nhiều là dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi. Một số bà mẹ đã có kinh nghiệm chăm sóc trẻ em viêm phổi vì con họ đã từng bị viêm phổi. Chỉ có một số
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan