Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm tra sau thông quan tại việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế...

Tài liệu Kiểm tra sau thông quan tại việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

.PDF
87
8
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ THANH TRÀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ THANH TRÀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Tiến Dũng Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Tiến Dũng. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tác giả xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Vũ Thanh Trà LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Tiến Dũng cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế , Đại học Quốc Gia Hà Nội đã truyề n đa ̣t những kiế n thức quý giá và tâ ̣n tình hướng dẫn tác giả trong thời gian ho ̣c tâ ̣p và nghiên cứu ta ̣i trường. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, Phòng đào tạo, các anh chị chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình , bạn bè đã luôn ủng hô ̣ và giúp đỡ tác giả trong quá triǹ h học tập và nghiên cứu của mình. MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu viết tắt ............................................................................ i Danh mục các bảng ........................................................................................... ii Danh mục các hình vẽ ...................................................................................... iii Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về công tác kiểm tra sau thông quan .................................................................................... 4 1.1. Tổng thuật tài liệu về công tác kiểm tra sau thông quan .................................4 1.1.1. Nhóm tài liệu về nghiệp vụ hải quan ........................................................ 4 1.1.2. Nhóm tài liệu về nghiệp vụ quản lý rủi ro – công cụ chính của kiểm tra sau thông quan.............................................................................................. 6 1.1.3. Nhóm tài liệu về hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam…………….. ......................................................................................................... 8 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................ 11 1.2. Cơ sở khoa ho ̣c về kiểm tra sau thông quan .....................................................11 1.2.1.Khái niệm và đặc điểm kiểm tra sau thông quan ................................ 11 1.2.2.Mô hình kiểm tra sau thông quan tổng quát .........................................16 1.2.3.Vai trò của công tác kiểm tra sau thông quan .......................................18 1.2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra sau thông quan........21 1.3. Cơ sở thực tiễn về công tác kiểm tra sau thông quan .....................................22 1.3.1.Bối cảnh hội nhập kinh tế .............................................................................22 1.3.2.Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam ..........................................................................................23 Chương 2: Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 26 2.1. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................................26 2.2. Các phương pháp nghiên cứu ..............................................................................28 2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp ............................................................28 2.2.2. Phương pháp so sánh.....................................................................................29 2.2.3. Phương pháp kế thừa.....................................................................................31 2.2.4. Phương pháp case- study .............................................................................32 2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT .................................................................33 Chương 3: Thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014 ............................................................................................. 36 3.1. Khung khổ pháp lý và các cam kết quốc tế của Việt Nam về công tác kiểm tra sau thông quan.................................................................................................36 3.1.1. Cơ sở pháp lý tại Việt Nam về kiểm tra sau thông quan ................36 3.1.2. Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến kiểm tra sau thông quan ......................................................................................................................37 3.2. Tổ chức và quy trình kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam........................39 3.2.1.Cơ cấu bộ máy tổ chức ..................................................................................39 3.2.2.Đối tượng, phạm vi kiể m tra sau thông quan .......................................40 3.2.3.Quy trình thực hiện kiểm tra sau thông quan .......................................41 3.3. Tình hình kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2009 - 2014............................44 3.3.1.Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2009 – 2014 ......................................44 3.3.2. Hoạt động kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2009 – 2014 .....................46 3.4. Mô ̣t số trường hơ ̣p kiể m tra sau thông quan điể n hiǹ h ..................................49 3.4.1. Về mã số hàng hóa .........................................................................................49 3.4.2. Về tri ̣giá hải quan ..........................................................................................53 3.4.3. Về chin ́ h sách ...................................................................................................55 3.5. Đánh giá về công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam thời kỳ hội nhập. ...56 3.5.1.Điểm mạnh .........................................................................................................56 3.5.2.Điểm yếu .............................................................................................................58 3.5.3.Cơ hội ...................................................................................................................59 3.5.4.Thách thức ..........................................................................................................61 Chương 4: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan thời kỳ hội nhập ...................................................................................... 63 4.1. Bối cảnh hội nhập mới ảnh hưởng đến công tác kiểm tra sau thông quan….. ....63 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan thời kỳ hội nhập .............................................................................................................................64 4.2.1. Nhóm giải pháp về xây dựng thể chế và tổ chức ...............................65 4.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn lực ...................................................................66 4.2.3. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ....................................................................69 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 75 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Nguyên nghĩa STT Ký hiệu 1 ASEAN 2 EU Liên minh Châu Âu 3 HS Hệ thống hài hóa mô tả và mã hóa hàng hóa 4 JICA 5 KTSTQ 6 WCO Tổ chức Hải quan thế giới 7 WTO Tổ chức thương mại thế giới Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Kiểm tra sau thông quan i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 1.1 2 Bảng 3.1 3 Bảng 3.2 Nội dung Các tiêu chí cần kiểm tra cụ thể Tình hình phân luồng tờ khai hải quan giai đoạn 2009 – 2014 Số cuộc kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2009 – 2014 ii Trang 16 46 47 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT 1 Hình Hình 3.1 Nội dung Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 Trang 44 Số thuế truy thu từ kiểm tra sau thông 2 Hình 3.2 quan giai đoạn 2009 -2014 iii 48 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Hình Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1 Mô hình kiể m tra sau thông quan 17 2 Sơ đồ 2.1 Khung logic nghiên cứu 27 3 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức kiể m tra sau thông quan 39 4 Sơ đồ 3.2 Quy trình kiểm tra sau thông quan theo 42 Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/5/2015 của Tổng cục Hải quan iv PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tạo thuận lợi thương mại có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và dây chuyề n cung ứng thương ma ̣i , đây cũng là vấn đề nóng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tham gia vào các tổ chức , diễn đàn, hô ̣i nghị quốc tế, Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua bốn nguyên tắc: đơn giản hóa, hài hòa hóa, minh bạch hóa và tiêu chuẩn hóa. Việc tạo thuận lợi thương mại mở ra nhiều ưu tiên đối với doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật hải quan, đồng thời siết chặt kiểm tra, giám sát đối với những doanh nghiệp có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại. Để đa ̣t đươ ̣c mu ̣c đić h đó , kiểm tra sau thông quan là một nghiệp vụ được nhấn mạnh với vai trò tạo thuận lợi cho “tiền kiểm” và nâng cao hiệu quả công tác “hậu kiểm”, đáp ứng nhu cầu giải phóng hàng nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, mang la ̣i nhiề u lơ ̣i ích về mặt quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan . Hiệu quả của công tác kiểm tra sau thông quan thực tế đã tác động trực tiếp đến hiệu quả tạo thuận lợi thương mại trong thời kỳ hô ̣i nhâ ̣p . Được khẳng định là một trụ cột của hải quan hiện đại , hoạt động kiểm tra sau thông quan đươ ̣c quy đinh ̣ trong Luâ ̣t Hải quan từ năm 2001 (có hiê ̣u lực thi hành từ năm 2002) nhưng chỉ thực sự đươ ̣c áp dụng các phương pháp quản lý rủi ro, tính toán, lựa chọn các tiêu chí,…mô ̣t cách chuyên sâu , chuyên nghiê ̣p từ năm 2009. Cùng với những biến chuyển về tư duy từ “hải quan truyề n th ống” đến “hải quan điê ̣n tử” và nay là “cơ chế một cửa quốc gia”, kiể m tra sau thông quan ta ̣i Viê ̣t Nam đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể . Đây chính là động lực để ngành hải quan tiếp tục tìm 1 kiế m, triể n khai những giải pháp mang tính đột phá, giải quyết triệt để những vướng mắ c , khó khăn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế . Do đó, việc lựa chọn vấn đề nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau trong thời kỳ hô ̣i nhâ ̣p ta ̣i Việt Nam là phù hợp với chuyên ngành Kinh tế quốc tế của học viên và phù hợp với tình hình thực tế phát triển nghiệp vụ này trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả Luận văn chọn Đề tài: “Kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế” để làm đề tài Luận văn thạc sĩ của mình. - Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu: Thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 và việc hoàn thiện công tác này trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay của Việt Nam như thế nào? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích - Phân tích hiện trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2014 - Trên cơ sở kết quả thu được, đưa ra một số nhận xét, kiến nghị để đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan nhằm tạo thuận lợi hóa thương mại tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Nhiệm vụ -Nghiên cứu cơ sở khoa ho ̣c và cơ sở thực tiễn về công tác kiểm tra sau thông quan gồm những nội dung cơ bản nào? - Tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 đến 2014 có những thay đổi nào có tác động đối với tiến trình hội nhập quốc tế? Đặc biệt nhấn mạnh hoạt động kiể m tra sau thông quan hiê ̣n nay đang có những điể m ma ̣nh nào cầ n phát yế u nào khắ c phu ̣c để hoàn thiê ̣n trong thời gian tới? 2 huy, điể m - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng Hoạt động kiểm tra sau thông quan (phạm vi, nguyên tắc, quy trình,…) hoàn thiện qua các giai đoạn với vai trò làm đơn giản hóa thủ tục hải quan Việt Nam, tạo thuận lợi thương mại thời kỳ hội nhập. Phạm vi - Không gian: Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam, cụ thể là tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. - Thời điểm lựa chọn nghiên cứu bắt đầu từ năm 2009 khi Viê ̣t Nam bắ t đầ u có những bước tiế n cơ bản mang tính bề n vững vào các tổ chức , diễn đàn, cam kế t trong khu vực và trên thế giới về kinh tế đến năm 2014. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu chính Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 và triển vọng 2015 - 2020 trong tiến trình tạo thuận lợi thương mại thời kỳ hội nhập. 5. Kết cấu của luận văn Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa ho ̣c về công tác kiểm tra sau thông quan Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 Chương 4: Kết luận về kết quả nghiên cứu, đề xuất một số phương án nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan thời kỳ hội nhập. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN 1.1. Tổng thuật tài liệu về công tác kiểm tra sau thông quan 1.1.1. Nhóm tài liệu về nghiệp vụ hải quan Ngành Hải quan đang trong quá trình hiện đại hóa. Từ quản lý cơ bản thủ công chuyển sang quản lý hiện đại sẽ là quá trình của hàng loạt sự thay đổi trước, trong và sau thông quan. Nghiệp vụ hải quan liên tục được nghiên cứu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế kết hợp tình hình thực tế của Việt Nam để hoàn thiện, đạt mục tiêu quản lý Nhà nước thống nhất, tập trung, hiệu quả. Đề án cấp ngành Hải quan của tác giả Lê Như Qu ỳnh năm 2007 với tiêu đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng chuẩn mực quốc tế trong xây dựng và thực tiễn thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam” đã hê ̣ thố ng các chuẩ n mực quố c tế tác đô ̣ng tới quá trình xây dựng và thực hiê ̣n thủ tu ̣c hải quan điê ̣n tử . Trong đó , đề cập khá chi tiết về quan niệm hải quan điện tử phân biê ̣t với hải quan truyề n thố ng , các chuẩn mực , khuyế n nghi ̣của các tổ chức thương ma ̣i thế giới , Liên hơ ̣p quố c , Tổ chức hải quan thế giới để xây dựng hê ̣ thố ng nghiê ̣p vu ̣ hải quan tự đô ̣ng hóa ta ̣i Viê ̣t Nam , hướng đế n cơ chế mô ̣t cửa quố c gia. Trong cuố n “Một số vấn đề về tái cơ cấu quy trình nghiệp vụ hải quan” năm 2012 của nhóm tác giả công tác tại Tổng cục Hải quan đã chung về thủ tu ̣c hải quan thông qua các nghiê ̣p vu ̣ chiń h khái quát : thông quan hàng hóa, chố ng buôn lâ ̣u và gian lâ ̣ n thương ma ̣i , kiể m tra sau thông quan . Bằ ng phương pháp liê ̣t kê , tổ ng hơ ̣p các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t liên quan đế n hải quan , đề tài đã xây dựng khung pháp lý cơ bản về nghiệp vụ hải quan . Mục đích của đề án là nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà Nước về hải 4 quan thông qua việc tái cơ cấu quy trình nghiệp vụ hải quan theo hướng tăng cường vị trí, vai trò nghiệp vụ quản lý trước và sau thông quan. Đề án cấp ngành của tác giả Nguyễn Anh Tài năm 2012 “Hiệp định tạo thuận lợi thương mại trong khuôn khổ WTO và kế hoạch thực hiện của Hải quan Việt Nam” đặt hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với các tổ chức, liên minh kinh tế thế giới. Việc thực hiện các cam kết quốc tế nhằm tạo thuận lợi thương mại, mở rộng môi trường đầu tư trong khuôn khổ WTO yêu cầu Hải quan Việt Nam phải xây dựng nhiều kế hoạch, kịch bản có định hướng rõ ràng, có tính ổn định lâu dài. Do đó, đề án đã gợi ý một số thay đổi về nghiệp vụ nhằm tạo thuận lợi hóa thương mại như: lộ trình cắt giảm thuế quan từng mặt hàng trọng điểm, nới lỏng các hàng rào kỹ thuật quá cứng nhắc hay định hướng quy trình kiểm tra Nhà nước về chất lượng đơn giản, hiệu quả,… Chuẩn bị cho mô hình hải quan một cửa quốc gia, các tác giả Phạm Thị Thu Hương năm 2010 với đề tài “Những giải pháp xây dựng chương trình và nội dung đào tạo nghiệp vụ hải quan đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa giai đoạn 2011 – 2015”, tác giả Phạm Duyên Phương năm 2012 “Hài hòa và tiêu chuẩn hóa chỉ tiêu thông tin phục vụ xây dựng bộ chứng từ điện tử trong cơ chế hải quan một cửa quốc gia” và tác giả Hoàng Việt Cường năm 2010 “ Xây dựng chiế n lược phát triển ngành hải quan tầ m nhìn 2020”, đã đặt hải quan Việt Nam trong lộ trình hiện đại hóa của cả nước nhằm khuyến nghị một số chính sách, giải pháp mang tính vi mô và cả các giải pháp mang tầ m vi ̃ mô dành cho chính phủ như tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành, nâng cao chấ t lươ ̣ng nguồ n nhân lực , cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa,... Mục tiêu cuối cùng là hướng đến một quy trình nghiệp vụ quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia thủ tục hải quan đạt hiệu quả về mặt quản lý Nhà nước và tạo thuận lợi thương 5 mại như Việt Nam cam kết tại các hội nghị, diễn đàn, cam kết trong khu vực và trên thế giới. 1.1.2. Nhóm tài liệu về nghiệp vụ quản lý rủi ro – công cụ chính của kiểm tra sau thông quan. Đề án “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực hiễn để ứng dụng quản lý rủi ro vào hoạt động nghiệp vụ hải quan” của Nguyễn Toàn (2005) bước đầu nghiên cứu những nền móng cơ bản của công tác áp dụng quản lý rủi ro. Từ bối cảnh quản lý hải quan hiện đại trên thế giới, nhóm tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê những tác động tích cực mà hải quan các nước phát triển trên thế giới nhận được khi áp dụng chương trình quản lý rủi ro trong ngành hải quan (điển hình: hải quan Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,...). Nằm trong xu thế phát triển đó, hải quan Việt Nam nhận thấy sự cần thiết phải áp dụng quản lý rủi ro nhằm hỗ trợ khâu thông quan nhanh và xác định các tiêu chí lựa chọn cho công tác kiểm tra sau thông quan đạt hiệu quả tối ưu. Từ những số liệu thứ cấp, tác giả tổng hợp, đánh giá tính khả thi của việc triển khai công tác quản lý rủi ro sẽ diễn ra trong thời gian tới. Đồng thời, thông qua việc đề xuất những bước chuẩn bị cần thiết về cơ sở vật chất, nhân lực, kỹ thuật hiện đại,...đã giả định mô hình quản lý rủi ro căn cứ số liệu thống kê hải quan và dự đoán số liệu khi mô hình chính thức được thực hiện. Kết quả cho thấy tính khả thi cao và nghiệp vụ quản lý rủi ro có thể nhân rộng, triển khai đại trà trong thời gian muộn nhất là năm 2007. Trong luận văn “Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Minh Hòa (2009), tác giả tổng luận những lý thuyết về rủi ro và quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan cùng với các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến 05 nguyên tắc quản lý rủi ro, 05 bước quy trình thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại dựa trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống hóa các 6 tác động từ các yếu tố nước ngoài (các tổ chức thương mại, tổ chức hải quan thế giới,…) và các yếu tố trong nước (chính sách Nhà nước, đạo đức doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu,…) để đánh giá vai trò của công tác quản lý rủi ro trong quản lý hải quan đối với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa. Kết hợp với các thông tin thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo cáo tổng kết công tác năm và phương hướng nhiệm vụ của ngành Hải quan giai đoạn 2006 - 2008. Đây là giai đoạn đầu khi áp dụng quản lý rủi ro vào hải quan và tác giả đã rút ra một số thành tích đạt được của ngành: cải cách thủ tục hải quan ở nước ta hướng tới các chuẩn mực quốc tế, tăng hiệu suất công việc của cơ quan hải quan, tạo được môi trường định hướng, khuyến khích thái độ tuân thủ của doanh nghiệp xuất nhập khẩu,…Bên cạnh đó, một số hạn chế cũng được đưa ra như: bộ tiêu chí còn sơ sài, cán bộ, công chức còn thiếu tính chủ động trong việc cập nhật thông tin, chưa kết hợp được với kiểm tra sau thông quan,…Từ những phân tích đó, tác giả gợi ý một số giải pháp đế áp dụng thành công quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Với luận văn “Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay” năm 2010, tác giả Vũ Thị Thanh Nhàn đã trình bày khung khổ lý thuyết cơ bản về rủi ro, nội hàm và ngoại diên của rủi ro. Các bước trong quy trình quản lý rủi ro bao gồm: mô tả rủi ro, đánh giá rủi ro, cuối cùng là thực hiện theo dõi rủi ro và thực hiện điều chỉnh. Tác giả cũng đưa ra được 03 thuộc tính cơ bản của rủi ro: nguy cơ tiềm ẩn không mang tính chắc chắn, cấu thành bởi hai yếu tố: tần suất xuất hiện rủi ro và hậu quả của nó, có tính chất động, luôn thay đổi theo môi trường và các yếu tố tác động liên quan. Đồng thời đưa ra 02 khái niệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan theo Công ước Kyoto và theo Hải quan EU. Một số bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Braxin, Hàn Quốc về công tác quản lý rủi ro được áp 7 dụng từ năm 1994. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra bức tranh toàn cảnh chương trình quản lý rủi ro được áp dụng đối với hải quan truyền thống (từ năm 2006) và hải quan điện từ (từ năm 2007). Với phạm vi, nguyên tắc, quy trình quản lý rủi ro được liệt kê theo từng giai đoạn, tiến trình thực hiện gắn liền với công cuộc hiện đại hóa hải quan, tác giả chỉ ra được những kết quả đạt được và những tồn tại (khách quan và chủ quan) trong giai đoạn nghiên cứu 2006 đến 2009. Đặc biệt nhấn mạnh việc Tổng cục Hải quan có công bố Đề án “Nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan áp dụng trong giai đoạn 2007-2010” như là một mốc đánh dấu bước phát triển của công tác quản lý rủi ro trong ngành hải quan. Từ những đánh giá kết quả trên, tác giả cũng đề ra một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác của Hải quan Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định tính, thông tin thứ cấp tác giả thu thập, tổng hợp số liệu theo các tiêu chí tỷ lệ phân luồng, tỷ lệ kiểm tra hàng hóa thực tế, số vụ vi phạm phát hiện thay đổi từ khi áp dụng hệ thống quản lý rủi ro trên các báo cáo tổng kết năm 2006, 2009 của ngành Hải quan, và các báo cáo hiệu quả công tác quản lý rủi ro của Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng hợp báo cáo công tác kiểm soát của ngành Hải quan từ năm 2006 đến 2009. 1.1.3. Nhóm tài liệu về hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam Kiể m tra sau thông quan đươ ̣c nghiên cứu , triể n khai chủ yế u theo các chuyên đề kế hoa ̣ch hàng năm của Tổ ng cu ̣c Hải quan. Thông qua nhiề u đề án cấ p ngành, những lý thuyế t chung nhấ t về kiể m tra sau thông quan đươ ̣c làm rõ tại nhiều góc nhìn khác nhau . Mục đích của các đề tài trên chủ yếu đi sâu nghiên cứu bản chấ t để làm nổ i bâ ̣t vai trò của kiể m tra sau thông quan , thực trạng, giải pháp cơ bản hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan trong từng giai đoa ̣n kinh tế của Viê ̣t Nam. 8 Luận án tiến sĩ “Mô hình kiểm tra sau thông quan ở một số nước trên thế giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam” của tác giả Trần Vũ Minh (2007) xuấ t phát từ cơ sở lý luâ ̣n về các mô hình , nghiên cứu mô hình kiể m tra sau thông quan trên thế giới để đinh ̣ hướng xây dựng mô hình ta ̣i Viê ̣t Nam . Sử dụng khá thành công phương pháp so sánh giữa mô hình của các quốc gia trên thế giới như: Nhâ ̣t Bản , Hàn Quốc, Trung Quố c, Pháp,…để thấ y đươ ̣c những điể m ma ̣nh, điể m yế u của các mô hình trên . Từ đó rút ra những bài ho ̣c kinh nghiê ̣m để xem xét áp du ̣ng cho mô hình kiể m tra sau thông quan ta ̣i Viê ̣t Nam phù hơ ̣p thực tiễn. Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Chi (2011) với Lu ận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” khẳ ng đinh ̣ rằ ng song song với sự phát triể n của thương ma ̣i là gian lâ ̣n thương ma ̣i, đă ̣c biê ̣t là gian lâ ̣n về tri ̣ giá và phân loại hàng hóa có thuế suất cao. Do đó , nâng cao hiê ̣u quả công tác kiể m tra sau thông quan là điề u tấ t yế u. Sử du ̣ng phương pháp nghiên cứu thố ng kê, tổ ng hơ ̣p, luâ ̣n văn đã đưa ra những con số về kim nga ̣ch xuấ t nhâ ̣ p khẩ u , số thuế thu ngân sách Nhà nước của ngành Hải quan, số cuô ̣c kiể m tra sau thông quan ,…Tuy nhiên, do số liê ̣u chỉ cập nhật từ năm 2006 đến năm 2010 trong bố i cảnh luâ ̣t Hải quan sửa đổ i bổ sung 2005 nên chưa làm rõ đươ ̣c cá c tồ n ta ̣i, vướng mắ c theo cơ chế chiń h sách và tình hình thực tế hiện nay. Đề án cấp ngành Hải quan “Nghiên cứu phương pháp Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thông quan điện tử” của nhóm tác giả thuộc Cụ c Hải quan thành phố Hà Nô ̣i , chủ nhiệm đề tài Văn Bá Tín năm 2012 đã tâ ̣p trung nghiên cứu thực tra ̣ng quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t, phương pháp , thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng kiể m tra sau thông quan trong điề u kiê ̣n thông quan điê ̣n tử . Đề tài sử du ̣ng phương pháp tổ ng hơ ̣p , đánh giá những đă ̣c điể m của thủ tu ̣c hải quan điê ̣n tử có tác đô ̣ng đế n kiể m tra sau 9 thông quan thông qua số liê ̣u kế t quả thực hiê ̣n thí điể m các Quyế t đinh ̣ 149/2005/QĐ-TTg ngày 26/6/2005, Quyế t đ ịnh 103/2009/QĐ-TTg sửa đổ i Quyế t đinh ̣ 149 nói trên về quy định thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Tình hình kiểm tra sau thông quan trong một số lĩnh vực cụ thể : giá, gia công sản xuấ t xuấ t khẩ u , mã số hàng hóa , hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế trong liñ h vực đầ u tư đươ ̣c thố ng kê từ năm 2007 đến năm 2012. Số liê ̣u chưa đươ ̣c câ ̣p nhâ ̣t cho đế n năm 2014, đă ̣c biê ̣t là giai đoa ̣n biế n đô ̣ng lớn khi Hải quan Việt Nam áp dụng cơ chế một cửa quố c gia VNACCS/VCIS từ ngày 01/4/2014. Tác giả Thị Mão năm 2013 chủ biên cuốn “Xây dựng phần mềm thu thập và khai thác thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan”. Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản – mô hình kiểm tra sau thông quan Việt Nam triển khai từ năm 2014,tác giả xây dựng mô hình giả định gắn với bộ tiêu chí quản lý rủi ro để xác định nhóm doanh nghiệp trọng điểm cần kiểm tra sau thông quan, nhóm mặt hàng nhạy cảm yêu cầu kiểm tra sau thông quan kịp thời,…Đồng thời hướng dẫn công chức thực hiện kiểm tra sau thông quan các bước tra cứu, tìm dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan theo hướng áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại. Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra sau thông quan của Cục Kiểm tra sau thông quan – Tổ ng cu ̣c Hải quan và tài liệu Hội nghị chuyên đề kiểm tra sau thông quan các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 tổ ng hơ ̣p những số liê ̣u mới nhấ t và chin ́ h xác nhấ t về các cuô ̣c kiể m tra sau thông quan , số thuế truy thu của các Cu ̣c Hải quan trên cả nước . Qua các báo cáo có thể nhâ ̣n thấ y mô ̣t số điể m yế u của nghiệp vụ được chỉ ra năm trước được định hướng , thay đổ i, nâng cao, hoàn thiện trong các năm sau. Tuy nhiên, chưa có mô ̣t báo cáo nào tổng hợp được cả một chặng đường phát triển của kiểm tra sau thông quan ta ̣i Viê ̣t Nam giai đoa ̣n 2009 - 2014. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất