Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm tra hiệu quả đáp ứng miễn dịch đối với vaccine h5n1 trên đàn gia cầm tại hu...

Tài liệu Kiểm tra hiệu quả đáp ứng miễn dịch đối với vaccine h5n1 trên đàn gia cầm tại huyện đầm dơi và trần văn thời của tỉnh cà mau

.PDF
39
1
73

Mô tả:

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG HÀ KIM MAI KIỂM TRA HIỆU QUẢ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH ĐỐI VỚI VACCINE H5N1 TRÊN ĐÀN GIA CẦM TẠI HUYỆN ĐẦM DƠI VÀ TRẦN VĂN THỜI CỦA TỈNH CÀ MAU Luận văn tốt nghiệp Ngành : BÁC SĨ THÚ Y Cần Thơ, 2010 1 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành : BÁC SĨ THÚ Y Tên đề tài: KIỂM TRA HIỆU QUẢ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH ĐỐI VỚI VACCINE H5N1 TRÊN ĐÀN GIA CẦM TẠI HUYỆN ĐẦM DƠI VÀ TRẦN VĂN THỜI CỦA TỈNH CÀ MAU Sinh viên thực hiện : Hà Kim Mai MSSV: 3064522 Lớp: Thú Y K32 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS: Lưu Hữu Mảnh Cần Thơ, 2010 2 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y Đề tài: Kiểm tra hiệu quả đáp ứng miễn dịch đối với vaccine H5N1 trên đàn gia cầm tại huyện Đầm Dơi và Trần Văn Thời của tỉnh Cà Mau; do sinh viên : Hà Kim Mai thực hiện tại Cơ quan Thú Y Vùng VII từ tháng 8-2010 đến tháng 112010. Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2010 Duyệt Của Giáo Viên Hướng Dẫn Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2010 Duyệt Của Bộ Môn Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010 Duyệt của khoa Nông Nghiệp & SHƯD 3 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. LỜI CÁM ƠN  Qua 5 năm học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, tôi đã nhận được sự dìu dắt, giảng dạy tận tình của các thầy cô, tiếp nhận được nhiều kiến thức quý báu cho mình. Giờ đây khi sắp phải xa mái trường thân yêu này, xa bạn bè, thầy cô mến yêu, tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến thầy cô, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn: * Ba mẹ và những người thân đã hết lòng lo lắng, động viên và giúp đỡ tôi. * Quý thầy cô trong Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là thầy Lưu Hữu Mãnh đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy em hoàn thành quyển luận văn của mình. * Các anh, chị tai Trung Tâm Thú Y Vùng VII Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian học tập. * Cuối cùng xin gởi lời cám ơn đến các bạn sinh viên lớp Thú Y K32, những người đã cùng tôi chia sẻ vui buồn và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập. Cần Thơ, ngày tháng năm 2010 4 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. MỤC LỤC Trang tựa .................................................................................................................. i Trang duyệt ............................................................................................................. ii Lời cám ơn ............................................................................................................. iii Mục lục .................................................................................................................. iv Danh mục chữ viết tắt...............................................................................................v Danh mục bảng ...................................................................................................... vi Danh mục hình ...................................................................................................... vii Tóm lược.............................................................................................................. viii CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................... 2 2.1 Bệnh cúm gia cầm ............................................................................................. 2 2.1.1 Khái niệm và căn nguyên gây bệnh......................................................... 2 2.1.2 Sức đề kháng của virus ........................................................................... 3 2.1.3 Đường lây truyền.................................................................................... 3 2.1.4 Đường xâm nhập .................................................................................... 4 2.1.5 Dịch tễ bệnh ........................................................................................... 4 2.2 Nguyên tắc sử dụng vaccine trong phòng chống cúm gia cầm ........................... 5 2.3 Tiêm phòng vaccine........................................................................................... 5 2.4 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam...................................................................... 6 2.5 Giám sát sau tiêm phòng.................................................................................... 8 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............10 3.1 Phương tiện nghiên cứu ....................................................................................10 3.1.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu .........................................10 3.1.2 Dụng cụ và hóa chất ..............................................................................10 3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................11 3.2.1 Qui trình phát hiện kháng thể cúm gia cầm bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI)............................................................................................12 3.2.2 Chuẩn độ kháng nguyên cúm gia cầm (HA)...........................................13 3.2.3 Tiến hành phản ứng HI ..........................................................................15 3.2.4 Phương pháp xử lý thống kê ..........................................................................15 CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................17 4.1 Kết quả kiểm tra huyết thanh học trên đàn gà tại tỉnh Cà Mau ..........................17 4.2 Kết quả kiểm tra huyết thanh học trên đàn vịt tại tỉnh Cà Mau..........................18 4.3 Sự phân bố hiệu giá kháng thể kháng virus cúm gia cầm ..................................19 4.4 So sánh hiệu giá kháng thể giữa gà và vịt..........................................................20 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................22 5.1 Kết luận............................................................................................................22 5.2 Đề nghị.............................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... PHỤ CHƯƠNG ....................................................................................................... 5 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HAU: haemagglutinin unit. HI: Hemagglutination inhibition. OIE: Tổ Chức Dịch Tễ Thế Giới. PBS: Phosphate Buffer Saline. WHO: Tổ Chức Y Tế Thế Giới. 6 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.2 Số mẫu được lấy tại huyện Đầm Dơi......................................... 11 Bảng 3.3 Số mẫu được lấy tại huyện Trần Văn Thời ................................ 12 Bảng 4.1 Kết quả kiểm tra huyết thanh học trên đàn gà............................ 17 Bảng 4.2 Kết quả kiểm tra huyết thanh học trên đàn vịt ........................... 18 Bảng 4.3 Phân bố hiệu giá kháng thể kháng virus cúm gia cầm trên đàn gà và vịt ................................................................................................................ 19 Bảng 4.4 So sánh hiệu giá kháng thể giữa gà và vịt.................................. 20 7 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1 Cấu tạo virus cúm gia cầm........................................................... 2 Hình 2.2 Đường lây truyền bệnh ................................................................ 4 HÌnh 3.1 Giai đoạn cho PBS vào đĩa xét nghiệm...................................... 16 Hình 3.2 Kết quả xét nghiệm.................................................................... 16 Hình 4.1 Phân bố hiệu giá kháng thể trên đàn gà...................................... 19 Hình 4.2 Phân bố hiệu giá kháng thể trên đàn vịt ..................................... 19 8 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. TÓM LƯỢC Đề tài: “Kiểm tra hiệu quả đáp ứng miễn dịch đối với vaccine H5N1 trên đàn gia cầm tại Huyện Đầm Dơi và Trần Văn Thời của tỉnh Cà Mau” được thực hiện từ tháng 08/2010 đến tháng 11/2010, tại phòng chẩn đoán xét nghiệm huyết thanh của Cơ Quan Thú Y Vùng VII Cần Thơ. Chúng tôi tiến hành xét nghiệm 196 mẫu huyết thanh trong đó có 96 mẫu huyết thanh gà (trong đó huyện Đầm Dơi có 57 mẫu huyết thanh , huyện Trần Văn Thời có 39 mẫu huyết thanh) và 100 mẫu huyết thanh vịt (trong đó huyện Đầm Dơi có 55 mẫu huyết thanh , huyện Trần Văn Thời có 45 mẫu huyết thanh) bằng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI. Mẫu dương tính được lấy ở mức hiệu giá HI ≥1/16 và đàn gia cầm được bảo hộ khi có 70% số mẫu có giá trị HI ≥1/16. Kết quả ghi nhận được như sau:Ở huyện Đầm Dơi tỷ lệ bảo hộ trên đàn gà là 61,40%; trên vịt là 83,63%. Ở huyện Trần Văn Thời tỷ lệ bảo hộ trên đàn gà là 71,79%; trên vịt là 62,22%. 9 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ Chức Dịch Tễ Thế Giới (OIE) thì bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm với tính chất lây lan mạnh. Bệnh cúm gia cầm xảy ra rất nhanh chóng và nặng ở các loại gia cầm như gà, vịt, gà tây và một số động vật khác, gây nhiều thiệt hại về kinh tế bởi có thể gây chết 100% số gia cầm và làm giảm sản lượng trứng một cách nghiêm trọng, làm tăng chi phí thức ăn, quản lý và các chi phí khác dùng trong việc kiểm soát và ngăn chặn dịch Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã cảnh báo rằng nếu bệnh cúm xảy ra trên diện rộng và kéo dài, virus cúm gia cầm có thể sẽ có sự biến đổi gen tạo ra chủng virus mới rất nguy hiểm đối với con người. Cúm gia cầm bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ cuối năm 2003, qua 3 đợt dịch chính đã thiêu hủy gần 46 triệu con gia cầm. Ở tỉnh Cà Mau, ngoài nuôi trồng thủy sản thì một số hộ dân phát triển thêm ngành chăn nuôi gia cầm nhưng vẫn không tránh khỏi những thiệt hại mà dịch bệnh để lại. Do đó các biện pháp như tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường… đã được triển khai tích cực nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra. Bên cạnh đó thì việc tiêm phòng vaccine được xem như một biện pháp hỗ trợ hữu hiệu trong việc phòng chống và hạn chế bệnh cúm gia cầm. Để đánh giá hoạt động tiêm phòng vaccine cúm gia cầm đạt hiệu quả ở mức độ nào thì việc kiểm tra huyết thanh học để phát hiện kháng thể sau tiêm phòng là vấn đề thực sự cần thiết. Được sự giúp đỡ của Cơ Quan Thú Y vùng VII và sự chấp thuận của Khoa Nông Nghiệp & SHƯD trường Đại học Cần Thơ chúng tôi thực hiện đề tài: “ Kiểm tra hiệu quả đáp ứng miễn dịch đối với vaccine H5N1 và H5N2 trên đàn gia cầm tại huyện Đầm Dơi và Trần Văn Thời của tỉnh Cà Mau” nhằm đánh giá hiệu quả đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine trên đàn gia cầm bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI). 10 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Bệnh cúm gia cầm 2.1.1 Khái niệm và căn nguyên gây bệnh Bệnh cúm gia cầm chủng độc lực cao (High Pathogen Avian Influenza – HPAI) hay còn gọi là bệnh cúm gà, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, chim cút, các loại chim bao gồm cả chim cảnh và chim hoang dã. Đặc biệt các loại thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng) thường mang mầm bệnh. Bệnh có thể lây sang người và một số loài thú. Bệnh gây ra bởi virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae. Cho đến nay chỉ có virus cúm A được phân lập từ các loài gia cầm. Các virus cúm A lại được chia thành các subtype đặc thù bởi các kháng nguyên gây ngưng kết hồng cầu H (từ H1 đến H15) và 9 subtype N (từ N1 đến N9), mỗi virus này có một trong hai subtype này kết hợp với nhau. Sự kết hợp giữa H và N sẽ tạo ra nhiều subtype khác nhau với khả năng gây bệnh không giống nhau. Subtype H5 và H7 được coi là có độc lực rất cao Virus gây bệnh cúm gia cầm chủ yếu là loại H5, H7 và H9 gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, các loại chim và có thể gây bệnh cho cả người Hình 2.1 Cấu tạo virus cúm gia cầm (Nguồn:http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/ykhoa/hieuquatricumA.htm) 11 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 2.1.2 Sức đề kháng của virus Virus cúm gia cầm có trong hầu hết các cơ quan nội tạng của gà bị bệnh kể cả máu, tủy xương, nước dải, phân, lông,… - Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rõ rệt tới sức đề kháng của virus cúm H5N1. Virus thường sống lâu hơn trong không khí ở ẩm độ tương đối thấp và nhiệt độ thấp, trong phân ở điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao. - Virus cúm có thể sống trong chuồng gà đến 35 ngày, trong phân gia cầm bệnh tới 3 tháng. - Virus cúm dễ dàng bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 60-700C trong 5 phút, trong tủ lạnh và tủ đá virus sống được hàng tháng. - Những chất sát trùng thông thường đều diệt được virus cúm gia cầm như: NAOH 2%, Formol 3%, Crezin 5%, Chloramin B 3%, cồn 70-900C, vôi bột hoặc nước vôi 10%, nước xà phồng đặc,… Người ta có thể dùng các chất này để tẩy uế chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và các thiết bị chăn nuôi khi cơ sở bị đe dọa. 2.1.3 Đường lây truyền Sự truyền lây bệnh được thực hiện theo 2 phương thức là trực tiếp và gián tiếp. - Lây lan trực tiếp giữa con mắc bệnh và con khỏe, do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh thông qua các hạt khí dung được thải ra từ đường hô hấp. - Lây lan gián tiếp qua các hạt khí dung trong không khí với khoảng cách gần hoặc những dụng cụ chứa virus do gia cầm mắc bệnh bài thải qua phân hoặc lây qua chim, thú, thức ăn, nước uống, lồng nhốt, quần áo, xe vận chuyển, côn trùng. 12 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Tiếp xúc gián tiếp Tiếp xúc trực tiếp Quần, áo, giày, dép Nuôi nhà có hàng rào bao quanh Chuồng có gia cầm khỏe mạnh Xe máy, xe đạp, ô tô Chim hoang dã Chuồng nuôi đã nhiễm bệnh Phân bón, nước ao hồ Hình 2.2 Đường lây truyền bệnh do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp (Nguồn: Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2006) 2.1.4 Đường xâm nhập Theo Bùi Quang Anh (2004), đối với gia cầm nuôi, nguồn dịch đầu tiên thường thấy là: từ các loài gia cầm nuôi khác nhau ở trong cùng một trang trại hoặc các trang trại khác liền kề như vịt lây sang gà hoặc từ gà tây lây sang gà, từ gia cầm nhập khẩu, từ chim di trú, từ người và động vật có vú khác Phần lớn các ổ dịch cúm gia cầm gần đây đã có sự lây lan thứ cấp thông qua con người. Trong ổ dịch cúm gia cầm ở Mỹ năm 1983-1984, từ việc thu nhận và chuyên chở cho các trang trại nuôi gà chỉ do một công ty vận chuyển chính mà một số lượng lớn người và phương tiện đã từ trại này lây lan dịch bệnh sang trại khác. 2.1.5 Dịch tễ bệnh Virus cúm phân bố khắp thế giới trong các loài gia cầm, dã cầm, động vật có vú. Gà, ngan, vịt ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh nhưng thường gặp ở độ tuổi 4-66 tuần tuổi. Sớm nhất là ở gà 26 ngày tuổi, vịt 28 ngày tuổi và muộn nhất là ở gà 10 tháng tuổi, vịt 18 tháng tuổi. (Lê Văn Năm, 2004). Bệnh phát ra quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ. Tuy nhiên người ta nhận thấy rằng bệnh phát ra mạnh nhất và dễ phát ra thành dịch bệnh khi thời tiết chuyển từ ấm áp sang lạnh ẩm, từ mùa thu sang mùa đông. 13 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Quá trình sinh bệnh xảy ra chỉ 1-2 ngày sau khi vào cơ thể, virus cúm gà được đào thải ra ngoài qua phân, nước mũi và miệng. Khi gia cầm hít hoặc nuốt phải virus, thì men trypsin trên đường hô hấp và trong biểu mô niêm mạc ruột cho phép các phân tử virus gây nhiễm. Với chủng virus cúm gia cầm có độc lực cao, phân tử lây nhiễm xâm nhập vào lớp dưới niêm mạc và vào trong mao mạch. Virus nhân lên và lan tràn trong đường máu và bạch huyết đi đến các cơ quan nội tạng, não và da. Dấu hiệu bệnh và chết là do nhiều cơ quan bị hư hại và suy sụp chức năng. 2.2 Nguyên tắc sử dụng vaccine trong phòng chống cúm gia cầm Để khống chế bệnh cúm gia cầm cần phải áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y chặt chẽ tại các cơ sở, trại chăn nuôi, giết hủy gia cầm nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh. Khi dịch cúm gia cầm xảy ra ở một vùng có mật độ nuôi cao, nơi các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt cho thấy không phù hợp với hệ thống chăn nuôi hiện tại thì tiêm chủng vaccine được coi là giải pháp hàng đầu để khống chế sự lây lan bệnh. Khi sử dụng vaccine cúm gia cầm phải tuân thủ theo những quy định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), chuẩn bị đủ vaccine và dùng vaccine sản xuất theo công nghệ phù hợp với hướng dẫn của OIE. Chỉ tiêm phòng vaccine cho các đàn gà, vịt khỏe mạnh; Nếu trong vùng tiêm phòng đã có dịch xảy ra thì ít nhất là 60 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới. Trường hợp có dịch mới xảy ra, ngoài biện pháp tiêu hủy ổ dịch, biện pháp tiêm phòng bao vây sung quanh ổ dịch phải được thực hiện. 2.3 Tiêm phòng vaccine Các loại vaccine sử dụng trong tiêm phòng - Đối với gà sử dụng vaccine H5N1 vô hoạt của Trung Quốc. - Đối với vịt sử dụng vaccine H5N1 vô hoạt của Trung Quốc. Đối tượng được tiêm phòng: gà giống ông bà, bố mẹ; gà trứng thương phẩm; gà thịt nuôi từ 70 ngày trở lên; gà chọi; vịt giống, vịt thịt, (thời gian nuôi từ 70 ngày trở lên); vịt đẻ trứng thương phẩm. 14 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 2.4 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Năm (2004) nhận thấy ở bệnh xảy ra ở hầu hết các giống gà có mặt tại miền bắc nước ta như: gà ta, gà Tam Hoàng, gà lương phượng, Kabir Sacco…. Vịt có các giống: vịt cỏ, vịt bầu bắc kinh, Hà lan, vịt siêu thịt,…. Lứa tuổi gia cầm mắc bệnh: sớm nhất ở gà là 26 ngày, ở vịt là 28 ngày tuổi, ở ngan là 24 ngày tuổi. Muộn nhất gà là 10 tháng, ở vịt là 18 tháng tuổi, ở ngan là 14 tháng tuổi. Theo Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh (2004) bệnh thường phát vào mùa Đông và có thể do các loài chim di cư. Theo Nguyễn Tiến Dũng và ctv (2004) giám sát bệnh cúm tại tỉnh Thái Bình qua kiểm tra 1002 mẫu huyết thanh và mẫu dịch ổ nhớp gia cầm từ 130 hộ chăn nuôi thuộc 13 xã của tỉnh Thái Bình. Cho thấy tỉ lệ dương tính huyết thanh vịt 60,8%, ngan 23,6%, gà thả vườn 4,8%. Phân tích tỷ lệ nhiễm virus theo hộ chăn nuôi cho thấy, các hộ chăn nuôi vịt hoặc vịt lẫn gà có nguy cơ nhiễm virus cao gấp 8 lần (69,5%) so với ở các hộ chỉ chăn nuôi gà (8,4%). Theo báo cáo của Cục Thú y: dịch cúm gia cầm bùng phát nặng trở lại từ cuối tháng 12/2008 do thời tiết thay đổi, nhiệt độ môi trường giảm xuống thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển, bên cạnh đó đây là thời gian người dân tăng đàn để chuẩn bị tiêu thụ trong dịp tết nguyên đán nên mật độ gia cầm tăng cao nhất. Theo Nguyễn Hiền Trung (2006). Kết quả khảo sát sự lưu hành virus cúm A H5 trên gia cầm ở tỉnh Hậu Giang cho thấy virus chỉ gây bệnh đối với đàn gia cầm và thủy cầm trên 2 tuần tuổi. Tỷ lệ mang trùng năm 2004 và 2005 ở thủy cầm là 18,11% và 60,79%, ở gia cầm năm 2004 là 4,38%. Theo kết quả nghiên cứu của Tiền Ngọc Tiên (2009) tình hình dịch cúm gia cầm ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 được ghi nhận như sau: 15 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. - Bạc Liêu: từ tháng 1-2008 đến tháng 6-2009 dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 3 xã thuộc 2 huyện của tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh là 2009 con, trong đó số con chết là 724 con. Dịch cúm xảy ra trên những đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vaccine hoặc tiêm phòng không đúng quy định của nhà nước. Dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn huyện Giá Rai và Phước Long , đây là hai nơi có nhiều ổ dịch xảy ra trong các đợt dịch trước đây. Do đó có thể virus cúm gia cầm vẫn còn tồn tại ở hai địa phương này và tiếp tục lây nhiễm cho những đàn gia cầm không có kháng thể bảo hộ. - Đồng Tháp: đây là tỉnh có tổng đàn gia cầm lớn và có nhiều vịt chạy đồng nhưng từ năm 2008 đến tháng 6-2009 tỉnh chỉ xảy ra 3 ổ dịch cúm gia cầm tại 3 xã thuộc 3 huyện với khoảng 1600 con gia cầm mắc bệnh, số gia cầm chết và tiêu hủy là 1750 con. Từ số liệu cho thấy dịch xảy ra với qui mô lẻ tẻ, không lây lan trên diện rộng, các cơ quan chức năng đã áp dụng kết hợp nhiều biện pháp phòng dịch như tiêu hủy gia cầm mắc bệnh, tiêu độc khử trùng, tuyên truyền kiến thức về bệnh cúm gia cầm nên đã ngăn chặn được sự lây lan. - Hậu Giang: từ đầu 2008 đến nay xảy ra 11 ổ dịch tại 10 xã thuộc 3 huyện, tổng số gia cầm mắc bệnh là 3300 con, số gia cầm chết và tiêu hủy là 2226 con. Dịch cúm xảy ra tại huyện Long Mỹ, thị xã Ngã Bảy, huyện Vị Thủy, đây là những địa phương có ngành chăn nuôi gia cầm phát triển. - Sóc Trăng: từ tháng 1-2008 đến tháng 6-2009 đã có 720 ổ dịch tại 9 xã thuộc 4 huyện với khoảng 5562 con gia cầm mắc bệnh , số gia cầm chết và tiêu hủy là 2873 con. Khi có dịch xảy ra các cơ quan chức năng của địa phương đã tiến hành vận động người chăn nuôi tiêu hủy tất cả các đàn gia cầm trong vùng dịch, áp dụng các biện pháp tiêu độc đúng quy định góp phần ngăn chặn và khống chế dịch cúm gia cầm trong thời gian ngắn. Những nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở khoa học cho những biên pháp phòng chống dịch triệt để hơn ở Việt Nam. 16 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 2.5 Giám sát sau tiêm phòng * Mục đích của việc giám sát sau tiêm phòng là nhằm đánh giá hiệu quả và tỷ lệ tiêm phòng, giám sát virus lưu hành và phát hiện được sự biến đổi đặc tính của virus. * Thực hiện các hoạt động giám sát: - Xét nghiệm huyết thanh học sau tiêm phòng, mục đích chính của hoạt động này nhằm đánh giá liệu việc tiêm phòng trên thực địa có mang lại mức miễn dịch bảo hộ thích hợp cho gia cầm hay không. - Đánh giá trước tiêm phòng, việc đánh giá đáp ứng miễn dịch trên gia cầm có thể sẽ gặp khó khăn khá nhiều do đàn gia cầm đã có kháng thể. Như vậy, cần thiết phải so sánh hiệu giá kháng thể trước và sau tiêm phòng. - Đánh giá sau tiêm phòng Lấy mẫu ở gà và vịt được tiêm phòng nhắc lại hoặc được tiêm phòng lần đầu. Mỗi đàn lấy 5 mẫu. Thời điểm lấy mẫu sau 01 tháng kể từ khi gia cầm được tiêm phòng đầy đủ số lần tiêm theo quy định. Sử dụng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để xác định hiệu giá kháng thể của gia cầm được tiêm phòng.Tiêu chí đánh giá là hiệu giá HI ≥1/16 (4log2) được coi là hiệu giá bảo hộ của cá thể gia cầm; đàn gia cầm được bảo hộ là đàn có ≥ 70% số cá thể có hiệu giá HI ≥1/16 (4log2). Một số kết quả nghiên cứu được ghi nhận Kết quả kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng vaccine cúm gia cầm trên đàn vịt tại tỉnh An Giang (Nguyễn Khắc Chung Thẩm, 2008). - Đợt 1: trong 13 đàn kiểm tra chỉ có 3 đàn không đạt mức bảo hộ sau tiêm phòng (huyện Châu Phú tỷ lệ bảo hộ chỉ đạt 46,67%, 2 đàn tại huyện Thoại Sơn tỷ lệ bảo hộ chỉ đạt 50,00% và 63,33%). Còn lại 10 đàn đều đạt tỷ lệ bảo hộ từ 81,82% đến 100%. - Đợt 2: cả 12 đàn vịt thuộc các huyện Chợ Mới, Châu Phú, Thoại Sơn đều đạt tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng từ 79,03% đến 100%. Kết quả kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng vaccine cúm gia cầm trên đàn gà tai tỉnh An Giang (Nguyễn Khắc Chung Thẩm, 2008): trong 11 đàn gà thuộc các huyện 17 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Chợ Mới, Châu Phú, Thoại Sơn chỉ có 6 trong 11 đàn đạt tỷ lệ bảo hộ từ 70,37% đến 95,33%. Cả 5 đàn còn lại đều có kết quả bảo hộ kháng thể thấp từ 42,86% đến 60,00%. Kết quả đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng trên gà năm 2006 tại tỉnh Bạc Liêu (Hồ Hữu Tường, 2008): với tổng số 121 mẫu huyết thanh gà thuộc 4 đàn được xét nghiệm thì có 109 mẫu đạt hiệu giá kháng thể từ 1/16 đến 1/512 ( chiếm tỷ lệ 85,95%). Các mẫu dương tính tập trung ở mức hiệu giá kháng thể từ 1/32 đến 1/64. Tất cả các đàn xét nghiệm đều có tỷ lệ bảo hộ > 70% đạt từ 76,67% đến 96,67%. Kết quả đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng trên vịt năm 2006 tại tỉnh Bạc Liêu (Hồ Hữu Tường, 2008): trong 664 mẫu huyết thanh được xét nghiệm có 497 mẫu đạt hiệu giá kháng thể từ 1/16 đến 1/512 ( chiếm tỷ lệ 74,85%). Trong 23 đàn vịt được xét nghiệm có 9 đàn không đạt tỷ lệ bảo hộ theo tiêu chí đánh giá của Cục Thú Y thuộc các huyện Giá Rai, Phước Long, Hồng Dân, Vĩnh Lợi và Hòa Bình. Tỷ lệ bảo hộ ở các đàn xét nghiệm biến động từ 37,93% đến 100%. Kết quả đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng trên vịt năm 2007 tại tỉnh Bạc Liêu (Hồ Hữu Tường, 2008): trong 788 mẫu huyết thanh được xét nghiệm có 581 mẫu đạt hiệu giá kháng thể từ 1/16 đến 1/512 ( chiếm tỷ lệ 74,68%). Trong 27 đàn vịt được xét nghiệm có 8 đàn không đạt tỷ lệ bảo hộ thuộc các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai và Đông Hải. Tỷ lệ bảo hộ ở các đàn xét nghiệm biến động từ 0% đến 100%. 18 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương tiện nghiên cứu 3.1.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 08/2010 đến tháng 11/2010. - Địa điểm nghiên cứu: phòng xét nghiệm huyết thanh học - Trung tâm Thú y vùng VII Cần Thơ. - Địa điểm lấy mẫu: xã Tân Trung, Tân Đức, Phong Điền, Khánh Lộc, Ngọc Chánh, Tân Tiến, Lợi An, Trần Hợi. - Đối tượng nghiên cứu: huyết thanh gà và vịt. 3.1.2 Dụng cụ và hóa chất - Dụng cụ: tủ lạnh; tủ ấm; tủ sấy; máy ly tâm; máy lắc; nồi hấp cách thủy; pipet: 1ml, 5ml, 10ml; type nhựa chắc huyết thanh; máng nhựa; đĩa làm phản ứng ngưng kết. ( đáy hình chữ U hoặc V). - Hóa chất: kháng nguyên cúm vô hoạt H5N1 (H5N1Inactivated Ag/Vet Lab Agency/UK); hồng cầu gà 0,5%; nước cất vô trùng; dung dịch Phosphate Buffer Soline (PBS); nước sinh lý 0,85% NaCl. - Pha chế một số dung dịch + Dung dịch chống đông (dung dịch Alsever): Glucose 20,5g; NaCl 4,2g; Solium Citrate 8g; nước cất vừa đủ 1000ml. + Dung dịch Phosphate Buffer Saline (PBS): dung dịch PBS được pha từ 8g NaCl + 0,2g KCl +1,15g NaHPO4 + 0,2g KH2PO4 trong 1000ml nước cất, điều chỉnh pH dung dịch về 7,2 bằng NaOH 0,1M và 0,01M sau đó hấp vô trùng ở 1210C trong 30 phút. 19 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. + Nước muối sinh lý 0,85% NaCl: pha 8,5g NaCl trong 1000ml, điều chỉnh pH về 7,2 bằng NaOH 0,1M và 0,01M sau đó hấp khử trùng ở nhiệt độ 1210C trong thời gian 15 phút. 3.2 Phương pháp nghiên cứu Qui trình tiêm phòng: - Đối với gà: tiêm lần đầu từ 8 ngày tuổi trở lên, tiêm lần hai cách lần đầu 4 tuần và sau 4 tháng tiêm nhắc lại. Thời điểm lấy mẫu sau 01 tháng kể từ khi gia cầm được tiêm phòng đầy đủ số lần tiêm theo quy định. - Đối với vịt: tiêm lần đầu từ 15 ngày tuổi trở lên, tiêm lần hai cách lần đầu 4 tuần và sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại. Thời điểm lấy mẫu sau 01 tháng kể từ khi gia cầm được tiêm phòng đầy đủ số lần tiêm theo quy định Tổng số mẫu xét nghiệm là 196 mẫu. - Cụ thể số mẫu được lấy như sau: Bảng 3.2 Số mẫu được lấy tại huyện Đầm Dơi Ngày tiêm Ngày lấy phòng mẫu 15 7/2010 8/2010 Gà 13 7/2010 8/2010 30 Gà 12 7/2010 8/2010 Tân Tiến 25 Vịt 18 7/2010 8/2010 Tổng số mẫu: 112 Tên xã Số mẫu Gia cầm Tháng tuổi Ngọc Chánh 30 Vịt Tân Trung 27 Tân Đức 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất