Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm tra chất lượng các vị thuốc trong bài thuốc Testin...

Tài liệu Kiểm tra chất lượng các vị thuốc trong bài thuốc Testin

.PDF
91
168
82

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HẰNG KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG CÁC VỊ THUỐC TRONG BÀI THUỐC TESTIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ HÀ NỘI-2013 BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HẰNG KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG CÁC VỊ THUỐC TRONG BÀI THUỐC TESTIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. Vũ Văn Điền 2.ThS. Chử Thị Thanh Huyền Nơi thực hiện: Bộ môn dƣợc học cổ truyền HÀ NỘI-2013 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo về mặt kiến thức, tinh thần và cơ sở vật chất của bộ môn Dược học cổ truyền cùng một số bộ môn khác trong trường Đại học Dược Hà Nội. Nhân dịp này, em xin được phép bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến: PGS. TS Vũ Văn Điền – giảng viên bộ môn Dược học cổ truyền, Ths. Chử Thị Thanh Huyền - giảng viên bộ môn Dược học cổ truyền– là người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ và cho em những lời khuyên, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn thầy Khắc Hiếu cùng anh chị kĩ thuật viên bộ môn Hóa phân tích giúp đỡ em thực hiện phần xác định tro toàn phần. Em cũng xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Cô giáo, các chị Kỹ thuật viên bộ môn Dược học cổ truyền đã tạo điều kiện để cho em nghiên cứu khoa học suốt thời gian học tập tại trường. Em xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, khích lệ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm nghiên cứu cũng như sự động viên của tất cả bạn bè. Xin kính chúc thầy cô, gia đình cùng toàn thể bạn bè sức khỏe hạnh phúc. Hà nội, ngày 22 tháng 5 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thị Hằng MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………..................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN……..………………………………………….2 1.1. Vài nét về chất lƣợng dƣợc liệu tại thị trƣờng Việt Nam………….....2 1.2. Ý nghĩa các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng dƣợc liệu……...….….…2 1.3. …………………………………………………….…….4 1.3.1. Định nghĩa ………………………………………………………….4 1.3.2 Mục đích sử dụng chất đối chiếu………………………………........5 1.3.3. Những yêu cầu của một chất đối chiếu………………………..…...5 1.4. Giới thiệu bài thuốc...……………………………………………….......6 1. 5. Tóm tắt các tiêu chuẩn cơ bản trong DĐVIV của các vị thuốc……..7 1.5.1. Hoàng kì………………………………………………......................7 1.5.2. Đương quy…………………………………………………………...8 1.5.3. Câu kỉ tử……………………………………………………………..9 1.5.4. Cốt khí củ………………………………………………....................10 1.5.5. Bá bệnh……………………………………………….......................12 1.5.6. Bạch tật lê…………………………………………………………...12 1.5.7. Xà sàng tử…………………………………………………………...13 1.5.8. Ba kích………………………………………………........................14 CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………..16 2.1. Nguyên liệu và phƣơng tiện nghiên cứu……………………………….16 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………..…………………..16 2.2.1. Khảo sát các đặc điểm vi học của các vị thuốc…………..…………..16 2.2.2. Định tính, định lượng, SKLM, hàm lượng chất chiết được…..….....17 2.2.3. Xác định các chỉ tiêu hóa lí…………………………………..............17 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT…………….18 3.1. Vị thuốc Đƣơng quy………….................................................................18 3.2. Vị thuốc Câu kỉ tử……...….….…............................................................23 3.3. Vị thuốc Cốt khí củ…………...................................................................28 3.4. Vị thuốc Bá bệnh………….......................................................................32 3.5. Vị thuốc Bạch tật lê…………...................................................................36 3.6. Vị thuốc Xà sàng tử…………...................................................................39 3.7. Vị thuốc Ba kích…………........................................................................43 3.8. Vị thuốc Hoàng kì………….....................................................................46 3.9. Bàn luận………….....................................................................................58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………..……………………...60 Kết luận………….............................................................................................60 Kiến nghị………...............................................................................................61 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DĐVN IV: Dược Điển Việt Nam IV. DĐTQ: Dược điển Trung Quốc. SKLM: Sắc kí lớp mỏng. HPLC: Sắc Kí Lỏng Hiệu Nâng Cao. SKĐ: Sắc kí đồ. HPTLC: High Perfomance Thin Layer Chrommatography. DDT: Dung dịch thử. DDĐC: Dung dịch đối chiếu. ASTN: Ánh sáng tử ngoại. KHV: Kính hiểm vi. PƯ: Phản ứng. DL: Dược liệu. VP: Vi phẫu. DC: Dịch chiết. DM: Dung môi. ĐL: Định lượng. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU STT Tên bảng Trang 1 Kết quả xác định độ ẩm của Đương quy. 21 2 Kết quả định lượng tro không tan trong acid Đương quy. 22 3 Hàm lượng chất chiết được bằng Ethanol trong Đương quy. 23 4 Kết quả xác định độ ẩm của Câu kỉ tử. 26 5 Kết quả định lượng tro toàn phần của Câu kỉ tử. 27 6 Hàm lượng chất chiết được bằng Ethanol trong Câu kỉ tử. 28 7 Kết quả xác định độ ẩm của Cốt khí củ. 30 8 Kết quả định lượng tro toàn phần của Cốt khí củ. 31 9 Kết quả định lượng không tan trong acid Cốt khí củ. 31 10 Hàm lượng chất chiết được bằng Ethanol 96% trong Cốt khí củ. 32 11 Kết quả xác định độ ẩm của Bá bệnh. 35 12 Kết quả định lượng tro toàn phần của Bá bệnh. 35 13 Kết quả xác định độ ẩm của Bạch tật lê. 38 14 Kết quả định lượng tro toàn phần của Bạch tật lê. 39 15 Kết quả xác định độ ẩm của Xà sàng tử. 42 16 Kết quả định lượng tro toàn phần của Xà sàng tử. 42 17 Hàm lượng tinh dầu trong Xà sàng tử. 43 18 Kết quả xác định độ ẩm của Ba kích. 46 19 Kết quả xác định độ ẩm Hoàng kì Media. 57 20 Kết quả định lượng tro toàn phần Hoàng kì Media. 57 21 Hàm lượng chất chiết được bằng nước trong Hoàng kì Media. 58 DANH MỤC HÌNH ẢNH STT Tên hình ảnh Trang 1 Ảnh mô tả Đương quy dạng phiến. 18 2 Ảnh các đặc điểm bột Đương quy. 19 3 SK của vị thuốc Đương quy ở bước sóng 254, 366nm. 20 4 Ảnh mô tả vị thuốc Câu kỉ tử. 24 5 Ảnh một số đặc điểm soi bột Câu kỉ tử. 24 6 Sắc kí của Câu kỉ tử ở bước sóng 254nm, 366nm. 26 7 Ảnh mô tả vị thuốc Cốt khí củ dạng phiến. 28 8 Ảnh các đặc điểm bột cốt khí củ. 29 9 Sắc kí Cốt khí củ ở bước sóng 254 và 366 nm. 30 10 Ảnh rễ cây bá bệnh 33 11 Ảnh mô tả vị thuốc Bá bệnh dạng phiến. 33 12 Ảnh các đặc điểm bột Bá bệnh. 34 13 Sắc kí của Bá bệnh ở 254 và 366 nm. 35 14 Ảnh mô tả vị thuốc Bạch tật lê. 36 15 Ảnh mô tả các đặc điểm bột Bạch tật lê. 37 16 Sắc kí đồ Bạch tật lê ở bước sóng 254 và 366 nm. 38 17 Ảnh mô tả vị thuốc Xà sàng tử. 39 18 Ảnh mô tả các đặc điểm bột Xà sàng tử. 40 19 Sắc kí của Xà sàng tử bước sóng 254, 366 nm. 41 20 Ảnh mô tả vị thuốc Ba kích. 43 21 Ảnh mô tả các đặc điểm bột Ba kích. 44 22 Sắc kí Ba kích ở bước sóng 254, 366 nm. 45 23 Ảnh mô tả vị thuốc Hoàng kì. 46 24 Vi phẫu Hoàng kì. 48 25 Một số đặc điểm soi bột Hoàng kì. 50 26 Sắc kí Hoàng kì tại hai bước sóng 254 và 366 nm. 52 27 Ảnh SK các dịch chiết Hoàng kì hệ dung môi A1. 54 28 Ảnh SK các dịch chiết Hoàng kì hệ A2, A3. 54 29 Ảnh sắc kí dịch chiết Hoàng kì đã được rửa giải. 56 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chất lượng dược liệu trên thị trường Việt Nam hiện này còn nhiều bất cập, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, mà đa số dược liệu không đảm bảo chất lượng. Muốn đưa dược liệu vào sử dụng chữa bệnh, nghiên cứu hoặc sản xuất thuốc thì dược liệu phải đảm bảo chất lượng (ít nhất là phải đạt tiêu chuẩn DĐ) mới đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh khi dùng trực tiếp cho bệnh nhân. Khi dùng sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc các sản phẩm khác, nếu dược liệu không đạt tiêu chuẩn thì sản phẩm sẽ không có hiệu quả trong sử dụng, thậm chí còn tăng tác dụng bất lợi, gây tốn kém và làm giảm lòng tin của nhà sản xuất với người tiêu dùng. Còn trong nghiên cứu, nếu chất lượng dược liệu không đảm bảo thì kết quả sẽ sai lệch và không ứng dụng được vào thực tiễn. Bài thuốc Testin là bài thuốc do PGS.TS Vũ Văn Điền xây dựng nên, để nghiên cứu tác dụng dược lí trên suy giảm chức năng sinh nam và bào chế thành dạng viên nang cứng, làm thuốc hỗ trợ điều trị suy giảm chức năng sinh dục nam. Bài thuốc gồm các vị thuốc sau: Bách bệnh, Bạch tật lê, Xà sàng tử, Hoàng kì, Cốt khí củ, Câu kỉ tử, Đương quy, Ba kích, trong đó có cả các vị thuốc Nam và thuốc Bắc tất cả phải mua trên thị trường, từ nhiều nguồn khác nhau. Chính vì vậy mà chúng tôi đặt vấn đề “Nghiên cứu kiểm tra chất lượng các vị thuốc trong bài thuốc testin” với mục đích chọn dược liệu đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu làm thuốc. Trong khuôn khổ khóa luận này chúng tôi tiến hành các nội dung sau: 1. Sơ chế sạch dược liệu, phơi sấy khô để kiểm tra chất lượng. 2. Kiểm tra chất lượng của từng vị dược liệu trong bài thuốc theo các tiêu chí của DĐVN IV và tham khảo DĐ Trung Quốc. 2 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Vài nét về chất lƣợng dƣợc liệu tại thị trƣờng Việt Nam Chất lượng dược liệu (DL) trên thị trường hiện nay còn nhiều bất cập, tỷ lệ dược liệu không đảm bảo chất lượng còn cao. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Xiêm và Hoàng Minh Trung 2011 đã khảo sát trên thị trường Hà Nội 300 mẫu của 20 DL kiểm nghiệm theo tiêu chẩn DĐVN IV trong đó có: 27/300 mẫu chiếm 9% đạt yêu cầu, 43/300 mẫu chiếm 14,33% không đúng loài, 15/300 mẫu chiếm 5% bị trộn giả mạo, 215/300 mẫu chiếm 71,67% dược liệu đúng nhưng kém chất lượng, không đạt 1 hoặc nhiều tiêu chuẩn của DĐVN IV [11]. Theo viện dược liệu mới đây kiểm tra 9 mẫu dược liệu trên địa bàn Hà Nội theo tiêu chuẩn DĐVNIV cho thấy: - Về mặt định tính: có 6/9 mẫu đúng chiếm 66%, đi vào từng DL cụ thể, kiểm tra trên SKLM có đối chiếu với chất chuẩn thì: Thổ phục linh 10 mẫu chỉ có 3 mẫu đạt yêu cầu chiếm 30%, Thạch hộc không mẫu nào đạt yêu cầu. - Về mặt định lượng: Nghệ 4/12 mẫu không đạt hàm lượng Curcuminoid, Nhân sâm 3/5 mẫu không đạt yêu cầu Ginsenoid Rb1 chiếm 80%, Đương quy chiếm 80% mẫu không đạt hàm lương chất chiết được trong Ethanol 50%, Địa liền 100 mẫu không đạt hàm lượng tinh dầu, Sinh địa 10% không đạt hàm lượng Catapol, Hà thủ ô đỏ 25% không đạt [12]. Mặt khác,trong DĐVNIV còn rất ít dược liệu đề cập đến việc đánh giá dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, chất kích thích sinh trưởng, mà những chất độc hại này đang dùng phổ biến đối với dược liệu, chưa kể đến việc chế biến không đúng phương pháp, phụ liệu dùng không chuẩn. Chính vì vậy khi sử dụng DL cần phải làm sạch lại và kiểm tra chất lượng trước khi dùng . 1.2. Ý nghĩa các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng dƣợc liệu Các tài liệu có tính pháp lí để đánh giá chất lượng dược liệu là các loại dược điển như: DĐVN IV (2009), DĐTQ (2010), DĐ Hồng Kông và một số DĐ khác hoặc tài 3 liệu của WHO như WHO monographs on selected medicinal plants các Volume từ 1-4 [14]. Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng DL trong dược điển (DĐ) thường gồm:  Tên khoa học của vị thuốc và cây thuốc: cho biết tính đúng của DL thuộc loài nào, tránh nhầm lẫn các cây thuốc giống nhau.  Định nghĩa DL: Cho ta biết bộ phận dùng và trạng thái sơ chế ban đầu của DL.  Mô tả DL: Cho ta biết đặc điểm bên ngoài của DL gồm màu sắc, hình thái, thể chất, đặc điểm mặt cắt ngang, chỉ có ý nghĩa định tính phân biệt các dược liệu với nhau, không đánh giá chất lượng bên trong của DL.  Đặc điểm vi phẫu: Cho ta biết cấu tạo bên trong của DL, để phân biệt với các đặc điểm của vị thuốc khác, bộ phận khác dùng làm thuốc.  Đặc điểm soi bột: Cho biết các đặc điểm cảm quan về bột như: màu sắc, mùi vị…và đặc điểm cấu tạo của bột để phân biệt với DL khác. Vi phẫu và soi bột đều mang tính định tính.  Định tính:  Trong ống nghiệm: Cho ta biết chất lượng của thành phần hóa học của DL hoặc chất chỉ điểm (Finger print). Những thành phần này nói lên chất lượng DL thu hoạch non, già, bảo quan không tốt sẽ khác nhau, mỗi DL sẽ có hàm lượng khác nhau, vừa đánh giá chất lượng DL, vừa phân biệt DL.  SKLM: Có thể chọn một dung môi nhất định để chiết (hay dùng Methanol), có thể chiết theo định hướng một nhóm hợp chất nào đó. Tiến hành chiết với cùng lượng DL, cùng quy trình và triển khai SK trong cùng điều kiện DL nghiên cứu và DL chuẩn, có thể so sánh với chất chuẩn có trong DL nghiên cứu hay dùng phương pháp HPTLC. SKLM vừa có tính chất định tính phân biệt DL với nhau, vừa góp phần đánh giá chất lượng. 4  Định lượng: Có thể định lượng một thành phần nào đó có thể là thành phần có tác dụng hoặc chỉ là chất chỉ điểm để có thể đánh giá được chất lượng Dl là được. Thường dùng HPLC, phương pháp này đòi hỏi có chất chuẩn và phải khảo tính ổn định của phương pháp, ngoài ra còn dùng một số phương pháp khác như acid- bazơ, đo màu, phương pháp cân, nhưng các phương pháp này hiện nay ít dùng vì độ chính xác thấp. Định lượng có ý nghĩa đánh giá chất lượng DL. Ngoài định lượng một thành phần hóa học nào đó, còn xác định hàm lượng các chất chiết được trong dung môi, nếu dùng riêng PP (phương pháp) này thì ý nghĩa đánh giá chất lượng không cao, nhưng có ý nghĩa hỗ trợ cho đánh giá chất lượng được hoàn thiện.  Xác độ tro tan và không tan trong acid HCl: chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa hỗ làm cho việc đánh chặt chẽ hoàn chỉnh hơn.  Xác định hàm ẩm: Giúp cho việc bảo quản DL được tốt hơn và góp phần đánh giá chất lượng thuốc vì hàm ẩm cao DL dễ bị nấm mốc, hoạt chất bị phân hủy làm giảm hàm lượng. 1 1.3.1. Định nghĩa Chuẩn đối chiếu là một loại chất tham khảo. Theo ISO, chất tham khảo là một “chất hoặc nguyên liệu có tính chất đồng nhất (uniform) đã được chuẩn mực (authenticated), dùng cho các phép thử hóa lý, vi sinh, chúng được dùng đối chiếu với sản phẩm thử nghiệm và mức độ tinh khiết của chất đối chiếu phải đáp ứng mục đích sử dụng”. Viện tiêu chuẩn và kỹ thuật quốc gia của Mỹ (NIST) cũng sử dụng định nghĩa này. FDA định nghĩa chất chuẩn đối chiếu là “Chất có chất lượng đo lường cao nhất, được xây dựng tại một bộ phận quy định, trong một tổ chức quy định, mà những nơi này các phép đo lường có thể xác định được”. 5 Theo dược điển Mỹ (USP), chất chuẩn đối chiếu chủ yếu dùng trong các chuyên luận, mà các chất chuẩn và các quy trình được công nhận bởi Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA). Vì vậy, các chất chuẩn được chấp nhận như là chuẩn làm việc và có ý nghĩa về mặt pháp lý. Các chất chuẩn trong USP được công nhận một cách rộng rãi và được tin cậy trên hơn 131 quốc gia trên thế giới. Theo tài liệu về chất chuẩn đối chiếu của viện nghiên cứu Tampa Bay: một chất chuẩn đối chiếu gốc là “một hợp chất có độ tinh khiết cao được sử dụng như là một chất liệu đối chiếu trong tất cả các phương pháp đo thể tích và chuẩn độ. Độ chính xác của phương pháp phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính của hợp chất này” . Các chất đối chiếu hiện có:  Chất đối chiếu WHO (ICRS)  Chất đối chiếu Châu Âu (EPRS)  Chất đối chiếu Anh (BPCRS)  Chất đối chiếu Mỹ (USPRS)  Chất đối chiếu Asean (ARS) Chất đối chiếu quốc gia: Do cơ quan quản lý chất lượng quốc gia công nhận và ban hành. Chất chuẩn làm việc: Do cơ sở thành lập (working standard). 1.3.2. Mục đích sử dụng chất đối chiếu Các chất đối chiếu sử dụng theo yêu cầu của chuyên luận dược điển hay yêu cầu kiểm nghiệm như: - Định tính: phổ hồng ngoại (IR), quang phổ UV-Vis, sắc ký lớp mỏng (TLC). - Thử tạp chất liên quan: quang phổ UV-Vis, TLC, HPLC, sắc ký khí (GC). - Định lượng: quang phổ UV-Vis, HPLC, GC, vi sinh vật. - Hiệu chuẩn thiết bị phân tích: HPLC, quang phổ UV-Vis, điểm chảy, độ hòa tan. - Thẩm định quy trình phân tích. 6 1.3.2. Những yêu cầu của một chất đối chiếu Chất chuẩn đối chiếu là nguyên liệu thỏa mãn các yêu cầu: - Là mẫu của nguyên liệu làm thuốc, các tá dược, các tạp chất chính, các sản phẩm bán phân hủy và các chất hiệu chuẩn các thiết bị máy móc có chất lượng cao. - Sử dụng trong các phương pháp luận dược điển. - Độ tinh khiết cao. Các phương pháp để xác minh tính tinh khiết phải có hiệu lực. - Bền trong không khí. - Tính khan nước để cấu trúc ở thể rắn không bị thay đổi dưới những biến đổi về độ ẩm. - Chi phí không quá cao. Chất đối chiếu trong kiểm nghiệm dược liệu ở Việt Nam - Dược liệu chuẩn: Đây cũng là vấn đề phức tạp, tốn công sức, thời gian cho nên nhiều cơ quan có trách nhiệm cũng ngại làm. Vì chất lượng dược liệu phụ thuộc nhiều yếu tố, thời vị thu hoạch, thổ nhưỡng, thời gian bảo quản, điều kiện bảo quản, tuổi của dược liệu, vì vậy dược liệu chuẩn phải cập nhật hàng năm thay cũ đổi mới, bổ sung dược liệu mới rất tốn kém mà không kinh doanh để mang lại hiệu quả kinh tế được. Hơn nữa, Bộ y tế cũng chưa có quyết định chính thức giao nhiệm vụ cho đơn vị nào chịu trách nhiệm và nguồn kinh phí hàng năm là bao nhiêu, đây vẫn là mảng trống chưa được quan tâm. Hiện nay,một số nơi đã bắt đầu quan tâm đến dược liệu chuẩn như Viện Dược liệu, Viện kiểm nghiệm, nhưng số mẫu còn quá ít, chưa cập nhật, cơ sở pháp lí (hồ sơ) chứng minh là chuẩn cũng chưa hoàn thiện, chưa được khu vực và thế giới công nhận. Vì vậy, các vị thuốc trong bài thuốc cũng chưa có được dược liệu chuẩn. - Chất chuẩn đối chiếu: Ở Việt Nam hầu như thiếu rất nhiều, thậm chí chất chuẩn nhưng chưa thật chuẩn, rất khó kiếm và rất đắt, chất chuẩn trong Bá bệnh cũng nằm trong tình trạng như vậy. 7 1.4. Giới thiệu bài thuốc  Thành phần bài thuốc: Bách bệnh 14g Bạch tật lê 14g Xà sàng tử 12g Hoàng kì 16g Cốt khí củ 10g Câu kỉ tử 16g Đương quy 12g Ba kích 12g  Xuất xứ bài thuốc: Bài thuốc do PGS.TS Vũ Văn Điền thiết kế, đã được sử dụng trên một số bệnh nhân tự nguyện biểu hiện hiếm muộn, có suy giảm sinh dục có kết quả khả quan.  Cơ sở thiết kế bài thuốc: - Dựa vào lý luận của Y học cổ truyền về các bệnh do thận hư gây ra, trong đó đi sâu vào các chứng liên quan đến suy giảm sinh sản, sinh dục nam. - Dựa vào tính năng của các vị thuốc để chọn vị thuốc kê đơn cho phù hợp với điều trị bệnh suy giảm chức năng sinh sản nam. -Dựa vào tác dụng dược lý và thành phần hoá học của các vị thuốc đã được chứng minh có tác dụng điều trị bệnh suy giảm chức năng sinh dục, sinh sản. - Trong bài thuốc có 4 vị thuốc là Bá bệnh, Bạch tật lê, Xà sàng tử và Ba kích đã chứng minh có tác dụng cải thiên sự suy giảm chức năng sinh sản, sinh dục nam, phối hợp thêm Hoàng kì, Đương quy và Câu kỉ tử để bổ khí huyết, bổ can thận, thêm Cốt khí củ làm tăng cường lưu thông máu và có tác dụng dược lí hướng sinh dục. Như vậy, khi có cả thuốc cải thiện chức năng sinh dục lẫn thuốc bồi bổ cơ thể và thuốc tăng cường lưu thông huyết thì tác dụng cải thiện sự suy giảm chức năng sinh sản, sinh dục sẽ tốt hơn.  Tác dụng của bài thuốc: Bổ thận sinh tinh, ích khí huyết.  Công dụng: Chữa suy giảm sinh dục nam .  Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc 3 lần, cô còn 3 bát thuốc, chia 3 lần uống trong ngày.  Kiêng kị: 8 Thận trọng người tiêu chảy, không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 16 tuổi. 1. 5. Tóm tắt các tiêu chuẩn cơ bản trong DĐVIV của các vị thuốc 1.5.1. Hoàng kì (Rễ) Tên khoa học: Radix Astragali membranacei. Họ Đậu: Fabaceae. Rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng Kỳ Mông Cổ (Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge. var. mongholicus (Bge.) Hsiao, hoặc cây Hoàng Kỳ Mạc Giáp (Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge.) [1], [2].  Mô tả Rễ hình trụ, đôi khi phân nhánh, trên to, phần dưới nhỏ dần, dài 30-90 cm, đường kính 1 – 3,5 cm. Mặt ngoài màu vàng hơi nâu nhạt hoặc màu nâu nhạt, thể chất hơi cứng, dai, không dễ bẻ gãy, mặt gãy nhiều sợi, phần vỏ màu trắng hơi vàng, gỗ màu vàng nhạt với những vết nứt và tia hình nan quạt. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt và hơi tanh như mùi đậu khi nhai [1].  Vi phẫu Bần gồm nhiều hàng tế bào xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Dưới lớp bần là mô mềm vỏ các tế bào thường bị ép bẹt; lục bì có 2 đến 3 hàng tế bào mô dày. Phần ngoài của libe thường cong và có khe nứt, có các sợi xếp thành bó, thành tế bào dày lên và hóa gỗ hoặc hơi hóa gỗ, sắp xếp xen kẽ với các bó mạch rây. Tế bào đá đôi khi thấy rõ ở gần lục bì. Tầng phát sinh libe-gỗ thành vòng liên tục. Mạch gỗ rải rác, dạng mạch đơn hay tụ họp thành nhóm 2 – 3 cái, có sợi gỗ ở giữa các mạch; tế bào cứng đơn chiếc hoặc họp thành những nhóm 2 – 3 cái, đôi khi nhìn thấy từng dãy. Tế bào mô mềm có chứa các hạt tinh bột [1].  Bột Màu trắng hơi vàng, các sợi hợp thành bó hoặc rải rác, đường kính 8 – 30 μm, thành sợi dày có khe nứt dọc trên bề mặt, 2 đầu sợi thường bị gẫy thành dạng tua hoặc hình hơi cụt. Các mảnh mạch vạch, rải rác có các tế bào cứng hình tròn hoặc không 9 đều. Nhiều hạt tinh bột đơn, kép đôi, kép ba. Tinh thể calci oxalat hình khối nằm rải rác hoặc tập trung trong bó sợi. Mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột [1].  Định tính Phương pháp sắc ký lớp mỏng. - Bản mỏng: Silica gel G, dày 0,25 mm, đã hoạt hóa ở 110 oC trong 1 giờ. - Hệ dung môi khai triển: Cloroform – methanol - nước (65:35:10). - Dung dịch thử: Chiết nóng bằng Methanol; Dịch lọc cho chảy qua một cột nhôm oxyd trung tính, có cỡ hạt từ 100 – 120 μm, Phản hấp phụ bằng methanol 40%, bốc hơi dịch lọc đến khô. Cắn được hòa nước; rồi được chiết bằng n-butanol, gộp các dịch chiết n-butanol, rửa lại dịch n-Butanol bằng nước, bốc hơi dịch chiết n-butanol trên cách thủy đến khô. Hòa cắn trong 0,5 ml Methanol (TT), được dung dịch thử. - Dung dịch đối chiếu: Hòa tan chất đối chiếu astragalosid IV trong methanol (TT) để được dung dịch đối chiếu có nồng độ 1 mg/ml. - Triển khai SK: Chấm riêng mỗi dung dịch trên lên bản mỏng. Sau khi triển khai sắc ký lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun thuốc hiện màu là dung dịch acid sulphuric 10% trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 105 oC trong 5 phút. SKĐ của dung dịch thử phải cho các vết cùng màu và cùng giá trị Rf với các vết trên SKĐ của dung dịch đối chiếu [1].  Độ ẩm Không quá 12% (105 oC, 5 giờ) [1].  Tro toàn phần Không quá 5% [1].  Chất chiết được trong dược liệu Không ít hơn 17,0 % tính theo dược liệu khô kiệt. Dung môi nước, phương pháp chiết lạnh [1]. 1.5.2. Đƣơng quy (Rễ) Tên khoa học: Radix Angelicae sinensis. Họ Hoa tán: Apiaceae. Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Đương quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels.) [1], [2]. 10  Mô tả Rễ dài 10 - 20 cm, gồm nhiều nhánh, thường phân biệt thành 3 phần: Phần đầu gọi là quy đầu, phần giữa gọi là quy thân, phần dưới gọi là quy vĩ. Đường kính quy đầu 1,0 - 3,5 cm, đường kính quy thân và quy vĩ từ 0,3 - 1,0 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt, cay, hơi đắng [1].  Bột Bột màu nâu vàng, mùi thơm đặc biệt. Nhiều hạt tinh bột đứng riêng lẻ. Các ống tiết tinh dầu, thường bị vỡ. Mảnh mô mềm có nhiều hạt tinh bột. Mảng mạch mạng, mạch xoắn, mạch điểm [1].  Định tính Phương pháp sắc ký lớp mỏng. - Bản mỏng: Silica gel 60F254. - Hệ dung môi: Cyclohexan - ethyl acetat (8 : 2). - Dung dịch mẫu thử: Chiết ngâm lạnh bằng Ethanol 95% (TT) trong 1 giờ. Lọc. Bốc hơi dịch lọc đến còn khoảng 10 ml, được dung dịch thử. - Dung dịch đối chiếu: Dùng Đương quy chuẩn, tiến hành như dung dịch thử. - Triển khai SK: Chấm riêng dung dịch thử và và dung dịch đối chiếu trên bản mỏng. Sau khi khai triển, để bảm mỏng bay hơi hết dung môi ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên SKĐ của dung dịch thử cho 2 vết phát quang xanh sáng to rõ và 6 vết màu xanh lơ (phụ) có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên SKĐ của dung dịch đối chiếu [1].  Độ ẩm Không quá 15% [1].  Tro không tan trong acid Không quá 2% [1].  Chất chiết được trong dược liệu Không ít hơn 40,0% tính theo dược liệu khô kiệt. Dung môi Ethanol 50%, phương pháp chiết nóng [1]. 11 1.5.3. Câu kỉ tử ( Quả) Tên khoa học: Fructus Lycii. Họ Cà: Solanaceae. Quả chín phơi hay sấy khô của cây Cẩu kỷ (Lycium barbarum L.) [1], [2].  Mô tả Quả hình trứng dài hay trái xoan, hai đầu hơi lõm, dài. Mặt ngoài màu đỏ cam, mềm, bóng, thường nhăn nheo. Gốc quả có vết cuống quả màu trắng còn sót lại, đỉnh quả có điểm nhỏ hơi nhô lên. Quả có nhiều hạt nhò hình thận dẹt, hai mặt hơi cong phồng hoặc có một mặt lõm. Hạt màu vàng nâu có nội nhũ, rốn hạt là một điểm lõm nhỏ ở mép hạt. Chất mềm, vị ngọt hơi chua [1].  Bột Tế bào vỏ quả hình đa giác hoặc hình chữ nhật, to nhỏ không đều. mảnh mạch xoắn. tế bào vỏ hạt có vách nhấp nhô. Mảnh tế bào nội nhũ. Các giọt dầu màu vàng cam [1].  NaOH 2% (TT) [1]. . - Bản mỏng: Silica gel G - Dung môi khai triển: Cloroform-ethyl acetat-acid formic (2 : 3 : 1). - Dung dịch thử .C 15 ml ethyl acetat (TT) ethyl acetat 1 ml ethyl acetat (TT), được dung dịch thử. - Dung dịch đối chiếu: Chiết từ Câu kỷ tử chuẩn, chiết như mẫu thử. - Triển khai SK: Chấm riêng dung dịch thử và dung dịch đối chiếu trên bản mỏng. Sau khi triển khai xong, để bản mỏng khô ở nhiệt độ phòng, quan sát
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan