Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn các tỉnh miền tây nam bộ tt...

Tài liệu Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn các tỉnh miền tây nam bộ tt

.PDF
27
148
110

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM QUỐC SỬ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH MIỀN TÂY NAM BỘ Ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số: 9380102 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 Công trình đã được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1: TS. Trần Minh Đức 2: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp Phản biện 1: GS.TS. Thái Vĩnh Thắng Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Xuân Thảo Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học xã hội Vào lúc phút, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cải cách TTHC là vấn đề tiếp tục được Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ khóa XIII và cũng là đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Vấn đề này được người dân và cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm là làm sao tránh tình trạng vừa cắt giảm những thủ tục không cần thiết, tránh phát sinh ra các thủ tục mới. Vấn đề này trước hết nằm ở việc thay đổi nhận thức của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương. Điều này cần có một tư duy mới về mối quan hệ giữa nhà Nước với thị trường; giữa Nhà nước với công dân và doanh nghiệp dựa trên nền tảng quyền con người, quyền công dân theo quy định Hiến pháp 2013 được đảm bảo thực hiện đã trở thành xúc tác cho sự phát triển, tạo điều kiện phát huy mọi nguồn lực xã hội. Để đáp ứng yêu cầu này, năm 2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về Kiểm soát TTHC với mục tiêu kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan hành chính Nhà nước, kiểm soát chặt chẽ hoạt động ban hành TTHC, tránh được tính tự phát, tùy tiện; quy trình và kết quả hoạt động kiểm soát TTHC đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình CCHC, là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước quyết tâm đẩy mạnh thực hiện và kiểm soát TTHC đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của đời sống chính trị hiện nay. Thực tiễn cho thấy, nếu không làm tốt nhiệm vụ kiểm soát TTHC thì khắc phục tình trạng TTHC rườm rà, phức tạp sẽ là nhân tố gây suy giảm niềm tin của Nhân dân vào Đảng, chính quyền, gây khó khăn cho các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh phát triển kinh tế, nếu tình hình kéo dài sẽ gây bất ổn về chính trị, kéo lùi sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong điều kiện hội nhập Quốc tế sâu rộng như hiện nay. Hiện nay, có rất ít công trình nghiên cứu toàn diện về kiểm soát TTHC. Đối với các tỉnh miền Tây Nam Bộ chưa có công trình nghiên cứu nào ở đề tài Tiến sĩ về lĩnh vực này. Từ lí do đó, Nghiên cứu sinh đề xuất và được chọn đề tài:“Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn các tỉnh miền Tây Nam Bộ” để thực hiện Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, 1 với mong muốn góp phần hoàn thiện về mặt lý luận, thực tiễn hoạt động này là cần thiết. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng luận cứ khoa học nhằm bảo đảm hiệu quả kiểm soát TTHC tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Làm rõ những vấn đề lý luận kiểm soát TTHC; (2) Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn kiểm soát TTHC tại tỉnh miền Tây Nam Bộ hiện nay; (3) Xác định quan điểm và đề xuất những giải pháp đảm bảo kiểm soát TTHC tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: (1) Những vấn đề lý luận, pháp lý, thực trạng về kiểm soát TTHC. (2) Kinh nghiệm về kiểm soát TTHC của một số quốc gia trên thế giới. (3) Số liệu và hiện trạng về kiểm soát TTHC tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ và một số địa phương. (4) Những chủ trương của Đảng về CCHC, cải cách TTHC, kiểm soát TTHC hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: (1) Về nội dung, nghiên cứu những vấn đề cơ bản của pháp luật kiểm soát TTHC của Việt Nam và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn kiểm soát TTHC tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ; đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và phương pháp điều hành tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ hiện nay. (2) Về thời gian, từ năm 2010 đến 2017 từ khi ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa, về CCHC, cải cách TTHC làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu đặt ra từ đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: (1) Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng trong tất cả các chương của Luận án. (2) Phương pháp cấu trúc hệ thống: Sử dụng chủ yếu trong chương 2 và 3; (3) Phương pháp Luật học so sánh: Được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và 4. (4) Phương pháp thống kê: Được sử dụng trong chương 1 và chương 3. (5) Phương pháp xã hội học pháp luật: Được sử dụng trong chương 2, 3, 4. (6) Phương pháp lịch sử: Được sử dụng 2 chủ yếu trong chương 3. (7) Phương pháp dự báo khoa học: Được sử dụng chủ yếu trong chương 4. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án Thứ nhất, Luận án làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận kiểm soát TTHC như: khái niệm, bản chất, đặc điểm, vai trò, nội dung. Thứ hai, phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng, những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân về kiểm soát TTHC tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Thứ ba, đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát TTHC các tỉnh miền Tây Nam Bộ gồm: giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý và giải pháp quản lý, điều hành tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án (1) Bổ sung, hoàn thiện về lý luận về kiểm soát TTHC như khái niệm, bản chất, đặc điểm và vai trò của kiểm soát TTHC. (2) Cung cấp những đánh giá về ưu và nhược điểm của pháp luật kiểm soát TTHC từ khi được xác lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam năm 2010 cho đến thời điểm năm 2017. (3) Bổ sung những luận cứ khoa học để hoàn thiện pháp luật kiểm soát TTHC và bảo đảm hiệu quả kiểm soát TTHC. (4) Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần nâng cao nhận thức. (5) Luận án có thể dùng làm tư liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm soát TTHC. 7. Cơ cấu của Luận án Luận án gồm 4 Chương được cơ cấu như sau: Chương I, Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương II, Những vấn đề lý luận về kiểm soát TTHC; Chương III, Thực trạng kiểm soát TTHC tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ; Chương IV, Quan điểm và giải pháp bảo đảm kiểm soát TTHC tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về lý luận kiểm soát TTHC: (1) Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về CCHC, cải cách TTHC: Giáo trình Hành chính học đại cương công bố năm 1997 [128]. “Giáo trình Luật hành chính 3 Việt Nam” của Viện Đại học mở Hà Nội công bố năm 2013 [tr 274-83]; “Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam” NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội công bố năm 2009 [65]; “Thủ tục hành chính; Lý luận và thực tiễn” [170], NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2002); “Về minh bạch hóa hoạt động chính quyền địa phương” [139] về “Cải cách hành chính địa phương – Lý luận và thực tiễn” 1998 [73] và Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Văn phòng Chính phủ về Dự thảo Luật TTHC, tổ chức tại Hạ Long, tháng 7/2007; Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Văn phòng Chính phủ góp ý Dự thảo Luật TTHC, tổ chức tại Hội An, tháng 3/2008… (2) Nhóm công trình nghiên cứu về lý luận kiểm soát TTHC: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát TTHC tại Bộ Công thương” công bố năm 2012 [46]; Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát TTHC, [52], Giáo trình Cải cách hành chính, kiểm soát TTHC của Trường Chính trị tỉnh Cà Mau [186]; “Kiểm soát TTHC trong thực hiện nhiệm vụ CCHC” [110], “Nâng cao năng lực của cán bộ Chính phủ trong CCHC” [89]; Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia (Viện Nhà nước và Pháp luật) -USAID - VNCI (200B), với chủ đề “Quản lý thể chế và năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế suy thoái” [90]; Luận án tiến sĩ Luật học “Thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan Nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” [112]; Nhóm công trình nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sĩ: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của cơ quan kiểm soát TTHC ở nước ta hiện nay” [79] “Kiểm soát TTHC trong lĩnh vực đất đai”....(3). Công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến kiểm soát TTHC: Bài viết “Thành công cải cách hành chính tại Anh qua Chương trình One in – One out (Một vào – Một ra)” [131]; Bài viết của Jim Winkler “Năng lực và thẩm quyền thực sự cho cơ quan kiểm soát TTHC” [105]; Sách “Hành chính trực tuyến - Hướng dẫn căn bản về chính phủ điện tử ở Áo” [147] của Pirker, Austrian Federal Chancellery, Dept (2011) NXB MediGuide Verlags Gesmbh, 1150 Vcenna.. 1.1.2. Những nghiên cứu về thực trạng kiểm soát TTHC: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Linh với đề tài “Thực trạng pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan Nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” [112]; Luận án tiến sĩ của Trần Thanh Phương với đề tài về “TTHC trong hoạt động của UBND cấp huyện” (2003); Đề tài cấp Bộ do Đỗ Văn Côi làm Chủ nhiệm, năm 2012 [46]; 4 Bài viết của TS. Ngô Hải Phan Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp 12/8/2016 “Bắt đầu từ đổi mới giải quyết TTHC” [72]; “Báo cáo kinh nghiệm Quốc tế về ban hành quyết định hành chính” [27] của Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính Bộ Tư pháp năm 2015; Năm 2011, Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam có kiến nghị chính sách thương mại [49]; Đề án 2 thuộc Chương trình 909 “Về đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật” [29], nghiệm thu năm 2007; Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Bộ Tư pháp trong khuôn khổ Dự án VE/02/015-VNCI [30] về “Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo Luật Ban hành văn bản QPPL (sửa đổi)”; Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Bộ Tư pháp thực hiện năm 2012 [15] về “Các yêu cầu trong Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và các Hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về TTHC” của John Benliley - Cố vấn trưởng pháp luật của Dự án Star - Việt Nam. Bài“Kiểm soát chất lượng quy định TTHC thông qua quy trình đánh giá tác động” [149] của TS. Lê Vệ Quốc, đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp 26/11/2014 [63]; Bài viết “Kiểm soát TTHC góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả và hiện đại” Cổng thông tin của Chính phủ năm 2015; Bài viết “Kiểm soát TTHC trong thực hiện nhiệm vụ CCHC” và bài viết “Kiểm soát chất lượng việc ban hành thông tư tại các Bộ - nhìn từ góc độ công tác kiểm soát TTHC” [97] của TS. Ngô Hải Phan Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp 26/11/2014;“Hoàn thiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhìn từ góc độ kiểm soát TTHC trong quá trình lập pháp” [97] của Lê Vệ Quốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 26/11/2014; Đặc san của Tạp chí Đầu tư nước ngoài, với tiêu đề “Chung tay cải cách TTHC” năm 2002 [66]; Bài viết của Nguyễn Minh Mẫn về “Cách làm mới thể hiện quyết tâm chính trị”; Bài “Mấu chốt thành công là từ người đứng đầu”, tác giả Đinh Văn Ân; Bài “Chính phủ cần tiếp tục điều hành trực tiếp” tác giả Lê Quốc Ân; Bài “Máy xén phải đủ mạnh”, tác giả Dương Thu Hương; Bài “Ba được hai chưa”, tác giả Nguyễn Đình Cung; Bài “Phải gỡ từ gốc những xung đột giữa các Luật”, tác giả Trần Du Lịch; Trang thông tin điện tử Cải cách hành chính – Bộ Tư pháp có các bài “Kiểm soát TTHC góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả và hiện đại”; “Kiểm soát TTHC góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả và hiện đại”, “Công tác kiểm soát 5 TTHC đã góp phần đáng kể trong công cuộc CCHC tại tỉnh Thái Bình”; Bài “Công tác kiểm soát TTHC đã góp phần đáng kể trong công cuộc CCHC tại tỉnh Hà iang”. Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Linh“Kiểm soát TTHC trong thực hiện nhiệm vụ CCHC” đăng trên tạp chí Tổ chức Nhà nước số ra ngày 21/5/2013; Bài viết “ iải pháp nào cho TTHC hợp với lòng dân”, Báo điện tử tầm nhìn (ngày 25/7/2017) Thực trạng pháp luật về kiểm soát TTHC; Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Thanh Hoa bảo vệ thành công năm 2017 với Đề tài “Kiểm soát TTHC trong lĩnh vực đất đai”; Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Hùng Huệ, với đề tài “Pháp luật về kiểm soát chất lượng TTHC trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay” bảo vệ thành công năm 2017. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu đề xuất giải pháp kểm soát TTHC: Các ấn phẩm sau: Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam “Kiến nghị chính sách thương mại” (2011); bài “Các hiệp hội muốn tăng cường đối thoại”, khảo sát của Hội đồng Tư vấn thuộc Ban Chỉ đạo Đề án 30; “Tân Cảng Sài òn - Hiệu quả lớn từ đơn giản TTHC” của Đinh Mạnh; Bài viết của Jim Winkler “Năng lực và thẩm quyền thực sự cho cơ quan kiểm soát TTHC”; Đề tài cấp Bộ năm 2012 do Đỗ Văn Côi [46]; Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát TTHC, NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2013. Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Văn Linh “Thực trạng pháp luật về giải quyết TTHC cửa cơ quan Nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” bảo vệ thành công 2015; Luận án tiến sĩ của Trần Thanh Phương với đề tài về “TTHC trong hoạt động của UBND cấp huyện” (2003); Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Hùng Huệ, với đề tài “Pháp luật về kiểm soát chất lượng TTHC trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay” bảo vệ thành công năm 2017. 1.1.4. Những công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến kiểm soát TTHC: sách “Thể chế Nhà nước của các quốc gia trên thế giới”, nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội năm 2005; CIEM-GTZ (2008) Rà soát hệ thống giấy phép kinh doanh – phát hiện và kiến nghị; Pirker, Austrian Federal Chancellery, Dept (2011), “Hành chính trực tuyến - Hướng dẫn căn bản về Chính phủ điện tử ở Áo”, NXB MediGuide Verlags Gesmbh, 1150 Vcenna; Gunning (2002), “Hiểu biết về nền dân chủ - Một giới thiệu về lý thuyết lựa chọn công cộng” (Understanding democracy - An introduction to Public choice); Bài viết của tác 6 giả Tâm Vũ “Thành công CCHC tại Anh qua Chương trình One in – One out (Một vào – Một ra)”, Deregulation and Guillontine. See Jacob&Assoiate (2007) Hoàn thiện môi trường pháp luật Việt Nam: “Sàng lọc quy định theo phương pháp máy cắt xén”, Matsushita M, Hướng dẫn hành chính (Administrative Guidance) - International Trade and Competition Law in Japan, Oxford University Press; Bài viết của Tiến sỹ Phạm Hồng Quang, “Hướng dẫn hành chính một số nội dung quan trọng của Luật TTHC Nhật Bản và vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân”, Dân chủ và pháp luật số chuyên đề tháng 3/2010; Luật thủ tục hành chính của Nhật Bản, Administrative Procedure Law of Japan, ban hành năm 1962, sửa đổi gần đây nhất ngày 12/11/1993; Đạo luật Thủ tục hành chính 5 của Trung Quốc (168, http://www.fl168.com/ReadText- 5858); Nhập môn Luật Hành chính, Gyoseihou Nyumon, NXB Ziyukokuminsya; Bài viết “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh” của S. Chiavo - Campo và P.S.A. Sundaram thuộc Ngân hàng phát triển châu Á NXB Chính trị quốc gia, 2003; “Cải cách giáo dục ở các nước phát triển - Cải cách iáo dục ở Mỹ” và “Cải cách giáo dục ở các nước phát triển - Cải cách iáo dục ở Anh” của Lữ Đạt, Chu Mãn Sinh, Lưu Lập Đức, Chu Hải Yến - Trung Quốc, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010... 1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Những ưu điểm, và kết quả các nghiên cứu (1) Về mặt lý luận: Các công trình nghiên cứu hầu hết có đề cập, phân tích cơ sở lý luận về CCHC, cải cách TTHC và kiểm soát TTHC, trong đó những nội dung về khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của kiểm soát TTHC được thể hiện khá cụ thể và được kế thừa phát triển hoàn thiện. (2) Về thực trạng: Các công trình nghiên cứu đã có những đánh giá, tổng kết khá đầy đủ cả về pháp luật thực định CCHC, cải cách TTHC và kiểm soát TTHC và tình hình thực thi hoạt động này trên thực tế. (3) Về giải pháp: Các công trình nghiên cứu hướng đến việc hoàn thiện pháp luật CCHC, cải cách TTHC và kiểm soát TTHC, đặc biệt một số công trình có đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật. 1.2.2. Những vấn đề chưa được đề cập, giải quyết thấu đáo hoặc còn nhiều tranh luận 7 (1) Trên phương diện lý luận: Vấn đề còn nhiều tranh luận: một là, khái niệm kiểm soát TTHC chưa có sự thống nhất cao; hai là, vị trí, vai trò và bản chất kiểm soát TTHC còn có quan điểm trái chiều, đối lập nhau. Những vấn đề chưa được đề cập: một là, các công trình chỉ nêu một cách chung chung, đơn lẽ trên một số lĩnh vực cụ thể; hai là, còn một số nội dung tác động đến kinh tế xã hội… chưa được nghiên cứu; ba là, về trình tự, thủ tục, quy trình, nội dung chưa được luận bàn thấu đáu; bốn là, các yếu tố tác động đến hiệu quả chưa được nghiên cứu làm rõ. (2) Về thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng: Chưa được đánh giá thấu đáo; các yếu tố tác động đến hiệu quả cũng không được đề cập. (3) Về giải pháp: Chỉ đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng của một số chủ thể, còn một số nội dung khác chưa được đánh giá. 1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong Luận án 1.3.1. Về lý luận: (1) Về khái niệm kiểm soát TTHC: Còn nhiều tranh luận sẽ được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong Luận án. (2) Về tính tất yếu của kiểm soát TTHC: Có nghiên cứu nhưng thiếu tính hệ thống, chưa có sự khái luận mang tính chất tổng thể. (3) Về vị trí, vai trò, nội dung, đặc điểm, quy trình thực hiện kiểm soát TTHC chưa có công trình nghiên cứu toàn diện. 1.3.2. Về thực trạng: (1) Chưa được hình dung một cách đầy đủ, trên phương diện điều chỉnh pháp luật và thực thi pháp luật, mô hình tổng thể của kiểm soát TTHC. (2) Chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá toàn diện, cụ thể về các yếu tố cấu thành nội dung, cơ chế hợp thành, điều kiện đảm bảo… dẫn đến sự thiếu hụt căn cứ thực tiễn. (3) Cơ chế kiểm soát TTHC chưa nghiên cứu đầy đủ, chỉ dừng ở mức độ nêu ra, chưa có sự luận giải sâu sắc, cụ thể. 1.3.3. Về giải pháp, kiến nghị: (1) Thiếu sự phân tích, lập luận và kiến nghị giải pháp đảm bảo thực hiện các chủ trương của Đảng về kiểm soát TTHC, bảo đảm quyền con người và hội nhập Quốc tế. (2) Chưa làm rõ điểm chung về mô hình pháp luật và khung pháp luật cơ bản điều chỉnh hoạt động kiểm soát TTHC. (3) Các nghiên cứu mang tính đơn lẻ, thiếu hệ thống và các giải pháp chưa đạt được sự đồng bộ và đầy đủ và thuyết phục chưa cao. (4) Chưa xây dựng được giải pháp mang tính tổng thể, lâu dài để hiện thực hóa nguyên tắc phân công, phối hợp. 8 1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 1.4.1 iả thuyết nghiên cứu: Những vấn đề lý luận: Chưa được nghiên cứu toàn diện về các nội dung trong hệ thống pháp luật. Chưa đánh giá thực trạng và xác định những bất cập, vướng mắc, sự cần thiết, xây dựng hệ thống các giải pháp đồng bộ, bảo đảm thực hiện hiệu quả trong điều kiện hiện nay. 1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu: Một, vấn đề lý luận nào cần phân tích, làm rõ để bảo đảm sự thống nhất trong nhận thức lý luận? Cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng hiện nay là gì? Hai, thực trạng kiểm soát TTHC tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ hiện nay đang diễn ra như thế nào? Có ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân nào? Ba, điều kiện đảm bảo nào để nâng cao chất lượng kiểm soát TTHC hiện nay? Bốn, giải pháp nào đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm soát TTHC tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ? Kết luận Chương 1 Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy đã có nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn được làm sáng tỏ. Đây là nguồn tư liệu cần thiết sẽ được kế thừa trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài Luận án. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu sâu sắc, tồn tại nhiều ý kiến khác biệt hoặc chưa được đề cập. Từ đó, Luận án đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu để khắc phục khoảng trống chưa nghiên cứu về các nhóm vấn đề đến đề tài Luận án và hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu. Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò kiểm soát TTHC 2.1.1. Khái niệm (1) Khái niệm thủ tục hành chính: Có quan điểm cho rằng: “Thủ tục là cách thức tiến hành một công việc với nội dung và trình tự nhất định, theo quy định của cơ quan Nhà nước” [188 tr. 927]; “Thủ tục là những công việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định để tiến hành một công việc có tính chất chính thức” [225, trang 153]. Góc độ quy phạm thủ tục thì “TTHC là trình tự, cách thức do pháp luật hành chính quy định, để các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền tiến hành các hoạt động của mình trong phạm vi và lĩnh vực quản lý hành chính, nhằm mục đích thực hiện các quy phạm vật chất do pháp luật hành 9 chính và các quy phạm của các ngành luật khác quy định” [80- trang 67]. Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP: “Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức” [56] gồm: Tên TTHC; Trình tự thực hiện; Cách thức thực hiện; Hồ sơ; Thời hạn giải quyết; Đối tượng thực hiện; Cơ quan thực hiện; Kết quả thực hiện TTHC; Yêu cầu, điều kiện; Mẫu đơn, mẫu tờ khai; Phí, lệ phí. (2) Khái niệm giải quyết TTHC: Giải quyết TTHC là việc các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền xem xét, làm rõ bản chất, nội dung các vấn đề, vụ việc hành chính theo đúng trình tự, cách thức do pháp luật hành chính quy định và đưa ra các kết luận hoặc quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề, vụ việc một cách đúng đắn, hợp pháp và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính Nhà nước, phục vụ xã hội và Nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân [112-trang 42]; Giải quyết TTHC “là hệ thống quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết các công việc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức theo trình tự, TTHC quy định, bảo đảm cho cá nhân, tổ chức thực hiện được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần bảo đảm trật tự hoạt động quản lý Nhà nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và trên cả nước. (3). Khái niệm kiểm soát TTHC: Tác giả Đoàn Thị Hồng Hạnh: “Kiểm soát TTHC là hoạt động do các chủ thể chuyên trách có thẩm quyền thực hiện có nội dung là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm đảm bảo tính hợp pháp, khả thi của quy định về TTHC, bảo đảm tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, yêu cầu trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC và đạt được các mục tiêu đề ra [79]”; Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP: “Kiểm soát TTHC là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm đảm bảo tính khả thi của quy định về TTHC, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC” [56]. Theo tác giả “Kiểm soát TTHC là hoạt động kiểm tra, phát hiện và xử lý sai phạm đối với xây dựng, ban hành và thực hiện TTHC nhằm đảm bảo tính hợp pháp và khả thi khi ban hành TTHC cũng như hiệu quả khi thực hiện TTHC”. 10 2.1.2. Đặc điểm, vị trí, vai trò TTHC và kiểm soát TTHC 2.1.2.1. Đặc điểm, vị trí, vai trò TTHC (1) TTHC được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục, là cơ sở pháp lý cho các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng của mình. TTHC là một bộ phận cấu thành của hệ thống quy phạm thủ tục. (2) TTHC là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. (3) TTHC rất đa dạng và phức tạp biểu hiện như sau: + Do nhiều cơ quan và công chức Nhà nước thực hiện; + Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mối quan hệ hành chính, trong đó bao gồm cả công việc của Nhà nước và công dân…. 2.1.2.2. Đặc điểm, vị trí, vai trò kiểm soát TTHC (1) Kiểm soát TTHC là một nội dung có liên quan trực tiếp và gắng kết chặt chẽ đến hoạt động quản lý Nhà nước. (2) Kiểm soát TTHC gắn kết chặt chẽ với mục tiêu CCHC là hoạt động góp phần lớn vào sự thành công của cải cách TTHC. (3) Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành TTHC đẩy mạnh hoạt động kiểm soát TTHC.. (4) Nâng cao chất hoạt động bộ máy cơ quan hành chính Nhà nước, của cán bộ, công chức; chất lượng phục vụ, dịch vụ hành chính công, tạo ra môi trường thuận lợi, thông thoáng, bình đẳng, minh bạch, giảm thiểu thời gian và chi phí tuân thủ TTHC; góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ Nhân dân. (5) Kiểm soát TTHC có sự tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vì thông qua kiểm soát TTHC sẽ gỡ bỏ những rào cản về TTHC đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện TTHC, cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC mà xã hội phải gánh chịu để tái phân bổ vào các hoạt động phục vụ việc đầu tư, tạo việc làm, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. 2.2. Chủ thể, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ cơ quan kiểm soát TTHC 11 (1). Về chủ thể: Nhóm thứ nhất: Quốc hội, Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, HĐND, UBND cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành quy định hành chính. Nhóm thứ hai: Cục Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Chính phủ, Cơ quan Pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Phòng Kiểm soát TTHC trực thuộc Văn phòng UBND cấp tỉnh, cán bộ đầu mối làm nhiệm vụ kiểm soát TTHC ở địa phương là chủ thể chuyên trách. Nhóm thứ ba: Là nhóm chủ thể thuộc các cơ quan hành chính Nhà nước, cán bộ, công chức của cơ quan hành chính Nhà nước thực thi TTHC. Nhóm thứ tư: Các tổ chức là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, cá nhân được pháp luật giao hoặc trao quyền thực hiện. Nhóm thứ năm: Là công dân, tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân tham gia thực hiện TTHC. Chủ thể được nghiên cứu là nhóm chủ thể trực tiếp thực hiện kiểm soát TTHC theo ngành, lĩnh vực. (2). Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ kiểm soát TTHC: Về cơ cấu tổ chức: (1) Cục Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Chính phủ tham mưu, giúp Văn phòng Chính phủ quản lý Nhà nước về kiểm soát TTHC, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC trong phạm vi cả nước. (2) Phòng Pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ tham mưu, giúp lãnh đạo Bộ thực hiện quản lý Nhà nước về kiểm soát TTHC theo ngành, lĩnh vực quản lý. (3) Phòng kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng UBND cấp tỉnh là cơ quan chuyên trách giúp Văn phòng tham mưu UBND tỉnh thực hiện kiểm soát TTHC trên địa bàn cấp tỉnh. (3) Cán bộ đầu mối tại các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã tham mưu thực hiện kiểm soát TTHC tại đơn vị. Về chức năng và nhiệm vụ: Kiểm soát TTHC là hoạt động kiểm soát toàn diện bắt đầu từ kiểm soát quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đến tổ chức thực hiện TTHC này trên thực tế. 2.3. Nội dung và quy trình kểm soát TTHC 2.3.1. Nội dung kiểm soát TTHC (1) Đánh giá tác động TTHC (về tính hợp pháp, tính hợp lý và sự cần thiết) và đánh giá chi phí tuân thủ TTHC trong dự thảo văn bản QPPL; Lấy ý kiến quy định hành chính trong dự thảo văn bản QPPL; Thẩm định quy định về TTHC trong dự thảo văn bản QPPL; (2) Kiểm soát việc thực hiện TTHC; (3) Công bố và công khai TTHC; (4) Rà soát, đánh giá, đơn giản hóa TTHC; (5) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị quy định hành chính. 12 2.3.2. Quy trình kiểm soát TTHC 2.3.2.1. Đánh giá tác động TTHC trong soạn thảo văn bản QPPL Nội dung đánh giá tiêu chí về (1) sự cần thiết (2) tính hợp lý (3) tính hợp pháp (4) tính hiệu quả (5) chi phí tuân thủ TTHC trước khi ban hành. 2.3.2.2. Kiểm soát việc thực hiện TTHC (1) Nguyên tắc thực hiện: Giải quyết TTHC kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền. (2) Quy trình giải quyết: Hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả TTHC theo cơ chế một cửa liên thông TTHC. (3) Cách thức giải quyết: Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa; Thông qua dịch vụ Bưu chính công ích; Trực tuyến. 2.3.2.3. Công bố, công khai TTHC (1) Về nguyên tắc công bố: Phải đầy đủ, chính xác, đồng bộ, thống nhất, minh bạch và kịp thời. (2) Điều kiện, phạm vi công bố: Thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; được quy định trong văn bản QPPL; đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành. (3) Công khai TTHC: (i) Công khai trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC; (ii) Công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị; (iii) Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; (iiii) Ngoài hình thức công khai bắt buộc, và có thể thực hiện các hình thức khác phù hợp. 2.3.2.4. Rà soát, đánh giá, đơn giản hóa TTHC Quy trình rà soát, đánh giá TTHC: (1) Lập Kế hoạch rà soát, đánh giá; (2) Tiến hành rà soát, đánh giá từng TTHC; đánh giá nhóm TTHC; Rà soát, đánh giá theo chuyên đề; (3) Tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá. 2.3.2.5. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính Với mục tiêu huy động công dân, tổ chức tham gia vào tiến trình cải cách và kiểm soát TTHC, thông qua hình thức tiếp nhận bằng điện thoại trực tiếp, qua mail, đơn, thư phản ánh, đối thoại trực tiếp về quy trình, thủ tục lấy ý kiến văn bản dự thảo; tiếp nhận, xử lý phản ánh về tinh thần, thái độ phụ vụ; những khó khăn từ quy định bất hợp lý của TTHC… 2.4. Điều kiện đảm bảo kiểm soát TTHC 2.4.1. Điều kiện về chính trị, kinh tế - xã hội: Điều kiện về chính trị là các yếu tố tạo nền tảng thực hiện kiểm soát TTHC, là yếu tố tạo nên môi trường 13 chính trị trong từng giai đoạn cụ thể, bao gồm: những chuẩn mực chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, hoạt động của hệ thống chính trị... 2.4.2. Điều kiện về pháp lý: Là hệ thống các văn bản QPPL quy định về kiểm soát TTHC, là công cụ để quản lý Nhà nước và là căn cứ để áp dụng thực hiện, các yếu tố về tổ chức thực hiện các văn bản pháp lý, ý thức pháp luật của các chủ thể là những điều kiện pháp lý ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện. 2.4.3. Điều kiện về nguồn lực thực hiện: Là yếu tố con người (cán bộ, công chức); cơ sở vật chất bảo đảm triển khai thực hiện của các cơ quan chuyên môn trên thực tế… 2.5. Kinh nghiệm kiểm soát TTHC ở một số địa phương và Quốc tế gợi mở cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ 2.5.1. Kinh nghiệm kiểm soát TTHC ở một số địa phương (1) Kiểm soát TTHC tại thành phố Hồ Chí Minh (2) thành phố Đà Nẵng và các tỉnh: Lai Châu; Ninh Thuận, Bắc Giang về mô hình thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết. 2.5.2. Kinh nghiệm CCHC của một số Quốc gia liên quan đến hoạt động kiểm soát TTHC Thứ nhất, Vương quốc Áo về chương trình “HELP” cấp thông tin trên kênh điện tử chính thức; Chương trình CITIZEN CARD thẻ công dân, chương trình FINANZONLINE hệ thống trao đổi dữ liệu trực tuyến; Chương trình ELECTRONIC RECORD SYSTEM (ELAK) hệ thống hồ sơ điện tử nâng cao dịch vụ hành chính công; Chương trình ELECTRONIC LAW - MAKING xây dựng văn bản Luật trực tuyến; Đề án điện tử công khai “E-Recht. Thứ hai: Tại Hungary, Chương trình (1) Cải cách thể chế và hiện đại hóa nền hành chính (2) Thực thi TTHC dữ liệu vào hệ thống kiểm tra tác động của TTHC (3) Chiến lược cán bộ được định hướng từ khi tiếp nhận, tuyển chọn cho đến khi về hưu. Thứ ba: Tại Hà Lan về chương trình giảm thiểu gánh nặng TTHC (Dutch Advisory Board on Administrative Burden) và Cơ quan hỗ trợ và tạo thuận lợi hóa của Hà Lan đối với các hoạt động của doanh nghiệp và người dân (Holland Gateway). Thứ tư: Tại Đức về giảm thiểu các thủ tục rườm rà, chồng chéo giữa các cơ quan; mô hình đánh giá chất lượng và chi phí tuân thủ, phương thức thực hiện các TTHC; cấp các dịch vụ công trực tuyến. Thứ năm: Ucraina các chương trình CCHC, hạn chế sự quan liêu tại các cấp; tối đa hóa công nghệ internet để 14 giảm thiểu tiếp xúc. Thứ sáu: Ba Lan và Séc, về vấn đề trao quyền; sử dụng internet công khai mọi thông tin để người dân dễ dàng nắm bắt, có thể khai báo giảm chi phí và thời gian đến trụ sở cơ quan Nhà nước khai báo. Thứ bảy: Nhật bản về quy định quyết định hành chính trong giải quyết TTHC trong đó có 4 nội dung cơ bản như: những quy định liên quan đến xin cấp giấy phép; quyết định xử lý, hướng dẫn; thủ tục thông báo, các loại quyết định (Quyết định cho phép; chấp thuận; cấm đoán; cấp giấy phép, quyền bảo hộ; xử phạt hành chính); Hướng dẫn hành chính (1) Hướng dẫn mang tính thúc đẩy; (2) Hướng mang tính quy định (3) Hướng dẫn mang tính xử lý. 2.5.3. Những kinh nghiệm thực tiễn Một là: Biện pháp nâng cao trách nhiệm giải trình và bảo đảm quyền giám sát của cá nhân, tổ chức. Hai là: Có phương án, mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Ba là: Nghiên cứu triển khai phương thức hẹn giờ một số dịch vụ. Bốn là: Xây dựng công cụ theo dõi, kiểm tra, giám sát việc xử lý vi phạm trong giải quyết hồ sơ TTHC. Những kinh nghiệm thực tiễn của các nước cụ thể là: (i) Quy trình đánh giá tác động, thẩm định... rất khắc khe và chặc chẽ; (ii) Quy trình đơn giản hóa TTHC, TTHC chỉ được quy định trong văn bản Luật và hạn chế tối đa văn bản hướng dẫn thi hành luật. Tổng kết Chương 2 (1) Phân tích và làm rõ một số khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung, khái quát về vai trò của kiểm soát TTHC, nguyên tắc hoạt động, chủ thể trực tiếp của hoạt động kiểm soát TTHC. (2) Phân tích làm rõ những vấn đề về chủ thể, thẩm quyền kiểm soát TTHC, tiếp nhận và giải quyết TTHC, công bố, công khai TTHC, xử lý phản ánh, kiến nghị các quy định hành chính. ( 3) Phân tích những nội dung cơ bản của hoạt động kiểm soát TTHC: (i) Kiểm soát việc quy định TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL; (ii) Kiểm soát việc công bố, công khai TTHC; (iii) Kiểm soát việc tiếp nhận và giải quyết TTHC; (iv) Kiểm soát việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; (v) rà soát, đánh giá TTHC. (4) Những kinh nghiệm về hoạt động kiểm soát TTHC của một số tỉnh và một số nước trên thế giới và những vấn đề gợi mở cho việc nghiên cứu của Luận án từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Chương 3 15 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI CÁC TỈNH MIỀN TÂY NAM BỘ 3.1. Những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến kiểm soát TTHC tại tỉnh miền Tây Nam Bộ Đã làm rõ các nội dung: 3.1.1. Về địa lý, dân cư các tỉnh miền Tây Mam Bộ; 3.1.2. Về nguồn nhân lực lao động và trình độ dân trí; 3.1.3. Về chất lượng quản trị hành chính công; 3.1.4. Về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền Tây Nam Bộ. 3.2. Thực trạng về hệ thống pháp luật kiểm soát TTHC 3.2.1. Hệ thống pháp luật kiểm soát TTHC do cơ quan Trung ương ban hành Hệ thống pháp luật về kiểm soát TTHC hiện nay đang tồn tại hai nguồn văn bản có cùng phạm vi điều chính liên quan đến kiểm soát TTHC nhưng không đảm bảo tính thống nhất về thẩm quyền, hình thức văn bản, quy trình ban hành cụ thể là: Điều 14 Luật Ban hành văn bản QPPL 2015 thì văn bản QPPL của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, HĐND, UBND các cấp không có quyền ban hành văn bản có quy định về TTHC, trừ trường hợp được giao trong Luật. Mặt khác, Luật này cũng quy định trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL áp dụng chung. Trong khi Nghị định số 63/2010/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ban hành TTHC gồm: Chính phủ, Bộ, Ban, Ngành Trung ương, HĐND và UBND cấp tỉnh và quy trình, thủ tục ban hành quy định hành chính. Trong khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định HĐND, UBND được quy định các chính sách, biện pháp tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ… nên không thể đảm bảo thực hiện khi không ban hành TTHC. 3.2.2. Thực trạng hệ thống pháp luật về kiểm soát TTHC do chính quyền địa phương ban hành Đã ban hành quy định hành: Quy chế phối hợp rà soát, công bố, công khai TTHC; quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị công dân, tổ chức về quy định hành chính; quy chế phối hợp liên thông giải quyết TTHC; quy chế đối thoại công dân, doanh nghiệp về TTHC... Tuy nhiên, về hệ thống pháp luật này có nhiều sự khác biệt về cách thức, nội dung và phương pháp thực hiện. Do những yếu tố đặc thù của từng địa phương, và sự sáng tạo cách thức triển khai thực hiện, của từng nơi nên thiếu đồng bộ. 16 3.3. Thực trạng về tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành kiểm soát TTHC tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ 3.3.1. Thực trạng mô hình tổ chức kiểm soát TTHC Mô hình tổ chức: (1) Chưa được hoàn thiện theo hệ thống cấu trúc từ Trung ương đến địa phương. (2) Chưa quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động tại các đơn vị sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã; (3) Chưa có quy định về số lượng, điều kiện tiêu chuẩn đối với cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm soát TTHC. (4) Chưa quy định về số lượng, điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ đầu mối. (5) Chưa hoàn thiện cơ chế phối hợp theo nguyên tắc phân định thẩm quyền thiếu đồng bộ, chồng chéo và hiệu quả thấp. 3.3.2. Về chỉ đạo điều hành và thực hiện kiểm soát TTHC (1) Việc bố trí cán bộ, công chức làm nhiệm vụ đầu mối chưa đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm và năng lực; (2) Công bố, công khai chưa đầy, TTHC không ổn định liên tục thay đổi cần thống kê, công bố lại. (3) Kiểm soát việc giải quyết TTHC chưa nghiêm túc, thiếu chặt chẽ về quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả; chưa tuân thủ đầy đủ quy trình, thời hạn giải quyết TTHC. (4) Chưa huy động sự tham gia của người dân... 3.3.3. Về quy định TTHC Theo kết quả thống kê tại “Biểu mẫu thống kê 3.3.1 về số văn bản QPPL và TTHC được ban hành từ năm 2013 đến năm 2017” (1) Nhiều quy định TTHC chưa đảm nguyên tắc: đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện. (2) Chưa bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện TTHC. (3) Còn nhiều quy định rờm rà khó thực hiện, tăng chi phí tuân thủ. (4) Nhiều TTHC chưa đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, tính đồng bộ, chưa đảm bảo tính liên thông, thiếu rõ ràng, minh bạch, hợp lý về chủ thể thực hiện; còn nhiều TTHC không đảm bảo đầy đủ bộ phận cấu thành. 3.4. Kiểm soát TTHC tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ 3.4.1. Kiểm soát đánh giá tác động TTHC Thực trạng pháp luật và kết quả thực hiện: (1) Quy trình đánh giá tác động khi ban hành TTHC (Bảng 3.3.1). (2) Quy trình lấy ý kiến góp ý và gửi thẩm định về các quy định TTHC… xác định những vấn đề chưa phù hợp từ quy định pháp luật và những khó khăn, bất cập từ thực tiễn... 17 3.4.2. Kiểm soát thực hiện TTHC (1) Kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC (Biểu mẫu thống kê 3.3.3) cho thấy thực trạng chung của hoạt động tiếp nhận, giải quyết TTHC. (2) Đánh giá thực trạng mô hình, quy trình thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một của liên thông. (3) Đánh giá thực trạng quy trình và kết quả thực hiện hướng dẫn công dân, tổ chức tiếp cận, thực thi TTHC. (4) Tinh thần, thái độ phụ vụ, văn hóa ứng xử và sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp… 3.4.3. Kiểm soát công bố, công khai TTHC Từ kết quả thống kế, đánh giá thực trạng ban hành quyết định công bố TTHC (Biểu mầu thống kê 3.3.2) tại cấp tỉnh, cấp huyện, và cấp xã không có sự thống nhất nhau và xác định nguyên nhân, điều kiện cụ thể... 3.4.4. Rà soát, đánh giá, đơn giản hóa TTHC Theo số liệu thống kê tại (Biểu mẫu 3.3.6) tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ cho thấy quy định TTHC cơ bản được đơn giản hóa so với trước. Tuy nhiên, còn khá nhiều TTHC và bộ phận tạo thành như: thành phần hồ sơ, yêu cầu điều kiện, thời hạn giải quyết... chưa hợp lý, thiếu cụ thể, khó thực hiện nhưng không được rà soát, đánh giá, đơn giản hóa; Quy trình, trình tự, thủ tục thực hiện rà soát, đơn giả hóa khá phức tạp, khó thực hiện nên cần nghiên cứu cải tiến quy trình này. 3.4.5. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính Kết quả rà soát, đánh giá (Biểu mẫu thống kê 3.3.5) cho thấy có sự thay đổi tích cực về sự tham gia của công dân, tổ chức thực hiện phản ánh kiến nghị; có nhiều kiến nghị về giải pháp thiết thực, nhiều cán bộ, công chức bị phản ánh về tinh thần, thái độ phục vụ không nghiêm túc. Kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị về sai phạm của cán bộ, công chức chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở là chủ yếu; chất lượng giải trình chưa đáp ứng yêu cầu, có biểu hiện tránh né trách nhiệm. Quy định thể chế xử lý trách nhiệm của cá nhân, tổ chức xử lý phản ánh, kiến nghị chưa đầy đủ, thiếu quy trình xử lý. 4.6. Một số hoạt động khác Đánh giá thực trạng về (1) Hoạt động tuyền thông hỗ trợ kiểm soát TTHC; (2) Kiểm tra chấp hành pháp luật kiểm soát TTHC; (3) thanh tra, kiểm tra; (4) Hoạt động ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành... 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan