Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp l...

Tài liệu Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh ở việt nam hiện nay

.PDF
181
104
150

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TRẦN THÙY LINH KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TRẦN THÙY LINH KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành đào tạo: Mã số Luật Kinh tế 9 38 01 07 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Bùi Nguyên Khánh 2. TS. Vũ Đặng Hải Yến HÀ NỘI - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Trần Thùy Linh ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh – người hướng dẫn khoa học 1 và TS. Vũ Đặng Hải Yến – người hướng dẫn khoa học 2, đã tận tình hướng dẫn tác gỉả hoàn thành bản luận án này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, các thầy, cô, anh, chị, em, bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ và đóng góp những ý kiến quý báu để tác giả có thể hoàn thành được luận án của mình. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH TRONG LUẬN ÁN ......................... vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 5. Những điểm mới của luận án ............................................................................ 4 6. Kết cấu của Luận án ........................................................................................ 5 PHẦN TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................. 6 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường ...................................... 6 1.1. Những nghiên cứu về lý luận kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường .............................................................................................................. 6 1.2. Những nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ......................................... 9 1.3. Những nghiên cứu về xu hướng pháp luật và những giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.................... 14 2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................... 17 3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu .................................................. 20 4. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu ......................................................... 20 4.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 20 4.2. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu luận án ........................ 22 KẾT LUẬN PHẦN TỔNG QUAN ................................................................... 23 CHƯƠNG 1 ..................................................................................................... 24 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG ...................................... 24 1.1. Kiếm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường .......................... 24 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ............. 24 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và mục đích của kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ......................................................................................... 34 1.1.3. Các công cụ kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường .......... 39 iv 1.2. Pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ...... 42 1.2.1. Khái niệm pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ............................................................................................................ 42 1.2.2. Mục tiêu kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của pháp luật cạnh tranh .................................................................................................. 43 1.2.3. Các cách tiếp cận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ....... 46 1.2.4. Cấu trúc pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ..... 49 1.3. Mô hình kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trường theo pháp luật cạnh tranh các nước ................................................................................. 59 1.3.1. Kinh nghiệm của EU ................................................................................ 59 1.3.2. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ.......................................................................... 62 1.3.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản ....................................................................... 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................. 66 CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 67 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI VIỆT NAM ...................................................................................................... 67 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng trí thống lĩnh thị trường ................................................................................................. 67 2.1.1. Quy định về nhận diện doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường ........... 67 2.1.2. Quy định về xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ............ 80 2.1.3. Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ....................................................................................... 103 2.1.4. Hậu quả pháp lý của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường........... 108 2.2. Thực trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ........... 114 2.2.1. Thực trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ........................................................... 114 2.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam .............................................. 123 2.2.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong việc thi hành pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường ..... 128 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................... 132 CHƯƠNG 3 ................................................................................................... 133 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ....................................................................... 133 3.1. Phương hướng hoàn thiện ....................................................................... 133 3.1.1. Đáp ứng các yêu cầu trong xu thế hội nhập kinh tế, thích ứng với môi trường kinh doanh toàn cầu và phù hợp với các cam kết quốc tế ....................... 133 v 3.1.2. Duy trì và bảo vệ môi trường cạnh tranh bình đẳng, hiệu quả nhưng không cản trở mục tiêu đổi mới và tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp ........................ 134 3.1.3. Thể hiện rõ hơn yêu cầu về kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý .......................................................................................................... 136 3.1.4. Xác định rõ mối liên hệ giữa Luật cạnh tranh và các Luật chuyên ngành, đảm bảo chính sách điều tiết ngành trong những lĩnh vực nhất định. ................. 137 3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường của Việt Nam ........... 138 3.2.1. Hiện đại hóa phương pháp tiếp cận trong việc xây dựng các quy định về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ..................................... 138 3.2.2. Hoàn thiện quy định về xác định thị trường liên quan .............................. 141 3.2.3. Hoàn thiện quy định về xác định vị trí thống lĩnh thị trường .................... 143 3.2.4. Hoàn thiện quy định về xác định hành vi lạm dụng .................................. 149 3.2.5. Hoàn thiện quy định về các biện pháp xử lý hành vi lạm dụng ................. 157 3.2.6. Hoàn thiện quy định về cơ chế thực thi ................................................... 160 KẾT LUẬN .................................................................................................... 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 166 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CQCT Cơ quan Cạnh tranh CQLCT Cục Quản lý Cạnh tranh DNNN Doanh nghiệp nhà nước ECJ EU FTA European Court of Justice Tòa án công lý liên minh Châu Âu European Union Liên minh Châu Âu Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do HCCT Hạn chế cạnh tranh ICN International Competition Network Mạng lưới Cạnh tranh quốc tế NĐ – CP Nghị định - Chính phủ VTTLTT Vị trí thống lĩnh thị trường OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc SSNIP Small but Significant and Non-Transitory Increase in Price Phép thử độc quyền giả định TEFU Treaty on the Functioning of the European Union Công ước về chức năng của liên minh Châu Âu vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH TRONG LUẬN ÁN Bảng 2.1: Số vụ việc lạm dụng VTTLTT điều tra, xử lý giai đoạn 2006-2017 .....125 Bảng 2.2: Số vụ việc HCCT giai đoạn 2006 – 2016 .............................................126 Biểu đồ 2.1: Số vụ việc HCCT giai đoạn 2006 - 2016 ..........................................126 Biểu đồ 2.2: Phân loại vụ việc điều tra tiền tố tụng giai đoạn 2006 - 2014 ...........126 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sự tích tụ kinh tế trong quá trình cạnh tranh, từ những điều kiện tự nhiên của thị trường như yêu cầu về quy mô hiệu quả tối thiểu, sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường, sự dị biệt của sản phẩm, sự bảo hộ của quyền lực nhà nước... đã làm hình thành các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Những doanh nghiệp này nắm giữ quyền lực thị trường và thường có khuynh hướng khai thác quyền lực đó bằng cách tác động mạnh mẽ đến các yếu tố của thị trường (về giá cả, sản lượng, chất lượng…) để tận thu lợi ích từ khách hàng, người tiêu dùng và triệt tiêu khả năng cạnh tranh của đối thủ nhằm duy trì vị thế của mình. Hậu quả là, làm giảm động lực phát triển của nền kinh tế (các doanh nghiệp thống lĩnh vẫn có thể thu được lợi nhuận tối đa mà không cần cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm…), xâm hại đến lợi ích của người tiêu dùng (quyền lựa chọn của người tiêu dùng bị hạn chế, do đó phải mua hàng chất lượng kém hơn với giá đắt hơn do doanh nghiệp thống lĩnh áp đặt….), làm méo mó, giảm tính cạnh tranh của thị trường (các doanh nghiệp đối thủ bị chèn ép phải rút khỏi thị trường hoặc không thể gia nhập thị trường). Về mặt lý thuyết, cơ chế tự điều chỉnh của thị trường có khả năng làm cho vị thế thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp suy yếu dần và cuối cùng bị triệt tiêu. Nhưng chính những hành vi lạm dụng của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường dường như làm vô hiệu hóa cơ chế tự điều chỉnh của thị trường bằng việc tạo ra những rào cản mở rộng kinh doanh hay rào cản gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh, khiến cho doanh nghiệp thống lĩnh né tránh được sức ép cạnh tranh từ các đối thủ có thể làm lung lay vị thế thống lĩnh của nó hoặc lạm dụng quyền lực mạnh trên thị trường của mình để bóc lột khách hàng, gây thiệt hại cho khách hàng. Khi đó, sự can thiệp của Nhà nước đối với thị trường ở mức độ nhất định là cần thiết để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, là cơ sở quan trọng cho sự vận hành năng động, hiệu quả của nền kinh thị trường. Sự can thiệp của nhà nước đối với thị trường được thực hiện thông qua nhiều công cụ khác nhau, trong đó, pháp luật cạnh tranh được coi là công cụ quan trọng và hiệu quả nhất. Luật cạnh tranh đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 2004 với các quy định về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường khá đầy đủ, cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực thi, các quy định này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Việc áp dụng các quy định về lạm dụng VTTLTT để xác định doanh nghiệp có VTTLTT, nhận diện và xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường còn rất 2 khó khăn, phức tạp. Giai đoạn từ 2006 đến 2017 Cục quản lý cạnh tranh (CQLCT), cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về quản lý cạnh tranh, mới chỉ thụ lý điều tra được 8 vụ việc về hạn chế cạnh tranh (HCCT), trong đó có 4 vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Để khắc phục những bất cập của luật cạnh tranh 2004, đồng thời, đáp ứng đòi hỏi về hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu với sự tham gia sâu rộng của Việt Nam vào các sân chơi chung của khu vực và thế giới như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)… , Luật cạnh tranh 2018 đã được ban hành với nhiều sửa đổi tích cực liên quan đến kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT. Đến nay, Luật cạnh tranh 2018 đã có hiệu lực song nhiều nội dung vẫn chưa được hướng dẫn. Vì vậy, trong bối cảnh giao thời này, việc nghiên cứu, đánh giá các quy định của Luật cạnh tranh 2004 và nhận thức về nội dung của Luật cạnh tranh 2018 và tìm cách đưa nó vào cuộc sống là hết sức cần thiết. Bởi vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu với hy vọng rằng kết quả nghiên cứu đề tài sẽ có ý nghĩa đáng kể cho cải cách môi trường cạnh tranh ở Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quy định và thực tiễn thực thi pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, luận án hướng đến mục đích xây dựng các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường tại Việt Nam. Để đạt được các mục đích nghiên cứu cơ bản như trên, nhiệm vụ cụ thể của luận án gồm: - Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT như phân tích và làm rõ các khái niệm thống lĩnh thị trường, lạm dụng VTTLTT; mục tiêu kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường của pháp luật cạnh tranh; các học thuyết về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường; nội dung điều chỉnh pháp luật cạnh tranh đối với hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. - Tìm hiểu kinh nghiệm của các hệ thống pháp luật khác (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản) trong việc kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường để rút ra những bài học cho Việt Nam. 3 - Phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT của Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân cho việc thực thi chưa hiệu quả các quy định của luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay về chống lạm dụng VTTLTT. - Từ thực tiễn của Việt Nam và một số hệ thống pháp luật được lựa chọn để nghiên cứu đề xuất định hướng và các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về cạnh tranh; - Các quy định pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT của Việt Nam. - Thực tiễn áp dụng pháp luật về về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT của Việt Nam. Các báo cáo, tổng kết tình hình thực thi pháp luật về về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT của Việt Nam. - Kinh nghiệm của EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT. - Các quan điểm khoa học đã được các tác giả cá nhân và các tổ chức công bố trong các nghiên cứu về cạnh tranh nói chung và hành vi lạm dụng VTTLTT nói riêng cả trong và ngoài nước. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT, như vậy sẽ không bao gồm các hành vi lạm dụng quy định riêng cho doanh nghiệp độc quyền như cách phân chia của Luật Cạnh tranh Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng quy định và thực tiễn thực thi pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT tại Việt Nam; những vấn đề lý luận và quy định pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT tại Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản cũng được nghiên cứu để đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến thời điểm hiện tại. - Phạm vi về văn bản quy phạm pháp luật: Nghiên cứu các quy định về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT trong Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành, bao gồm Luật cạnh tranh 2004, Luật cạnh tranh 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý như phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê...trong đó phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh. Cụ thể: Phương pháp phân tích – tổng hợp: Việc phân tích trước hết được thực hiện với các quy định luật thực định để phân tích, giải thích và hệ thống hóa các quy định cụ thể của các hệ thống pháp luật được nghiên cứu. Mục đích của việc phân tích – tổng hợp các quy định pháp luật là cung cấp một cái nhìn toàn diện, đầy đủ về các quy định liên quan đến kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT của các hệ thống pháp luật có liên quan đồng thời đưa ra đánh giá việc thực thi các quy định đó. Các nguồn được sử dụng để phân tích bao gồm văn bản pháp luật, án lệ, các học thuyết. Phương pháp phân tích cũng được sử dụng đối với các vụ việc thực tiễn, án lệ từ quá trình thực thi pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT ở Việt Nam và một số hệ thống pháp luật điển hình trên Thế Giới. Việc phân tích các tình huống nhằm tìm hiểu và đánh giá việc áp dụng các quy định liên quan trên thực tiễn, tìm ra những điểm chưa đầy đủ, những điểm còn bất hợp lý trong các quy ðịnh của pháp luật. Ðồng thời việc sử dụng case study sẽ bổ trợ cho những lý lẽ, luận giải và kiến nghị mà nghiên cứu đưa ra. Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để xác định những điểm giống nhau và khác nhau của các quy định trong các hệ thống pháp luật được nghiên cứu liên quan đến chống hành vi lạm dụng VTTLTT. Việc so sánh, đối chiếu nhằm chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT. Trên cơ sử so sánh, giải thích và đánh giá, luận án sẽ chỉ ra những giải pháp pháp lý phù hợp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT. 5. Những điểm mới của luận án Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa kết quả nghiên cứu ở các công trình khoa học của các tác giả đi trước, luận án “Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” có những điểm mới như sau: Thứ nhất, Luận án đã hệ thống, bổ sung và làm sâu sắc những vấn đề lý luận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Luận án xây dựng và làm rõ nội hàm khái niệm kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 5 trường. Luận án cũng đã phân tích và làm rõ khái niệm, mục tiêu, các quan điểm tiếp cận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và cấu trúc pháp luật về kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh. Thứ hai, Luận án đã phân tích khá đầy đủ, chi tiết và có hệ thống thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam hiện nay. Bằng phương pháp so sánh, luận án đã chỉ ra những điểm tương đồng, mức độ hội nhập giữa các quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam với Luật mẫu về cạnh tranh của UNCTAD và một số hệ thống pháp luật điển hình về cạnh tranh như Hoa Kỳ, EU. Thứ ba, Luận án đã phân tích những yêu cầu hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm vừa đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo mục tiêu của pháp luật cạnh tranh. Trên cơ sở đó, Luận án đã đề xuất những giải pháp mang tính khoa học nhằm hoàn thiện pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài Mục lục, Mở đầu, Phần tổng quan tình hình nghiên cứu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và thực tiễn thi hành tại Việt Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam. 6 PHẦN TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường Mặc dù trong thực tế các trường hợp lạm dụng VTTLTT xảy ra khá thường xuyên nhưng số lượng các công trình nghiên cứu chuyên ngành dành riêng cho lĩnh vực này có thể được coi là không được dồi dào như đối với các lĩnh vực khác của pháp luật cạnh tranh. Năm 1890, khi đạo luật Sherman được thông qua tại Hoa Kỳ, trở thành đạo luật đầu tiên trên thế giới về kiểm soát độc quyền, việc nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh đã được bắt đầu. Nhưng phải đến đầu những năm 50 của thế kỷ 20, mới xuất hiện những nghiên cứu đầu tiên về lạm dụng VTTLTT sau khi các quy định liên quan của Liên minh Châu Âu có hiệu lực. Các nội dung nghiên cứu có liên quan đến chủ đề lạm dụng VTTLTT chủ yếu nằm trong những nghiên cứu chung về luật cạnh tranh, chính sách cạnh tranh, đặc biệt là về luật và chính sách cạnh tranh của Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ hay nằm trong những nghiên cứu mang tính so sánh giữa luật và chính sách cạnh tranh của EU và Hoa Kỳ, vốn được coi là hai mô hình cơ bản của pháp luật cạnh tranh trên Thế Giới. 1.1. Những nghiên cứu về lý luận kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Những nghiên cứu về lý luận kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT tập trung vào làm rõ các khái niệm thống lĩnh thị trường, quan điểm về hành vi lạm dụng VTTLTT, sự cần thiết và cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng vị VTTLTT. Trong các nghiên cứu, thuật ngữ “độc quyền” đôi khi được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “thống lĩnh thị trường” với bản chất không thay đổi. Về quan niệm hay khái niệm thống lĩnh thị trường. Nghiên cứu của các tác giả Marcel Canoy, Eric van Damme và Rey “Dominance and monopolization” (Thống lĩnh và độc quyền) [37] cho rằng, về mặt khái niệm thì thống lĩnh thị trường (dominance theo cách gọi của luật cạnh tranh EU) hay độc quyền thị trường (monopoly theo cách gọi của luật chống độc quyền Hoa Kỳ) đều để chỉ vị trí đặc quyền của một doanh nghiệp, mang lại cho nó khả năng hành động một cách độc lập với các đối thủ cạnh tranh, biểu hiện ở khả năng dẫn dắt thị trường của nó. Nghiên cứu cho rằng rất khó xác định rõ ràng được là hiện tượng thống lĩnh thị trường hay độc quyền sẽ làm suy giảm hay tăng cường phúc lợi xã hội. Trên thực tế, việc thiết kế chính sách đối với các doanh nghiệp thống lĩnh hay độc quyền cũng đưa lại hai thái cực. Nghiên cứu minh chứng bằng quan điểm 7 của trường phái Chicago thể hiện quan điểm khá thoải mái với các doanh nghiệp thống lĩnh/ độc quyền, cho rằng doanh nghiệp thống lĩnh nhìn chung là tốt cho người tiêu dùng, tạo ra nhiều công ăn việc làm, khai thác tốt và cải tạo quy mô nền kinh tế. Trái ngược với quan điểm đó, trường phái “châu Âu cũ” (Old European) thể hiện sự lo lắng về sự tồn tại của các doanh nghiệp thống lĩnh sẽ cản trở sự vận hành của các quy luật thị trường. Giá cả sẽ được quyết định bởi số ít các doanh nghiệp, sự cạnh tranh sẽ bị biến dạng, các doanh nghiệp nhỏ sẽ không có cơ hội tồn tại. Các tác giả cho rằng cần xem xét và tiếp thu tính hợp lý của cả hai quan điểm. Không có lý do gì để có một thái độ thoải mái đối với các công ty thống lĩnh. Từ góc độ kinh tế, có nhiều giả thuyết mạnh mẽ cho thấy rằng các công ty thống lĩnh có động cơ và lợi thế để làm giảm phúc lợi xã hội. Không có dấu hiệu cho thấy các công ty thống lĩnh đứng ngoài hay là nhân tố cần thiết để đổi mới, cải cách kinh tế. Quan điểm của các tác giả ủng hộ tự do cạnh tranh nhưng không coi nhẹ vai trò của chính phủ trong việc can thiệp vào thị trường khi cần thiết. Cuốn sách “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh” trong khuôn khổ dự án hoàn thiện môi trường kinh doanh VIE/97/016 đã định nghĩa “độc quyền trong kinh doanh là việc một doanh nghiệp hay một tập đoàn kinh tế với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định khống chế thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ”. Trong cuốn sách “Phân tích và luận giải các quy định của luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh" của PGS.TS. Nguyễn Như Phát và Nguyễn Ngọc Sơn, mặc dù không trực tiếp đưa ra khái niệm VTTLTT nhưng đã chỉ ra “vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền có thể được hình thành từ sự tích tụ trong quá trình cạnh tranh; từ những điều kiện tự nhiên của thị trường như: yêu cầu về quy mô hiệu quả tối thiểu, sự biến dị của sản phẩm, sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường; hoặc sự bảo hộ của quyền lực nhà nước...Trong những trường hợp nói trên, vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền của doanh nghiệp là hợp pháp và đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị trường, hay còn gọi là khả năng chi phối các quan hệ thị trường”[22, tr. 11, 12]. Tác giả Phạm Hoài Huấn và Nhữ Ngọc Tiến trong cuốn sách “Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh về giá”, đã nhìn nhận VTTLTT từ khả năng khống chế thị trường của doanh nghiệp. Theo đó, “vị trí thống lĩnh thị trường liên quan đến sức mạnh kinh tế của một doanh nghiệp có khả năng ngăn 8 chặn hữu hiệu cạnh tranh hiện có trên thị trường thông qua việc doanh nghiệp này có khả năng hành xử trong phạm vi độc lập với đối thủ cạnh tranh[13, tr. 22]. Về khái niệm hành vi lạm dụng VTTLTT và cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT cũng được đề cập tại một số công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước. PGS.TS Nguyễn Như Phát có bài viết “Độc quyền và xử lý độc quyền” đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật của Viện Nhà nước và Pháp luật số 8/2004. Bài viết chỉ ra mục đích quan trọng nhất của mảng pháp luật về kiểm soát độc quyền là chống độc quyền hóa, hạn chế hay thủ tiêu cạnh tranh – động lực phát triển kinh tế. Pháp luật chống độc quyền không có ý định và khả năng thủ tiêu triệt để mọi hiện tượng độc quyền trong cơ cấu thị trường. Vẫn biết rằng, độc quyền sẽ tạo sự sơ cứng cho phát triển kinh tế và vì thế, pháp luật cạnh tranh luôn tỉnh táo đề ngăn cản và dẹp bỏ mọi toan tính độc quyền hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, vì lý do phải đảm bảo lợi ích công cộng, vì tính chất và điều kiện đặc thù nhất thời của một ngành hay lĩnh vực kinh tế (thí dụ sản xuất vũ khí hay các phương tiện bí mật nhà nước) cần thiết và có thể cho phép duy trì độc quyền trong một lĩnh vực với mức độ và điều kiện nhất định. Nói về sự cần thiết Nhà nước phải can thiệp vào thị trường trong trường hợp độc quyền, tác giả cho rằng “khi đối xử với các nhà độc quyền, pháp luật cần nhìn nhận nó như một sự "thống nhất" tạm thời của của các mặt đối lập, như một sự "đứng yên" tương đối của sự vật và hiện tượng. Trong trường hợp này, Nhà nước và pháp luật cần xuất hiện dường như một "bàn tay hữu hình" để tạo đối trọng với nhà độc quyền. Luận án Tiến sĩ với đề tài Economic and Legal aspects of the competition policy from the European Union-Abuse of Dominance Position của Laura Laze [70] tiếp cận cả từ góc độ kinh tế và pháp lý, trong đó đặc biệt tập trung phân tích chính sách kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT. Theo tác giả, chính sách cạnh tranh của Liên minh Châu Âu được hình thành nhằm đạt được hai mục tiêu chính: a) hỗ trợ thị trường trong liên minh (bằng cách cấm phân biệt giá giữa các nước thành viên, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa để đảm bảo cơ hội bình đẳng, vv…) và bảo đảm hiệu quả kinh tế (bằng cách duy trì và / hoặc cải thiện sự đa dạng, chất lượng và giá cả của hàng hóa và dịch vụ được cung cấp trong Liên minh). Tác giả đã chỉ ra các khía cạnh cụ thể của chính sách cạnh tranh liên quan đến hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp đang nắm giữ VTTLTT. Tác giả cho rằng, mục tiêu trong chính sách cạnh tranh EU không thể đạt được nếu không có các quy định để 9 điều chỉnh các hành động đơn phương của các công ty đang nắm giữ sức mạnh thị trường đáng kể làm phá vỡ sự cân bằng thị trường để duy trì hoặc tăng cường vị thế thị trường của họ. Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh các quy định về lạm dụng VTTLTT không nên can thiệp hay hạn chế khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty thống lĩnh trên thị trường, miễn là hiệu ứng của hành vi kinh doanh của họ có lợi cho người tiêu dùng. Giáo sư Federico Etro thuộc khoa Kinh tế, Đại học Milan trong bài viết The Economics of Competition Policy and Dominant Market Position (Khía cạnh kinh tế của chính sách cạnh tranh và vị trí thống lĩnh thị trường) [57], đã chỉ ra việc xác định vị trí thống lĩnh cũng như hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh theo Luật cạnh tranh châu Âu đang kéo theo những phân tích kinh tế mang tính phức tạp. Nghiên cứu cũng phân tích về sự chuyển biến trong chính sách cạnh tranh dưới góc độ kinh tế học, trong đó VTTLTT được xem là trường hợp tham chiếu đặc biệt. Tác giả đã đưa ra những quan điểm về các khía cạnh liên quan trong chính sách cạnh tranh của EU và những tranh luận về những cải cách của nó. Tác giả cho rằng những tiến bộ gần đây trong lý thuyết kinh tế về chính sách cạnh tranh và VTTLTT đã nhấn mạnh nhu cầu về cách tiếp cận thận trọng hơn về chống độc quyền và vai trò dẫn dắt thị trường, đặc biệt là đối với thị trường công nghệ cao, thị trường mang tính năng động và sáng tạo. Việc doanh nghiệp nắm giữ thị phần lớn không nên mặc nhiên hiểu là doanh nghiệp nắm giữ quyền lực thị trường hay có vị trí thống lĩnh, trong khi điều kiện gia nhập thị trường (cả ở thị trường truyền thống và thị trường công nghệ cao) nên có một vai trò quan trọng trong việc xác định liệu doanh nghiệp dẫn đầu thị trường có thể thực hiện hành vi lạm dụng hay không. 1.2. Những nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Liên quan đến thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT ở Việt Nam đã có nhiều bài viết, nghiên cứu, tiêu biểu phải kể đến các nghiên cứu sau đây: Bài viết của tác giả Nguyễn Lan Anh với tiêu đề “Xác định thị trường liên quan và vấn đề nhận dạng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam” [1], đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7/2009 đã đề cập đến những nội dung pháp lý của việc xác định thị trường liên quan, ý nghĩa của nó khi nhận dạng thị trường độc quyền và một số những kiến nghị ban đầu nhằm hoàn thiện pháp luật về xác định thị trường liên quan ở Việt Nam. 10 Một trong những nghiên cứu nổi bật, bao quát về lạm dụng VTTLTT hiện nay là “The Law and Economics of Arrtilce 102 TFEU” [76]. Đây là một công trình nghiên cứu đồ sộ và toàn diện về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT được quy định tại điều 102 Công ước về chức năng của liên minh Châu Âu (TFEU). Công trình nghiên cứu gồm có 18 phần, lần lượt giới thiệu, phân tích và làm rõ nguồn gốc, nền tảng lý thuyết của điều 102 TFEU; các khái niệm cơ bản: thị trường, thị trường liên quan, VTTLTT, lạm dụng…; các hành vi lạm dụng cụ thể: định giá hủy diệt, định giá quá mức, từ chối giao kết hợp đồng, bán kèm và bán trọn gói, ép giá, áp đặt điều kiện bất hợp lý... Các tác giả đã tiếp cận cả từ góc độ kinh tế học và góc độ khoa học pháp lý để nghiên cứu việc áp dụng các quy định của điều 102 Công ước về chức năng của liên minh Châu Âu (TFEU) đối với các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường. Những hành vi lạm dụng phổ biến của doanh nghiệp thống lĩnh, độc quyền được phân tích chi tiết dựa trên cả góc độ tiếp cận từ các nguyên tắc kinh tế, các vụ việc pháp lý thực tiễn, các bản án, quyết định của các cơ quan tài phán và các nghiên cứu pháp lý, kinh tế của các học giả. Eleanor Fox (1986), Monopolization and Dominance in the United States and the European Community- Efficiency, Opportunity, and Fairness (Độc quyền hóa và thống lĩnh thị trường ở Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu – Hiệu quả, cơ hội và sự công bằng) [53] đã sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá giải pháp lý của Hoa Kỳ về chống độc quyền với quy định của Cộng đồng chung châu Âu về kiểm soát lạm dụng VTTLTT. Tác giả cho rằng các quy định pháp luật EC về chống lạm dụng VTTLTT được quy định cụ thể hơn so với quy định tương ứng của Hoa Kỳ. Pháp luật EC quy định rõ cấm các doanh nghiệp có VTTLTT thực hiện các hành vi định giá quá mức, cấm sáp nhập làm hình thành doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, cấm thực hiện các chiến lược nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, ngăn cản doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, tước đoạt quyền tự do lựa chọn của người mua…Luật chống độc quyền Hoa Kỳ cấm các hành vi làm hình thành độc quyền và những hành vi lạm dụng độc quyền mang tính phản cạnh tranh, trong đó có thể bao gồm sáp nhập làm hình thành độc quyền và các hành vi bất hợp lý nhằm loại bỏ các chủ thể kinh doanh khác. Luật chống độc quyền của Hoa Kỳ thể hiện quan điểm cho rằng một số các chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng thị phần, thậm chí là của các công ty thống lĩnh, có thể mang lại nhiều lợi ích hơn là gây hại cho người tiêu dùng. Nghiên cứu cũng đưa ra tranh luận của một số học giả Mỹ ủng hộ quan điểm rằng người tiêu dùng sẽ 11 được bảo vệ tốt nhất nếu quyền tự do của các công ty tư nhân được tôn trọng. Ngược lại, pháp luật cộng đồng chung lại theo xu hướng chấp nhận giả định hầu như không thể bác bỏ (virtually exclusive presumtions) rằng hành vi của doanh nghiệp thống lĩnh nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh sẽ chống lại lợi ích của người tiêu dùng. Tác giả cũng cho rằng sự khác biệt của hai hệ thống pháp luật sẽ cung cấp cho nhau những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện. Nghiên cứu của Elenor M. Fox, Monopolization and abuse of dominance: Why Europe is different (Độc quyền hóa và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường: Tại sao ở châu Âu lại khác biệt) [54] đã chỉ ra rằng pháp luật Hoa Kỳ về chống độc quyền và pháp luật của EU về chống lạm dụng VTTLTT có một số điểm chung. Luật Cạnh tranh EU và Luật Chống Độc quyền Hoa Kỳ đều chống tất cả hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh với mục tiêu bảo vệ cạnh tranh, không bảo vệ đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa chúng lại nằm ở những điểm khá cơ bản. Sự khác biệt quan trọng thể hiện ở chỗ pháp luật về chống lạm dụng của EU mang tính cứng nhắc và có cơ chế can thiệp sâu hơn so với pháp luật Hoa Kỳ về chống độc quyền. Mặc dù từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, pháp luật EU về chống lạm dụng VTTLTT có xu hướng coi trọng hiệu quả kinh tế đồng thời với việc giữ gìn các mục tiêu, giá trị mang tính xã hội, cộng đồng khi xem xét, đánh giá hành vi thì pháp luật Hoa Kỳ về chống độc quyền lại càng có xu hướng ít can thiệp hơn. Phillip Areeda và Donald F. Turner (1975) có bài viết Predatory Pricing and Related Practices under Section 2 of the Sherman Act (Định giá hủy diệt và các hành vi liên quan theo mục 2 của đạo luật Sherman) [77]. Các tác giả cho rằng mặc dù Đạo luật Sherman từ lâu đã cấm hành vi định giá hủy diệt, nhưng thực tiễn xử lý các vụ việc về định giá hủy diệt cho thấy sự thiếu rõ ràng trong các quy định liên quan và đặc biệt là việc phân tích hành vi lại dựa trên rất ít những phân tích kinh tế cũng là một thiêu sót trong việc thực thi của điều 2 đạo luật Sherman. Trong bài viết của mình, Giáo sư Areeda và Turner phân tích hành vi định giá hủy diệt thông qua những phân tích kinh tế của hành vi. Sau khi xem xét ngắn gọn các khái niệm kinh tế cơ bản liên quan đến đo lường chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, các tác giả xem xét các mối quan hệ giữa giá bán của sản phẩm và chi phí của nó để xác định một đường phân chia hợp lý giữa giá cả cạnh tranh hợp pháp và giá được xác định rõ ràng là giá hủy diệt. Sau đó, họ áp dụng khung phân tích kỹ thuật để phân biệt có định giá hủy diệt hay là giảm giá chung.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan