Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại kho bạc nhà nước hà đông...

Tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại kho bạc nhà nước hà đông

.PDF
93
6
53

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------ TRIỆU THỊ THANH HUYỀN KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP Xà TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ ĐÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------ TRIỆU THỊ THANH HUYỀN KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP Xà TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ ĐÔNG Chuyên nganh: Quản lý kinh tế Mã số: 8 340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HOC: GS.TS Phan Huy Đƣờng XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả Triệu Thị Thanh Huyền LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của GS.TS. Phan Huy Đường, các thầy cô giáo Trường Đại học kinh tế -Đại học Quốc Gia Hà Nội. Với tình cảm chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn đến: Ban Giám hiệu, các giảng viên Khoa Kinh tế chính trị đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong khóa học và trong quá trình thực hiện cuốn luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Phan Huy Đường là người thầy giáo hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và cho tôi những lời khuyên sâu sắc, không những giúp tôi hoàn thành luận văn, mà còn truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu. Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Hà Đông thành phố Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người luôn sát cánh động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Triệu Thị Thanh Huyền MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. i DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................ i LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP Xà QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ..................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan ................................................ 4 1.2. Cơ sở lý luận về Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước..................................................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm và các lĩnh vực chi thường xuyên ngân sách cấp xã ............. 6 1.2.2. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc nhà nước 10 1.2.3. Tiêu chí đánh giá kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước ........................................................................................... 33 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước ....................................................... 33 1.3. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước của một số quận/huyện và rút ra những gợi ý cho Kho bạc Nhà nước Hà Đông ................................................................................................. 37 1.3.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước của một số quận/ huyện ........................................................... 37 1.3.2. Những gợi ý cho Kho bạc Nhà nước Hà Đông về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã. .................................................................................. 40 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 43 2.1. Các nguồn tài liệu..................................................................................... 43 2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................ 43 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ................................................... 43 2.2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu........................................................ 44 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP Xà TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ ĐÔNG.......... 45 3.1. Khái quát chung về Kho bạc Nhà nước Hà Đông.................................... 45 3.1.1. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức hoạt động của Kho bạc Nhà nước Hà Đông .. 45 3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội và ngân sách các phường thuộc kiểm soát của Kho bạc Nhà nước Hà Đông ........................................................................... 47 3.1.3. Khái quát tình hình chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông. ............................................................................................... 47 3.2. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông ................................................................................................. 50 3.2.1. Lập kế hoạch kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước Hà Đông ................................................................................... 50 3.2.2.Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước Hà Đông ......................................................... 50 3.2.3. Thanh tra, giám sát kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước Hà Đông ........................................................................... 62 3.3. Đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông ................................................................................... 64 3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 64 3.3.2. Những hạn chế ...................................................................................... 66 3.3.3. Những nguyên nhân chủ yếu................................................................. 69 CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP Xà TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ ĐÔNG............................................................................... 72 4.1. Mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông........................................................... 72 4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông ........................................................................... 73 4.2.1. Thực hiện đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách, định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã.......73 4.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Kho bạc Nhà nước làm nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã. ............................... 74 4.2.3 Tiếp tục hiện đại hóa, hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã. .................................................. 76 4.2.4. Nâng cao chất lượng dự toán chi thường xuyên ngân sách xã và ý thức chấp hành chế độ chi thường xuyên ngân sách cấp xã của các đơn vị ngân sách cấp xã (các phường) ................................................................................ 77 4.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ......................... 78 4.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính ................................................................... 78 4.3.2. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Trung ương ..................................... 79 4.3.3. Kiến nghị với Sở Tài chính Hà Nội ...................................................... 79 4.3.4. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân các phường......................................... 80 KẾT LUẬN .................................................................................................... 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 83 DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 Nội dung Chi Ngân sách nhà nước các cấp qua các năm 2017, 2018, 2019 Cơ cấu chi ngân sách cấp xã qua các năm 2017, 2018, 2019 Tổng hợp cơ cấu chi thường xuyên ngân sách cấp xã năm 2017, 2018, 2019 Tình hình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách cấp xã qua các năm 2017, 2018, 2019. Tran g 48 49 58 60 DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Sơ đồ Nội dung 1 Sơ đồ 1.2 2 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Kho bạc Nhà nước Hà Đông Sơ đồ quy trình kiểm soát chi ngân thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước quận/huyện i Trang 31 46 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã) là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền nhà nước cấp xã, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cấp xã trong phạm vi đã được phân công, phân cấp quản lý. Ngân sách xã là bộ phận quan trọng của ngân sách nhà nước, mang đầy đủ vai trò của ngân sách nhà nước. Ngân sách cấp xã, vừa là một cấp ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán của ngân sách xã. Mọi khoản thu, chi và thanh toán các khoản cho người thụ hưởng đều do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã/phường quyết định. Toàn bộ các khoản chi của ngân sách cấp xã đều liên quan đến lợi ích của xã/phường, đều có tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội ở xã/phường. Do những đặc điểm như vậy nên công tácquản lý tài chính ngân sách cấp xã rất đa dạng và phức tạp. Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong công tác Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước này thì lãnh đạo Kho bạc Nhà nước và các giao dịch viên đóng vai trò quan trọng. Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi nguồn thu có xu hướng tăng chậm, công tác chi ngân sách nhà nước cần tiếp tục được đặc biệt lưu tâm. Trong đó công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã đóng vai trò rất quan trọng và đòi hỏi chặt chẽ. Nhìn chung, công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước luôn thực hiện đúng dự toán được giao, đầy đủ kịp thời, chặt chẽ. Tuy nhiên còn gặp khó khăn vướng 1 mắc và còn không ít những vấn đề tồn tại do có nhiều chế độ, chính sách thay đổi nhất là trong điều kiện bước đầu thực hiện dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước. Vì vậy kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc nhà nước, nhất là cấp quận, huyện, thị xã cần được nghiên cứu, hoàn thiện một cách khoa học, có hệ thống nhất là trong điều kiện bước đầu thực hiện Dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước. Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài" Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông ". 2. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn Cần thêm những giải pháp nào để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông trong thời gian tới khi bước đầu thực hiện Dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước?. Việc tìm sự giải đáp cho câu hỏi này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần làm sáng tỏ, bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã trong điều kiện thực hiện Dịch vụ công trực tuyến. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống lý luận về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc nhà nước, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông, từ đó chỉ ra những tồn tại và hạn chế nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông trong điều kiện thực hiện Dịch vụ công trực tuyến. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về ngân sách Nhà nước và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước. Thứ hai: Phân tích đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường 2 xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông khi bước đầu thực hiện Dịch vụ công trực tuyến . Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông khi bước đầu thực hiện Dịch vụ công trực tuyến . 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước Hà Đông. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã ở Kho bạc Nhà nước Hà Đông với các phường thuộc quận Hà Đông. Phạm vi thời gian: Sử dụng số liệu của năm 2017, 2018, 2019 để minh họa về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã ở Kho bạc Nhà nước Hà Đông. Phạm vi nội dung: Các vấn đề liên quan đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông. 5. Kết cấu của luận văn: Mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước. Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông Chƣơng 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông, và khuyến nghị. Kết luận 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP Xà QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước đã từng bước làm sáng tỏ các vấn đề trọng tâm cốt lõi và toàn diện về kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc nhà nước. Luận văn thạc sỹ: “ Kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc nhà nước Nước Nghệ An” của tác giả Trần Thị Hồng, năm 2015. Luận văn đã nghiên cứu và đưa ra lý luận về Ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước nói chung. Luận văn đã chỉ ra những hạn chế tồn tại trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Qua đó tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận văn thạc sỹ: “Tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước Thạch Thất” của tác giả Nguyễn Thị Bích, 2015. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng kiểm soát chi ngân sách xã tại địa bàn Huyện Thạch Thất để đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả kiểm soát chi ngân sách xã trên địa bàn trong thời gian tới. Công trình khoa học "Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát chi theo hợp đồng" của Dương Công Trinh đăng trên Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 205( tháng 7/2019). Công trình làm rõ một số vướng mắc bất cập đối với một số hợp đồng trong công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước. 4 Công trình khoa học "Công tác đối chiếu xác nhận số dư Tài khoản tại Kho bạc Nhà nước: Một số vướng mắc và đề xuất kiến nghị" của Lê Văn Hiệp đăng tại Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 201( tháng 3/2019). Các nội dung đăng ký mở và sử dụng tài khoản, bổ sung tài khoản và thay đổi mẫu dấu chữ ký, đối chiếu xác nhận số dư tài khoản trong thực tiễn đã được làm rõ trong công trình nghiên cứu này. Tác giả Phạm Trung Kiên(2016), luận văn thạc sỹ “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc nhà nước Khoái Châu tỉnh Hưng Yên”, chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Tác giả đã đánh giá thực trạng mục tiêu, nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc nhà nước Khoái Châu; Đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này. Các công trình nghiên cứu trên đều chưa đề cập đến tình hình ứng dụng Dịch vụ công trực tuyến vào công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã. Để đáp ứng mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước và giúp giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các đơn vị khi giao dịch với hệ thống Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước các cấp chính thức áp dụng thực hiện các dịch vụ công trực tuyến cho các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư có mở tài khoản giao dịch với Kho bạc Nhà nước, trong đó có các đơn vị sử dụng ngân sách cấp xã. Như vậy các công trình nghiên cứu đều đề cập đến vấn đề lí luận và thực tiễn chi thường xuyên ngân sách cấp xã. Nhưng chưa có công trình nghiên cứu kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã nào thể hiện một cách toàn diện tổng thể tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông nhất là trong tình hình thực hiện dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước hiện nay. 5 1.2. Cơ sở lý luận về Kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách cấp xã tại Kho bạc Nhà nƣớc. 1.2.1. Khái niệm và các lĩnh vực chi thường xuyên ngân sách cấp xã 1.2.1.1.Các khái niệm * Ngân sách Nhà nước: Trong hệ thống tài chính thống nhất Ngân sách Nhà nước là khâu tài chính tập chung giữ vai trò chủ đạo. Đồng thời, Ngân sách Nhà nước là khâu tài chính được hình thành từ rất sớm và gắn với sự tồn tại và phát triển của hệ thống quản lý nhà nước và nền kinh tế hành hoá, tiền tệ. Hiện nay, thuật ngữ “Ngân sách nhà nước”được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội ở các quốc gia, tuy nhiên, quan niệm về Ngân sách Nhà nước còn nhiều điểm chưa thực sự thống nhất. Tại Việt Nam, cũng có nhiều khái niệm khác nhau về Ngân sách Nhà nước . Theo giáo trình Quản lý thu Ngân sách nhà nước (2013) của Học viện Tài chính định nghĩa: “Ngân sách Nhà nước là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử. Ngân sách Nhà nước được đặc trưng bằng sự vận động gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước trên cơ sở luật định. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu”. Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Khoản 14, Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015). Tuy nhiên nếu nhìn nhận khái quát hơn và sâu xa hơn thì Ngân sách 6 nhà nước phản ánh các mối quan hệ phân phối cơ bản của nền tài chính quốc gia. Về mặt kinh tế, Ngân sách Nhà nước thể hiện trong mối quan hệ kinh tếtài chính giữa Nhà nước và các chủ thể của nền kinh tế trong quá trình hình thành, phân bổ và sử dụng Ngân sách Nhà nước, là quá trình phân phối lại thu nhập nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nước. *Ngân sách cấp xã: Ngân sách cấp xã là cấp ngân sách cuối cùng trong hệ thống Ngân sách Nhà nước. Ngân sách cấp xã là toàn bộ các khoản thu, nhiệm vụ chi được quy định dự toán một năm do Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định và giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhằm đảm bảo các chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã. Ngân sách cấp xã có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân, đặc biệt là đối với người dân nông thôn. Ngân sách cấp xã mang tính chất “lưỡng tính”, vừa là một cấp ngân sách vừa là đơn vị dự toán, nó không có đơn vị dự toán trực thuộc, nó vừa tạo nguồn thu vừa phải phân bổ nhiệm vụ chi. * Chi Ngân sách Nhà nước. Chi ngân sách một công cụ của chính sách tài chính quốc gia có tác động rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Chi Ngân sách Nhà nước thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm trang trải cho các chi phí bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội mà nhà nước đảm nhận theo các nguyên tắc nhất định. Theo đó, chi Ngân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi Ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào Ngân sách Nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, chi Ngân sách Nhà nước là những việc 7 cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước. Chi Ngân sách Nhà nước bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư. *Chi thường xuyên: Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. (Khoản 6, Điều 4 Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015). * Chi ngân sách cấp xã, bao gồm chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên nhằm bảo đảm quốc phòng, an ninh của Nhà nước, chi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội; chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập theo quy định khi các tổ chức này được Nhà nước giao nhiệm vụ; chi phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chi khác theo quy định của pháp luật. (Khoản 3, Điều 3 Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016). 1.2.1.2. Các lĩnh vực chi thường xuyên ngân sách cấp xã *Chi quốc phòng: Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của Luật dân quân tự vệ; chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; *Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội: Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; 8 *Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo trên địa bàn xã; *Chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ (không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ); *Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã; *Chi hoạt động văn hóa, thông tin; *Chi hoạt động phát thanh, truyền thanh; *Chi hoạt động thể dục, thể thao; *Chi hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom, xử lý rác thải; *Chi các hoạt động kinh tế bao gồm: Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình khác do xã quản lý; hỗ trợ khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế như: khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định; các hoạt động kinh tế khác; *Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật: Chi hoạt động của các cơ quan nhà nước: Tiền lương cho cán bộ, công chức; tiền công lao động và hoạt động phí đại biểu Hội đồng nhân dân; các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước; công tác phí; chi về hoạt động, văn phòng, như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết; chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc và tài sản cố định khác; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định; chi khác theo chế độ quy định; 9 Kinh phí hoạt động của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ở xã; Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có); Kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở xã theo quy định của pháp luật; * Chi cho công tác xã hội do xã quản lý: Trợ cấp hằng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hằng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 01 lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01 tháng 01 năm 1998 trở về sau do bảo hiểm xã hội chi trả); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; trợ giúp xã hội và công tác xã hội khác; * Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật. (Khoản 2, Điều 10 Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016). 1.2.2. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc nhà nước Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước quận/huyện là quá trình Kho bạc Nhà nước kiểm tra kiểm soát các khoản chi thường xuyên ngân sách cấp xã theo đúng dự toán được giao, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát, thanh toán và chi trả các khoản chi của Ngân sách Nhà nước. Kho bạc Nhà nước là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ Ngân sách Nhà nước . Quản lý cấp phát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước đối với Ngân sách cấp xã nói riêng và Ngân sách Nhà nước nói chung là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị. 10 Kho bạc Nhà nước luôn chủ động, hoạt động độc lập trong việc cấp phát và thanh toán. Tất cả các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Mọi khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước. Việc thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã qua Kho bạc Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước cấp xã. Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhà nước theo đúng trình tự quy định. 1.2.2.1.Lập kế hoạch kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước Để công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã đạt hiệu quả cao, đồng thời trên cơ sở áp dụng các văn bản do Nhà nước quy định về kiểm soát chi ngân sách nhà nước thì công tác lập kế hoạch kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước luôn được chú trọng. Lập kế hoạch kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho 11 bạc Nhà nước là việc Kho bạc Nhà nước quận/huyện căn cứ dự toán ngân sách xã được Phòng Tài chính quận/huyện phân bổ và số chi năm trước thực hiện dự kiến nhu cầu thu chi theo từng năm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách cấp xã. Kế hoạch kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã được lập vào quý cuối năm trước cùng với các kế hoạch thực hiện hàng năm của Kho bạc Nhà nước nhằm đảm bảo cho công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã được chặt chẽ, an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch, hạn chế các khoản chi vượt tiêu chuẩn, vượt định mức, sai chế độ… Kế hoạch kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã được đánh giá hàng năm để tăng hiệu quả của việc lập kế hoạch này. 1.2.2.2. Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn quận/huyện. Xác định tổ chức bộ máy thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn quận/huyện Tại Quyết định số 695/QĐ-KBNN ngày 16 tháng 7 năm 2015 của Kho bạc Nhà nước quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Kho bạc Nhà nước cấp huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật. Từ tháng 10 năm 2018 thực hiện sát nhập phòng với các Kho bạc Nhà 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan