Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoaluan butphapkiaotrongchangvang...

Tài liệu Khoaluan butphapkiaotrongchangvang

.DOC
41
191
122

Mô tả:

Khóa luận chạng vạng
Hoàng Thị Chung - Bút pháp kỳ ảo trong Chạng vạng của Stephenie Meyer Đăng ngày: 00:24 19-03-2010 Thư mục: BÁO CÁO TN A. MỞ ĐẦU 1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài Giữa văn học và đời sống luôn có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Cùng với sự thay đổi về mặt xã hội là sự khởi sắc đáng mừng của văn học, văn nghệ đã có nhiều tìm tòi mạnh dạn cả về nội dung, hình thức, tư tưởng, đến thủ pháp. Vai trò chủ thể của người nghệ sĩ được coi trọng và phát huy mạnh mẽ. Văn học xuất hiện ngày càng nhiều các cá tính, phong cách sáng tạo độc đáo trên tất cả các thể loại với nhiều thành tựu đặc sắc. Có nhiều tác phẩm được coi là bước ngoặc nếu không nói là kiệt tác. Trong đó, ta không thể không kể đến sự nở rộ của thể loại tiểu thuyết, với những tên tuổi trên văn đàn. Các nhà văn đã đưa người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác để thâm nhập sâu vào mọi ngõ ngách của cuộc sống con người trong thời kỳ mới. Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều thần kỳ cần được khám phá. Những bí ẩn của cuộc sống là một hằng số vô tận luôn hấp dẫn sự quan tâm hiểu biết của con người. Trong số mỗi con người không ai là không có tuổi thơ thấm đẫm những câu hò, những câu ca... và những câu chuyện thần kỳ, cổ tích. Tất cả hợp thành một thế giới kỳ ảo với những bà tiên, ông bụt, hồn ma, bóng quỷ, điều ước, thần chú... vừa khiến con người không thôi kinh ngạc, vừa là dưỡng chất nuôi sống bao khát vọng nhân sinh, nhân bản của nhân loại. Có những nhân vật làm ta khiếp sợ nhưng lại có những nhân vật làm ta yếu mền và luôn gọi tên họ khi ta có việc khó khăn. Tất cả những điều đó đã tạo cuộc sống nhiều màu sắc của con người, nó đã đi vào nghệ thuật một cách bịnh di như thế. Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng đều khơi nguồn từ cuộc sống. Lấy đối tượng là cuộc sống nghệ thuật luôn tìm tòi, khám phá ở mọi mặt, mọi vấn đề của nó. Chính trong quá trình ấy, nghệ thuật đã tự hình thành và xây dựng cho mình phương thức thể hiện mới. Hay nói đúng hơn trong sự chiếm lĩnh và thể hiện đời sống, người nghệ sĩ không chỉ đơn thuần tập trung và xây dựng hình tượng nghệ thuật về con người, mà đôi khi thể hiện cái bao la, mênh mông, vốn có của thế giới, người nghệ sĩ phải tìm đến những hình tượng khác. Đó chính là cái khác người, ngoài người, là cái kỳ ảo, mơ hồ... Chúng ta, có thể nhận thấy khá rõ trong các tác phẩm từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, đều có sự tồn tại, bình đẳng của các nhân vật thần linh, ma quỷ so với những nhân vật là con người... Những nhân vật ấy không những mang đầy đủ đặc tính, phẩm chất của con người, mà còn vượt xa hơn cái mà con người không làm được. Tất cả là nhờ vào những yếu tố kỳ ảo, mơ hồ mà các nhà văn đã xây dựng trong khi sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Cuộc sống là một hiện thực vật chất tồn tại vận động theo quy luật tuần hoàn của vũ trụ. Nhưng khi nó được soi chiếu và hội tụ vào nghệ thuật thì nó được nhìn nhận như một sinh thể có đời sống riêng biệt đầy màu sắc và đa dạng. Đó là nhờ vào lăng kính nghệ thuật của nhà văn. Lăng kính ấy phải mờ ảo, phải đẹp hơn, phải cao siêu hơn. Vì vậy, những đổi mới, cách điệu trong nghệ thuật và cũng từ đây, nó tạo ra hiệu ứng thẩm mĩ nhất định để trở lại làm đẹp thêm cho cuộc sống và làm đẹp thêm cho sự phong phú trong tâm hồn của con người chúng ta. Chính vì vậy, việc giải quyết đề tài “bút pháp kỳ ảo trong tiểu thuyết Chạng Vạng của nhà văn Stephenie Meyer”, chúng tôi mong sẽ đi sâu khám phá, những nét đặc sắc nghệ thuật trong việc thể hiện bút pháp kỳ ảo của nhà văn trên nhiều bình diện quan trọng như; nhân vật, cốt truyện, không gian nghệ thuật và ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết... Trong đề tài này, chúng tôi mong muốn qua việc phân tích bút pháp kỳ ảo của tiểu thuyết Chạng vạng, giúp người đọc thấy được những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tiểu thuyết này. Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ trở thành một tư liệu cần thiết và hữu ích cho việc nghiên cứu, sưu tầm và tra cứu về tác phẩm của người đọc. Với công trình này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp thêm một khía cạnh mới khi nghiên cứu tác phẩm để người đọc có cái nhìn toàn diện và cái nhìn bao quát hơn. 2. Lịch sử nghiêm cứu vấn đề Nhà văn Stephen Meyer là tác giả của cuốn tiểu thuyết Chạng vạng được người đọc hưởng ứng rất cao. Chạng vạng được nhiều lời tán dương và đã dành giải thưởng được nhiều danh hiệu qua trọng, trong đó có: Tiểu thuyết xuất sắc nhất theo đánh giá của giới biên tập của New york Times, “Sách hay nhất trong năm của Pubichers Weekly” “Một trong những cuốn sách hay nhất dành cho giới trẻ” của American Library Association Được dịch trên 20 thứ tiếng và trong đó có Việt Nam Và cũng đã có một số bài viết nhận định của đọc giả cho cuốn tiểu thuyết này. Như bài viết của Hà Tùng Sơn: “ Điều kì lạ của cuốn tiểu thuyết Chạng vạng là nếu bạn đọc, dù cuốn sách dày đến gần bảy trăm trang, bạn sẽ ngay lập tức bị nó hút hồn và như vậy, bạn sẽ khó rời bỏ nó. Không những thễ có những bạn đọc vừa nối tiếc vì thấy trang cuối của cuốn sách đang đén gần. Đó quả là một điều hiếm thấy khi mà trong xã hội chúng ta đang sống, các phương tiện nghe nhìn và mạng internet toàn cầu đang ngày càng lấn lướt các tác phẩm in ấn. Và cũng xin nói luôn, mặc dù tác phẩm xuất chúng như vậy, nhưng Chạng vạng lại là tác phẩm đầu tay của nữ văn sĩ Meyer. Đọc Chạng vạng, bạn đừng bỏ qua bìa sách với hình ảnh đôi bàn tay thiếu nữ đang nâng niu quả táo chín màu đỏ sẫm. Quả táo tượng trưng cho đôi trái cấm trong kinh thánh. Nó cũng là hình ảnh của tình yêu say đắm bị cấm đoán giữa Bella và Edward. Khi nâng trái cấm trên tay, khi đã ở trong hòa quang rực rõ của tình yêu, hoặc Bella chỉ có mọt sự lựa chọn; hoặc ăn trái cấm để có thể sống chết với tình yêu, hoặc từ bỏ nó. Đó cũng là câu hỏi để ngỏ của tác giả Chạng vạng dành cho bạn đọc mà khi phải đến trang cuối cùng của cuốn sách, bạn mới có thể nhận thấy. Và vì thế, cuộc sống, cũng như tất cả những mối tình tươi trẻ trên thế giới này, luôn hấp dẫn và bí ẩn. không thể nói trước điều gì khi ta chưa nhắm lại vĩnh viễn đôi mắt của mình. Hãy như người ta thường nói, với tô, tất cả đều đang ở phía trước”. Hay một lời nhận định: “Yếu tố kỳ ảo của cuốn sách tăng vụt với sự cuồng nhiệt của một mối tình bí mật... Chạng vạng sẽ khiến người đọc chìm đắm vào nó”. – School Library Journal Ý kiến phê bình của, Booklist viết, “có một số thiếu sót ở đây – cốt truyện đáng ra nên chặt chẽ hơn, quá dựa dẫm vào tính từ và trạng từ để nâng đỡ cho các đoạn đối thoại - nhưng cuốn truyện lãng mạn một cách đen tối này len lỏi vào tâm hồn”. Kirkus viết: “Chạng vạng vượt quá sự hoàn hảo: Chân dung của Edward, một anh hùng bi kich quỷ dữ, quá thơ mộng, và sức quyến rũ của Bella dựa trên phép màu nhiều hơn nhân cách. Tuy nhiên, cách lột tả đôi tình nhân bất hạnh này có một sức hút lạ lùng; những người hâm mộ tiểu thuyết lãng mạn đen tối không thể cưỡng nổi nó”. Các bài viết, hay các ý kiến phê bình trên ít nhiều liên quan đến đề tài nghiên cứu cảu chúng tôi. Đó là những gợi ý, phát hiện có tính chất gợi mở giúp chúng tôi kế thừa vầ phát triển hoàn thành đề tài của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Giới hạn tác phẩm Với đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề thuộc về bút pháp kỳ ảo trong tiểu thuyết Chạng vạng của nhà văn Stephenie Meyer, để người đọc thấy được những độc đáo trong cách khai thác đề tài của tác giả. Và hiểu hơn đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm, cũng như những gửi gắm sâu kín của nhà văn qua cách thức kỳ ảo mà họ sử dụng. Giới hạn đề tài Chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề bút pháp kỳ ảo qua tiểu thuyết Chạng vạng của nhà văn Stephenie Meyer. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu dùng các phương pháp: khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, chứng minh, tổng hợp để nghiên cứu. Qua đó, làm sáng tỏ những đặc trưng nổi bật của “bút pháp kỳ ảo” trong tiểu thuyết. Đồng thời vận dụng lý thuyết của lý luận văn học, tiếp nhận văn học để tiếp cận, nghiên cứu sâu hơn, khách quan hơn. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần và phần kết luận, đề tài của chúng tôi gồm ba chương: Chương 1: Văn học kỳ ảo và nhà văn Stephenie Meyer với tiểu thuyết Chạng vạng. Chương 2: Bút pháp kỳ ảo trong xây dựng nhân vật và không – thời gian kỳ ảo của tiểu thuyết Chạng vạng. Chương 3: Nghệ thuật sử dụng bút pháp kỳ ảo trong tiểu thuyết Chạng vạng. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VĂN HỌC KỲ ẢO VÀ NHÀ VĂN STEPHENIE MEYER VỚI TIỂU THUYẾT CHẠNG VẠNG 1.1. Văn học kỳ ảo Trong hành trình tinh thần tìm hiểu đến với mạch nguồn sâu xa của đời sống nghệ thuật chắc chắn không thể tồn tại, chắc chắn sẽ mất đi mọi giá trị nếu nó chỉ là bản sao hoàn hảo của cuộc đời. Có thể nhận thấy rằng, trong rất nhiều những phương tiện, chất liệu để khám phá và phản ánh đời sống khách quan, thì trí tưởng tượng và sự hư cấu là một trong những chất men của nghệ thuật, đem lại hiệu quả thẩm mỹ trong cách tiếp cận và chiếm lĩnh hiện thực. Nó được xem như là một biện pháp nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo dồi dào của những người nghệ sĩ. Bằng cách “dùng một hình thức không có thực để phản ánh cái có thực”, nhà văn đã tạo ra một thế giới hoàn toàn mới mẻ, sinh động, khác lạ. Chính thế giới ấy đã mở ra cánh cửa của sự lôi cuốn ngầm nhưng vô cùng mạnh mẽ, thu hút sự say mê hưởng ngoạn, khát khao nếm trải sự sống một cách khó cưỡng lại của con người. Và đó cũng là cách chạm tay vào cuộc sống, hướng tầm mắt của con người nhìn ra thế giới xung quanh, từ đó soi rọi vào chính mình, với một cảm xúc thẩm mĩ mới. Vậy kỳ ảo là gì? 1.1.1. Khái niệm “kỳ ảo” dưới góc nhìn văn học Khái niệm “kỳ ảo” trong văn học có nội hàm rất rộng. Chính điều này đã tạo ra sự nhập nhằng, không thống nhất giữa các thuật ngữ dùng để gọi tên các tác phẩm mà trong nội dung và hình thức của nó có sự hiện diện ít nhiều của yếu tố kỳ lan, hoang đường. Cùng một tác phẩm nhưng có người lại cho đó là truyện kinh dị, truyện huyễn tưởng, hay là truyện quái dị, trong khi ý kiến khác lại đánh giá đó là tác phẩm thuộc thể loại kỳ ảo. Để có thể phân biệt rõ cái khái niệm trên, tránh sự nhầm lẫn, chúng ta cần phải hiểu như thế nào là “kỳ ảo”. Trong lĩnh vực văn chương, thuật ngữ “kỳ ảo” được chuyển nghĩa từ thuật ngữ “le fantastique” trong tiếng pháp. Theo từ điển Pháp – Việt thì “le fantastique” là sản phẩm của tư tưởng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng, ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế. Nếu xét về mặt từ nguyên, thì “le fantastique” có nguồn gốc từ trong tiếng la tinh có nghĩa là tưởng tượng, là ảo, phi thực... Theo thời gian, nghĩa của từ này dần dần thiên về dùng để chỉ những hiện tượng mà ở đó ranh giới giữa cái cụ thể và sự mơ hồ không còn phân biệt rõ ràng. Vì vậy, từ định nghĩa trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy đặc trưng của cài kỳ ảo chính là cái bình thường đã bị cái phi thường xâm lấn, phá vỡ cái trật tự bình thường đó và mở đường cho cái phi thường thâm nhập vào tính tất yếu không thể đảo ngược. Thuật ngữ “kỳ ảo”, theo cách hiểu của người phương Đông thì “kỳ” chính là khác thường, là hiếm hoi, không bình thường. Theo lý luận hiện đại, thì “kỳ” chính là một thủ pháp nghệ thuật có chức năng “lạ hóa” văn học, lưu giữ ấn tượng, cuốn hút độc giả làm thành quan niệm “phi kỳ bất truyền” của văn học phương Đông. Còn “ảo” là cài không thực, là trạng thài mơ hồ giữa hai đối cực thật – giả, có – không của con người. “Ảo” không phải tự nhiên mà có, nó xuất hiện từ sự kích thích của hiện thực cụ thể và trở thành cái bóng của hiện thực. Nếu quan niệm của người phương Tây cho rằng “kỳ ảo” được tạo thành do sự xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau giữa hai yếu tố bình thường và phi thường, thì phương Đông cũng cho rằng sự tương tác qua lại giữa hai cực “kỳ” và “ảo” chính là môi trường để yếu tố kỳ ảo xuất hiện và tồn tại. Hay nói cách khác, “kỳ ảo” bao hàm trong nó cả cái kỳ và cái ảo. Có lẽ đây chính là điểm gặp nhau thú vị giữa hai nền văn học vốn xa cách về địa lý phương Đông và phương Tây chăng? Và ta cũng có thể thấy được sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây về quan niệm “kỳ ảo”. Cái kỳ ảo của phương Đông mang nặng tính duy cảm, linh cảm, trực giác và tâm linh. Trong khi đó, cái kỳ ảo của phương Tây lại thiên về lý trí, là logic tưởng tượng ở cấp độ cao nhằm thể hiện sự nhỏ bé, hư vô của kiếp người. Từ sự gặp nhau trong quan niệm của phương Tây và phương Đông, ta có thể thấy rằng, trong văn học , yếu tố kỳ ảo là những điều lạ lùng, huyền bí, vừa chân thực lại vừa huyễn hoặc, được tạo ra do sự xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau giữa hai yếu tố bình thường và phi thường, tồn tại trên hai trục thực ảo, với đặc trưng là tưởng tượng, hư cấu có sức lay động hứng thú thẩm mỹ của người đọc. Đã có khá nhiều định nghĩa về yếu tố kỳ ảo của các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng như thế giới. Nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn trong tác phẩm “Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac” thì viết: “Cái kỳ ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhừ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo... Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên thực tế và tồn tại độc lập, không không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng. Nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc thì nói: “Cái kỳ ảo là sản phẩm không lý giải được của luật nhân quả”. Nhà nghiên cứu Tozevon Todorov thì đưa ra ý kiến: “Trong một thế giới thực sự thuộc về ta, thế giới mà ta không biết quý nhân, tiên nữ, không có ma cà rồng đã xảy ra một sự kiện không thể giải thích được bằng chính cái thế giới quen thuộc này. Người cảm nhận sự kiện phải lựa chọn một trong hai dạng khác, hoặc đây chủ là ảo ảnh của giác quan , một sản phẩm của tưởng tượng. Và những quy luật của thế giới này vẫn vậy hoặc quả thực sự kiện đã diễn ra, nó là bộ phận của toàn bộ thực tế, nhưng bây giờ thực tế ấy lại được điều hành bởi những quy luật mà chúng ta không biết. Hoặc yêu quái là một ảo tượng, một sinh thể tưởng tượng, hoặc nó tồn tại thật sự như mọi sinh thể sống khác, với hạn chế là hiếm khi gặp nó”. Nhà triết học và thần bí Nga Soloviov thì viết: “ Trong cái kỳ ảo thật, người ta luôn giữ một khả năng bề ngoài về hình thức của một sự giải thích đơn giản những hiện tượng. Song đồng thời sự giải thích này lại hoàn thiếu khả năng có thật trong nội tại”. Trong tác phẩm truyện kể kỳ ảo ở Pháp, Castex cũng viết: “Cái kỳ ảo (...) được đặc trưng (...) bởi một sự xâm nhập đường đột của cái bí ẩn vào khuôn khổ của cuộc sống hiện thực”. Qua những ý kiến trên, ta thấy về khái niệm, tên gọi của yếu tố kỳ ảo cũng chưa thật thống nhất. Mỗi người lại đưa ra một cách hiểu khác nhau. Nhưng xuất phát từ những tiêu đề về tâm lý, xã hội, chúng ta có thể thấy rằng; cái kỳ ảo chính là sản phẩm của tự lực, những yếu tố có tính siêu nhiên, nằm ngoài tư duy lý tính của con người. Nó tham gia vào sự phát triển của cốt truyện và tạo nên những phản ứng nhận thức của người tiếp nhận một cách mạnh mẽ. Hay nói cách khác, nó tạo nên những cú “sốc” về tâm lý, nhận thức, làm xuất hiện những dấu hỏi về nguồn gốc xuất hiện yếu tố kì ảo. Vì thế không hòa tan vào các dạng thức khác của tư tưởng. 1.1.2. Tiến trình phát triển của văn học kỳ ảo Văn học kỳ ảo không tự nhiên mà xuất hiện. Nó bắt nguồn từ những cơ sở tư duy nghệ thuật, cơ sở tâm lý của nhà văn và cơ sở xã hội nhất định Trước tiên là cơ sở tư duy nghệ thuật. Tư duy nghệ thuật được chia thành hai kiểu tư duy: tư duy thuận lý và tư duy bất thuận lý. Tư duy thuận lý, hay còn gọi là tư duy duy lý là tiền đề tạo nên nhiều khuynh hướng văn học như: văn học hiện thực, văn học hình sự, văn học trinh thám... Nghĩa là các nhà văn thuộc khuynh hướng trên, thì tiến trình tư duy nghệ thuật thuận lý của họ được hình thành dựa trên ba thành tố chính: suy luận quy nạp, suy luận diễn dịch và suy luận giản lược. Chính vì thế nên các sự vật, hiện tượng trong các tác phẩm văn học hiện thực, hình sự ... thường được diễn theo một trật tự logic thông thường. Tuy nhiên, trong văn học kỳ ảo là một sự trái ngược. Một tác phẩm văn học kỳ ảo không thể hình thành dựa trên tư duy thuận lý, nó được xây dựng từ một tư duy nghệ thuật hoàn toàn trái ngược: tư duy bất thuận lý hay còn gọi tên là tư duy phi lý. Trong tư duy này , thì sự phi logic mới là điểm quan trọng để tạo nên yếu tố kỳ ảo trong văn học. Chính sự bất thuận lý này, phi logic, sự xáo trộn trật tự tự nhiên và thách thức những đầu óc duy lý thông thường mới tạo ra được cái phi thường hay là cái kỳ ảo. Vì thế, có thể nói: tư duy bất thuận lý chính là cơ sở về mặt tư duy nghệ thuật để hình thành nên văn học kỳ ảo. Cơ sở tâm lý của văn học kỳ ảo được bắt nguồn từ chính nội tâm bí ẩn của con người. Nó gắn chặt với tâm lý vừa lo sợ lại vừa tò mò của con người về những gì không lý giải được hoặc không được phép lý giải trong thế giới mà con người đang tồn tại. Sự phức tạp về mặt tâm lý này là điều kiện tốt nhất để yếu tố kỳ ảo đầu tiên xuất hiện trong văn học. Cơ sở xã hội để yếu tố kỳ ảo xuất hiện và phát triển một cách mạnh mẽ trong văn học, đặc biệt là văn học hiện đại chính là sự phát triển như vũ bão của xã hội văn minh. Xã hội càng tiến tới văn minh thì văn học kỳ ảo lại càng phát triển mạnh mẽ. Tại sao lại như thế? Phải chăng điều này liên quan đến cơ sở xã hội của văn học kỳ ảo. Chính xã hội văn minh với các thiết khoa học hiện đại đã dẫn đến tình trạng con người bị đồ vật hóa, máy móc hóa mà thiếu đi tình cảm vốn có của mình. Con người trở nên có nhu cầu bổ huyết sự thiếu hụt đó bằng trí tưởng tượng. Từ đó, yếu tố kỳ ảo được sự dụng trong văn học với mục đích “thỏa mãn cái lí tưởng đạo đức đang mâu thuẫn với một môi trường xã hội nhất định”. (Arnaudop) Tóm lại, cơ sở về tư duy nghệ thuật, tâm lý, xã hội trên đây chính là những nền tảng, mạch nguồn của văn học kỳ ảo hình thành và phát triển. Và đó cũng là những yếu tố cần lưu ý khi chúng ta tiếp cận hay nghiên cứu một tác phẩm văn học thuộc khuynh hướng kỳ ảo. 1.2.1 Stephenie Meyer với tiểu thuyết Chạng vạng Stephenie Meyer sinh tại Hartford, Connecticut, là con của Stephen và Candy Morgan. Bà lớn lên tại Phoenix, Arizona cùng 5 anh chị em: Seth, Emily, Jacob, Paul, và Heidi. Bà theo học tại Chaparral High School, Scottsdale, Arizona và đại học Brigham Young ở Provo, Utah, nơi bà nhận bằng cử nhân Văn học Anh năm 1995. Meyer, một thành viên của The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints, gặp chồng bà Christian, biệt danh "Pancho", ở Arizona và lấy ông năm 1994. Họ có 3 người con: Gabe, Seth, và Eli. Khi Twilight – tập đầu trong số 4 cuốn tiểu thuyết “tình cảm lãng mạn, kinh dị, hồi hộp” - ra mắt độc giả năm 2005, Stephenie Meyer là một bà mẹ bình thường ngoan đạo, 32 tuổi, có chồng và ba đứa con, sống vô danh ở thành phố Phoenix, bang Arizona. Một tháng sau khi phát hành, Twilight đứng hạng 5 trên danh sách 10 cuốn sách bán chạy nhất ở Mỹ do nhật báo The New York Times bình chọn. Nó được nhanh chóng dịch ra 20 thứ tiếng trong đó có Việt Nam (NXB Trẻ). Nhà xuất bản Little, Brown & Company ký luôn với tác giả ba cuốn sách “hậu Twilight”. Cuốn thứ hai có tựa đề New Moon (Vầng trăng mới) đã xuất bản vào tháng 8-2006. Cuốn thứ ba Eclipse (Thiên thực) cũng xuất bản tháng 8-2007. Ba cuốn sách vừa kể đã bán được tổng cộng 1,3 triệu bản trong nước. Cuốn thứ tư Breaking Dawn (Bình minh tan vỡ) dự kiến sẽ ra mắt vào ngày 2-8 năm nay. Đây là cuốn cuối cùng của bộ tiểu thuyết Twilight. Ý tưởng viết cuốn Twilight đến với Stephenie Meyer một cách tình cờ. Đêm 2-6-2003, bà nằm mơ thấy một cô gái gặp một chàng trai ma cà rồng trong rừng. Sáng hôm sau, Stephenie, vốn là sinh viên ngữ văn Anh, bắt đầu đặt bút viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong đời. Ba tháng sau bà hoàn thành tác phẩm dày 500 trang viết về một cô gái mới lớn tên Isabella Swan đến thị trấn Fork, bang Washington , gặp và yêu một cậu ma cà rồng tên Edward Cullen. Giải thích sự thành công chớp nhoáng của mình, bà Stephenie nói: “vì nhân vật chính trong tiểu thuyết là một cô gái mới lớn giống như mọi cô gái bình thường khác. Isabella không phải là anh hùng, cũng không phân biệt được áo hàng hiệu Prada với các chiếc áo khác. Cô ta rất đỗi bình thường. Điều này khác với nhiều nhân vật nữ chính trong các cuốn tiểu thuyết khác. Hơn nữa, Isabella là một cô gái ngoan và tốt bụng. Đó là cách mà tôi nghĩ về những cô gái mới lớn. Tôi cũng đã từng là một cô gái như thế”. Stephenie thừa nhận suy nghĩ của bà chịu ảnh hưởng của giáo phái Mormon mà cả hai vợ chồng bà là con chiên ngoan đạo. Cộng đồng nơi bà sinh sống cũng có rất nhiều cô gái ngoan hiền. Bạn bè thuở mới lớn của bà cũng đều là những người tử tế. Bà nói: “Con gái hay con trai đều như nhau. Do đó, trong sách của tôi không có những chàng trai hay cô gái xấu nết. Ngay những đứa con trai ngổ ngáo cũng có những mặt tốt. Tôi là loại người nhìn thế giới không chỉ thấy có những chuyện tiêu cực”. Tuy các tác phẩm của Stephenie có nhiều yếu tố kinh dị, hồi hộp nhưng, theo bà, chủ yếu là một câu chuyện tình lãng mạn. Ngay khi xem phim, bà cũng chỉ thích coi phim trữ tình bởi vì “đó là cảm xúc mãnh liệt nhất”. Bà cho biết viết truyện mang hơi hướm kinh dị nhưng chưa từng đọc truyện ma cà rồng Dracula của nhà văn Stam Broker. Phim nói về ma cà rồng, bà cũng chỉ xem một số tập phim Interview with a Vampire (Phỏng vấn ma cà rồng) trên tivi. Ngoài ra bà không thích xem phim kinh dị hay những phim bạo lực cấm khán giả dưới 16 tuổi. Một thói quen không thể bỏ được khi sáng tác của Stephenie Meyer là vừa viết vừa nghe nhạc. Khi sáng tác cuốn Twilight đầu tiên, bà nghe nhạc của nhóm Linkin Park . Stephenie cho biết loại nhạc của nhóm này rất thích hợp khi viết các cảnh hành động. Nhất là nhịp điệu của nó. Nhưng khi viết cuốn New Moon, bà chỉ nghe nhạc của Muse là ban nhạc bà yêu thích nhất. Nó đặc biệt thích hợp khi bà viết những trường đoạn mô tả cảm xúc hối hận, lo lắng của các nhân vật. Đến khi viết cuốn Eclipse, bà lại nghe nhạc của nhóm OK Go và Gomez . Stephenie Meyer (nhũ danh Morgan, sinh ngày 24 tháng 12 năm 1973) là nhà văn người Mỹ, nổi tiếng với bộ tác phẩm ăn khách dành cho giới trẻ Chạng vạng, xoay quanh tình yêu giữa Bella Swan - một con người và Edward Culle - một ma cà rồng. Chạng vạng đã tiêu thụ được hơn 40 triệu bản trên toàn thế giới, dịch sang hơn 37 ngôn ngữ. Phim dựa theo Chạng vạng được phát hành tại Mỹ vào ngày 21 tháng 11 năm 2008. Meyer cũng là tác giả của cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng The Host. Stephenie Meyer là tác giả có tác phẩm bán chạy nhất năm 2008, đã bán hơn 22 triệu bản với Chạng vạng là sách bán chạy nhất của năm. 1.2.2.TÓM TẮT TÁC PHẨM Isabella “Bella”Swan chuyển nơi ở từ vùng Phoenix , Arizona đầy nắng đến vùng Forks, Washington ẩm ướt quanh năm, để sống với cha của cô, ông cảnh sát trưởng Chiarlie. Chọn quyết định như vây để cho mẹ cô, Renee, có thể đi theo chồng mới của bà , Phil Dwyer, một cầu thủ bóng chày ở giải cấp thấp. Tại Phoenix cô là một người khá cô đơn, nên cô đã rất ngac nhiên khi nhận được quá nhiều sự chú ý tại ngôi trường mới, và nhanh chóng kết ban với vài học sinh. Điều làm cô không ngờ tới là có một số chàng trai trong trường tìm cách làm quen với một Bella ngại ngùng ở ngôi trường mới. Bella ngồi kế Edward Cullen trong lớp học buổi đầu tiên ở trường, Edward dường như hoàn toàn khó chịu với sự có mặt của Bella.Cậu thậm chí còncố gắng thay đổi lịch học để tránh mặt cô,khiến cho Bella hoàn toàn bối rối về thái độ của cậu.Sau khi giả vờ nói ngọt với một người bạn của một gia đình,Jacob Black,để dụ anh này kể cho cô nghe các truyền thuyết của bộ lạc da đỏ tại đây,Bella kết luận rằng Edward và gia đình của cậu chính là những ma cà rồng.Mặc dù cô bị anh ta thu hút một cách không thể lí giải được thậm chí khi cô cho rằng Edward uống máu người,cô cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi biết được rằng gia đình nhà Cullen đã chọn cách tồn tại mà không uống màu người, mà thay vào đó là máu các con thú. Edward tiết lộ cho cô biết rằng ban đầu cậu tránh mặt Bella vì mùi máu của cô gợi lại cho cậu bản năng thèm khát. Qua thời gian, Edward và Bella ngã lòng yêu nhau. Mối quan hệ tưởng chừng như hoàn hảo của họ bỗng nhiên gặp rắc rối khi một nhóm ma cà rồng khác lưu lạc đến Forks, và James, một ma cà rồng săn người, quyết định rằng sẽ săn đuổi Bella đẻ thỏa mãn lòng vui thích. Gia đình Cullen lên kế hoạch làm sao lãng tên săn người bằng cách chia tách Bella và Edward , và Bella được gửi tới trốn taị một khách sạn ở Phonenix. Sau đó Bella nhận được một cuộc gọi từ James, hắn bảo rằng hắn đã bắt được mẹ của cô, và Bella phải tự nộp mình cho James tại phòng tập khiêu vũ nơi cô từng học, để cứu bà. Cô đã làm theo, và tại phòng khiêu vũ, James đã tấn công cô. Edward, cùng với những người còn lại trong gia đình gia đình bác sĩ Cullen đã cứu sống Bella trước khi James có thể giết cô. Ngay khi nhận ra James đã cắn vào tay Bella, Edward đã hút chất độc ra khỏi cơ thể cô trước khi nó lan tỏa và biến cô thành một ma cà rồng. Sau khi quay trở về Forks, Bella và Edward tham dự lễ hội cuối năm và Bella bày tỏ mong muốn của cô muốn trở thành một ma cà rồng, nhưng Edward từ chối điều đó bằng mọi giá. CHƯƠNG 2: BÚT PHÁP KỲ ẢO TRONG XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT CHẠNG VẠNG Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “ Nhân vật là một thuật ngữ chỉ hiện tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu của sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật có khi là một loài cây, một con vật, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người”. Và nhân vật văn học chính là sự thể hiện quan niệm nghệ thuạt của nhà văn về con người. Vì vậy, có thể khẳng định rằng: “Văn học không thể thiếu nhân vật. Vì đó chính là phương tiện cở bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng, nhà văn sáng tạo ra nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một loài người nào đó, về một vấn đề nào đó trong một hiện thực”. [5; 126] Nhân vật chính là dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất đinh. Nhân vật, vì thế mà được xem là linh hồn của tác phẩm văn học. tác phẩm có tồn tại được lâu hay không chính là phụ thuộc vào sức sống của nhân vật. Đặc biệt là khi có sự hỗ trợ của phương thức kỳ ảo, việc xây dựng nhân vật lại càng trở nên có giá trị và có ý nghĩa to lớn hơn rất nhiều. Các tác giả đã cố gắng xóa bỏ đi cái ranh giới giữa nhân vật và con người ngoài đời để chúng ta có thể gặp họ như chính người quen biết trong cuộc sống. Những nhân vật này không còn mang tính phiến diện, phát triển theo ý đồ của tác giả, mà sinh động, mền mại bởi sự phát triển tự nhiên với đầy đủ nét đa dạng và phong phú, phức tạp của tình cảm con người đặt trong mối quan hệ của xã hội. Trong tiểu thuyết Chạng vạng, bút pháp kỳ ảo đã trở thành phương tiện hữu hiệu để nhà văn xây dựng một thế giới nhân vật đa dạng, độc đáo. Bên cạnh, những nhân vật là con người của thế giới hiện thực thì nhà văn còn sáng tạo ra các nhân vật kỳ ảo. Nhân vật thuộc nhiều kiểu dạng như: nhân vật chính diện, nhân vật siêu nhiên, nhân vật lưỡng diện... 2.1 Nhân vật chính diện Isabella “Bella” Maire Swan là một nhân vật được nhà văn Stephenie Meyer hư cấu và là vai trò chính của bộ tiểu thuyết Chạng vạng. Nhà văn đã xây dựng nhân vật Bella là một cô gái 17 tuổi, vừa chuyển tới từ Phoenix, Arizona để sống cùng với bố nơi chôn rau cắt rốn của cô ở Forks, Washington. Tại nơi đây, cô bị cuốn hút bởi một học sinh nam, Edward Cullen. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết là câu chuyện được cô kể lại trong lúc cô chuyển tới nơi chôn rau cắt rốn của cô. Bella là một cô gái mạnh mẽ, được nhà văn Meyer miêu tả là một cô gái có làn da trắng mịn, mái tóc dài nâu sẫm, suôn mượt, và đôi mắt nâu sô cô la, gương mặt trái xoan. Bella không bao giờ được nhà văn miêu tả chi tiết. Và bà giải thích rằng: “ bỏ qua những sự miêu tả chi tiết về Bella để đọc giả dễ dàng hóa thân vào nhân vật”. Ngay khi mới chuyển tới nơi đây cô đã làm quen được với rất nhiều người bạn, nhưng đối với Edward thì lại có một cái gì đó khác lạ so với những người bạn ở nơi mới chuyển tới này. “Mỗi ngày, cứ thấy anh chị em của Edward vào quán ăn tự chọn mà không thấy hắn ta đâu là tôi lại ấy náy, bất an” [11;56] . Đây là sự khác biệt đối với các nhân vật khác trong tiểu thuyết. Là một hiện tượng rất đặc biệt khi Bella chuyển tới nới đây. Và từ khi Bella gặp Edward với một suy nghĩ thật là lạ. Trong con người này dường như thật là khó hiểu, sự khó hiểu ở đây chính là ở trong con người cô lúc nào cũng phải suy nghĩ tới một con người bí hiểm như Edward. Từ một cô gái bình thường như bao con người sống ở nới đây. Nhưng sau khi gặp Edward thì Bella đã chuyển thành một con người hoàn toàn khác hẳn. “Trong lòng tôi cứ không thôi nghĩ về Edward, vậy là hắn ta vẫn ở đó. Những phản ứng tự vệ của hắn ta ở phòng lớn chính là bằng chứng xác thực cho những hiện tượng lạ lùng mà tôi dám chắc một điều rằng chính tôi, chứ không phải ai khác, là người đã chứng kiến từ đầu đến cuối”.[11; 97] Không chỉ Edward xuất hiện trong tâm tưởng của Bella mà trong cả những giấc mộng. Sau khi, mấy ngày sau khi nghỉ học Edward đã trở lại trường học và bắt đầu mối quan hệ giữa Bella và Edward có một sự bí ẩn ở đây. Trong những giấc mơ của Bella đều thấy xuất hiện hình ảnh của Edward: “Trong giấc mơ của tôi, trời tối đen như mực, thứ ánh sáng mập mờ duy nhất có được hình như tỏa ra từ làn da của Edward. Tôi không nhìn rõ được gương mặt của hắn ta, mà chỉ có thể nhận ra mỗi cái lưng của hắn đang mỗi lúc một xa dần, còn lại tôi một mình giữa tăm tối. Cho dù có cố chạy đuổi theo nhanh bao nhiêu , tôi cũng không thể bắt kịp được Edward; cho dù có cố gào thét gọi tên hắn ta đến thế nào, hắn ta không một lần ngoái lại”. [11; 99] Nhân vật Bella được nhà văn Meyer miêu tả như một người biết quan tâm, chu đáo, thông minh và sắc sảo đồng thời cũng rất hay vụng về và bướng bỉnh. Chỉ với những ngày mới tiếp xúc với Edward trong một thời gian ngắn mà cô đã nhận ra sự khác biệt của Edward với những con người khác. “Mình khó giải thích chính xác được ... Nhưng bên trong con người anh ấy cũng tuyệt vời không kém gì gương mặt đâu – (Một ma – cà – rồng mà muốn trở thành người tốt... Một kẻ luôn tìm cách cứu sống người khác thì hiển nhiên không thể nào là quái vật được...). Đó là, sự thông minh và nhạy bén của Bella trong khi tiếp xúc với Edward. Trong con người của Bella không lúc nào là không nghĩ tới Ewdard và giữa họ đã nảy sinh một tình yêu. Tình yêu ấy thật là mãnh liệt, khi biết Edward là một ma cà rồng thì trong con người cô lại có thêm một sức mạnh để có thể muốn được ở gần Edward hơn. Trong suốt cuốn tiểu thuyết là lời kể của Bella vể câu chuyện tình yêu của cô. Tình yêu mà cô dành cho Edward là một tình yêu trong sáng và đầy sự bí hiểm. Cô nhận thấy con người của Edward bí hiểm ngay trong những ngày đầu khi cô tiếp xúc nói chuyện với anh ta. Và cũng ngay chính ánh mắt đầu tiên mà cô nhìn vào mắt của Edward. Trong ánh mắt ấy đã nói lên tất cả. Và với sự thông minh của mình cô cũng đã nhận ra được suy nghĩ cảu Edward qua ánh mắt của anh ta. “Ngày qua ngày, tôi nhận ra đôi mắt vàng óng của Edward đang trở nên đen lại. Ấy vậy, tôi không tỏ vẻ gì gọi là quan tâm đến sự có mặt của hắn ta như hắn ta vẫn hành sử đối với tôi. Thật là khốn khổ cho tôi – những giấc mơ về Edward cứ diễn ra liên tục, đều đều...” [11; 102]. Hay là sự nghi vấn của Bella về thân phận của Edward: “Nhìn vào đôi mắt màu vàng sẫm, tự nhiên tôi trở nên mụ mẫm hết cả người, à thường lệ tôi lại thổ lộ sự thật: -Tôi đang cố gắng tìm hiểu xem anh là người như thế nào. [11;128] Khi trực tiếp đối mặt với Edward thì ánh mắt của Edward càng được Bella miêu tả ngày càng rõ. Đây chính là ánh mắt của một con người chứ không phải là ánh mắt của con vật – ma cà rồng. Ánh mắt ấy mỗi lúc lại được thay đổi trong câu chuyện của Bella. Với Bella thì ánh mắt của Edward chứa đầy cảm xúc. -Ừ. Chỉ riêng có cô thôi – giọng nói của Edward bỗng nghẹn lại, đôi mắt của hắn ta trở nên rầu rĩ – tôi cứ thắc mắc chẳng biết tại sao. Tôi quay đi, không dám nhìn đôi mắt đầy cảm xúc đó. [11;30] Đây chính là sự nhạy bén của Bella khi nhìn nhận của mình đối với người ngoài. Nhưng trong sự nhạy bén cảm nhận ấy cô cũng có phần hơi vụng về và bướng bỉnh nữa. Trong những tình tiết mà nhà văn miêu tả Bella đi chơi với những người bạn học khi trở vể nhà nghe bố hỏi thì cô cảm thấy như lo sợ một điều gì ấy mà ông đã biết. Sự vụng về của Bella đã được nhà văn Meyer miêu tả qua câu trả lời của Bella nói với bố: “Tối nay bố chưa kịp nói gì với con cả. ngày hôm nay của con thế nào? Dạ tốt ạ- Tôi ngập ngừng đặt chân lên bậc thang đầu tiên, cố nghĩ ra một chi tiết an toàn đề kể.” [11;340] Trong câu chuyện của Bella ta thấy được cô là một người có tâm tư khép kín và Edward không thể đọc được suy nghĩ của cô. Và cô luôn mơ ước được trở thành một ma cà rồng như Edward. Lí do đơn giản là cô đã quá yêu Edward, giữa cô và Edward đã có một tình yêu nhưng tình yêu lại là một bi kịch lớn, là một sự đối nghịch giữa con người và ma cà rồng đã yêu nhau. Sự quyến rũ của hai người chính là thứ mùi hương được tỏa ra trên cơ thể của cả hai. Mỗi người mang một mùi hương khác biệt nhưng chúng được hòa quyện lại với nhau thành tình yêu. Mùi hương trên cơ thể của Edward đã làm cho Bella cảm nhận được. “Trước đây, tôi đã trải qua tình huống này một lần, khi hơi thở dịu mát của anh phả nhẹ vào mặt tôi. Ngọt ngào, thơm ngát, mùi hương tự nhiêm ấy khiến tôi thực sự bị cuốn hút”. [11; 373] Tình yêu của Bella và Edward đã dẫn tới một bi kịch mà Bella đã phải gánh chịu. Đó là, trong một cuộc đi chơi cùng với gia đình nhà Edward thì Bella đã bị một nhóm ma cà rồng đi săn và phát hiện ra nơi đây có con người và cô đã bị một ma cà rồng – James săn lùng. Nhưng với cô thì không hề cảm thấy run sợ gì hết, bản lĩnh của Bella lúc này thật cao . Tuy nhân vật Bella không được nhà văn Meyer xây dựng là một nhân vật kỳ ảo. Nhưng với cô đó chính là một nhân vật đã góp một phần lớn làm nên thành công của tác phẩm. Dù là, một con người bình thường nhưng với suy nghĩ và những hành động của Bella đã được nhà văn xây dựng bởi bút pháp kỳ ảo. Trong còn này, dường như đã chứa đựng cái kỳ ảo. Bella là một cô gái bất chấp tất cả, kể cả việc đặt sinh mạng của mình và những người thân vào vòng nguy hiểm, chỉ để chứng minh một điều: “Em yêu anh hơn tất cả mọi thứ trên thế giới này gộp lại...”. Liệu có đủ để so sánh với một chàng trai đêm đêm canh giấc ngủ và đem đến những lời ru nàng ngủ và đem đến cho nàng từ bất ngờ này đến thú vị khác. Chàng nồng nàn, lãng mạn, nàng thơ ngây, thánh thiện,và Stephnie Meyer với ngòi bút của mình đã tạo nên một sự kết hợp tuyệt vời dành cho cặp đôi đầy trái ngang này. Với Bella đã được nhà văn Meyer miểu tả là một con người của thế giới hiện thực thì Edward cũng được nhà văn miêu tả như thế. Tuy trong con người anh ta có mang dòng máu của ma cà rồng. Nhưng anh ta và cả gia đình nhà Cullen là một gia đình ma cà rồng có được sự biến hóa mang bản tính của con người. Nhân vật Edward được nhà văn miêu tả là một con người lãng mạn. Trong khi mới lúc đầu xuất hiện anh ta là một người đầy bí hiểm, làm thách thức, khơi dậy sự tò mò của Bella. Qua ánh mắt miêu tả của Bella thì Edward được miêu tả: “tấm lưng của Edward Cullen và bỗng gồng lên, hắn ta chậm rãi xoay người lại nhìn tôi – gương mặt Edward điển trai một cách “đáng ghét” – với đôi mắt sắc sảo chứa đầy nổi bực bội”. [11;43] Trong tiểu thuyết Chạng vạng, Edward gặp Bella Swan, một cô gái mà chàng không thể xuyên thấu được ý nghĩa, và sở hữu một dòng máu hấp dẫn chưa từng có. Chàng bị quyến rũ bởi mùi hương của cô, nhưng sau vài lần cứu sống cô, chàng không thể chống đỡ nổi và yêu cô say đắm. Edward thừa nhận với Bella chàng là một ma cà rồng, và mặc dù có hình thể như một chàng trai 17 tuổi, chàng thật ra sinh ngày 20 tháng 6 năm 1901. Cha nuôi Carlis Cullen đã biến đổi Edward thành ma cà rồng năm 1918 để cứu chàng thoát chết trong đại dịch cúm Tây Ban Nha ở Chicago , Illinois . Edward được miêu tả theo lời của Bella là vô cùng quyến rũ và lịch thiệp, quyết đoán, cứng cỏi. Chàng luôn hết sức bảo vệ Bella và cuộc sống của cô hơn bất cứ thứ gì khác. “Giống như một phép màu... Edward vẫn ngồi đó, hai tay dang rộng chờ đợi tôi. Tim tôi lại gióng lên rộn rã. -Mừng em đã trở lại – Anh ôm chầm lấy tôi, thì thầm. Anh đu đưa tôi trong im lặng, dễ có đến một lúc sau...Và tôi phát hiện ra rằng anh đã thay quần áo, mái tóc của anh thật óng mượt”. [11;445] Edward sở hữu một giọng nói du dương chỉ có ở đầu thế kỷ hai mươi, và vô cùng truyền cảm. Mặc dù vậy, Edward luôn tự coi mình là một quái vật, sau khi yêu Bella, chàng tuyệt vọng ước mình là một con người. Như những ma cà rồng khác, Edward được miêu tả theo lời của Bella là sở hữu một vẻ đẹp không tưởng. “... Edward giữa ánh sáng mặt trời... đó là một cảnh tượng khiến người ta phải sửng sốt. Tôi đã không để ý từ trước dù rằng vẫn trộm nhìn anh suốt cả một buổi trưa. Làn da của Edward, làn da vẫn trắng toát thay vì phải hồng hào do chuyến đi săn ngày hôm qua, bỗng phát sáng lấp lánh theo đúng nghĩa của từ này, tựa hồ như làn da của anh là một tập hợp của hàng trăm ngàn viên kim cương bé xúi đan kết lại vậy. Edward nằm yên trên cỏ với chiếc áo sơ mi phanh rộng, để lộ cả bộ ngực vạm vỡ sáng bóng cùng đôi tay tuyệt mỹ. Hai hàng mi lấp lánh sắc màu hoa oải hương của anh hơi khép lại; anh không hề ngủ. Một pho tượng hoàn hảo... tôi sững sờ... không rõ được tạc từ loại đá hoa cương và sáng lấp lóa như pha lê vậy”. [11; 369] Trong tiểu thuyết Chạng Vạng, Edward thổ lộ rằng chàng và đồng loại không cần thở, dù điều đó gây đôi chút khó chịu. Chàng không thể tiêu hóa các thức ăn thông thường, và coi đó như việc ăn bậy bạ của một người bình thường, và coi đó như việc ăn bậy bạ của một người bình thường. Và cũng như thế, Edward không thể ngủ được. Edward chắc chắn những năng lực của mình là độc nhất. Chàng là người có tốc độ nhanh nhất trong gia đình. Có thể là một kết quả của năng lực thấu hiểu người khác khi còn sống. Edward có thể đọc được suy nghĩ của bất cứ ai trong bán kính vài dặm; là trường hợp ngoại lệ duy nhất. “... Và Edward hoàn toàn ngửi được điều đó. Nụ cười của anh chuyển sang nhạo báng: -Anh là loại động vật ăn thịt đáng sợ nhất thế gian, phải không? Mọi thứ về anh đều cuốn hút em cả... giọng nói này, thậm chí cả mùi hương nữa. Giống như anh cần có tất cả những thứ ấy! Bất thình lình, Edward đứng thẳng dậy, nhảy bật lên, rồi lập tức chẳng thấy bóng dáng đâu nữa. Rồi cũng rất bất ngờ, Edward đột ngột xuất hiện ở bên dưới bóng cây linh sam đại thụ ban nãy. Anh vừa chạy khắp mộ cánh đồng... trong vòng chưa đầy một giây”. [11;374] Nhà văn đã dùng nhân vật Bella để miêu tả Edward. Đây chính là sự cảm nhận được cái kỳ ảo của con người khi tiếp xúc với một nhân vật kỳ ảo. Với một sự khác lạ trong con người mang dòng máu ma cà rồng như thế nhưng Edward văn sở hữu những cung cách và giọng nói của con người đầu thế kỷ hai mươi. Trước khi Bella đến với Edward, anh đã cảnh báo về những nguy hiểm có thể đến khi cô ở bên chàng, hiểu được cuộc sống của cô bị đặt trong nguy hiểm nếu tiếp tục mối quan hệ bởi vì dòng máu của cô có sức hấp dẫn không thể cưỡng lại được với chàng. Tuy biết được tình yêu của Edward dành cho Bella là một tình yêu thật là hỳ ảo. Và đây chính là bút pháp kỳ ảo mà nhà văn đã tạo nên cho người đọc thấy được sức mạnh của tình yêu không có một thứ gì mà có thể ngăn cản được. Cũng như là một con người, Edward yêu âm nhạc, chơi piano như mọt nghệ sĩ bậc thầy. Chàng thích nhiều thể loại nhạc, bao gồm nhạc cổ điển, jazz, rock nhưng ghét nhạc đồng quê. Chàng hay nghe rock khi đi trên đường và mê rock và nhạc cổ điển như nhau. “Và rồi một cách mền mại, những ngón tay của anh lướt nhanh trên phím đàn, cả căn phòng ngập tràn những giai điệu réo rắt và ba bổng với nhiều thang âm. Không thể tin nổi bản nhạc léo lắt này lại được thể hiện ở mọt người duy nhất”. [1.462] Trong tiểu thuyết chàng thổ lộ rằng thích nhạc thập niên năm mươi hơn những năm sáu mươi, ghét bảy mươi, và tám mươi thì tạp chấp nhận. Một sở thích của Edward nữa là sưu tầm xe hơi. Chàng hữu một chiếc Volvo S60 R và một chiếc Aston Matin V12 Vanquish. Chàng cũng tặng cô em Alice một chiếc Porsche 911 Turbo trong Eclipse. Và nhân vật Edward được nhà văn miêu tả một cách nôi bật thật là kỳ lạ. Người đọc thấy được cảm xúc, tình cảm mà Edward dành cho Bella qua ánh mắt của chàng. Mỗi lúc ánh mắt ấy thay đổi thì lại là một cảm xúc thay đổi theo sự cảm nhận khác nhau qua nhân vật Bella. Có lúc ánh mắt ấy là: “ Edward cụp mắt xuống, nhưng rồi ngay sau đó hắn ta lại rướn mắt lên nhìn chằm chằm vào tôi hai hàng mi dài đen nhánh, đôi mắt ấy màu vàng nâu rực sáng”. [11; 132] Hay có lúc đôi mắt ấy lại: “Edward mở bừng mắt, đôi mắt anh rực lửa như muốn thiêu cháy tất cả mọi thứ trên thế gian này, nhưng không theo cái cách khiến cho tôi phải sợ hãi”. [11;394] Đôi mắt của Edward đã từng xanh lơ, giờ đây có màu như hổ phách. Mầu mắt thay đổi theo độ khát: Tối sẫm, đen tuyền và đỏ tía. Đây chính là những nhận định của Bella khi ở bên anh. Sự thay đổi màu mắt của Edward chính là sự thay đổi cảm xúc của mình. Và tình yêu của hai người ngày càng phát triển. Tình yêu ấy chính là bi kich mà Bella phải gánh chịu và cô đã chấp nhận, mong muốn được trở thành ma cà rồng để được ở bên cạnh người cô yêu. Stephenie Meyer, đã mêu tả hai nhân vật Edward và Bella có sự ràng buộc nhau. Và hai nhân vật này chính là hai nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết. Nhà văn đã tái tạo nên một bi kịch tình yêu ma hai nhân vật này phải trải qua. Bi kịch tình yêu ấy thậy là kỳ ảo, Edward và Bella đã vượt qua đấy là tình yêu của một con ma cà rồng và một con người. 2.2. Nhân vật siêu nhiên Với cách thức xây dựng nhân vật của một câu chuyện thần thoại, truyền kì, cổ tích, truyền thống để xây dựng nên tác phẩm văn chương đặc sắc. Nhà văn đã đưa những chi tiết kì ảo đó vào tác phẩm của mình và thể hiện ngay trong việc xây dựng nhân vật mang chức năng kiểu nhân vật siêu nhiên. Thời kỳ mà chủ nghĩa duy lí “lên ngôi”, con người người đã gạt bỏ ra ngoài cuộc sống hiện thực tất cả những gì thuộc về cái gọi là tâm linh, là tiềm thức, là kỳ ảo... Chúng ta tôn sùng khoa học thực chứng coi đó là chân lý, là tất cả cuộc sống. Nhưng trong cuộc sống thì nó chứa đựng nhiều bí ẩn mà con người bằng những hiểu biết khoa học không thể lý giải được. Từ đó trong văn học có sự nở rộ chưa đừng có huyền bí và siêu nhiên. Do đó, việc sử dụng bút pháp kỳ ảo luôn gắn với việc xây dựng nhân vật kỳ ảo - nhân vật siêu nhiên. Thực tế, đây là một dạng thức phổ biến và chiếm ưu thế trong phần lớn những tác phẩm những tác phẩm mang yếu tố kỳ ảo. Những yếu tố siêu nhiên, ly kỳ là chất liệu đặc biệt quan trọng không thể thiếu để nhào nặn nên những hình tượng nghệ thuật đặc biệt. Những chất liệu chính để xây dựng nó có thể kể đến ảnh hưởng của các yếu tố: ma quái, phù thủy... Ngoài nhân vật chính trong tiểu thuyết, nhà văn Meyer còn xây dựng một hệ thống các nhân vật siêu nhiên nhằm tạo cho cuốn tiểu thuyết mang phần hấp dẫn hơn. Nhưng những nhân vật siêu nhiên này không phải là những con người bình thường mà lại là ma cà rồng ẩn trong hình dáng của con người. Nhân vật như thế hay còn được gọi là nhân vật siêu thực. Những nhân vật này là nhân vật không có thực nhưng trong tâm trí của con người chúng ta vẫn có. Nó xuất hiện thường xuyên và có ảnh hưởng đến sự phát triển của câu chuyện. Ở đây, nhà văn đã xây dựng hình tượng ma cà rồng. Ma cà rồng là một loại sinh vật huyền thoại trong văn học, thường được miêu tả là xác người chết sống dậy và tồn tại được là nhờ vào máu người hoặc máu động vật, chúng có sức mạnh siêu nhiên, nhiều khả năng biến đổi kì lạ. Một vài nền văn hóa có huyền thoại về ma cà rồng không phải sinh ra từ xác người chết, chẳng hạn quỷ hay một số loài động vật như dơi, chó và nhện. Người ta thường cho rằng ma cà rồng có sức mạnh kinh khủng, lắm đặc tính, biến hóa khủng khiếp, và đây là một chủ đề rất thường xuyên của văn học dân gian, điện ảnh, khoa học viễn tưởng đương thời. Những người mê tín vào ma cà rồng là những người đam mê thực hành việc uống máu người hoặc động vật. Người ta cũng thường nói rằng ma cà rồng chủ yếu hay cắn vào cổ nạn nhân, hút máu từ động mạch. Trong văn học dân gian nói chung, luôn có niềm tin vào một đối tượng có được sức mạnh siêu nhiên nhờ vào việc uống máu người. Lịch sử của những người mê tín ma cà rồng nói chung xuất phát từ tục ăn thịt người. Uống máu (hoặc ăn thịt) người khác đã được sử dụng như một thủ đoạn tâm lí nhằm khủng bố tinh thần kẻ thù và phản ánh nhiều sự cuồng tín. Nhà văn Stephenie Meyer đã sử dụng hình tượng kỳ ảo trong dân gian để xây dựng hình tượng nhân vật của mình. Tuy là cùng một nhóm ma cà rồng hết nhưng mỗi nhân vật đều mang trong mình một vai trò và một yếu tố riêng. Edward cũng là một ma cà rồng nhưng chúng tôi không xếp vào mục nhân vật siêu thực bởi vì Edward là một nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết. Nhưng những hình tượng tạo nên nhân vật Edward chính là những hình tượng nổi bật giúp chúng ta có thể thấy rõ được hình ảnh của ma cà rồng xuất hiện trong những nhân vật khác trong cuốn tiểu thuyết. Thế giới siêu nhiên đã tạo nên bộ khung và là mối quan liên hệ, liên kết toàn bộ cốt truyện lại với nau. Vì vậy, mà tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật nguyên vẹn. Khi đi vào thế giới nhân vật siêu nhiên của tiểu thuyết người đọc sẽ nhận thấy được vai trò của nhà văn trong việc xây dựng kiểu nhân vật này. Những nhân vật mang chức năng siêu nhiên khác với những nhân vật đời thường trong tiểu thuyết Chạng vạng được chia lam hai dạng, đó là; những nhân vật mang yếu tố của con người và những nhân vật ma cà rồng. Tất cả những nhân vật siêu nhiên trên đã được tác giả vận dụng khéo léo vào tác phẩm của mình. Trên cơ sở tái sinh của nền văn học dân gian .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan