Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp tiểu thuyết chúa đất của đỗ bích thúy từ góc nhìn văn hóa...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp tiểu thuyết chúa đất của đỗ bích thúy từ góc nhìn văn hóa

.PDF
63
141
147

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =====***===== PHÙNG THỊ THU TRANG TIỂU THUYẾT CHÚA ĐẤT CỦA ĐỖ BÍCH THÚY DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2019 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =====***===== PHÙNG THỊ THU TRANG TIỂU THUYẾT CHÚA ĐẤT CỦA ĐỖ BÍCH THÚY DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.GVC. Nguyễn Thị Tuyết Minh HÀ NỘI, 2019 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh – Giảng viên tổ Văn học Việt Nam đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy/ cô trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận này. Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy/ cô để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019 Sinh viên Phùng Thị Thu Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Tuyết Minh và không trùng lặp với bất kì đề tài nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình! Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019 Sinh viên Phùng Thị Thu Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 6 6. Đóng góp của khóa luận ........................................................................ 7 7. Cấu trúc của khóa luận ......................................................................... 7 NỘI DUNG ............................................................................................... 8 Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT CHUNG ........................................................ 8 1.1. Mối quan hệ văn hóa - văn học và hƣớng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ............................................................................................. 8 1.1.1. Mối quan hệ văn hóa – văn học ........................................................ 8 1.1.2. Hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ............................ 10 1.2. Văn hóa của dân tộc H’Mông ở Hà Giang ....................................... 12 1.3. Tác giả Đỗ Bích Thúy với văn hóa dân tộc H’Mông ........................ 14 1.3.1. Đôi nét về tác giả Đỗ Bích Thúy ..................................................... 14 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác ......................................................................... 15 1.3.3. Tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy và sự phản ánh văn hóa dân tộc H’Mông ............................................................................................. 18 Tiểu kết 20 Chƣơng 2. BIỂU HIỆN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT CHÚA ĐẤT CỦA ĐỖ BÍCH THÚY ........................................................................... 22 2.1. Đời sống sinh hoạt vật chất .............................................................. 22 2.2. Đời sống văn hóa tinh thần............................................................... 28 2.2.1. Những phong tục truyền thống....................................................... 28 2.2.2. Một số luật tục, hủ tục .................................................................... 30 2.3. Ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp .. ......................................................................................................... 33 Tiểu kết Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT CHÚA ĐẤT CỦA ĐỖ BÍCH THÚY..... 36 3.1. Hình tƣợng nghệ thuật ..................................................................... 36 3.1.1. Hình tượng con người .................................................................... 36 3.1.2. Hình tượng thiên nhiên .................................................................. 44 3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu.................................................................... 46 3.2.1. Ngôn ngữ đặc trưng của vùng cao Hà Giang.................................. 47 3.2.2. Giọng điệu trữ tình......................................................................... 48 3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật ................................................. 49 3.3.1. Thời gian nghệ thuật ...................................................................... 49 3.3.2. Không gian nghệ thuật ................................................................... 51 Tiểu kết KẾT LUẬN ............................................................................................. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 55 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học và văn hóa là hai phạm trù có mối quan hệ với nhau. Văn học là gương mặt, là nơi kết tinh của văn hóa dân tộc, còn văn hóa có khả năng chi phối, tác động ở chiều sâu văn học. Gần đây “nhờ UNESCO phát động những thập kỷ phát triển văn hóa, nhờ thức nhận văn hóa là động lực của phát triển, nên quan hệ văn hóa và văn học được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt, khi xuất hiện văn hóa học và nhân học văn hóa thì văn hóa bắt đầu được coi là nhân tố chi phối văn học. Đã có một số tác giả đi theo hướng nghiên cứu này như Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Đỗ Lai Thúy, Trần Nho Thìn... Và, khi một số công trình của M.Bakhtin được dịch và giới thiệu ở Việt Nam thì hướng đi này càng được khẳng định” [27]. Văn học là nơi mà những giá trị văn hóa của dân tộc được thể hiện chân thực và sâu sắc nhất. Do đó một tác phẩm văn chương ưu tú thường phản ánh và kết tinh những giá trị văn hóa của thời đại ấy. Đó có thể là những giá trị văn hóa tinh thần hay vật chất được biểu hiện qua các phương diện như phong tục tập quán, hủ tục, cuộc sống sinh hoạt, con người… Ngược lại, văn hóa cũng tác động đến văn học qua cách miêu tả, cảm nhận, xử lí đề tài của nhà văn trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối đến hoạt động tiếp nhận, thưởng thức, đánh giá của độc giả. Do đó, việc nghiên cứu văn học của một dân tộc không thể tách rời với văn hóa của dân tộc ấy và cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa là một hướng đi tất yếu, một xu hướng nghiên cứu khoa học; nó không chỉ khắc phục được những hạn chế nhất định của việc nghiên cứu văn học bằng chính văn học mà có thể khai mở thêm những giá trị mới, ý nghĩa mới cho văn học. Đỗ Bích Thúy là nữ nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam đương đại. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhận xét rằng, chị “là một trong những cây bút nữ quan trọng nhất hiện nay ở mảng văn học về đề tài miền núi” [4]. So với 1 các tác giả đương đại, Đỗ Bích Thúy đã tìm cho mình một lối đi riêng, mang đến cho văn học một “hơi thở” mới. Nếu như nhà văn Cao Duy Sơn chủ yếu viết về lũng Cô Sầu (Trùng Khánh - Cao Bằng), Phạm Duy Nghĩa viết về đường biên khắp núi rừng Tây Bắc thì Đỗ Bích Thúy lại gắn liền với Hà Giang – mảnh đất tuổi thơ của chị. Chị viết về thiên nhiên, lịch sử, văn hoá, con người Hà Giang trong tâm thế của một người trong cuộc. Cùng viết về Việt Bắc và Tây Bắc – những miền đất vàng của văn chương miền núi, nơi ngưng tụ nguồn mạch chính của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nếu Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp là người miền xuôi đi thực tế, kiếm tìm tư liệu để viết; Cao Duy Sơn, Vi Hồng là nhà văn dân tộc Tày viết cuộc sống của dân tộc mình thì Đỗ Bích Thúy lại là người dân tộc Kinh (quê gốc ở Nam Định) nhưng được sinh ra và lớn lên ở Hà Giang lại chọn chính Hà Giang làm “mảnh đất màu mỡ” để chị “canh tác” trên “cánh đồng văn chương”. Và trong buổi giao lưu với độc giả diễn ra tại Hà Nội ngày 13/1/2016, Đỗ Bích Thúy chia sẻ rằng: “Với tất cả những gì tôi viết thì mới chỉ được một phần rất nhỏ so với những gì Hà Giang có và tôi nhận được từ Hà Giang, đặc biệt là văn hóa Mông. Người Mông đã ở Hà Giang rất nhiều năm rồi. Dân tộc Mông chủ yếu sống ở vùng đặc biệt nhất của Hà Giang là vùng cao núi đá, chủ yếu ở 4 huyện với thiên nhiên khắc nghiệt, sẽ quy định lối sống, tập quán canh tác và tạo cho người Mông một nền văn hóa đặc sắc, dày dặn. Và tôi nghĩ nếu tôi viết đến già cũng không hết được vùng văn hóa đó” [23]. Chúa đất là tác phẩm văn học thứ 13 của Đỗ Bích Thúy viết về đề tài miền núi sau một số tác phẩm đã gây được tiếng vang trước đó như: Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Sau những mùa trăng, Ngải đắng ở trên núi, Lặng yên dưới vực sâu... Hơn18 năm sinh sống và làm việc ở Hà Nội, nữ nhà văn từng có bước chuyển vùng sáng tác về đô thị, nhưng sau đó chị lại tiếp tục quay về với đề tài miền núi máu thịt, nơi luôn khiến văn chương của chị thăng hoa. 2 Tiểu thuyết Chúa đất do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành và xuất bản vào năm 2016. Trong tác phẩm này, Đỗ Bích Thúy đã thể hiện chân thực và sinh động những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc H’Mông ở Hà Giang. Vì những lí do trên chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài: Tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy từ góc nhìn văn hóa để tiếp tục luận giải sâu hơn về tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy. 2. Lịch sử vấn đề Trong phạm vi đề tài khóa luận, chúng tôi đi từ mối quan hệ hai chiều giữa văn học và văn hóa để đi sâu khám phá tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy, tìm hiểu và đánh giá giá trị nội dung và các yếu tố nghệ thuật tác phẩm dưới góc nhìn văn hóa. Đồng thời cũng cho thấy những đóng góp của Đỗ Bích Thúy đối với văn học Việt Nam đương đại. Sau đây chúng tôi xin liệt kê những công trình, bài báo nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài: Báo Văn nghệ trẻ (số ra ngày 11/3/2001), Điệp Anh với bài báo Gặp hai nữ thủ khoa truyện ngắn trẻ đã nhận xét: “Thế mạnh của Đỗ Bích Thúy là đời sống của người dân Tây Bắc, với những không gian vừa quen vừa lạ, những phong tục tập quán đặc thù khiến người đọc luôn cảm thấy tò mò và bị cuốn hút (...) Trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, không gian Tây Bắc hiện lên đậm nét, để lại dư vị khó quên trong lòng độc giả.” [1, 3] Cũng trên báo Văn nghệ trẻ (số 3/2005), Lê Thành Nghị trong bài báo Từ truyện ngắn của một người viết trẻ cảm nhận: “Chúng ta sẽ bước vào một không gian lạ, không gian có núi cao, trời rộng của vùng núi phía Bắc, nơi từ đó nhìn xuống, dòng sông Nho Quế chỉ còn bé như sợi chỉ dưới chân núi Mã Pí Lèng. Một không gian đầy hoa lá rừng, có tiếng gà gáy tách te trong bụi rậm, có những dòng suối trong suốt với những viên cuội đỏ, có những chàng trai thổi sáo theo sau các cô gái khoác quẩy tấu xuống chợ; những nồi thắng cố nghi ngút khói trong phiên chợ vùng cao đầy màu sắc; những đêm trăng sóng sánh huyền ảo, những cụm mần tang mọc trong thung 3 lũng; tiếng đàn môi réo rắt sau bờ rào đá; lễ hội gầu tào với điệu hát gầu Plềnh mê đắm của các cô gái, chàng trai người Mông trên đỉnh núi...” [17]. Nhà văn Trung Trung Đỉnh cảm nhận văn phong Đỗ Bích Thúy trong bài viết Đọc truyện ngắn Đỗ Bích Thúy in trên báo Văn nghệ (sô 5 ra ngày 3/2/2007): “Đỗ Bích Thúy có khả năng viết truyện về cảnh sinh hoạt truyền thống của con người miền cao một cách tài tình. Không truyện nào là không kể về cách sống, lối sinh hoạt, nết ăn ở và cả quang cảnh sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán. Truyện nào cũng hay cũng mới, cũng lạ mặc dù các tác giả không hề cố ý đưa vào chi tiết lạ. Thế mà đọc đến đâu ta cũng sững sờ và bị chinh phục bởi những chi tiết rất đặc sắc chỉ người miền cao mới có” [9, 58]. Trên báo điện tử VTV (số ra ngày 14/1/2016), trong bài viết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy – Bi kịch tình yêu bạo chúa, nhà báo Đinh Thúy có trích dẫn lời nhận xét của nhà văn Bùi Việt Thắng: “bằng sự tưởng tượng phong phú, chị đã dịch chuyển được truyền thuyết và thực tại, kéo thời gian từ xa đến gần, biến cái vô hình thành hữu hình. Chúa đất là câu chuyện về cái chết, nhưng là cái chết có ý nghĩa gieo mầm sự sống. Xét từ góc độ văn hóa thì đó là vấn đề hủy diệt và sinh thành của sự sống, cụ thể hơn là các giá trị sống được trả giá và bảo tồn như thế nào trong sự biến thiên của lịch sử” [23]. Trên tựa đề cuốn tiểu thuyết Chúa đất, nhà văn Hoàng Đăng Khoa có trích dẫn “Chúa đất là một diễn ngôn văn chương ám gợi về vấn đề nữ quyền nói riêng, nhân quyền nói chung, là khúc bi ca về cái đẹp bị dập vùi, tình yêu bị ngáng trở, tự do bị cướp đoạt nhưng đồng thời cũng là khúc hoan ca về sự nổi loạn của cái đẹp, của tình yêu, của tự do” [24, 8]. Trên báo điện tử Nhân dân (số ra ngày 29/1/2016), trong bài viết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy đủ giàu hình ảnh để lên phim , Nhà thơ Hữu Việt nói rằng: “cuốn sách có nhiều chi tiết miêu tả nếu dựng thành phim thì có nhiều lợi thế bởi chất Mông, cảnh sắc thiên nhiên, con người dân tộc đậm chất” [16]. Đạo diễn trẻ Đỗ Thanh Sơn khẳng định: “Chúa đất đủ chất liệu để trở 4 thành một tác phẩm điện ảnh...” [16]. Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý cũng nhận xét rằng:“Từ một truyền thuyết về chúa đất Sùng Chúa Đà, Đỗ Bích Thúy đã dựng lên một tiểu thuyết vô cùng sống động với những phong tục, tập quán, tính cách, diện mạo khá rõ nét về từng nhân vật” [16]. Nhà văn Sương Nguyệt Minh cho rằng: “Đỗ Bích Thúy đã làm được một việc lớn mà không nhiều nhà văn làm được, đó là hai năm về trước viết văn như thế nào, thì cho đến nay vẫn giữ nguyên như vậy không thay đổi. Có những nhà văn thay đổi cách viết liên tục. 15 năm trước, văn của Đỗ Bích Thúy là văn của một sự lấp lánh, lung linh, Bây giờ đã bớt đi phần nào độ lung linh, thêm vào đó hiện thực và sự sâu sắc hơn” [16]. Nhà văn Sương Nguyệt Minh còn nhận xét rằng: “một tiểu thuyết có thể coi là thành công khi có ba nhân vật thành công, đằng này Chúa đất giải quyết được hết tất cả các tuyến nhân vật” [16]. “Nếu độc giả không có thời gian, chỉ cần đọc 50 trang đầu là giải quyết hết được mọi mâu thuẫn trong cuốn sách. Tuy nhiên, trong thực tế thì khó một độc giả nào có thể bỏ cuốn sách xuống khi chưa lật đến trang cuối cùng” [16]. Nhìn chung, những công trình, bài viết ở trên có tiếp cận và nghiên cứu tác phẩm của Đỗ Bích Thúy nhưng mới chỉ dừng lại ở những nhận xét khái quát. Nhìn nhận và nghiên cứu chuyên biệt tiểu thuyết Chúa đất ở góc nhìn văn hóa thì đến nay chưa có một công trình nào thực hiện. Đây là khoảng trống thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài khóa luận Tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy dưới góc nhìn văn hóa. Chúng tôi xem những ý kiến ở trên sẽ là những gợi mở để triển khai đề tài này, với mong muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định đóng góp của Đỗ Bích Thúy ở đề tài vùng cao. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy dưới góc nhìn văn hóa nhằm hướng tới các mục đích sau: - Có cái nhìn khái quát về tác giả Đỗ Bích Thúy, sự nghiệp sáng tác của chị đặc biệt là các sáng tác viết về đề tài miền núi. 5 - Tìm hiểu bản sắc văn hóa miền núi nói chung và bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông ở Hà Giang nói riêng trong tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy. Trên cơ sở đó, đem đến cho người đọc những trải nghiệm, khám phá về văn hóa vùng cao ở cực Bắc của Tổ quốc. - Những đóng góp của Đỗ Bích Thúy với sự phát triển mảng văn xuôi miền núi, dân tộc của văn học Việt Nam hiện đại cũng như đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đời sống văn hóa vùng cao. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy do NXB Phụ nữ xuất bản năm 2016. Cụ thể là những biểu hiện văn hóa người Mông ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật. - Trong khuôn khổ phạm vi một khóa luận, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những biểu hiện văn hóa trong tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp xã hội học: Sử dụng phương pháp này, trước hết chúng tôi tìm hiểu những tác động của các yếu tố văn hóa, xã hội của vùng đất có ảnh hưởng như thế nào đến các yếu tố nội dung và nghệ thuật của văn xuôi Đỗ Bích Thúy. Đồng thời, cũng lý giải những tín hiệu văn hóa có trong tác phẩm của chị. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm để làm rõ biểu hiện văn hóa trong tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy. - Phương pháp hệ thống: Đặt tác phẩm Chúa đất trong mối quan hệ biện chứng với một số tác phẩm khác của Đỗ Bích Thúy và trong một số tác phẩm của các nhà văn khác cùng đề tài. - Phương pháp liên ngành: tiếp cận đối tượng bằng nhiều cách thức, dựa trên những dữ liệu của nhiều chuyên ngành như: văn hóa, lịch sử… 6 - Kết hợp các thao tác thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp: Đây là những thao tác cơ bản trong nghiên cứu các vấn đề văn học, giúp người viết đi sâu vào khám phá những khía cạnh cụ thể của tác phẩm, từ đó làm rõ biểu hiện văn hóa trong Chúa đất của Đỗ Bích Thúy. 6. Đóng góp của khóa luận Đóng góp về mặt lý luận: Thông qua việc tiếp cận tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy từ góc nhìn văn hóa, khóa luận góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý thuyết liên quan đến tiếp cận tác giả và tác phẩm văn học bằng phương pháp văn hóa học. Đóng góp về mặt thực tiễn: Khóa luận góp phần đi sâu tìm hiểu những đặc điểm văn hóa trong tiểu thuyết Chúa đất Đỗ Bích Thúy, tiếp cận tác phẩm của chị từ góc nhìn văn hóa. Công trình sẽ góp phần trong việc nghiên cứu văn học bằng phương pháp tiếp cận văn hóa học 7. Cấu trúc của khóa luận Khóa luận gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Phần Nội dung được triển khai thành 3 chương Chương 1: Giới thuyết chung Chương 2: Biểu hiện văn hóa trong tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật biểu hiện văn hóa trong tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Mối quan hệ văn hóa - văn học và hƣớng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa 1.1.1. Mối quan hệ văn hóa – văn học Để hiểu rõ tầm quan trọng của văn hóa và mối quan hệ biện chứng giữa văn học và văn hóa trước hết chúng ta phải tìm hiểu khái niệm “văn hóa”. “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình lao động thực tiễn, trong sự tương tác với con người, tự nhiên xã hội” [13, 10]. Văn hóa là hồn cốt, sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc. UNESCO đã công nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp để phát triển xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa, Đảng ta cũng xác định rằng: “Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của con người và xã hội loài người. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, định hướng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và mọi hành vi của con người, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người.” [5] “Trong suốt chặng đường hơn 83 năm lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của văn hóa và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, phát huy sức mạnh văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước” [5]. Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng Trung ương (khóa VIII) tháng 7 năm 1998, Đảng đã đặt mục tiêu: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [5]. 8 Văn hóa mang bản sắc và phương thức tồn tại của dân tộc. Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cần phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống, gạn lọc những mặt tiêu cực. Đặc biệt phải luôn luôn xác định mục tiêu: hòa nhập chứ không hòa tan. Văn học nghệ thuật là một lĩnh vực không nằm ngoài quy luật đó. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dân tộcViệt Nam đã thể hiện sức sống kiên cường, mãnh liệt. Và chính sức sống ấy là tiền đề khơi nguồn để hình thành nên một nền văn học dân tộc tuyệt vời như ngày hôm nay. Văn học là vừa là “máu”, vừa là “linh hồn” của Tổ quốc. Dòng “máu” văn học ấy chảy trong lòng dân tộc suốt những chặng đường dài của lịch sử, đi qua bao thác ghềnh, phong ba và in dấu vào tâm hồn dân tộc chúng ta hôm nay với một sức sống rạo rực, mãnh liệt. Standal từng nói rằng:“Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội”. Văn học lại là một trong những bộ phận hợp thành của văn hóa. Do đó khi nhắc đến văn hóa của một dân tộc thì cũng đồng thời nói đến bản sắc văn hóa trong văn học, các nhà lí luận văn học khẳng định:“Tính dân tộc của văn nghệ là tổng hòa mọi đặc điểm độc đáo chung cho các sáng tác của một dân tộc và phân biệt với các sáng tác dân tộc khác” [11, 102]. Một tác phẩm văn chương mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thì nó phải kết tinh được những gì độc đáo nhất, tiêu biểu nhất của dân tộc ấy. Và điều đó được biểu hiện trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Ở phương diện nội dung, văn hóa dân tộc được thể hiện qua phong tục tập quán, ngôn ngữ, con người... Nó phải thể hiện được những nét tinh túy nhất, tiêu biểu nhất của dân tộc ấy để khi đọc một tác phẩm văn chương, ta như thấy sống lại những giá trị văn hóa một thuở. Đó có thể là những hàng bạch dương, mùa thu vàng, thảo nguyên, cánh đồng tuyết trắng, cỗ xe tam mã... trong văn học Nga; là trà đạo, hoa đạo trong văn học Nhật Bản; là những làng quê thanh bình với cánh cò, cánh đồng chiêm, câu hát ru à ơi... của văn học Việt Nam. Để khắc họa được những bức tranh mang bản sắc văn hóa ấy 9 không thể không nhắc tới vai trò của những người nghệ sĩ tài năng đánh thức những giá trị văn hóa ngàn năm của dân tộc. Những sáng tác của Hồ Xuân Hương so với những tác giả cùng thời thì nó không chỉ chứa đựng được tinh thần dân tộc, tấm lòng nhân đạo cao cả mà đặc biệt hơn những tác phẩm ấy còn mang những tư tưởng tiến bộ, nhân sinh quan mới mẻ về người phụ nữ. Đó là tiếng lòng của một người phụ nữ lên tiếng để bảo vệ, giành lấy tình yêu, tự do cho chính phái giới của mình được thể hiện qua những bài thơ bà viết về những sự vật, sự việc hết sức bình thường quanh cuộc sống nhưng mang tính phồn thực cao. Về phương diện hình thức, văn hóa dân tộc được thể hiện ở hình tượng trong tác phẩm, ngôn ngữ, thể loại... Trở lại với những tác phẩm của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, những yếu tố đó được thể hiện qua hình tượng gần gũi đời thường nhưng lại mang tính ẩn dụ cao đậm màu sắc phái tính và phồn thực. Hồ Xuân Hương đã vận dụng tài tình lối chơi chữ, nói lái của dân gian vì thế mà ngôn ngữ thơ bà vừa thanh, vừa tục, vừa gai góc lại châm biếm sâu cay. Kết hợp những thể thơ truyền thống của dân tộc, bà đã làm nên một phong cách, dấu ấn Hồ Xuân Hương rất riêng: quen mà lạ trong thi tàng văn học Việt Nam và lòng người. 1.1.2. Hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa Văn học và văn hoá có mối quan hệ mật thiết với nhau nên việc nghiên cứu văn học từ góc độ văn hoá là một hướng đi tất yếu và có triển vọng. Trước khi xuất hiện cách tiếp cận tác phẩm văn học bằng văn hóa đã có những cách tiếp cận khác có từ trước đó như: xã hội học, mỹ học, thi pháp học... Đó đều là cách tiếp cận thành công, gây được nhiều tiếng vang qua các công trình nghiên cứu của các giáo sư đầu ngành ở cả Phương Đông và phương Tây. Hướng tiếp cận văn học bằng văn hoá học tuy ra đời muộn hơn, chỉ mới xuất hiện từ những thập kỉ gần đây. Nhưng hướng tiếp cận này giúp chúng ta lý giải tác phẩm thấu đáo và trọn vẹn hơn với những giá trị văn hoá 10 được thể hiện trong tác phẩm văn học. Không những vậy, tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa không dừng lại ở góc độ tiếp cận, cách đánh giá, nhìn nhận tác phẩm văn học mà thực sự còn là một phương pháp nghiên cứu văn học hiệu quả. M.Bakhtin cùng từng khẳng định rằng: “Cần phải nghiên cứu văn học và tác phẩm văn học như những hệ thống chỉnh thể ở hai cấp liên đới. Hệ thống chỉnh thể của tác phẩm gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn học; hệ thống chỉnh thể của văn học, đến lượt nó, lại gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn hóa; và chỉ có hệ thống văn hóa mới quan hệ trực tiếp với những lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Không thể tách rời văn học ra khỏi hệ thống văn hóa và “vượt mặt” văn hóa liên hệ trực tiếp với các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội. Những nhân tố ấy tác động trực tiếp đến văn hóa trong chỉnh thể của nó và chỉ thông qua nó mà ảnh hưởng đến văn học” [7, 182]. Tóm lại, về mặt lý luận, bản chất của mối quan hệ văn hóa và văn học có thể giúp cho nghiên cứu văn học Việt Nam xử lý được một số trường hợp vướng mắc, mâu thuẫn do cách tiếp cận cũ để lại. Nghiên cứu văn học bằng phương pháp tiếp cận văn hóa học là đi từ cái tổng thể, toàn diện đến cái thành phần, chi tiết bằng phương pháp loại suy khoa học, hoặc đặt tác phẩm, tác giả trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống văn hóa, với các thành tố khác: ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống, cách nghĩ của con người... Sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa học trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận này chúng tôi đặt tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy trong mối quan hệ chi phối, quy định bởi các đặc điểm, các thành tố, các đặc trưng văn hóa của vùng cao Hà Giang và cũng đánh giá được phần nào, sự đóng góp của nhà văn với những giá trị văn hóa vùng cao Hà Giang. 11 1.2. Văn hóa của dân tộc H’Mông ở Hà Giang Hà Giang là tỉnh thuộc điểm cực Bắc của Tổ quốc. Với diện tích rộng lớn, địa hình đồi núi là chủ yếu nên đây là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, ở đây người H’Mông chiếm tỉ lệ cao nhất: trên 31% dân số các dân tộc trong tỉnh. Không chỉ là dân tộc có tỉ lệ dân số đông nhất ở Hà Giang, H’Mông còn là dân tộc có nền văn hóa truyền thống đặc sắc với những biểu hiện phong phú với nhiều phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng. Trước khi tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc, chúng ta phải biết được nguồn gốc và lịch sử của người H’Mông ở Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc H’Mông có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khoảng 300 năm trước đây, do các cuộc chiến tranh phong kiến tranh giành quyền lợi ở Trung Quốc mà họ phải di cư về phía Nam sinh sống. Địa bàn đầu tiên mà người H’Mông cư trú khi đến Việt Nam là ở huyện Mèo Vạc và Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang nên họ coi đây như tổ tiên, quê hương nguồn cội của mình. Trang phục truyền thống của phụ nữ H’Mông vô cùng sặc sỡ và đa dạng bao gồm: áo yếm lửng xẻ ngực, váy, xà cạp để quấn hai bụng chân, thắt lưng, tấm xiêm che trước bụng, khăn quấn đầu,... Váy thường có hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng. Hoa văn trang trí trên váy rất phong phú với các họa tiết được thêu bằng tay hình bướm, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim... có màu sắc sặc sỡ. Vào những ngày lễ tết, họ thường đeo thêm trang sức bằng bạc (khuyên tai, vòng cổ, vòng chân, nhẫn,…) để tôn lên vẻ đẹp duyên dáng và thu hút ánh nhìn của mọi người xung quanh. Người H’Mông sống ở độ cao 800 đến 1700m so với mặt nước biển trên các cao nguyên đá. Ở đó nước rất hiếm nên họ chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy và lương thực chính của họ là ngô. Do ở trên các cao nguyên đá đất ít, chủ yếu là canh tác trong các hốc đá nên người H’Mông có kỹ thuật thâm canh, xen canh khá cao: trên cùng nương ngô họ có thể trồng xen cả bí 12 và dưa. Một số món ăn truyền thống và đặc trưng của người H’Mông như mèn mén, rượu ngô, thắng cố, bánh tam giác mạch… Vật nuôi không thể thiếu của người H’Mông là ngựa. Ngựa dùng để cưỡi và thồ hàng. Khi bán và đổi ngựa người H’Mông giữ lại bộ yên cương vì họ cho rằng, có giữ lại bộ yên cương thì mua con ngựa sau mới tốt. Ngoài ra họ còn nuôi dê, lợn, gà, ngan, ngỗng... để trao đổi mua bán, làm thức ăn phục vụ các dịp lễ tết, cưới xin,… So với các dân tộc khác, nhà ở của người H’Mông khá khang trang và kiên cố: Nhà gỗ lợp tranh, lá, phên vách hoặc nhà trình tường lợp ngói âm dương. Nhà được chia làm ba gian và phía trên áp mái thường có gác xép để cất lương thực, dụng cụ trong nhà. Nhà người H’Mông làm thống nhất theo một khuôn mẫu nhất định dù là nhà tranh, phên vách hay trình tường đều phải theo dáng chữ đinh. Hôn nhân của dân tộc H’Mông theo tập quán tự do, tự kén chọn bạn đời. Họ không có hôn nhân cận huyết. Trước đây, việc lựa chọn bạn đời thường qua tục cướp vợ. Tuy nhiên việc bắt vợ phải diễn ra khéo léo và tuân thủ các nguyên tắc của tập tục này. Nếu bắt vợ chỉ vì tình yêu đơn phương của chàng trai mà không được cô gái đồng ý thì coi như hôn ước bị hủy bỏ và nhà trai sẽ phải đền danh dự cho nhà gái, dân làng đến bắt vạ ăn uống trong vòng 7 ngày. Tết Nguyên Đán có thể coi là ngày hội lớn của người H’Mông và được chuẩn bị rất chu đáo, cẩn thận. Người H’Mông chuẩn bị giấy xanh, đỏ, giấy bản, gà trống, trứng gà, ngô, rượu, nước, những gia đình khá giả có thể mổ lợn, dê, bò... làm lễ cúng tết. Tết không chỉ là dịp nghỉ ngơi, ăn uống thoải mãi mà còn là dịp để gia đình sum họp, con cháu làm lễ cúng viếng tổ tiên, chào mừng ngày âm dương giao hoà và cầu chúc cho năm mới mùa màng bội thu, vạn sự bình an, tốt đẹp. 13 Ngoài ra người H’Mông còn có rất nhiều lễ hội khác như: Lễ hội Gầu Tào, lễ cúng mưa, cúng cơm mới,…Trong đó đặc biệt phải kể đến chợ tình Khâu Vai ở huyện Mèo Vạc, được tổ chức vào ngày 27/3 âm hàng năm. Chợ tình là một hình thức sinh hoạt đặc biệt, có tính nhân văn sâu sắc. Người ta đến chợ không chỉ để sinh hoạt văn hoá: múa khèn, đua ngựa, thổi kèn lá... mà còn để gặp gỡ, tìm bạn đời, hàn huyên gắn bó tình cảm với nhau. Ngày nay, chợ tình Khâu Vai của người H’Mông Hà Giang được biết đến nhiều hơn, phiên chợ không chỉ có người Mông ở Hà Giang mà còn thu hút hàng ngàn lượt khách thập phương đến trải ngiệm và khám phá. Trong 54 dân tộc của Việt Nam, H’Mông là dân tộc có bản sắc văn hóa truyền thống ít bị mai một nhất. Trong thời kì hội nhập, mở cửa văn hóa như ngày nay, để phát triển mà không bị hòa tan, đánh mất bản sắc dân tộc cần phải có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Có như vậy những giá trị văn hóa truyền thống mới được bảo tồn và phát huy qua thời gian. 1.3. Tác giả Đỗ Bích Thúy với văn hóa dân tộc H’Mông 1.3.1. Đôi nét về tác giả Đỗ Bích Thúy Đỗ Bích Thúy sinh ngày 13/04/1975, dân tộc Kinh, là cây bút trẻ của văn học Việt Nam đương đại. Chị quê gốc ở Nam Định, nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Giang - mảnh đất thuộc địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, nơi có cao nguyên đá Đồng Văn bên bờ sông Nho Quế huyền thoại. Hà Giang còn được mệnh danh là xứ sở “đá nở hoa” bởi khắp nơi trên đó đều là bạt ngàn hoa: màu vàng của hoa cải, sắc trắng của hoa mận, cái đỏ thắm của hoa đào, chút hồng phớt và cả tím của tam giác mạch… Tuổi thơ Đỗ Bích Thúy có nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chị lớn lên bằng dòng sữa của những bà mẹ H’Mông, nói được cả tiếng địa phương, ăn được mèn mén và am hiểu sâu sắc cuộc sống đồng bào vùng cao nơi đây. Chính mảnh đất cao nguyên đá ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn “đứa con của núi rừng” suốt ngần ấy năm. Đỗ Bích Thúy bén duyên với văn chương từ rất sớm, năm 17 tuổi truyện ngắn Chuỗi hạt cườm 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan