Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp phân tích chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân đái tháo...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân đái tháo đường điều trị nội trú tại khoa nội tổng hợp bệnh viện e

.PDF
81
1
62

Mô tả:

DDDDdaijc d ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TRẦN THỊ HÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP - BỆNH VIỆN E GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 10/2021 ĐẾN HẾT THÁNG 03/2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC HÀ NỘI - 2022 DDDDdaijc d ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TRẦN THỊ HÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP - BỆNH VIỆN E GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 10/2021 ĐẾN HẾT THÁNG 03/2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH.2017.Y Người hướng dẫn: PGS. TS. Hà Văn Thúy TS. Vũ Thị Thu Hương HÀ NỘI - 2022 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn PGS. TS Hà Văn Thúy, trưởng bộ môn Quản lý – Kinh tế dược, trường Đại học Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy đã theo sát, hướng dẫn tôi từ những ngày đầu tiên làm khóa luận, cùng tôi tháo gỡ những khó khăn và truyền cho tôi tinh thần làm việc sôi nổi, sáng tạo, miệt mài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô khác của trường Đại học Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và thầy cô bộ môn Quản lý – Kinh tế dược nói riêng đã trang bị cho tôi những kiến thức quý giá để chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Thị Thu Hương, phó trưởng khoa Dược – bệnh viện E, cô đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu tại bệnh viện, tận tình trao đổi nhiều vấn đề liên quan. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc bệnh viện E và các anh chị cán bộ công nhân viên của viện, đã tạo cho tôi một môi trường thân thiệt, vui vẻ để có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Cuối cùng, xin được tri ân gia đình và bạn bè – những người đã luôn đồng hành bên tôi những lúc khó khăn, bận rộn, luôn tạo cho tôi nguồn động lực để làm việc và phấn đấu vươn lên. Hà Nội, tháng 05 năm 2022 Sinh viên Trần Thị Hà DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Dịch nghĩa chữ viết tắt BN Bệnh nhân BV Bệnh viện CĐHA CP CPTTĐT DVYT Chẩn đoán hình ảnh Chi phí Chi phí trực tiếp điều trị Dịch vụ y tế ĐTĐ Đái tháo đường NXB Nhà xuất bản TDCN Thăm dò chức năng VND Việt Nam đồng ADA American Diabetes Association – Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ. AFR Africa - Châu Phi BMI Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể COI Cost of illness: Chi phí bệnh tật EUR Europe - Châu Âu GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội IDF International Diabetes Federation – Liên đoàn đái tháo đường Thế giới MENA Middle East and North Africa - Trung Đông và Bắc Phi NAC North America and Caribbean - Bắc Mỹ và Caribbean SACA South and Central America - Nam và Trung Mỹ SEA South – East Asia - Đông Nam Á USD United States dollar – Đô la Mỹ WHO Tổ chức Y tế Thế giới WP £ The Western Pacific - Tây Thái Bình Dương Pound – Bảng Anh DANH MỤC BẢNG Thứ tự Tên bảng Xét nghiệm đánh giá cận lâm sàng với người bệnh đái Trang 1.1 tháo đường 6 1.2 Phân loại insulin theo cơ chế tác dụng 9 1.3 Tóm tắt hàm lượng, liều dùng thuốc viên hạ glucose máu đường uống 11 2.4 Biến số nghiên cứu 20 3.5 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 24 3.6 Chi phí trung bình cho một đợt điều trị nội trú 26 3.7 Cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị theo loại chi phí 27 3.8 Cơ cấu chi phí thuốc điều trị 28 3.9 Cơ cấu chi phí thuốc hạ đường huyết 30 3.10 Cơ cấu chi phí thuốc kháng sinh 31 3.11 Cơ cấu chi phí cận lâm sàng 32 3.12 Cơ cấu chi phí xét nghiệm 33 Cơ cấu chi phí chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức 3.13 năng 35 3.14 Cơ cấu chi phí điều trị theo số bệnh mắc kèm 36 3.15 Mối liên hệ giữa giới tính và chi phí trực tiếp điều trị 37 3.16 Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và chi phí trực tiếp điều trị 38 3.17 Mối liên hệ giữa type bệnh và chi phí trực tiếp điều trị 38 3.18 Mối liên hệ giữa nhóm chỉ số BMI và chi phí trực tiếp điều trị 39 3.19 Mối liên hệ giữa số bệnh mắc kèm và chi phí trực tiếp điều trị 39 3.20 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 41 3.21 Bảng quy ước giá trị các biến 43 DANH MỤC HÌNH Thứ tự 1.1 Tên hình Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo Trang đường type 2 11 1.2 Phân loại chi phí theo nguồn gốc chi tiêu 13 1.3 Tổng chi phí y tế liên quan đến ĐTĐ trên BN mắc bệnh ĐTĐ độ tuổi 20 - 79 năm 2006 đến năm 2021 và dự đoán cho các năm tiếp theo. 15 1.4 Tổng chi phí y tế cho đái tháo đường của khu vực theo IDF 2021 16 2.5 Sơ đồ quá trình tìm kiếm bệnh án 23 3.6 Cơ cấu tỷ lệ chi phí điều trị theo loại chi phí 27 3.7 Biểu đồ cơ cấu chi phí theo nhóm thuốc điều trị 29 3.8 Biểu đồ cơ cấu chi phí thuốc hạ đường huyết 30 3.9 Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ thuốc kháng sinh 32 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN ........................................................................ 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG .............................. 3 1.1.1. Định nghĩa ....................................................................................... 3 1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ...................................................................... 3 1.1.3. Phân loại .......................................................................................... 4 1.1.4. Biến chứng ...................................................................................... 4 1.1.5. Dịch tễ bệnh đái tháo đường ........................................................... 5 1.1.6. Khám và đánh giá toàn diện ............................................................ 6 1.1.7. Điều trị............................................................................................. 8 1.2. TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ .......................................... 13 1.2.1. Chi phí ........................................................................................... 13 1.2.2. Phân tích chi phí điều trị ............................................................... 14 1.3. THỰC TRẠNG CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ........................................................................................... 15 1.3.1. Thực trạng chi phí điều trị bệnh đái tháo đường trên thế giới ...... 15 1.3.2. Thực trạng chi phí điều trị bệnh đái tháo đường tại Việt Nam ..... 17 CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 19 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ....... 19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 19 2.1.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 19 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 19 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 20 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 20 2.2.2. Biến số nghiên cứu ........................................................................ 20 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 22 2.2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ............................................................ 22 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 23 2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 23 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 24 3.1. ĐẶC ĐIỂM THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU ........................... 24 3.2. CƠ CẤU CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ .......................................................... 26 3.2.1. Tổng chi phí trực tiếp điều trị trung bình cho mỗi bệnh nhân trong một đợt điều trị tại bệnh viện ............................................................................. 26 3.2.2. Cơ cấu chi phí theo loại chi phí..................................................... 26 3.2.3. Cơ cấu chi phí theo nhóm thuốc điều trị ....................................... 28 3.2.4. Cơ cấu chi phí theo cận lâm sàng .................................................. 32 3.2.5. Cơ cấu chi phí theo số bệnh mắc kèm ........................................... 36 3.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ TRỰC TIẾP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG .................................... 37 3.3.1. Phân tích mối liên hệ giữa giới tính và chi phí trực tiếp điều trị .. 37 3.3.2. Phân tích mối liên hệ giữa nhóm tuổi và chi phí trực tiếp điều trị 38 3.3.3. Phân tích mối liên quan giữa type bệnh và chi phí trực tiếp điều trị ............................................................................................................................ 38 3.3.4. Phân tích mối liên hệ giữa chỉ số BMI và chi phí trực tiếp điều trị ............................................................................................................................ 39 3.3.5. Phân tích mối liên hệ giữa số bệnh mắc kèm và chi phí trực tiếp điều trị ................................................................................................................. 39 3.3.6. Phân tích mối liên hệ giữa số ngày điều trị và chi phí trực tiếp điều trị......................................................................................................................... 40 3.3.7. Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến ....................................... 41 CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN .......................................................................... 45 4.1. KẾT QUẢ ĐỀ TÀI ............................................................................ 45 4.1.1. Chi phí trực tiếp điều trị bệnh nhân đái tháo đường điều trị nội trú tại bệnh viện E giai đoạn từ tháng 10/2021- đến hết tháng 03/2022. ................. 45 4.1.2. Mối liên hệ giữa các yếu tố với chi phí điều trị trực tiếp điều trị . 50 4.2. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI......................................... 50 4.2.1. Ưu điểm của đề tài ........................................................................ 50 4.2.2. Hạn chế của đề tài ......................................................................... 51 KẾT LUẬN ................................................................................................... 53 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC I. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH NHÂN DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (Diabetes Mellitus) là một căn bệnh mạn tính, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng; là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới năm 2019 theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [22]. Theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), có hơn một người trong mười người độ tuổi từ 20 đến 79 trên thế giới đang sống chung với căn bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Kể từ năm 2000, con số ước tính cho ĐTĐ ở người lớn tăng gấp 3 lần từ 151 triệu người lên tới 537 triệu người năm 2021[16]. Sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong xã hội hiện nay có thể do quá trình già hóa dân số, sự gia tăng của quá trình đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, chế độ ăn uống nghỉ ngơi không lành mạnh, ít hoạt động thể lực, … Bên cạnh đó, với sự phát triển của hệ thống y tế, người bệnh được phát hiện và dự phòng sớm, phòng tránh các yếu tố nguy cơ, giảm các tai biến và biến chứng từ đó giảm được tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, ĐTĐ là một bệnh mạn tính, người bệnh phải chung sống với căn bệnh suốt đời, hơn nữa phải đối mặt với các nguy cơ của các biến chứng mạch máu nhỏ (đục thủy tinh thể, loét vô khuẩn, suy thận, …); biến chứng mạch máu lớn (xơ vữa động mạch, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh mạch máu não, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipoprotein, …) [1]. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống – kinh tế của người bệnh, gia đình và xã hội. Chi phí (CP) điều trị cho bệnh ĐTĐ ngày càng trở nên tốn kém và phức tạp. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện nhằm đi sâu phân tích CP điều trị, đánh giá gánh nặng kinh tế của căn bệnh này. Năm 2021, IDF ước tính tổng CP cho ĐTĐ sẽ chạm ngưỡng 966 tỷ USD. Con số này đại diện cho sự tăng trưởng 316% trong suốt 15 năm từ năm 2007 (232 tỷ USD). Dự báo trong những năm tiếp theo, CP trực tiếp cho y tế bệnh nhân (BN) mắc ĐTĐ tiếp tục tăng, chạm ngưỡng 1.03 nghìn tỷ USD cho năm 2030 và 1.05 nghìn tỷ USD cho năm 2045 [16]. Tại Mỹ, tổng CP ước tính của bệnh ĐTĐ được chẩn đoán trong năm 2017 là 327 tỷ USD, bao gồm 237 tỷ USD cho CP y tế trực tiếp và 90 tỷ USD là CP gián tiếp [13]. Tại Hà Lan năm 2016, tổng gánh nặng kinh tế ước tính cho bệnh ĐTĐ là 6,8 tỷ euro. CP chăm sóc sức khỏe (không bao gồm CP biến chứng) là 1.6 tỷ euro, CP trực tiếp cho các biến chứng là 1.3 tỷ euro và CP gián tiếp khoảng 4 tỷ euro [17]. 1 Tại Việt Nam những nghiên cứu cụ thể đánh giá CP điều trị ĐTĐ vẫn còn hạn chế, chính vì vậy phân tích về CP điều trị cho BN ĐTĐ là thực sự thiết thực trong tình hình xu hướng gia tăng của căn bệnh này và bình quân đầu người GDP của Việt Nam còn thấp. CP điều trị phải đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh, phù hợp với khả năng chi trả của BN. Hơn nữa, những phân tích về CP điều trị giúp các nhà hoạch định đưa ra những chính sách, chương trình y tế quốc gia, góp phần cải thiện gánh nặng chi trả của BN và gia đình của họ. Xuất phát từ những nhận thức trên, đề tài “Phân tích chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân đái tháo đường điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp - bệnh viện E giai đoạn từ tháng 10/2021 đến hết tháng 03/2022” được thực hiện với mục tiêu sau: 1. Xác định chi phí trực tiếp điều trị của bệnh nhân đái tháo đường điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp - bệnh viện E giai đoạn từ tháng 10/2021 đến hết tháng 03/2022. 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trực tiếp điều trị của bệnh nhân đái tháo đường điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp - bệnh viện E giai đoạn từ tháng 10/2021 đến hết tháng 03/2022. 2 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.1.1. Định nghĩa Theo IDF 2021: “Đái tháo đường là một tình trạng mạn tính nghiêm trọng xảy ra khi nồng độ glucose trong máu của người bệnh tăng cao gây ra bởi cơ thể không thể sản xuất được hoặc sản xuất đủ hormone insulin, hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin mà cơ thể sản xuất. Sự thiếu hụt này, nếu không được kiểm soát trong thời gian dài, có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan khác của cơ thể dẫn đến tàn tật và đe dọa tính mạng con người như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, thận, cắt cụt chi và các bệnh về mắt dẫn đến mất thị lực thậm chí mù lòa. Tuy nhiên, nếu được kiểm soát thích hợp, những biến chứng nguy hiểm này có thể được trì hoãn và ngăn chặn hoàn toàn.” [16] 1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây: a. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dl (7.0 mmol/L) hoặc: b. Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dl (11.1 mmol/L) hoặc: c. HbA1C ≥ 6.5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc: d. BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dl (11.1 mmol/L). Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đoán trong cùng một mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b hoặc c; riêng tiêu chí d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất. Lưu ý - Glucose huyết đói được đo khi BN nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 – 14 giờ). - Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: BN nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng 75g glucose, hòa trong 250 - 300 ml 3 nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó BN ăn khẩu phần có khoảng 150 - 200 gam carbohydrat mỗi ngày, không mắc các bệnh lý cấp tính và không sử dụng các thuốc làm tăng glucose huyết. Định lượng glucose huyết tương tĩnh mạch [3]. 1.1.3. Phân loại Bệnh ĐTĐ được phân thành 4 loại chính: • Đái tháo đường type 1 ĐTĐ type 1 do tế bào beta bị phá hủy nên BN không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn và 5% là vô căn. BN bị thiếu hụt insulin, tăng glucagon trong máu, không điều trị sẽ bị nhiễm toan ceton. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên. BN cần insulin để ổn định đường huyết. • Đái tháo đường type 2 ĐTĐ type 2 chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ. Thể bệnh này bao gồm những người có thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin. BN không có sự phá hủy tế bào beta do tự miễn, không có kháng thể tự miễn trong máu. Đa số BN có béo phì hoặc thừa cân và/hoặc béo phì vùng bụng với vòng eo to. Tình trạng đề kháng insulin có thể cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số thuốc nhưng không bao giờ hoàn toàn trở lại bình thường • Đái tháo đường thai kỳ ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó. • ĐTĐ thứ phát và thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ. [3] 1.1.4. Biến chứng • Biến chứng cấp tính - Nhiễm toan ceton – hôn mê nhiễm toan ceton do sự thiếu hụt insulin trầm trọng, gây nên rối loạn sinh hóa nguy hiểm: tăng glucose máu, nhiễm toan ceton, nhiễm toan, kèm theo các rối loạn nước điện giải. - Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu thường gặp ở người mắc ĐTĐ type 2 là nữ trên 60 tuổi, với đặc điểm chính là tăng glucose máu, mất nước và điện giải. 4 - Hạ glucose máu thường gặp ở BN dùng thuốc điều trị ĐTĐ quá liều hoặc dùng thuốc cho BN lúc đói, bỏ bữa. • Biến chứng mạn tính Biến chứng mạn tính thường được phân thành biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ: - Biến chứng mạch máu lớn: các biến chứng ở mạch máu lớn là nguyên nhân tử vong chính, thường gặp hơn ở ĐTĐ type 2 như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh mạch máu não và rối loạn lipid máu. - Biến chứng mạch máu nhỏ: biến chứng ở mắt, ở thận, ở thần kinh ngoại vi có thể dẫn tới mù lòa, xơ tiểu cầu thận, suy thận, liệt dây thần kinh sọ não, rối loạn thần kinh thực vật, cắt bỏ chi do nhiễm trùng, …[1] 1.1.5. Dịch tễ bệnh đái tháo đường ĐTĐ có xu hướng gia tăng chóng mặt trên toàn thế giới. Theo báo cáo IDF, trong năm 2021, ước tính 537 triệu người lớn trong độ tuổi 20-79 đang sống với căn bệnh ĐTĐ, dự đoán con số sẽ tăng lên 643 triệu người (11.3%) vào năm 2030 và tới 783 triệu người (12.2%) vào năm 2045. Tính tới năm 2021, số lượng trẻ em và trẻ vị thành niên mắc ĐTĐ type 1 được báo cáo là 1.21 triệu người, khoảng 108,200 trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi mắc ĐTĐ mỗi năm và con số này tăng lên 149,500 khi độ tuổi được mở rộng tới ngưỡng nhỏ hơn 20 tuổi [16]. Xu hướng gia tăng gánh nặng toàn cầu của bệnh ĐTĐ thay đổi theo type bệnh và vùng địa lý. ĐTĐ type 1 có xu hướng gia tăng ở các quốc gia có mức thu nhập cao như khu vực Châu Âu. Trong khi đó, tỷ lệ mắc và hiện mắc ĐTĐ type 2 tập trung ở các quốc gia có nền kinh tế thấp, trung bình và trung bình cao [20]. Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4.1%, tiền ĐTĐ là 3.6%, trong đó tỷ lệ ĐTĐ được chẩn đoán là 31.1%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 69.9% [3]. Dữ liệu được cập nhật mới nhất ngày 10/03/2020 của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới khu vực Tây Thái Bình (IDF WP), Việt Nam có gần 3.8 triệu người lớn độ tuổi 20 - 79 mắc ĐTĐ, chiếm khoảng 5.7% dân số ở độ tuổi này [21]. 5 1.1.6. Khám và đánh giá toàn diện Các đánh giá toàn diện nên thực hiện vào lần khám bệnh đầu tiên sau đó được thực hiện định kỳ hàng năm. Các nội dung đánh giá toàn diện gồm khai thác bệnh sử - lâm sàng, khám thực thể và đánh giá về cận lâm sàng: [3] 1.1.6.1. Bệnh sử - lâm sàng BN được khai thác về tuổi, đặc điểm lúc khởi phát ĐTĐ, tình trạng dinh dưỡng, tiền sử cân nặng, thói quen luyện tập thể dục, tiền sử sử dụng thuốc lá, các phác đồ điều trị trước và các đáp ứng điều trị, các bệnh đồng mắc, các biến chứng, … và một số bệnh sử lâm sàng khác. 1.1.6.2. Khám thực thể Cần đặc biệt chú trọng: chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, vòng eo; đo huyết áp, khám tim mạch nhằm phát hiện các biến chứng về mạch máu lớn; khám mắt nhằm phát hiện đục thủy tinh thể; khám các tuyến nội tiết khác nhằm phát hiện đa nội tiết tự miễn; khám da; khám bàn chân toàn diện và khám thần kinh. 1.1.6.3. Đánh giá về cận lâm sàng Bảng 1.1: Xét nghiệm đánh giá cận lâm sàng với người bệnh đái tháo đường STT Tên xét nghiệm Lần đầu Tái khám 1 Công thức máu x 3-6 tháng, tùy tình trạng bệnh nhân 2 Glucose x Mỗi lần khám x Mỗi 3 tháng hoặc khi nhập viện không có thông số tham khảo của 3 HbA1c những lần khám trước Mỗi 2 tuần, trừ lần khám có làm 4 Fructosamin 5 Insulin/C peptid x Làm C peptid hoặc insulin 6 Ure x Xét nghiệm mỗi lần khám HbA1c 6 Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 7 Creatinin, tính eGFR x 8 ALT x năm hoặc theo yêu cầu lâm sàng Xét nghiệm mỗi lần khám 9 AST 10 Na+, K+, Ca++, Cl- x Tùy tình trạng người bệnh 11 GGT 12 Albumin/Protein 13 Acid uric x gút mạn, viêm khớp, … 14 ABI, CK, CKMB, BNP, Pro - BNP x Tùy tình trạng người bệnh 15 Lipid máu x 16 Tổng phân tích nước tiểu x Mỗi lần khám 17 MAU/creatinine niệu x 3 - 6 tháng/lần 18 Điện tim, X quang ngực x 1 - 2 tháng/lần, tùy tình trạng người bệnh 19 Siêu âm ổ bụng x 3 - 6 tháng/lần, tùy tình trạng người bệnh 20 Siêu âm tim, Doppler mạch x Tùy tình trạng người bệnh 21 Khám răng hàm mặt x 3 - 6 tháng/lần, tùy tình trạng người bệnh Tùy tình trạng người bệnh Tùy tình trạng người bệnh: suy thận, 1 - 2 tháng/lần, tùy tình trạng người bệnh 7 3 - 6 tháng/lần, tùy tình trạng người 22 Khám đáy mắt 23 Chụp đáy mắt Theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa 24 Các xét nghiệm khác Tùy tình trạng người bệnh x bệnh Tần xuất tái khám: - Giai đoạn mới phát hiện, đang điều chỉnh thuốc: tái khám 0.5 - 1 tháng/lần. - BN ổn định: khám định kỳ mỗi 1-2 tháng/lần. 1.1.7. Điều trị 1.1.7.1. Mục tiêu điều trị Mục tiêu kiểm soát glucose huyết: - HbA1c < 7% được coi là mục tiêu chung cho cả ĐTĐ type 1 và type 2. - Glucose huyết lúc đói nên duy trì ở mức 4.4 – 7.2 mmol/l (80 – 130 mg/dl). - Glucose huyết sau ăn 2 giờ < 10 mmol/l (< 180 mg/dl). - Mục tiêu kiểm soát glucose huyết có thể khác nhau tùy theo từng BN, tùy theo tuổi, thói quen sinh hoạt và tuân thủ điều trị. - Cần điều trị các yếu tố nguy cơ đi kềm: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. [9] 1.1.7.2. Chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực cho người đái tháo đường - Chế độ dinh dưỡng là nền tảng cơ bản của chế độ điều trị bệnh ĐTĐ, nhu cầu năng lượng cần đáp ứng theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, cân nặng lý tưởng của BN. Nam: 35 Kcalo/kg, Nữ: 30 Kcalo/kg. - Tỷ lệ các loại thức ăn cần phù hợp với từng đối tượng BN. BN ĐTĐ bổ sung carbohydrat bằng việc sử dụng các loại ngũ cốc toàn phần có đủ vitamin, chất xơ và muối khoáng. Tỷ lệ lipid chiếm 15 – 20% khẩu phần ăn và phụ thuộc vào đặc điểm BN. Cần cung cấp cho cơ thể lượng protid từ 0.8 – 1.2 g/kg cân nặng và cần thay đổi đối với BN suy thận. Các yếu tố vi lượng và vitamin là cần thiết với BN suy nhược và kém hấp thu. Hạn chế rượu bia là điều cần thiết cho BN ĐTĐ. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan