Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu học thuyết dấu hiệu trong y dược học...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu học thuyết dấu hiệu trong y dược học

.PDF
53
1
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC LÊ DIỄM QUỲNH NGHIÊN CỨU HỌC THUYẾT DẤU HIỆU TRONG Y DƯỢC HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội - 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: LÊ DIỄM QUỲNH Mã sinh viên: 17100139 NGHIÊN CỨU HỌC THUYẾT DẤU HIỆU TRONG Y DƯỢC HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa : QH.2017.Y Người hướng dẫn : GS.TS NGUYỄN THANH HẢI Hà Nội - 2022 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng biết ơn thầy - GS.TS Nguyễn Thanh Hải đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp. Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện khoá luận. Đồng thời, thầy đã cho tôi những lời nhận xét quý báu không chỉ trong quá trình thực hiện khóa luận này mà còn là hành trang tiếp bước trong quá trình học tập và lập nghiệp sau này. Dưới sự hướng dẫn chi tiết trong quá trình nghiên cứu chủ đề, Thầy đã giúp tôi học tập và phát triển được nhiều kĩ năng cũng như kiến thức khoa học về ngành dược nói riêng và phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung. Điều đó giúp tôi cải thiện mạnh mẽ khả năng nghiên cứu khoa học và thực nghiệm trong lĩnh vực Y Dược. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô trường Đại học Y Dược. Đặc biệt là các Thầy, Cô trong ngành Dược học đã tận tình chỉ dạy và trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng đường, làm nền tảng cho tôi hoàn thành được bài khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cô để bài khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 6, năm 2022 Sinh viên Lê Diễm Quỳnh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh DOS Học thuyết Dấu hiệu Doctrine of Signatures DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Kết quả tìm kiếm từ đồng nghĩa của từ khóa “Medicinal plants” 28 Hình 2.2: Kết quả tìm kiếm bài báo với từ khóa “Medicinal plants” 29 Hình 2.3: Sơ đồ quy trình tìm kiếm và lựa chọn bài báo 31 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Một số ví dụ minh họa về giá trị y học tiềm năng của DOS 7 Bảng 2.1: Các từ khoá dựa theo hệ thống MeSH 26 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ............................................................................ 3 1.1. KHÁI NIỆM ........................................................................................... 3 1.2. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN .................................................9 1.2.1. Sự ra đời của DOS ............................................................................11 1.2.2. Sự phát triển theo dòng lịch sử ........................................................ 12 1.3. DOS TRONG VĂN HỌC ................................. Error! Bookmark not defined. 1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC THUYẾT ..................................................... 21 1.4.1. Màu sắc .............................................................................................22 1.4.2. Hình dạng ......................................................................................... 23 1.4.3. Kết cấu ..............................................................................................23 1.4.4. Hương thơm ..................................................................................... 24 1.4.5. Địa điểm ........................................................................................... 24 1.5. VAI TRÒ ...............................................................................................25 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........27 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................27 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 27 2.1.3. Nguồn dữ liệu ...................................................................................27 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 27 2.2.1. Chiến lược tìm kiếm .........................................................................27 2.2.2. Quá trình lựa chọn nghiên cứu .........................................................29 2.3. QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ TỔNG HỢP DỮ LIỆU TỪ CÁC BÀI BÁO ...........................................................................31 2.3.1. Đánh giá chất lượng ......................................................................... 32 2.3.2. Tổng hợp dữ liệu .............................................................................. 32 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ ............................................................................. 33 3.1. ỨNG DỤNG TRONG ĐÔNG Y .........................................................33 3.2. ỨNG DỤNG TRONG Y DƯỢC HIỆN ĐẠI ..................................... 35 CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ..................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 44 ĐẶT VẤN ĐỀ Sự hình thành của loài người mang theo sự xuất hiện của bệnh tật và đòi hỏi loài người phải đối phó với nhiều loại bệnh tật khác nhau. Từ đó, con người cũng khám phá ra được nhiều phương pháp chữa bệnh có thể kể đến như: chữa bệnh thông qua tâm lý, thông qua thuốc ..vv. Trong đó, cách thức điều trị phổ biến và hiệu quả nhất là tác động bằng thuốc. Do đó, ngay từ khi bệnh tật xuất hiện, việc tìm kiếm và phát triển các loại thuốc đã không ngừng được tiến hành. Quá trình này là sự phát triển đồng thời với sự phát triển của con người. Trước thế kỷ XX, việc tìm kiếm thuốc chủ yếu bằng cách thử và sai, điều này đồng nghĩa với việc hiệu quả và tính khoa học thấp. Đối tượng được tìm kiếm chủ yếu là thực vật: quả, rễ, lá và vỏ cây. Với mục đích là để giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Trong suốt quá trình dài tìm hiểu và nghiên cứu về thuốc, có nhiều Học thuyết được đề xuất, trong đó nổi tiếng là Học thuyết Dấu hiệu. Học thuyết này chiếm một vị trí quan trọng trong tư duy khoa học và y học từ thế kỷ XVI đến ngày nay. Đây là Học thuyết được ứng dụng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc từ trước đến nay. Trong thực hành trị liệu, chúng chỉ ra những đặc tính của thực vật hoặc động bằng sự tương đồng với các cơ quan cụ thể mà chúng được cho là có thể chữa bệnh cho con người. Từ khía cạnh nghiên cứu lý thuyết đến ứng dụng thực tế của học thuyết, trong khoá luận nghiên cứu, chúng tôi mô tả tổng quan các khung lý thuyết và đặc điểm quan trọng của Học thuyết cũng như các ứng dụng y khoa phổ biến trong thực tế. Thông qua nghiên cứu này giúp chúng ta một lần nữa đánh giá chính xác về các giá trị thực tế của học thuyết để từ đó xây dựng các phương pháp điều trị hữu hiệu trong lĩch vực y dược hiện đại ngày này. Với tất cả những giá trị của học thuyết, đó là lý do và động lực để tôi quyết định lựa chọn chủ để “ NGHIÊN CỨU HỌC THUYẾT DẤU HIỆU TRONG Y DƯỢC HỌC” cho khoá luận nghiên cứu tốt nghiệp với các mục tiêu sau: 1. Tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của Học thuyết Dấu hiệu. 2. Tìm hiểu về đặc điểm và vai trò của học thuyết Dấu hiệu. 1 3. Khảo sát một số ứng dụng của Học thuyết Dấu hiệu trong nghiên cứu y học dược được áp dụng vào cuộc sống. 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. KHÁI NIỆM Học thuyết Dấu hiệu (The Doctrine of Signatures - DOS) là một lý thuyết được trích dẫn rộng rãi nhằm giải thích cách mà con người phát hiện ra công dụng chữa bệnh của một số loài thực vật. Theo DOS, các đặc điểm vật lý của thực vật bao gồm hình dạng, màu sắc, cấu trúc, mùi vị cho thấy giá trị chữa bệnh của chúng [1]. Một nhà sinh lý học thực vật và nhà sử học đã giải thích một cách ngắn gọn học thuyết như sau: “… mọi loài thực vật có đặc tính y học hữu ích đều mang dấu ấn của nó ở một nơi nào đó giống như cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể mà nó có tác dụng chữa bệnh” [2]. Ví dụ phù hợp với định nghĩa hình thái cổ điển này bao gồm rễ cuộn của cây ba gạc hoa đỏ Ấn Độ (Rauvolfia serpentina, họ Trúc đào) để trị rắn cắn hay bọ cạp cắn [3], quả của cây óc chó (Juglans regia, họ Juglandaceae) để cải thiện trí nhớ [4, 5] và đậu thận (Phaseolus vulgaris, họ Đậu) giúp chữa bệnh và duy trì chức năng của thận [5, 6] Nguyên tắc cơ bản của học thuyết về dấu hiệu là tất cả các sinh vật đều có tương quan với nhau. Dựa trên những liên kết này, chúng hình thành các hệ thống quan hệ bên trong độc lập với các đơn vị phân loại sinh học. Sự tương đồng giữa sinh vật trong tự nhiên và con người tồn tại dưới dạng hình thức, màu sắc, mùi, nhưng cũng có thể ở các khía cạnh dịch thể, bệnh lý và chiêm tinh. Chúng được phân bổ cho các danh mục như nguyên tố, hành tinh hoặc tính năng. Thực vật và động vật hoặc các bộ phận của chúng cùng loại với bệnh có thể được sử dụng để chữa bệnh. Học thuyết Dấu hiệu rõ ràng là một mô hình giải thích phi khoa học, tiền hiện đại của thế giới [6]. 3 Bảng 1.1: Một số ví dụ minh họa về giá trị y học tiềm năng của DOS Tên thông thường Tên khoa học Giống loài Dấu hiệu Tác dụng y học Hoàng liên Ranunculus ficaria Họ Ranunculaceae Lá có các nốt sần giống hạt mụn Sử dụng điều trị mụn cóc và bệnh trĩ Hepatica nobilis Họ Ranunculaceae Các lá có hình dạng giống như lá gan của người Chữa bệnh về gan [7] Lá gan [8] Óc chó [4, 5, 9] Juglans regia Họ Juglandaceae Quả óc chó Điều trị L. có hình vết dạng giống thương ở não người đầu và bệnh về não. Cải thiện trí nhớ và tăng trí thông minh 4 Phong lan Ophrys spp., Serapias spp. Và các chi liên quan Họ Orchidaceae Rễ có hình tinh hoàn Cải thiện sinh lý giới tính Họ Araliaceae [5, 9] Panax ginseng Có rễ giống với hình dáng con người Tăng cường năng lượng và sức khỏe. Cải thiện sinh lý giới tính Cây liễu Salix spp. Họ Salicaceae Cành dẻo Hạ sốt, dai, vị trí giảm đau sinh trưởng ẩm ướt và khắc nghiệt Ocimum basilicum L. Họ Lamiaceae Rễ phát Tác động triển nhiều có lợi lên giống hệ hệ thống thống hạch hạch bạch huyết bạch huyết [5] Nhân sâm [9] Húng quế [5] 5 Tầm gửi [5] Địa du [5] Cỏ đuôi chuông, cỏ Quaking Viscum album L. Họ Santalaceae Sanguisorba officinalis L. Họ Rosaceae Đầu hoa màu đỏ như máu Cầm máu Briza media Họ Poaceae Hoa của cây có hình tim rung rinh trong gió Chống tim đập nhanh [9] 6 Là loài ký Được sử sinh hút dụng nước, muối trong liệu và dinh pháp điều dưỡng từ trị ung cây chủ thư với giả định rằng cũng làm mất chất dinh dưỡng để phát triển khối u Cây tỳ bà diệp [9] Eyebright hoặc Euphrasy Asplenim Họ Aspleniaceae trichmanes L. Họ [5] Euphrasia rostkoviana Hayne Aconite hoặc Wolfsbane Aconitum napellus Họ Ranunculaceae Vitis vinifera Họ Vitaceae Orobanchaceae [7] Chùm nho [5] 7 Sau khi lá rụng xuống, các trục lá trông như một chùm tóc Chống rụng tóc Có hoa giống mắt Chống viêm kết mạc viêm bờ mi Có hoa giống mắt Điều trị các vấn đề về mắt Chùm nho Giảm có hình nguy cơ dáng giống ung thư phổi, đặc phổi và biệt là các khí thũng phế nang Cà chua [5] Lạc (đậu phộng) [5] Bơ [5] Khoai lang [5] Solanum lycopersicum Họ Solanaceae Archis hypogaea Họ Fabaceae Hạt lạc có hình dáng giống tinh hoàn Persea americana Họ Lauraceae Quả bơ có Tác dụng hình dáng tốt lên tử giống như cung và tử cung của cổ tử phụ nữ cung. Cân bằng nội tiết tố, ngăn ngừa ung thư cổ tử cung Ipomoea batatas Họ Convolvulaceae 8 Có bốn Tác dụng buồn giống tốt lên như trái tim và tim và có máu màu đỏ Có hình dáng giống tuyến tụy Cải thiện sinh lý giới tính Ổn định chỉ số đường huyết của bệnh nhân bị tiểu đường Ô liu [5] Sung [5] Olea europaea Họ Oleaceae Quả kết thành từng chùm giống buồng trứng của phụ nữ Hỗ trợ sức khỏe và cải thiện chức năng buồng trứng Ficus racemosa Họ Moraceae Quả sung có nhiều hạt và thường treo thành hai sau khi chín hoàn toàn Cải thiện khả năng di chuyển của tinh trùng, tăng số lượng tinh trùng và khắc phục tình trạng vô sinh ở nam giới 1.2. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN Trong suốt lịch sử y học của con người, chúng ta sử dụng thực vật, khoáng vật, động vật làm thuốc để điều trị bệnh và các cơ quan trên cơ thể có màu sắc, hình dạng hoặc thậm chí tên gọi tương tự như triệu chứng của bệnh. Tippo và Stern nói rằng: “Trong nhiều trường hợp, niềm tin vững chắc vào lòng tốt của Đức Chúa Trời, Đấng ban cho mọi thứ trên Trái Đất, cho dân chúng của Ngài đã làm nảy sinh ra Học thuyết về Dấu hiệu, học thuyết này 9 cho rằng chìa khóa để con người sử dụng các công dụng của thực vật được ẩn trong chính thực vật; người ta chỉ có thể nhìn kỹ” [10]. Trải dài từ thời cổ đại, các ứng dụng liên quan đến DOS đã phổ biến rộng rãi, nhưng các học giả hiếm khi đưa ra lời giải thích rõ ràng về nguồn gốc của triết lý y học phổ biến này. Một số nhấn mạnh rằng DOS có nguồn gốc từ Trung Quốc và lan rộng khắp châu Âu trong thời Trung cổ, điều này dường như khó xảy ra, do sớm đề cập đến các ứng dụng liên quan đến DOS ở La Mã cổ đại. Số học giả hiện đại lại có ý kiến cho rằng DOS những người Ai Cập cổ đại là người đầu tiên bắt nguồn kiến thức y học của họ từ những dấu hiệu này. Trong khi một số nhà khoa học hay nhà thực vật học khác đã đưa ra quan điểm rằng DOS là phổ biến vì các ứng dụng tương tự đã được tìm thấy ở châu Á cổ đại, Hy Lạp cổ đại, châu Âu Trung cổ và châu Mỹ thời tiền Colombo. Những người khác lại cho rằng đó là một ý tưởng xuất phát từ châu Âu và đã có ghi chép bằng văn bản. Học thuyết Dấu hiệu được trích dẫn rộng rãi trong các tài liệu về cây thuốc. Theo lý thuyết, một số thuộc tính vật lý của thực vật là dấu hiệu để chỉ ra giá trị chữa bệnh của chúng. Pliny the Elder, Dioscorides và các học giả cổ điển đầu tiên khác ủng hộ lý thuyết này, nhưng nó được triển khai rộng rãi nhất bởi Paracelsus và những người theo ông trong thời Trung cổ. Nhà thần bí tôn giáo người Đức Jakob Böhme và các nhà thảo được người Anh Nicholas Culpeper và William Cole là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất Học thuyết này. Bắt đầu từ giữa những năm 1500, các học giả bắt đầu chỉ trích khái niệm Dấu hiệu. Bác sĩ và nhà thảo dược học người Flemish Rembert Dodoens có lẽ là người đầu tiên thách thức tính khoa học của nó. Nhà tự nhiên học người Anh John Ray cũng chỉ trích lý thuyết này. Các học giả hiện đại gần như coi thường Học thuyết Dấu hiệu, gọi nó là vô lý, huyền ảo, xa vời, và giả khoa học. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tiếp tục coi học thuyết này là lý do mà nhiều loài thực vật được chọn làm thuốc. Đánh giá kỹ lưỡng về Học thuyết Dấu hiệu cho thấy rằng nó không có nhiều giá trị trong điều trị bệnh. Thay vào đó, Học thuyết này đóng vai trò như một phương tiện ghi nhớ, điều này đặc biệt quan trọng trong các nền văn hóa tiền kim loại [10]. 10 1.2.1. Sự ra đời của DOS Một số người tin rằng Đấng Toàn năng đã đặt dấu hiệu của Ngài trên các phương tiện khác nhau để chữa trị bệnh tật của con người. Vào năm 1669, Oswald Crollius đã viết: “Tất cả các loại thảo mộc, hoa, cây cối và những thứ khác xuất phát từ Trái Đất, đều là sách và các dấu hiệu ma thuật, được truyền đạt cho chúng ta, bởi lòng thương xót bao la của Thượng đế, các dấu hiệu đó là thuốc cho chúng ta… Đối với mọi thứ thuộc về bản chất, hãy dựa vào hình ảnh bên ngoài của thuộc tính huyền bí của nó…” [10]. Học thuyết Dấu hiệu có mặt ở khắp nơi. Nhà nhân chủng học William Bale và những người khác đã gợi ý rằng nó như một hiện tượng và hiện tượng này khá phổ biến. Theo nhà khảo sát thế kỷ XIX của khu vực Grand Canyon (Hoa Kỳ), JW Powell, “Tất cả các bộ lạc Mỹ đều có niềm tin sâu sắc vào Học thuyết Dấu hiệu…”. BE Read, một nhà dược học đầu thế kỷ XX đã viết rằng DOS là “được trích dẫn nhiều trong Phương Đông và Huyền bí”. Học thuyết này thường xuyên xuất hiện trong các văn bản thực vật thời Trung cổ “do niềm tin rộng rãi vào học thuyết về dấu hiệu”. DOS được đề cập đến trong các tài liệu cổ của Hy Lạp về cây thuốc. Các yếu tố của học thuyết hiện diện trong các tác phẩm của Hippocrates, mặc dù ông cũng ủng hộ nguyên tắc rằng các mặt đối lập được chữa khỏi bởi các mặt đối lập của chúng - phản đề của DOS. Hơn nữa, Fielding Garrison lập luận rằng đối với các loại thuốc làm từ động vật, y học Hy Lạp không áp dụng nguyên tắc này [11]. Các nhà thảo dược châu Âu đã sử dụng mủ vàng của cây hoàng liên (Chelidonium majus, họ Piperaceae) để chữa bệnh gan. Trong bài tường thuật của mình về cây hoàng liên, nhà thảo dược học người Anh thế kỷ XX và tác giả Maude Grieve đã viết, "Các nhà giả kim xưa cho rằng nó rất tốt để 'siêu kiềm chế bệnh vàng da' vì màu vàng đậm của nó" [10]. Nhân sâm Trung Quốc (Panax ginseng, Araliaceae) rễ vì thân rễ giống như người của chúng đã được sử dụng như một loại chất kích thích tình dục và tăng cường sự trẻ hóa cho con người [12]. Nhà hóa học và bác sĩ người Thụy Sĩ thời trung cổ Paracelsus đã tuyên bố, "Những bông hoa có màu cháy như hoa hồng (Rosa spp., thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae)) có khả năng chữa lành vết viêm; những 11 người có làn da mang màu sắc giống như hoa hồng (da dẻ hồng hào) sẽ tránh được say rượu" [10] Theo William Cole, 2004 - nhà khoa học DOS hàng đầu của Anh, đã viết: Quả hạch có dấu hiệu hoàn hảo của đầu: Lớp vỏ ngoài hoặc hoặc lớp màu xanh lá cây, đại diện cho Pericranium, hoặc da bên ngoài của hộp sọ, trong đó có lông tơ, và do vậy muối làm từ vỏ trấu rất tốt cho vết thương ở đầu. Lớp vỏ gỗ bên trong có dấu hiệu hình dáng của hộp sọ, và lớp da nhỏ màu vàng, hay còn gọi là vỏ, che phủ Kernel, của Meninga và Pia-cũ, là những chiếc khăn mỏng bao bọc não. Kernel có hình dáng rất giống não, và do đó nó rất có lợi cho não [13]. Vào năm 1763 mục sư Edward Stone tin rằng cây liễu Anh (Salix spp., Họ Hoa môi) [9], một loại cây phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, có thể chữa được bệnh thấp khớp, có liên quan đến các bệnh tương tự. Thực vật giống với tinh dịch hoặc cơ quan sinh dục của con người, được coi là thuốc kích thích tình dục. Một ví dụ khá điển hình là rễ cây Phong lan (Ophrys spp., Serapias spp. Và các chi liên quan, họ Orchidaceae) do bộ rễ của cây có hình dáng giống với tinh hoàn của người. Hay quả của cây Sung có nhiều hạt và thường treo thành hai sau khi chín hoàn toàn, điều này tương tự như tinh hoàn của nam giới. 1.2.2. Sự phát triển theo dòng lịch sử Học thuyết Dấu hiệu đã có từ rất lâu và bắt đầu được phổ biến từ khi loài người có ngôn ngữ giao tiếp (các ký hiệu hay các hình vẽ hoặc ngôn ngữ hình thể). Do lưu truyền rộng rãi nên được nhiều người ủng hộ và bắt đầu các thử nghiệm chứng minh, đến phát triển khái niệm, sau đó được lưu lại trong các tài liệu ghi chép quá trình tìm kiếm các Dấu hiệu. Các ghi chép này là những tư liệu quan trọng, là bước đệm cho những nghiên cứu sau này. 1.2.2.1. Pliny the Elder (23-79 CN) Theo một số nhà chức trách, Natural History của Pliny the Elder chứa một trong những tài liệu tham khảo sớm nhất về DOS. Tuy nhiên, Pliny không rõ ràng trong việc ủng hộ DOS. Hơn nữa, không rõ liệu anh ta đang 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan