Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu điều chế và đánh giá một số đặc tính của hệ tiểu...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu điều chế và đánh giá một số đặc tính của hệ tiểu phân nano chứa các hoạt chất của hà thủ ô đỏ (fallopia multiflora thunb.)

.PDF
70
1
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ NGỌC NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA HỆ TIỂU PHÂN NANO CHỨA CÁC HOẠT CHẤT CỦA HÀ THỦ Ô ĐỎ (Fallopia multiflora Thunb.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội - 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ NGỌC NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA HỆ TIỂU PHÂN NANO CHỨA CÁC HOẠT CHẤT CỦA HÀ THỦ Ô ĐỎ (Fallopia multiflora Thunb.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH.2017.Y Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Xuân Tùng Hà Nội - 2022 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Xuân Tùng – Giảng viên Bộ môn Bào chế và Công nghệ Dược phẩm, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong bộ môn Bào chế và Công nghệ Dược phẩm, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành được thực nghiệm. Dù đã rất cố gắng, nhưng là lần đầu làm nghiên cứu khoa học nên khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giúp em hoàn thiện khóa luận hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ACN Acetonitril DĐVN Dược điển Việt Nam EM Emodin EtOH Ethanol HPLC High performance liquid chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng cao) MeOH Methanol NPs Nanoparticles (Các hạt tiểu phân nano) PDI Poly Dispersity Index (Chỉ số đa phân tán) ROS Reactive oxygen special (Gốc tự do oxy hóa) SEM Scanning Electron Microscope (Kính hiển vi điện tử quét) SLN Solid lipid nanoparticles (Các hạt tiểu phân nano lipid rắn) THSG 2,3,5,4'-tetrahydroxystilbene-2-O-ꞵ-D-glucosid DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 2.1 Chương trình hệ pha động sắc ký 22 Bảng 3.1 Độ ẩm của cao định chuẩn hà thủ ô đỏ 28 Bảng 3.2 Đường kính trung bình, chỉ số đa phân tán của hệ tiểu 37 phân nano chứa các hoạt chất của hà thủ ô đỏ theo thời gian DANH MỤC HÌNH Tên hình STT Trang Hình 1.1 Hình ảnh cây, lá và hoa hà thủ ô đỏ 3 Hình 1.2 Mặt cắt ngang củ hà thủ ô đỏ 4 Hình 1.3 Cấu trúc hóa học của 2,3,5,4'-tetrahydroxystilbene-2-O-ꞵ-D- 5 glucopyranoside Hình 1.4 Cấu trúc hóa học lần lượt của các hợp chất emodin (1), 6 aloe-emodin (2), chrysophanol (3), physcion (4) và rhein (5) Hình 1.5 Cấu trúc hóa học lần lượt của các hợp chất luteolin (1), 7 quercetin (2), kaempferol (3) Hình 2.1 Quy trình bào chế hệ tiểu phân nano chứa các hoạt chất của 25 hà thủ ô đỏ Hình 3.1 Cao định chuẩn hà thủ ô đỏ 28 Hình 3.2 Phản ứng định tính nhóm anthranoid trong hà thủ ô đỏ: 29 Phản ứng A (a), phản ứng B (b) Hình 3.3 Sắc ký đồ của mẫu chuẩn (a) và mẫu thử (b) ở điều kiện 30 tối ưu tại bước sóng 290 nm đối với EM Hình 3.4 Sắc ký đồ của mẫu chuẩn (a) và mẫu thử (b) ở điều kiện 31 tối ưu tại bước sóng 322 nm đối với THSG Hình 3.5 Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ dung dịch và 32 diện tích pic của EM (a) và THSG (b) Hình 3.6 Hình dạng tiểu phân của hệ tiểu phân nano chứa các hoạt chất của hà thủ ô đỏ quan sát bằng kính hiển vi điện tử quét 34 Hình 3.7 Phổ hồng ngoại của cao chiết nước (a), cao định chuẩn (b) 35 và hệ tiểu phân nano chứa các hoạt chất của hà thủ ô đỏ (c) Hình 3.8 Kích thước tiểu phân của sản phẩm sau khi bào chế (a) và sau 60 ngày (b) 36 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN............................................................................. 3 1.1. Tổng quan về cây hà thủ ô đỏ..................................................................... 3 1.1.1. Đặc điểm thực vật............................................................................... 3 1.1.2. Thực trạng phân bố............................................................................. 4 1.1.3. Thành phần hóa học............................................................................ 5 1.1.4. Công dụng và tác dụng sinh học......................................................... 8 1.1.5. Độc tính cấp...................................................................................... 10 1.2. Giới thiệu chung về công nghệ nano....................................................... 11 1.2.1. Công nghệ nano................................................................................ 11 1.2.2. Công nghệ nano sinh y dược............................................................ 15 1.3. Hệ vận chuyển thuốc nano....................................................................... 16 CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 18 2.1. Nguyên vật liệu, trang thiết bị.................................................................. 18 2.1.1. Nguyên vật liệu................................................................................. 18 2.1.2. Thiết bị nghiên cứu........................................................................... 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 19 2.2.1. Xây dựng quy trình điều chế hệ tiểu phân nano chứa các hoạt chất của hà thủ ô đỏ...........................................................................19 2.2.2. Đánh giá một số đặc tính của hệ tiểu phân nano chứa các hoạt chất hà thủ ô đỏ.................................................................................26 2.3. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 27 CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................................................... 28 3.1. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho cao định chuẩn hà thủ ô đỏ.................. 28 3.1.1. Mô tả................................................................................................. 28 3.1.2. Độ ẩm............................................................................................... 28 3.1.3. Định tính........................................................................................... 29 3.1.4. Định lượng....................................................................................... 31 3.2. Xác định một số đặc tính của hệ tiểu phân nano chứa các hoạt chất của hà thủ ô đỏ............................................................................................... 33 3.2.1. Kích thước tiểu phân, chỉ số đa phân tán và thế Zeta của hệ tiểu phân nano chứa các hoạt chất của hà thủ ô đỏ..................................33 3.2.2. Hình dạng tiểu phân..........................................................................33 3.2.3. Đặc điểm cấu trúc của tiểu phân.......................................................34 3.2.4. Độ ổn định........................................................................................ 36 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Hà thủ ô đỏ (Fallopia multilflora (Thunb.) Haralds.) là một loại dây leo, sống lâu năm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam [5]. Trong các nghiên cứu dược lý hiện đại, hà thủ ô đỏ thể hiện nhiều tác dụng sinh học quan trọng như bảo vệ gan, kháng khuẩn, chống tăng lipid máu, điều hòa miễn dịch, chống viêm, chống ung thư, chống xơ vữa động mạch [10, 25, 27]. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh hà thủ ô đỏ có tác dụng với nhiều bệnh lý như rụng tóc, tóc bạc sớm, chống lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp nhuận tràng, điều chỉnh lượng đường trong máu. Các tác dụng sinh học kể trên chủ yếu là do hoạt động của các hợp chất anthraquinon, stilben và polyphenol [24, 27]. Ngoài ra, các polysaccharide có trong hà thủ ô đỏ cũng được nghiên cứu có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan và chống ung thư [28, 47]. Mặc dù có chức năng quan trọng, hầu hết các hợp chất anthraquinon, stilben và polyphenol có trong hà thủ ô đỏ đều có nhược điểm chung là khó tan trong nước [7, 40]. Do đó, rất cần một hệ mang thuốc phù hợp để làm tăng khả năng hòa tan trong nước cũng như tăng sinh khả dụng của các hợp chất này. Với nhiều tính năng độc đáo và kích thước tương đương với các phân tử sinh học, công nghệ nano được coi là một giải pháp đầy hứa hẹn cho vấn đề này. Hệ vận chuyển thuốc nano là những vật liệu nano có khả năng làm tăng độ ổn định và khả năng hòa tan trong nước của hoạt chất, giảm sự phân hủy enzyme và tăng tốc độ hấp thu của tế bào hoặc mô đích, từ đó mở rộng hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc [15]. Hệ thống này bao gồm hoạt chất kết hợp với chất mang để tạo thành hệ thống hạt nano; trong đó, hoạt chất có thể được hấp phụ, liên kết hóa học, gắn vào bề mặt hoặc được bao bọc trong chất mang. Các chất mang có thể được sử dụng trong hệ vận chuyển thuốc nano gồm liposome, polymer, dendrimer, micelle, protein, các tiểu phân nano lipid rắn hoặc các hạt nano từ tính [42]. Hướng đến việc điều chế một hệ vận chuyển thuốc nano chứa các thành phần có hoạt tính cao trong cao định chuẩn, khai thác triệt để nguồn dược liệu và 1 phát huy tối đa tác dụng sinh học của hà thủ ô đỏ, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu điều chế và đánh giá một số đặc tính của hệ tiểu phân nano chứa các hoạt chất của Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora Thunb.)” với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho cao định chuẩn hà thủ ô đỏ 2. Nghiên cứu bào chế và đánh giá một số đặc tính của hệ tiểu phân nano chứa các hoạt chất của hà thủ ô đỏ 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về cây hà thủ ô đỏ 1.1.1. Đặc điểm thực vật Hà thủ ô đỏ có danh pháp khoa học là Fallopia multilflora (Thunb.) Haraldson, tên đồng nghĩa là Polygonum multiforum (Thunb.) Haraldson; thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), bộ Cẩm chướng (Caryophyllales). Hà thủ ô đỏ có một số tên gọi khác như: Giao đằng, Dạ hợp, Địa tinh, Tử ô đằng [6, 30]. Hà thủ ô đỏ là một loại cây sống nhiều năm. Thân cây mềm dạng dây leo quấn với nhau, mặt ngoài thân màu xanh tía, nhẵn, không có lông, có vân. Lá mọc so le, cuống dài, phiến lá hình tim hẹp dài 4 – 8 cm, rộng 2,5 – 5 cm, đầu nhọn, phía gốc lá hình tim hoặc hình mũi tên, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu xanh nhạt và cả hai mặt lá đều nhẵn, không lông. Lá kèm mỏng, màu nâu nhạt, có cuống ngắn từ 1 – 3 mm. Hoa nhỏ, đường kính khoảng 2 mm, mọc thành chùm nhiều nhánh ở lách lá hay ở ngọn, nhiều nhánh, cánh hoa màu trắng. Bầu nhụy hình 3 cạnh, vòi ngắn gồm 3 cái rời nhau. Mùa hoa từ tháng 9 đến tháng 11. Quả hình 3 cạnh nhẵn, đóng hình thấu kính. Mùa quả từ tháng 12 đến tháng 2 [6]. Hình 1.1. Hình ảnh cây, lá và hoa hà thủ ô đỏ Bộ phận dùng làm dược liệu của hà thủ ô đỏ chủ yếu là rễ. Rễ củ có hình tròn hoặc hình thoi không nhất định, thường có sống lồi dọc theo củ. Mặt ngoài củ 3 màu nâu đỏ, mặt cắt màu hồng, có bột, ở giữa thường có lõi, vị hơi đắng chát [6, 30]. Hình 1.2. Mặt cắt ngang củ hà thủ ô đỏ 1.1.2. Thực trạng và phân bố Hà thủ ô đỏ là loài ưa khí hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới núi cao. Cây ưu sáng và có thể hơi chịu bóng, nơi mọc tự nhiên thích hợp nhất là các quần thể rừng núi đá vôi, độ cao tới 1700 m, nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng dưới 20oC. Hà thủ ô đỏ thường mọc ở đất ẩm, xốp, nhiều mùn, nhất là loại đất ở chân núi đá. Tuy nhiên, khi cây được trồng ở đất đồi vùng trung du hay trên đất đỏ bazan đều phát triển và sinh trưởng tốt [2]. Hà thủ ô đỏ có nguồn gốc ở miền trung và miền nam Trung Quốc. Trên thế giới, hà thủ ô đỏ phân bố nhiều nhất ở Trung Quốc, sau đó là một số nước thuộc 4 khu vực Đông Á và Bắc Mỹ. Tại Việt Nam, cây thường mọc hoang ở rừng núi, phân bố nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Cao Bằng, Hòa Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam [3]. 1.1.3. Thành phần hóa học Hiện nay, có hơn 100 hợp chất hóa học đã được phân lập từ hà thủ ô đỏ. Theo các nghiên cứu, thành phần hóa học chủ yếu của hà thủ ô đỏ bao gồm: stilben, quinon, flavonoid, các hợp chất lipid và một số hợp chất khác. Trong đó, thành phần thể hiện hoạt tính chính là các hợp chất phenolic, anthraquinon và glycosid stilben [25]. Stilben Stilbene là một trong những thành phần chính trong hà thủ ô đỏ. 2,3,5,4'tetrahydroxystilbene-2-O-ꞵ-D-glucoside (THSG) là hợp chất đầu tiên được phân lập và xác định cấu trúc với Yang và cộng sự vào năm 1976. Hai hợp chất tiếp theo được tìm thấy bởi Nonaka và cộng sự vào năm 1982 là 2,3,5,4'-tetrahydroxy stilbene-2-O-anthra-ꞵ-D-(2''-O-momogalloylesters) glucopyranoside và 2,3,5,4'tetrahydroxystilbene-2-O-ꞵ-D-(3''-O-monogalloylesters) glucopyranoside. Trong các nghiên cứu tiếp theo đã có tất cả 21 hợp chất nhóm stilbene được công bố [25]. Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của 2,3,5,4′-tetrahydroxystilbene -2-O-β-Dglucopyranoside 5 Quinon Tương tự như stiben, quinon cũng là hợp chất chính có trong củ hà thủ ô đỏ. Trong đó, hầu hết là các anthraquinon (chiếm khoảng 1,7%), bao gồm emodin, aloe-emodin, chrysophanol, physcion, rhein, 1,6-dimethy ether-emodin, emodin8-methyl ether, citreorosein, citreorosein-8-methy ether, emodin-3-methylether, fallacinol, emodin-6,8-dimethylether và 2-acetylemodin [37]. Ngoài ra, một số các tổ hợp liên kết anthraquinon khác đã được phân lập và định danh như emodin-8O-ꞵ-D-glucopyranoside, physcion-8-O-ꞵ-D-glucopyranoside, emodin-3-methyl ether-8-O-ꞵ-D-glucopyranoside, physcion-8-O-(6'-O-acetyl)-ꞵ-D-glucopyranosid e, emodin-8-O-(6'-O-acetyl)-ꞵ-D-glucopyranoside, chrysophanol-8-O-ꞵ-D-gluco pyranoside, 6-methoxyl-2-acetyl-3-methyl-1,4-naphthoquinon-8-O-ꞵ-D-glucopy ranoside và 2 methoxy-6-acethyl-7-methyliuglone [25]. Hình 1.4. Cấu trúc hóa học lần lượt của các hợp chất emodin (1), aloe-emodin (2), chrysophanol (3), physcion (4) và rhein (5) 6 Flavonoid Flavonoid chứa nhiều trong thực vật và cũng được phát hiện có nhiều trong của hà thủ ô đỏ với tổng cộng 17 hợp chất đã được tìm thấy. Các hợp chất này có khả năng chống oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do rất cao, điển hình như tricin, rutin, luteolin, quercetin, kaempferol, issorientin, apigenin, hyperoside, vi texin và quercetin-3-O-arabinoside, catechin, epicatechin, 3-O-galloyl-(-)-ca tech in, 3-Ogalloyl-(-)-epicatechin, 3-O-galloyl-procyanidin B2, 3,3'-di-O-galloyl-procynidin B2. Ngoài ra, một flavostilben glycosid cũng được phân lập và định danh là polygonflavanol A [25]. Hình 1.5. Cấu trúc hóa học lần lượt của các hợp chất luteolin (1), quercetin (2), kaempferol (3) Phospholipid Củ hà thủ ô đỏ có hàm lượng phospholipid cao với khoảng 15 chất đã được tìm thấy, có thể kể đến một số hợp chất như phosphatidyl ethanolamin, copaen, eicosan, acid hexanoic, hexadecanoic acid methyl ester, ethyl oleat, hexadecanoic acid ethyl ester, octadecanoic acid methyl ester, octadecanoic acid ethyl ester, docosanoic acid methyl este, tetradecanoic acid ethyl este, squalene,... [25]. Các thành phần khác Hiện nay, ngoài các hợp chất và nhóm hợp chất kể trên, các nghiên cứu đã chứng minh sự hiện diện của nhiều loại hợp chất polyphenol khác trong củ hà thủ ô đỏ như acid gallic, methyl gallate,... Các hợp chất chứa nitơ cũng đã được phân lập và xác định như N-trans-feruloyltyramine, N-trans-feruloyl-3 methyldopamine 7 và indole-3-(1-α-amino-α-hydroxypropionic acid) methyl ester. Ngoài ra, hai coumarin glucosid được phân lập và xác định là 7-hydroxy-4-methylcoumarin-5O-ꞵ-D-glucopyranoside và 7-hydroxy-3,4- dimethylcoumarin-5-O-ꞵ-D glucopyra noside [25]. Bên cạnh đó, tanin cũng đã được phân lập và có khoảng 4,5% các chất vô cơ trong của hà thủ ô đỏ như Mn, Ca, K, Cr...[2]. 1.1.4. Công dụng và tác dụng sinh học Công dụng Hà thủ ô đỏ có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ấm. Trong y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ được biết đến là một vị thuốc có tác dụng thông tiểu, tiêu thũng, giải độc, bổ máu, ích tinh tuỷ, hoá khí huyết, mạnh gân xương, nhuận tràng, dùng khi tinh thần suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô rát, táo bón và đặc biệt có thể làm đen tóc với người sớm bạc tóc, giảm rụng tóc và khô tóc, kích thích mọc tóc khi uống lâu [5]. Tác dụng sinh học Trong các nghiên cứu dược lý hiện đại đã cho thấy hà thủ ô đỏ có nhiều tác dụng sinh học khác nhau bao gồm tác dụng chống lão hóa, bảo vệ gan, điều hòa miễn dịch, chống tăng lipid máu, chống viêm và chống ung thư [27]. - Tác dụng chống lão hóa: Tác dụng chính của hà thủ ô đỏ là chống lão hóa, nó có thể được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson. Cụ thể, 2,3,5,4'-tetrahydroxystilbene-2-O-β -D-glucoside, một trong những thành phần có hiệu quả của cây này, có thể điều trị bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson thông qua các cơ chế như ức chế acetylcholinesterase, bảo vệ thần kinh, hoạt động chống oxy hóa và tăng cường nhận thức [35]. - Tác dụng bảo vệ gan: Hà thủ ô đỏ cho thấy tác dụng bảo vệ gan thông qua hoạt động của các hợp chất anthraquinon và polysaccharid. Đã có nhiều nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan của các anthraquinon và polysaccharid [27]. Nghiên 8 cứu của Bhadauria và cộng sự (2010) chỉ ra rằng điều trị bằng EM làm giảm đáng kể độc tính gây ra bởi acetaminophen trong các biến đổi sinh hóa máu và mô khác nhau ở chuột sau khi thử nghiệm 24 giờ và hiệu quả điều trị phụ thuộc vào liều. Tác dụng bảo vệ của EM có thể liên quan đến các hoạt động chống viêm và chống oxy hóa [9]. Trong nghiên cứu khác của Yin và cộng sự (2014), các cơ chế này được giải thích là do sự bất hoạt các phức hợp TLR4/MD2 trên bề mặt các đại thực bào, dẫn đến việc vô hiệu hóa các con đường truyền tín hiệu MAPKs và NFB, và ức chế sản xuất TNF-a [45]. Nhiều nghiên cứu đã đánh giá tác dụng bảo vệ gan của dịch chiết hà thủ ô đỏ. Dịch chiết methanol của dược liệu này (1-1000 μg/mL) đã thúc đẩy sự biểu hiện của yếu tố tăng trưởng tế bào gan cho các tế bào không phải nhu mô gan. Hơn nữa, hoạt động thực bào của các tế bào Kupffer được tăng cường [27]. - Tác dụng điều hòa miễn dịch: Hà thủ ô đỏ có tác dụng điều hòa miễn dịch chủ yếu là do hoạt động của các polysaccharid và anthraquinon glycosid [27]. Các hợp chất polysaccharid được tinh chế từ hà thủ ô đỏ như rhamnose, arabinose, xylose và glucose có thể làm tăng nồng độ IL-2 trong huyết thanh và các thông số huyết học, tăng cường các thành phần chống oxy hóa và thúc đẩy quá trình tạo máu của tế bào B, T và đại thực bào [25]. Ngoài ra, đối với anthraquinon glycosid được chiết xuất từ hà thủ ô đỏ trong một nghiên cứu cho thấy rằng hợp chất này khi được sử dụng trong thử nghiệm in vitro với liều từ 31, 25 – 125 μg/mL làm tăng đáng kể sự tăng sinh tế bào lympho T và B, cải thiện hoạt động thực bào của đại thực bào, tăng yếu tố hoại tử khối u, tiết và tăng hoạt động của các tế bào NK, đối kháng tác dụng kìm chế của helper lymphocyte gây ra bởi mitomycin [25]. - Tác dụng chống tăng lipid máu: Các tác dụng chống tăng lipid máu của dược liệu này chủ yếu là nhờ vào một số thành phần như THSG, anthraquinon và polysaccharid [44]. THSG với liều 30 và 60 mg/kg/ngày, dùng đường uống, trong 28 ngày có thể làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid, lipoprotein cholesterol tỉ trọng thấp và malondialdehyd trong huyết thanh. THSG cũng được chứng minh là làm giảm tỷ lệ cholesterol toàn phần/lipoprotein 9 cholesterol tỉ trọng cao (HDL-C) và làm tăng rõ rệt nồng độ HDL-C, oxit nitric trong huyết thanh. Hiệu lực giảm mỡ máu của các polysaccharid trong hà thủ ô đỏ đã được nghiên cứu ở chuột với liều 50 và 200mg/kg trong 28 ngày. Kết quả cho thấy mức độ TC, TG huyết thanh đã giảm đáng kể, trong khi đó mức HDL-C đã tăng lên đáng kể [25]. - Tác dụng chống viêm: Hà thủ ô đỏ và các thành phần có hoạt tính sinh học của nó có tác dụng chống viêm do ức chế sự biểu hiện của các yếu tố tín hiệu gây viêm như yếu tố hạt nhân κB, TNF-α (Tumour necrosis factor α), cyclooxygenase-2, chemokins và cytokin [19]. - Tác dụng chống ung thư: Các hợp chất anthraquinon như EM và aloeemodin của hà thủ ô đỏ cũng có tác dụng chống ung thư. Các cơ chế chính của các phản ứng chống ung thư liên quan đến sự khởi phát apoptosis và kích hoạt các đường PI3K/AKT/mTOR [25]. EM có thể điều chỉnh sự biểu hiện hoặc ức chế gen phổ biến ở các tế bào ung thư gan. EM cũng được phát hiện có tác dụng gây độc tế bào chống lại tế bào HepG2 [26], dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt LNCaP và PC-3, dòng tế bào ung thư phổi A549, dòng tế bào ung thư ruột kết HCT-15, dòng tế bào ung thư xương MG-63 và dòng tế bào ung thư thực quản EC-109 [29]. Trong khi đó, aloe-emodin đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung ở người (tế bào HeLa) ở pha G2/M, ức chế khả năng tồn tại của tế bào ung thư bàng quang, gây độc tế bào chống lại tế bào u nguyên bào thần kinh (SJ-N-KP) và tế bào u ác tính B16-F10 [25]. 1.1.5. Độc tính cấp Độc tính trên gan: EM và rhein (các thành phần chính của cây) đã được chứng minh là có tác dụng gây độc phụ thuộc vào nồng độ và thời gian đối với các tế bào gan của người. Cụ thể, EM ở nồng độ 30 μM và rhein ở nồng độ 6,25 – 50 μmol/L trong thời gian dài có thể gây độc cho tế bào gan [23]. Đáng chú ý, trong một số nghiên cứu cho thấy độc tính của hà thủ ô đỏ có thể không phụ thuộc vào hàm lượng tuyệt đối của các dẫn xuất EM hay hàm lượng 10 THSG mà phụ thuộc vào tỷ lệ tương đối giữa hàm lượng THSG và EM. Nghiên cứu của Ma và cộng sự (2013) đã cho thấy THSG có ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và thải trừ của emodin trong các nghiên cứu dược động học in vivo. Cụ thể, AUC, Cmax và T1/2 của EM đã tăng lên sau khi điều trị bằng THSG và quá trình glucuronid hóa EM bị ức chế đáng kể [25]. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Yu và cộng sự (2017) đã thiết kể nghiên cứu in vitro để đánh giá ảnh hưởng của THSG đến sự hấp thu và chuyển hóa của EM trên tế bào gan người. Kết quả thu được cho thấy sau khi điều trị bằng THSG có thể thúc đẩy sự hấp thu EM và ức chế quá trình glucuronid hóa EM. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ EM trong tế bào và gây ra độc tính trên gan [36]. Độc tính trên thận: EM trong hà thủ ô đỏ ở nồng độ 40 µM gây độc tế bào biểu mô ống gần (HK-2) thời gian phụ thuộc vào từng loại tế bào của những người khác nhau. Rhein cũng gây độc tế bào HK-2 với liều 40 μM. Tuy nhiên, độc tính của rhein yếu hơn so với EM [25]. Một số độc tính khác: Ngoài những báo cáo về độc tính của hà thủ ô đỏ trên gan và thận, một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hà thủ ô đỏ còn có khả năng tương tác thuốc với warfarin dẫn đến ức chế tủy xương, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài [25]. 1.2. Giới thiệu chung về công nghệ nano 1.2.1. Công nghệ nano 1.2.1.1. Khái niệm Tiểu phân nano là tiểu phân phân tán hoặc tiểu phân rắn có kích thước 10 1000 nm. Dược chất được hòa tan, đóng gói hoặc gắn lên matrix tiểu phân nano. Tùy thuộc vào phương pháp bào chế mà có thể tạo thành các chế phẩm khác nhau như nang nano, nano cầu. Nang nano là hệ mà thuốc được giam giữ bên trong bởi lớp màng polyme đồng nhất xung quanh. Nano cầu là hệ matrix trong đó thuốc được phân tán đồng nhất [18, 31]. Sự khác biệt về tính chất của vật liệu nano so 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan