Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ lá cây m...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ lá cây mơ tam thể (paederia lanuginosa wall.)

.PDF
43
1
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ======  ====== NGUYỄN ĐỨC LONG NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ LÁ CÂY MƠ TAM THỂ (Paederia lanuginosa Wall.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ======  ====== NGUYỄN ĐỨC LONG NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ LÁ CÂY MƠ TAM THỂ (Paederia lanuginosa Wall.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA: QH.2017.Y NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. VŨ ĐỨC LỢI ThS. NGUYỄN THÚC THU HƯƠNG Hà Nội – 2022 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Đức Lợi – Phó trưởng Khoa Dược kiêm Trưởng Bộ môn Dược cổ truyền, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và ThS. Nguyễn Thúc Thu Hương – Giảng viên Bộ môn Dược liệu – Dược học cổ truyền Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội – những người thầy, người cô đã tận tâm hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong Bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền của Trường Đại học Y Dược, ĐHQG Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy cô, ban Lãnh đạo trong Trường Đại học Y Dược đã dạy dỗ, trang bị kiến thức, tạo điều kiện cho em trong suốt 5 năm theo học tại trường. Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những người đã luôn theo sát động viên, quan tâm và tạo điều kiện để có thể hoàn thành khóa luận. Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận không dài nên Khoá luận này của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý của Quý thầy cô để Khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc các Thầy cô sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống, vững bước trên con đường trồng người. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2022 Sinh viên Nguyễn Đức Long DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT Ký hiệu STT 1 1 2 13 H - NMR Ý nghĩa Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy) Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C (Carbon 13 Nuclear C - NMR Magnetic Resonance Spectroscopy) 3 DEPT Phổ DEPT (Detortionless Enhancement by Polarization Transfer) 4 HMBC Phổ HMBC (Heteronuclear Multiple Bond Correlation) 5 HSQC Phổ HSQC (Heteronuclear Single Quantum Correlation) 6 br s 7 d Doublet 8 dd Doublet of doublets 9 ddd Doublet of doublets of doublets 10 DMSO Dimethyl sulfoxid 11 ESI-MS Phổ khối ion hóa phun điện tử (Electrospray ionization mass spectrometry) 12 m/z 13 MeOH 14 MIC Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimal inhibitory concentration) 15 IC50 Nồng độ ức chế 50% (50% inhibitory concentration) 16 ppm 10-6 (parts per million) 17 s 18 v/v Broad singlet Khối lượng/điện tích (Mass to charge ratio) Methanol Singlet Thể tích/thể tích DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Bảng 1.1 Bảng 1.2 Tên bảng biểu Phân bố các loài thuộc chi Paederia ở Việt Nam Một số hợp chất phân lập từ lá Mơ tam thể, Nhật Bản (2011) Trang 4 11 Bảng 3.2 Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của LT3 và chất tham khảo 21 Bảng 3.3 Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của LT4 và chất tham khảo 24 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1 Mơ tam thể (Paederia lanuginosa) 5 Hình 1.2 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng cây Mơ tam thể 6 Hình 1.3 Đặc điểm cơ quan sinh sản cây Mơ tam thể 7 Hình 1.4 Một số iridoid glucosid 9 Hình 1.5 7 hợp chất anthraquinon từ rễ cây Mơ tam thể 10 Hình 3.1 Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ lá cây Mơ tam thể 19 Hình 3.2 Sơ đồ phân lập 2 hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây Mơ tam thể 20 Hình 3.3 Cấu trúc hóa học của hợp chất LT3 21 Hình 3.4 Cấu trúc hóa học của hợp chất LT4 24 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 3 1.1. Tổng quan về chi Paederia ..................................................................... 3 1.1.1. Vị trí phân loại chi Paederia ........................................................... 3 1.1.2. Số lượng loài và sự phân bố các loài thuộc chi Paederia ................ 3 1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Paederia ....................................................... 4 1.2. Tổng quan về cây Mơ tam thể (Paederia lanuginosa) ........................... 5 1.2.1. Đặc điểm thực vật cây Mơ tam thể .................................................. 6 1.2.2. Phân bố và sinh thái của cây Mơ tam thể ........................................ 8 1.2.3. Thành phần hóa học ........................................................................ 8 1.2.4. Tác dụng dược lí............................................................................ 12 1.2.5. Công dụng theo Y học cổ truyền .................................................... 14 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 16 2.1.1. Nguyên liệu.................................................................................... 16 2.1.2. Hóa chất, thiết bị ........................................................................... 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 17 2.2.1. Phương pháp chiết xuất và phân lập các hợp chất có trong lá cây Mơ tam thể .............................................................................................. 17 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được......... 18 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................................... 19 3.1. Kết quả chiết xuất, phân lập một số hợp chất..................................... 19 3.1.1. Chiết các phân đoạn từ lá cây Mơ tam thể..................................... 19 3.1.2. Phân lập các hợp chất bằng sắc ký cột .......................................... 20 3.2. Kết quả xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được .............. 21 3.2.1. Hợp chất LT3: Betulin ................................................................... 21 3.2.2. Hợp chất LT4: 7-O-methylmangiferin ........................................... 24 3.3. Bàn luận ................................................................................................ 27 3.3.1. Betulin ........................................................................................... 27 3.3.2. 7-O-methylmangiferin .................................................................... 29 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 30 ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xa xưa, tài nguyên cây thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt ở các nước có truyền thống sử dụng dược liệu. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo ước tính nước ta có trên 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4 - 5% tổng số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới. Trong số đó, trong đó đã điều tra được khoảng 3.850 loài được sử dụng làm thuốc thuộc 309 họ [10]. Đây là kho tài nguyên vô tận cho nghiên cứu và phát triển thuốc mới. Ngày nay, sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm mới và sự gia tăng các bệnh rối loạn chuyển hóa đã thúc đẩy sự quan tâm mới trong việc nghiên cứu và phát hiện ra các hợp chất tiềm năng từ thảo dược. Các nhà khoa học, các tập đoàn dược phẩm lớn hiện đang chú trọng vào sàng lọc từ thiên nhiên để tìm ra các hoạt chất sinh học mới có dược tính mạnh hơn, ít độc hơn và với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn so với tổng hợp hóa học. Chi Paederia (họ cà phê Rubiaceae) là một chi nhỏ với 31 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [19, 30]. Ở nước ta có 5 loài thuộc chi Paederia đều là cây thân leo với những tên gọi quen thuộc như: mơ tam thể, mơ tròn, mơ leo,…[3, 6]. Chúng được sử dụng ở nhiều địa phương như một loại rau sống ăn kèm nhiều món, giúp hỗ trợ đường tiêu hóa, nhất là khi dùng các món có nhiều đạm hay tươi sống dễ gây đầy bụng, khó tiêu, mẩn ngứa hoặc tiêu chảy [2]. Tuy nhiên 5 loài cây này có một số sự khác nhau về đặc điểm thực vật và tác dụng trị liệu. Nghiên cứu về chúng là cần thiết để nhận biết loài và xác định tiềm năng cũng như nâng cao giá trị sử dụng. Cây Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall.) hay còn gọi mơ lông được trồng ở nhiều địa phương trên nước ta từ đồng bằng cho tới miền núi [3]. Các bộ phận của cây đặc biệt là lá đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian giúp lợi tiểu, chữa nhiễm trùng, nhiễm giun sán. Nhưng thông dụng nhất vẫn là chữa các bệnh về đường tiêu hoá như kiết lỵ, tiêu chảy [3, 9]. Theo các nghiên cứu đã 1 công bố, các anthraquinon trong cây Mơ tam thể cho hoạt tính kháng khuẩn mạnh [31]. Một số tác dụng khác như chống oxi hóa [1], kháng virus [29], bảo vệ gan [5, 11] đã được xác nhận. Tuy nhiên, cho đến nay việc nghiên cứu về thành phần hóa học, đánh giá về tác dụng sinh học của cây Mơ tam thể còn nhiều hạn chế. Ở nước ta, hiện đã có một số nghiên cứu về cây Mơ tam thể, ví dụ như khóa luận tốt nghiệp của Trần Quang Hưng nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Mơ tam thể [8]. Để góp phần đưa cây Mơ tam thể có nhiều ứng dụng thực tiễn hơn nữa trong chăm sóc sức khỏe, chúng tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ lá cây Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall.)” với những mục tiêu sau: 1. Chiết xuất, phân lập được một số hợp chất từ lá cây Mơ tam thể. 2. Xác định được cấu trúc các hợp chất đã phân lập. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Paederia 1.1.1. Vị trí phân loại chi Paederia Theo hệ thống phân loại thực vật APG IV (Hệ thống phân loại thực vật hạt kín - Angiosperm Phylogeny Group) [38] và hệ thống phân loại thực vật có hoa của của Armen Takhtajan [34], chi Paederia thuộc: Giới: Thực vật (Planta) Ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta) Lớp: Ngọc Lan (Magnoliopsida) Phân lớp: Hoa Môi (Lamiidae) Bộ: Cà Phê (Rubiales) Họ: Cà Phê (Rubiaceae) Chi: Paederia 1.1.2. Số lượng loài và sự phân bố các loài thuộc chi Paederia 1.1.2.1. Trên Thế giới Chi Paederia (họ Rubiaceae) là một chi nhỏ chỉ gồm 31 loài cây leo thân gỗ, với đa số các loài ở lục địa châu Á (16 loài), châu Phi và chỉ có 2 loài từ châu Mỹ nhiệt đới [19, 30]. Phân tích địa lý sinh học vào năm 2010 cho thấy chi Paederia có nguồn gốc từ châu Á và phát tán rộng ra các vùng lân cận như Madagascar, vùng nhiệt đới Đông Phi [30]. Các loài trong chi Paederia sinh trưởng không đặc biệt phổ biến trong họ Rubiaceae, có thân cây mọc um tùm hoặc dạng dây leo thân gỗ. Hầu như tất cả các cây trong chi Paederia đều phát ra mùi foetid khó chịu với glucosit iridoid chứa lưu huỳnh khi làm dập thân hay lá. Đặc tính hóa học này cũng được biết đến từ một số đơn vị phân loại Rubiaceae khác, bao gồm Saprosma, Danais và Coprosma [30]. 3 1.1.2.2. Ở Việt Nam Theo mô tả trong hai cuốn “Cây cỏ Việt Nam”, “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, chi Paederia tại Việt Nam gồm có 5 loài, phân bố tại một số nơi như Bảng 1.1 [3, 7]. Trong đó, cả 5 loài thuộc chi Paederia tại Việt Nam đều được sử dụng làm thuốc với nhiều công dụng khác nhau. Bảng 1.1. Phân bố các loài thuộc chi Paederia ở Việt Nam [3, 7] Loài Tên gọi khác Phân bố Paederia scandens (Lour.) Merr. Mơ leo Phổ biến ở Việt Nam, còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, các nước nhiệt đới châu Á. Paederia lanuginosa Wall. Mơ tam thể, mơ lông Trồng nhiều tại Việt Nam và Myanmar. Mơ thon, rau mơ Lâm Đồng, Đồng Nai, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Còn có ở Lào, Campuchia và một số nước Đông Nam Á khác. Mơ tròn, cây lá mơ Các tỉnh Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Thuận. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia. Paederia microcephala Mơ đầu nhỏ, Pierre ex Pit. mơ rừng Các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương (Thủ Dầu Một). Còn có ở Trung Quốc, Indonesia. Paederia consimilis Pierre ex Pit. Paederia foetida L. 1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Paederia Các loài thuộc chi Paederia có thân cây mọc um tùm hoặc dạng dây leo thân gỗ, thường có mùi khó chịu khi bị dập thân hoặc lá do có chứa trong thành phần hợp chất methyl mercaptan. 4 Lá mọc đối hoặc mọc thành chùm 3 - 4 chiếc, có lông tơ, cuống lá dài, phiến lá thường hình elip hoặc hình mác, đôi khi hình tam giác hẹp, đỉnh thuôn nhọn. Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu tận cùng bên thân chính hoặc ở các thân bên, hình chùy, hoặc dạng bông, rục dài, mảnh, có lá bắc đôi khi phình to ra [36]. Các đài hoa có các thùy hình tam giác hoặc hình trứng, tách biệt. Quả của cây thuộc chi Paederia khá khác thường so với trong họ Rubiaceae: chúng có cấu trúc không gian nhưng khô và có mùi hôi. Quả có màu trắng (hoặc hơi hồng, hoặc hơi xanh), bên ngoài có những sợi lông ngắn. Hạt có vỏ mỏng, lá mầm ngắn và nhỏ [38]. 1.2. Tổng quan về cây Mơ tam thể (Paederia lanuginosa) Tên khoa học: Paederia lanuginosa Wall., họ Cà phê (Rubiaceae). Tên tiếng Việt: Mơ tam thể, mơ lông [2, 3, 7]. Bộ phận dùng: Toàn cây [2], phần lá được dùng nhiều nhất [3, 9]. Hình 1.1. Hình ảnh thực tế của cây Mơ tam thể (Paederia lanuginosa) 5 1.2.1. Đặc điểm thực vật cây Mơ tam thể Cây Mơ tam thể thuộc dạng dây leo thân gỗ, mọc thành bụi sống lâu năm. Vỏ thân màu xanh hoặc hơi tím, bên ngoài được phủ nhiều lông tơ màu trắng [3]. Thân cây lâu năm có tiết diện tròn, với thân non thì hơi dẹp hình elip [6]. Lá mọc đối, dày đặc; phiến hình elip đến hình elip thuôn dài, khoảng 8-20 x 4,5-15 cm, dọc trục thưa đến dải vừa phải với lông tơ dày đặc hơn ở gân giữa, dày đặc ở trục, có sợi tơ từ gốc đến bao quanh, mép phẳng. Lá đơn, cùng với thân cây có mùi đặc trưng khi bị dập nát. Phiến lá có gốc hình tim, đỉnh nhọn, dài 9-11 cm, rộng 4-6 cm, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới ửng tím đỏ, có lông mịn ở cả hai mặt. Gân lá hình lông chim nổi phía mặt dưới, gồm 7-8 gân đôi [3, 8]. Cuống lá có hình rãnh lòng máng nông hướng lên trên, màu xanh, dài 2-3 cm, cũng có nhiều lông trắng. Hai lá kèm ở giữa 2 cuống lá màu xanh, dạng vảy tam giác hoặc hình tim, dài 0,3-0,5 cm [3, 6]. Hình 1.2. Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng cây Mơ tam thể [8] Chú thích: 1.Cành mang lá; 2. Hình thái lá; 3. Lá kèm; 4. Cuống lá; 5. Mép lá; 6. Mặt sau lá; 7. Mặt trước lá 6 Cụm hoa ở nách lá trên thân chính hoặc đầu tận cùng ở thân bên, hình chùy, dày đặc, có nhiều nhánh, dài 10-40 cm [2, 8]. Hoa mọc không cuống ở đầu nhỏ, đều nhau, lưỡng tính. Đài hoa dày đặc; 1,6-2,5 mm; chi có thùy sâu; các thùy hình tam giác đến dưới vảy, 1-1,4 mm. Thường có 5, rất ít 6 nhánh, rời nhau, hình tam giác cao 1 mm, màu xanh có khi hơi tím, có lông trắng [8]. Tràng hoa màu lục nhạt, trắng xỉn, hồng, đỏ tía, hoặc tím sẫm, hình phễu, bên ngoài dày đặc chất xenluloza. Tràng hoa có 5-6 cánh đều, mặt ngoài có màu tím, mặt trong có màu trắng. Tràng hoa liền với nhau ở 2/3 phía dưới tạo thành ống tràng dài 0,5 cm, phần còn lại phía trên xòe ra dài 0,2 cm, mép ngoài có 3-4 thùy cạn uốn lượn không đều. Mặt trong ống tràng có nhiều lông tiết màu tím nhạt, dài 0,2-0,3 cm; mặt ngoài có nhiều lông màu trắng. Cây ra hoa vào tháng 7 – tháng 10 hàng năm [3, 8]. Hình 1.3. Đặc điểm cơ quan sinh sản cây Mơ tam thể [8] Chú thích: 1. Cụm hoa; 2. Hoa nguyên vẹn; 3. Tràng hoa; 4. Đài hoa; 5. Lá bắc; 6. Bộ nhị; 7. Bao phấn; 8. Bao phấn đính lưng; 9. Đầu nhụy; 10. Bầu cắt ngang 7 Bộ nhị gồm 5-6 nhị rời, đều nhau, đính ở đáy ống tràng xen kẽ giữa các cánh hoa. Chỉ nhị dạng sợi mảnh, màu hồng hoặc tím nhạt dài 0,2-0,25 cm. Bao phấn có 2 ô, màu trắng ngả vàng, thuôn dài 0,3-0,35 cm, nứt dọc, hướng trong, đính lưng [8]. Bộ nhụy có bầu dưới hình chuông gồm 2 ô, mỗi ô có 1 noãn. Vòi nhụy ngắn, có màu hồng nhạt. Hai đầu nhụy dạng sợi uốn lượn, dài khoảng 0,6 cm, màu trắng hơi hồng, có nhiều lông mịn. Đĩa mật hình khoen bao quanh gốc vòi nhụy [8]. Quả hình elip thuôn dài, dẹt bên, 9-15 × 7-9 mm, phân hạt, màu nâu khô; pyrenes hình elip, hình trứng, dẹt, mép cánh rộng 1-2 mm [2, 3]. 1.2.2. Phân bố và sinh thái của cây Mơ tam thể Trên thế giới: Mơ tam thể mọc hoang ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin và Myanmar. Ở Việt Nam, cây mọc hoang và cũng được trồng làm thuốc hay gia vị từ đồng bằng cho đến miền núi. Cây thường được trồng vào mùa xuân, thu, ở các bờ rào, bờ ao có lùm bụi cho leo [9]. Ngoài ra, Mơ tam thể còn mọc hoang tại các cánh rừng thưa hoặc bụi rậm cho đến độ cao 1900 m so với mực nước biển. 1.2.3. Thành phần hóa học Qua kiểm tra định tính sơ bộ, thành phần hóa học trong cây Mơ tam thể cho thấy có sự hiện diện của các hợp chất: alcaloid, iridoid glycosid, flavonoid, tanin, anthraquinon, terpenoid, tinh dầu [1, 8]. Mơ tam thể bước đầu được nghiên cứu thành phần vào năm 1969 tại Nhật Bản, các iridoid glucosid đã được tìm thấy trong cây Mơ tam thể. Trong đó có cả các iridoid chứa lưu huỳnh như paederosid (1), asperulosid (2) và acid paederosidic (3) được tìm thấy trong thân và lá [40]. Các chất này cũng được công bố trong một nghiên cứu tại Trung Quốc [39]. Năm 2002, tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập được bốn iridoid glucosid, ba 8 trong số đó là dimeric từ dịch chiết methanol của rễ cây Mơ tam thể [43]. Nghiên cứu này cũng phân lập được năm glucosid đã biết trước đó: paederosid, asperulosid, acid paederosidic, acid asperulosidic (4), geniposid (5) [39, 43]; và bảy glucosid iridoid chứa lưu huỳnh [43] được mô tả trong Hình 1.2. 1 2 3 4 5 Hình 1.4. Một số iridoid glucosid 9 Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 PGS.TS. Đặng Ngọc Quang, đã cho thấy 7 hợp chất anthraquinon (6-12) được phân lập từ rễ cây Mơ tam thể. Các anthraquinon này đều cho hoạt tính kháng khuẩn mạnh [31]. 6 7 8 9 10 11 12 Hình 1.5. 7 hợp chất anthraquinon từ rễ cây Mơ tam thể Năm 2011, các nhà khoa học tại Đại học Saga, Nhật Bản đã phân lập được từ lá của cây Mơ tam thể 9 hợp chất bao gồm: acid 4-O-caffeoylquinic (13), acid chlorogenic (14), rutin (15), kaempferol 3-O-β-rutinosid (16), acid paederosidpaederosidic (17), quercetin 3-O-β-glucosid (18), kaempferol 3-O-β-glucosid (19), quercetin (20) và kaempferol (21) [11]. 10 Bảng 1.2. Một số hợp chất phân lập từ lá Mơ tam thể, Nhật Bản (2011) STT Tên chất 1 Acid 4-O-caffeoylquinic (13) 2 Acid chlorogenic (14) Cấu tạo 3 Rutin (15) 4 Kaempferol 3-O-β-rutinosid (16) 5 Quercetin 3-O-β-glucosid (18) 6 Kaempferol 3-O-β-glucosid (19) 7 Quercetin (20) 8 Kaempferol (21) R1 R2 H caffeoyl caffeoyl H R1 R2 OH rutinosyl H rutinosyl OH glucosyl H glucosyl OH OH H OH Nhóm nghiên cứu của trường đại học Cần Thơ năm 2018 đã phân lập, tinh chế và định danh 5 hợp chất từ cao ethyl acetat của Mơ tam thể: 1-ethyl-O-β-D-glucopyranosid (22), kaempferol-7-O-α-L-rhamnopyranosid (23), 6-hydroxygeniposid (24) lần đầu tiên được phân lập từ cây Mơ tam thể; hai hợp chất còn lại là kaempferol và 6-hydroxygeniposid (25) [4]. 11 1.2.4. Tác dụng dược lí 1.2.4.1. Tác dụng chống oxy hóa Một số nước trên thế giới như Ấn Độ, Malaysia, Banglades cũng đã nghiên cứu rất nhiều về khả năng kháng oxy hóa của Mơ tam thể. Các nghiên cứu được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau (FTC, DPPH, TBA...) song đều thu được kết quả chung về khả năng kháng oxy hóa của lá loài thực vật này. Mơ tam thể có khả năng kháng oxy hóa là do trong lá có chứa các hợp chất saponin, tanin, vitamin C, acid ursolic, tinh dầu linalool. Các hợp chất kháng oxy hóa tự nhiên này có khả năng chống lại quá trình oxy hóa lipid và làm chậm lại quá trình oxy hóa acid oleic trong quá trình thí nghiệm. Kết quả phân tích cho thấy rằng khả năng kháng oxy hóa với giá trị OD500nm là 0,88 và 0,63 tương ứng với dịch chiết tươi và khô. Hai thành phần được cho là có khả năng kháng oxy hóa cao trong lá mơ tam thể là polyphenol và vitamin C đã được xác định với hàm lượng tương ứng là 32,91 và 30,13% [1]. Tác dụng kép ức chế alpha glucosidase và chống oxi hóa của lá mơ tam thể là do các hợp chất polyphenol [41]. Nghiên cứu invivo trên chuột mắc tiểu đường đã chỉ ra rằng những hợp chất này làm giảm stress oxy hóa thông qua khả năng thu gom các gốc oxy tự do và ngăn ngừa phá hủy tế bào [37]. Các hợp chất polyphenol trong các loại rau ăn có thể là nguồn chất chống oxi hóa tự nhiên có lợi cho sức khỏe con người [44]. 1.2.4.2. Tác dụng kháng khuẩn, kháng virus Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017, dịch chiết ethanol của lá mơ tam thể được đánh giá về hoạt tính kháng khuẩn đối với cả 4 chủng H. pylori. Kết quả mơ tam thể có hoạt tính kháng khuẩn tốt với MIC trong khoảng 3,1 – 4,7 mg/mL. Nghiên cứu này góp phần xây dựng dữ liệu về hoạt động kháng H. pylori. Kết quả cho thấy loài này tiềm năng trong phòng ngừa và điều trị H. pylori kháng thuốc. Tuy nhiên cần có các nghiên cứu sâu hơn để thiết lập tính an toàn cho con người và các công thức hiệu quả để cải thiện hiệu lực kháng khuẩn của Mơ tam thể. [29]. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan