Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kh...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954)

.DOCX
70
162
138

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH sứ NGUYỄN THỊ KHÁNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ Sự ỦNG Hộ, GIUP ĐỠ QUỐC TẾ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -1954) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Ngưòi hướng dẫn khoa học PGS. TS. VŨ QUANG VINH HÀ NỘI - 2016 Được sự phân công của khoa Lịch sử - Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2, và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Vũ Quang Vinh tôi đã thực hiện đề tài “Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) ”. Để hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn , giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2. Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn PGS. TS Vũ Quang Vinh đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do kiến thức còn hạn hẹp nên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để thực hiện khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Hòa, ngày... tháng...năm 2016 Người thực hiện đề tài Nguyễn Thị Khánh Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các thông tin và số liệu mà tác giả sử dụng trong khóa luận là trung thực.Các luận điểm, dữ liệu được trích dẫn đầy đủ, nếu không là ý tưởng hoặc kết quả của chính bản thân tôi. Xuân Hòa, ngày.. .tháng.. .năm 2016 Người thực hiện đề tài Nguyễn Thị Khánh DANH MỤC BẢNG VIÉT CHỮ TẮT CHND : Cộng hòa nhân dân ĐCS : Đảng Cộng sản MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................1 CHƯƠNG 1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO TOÀN DÂN YỪA Tự Lực CÁNH SINH VỪA TÌM KIẾM Sự ỦNG HỘ VÀ GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1949..........................................................................................................10 1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế.............................................................10 1.1.1. Tình hình trong nước.....................................................................10 1.1.2. Bối cảnh quốc tế.............................................................................14 1.2. Sự cần thiết tranh thủ sự ủng hộ,giúp đỡ quốc tế.................................15 1.2.1. Sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với cách mạng Việt Nam trước năm 1945..........................................................................................15 1.2.2. 1.3. Sự cần thiết của tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế.................16 Chủ trương, chỉ đạo của Đảng đối vói việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế................................................................................................16 1.3.1. Chủ trương của Đảng.....................................................................16 1.3.2. Qúa trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ,giúp đỡ quốc tế (1945-1949)...............................................................................................17 CHƯƠNG 2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ sự ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ,ĐƯA CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI HOÀN TOÀN (1950 -1954) ................................................................................................................29 2.1......................................................................................................................... B ối cảnh trong nước,quốc tế và chủ trương của Đảng.....................................29 2.1.1. Bối cảnh trong nước......................................................................29 2.1.2. Bối cảnh quốc tế............................................................................31 2.1.3. Chủ trương của Đảng.....................................................................32 2.2. Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế,đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đi đến thắng lợi............34 2.2.1. Các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao vói Việt Nam......................................................................................34 2.2.2. Phát huy sự ủng hộ,giúp đỡ của các nước trong khu vực,các lực lượng yêu chuộng hòa bình ttên thế giói............................................35 2.2.3. Cuộc đàm phán ở Gionevơ............................................................38 Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM.........................................................45 3.1. Nhận xét.................................................................................................45 3.1.1. Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế là chủ trương xuyên suốt trong quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 ...........................................................................................................45 3.1.2. Đảng nhận thức rõ cách mạng Việt Nam luôn là một bộ phận của cách mạng thế giới để lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế........................................................................................................46 3.1.3. Ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1949) kết quả của sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế còn hạn chế..........46 3.1.4. Đảng đã tìm được mọi phương thức để tranh thủ và phát huy tối đa sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế để làm nên thắng lợi của cách mạng 47 3.1.5. Một số kết quả của sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế.....................47 3.2........................................................................................................................ M ột số kinh nghiệm...........................................................................................54 3.2.1. Luôn kiên trì, tận dụng mọi thời gian và cơ hội để tuyên truyền cho quốc tế hiểu rõ tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến trong khi tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế................................54 3.2.2. Hiểu rõ bạn và thù để có những sách lược đứng đắn trong hoạt động đối ngoại..................................................................................55 3.2.3. Phát huy thắng lợi quân sự trên chiến trường để từ đó bạn bè quốc tế ủng hộ, giúp đỡ ngày càng nhiều cho cuộc kháng chiến chính nghĩa của ta.......................................................................................55 3.2.4. Lấy thắng lợi ttên chiến trường để làm cơ sở cho đấu tranh trên mặt ttận ngoại giao giành thắng lợi...................................................55 3.2.5. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế song phải có đường lối độc lập tự chủ, sáng tạo và phù hợp với thực tiễn đất nước....................56 KẾT LUẬN........................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................60 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc luôn là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm.Điều này không chỉ cần thiết đối với các nước lớn có tiềm lực về kinh tế và quân sự, mà còn vô cùng quan trọng, nhân thêm nguồn sức mạnh đối vói các dân tộc nhỏ trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Xuất phát từ lý do đó, ngay từ rất sớm, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã luôn coi ừọng việc giáo dục tinh thần quốc tế cho các thế hệ cán bộ, đảng viên. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới và hướng sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại bị áp bức chống lại sự nô dịch của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, song Nhà nước dân chủ nhân dân lại phải đương đầu với những khó khăn chồng chất. Đó là tàn dư của chế độ cũ để lại; nền kinh tế -tài chính bị tàn phá; thiên tai, dịch bệnh liên tiếp đe dọa đòi sống của nhân dân; các thế lực đế quốc phản động trong và ngoài nước cấu kết với nhau mưu đồ thủ tiêu chính quyền cách mạng nhằm nô dịch dân tộc ta một lần nữa. Chính quyền cách mạng non trẻ lúc này đứng trước một tình thế vô cùng khó khăn, một cuộc chiến không cân sức để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Do vậy,bên cạnh chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để giữ vững nền độc lập dân tộc trở thành yêu cầu vô cùng cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này. Vừa kháng chiến chống thực dân Pháp, từng bước xây dựng lực lượng, 1 Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vừa lãnh đạo tranh thủ, phát huy sự ủng hộ quốc tế. Đó là quá trình kết hợp xây dựng lực lượng với mở rộng quan hệ quốc tế để tìm kiếm bạn đồng minh, đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, kết họp các hình thức đối ngoại nhằm tranh thủ đồng tình, ủng hộ của các nước anh em, các lực lượng tiến bộ trên thế giới, tạo thế và lực để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã bảo vệ và phát triển lên một bước mói những thành quả của Cách mạng Tháng Tám. Nghiên cứu về sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đối với Việt Nam, không chỉ làm rõ thêm vai trò to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đàu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với bản lĩnh chính trị kiên cường, với đường lối, sách lược mềm dẻo, linh hoạt đã tranh thủ, phát huy được sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc vói sức mạnh thời đại để làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Điều đó còn góp phần quan trọng đập tan mọi luận điệu xuyên tạc, phủ nhận lịch sử của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm vào cách mạng Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Đồng thời, đây cũng chính là cơ sở để Đảng ta tiếp tục phát huy nhân tố thời đại, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong sự nghiệp xây dựng vầ bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Với mong muốn góp phần làm rõ hơn vai trò quan trọng của Đảng đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn (1945 - 1954), tôi chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡquốc tể trong kháng chiến chổng thực dân Pháp (1945-1954)” để nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên nghành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã trở thành đối tượng nghiên cứu 2 của Đảng, Nhà nước và nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân từ trước đến nay. Trong Tổng kết cuộc kháng chiến chổng thực dân Pháp, thẳng lợi và bài học của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị, Nxb. Chính ttị quốc gia, Hà Nội, 1996, các tác giả đã làm rõ nguyên nhân, ý nghĩa, kết quả , bài học của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt, công trình đã tổng kết được sự giúp đỡ về vật chất của quốc tế, đặc biệt là của Liên Xô, Trung Quốc đối với Việt Nam. Tuy nhiên, ở khía cạnh đối ngoại, đặc biệt là vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế với cách mạng Việt Nam ở giai đoạn lịch sử này chưa được đi sâu làm rõ. Công trình Lịch sử cuộc kháng chiến chổng thực dân Pháp xâm lược, tập 1 và 2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994 của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã thể hiện rõ chiều dài cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954), đánh giá tầm vóc, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến. Có thể nói, đây là một công trình thể hiện sự dày công nghiên cứu của các tác giả.Công trình đã dành chương XXV nói về Liên minh chặt chẽ với Lào và Campuchia, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế. Song, vấn đề đó mới được đề cập một cách khái quát và chưa hệ thống đầy đủ. Ngoài ra, có thể kể đến các công trình khác như: Cuộc kháng chiến chổng thực dân Pháp xâm lược (9-1945 đển 7-1954), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1986; Hồi ức: Chiến đấu trong vòng vây, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Hữu Mai thể hiện. Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945- 1975: Thẳng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000 của Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị; Đề cương bài giảng lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002; Đảng Cộng sản Việt Nam chặng đường qua hai thế kỷ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 3 3,4,5, Nxb. Chính trị quốc gia,1995; Hồ Chí Minh tiểu sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb. Lý luận chính ttị, Hà Nội, 2006; Cuộc đọ sức giũa hai chế độ xã hội (1994), Nxb. Chính trị quốc gia Tổng cục II - Bộ Quốc phòng, Hà Nội; Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb. Chính ttị - Hành chính, Hà Nội,2010 do Song Thành chủ biên,... Những công trình nghiên cứu trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo chính thống và hữu hiệu cho khóa luận.Trên cơ sở đó, Khóa luận sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn về vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài. Đã có rất nhiều công trình khoa học chuyên sâu về đối ngoại, nhưng có rất ít nghiên cứu về vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ quốc tế.Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Ngoại giao Việt Nam 1945- 2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 của Bộ Ngoại giao là một công trình nghiên cứu khoa học công phu của tập thể các nhà ngoại giao, các chuyên gia hàng đàu về quan hệ quốc tế ở nước ta. Vói nguồn tài liệu phong phú và đáng tin cậy, với các luận chứng chặt chẽ và súc tích, cuốn sách đã trình bày một cách có hệ thống và tổng họp các công tác ngoại giao của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là những nét chính của hoạt động ngoại giao Việt Nam trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế ở giai đoạn này vẫn cần có sự nghiên cứu mở rộng hơn. Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945 1975), Nguyễn Phúc Luân (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, Viện Quan hệ quốc tế, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990’; Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam, tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1994; Chủ tịch Hồ Chí Minh — trí tuệ lớn của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Hoạt động ngoại 4 giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chổng Pháp, Đặng Văn Thái, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Đẩu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945 — 1954), tập 1, Bộ Ngoại giao, Tài liệu lưu tại Phòng lưu trữ Bộ Ngoại giao, 1975; Đẩu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945 — 1954), tập 2 của Bộ Ngoại giao, Tài liệu lưu tại Phòng lưu trữ Bộ Ngoại giao, 1976; Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những sự kiện 1945 -1960, Nxb. Khoa học xã hội, 2003 của Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc; Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt — Trung, Nxb. Đà Nang,1996; Sự thật quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua, Nxb. Sự thật, 1979 của Bộ Ngoại giao. “Tìm hiểu về sự giúp đỡ của Liên Xô trong hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam (1945 - 1975)” của Hồng Hạnh - Hải Hà, Tạp chí Lịch sử quân sự, tháng 4 -2000; “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những năm 1954 1960” của Nguyễn Thị Mai Hoa, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 217, tháng 12010. Tuy nhiên, như trên đã nói, trong phạm vi bài hội thảo, tạp chí và báo, các tác giả chưa có điều kiện trình bày một cách có hệ thống và đầy đủ về vấn đề tranh thủ, sự phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954. Mặc dù vậy, đây là những nét cơ bản, có tính chất định hướng cho việc thực hiện đề tài khóa luận 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Muc đích Nghiên cứu đề tài “Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ” nhằm góp phần làm rõ vai trò của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngưòi vừa giữ cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước ) trong quá 5 trình lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống thù trong giặc ngoài cũng như kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Khóa luận cũng nhằm cung cấp những luận cứ khoa học, những tài liệu mới sưu tầm liên quan đến đề tài và rút ra kinh nghiệm về quá trình lãnh đạo của Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 3.2. Nhiệm vụ -Tìm hiểu đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và những quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về đối ngoại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, từ năm 1945 đến năm 1954. - Sưu tầm, hệ thống tư liệu, tài liệu về các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta ttong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tếvới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. -Trình bày một cách có hệ thống các hoạt động của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954). Thông qua đó, thấy được nhãn quan chính trị sắc bén và những cống hiến của Đảng , đứng đàu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. -Đúc kết một số kinh nghiệm lịch sử từ thực tiễn Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954). 4. Đổi tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp là Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954). Đó là quá trình Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra đường lối, quan 6 điểm và thực hiện quan điểm, đường lối đó trong quan hệ quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước anhem, các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung :Khóa luận nghiên cứu quá trình Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân Việt Nam khi nước nhà giành được độc lập, vừa xây dụng đất nước vừa kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Trong đó, Khóa luận đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đi đến thắng lợi năm 1954. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu về sự tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954). - Phạm vi về thòi gian: từ năm 1945 đến năm 1954 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 5.1. Cơ sở lý luận: - Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, đoàn kết giai cấp, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. - Quan điểm của Đảng về đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cũng như của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này. 5.2. Nguồn tài liệu: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các nguồn tư liệu chính sau: - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí 7 Minh, các tác phẩm lư luận của các lănh tụ Đảng, Nhà nước ta về vấn đề quan hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế làm cơ sở lý luận, định hướng cho chương trình nghiên cứu. - Các văn kiện của Đảng, Nhà nước, biên bản các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Ban Thường vụ Trung ương, Báo cáo ngành ngoại giao; các hiệp định quốc tế Việt Nam tham gia ký kết; các bài phát biểu, bài viết, trả lời phỏng vấn, thư, điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thòi kỳl946- 1954 là nguồn tư liệu cơ bản giúp chúng tôi nghiên cứu đề tài. - Các công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng ; các bài nghiên cứu về hoạt động đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nguồn tư liệu quan trọng trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. - Hồi ký của cá nhân trong và ngoài nước, những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp của cả hai phương pháp này là những phương pháp chính được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: sưu tầm, tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu để chọn lọc nguồn tư liệu và lấy thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận làm rõ một nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đó là sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội trên thế giới; của các nước anhem trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng như của những người bạn láng giềng. Do vậy, kết 8 quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân quan tâm,nghiên cứu về lĩnh vực đối ngoại nói chung và về các vấn đề liên quan đến đề tài nói riêng. Khóa luận cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu để bổ sung trưng bày và nội dung thuyết minh cho cán bộ Hệ thống Bảo tàng và Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy di sản vãn hóa Hồ Chí Minh với nhân dân ừong nước và bạn bè quốc tế. 7. Kết cấu của khóa luận Khóa luận gồm: phần Mở đầu, 3 chương, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo. 9 CHƯƠNG 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO TOÀN DÂN VỪA Tự Lực CÁNH SINH VỪA TÌM KIẾM Sự ỦNG Hộ VÀ GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1949 1.1. Bổi cảnh trong nước và quốc tế 1.1.1. Tình hình trong nước 1.1.1.1. Thuận lọi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Lúc này, Việt Nam có những thuận lợi hết sức căn bản: Có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với 15 năm lãnh đạo cách mạng thành công, truyền thống đoàn kết, bất khuất của dân tộc ta ngày càng được phát huy cao độ; Đảng ta ngày càng trưởng thành, bắt rễ sâu vào quần chúng và dày dặn kinh nghiệm lãnh đạo. Sau khi đất nước độc lập, Đảng kịp thời mở rộng đội ngũ, đào tạo cán bộ,tăng cường lãnh đạo mọi mặt hoạt động, chuẩn bị tổ chức cho toàn dân bước vào cuộc đấu tranh mới. Đứng đầu Đảng và Nhà nước cách mạng là vị lãnh tụ thiên tài, có uy tín tuyệt đối trong nhân dân.Chủ tịch Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam.Cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú cùng với uy tín rộng lớn của Người là ngọn cờ tập hợp các tàng lớp nhân dân xung quanh Đảng và Chính phủ. Chính quyền cách mạng được thiết lập từ Trung ương đến địa phương. Có Mặt trận đoàn kết toàn dân.Nhân dân quyết tâm bảo vệ và xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân. Mặt trận Việt Minh phát triển nhanh chóng, các Hội Cứu quốc trong công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ được tổ chức thống nhất trong cả nước. Nhiều Hội Cứu quốc mới được ra đời, tập họp thêm những tầng lớp yêu nước còn đứng ngoài Mặt trận, như Công thươngCứu quốc, Phật giáo Cứu quốc, Đoàn Hướng đạo Cứu quốc, Đoàn Sinh viên Cứu quốc.. .Mặt trận Việt Minh thực sự ttở thành ngọn cờ đoàn kết toàn dân rộng rãi, giữ vai trò rất quan ttọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân. Có quân đội được tổ chức chính quy bảo vệ Nhà nước.Thực hiện chủ trương vũ trang toàn dân, nhân dân ta tích cực xây dựng lực lượng.Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng vũ ừang bao gồm các đơn vị Giải phóng quân và các đội tự vệ chiến đấu phát triển nhanh chóng.Dù trang bị vũ khí rất thô sơ và thiếu thốn, chưa có nhiều kinh nghiệm tác chiến, nhưng có tinh thần chiến đấu dũng cảm, là lực lượng đáng tin cậy trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng. 1.1.1.2. Khó khăn Tuy nhiên, bên cạnh những nhân tố thuận lợi nói trên là những khỏ khăn, thử thách mà cách mạng Việt Nam phải đối mặt ngay sau Cách mạng tháng Tám: về chính quyền: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chưa được một nước nào trên thế giới công nhận; khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất và cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền cách mạng còn đang phải tiếp tục củng cố và mở rộng; lực lượng vũ trang cách mạng còn non trẻ, hang thiết bị kém, thiếu thốn đủ mọi bề, kinh nghiệm chiến đấu còn quá ít. về kinh tế: Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai thường xuyên xảy ra làm cho sản xuất bị đình ữệ. Công nghiệplạc hậu và đình đốn.Thương nghiệp ngưng trệ, bế tắc, hàng hóa trên thị trường khan hiếm. Nạn đói cuối năm 1944 đàu năm 1945 làm 2 triệu người chết đói vẫn chưa khắc phục được thì nguy cơ một nạn đói mới đang đe dọa nhân dân ta. về Tài chính: Tài chính nước tâ trong buổi đầu ttống rỗng, ngân sách quốc gia lúc đó chỉ có 1.230.000 đồng, quá nửa tiền rách. Nhà nước chưa nắm được ngân hàng Đông Dương. Quân Tưởng tung ra thị trường giấy bạc “ Quan kim” và “Quốc tệ” đã mất giá trị, ngày càng làm cho tình hình tài chính và thương mại thêm phức tạp. về văn hóa-giáo dục: Sau Cách mạng Tháng Tám hơn 90% dân số nước ta bị mù chữ do chính sách ngu dân của thực dân và phong kiến. Di sản văn hóa của thực dân- phong kiến để lại nặng nề, đó là các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút.. .khá phổ biến. về ngoại xâm: Ở phía Bắc vĩ tuyến 16, hơn 20 vạn quân Tưởng cùng bọn phản động (Việt Quốc, Việt Cách) với danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật đã ồ ạt kéo vào nước ta, nhưng thực chất là cướp nước ta. Quân Tưởng nuôi dã tâm: tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan Việt Minh, lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh và dựng lên một chính quyền tay sai. Ở phía Nam vĩ tuyến 16, thực dân Anh dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật đã giúp Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngay từ ngày 2-9-1945, giũa lúc nhân dân Sài Gòn mít tinh mừng ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một số tên thực dân phản động Pháp đã nấp trong các khu nhà, xả súng bắn ra làm 47 người chết và nhiều người bị thương. Ngày 23-9-1945, quân đội Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Lúc này, ở nước ta còn khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp, trong đó có một bộ phậntheo lệnh của đế quốc Anh đánh lại lực lượng vũ trang của ta, tạo điều kiện cho quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng, về nội phản: Các phần tử tay sai của thực dân Pháp, như Nguyễn Văn Xuân, Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Tâm...mưu toan ngóc đàu dậy, chuẩn bị đón chủ cũ ừở lại. Các tổ chức chính trị phản động thân Nhật, như Đại Việt Cách mạng đảng, Đại Việt Quốc dân đảng, Đại Việt Duy Tân đảng.. .do Trần Trọng Kim, Trần Văn An, Ngô Đình Diệm.. .cầm đầu cũng ráo riết hoạt động. Một số phần tử trong các đạo Thiên chúa, Hòa hảo, Cao đài...vẫn lợi dụng thần quyền và lòng sùng đạo của tín đồ để hoạt động chia rẽ, chống phá cách mạng. Bọn Tơrốtxkít dưới chiêu bài cách mạng triệt để tung ra những khẩu hiệu quá khích: đòi tăng lương ngay cho công nhân; đòi tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân; đòi đánh đổ tất cả các đế quốc cùng một lúc.. .Chúng hô hào liên kết thợ thuyền và dân cày, đấu tranh chống tư sản và địa chủ, nhằm phá hoại mặt trận đoàn kết dân tộc... Chưa bao giờ trong một thời gian, cách mạng Việt Nam phải đối phó với nhiều loại kẻ thù , thế lực, đảng phái chính trị phản động như thời điểm này. Chúng có thể mâu thuẫn vói nhau về lợi ích, nhưng đều thống nhất với nhau trong âm mưu chống cộng sản, thủ tiêu chính quyền cách mạng, xóa bỏ thành quả mà cuộc Cách mạng Tháng Tám vừa giành được. Chính quyền dân chủ nhân dân và vận mệnh đất nước lúc này rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.Đây chính là tình hình đặc biệt hiểm nghèo của cách mạng Việt Nam. 1.1.2. Bổi cảnh quốc tế Đặc điểm nổi bật của tình hình quốc tế sau Chiến tranh Thế giới thứ hai là lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ trên thế giới đang ừên đà tiến công mạnh mẽ vào chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản cách mạng dưới nhiều
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan