Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận thực trạng kinh doanh và giải pháp cải thiện quy trình cũng như thúc đ...

Tài liệu Khóa luận thực trạng kinh doanh và giải pháp cải thiện quy trình cũng như thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá basalt tại sadaco chi nhánh bình thuận

.PDF
115
1
88

Mô tả:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY Thành phố Hồ Chí Minh - 2017 ........................................................................................ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngành Kinh Tế Đối Ngoại Đề tài Thực trạng kinh doanh và giải pháp cải thiện quy trình cũng như thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá basalt tại SADACO chi nhánh Bình Thuận. Giảng viên hướng dẫn TS. Lê Văn Bảy Sinh viên Văn Nguyễn Minh Huy MSSV: 6C651400929 GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... …………….., Thứ ……., ngày ……., tháng ……., năm 2017 Chữ kí GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... …………….., Thứ ……., ngày ……., tháng ……., năm 2017 Chữ kí GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI CẢM ƠN “Học đi đôi với hành”, việc học muốn đạt hiệu quả cao không những phải học thật tốt lý thuyết mà bên cạnh đó cần phải bám sát với thực tiễn. Để hoàn thành đợt thực tập này, không chỉ là sự cố gắng của bản thân mà còn có sự giúp đỡ nhiệt tình, những lời động viên, chỉ dẫn tường tận của giáo viên hướng dẫn và Ban lãnh đạo và các anh chị tại Công ty Cổ phần phát triển thương mại Sài Gòn (SADACO) chi nhánh Bình Thuận. Vì vậy, lời nói đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Trường Đại Học Quốc Tế Sài Gòn, nơi đã giúp em học tập và nghiên cứu trong thời gian qua, em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Khoa Quản trị Kinh doanh cùng toàn thể giáo viên trường Đại học Quốc tế Sài Gòn đã tận tình truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy TS. Lê Văn Bảy – giảng viên trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập làm báo cáo cũng như khóa luận. Em cũng xin gửi lời cám ơn của mình đế Công Ty Cổ Phần Phát Triển Thương Mại Sài Gòn chi nhánh Bình Thuận đã tạo cơ hội cho em làm việc tại công ty và đặc biệt là em xin gửi lời cám ơn đến ông Đỗ Ngọc Sơn Giám Đốc chi nhánh SADACO Bình Thuận là người đã trực tiếp tiếp nhận và tạo điều kiện để em được làm việc thực tế tại chi nhánh cũng như cung cấp cho em các tài liệu có liên quan. Bên cạnh đó, em cũng xin cám ơn toàn thể anh chị nhân viên của chi nhánh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian qua từ những công việc nhỏ nhất để em có thể hiểu và nắm rõ các công việc thực tế. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn! Sinh viên thực hiện Văn Nguyễn Minh Huy GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DANH MỤC BẢNG BIỂU  BẢNG TÊN BẢNG BIỂU 4-1 Cơ cấu lao động theo trình độ tại công ty SADACO giai TRANG 42 đoạn 2014 – 2016. 4-2 Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo 46 các phương thức của chi nhánh SADACO Bình Thuận 2014 – 2016. 4-3 Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo 47 các phương thức của chi nhánh SADACO Bình Thuận 2014 – 2016. 4-4 Thống kê sự chênh lệch về kết quả hoạt động kinh doanh 47 theo phương thức của chi nhánh SADACO Bình Thuận 2014 – 2016. 4-5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 52 SADACO Bình Thuận 2013 – 2016. 4-6 Kết quả kinh doanh xuất khẩu đá basalt qua các năm từ 54 2014 – 2016. 4-7 Kết quả xuất khẩu mặt hàng đá basalt theo phương thức 56 4-8 Kim ngạch xuất khẩu đá basalt sang các nước 57 5-1 Ma trận SWOT của chi nhánh SADACO Bình Thuận 86 - 87 GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH ẢNH  BIỂU ĐỒ 4-1 TÊN BIỂU ĐỒ TRANG Biểu đồ phân tích hoạt động kinh doanh của chi nhánh 53 SADACO Bình Thuận 2013 – 2016. HÌNH TÊN HÌNH TRANG 4-1 Mẫu hợp đồng ngoại thương số 035/XCN/17 67 4-2 Mẫu hóa đơn thương mại 69 4-3 Mẫu giấy chứng nhận đã phun trùng 71 GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DANH MỤC SƠ ĐỒ  SƠ ĐỒ TÊN SƠ ĐỒ TRANG 4-1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty SADACO. 38 4-2 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 62 4-3 Quy trình xuất khẩu đá basalt tại chi nhánh SADACO 63 Bình Thuận. 4-4 Quy trình ký kết hợp đồng ngoại thương qua fax 66 4-5 Quy trình làm thủ tục hải quan 72 4-6 Quy trình thông quan 73 GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  GIẢI NGHĨA TỪ VIẾT TẮT ĐVT Đơn vị tính. GVHD Giáo viên hướng dẫn. UBND Ủy ban nhân dân. XNK Xuất nhập khẩu. KNXK XK Kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu. VLXD Vật Liệu Xây Dựng. WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization). ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations). AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area). P/L Phiếu đóng gói (Packing list). B/L Vận đơn đường biển (Bill of lading). C/O Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of original). TTR Telegraphic Transfer Reimbursement. CNF Cost And Freight. CIF Cost Insurance Freight. GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Mục Lục CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1.1. Lời mở đầu .............................................................................................................................. 1 1.2. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................... 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 4 1.5. Kết cấu của đề tài .................................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ............................................... 6 2.1. Khái niệm chung về xuất khẩu ................................................................................................ 6 2.2. Bản chất và vai trò của hoạt động xuất khẩu .......................................................................... 6 2.2.1. Bản chất .......................................................................................................................... 6 2.2.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu ..................................................................................... 7 2.3. Chức năng và nhiệm vụ của xuất khẩu ................................................................................. 13 2.3.1. Chức năng: .................................................................................................................... 13 2.3.2. Nhiệm vụ:...................................................................................................................... 13 2.4. Các hình thức xuất khẩu........................................................................................................ 14 2.4.1. Xuất khẩu trực tiếp ........................................................................................................ 14 2.4.2. Xuất khẩu ủy thác ......................................................................................................... 15 2.4.3. Hoạt động xuất khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu ................................................. 17 2.4.4. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư ....................................................... 18 2.4.5. Hình thức xuất khẩu tại chỗ .......................................................................................... 18 2.4.6. Gia công quốc tế ........................................................................................................... 19 2.4.7. Các hình thức xuất khẩu khác ....................................................................................... 19 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp ............................. 20 2.5.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ............................................................................ 20 2.5.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ............................................................................. 23 2.6. Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ...................................................................... 26 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................. 27 3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ....................................................................................... 27 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................................... 27 3.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ....................................................................................... 28 3.3.1. Phương pháp quan sát ................................................................................................... 28 3.3.2. Phương pháp chuyên gia ............................................................................................... 28 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 29 4.1. Giới thiệu về công ty SADACO ........................................................................................... 29 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY 4.1.1. Thông tin cơ bản về SADACO ..................................................................................... 29 4.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................................... 30 4.1.3. Chức năng, nhiệm vụ .................................................................................................... 32 4.1.4. Mục tiêu và phương hướng ........................................................................................... 35 4.1.5. Cơ cấu tổ chức .............................................................................................................. 37 4.1.6. Nhiệm vụ của các phòng ban ........................................................................................ 38 4.1.7. Tình hình nhân sự của công ty SADACO ..................................................................... 42 4.2. Tổng quan về chi nhánh Bình Thuận .................................................................................... 43 4.2.1. Giới thiệu chung............................................................................................................ 43 4.2.2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của chi nhánh......................................................... 43 4.2.3. Sứ mệnh và tầm nhìn của chi nhánh Bình Thuận ......................................................... 44 4.3. Thực trạng tình hình kinh doanh của chi nhánh Bình Thuận ................................................ 44 4.3.1. Sản phẩm, dịch vụ và phương thức kinh doanh ............................................................ 44 4.3.2. Khách hàng ................................................................................................................... 50 4.3.3. Đối thủ cạnh tranh ......................................................................................................... 51 4.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Bình Thuận ........................................... 52 4.4. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng đá basalt của chi nhánh Bình Thuận................................... 54 4.4.1. 2016 Tình hình xuất khẩu đá basalt của chi nhánh SADACO Bình Thuận giai đoạn 2014 – ....................................................................................................................................... 54 4.4.2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu đá basalt của chi nhánh SADACO Bình Thuận ....................................................................................................................................... 60 4.4.3. Quy trình chứng từ xuất khẩu cho mặt hàng đá basalt .................................................. 61 CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ...................................................................................... 80 5.1. Giải pháp cải thiện quy trình xuất khẩu đá basalt ................................................................. 80 5.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá basalt tại chi nhánh SADACO Bình Thuận ..... 81 5.2.1. giới Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi xuất khẩu mặt hàng đá basalt ra 1thị trường thế ....................................................................................................................................... 81 5.2.2. Thuận. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu mặt hàng đá basalt của chi nhánh SADACO Bình ....................................................................................................................................... 84 5.2.3. Ma trận SWOT hình thành các phương án thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng đá basalt của chi nhánh SADACO Bình Thuận giai đoạn 2014 – 2016 ............................................................ 86 5.2.4. Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng đá basalt sang thị trường Hàn Quốc của SADACO Bình Thuận ........................................................................................................... 89 5.2.5. Một số kiến nghị đối với nhà nước ............................................................................... 92 CHƯƠNG 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 96 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1: 1.1. GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY PHẦN MỞ ĐẦU Lời mở đầu Ngày nay, toàn cầu hóa đang là xu hướng chung của nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa diễn ra ở mọi mặt của cuộc sống từ văn hóa đến chính trị và đặc biệt tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của mỗi quốc gia. Không có quốc gia nào nằm ngoài xu hướng nền kinh tế toàn cầu. Mỗi quốc gia tham gia vào quá trình này theo nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là hoạt động rất cơ bản và có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu thường được chú trọng nhiều hơn vì nó tạo nguồn ngoại tệ cho đất nước, giúp mở rộng thị trường kinh doanh và tạo ra nguồn thu nhập lớn để đầu tư và phát triển nhiều mặt khác của nền kinh tế. Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển có tiềm năng bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á. Xuất khẩu là một trong những mũi nhọn của nền kinh tế nước ta. Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta khá đa dạng từ các sản phẩm nông nghiệp, hàng thủ công đến hàng gia công, trong đó nổi lên là các mặt hàng gạo, nông sản, thủy sản, các sản phẩm thời trang và giày da. Nhưng không dừng lại ở đó, để đẩy mạnh kinh tế và tận dụng thế mạnh của mình, trong những năm gần đây, nước ta đang đẩy mạnh đầu tư cho khai thác các mặt hàng khác nhau về nguyên vật liệu xây dựng, trong đó có các loại đá ốp lát. Tiềm năng phát triển ngành hàng này tại Việt Nam khá lớn vì nước ta có đa dạng về chủng loại đá, đồng thời các mỏ đá lại có trữ lượng lớn khoảng 4 tỷ m3 theo khảo sát sơ bộ. Với nguồn tài nguyên lớn, không chỉ đáp ứng được cho nhu cầu trong nước mà sản phẩm đá ốp lát của Việt Nam cũng rất được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài và đã có mặt trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. SV: VĂN NGUYỄN MINH HUY Trang 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY Từ sau khi bước vào cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành sản xuất đá ở Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ theo quy mô công nghiệp 100.000 – 200.000 m2/năm, bên cạnh đó kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng từ 15,326 triệu USD năm 2001 tăng lên 120 triệu USD năm 2010, tăng 7,8 lần nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé 0,8% so với kim ngạch xuất khẩu đá ốp lát toàn cầu. Chính vì thế mà đây là một ngành hàng cần được đầu tư phát triển mạnh hơn. (TS. Trần Văn Huynh, “Công nghiệp chế biến, khai thác đá ốp lát tại Việt Nam: phát triển bến vững theo hướng hiện đại” 10/10/2015) Thêm vào đó, như một hệ quả của xu hướng toàn cầu, khi xuất nhập khẩu phát triển thì các dịch vụ xuất nhập khẩu cũng theo đó mà lan rộng hơn. Trước đây các doanh nghiệp thường đi theo hình thức xuất khẩu trực tiếp, vừa sản xuất vừa xuất khẩu. Tuy với hình thức này thì doanh nghiệp không phải chia sẻ lợi nhuận cho bên thứ ba, nhưng nó đòi hỏi doanh nghiệp phải vừa xây dựng đội ngũ nhân viên sản xuất, vừa phải xây dựng đội ngũ nhân viên nghiệp vụ giỏi để tìm hiểu và nắm bắt thông tin thị trường, bên cạnh đó, hình thức này cũng ẩn chứa rủi ro lớn nếu có sự cố xảy ra. Ngoài xuất khẩu trực tiếp còn có hình thức xuất khẩu ủy thác. Đối với hình thức này, các công ty dịch vụ trung gian sẽ tư vấn và thay mặt cho các doanh nghiệp sản xuất làm các công việc tìm kiếm bạn hàng và xử lý các thủ tục xuất khẩu. Các công ty này thành lập với nguồn vốn không lớn và chỉ cần đào tạo đội ngũ nhân viên nghiệp vụ. Chính vì thế mà hiện nay hình thức xuất khẩu ủy thác này đang ngày càng được ưa chuộng và phổ biến hơn, đặc biệt là với ngành sản xuất và xuất khẩu đá, vì không nhiều doanh nghiệp của Việt Nam có đủ năng lực khai thác và sản xuất mặt hàng này, và các mỏ đá là tài nguyên quốc gia thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. SV: VĂN NGUYỄN MINH HUY Trang 2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2. GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY Lý do chọn đề tài Sau khi mở cửa năm 1986 và gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam đã không ngừng mở rộng giao thương với nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng củng cố được địa vị của mình trên thị trường quốc tế. Và cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam chọn xuất khẩu là một phương tiện chính để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Doanh thu xuất nhập khẩu cũng không ngừng tăng qua các năm. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 51,52 tỷ USD,tăng 4,8% so với năm 2015; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 125,9 tỷ USD tăng 10,2% so với năm 2015. Doanh thu từ các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như giày da, nông sản tăng từ khoảng 10% đến hơn 30%. Trong đó đáng chú ý là cơ cấu kim ngạch của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 79,8 tỷ USD, tăng 8,9% và chiếm 45,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh thu xuất khẩu qua các thị trường cũng tiếp tục tăng, trong năm 2016: Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 38,46 tỷ USD, tăng 14,9%, chiếm tỷ trọng 21,78%; thứ hai là thị trường EU với kim ngạch gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, tiếp đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch hơn 21,97 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. (Theo customs.gov.vn, “Tình hình xuất nhập khẩu 12 tháng năm 2016”, Thống kê Hải quan, 18/01/2017). Việt Nam là một nước đang phát triển, dự định đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp, điều này mang đến nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải năng động, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao, tạo công ăn việc làm, tăng doanh thu của doanh nghiệp cũng như góp phần xây dựng ngân sách nhà nước, mà đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. SV: VĂN NGUYỄN MINH HUY Trang 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY Thời gian gần đây, năng lực sản xuất của ngành vật liệu xây dựng trong nước đã vượt cao so với nhu cầu tiêu dùng trong nước đặc biệt là mặt hàng đá xây dựng (đá basalt). Chính vì vậy, một số doanh nghiệp hiện nay đã có được những thị trường xuất khẩu, với những thị trường xuất khẩu rộng lớn, đá xây dựng cụ thể là đá basalt đã mang lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ người dân lao động. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đá basalt, và đây lại là mặt hàng tương đối mới nên sẽ có nhiều cơ hội và thách thức khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO đối với hoạt động xuất khẩu đá. Ngoài ra, vì đây là mặt hàng mới nên quy trình xuất khẩu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy ngoài việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá basalt còn phải cải thiện các quy trình sao cho đơn giản và chính xác để nâng cao hiệu quả. Đó chính là lý do em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng kinh doanh và giải pháp cải thiện quy trình cũng như thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá basalt tại SADACO chi nhánh Bình Thuận.” 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là: thứ nhất thấy được thực trạng hoạt động xuất khẩu cũng như quy trình xuất khẩu trên thực tế so với lý thuyết của mặt hàng đá basalt tại chi nhánh Bình Thuận; thứ hai, đưa ra giải pháp nhằm cải thiện quy trình cũng như thúc đẩy xuất khẩu đá basalt tại chi nhánh. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các hoạt động thuộc về xuất khẩu và các quy trình xuất khẩu mặt hàng đá basalt tại công ty SADACO chi nhánh Bình Thuận. SV: VĂN NGUYỄN MINH HUY Trang 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.5. GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY Kết cấu của đề tài Chương 1: Phần mở đầu Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kiến nghị và kết luận Chương 6: Tài Liệu Tham Khảo. SV: VĂN NGUYỄN MINH HUY Trang 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2: 2.1. GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Khái niệm chung về xuất khẩu Xuất khẩu là một hoạt động thương mại quốc tế, một hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, xuất khẩu còn là một hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và còn ngày càng mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Xuất khẩu còn có thể được khái niệm như sau: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc, trang thiết bị, hàng hóa thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp hoặc góp phần nâng cao sự phát triển của quốc gia. 2.2. Bản chất và vai trò của hoạt động xuất khẩu 2.2.1. Bản chất Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế toàn cầu nói chung và việc nước ta gia nhập WTO nói riêng thì hoạt động xuất khẩu là hoạt động rất cần thiết. Thông qua hoạt động xuất SV: VĂN NGUYỄN MINH HUY Trang 6 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY khẩu các quốc gia tham gia vào hoạt động này phụ thuộc vào nhau nhiều hơn, đồng thời tạo nên mối quan hệ thân thiết hơn giữa các nước hoặc và khu vực. Trong nền kinh tế thị trường, các quốc gia không thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu mà nếu có đáp ứng được thì chi phí rất lớn, vì vậy bắt buộc các quốc gia phải tham gia vào hoạt động xuất khẩu, xuất khẩu những gì mà mình có lợi thế sản xuất hơn các quốc gia khác để rồi có thể nhập những gì mà trong nước không thể sản xuất được hoặc có sản xuất được nhưng chi phí quá cao. Do đó các nước khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu rất có lợi, tiết kiệm được nhiều chi phí, nâng cao mối quan hệ giữa các nước, tạo được nhiều việc làm, giảm được các tệ nạn xã hội, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong nghị quyết đại hội VII của đảng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế đối ngoại với nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế của đất nước cũng như phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, khắc phục tính chất tự cung tự cấp, khép kín, chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hóa, gắn thị trường trong nước với ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, qua đó, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Một trong những trọng tâm chính của chính sách đối ngoại ở nhiều nước là khuyến khích và tìm các giải pháp thúc đẩy thương mại tự do, trong đó loại bỏ thuế bổ sung và hạn chế đối với hàng hóa xuất khẩu như thuế quan, thuế và hạn ngạch. 2.2.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu thể hiện sự gắn bó mật thiết với nhau giữa các nền kinh tế của quốc gia với các nền kinh tế thế giới, nó cũng quyết định  Đối với nền kinh tế quốc dân: SV: VĂN NGUYỄN MINH HUY Trang 7 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY • Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo bước đi phù hợp là con đường tất yếu khắc phục nghèo đói. Để công nghiệp hóa đất nước trong thời gian ngắn chúng ta phải có nguồn vốn đủ lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật và một số loại khác hiện đại và tiên tiến. Khai thác tốt tiềm năng của từng quốc gia nhất là lĩnh vực có lợi thế so sánh. • Nguồn vốn nhập khẩu được huy động từ nhiều nguồn: đầu tư trong nước và nước ngoài viện trợ của các tổ chức tín dụng thu từ hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ trong nước, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, lao động. Thông qua các nguồn này cũng thu được một nguồn ngoại tệ lớn, nhưng huy động nó rất là khó khăn và phải phụ thuộc vào nước ngoài, do vậy để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất đó chính là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu. • Xuất khẩu thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và phát triển sản xuất. Xuất khẩu lấy thị trường thế giới làm thị trường của mình, vì vậy quá trình sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới. Những ngành sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ tốt cho thị trường các nước sẽ phát triển mạnh mẽ. Những ngành nào không thích ứng sẽ bị đào thải. Như vậy, xuất khẩu có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. • Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất, đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta là phù hợp với xu hướng phát SV: VĂN NGUYỄN MINH HUY Trang 8 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY triển của kinh tế thế giới. Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể được nhìn nhận theo các hướng sau: - Xuất khẩu những sản phẩm của nước ta cho nước ngoài. - Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà các nước khác cần. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi. Ví dụ: khi phát triển dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm. Sự phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu (dầu thực vật, chè) kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị. - Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước. - Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế nước ta. - Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường. - Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. • Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, có thu nhập không SV: VĂN NGUYỄN MINH HUY Trang 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan