Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận nghiên cứu thành phần loài và kích thước một số đối tượng cá chủ yếu k...

Tài liệu Khóa luận nghiên cứu thành phần loài và kích thước một số đối tượng cá chủ yếu khai thác bằng nghề lờ xếp ở xã cẩm thanh hội an

.PDF
69
127
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG LÊ THỊ THANH THẢO NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ KÍCH THƯỚC MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CÁ CHỦ YẾU KHAI THÁC BẰNG NGHỀ LỜ XẾP Ở XÃ CẨM THANH - HỘI AN Ngành: Sư phạm Sinh học Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Tường Vi Đà Nẵng - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Lê Thị Thanh Thảo LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Khóa Luận Tốt Nghiệp với những gì đạt được hôm nay, đó không chỉ là những cố gắng, nỗ lực của riêng bản thân, mà trên hết là phần lớn công lao giảng dạy và hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo,…cũng như các hỗ trợ, chia sẻ của mọi người ở nhiều phương diện. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Nguyễn Thị Tường Vi đã quan tâm, giúp đỡ, góp phần định hướng bài luận, cũng như hỗ trợ về tinh thần, vật chất để em có thể thực hiện tốt Khóa Luận Tốt Nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị cán bộ trong khoa Sinh-Môi trường, trường Đại học Sư Phạm - ĐH Đà Nẵng cũng như các thầy cô trong trường dã giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong 4 năm học qua. Chính các thầy cô đã xây dựng cho chúng em những kiến thức nền tảng và những kiến thức chuyên môn để em có thể hoàn thành luận văn này cũng như những công việc của mình sau này. Đặc biệt em cảm ơn thầy Chu Mạnh Trinh đã tạo cơ hội cho em được tham gia tham vấn cộng đồng để thu thập thông tin hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân, bạn bè và ban lãnh đạo cùng các cô, chú, bác ngư dân đã luôn động viên giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận này! Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2018 Sinh viên Lê Thị Thanh Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................................2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC LOẠI NGHỀ KHAI THÁC VÙNG VEN BỜ ...............................................................................................................................3 1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................3 1.1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................................4 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ KHAI THÁC VÙNG VEN BỜ...................................................................................9 1.2.1. Việt Nam ...........................................................................................................9 1.2.2. Tại xã Cẩm Thanh, Hội An .............................................................................16 1.3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................18 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................18 1.3.1.1. Vị trí địa lí, địa hình .....................................................................................18 1.3.1.2. Khí hậu .........................................................................................................19 1.3.1.3. Các yếu tố thủy văn ......................................................................................21 1.3.1.4. Sinh vật và nguồn lợi thủy sản ở Cẩm Thanh ..............................................23 1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................24 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..27 2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...............................................................................27 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................27 2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .............................................................................27 2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................27 2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................27 2.5.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................27 2.5.1.1. Nguồn tư liệu thứ cấp ...................................................................................27 2.5.1.2. Tham vấn cộng đồng ....................................................................................27 2.5.2. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa..............................................................28 2.5.3. Phương pháp phân loại cá ..............................................................................28 2.5.4. Phương pháp xử lí số liệu................................................................................30 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................31 3.1. CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN Ở XÃ CẨM THANH, HỘI AN .....................................................................................................................31 3.1.1. Cơ cấu phương tiện khai thác thủy sản ...........................................................31 3.1.2. Cơ cấu ngành nghề khai thác thủy sản ............................................................32 3.2. CÁC NHÓM NGUỒN LỢI VÀ NĂNG SUẤT THỦY SẢN KHAI THÁC BẰNG LỜ XẾP.........................................................................................................35 3.2.1. Giới thiệu lờ xếp tại xã Cẩm Thanh ................................................................35 3.2.2. Các nhóm nguồn lợi thủy sản khai thác bằng lờ xếp ......................................36 3.2.3. Thời gian khai thác bằng lờ xếp ......................................................................37 3.2.4. Năng suất khai thác một số đối tượng cá có giá trị kinh tế bằng nghề lờ xếp 37 3.3. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ KÍCH THƯỚC MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CÁ CHỦ YẾU KHAI THÁC BẰNG NGHỀ LỜ XẾP ............................................................38 3.3.1. Thành phần loài ...............................................................................................38 3.3.2. Kích thước .......................................................................................................42 3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỀ LỜ XẾP ĐẾN NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở XÃ CẨM THANH, HỘI AN ...........................................................................................45 3.4.1. Ảnh hưởng của nghề lờ xếp đến nguồn lợi thủy sản ở xã Cẩm Thanh, Hội An ...................................................................................................................................45 3.4.2. Giải pháp để quản lý khai thác thủy sản bằng nghề lờ xếp tại xã Cẩm Thanh, Hội An .......................................................................................................................46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................50 PHỤ LỤC ..................................................................................................................54 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng Trang 2.1 Địa điểm và thời gian tham vấn cộng đồng 28 2.2 Các đợt thu mẫu cá tại xã Cẩm Thanh 28 3.1 Cơ cấu phương tiện khai thác thủy hải sản ở xã Cẩm Thanh 31 3.2 Cơ cấu ngành nghề khai thác ven bờ ở Cẩm Thanh, Hội An 33 3.3 Quy định kích thước mắt lưới nhỏ nhất của ngư cụ khai thác 36 3.4 Năng suất của một số đối tượng cá chủ yếu khai thác bằng lờ 37 xếp ở xã Cẩm Thanh, Hội An 3.5 Số lượng mẫu cá thu được 39 3.6 Danh mục thành phần loài cá chủ yếu khai thác bằng nghề lờ 39 xếp ở xã Cẩm Thanh, Hội An 3.7 Kích thước trung bình một số đối tượng cá chủ yếu khai thác bằng nghề lờ xếp ở xã Cẩm Thanh 43 DANH MỤC HÌNH ẢNH Số hiệu Tên hình vẽ Trang hình vẽ 1.1 Các hộ chia theo ngành sản xuất chính ở Cẩm Thanh, Hội An 25 năm 2016 2.1 Các chỉ số đo trong phân loại cá 29 2.2 Các chỉ số đếm trong phân loại cá 30 3.1 Cơ cấu phương tiện khai thác thủy hải sản ở xã Cẩm Thanh, Hội 32 An 3.2 Cơ cấu ngành nghề khai thác ven bờ ở Cẩm Thanh, Hội An 3.3 Kích thước một số đối tượng cá chủ yếu khai thác bằng nghề lờ 44 xếp ở xã Cẩm Thanh- Hội An 34 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cẩm Thanh - một xã thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam [45]. Xã có diện tích khoảng 970,42 ha [3]. Nhắc đến Cẩm Thanh, chúng ta đều liên tưởng đến vùng đất yên tĩnh, mát mẻ của một làng sinh thái. Cẩm Thanh bình yên, tĩnh mịch ẩn mình trong màu xanh bạt ngàn của rừng dừa. Rừng dừa Cẩm Thanh không chỉ là lá phổi xanh của phố cổ Hội An mà còn là vùng sinh thái ngập mặn nên rất phong phú về thực vật và động vật nước lợ [44]. Ở đây, đã hình thành nên các hệ sinh thái điển hình của vùng khí hậu nhiệt đới như: rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Các hệ sinh thái này vừa là bãi đẻ, vừa là nơi dinh dưỡng của các loài sinh vật biển, cung cấp nguồn hải sản chính cho vùng cửa sông Thu Bồn. Cuộc sống của người dân Cẩm Thanh phần lớn gắn liền với đánh bắt thủy sản. Nguồn thủy sản là nguồn sống của không ít hộ dân. Ngư dân Cẩm Thanh tập trung khai thác thủy sản ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn. Sông Thu Bồn với diện tích lưu vực rộng 10,350km2, là một trong những lưu vực sông nội địa lớn nhất Việt Nam. Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh thuộc huyện Dak Glei, tỉnh Kon Tum và đổ ra biển tại cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn, Đà Nẵng. Tại đây ngư dân khai thác thủy sản bằng nhiều cách khác nhau: đi soi, đi câu, thả lưới, giã cào,… với nhiều ngư cụ: rớ, lờ, trũ,… Cuộc sống mỗi ngày một phát triển, nhu cầu càng ngày càng cao nên người dân đã tăng cường đánh bắt thủy sản. Mặc khác, trình độ hiểu biết của ngư dân về các kiến thức pháp luật liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và khai thác nguồn lợi hải sản bền vững còn hạn chế và cơ chế quản lý khai thác nguồn lợi này từ các cơ quan chức năng chưa thật sự hiệu quả. Và hậu quả là trong những năm gần đây nhiều loại cá kinh tế vốn là đối tượng khai thác truyền thống, là nguồn thực phẩm quý giá đã bị suy giảm nghiêm trọng và hệ sinh thái bị tổn thương. Điều này đã và đang gây những ảnh hưởng không tốt đến đời sống của ngư dân và sự phát triển ngành khai thác thuỷ sản của vùng. Đặc biệt, những năm gần đây việc đánh bắt thủy sản bằng lờ xếp ngày một gia tăng. Bất cứ hộ ngư dân nào cũng có hàng trăm met lờ xếp. Đánh bắt thủy sản bằng lờ xếp mỗi ngày một tăng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến 2 nguồn lợi thủy sản nơi đây. Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của nghề lờ xếp đến nguồn lợi thủy sản như: nghiên cứu của ThS. Hồng Văn Thưởng về “Thực trạng và giải pháp khai thác thủy sản ven bờ bằng nghề lồng bẫy tại tỉnh Bạc Liêu” hay nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long trường Đại học Cần Thơ về “Nghiên cứu nghề lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau”; những nghiên cứu này đã chỉ ra nghề lờ xếp là một trong những nghề gây suy giảm nguồn lợi thủy hải sản. Tuy nhiên, tại xã Cẩm Thanh chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Xuất phát từ lí do trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài và kích thước một số đối tượng cá chủ yếu khai thác bằng nghề lờ xếp ở xã Cẩm Thanh - Hội An”. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của việc sử dụng lờ xếp trong khai thác thủy sản. Từ đó, làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý ngành nghề khai thác thủy sản để bảo vệ nguồn lợi thủy sản địa phương. 2. Mục tiêu của đề tài Cung cấp dữ liệu về thành phần loài và kích thước một số đối tượng cá khai thác bằng lờ xếp. Qua đó, đánh giá tác động của việc sử dụng lờ xếp trong khai thác thủy sản. Đồng thời là nguồn dữ liệu quan trọng để đề ra các biện pháp quản lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Cẩm Thanh- Hội An nói riêng, Việt Nam nói chung. 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả của đề tài bổ sung thêm nguồn tư liệu khoa học phục vụ cho công tác học tập, là thông tin ban đầu cho những công trình nghiên cứu tiếp theo về thành phần loài, kích thước, nguồn lợi cá,… khai thác bằng nghề lờ xếp trong tương lai; là cơ sở dữ liệu cho các cơ quan, ban, ngành lập kế hoạch quản lý và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ở Cẩm Thanh. 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC LOẠI NGHỀ KHAI THÁC VÙNG VEN BỜ 1.1.1. Trên thế giới Từ lâu con người đã chế tạo những loại dụng cụ đơn giản để đánh bắt cá ở các thủy vực nội địa (ruộng đồng, ao hồ, suối,…) phục vụ nhu cầu cuộc sống hằng ngày. Từ cuối thế kỷ XVII, sự xuất hiện của lưới là bước tiến quan trọng trong hoạt động khai thác. Cũng từ đó, một số ngư cụ mới được ra đời như: lưới rê, lưới đăng; một số ngư cụ đánh bắt có tính chủ động như: lưới chụp, lưới nâng, lưới vây, lưới kéo cũng ngày càng nhiều. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, dụng cụ đánh cá được con người cải tiến dần về cấu trúc cũng như tính phức tạp. Số lượng ngư cụ sử dụng để đánh bắt các loài cá lớn hơn sinh sống trên các con sông lớn và vùng ven biển, cửa sông ngày một gia tăng. Và hiện nay xuất hiện nhiều loại ngư cụ có cấu trúc phức tạp, hiện đại đánh bắt những đàn cá lớn ở vùng biển khơi và đại dương. Với mục đích thống kê các loại ngư cụ con người đã tạo và sử dụng để bảo tồn di sản văn hóa của nghề cá. Các nhà khoa học trên thế giới đưa ra nhiều quan điểm phân loại khác nhau [13]: - Theo dấu hiệu đặc trưng khác nhau của ngư cụ đã có nhiều tác giả: Năm 1952 Umali đã phân loại ngư cụ trên bán đảo Phần Lan theo nguyên tắc thứ tự chữ cái La-tinh. - Phân loại trên cơ sở đa số các dấu hiệu đặc biệt, năm 1952 Bua-đôn đã thiết lập hơn 50 dấu hiệu khác nhau. Phương pháp này rất cồng kềnh và mắc nhiều khuyết điểm. - Phân loại ngư cụ dựa theo đối tượng đánh bắt, Kaieski đã phát triển các dạng ngư cụ khai thác chúng từ đơn giản tới phức tạp. - Phân loại ngư cụ trên một số dấu hiệu chính, theo Mirski ngư cụ được chia thành 8 lớp (ngư cụ tách cá, ngư cụ lọc cá, ngư cụ bẫy, ngư cụ đóng, nghề câu, ngư cụ sát thương, dụng cụ tách nước, dụng cụ tổng hợp) dựa trên dấu hiệu đặc biệt của nguyên lý đánh bắt. 4 Trong đó phân loại phổ biến nhất là dựa trên hệ thống phân loại của FAO [40]. Dựa trên nguyên lý đánh bắt, chia ngư cụ thành 12 lớp (lưới vây, lưới rùng, lưới kéo, cào, vó, mành, lưới chụp, lưới rê và lưới vướng, lồng bẫy, nghề câu, dụng cụ khác như lao, xiên, và sử dụng chất gây mê để đánh bắt cá). Trong mỗi lớp còn được chia theo cấu trúc và phương thức hoạt động của ngư cụ đó. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu, một số tài liệu về ngư cụ khai thác cá nội địa,...Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ mang tính địa phương, chưa được hoàn thiện. Theo cách phân loại của Viện nghiên cứu nôi trồng thủy sản III, ngư cụ được phân thành 13 nhóm: Nhóm thu nhặt, nhóm vợt – xúc, nhóm ngư cụ sát thương, nhóm câu, nhóm bẫy, nhóm lưới rê và lưới giăng, nhóm lưới vây - lưới rùng, nhóm ngư cụ kéo, nhóm ngư cụ đẩy, nhóm vó, nhóm ngư cụ chụp, nhóm lưới túi và nhóm ngư cụ khác. Đóng góp lớn nhất phải kể đến phân loại ngư cụ khai thác cá nước ngọt Việt Nam theo Bộ - Họ - Kiểu - Loại của Nguyễn Duy Chỉnh [8]. Tuy nhiên, mỗi vùng miền sẽ sử dụng các ngư cụ khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như hiệu quả của ngư cụ đó. Chính vì vậy, đến năm 2006 Nguyễn Du cùng cộng tác viên của mình đã đưa ra bộ sưu tập ngư cụ nội địa vùng nước nội địa vùng đồng bằng sông Cửu Long . Các loại ngư cụ khai thác cá nước ngọt rất phong phú và đa dạng. Viện nghiên cứu thủy sản II, đã điều tra tại đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 120 loại ngư cụ, chia thành 13 nhóm khác nhau bao gồm: dậm, te, lưới úp, lưới rê, lưới kéo,… [9]. Tiếp bước nghiên cứu về các loại ngư cụ phải kể đến: Năm 2007 Nguyễn Như Sơn thực hiện đề tài điều tra được 25 loại ngư cụ khai thác vùng nội địa Quảng Nam trên 8 đơn vị hành chính: Phú Ninh, Núi Thành, Hội An, Đại Lộc, Quế Sơn, Tam Kì, Duy Xuyên [35]. Tuy nhiên nghiên cứu về các loại ngư cụ khai thác thủy sản ven bờ còn rất hạn chế, những thông tin về ngư cụ chưa tập hợp thành các báo cáo chuyên đề mà mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một phần nhỏ trong các đề tài, dự án hoặc trên các tạp chí khoa học. Cụ thể như sau: 5 - Theo Nguyễn Thanh Long, trong tạp chí khoa học năm 2010, ông chỉ mới đề cập đến việc số lượng tàu thuyền tăng cùng với việc sử dụng các phương thức khai thác mang tính hủy diệt là nguyên nhân chính làm nguồn lợi thủy sản suy giảm. Cũng Theo Nguyễn Thanh Long (2011), ĐBSCL có hơn 100 loại ngư cụ khai thác khác nhau. Một số công cụ đã dần mất đi, nhưng cũng có một số công cụ mới được hình thành và được chia thành 3 nhóm chính. Nhóm ngư cụ cố định gồm: nghề lưới đáy (đáy cọc, đáy bè, đáy neo); đăng, nò (đăng bờ, đăng khơi, đăng mé, nò); bẩy (lọp, chum, bẩy lồng); lưới giăng cố định (lưới giăng ao-hồ, lưới giăng sông, lưới quàng); câu (câu cắm, câu kiều). Nhóm ngư cụ di động gồm: kéo, đẩy (lưới kéo, te, xiệp); lưới giăng (lưới rê trôi, lưới rê 3 lớp); lưới vây, bao (lưới vây, lưới bao, lưới rê vây, lưới rừng); đâm, chĩa (đâm cá, chĩa lươn); chụp (chài, chụp cá sặc, nôm); câu (câu tay, câu rê, câu chạy). Nhóm ngư cụ kết hợp điện, nguồn sáng, chất nổ gồm: lưới vây đèn, chụp mực, câu mực, soi cá, chích điện, chất nổ. - Dựa theo tên gọi địa phương, nguyên tắc đánh bắt, độ lớn chu vi mặt lưới, phương pháp sử dụng mà Nguyễn Nguyễn Du và ctv (2006) đã chia ngư cụ thành 13 nhóm chính như sau [9]: + Nhóm thu nhặt (Bắt bằng tay, lặn bắt cá, dậm dấu,...). Nguyên tắc chung: dùng hai tay. Vùng hoạt động: Cửa sông, sông, kênh rạch, ao mương, ruộng. Tầng nước hoạt động: Tầng đáy và tầng bùn. Loài đánh bắt chính: Cá chạch, cá rô đồng, cá bống, lịch, lươn, ốc, cá lóc, cá trê, vẹm, cá sặc,... + Nhóm vợt - xúc (Vợt xúc mè vinh, xúc bè, xúc bằng rổ). Nguyên tắc chung: Dùng ngư cụ sàng lọc nước, bùn đất để bắt tôm cá và ốc, hến. Vùng hoạt động: Sông, kênh, sát mé bờ, ruộng ngập lũ. Tầng nước hoạt động: Tầng mặt, tầng giữa, tầng đáy. Loài đánh bắt chính: Cá bống cát trắng, cá bống mọi, tôm tép, lịch, lươn, cá trắng, cá mè vinh, cá lóc bông, cá he, cá dảnh, cá vồ đém, cá xát, cá lòng tong,… + Nhóm ngư cụ sát thương (Cào cá chạch, cào lịch, chĩa, súng chĩa, móc cua, móc ếch, móc nghêu,...). Nguyên tắc chung: Dùng vật liệu cứng, nhọn hoặc sắc bén để đâm, kẹp nhằm giữ đối tượng được đánh bắt. Vùng hoạt động: Bờ ruộng, bờ ao mương, bờ kênh. Tầng nước hoạt động: Tầng đáy, cặp mé bờ không ngập nước. 6 Loài đánh bắt chính: Cua đồng, ếch, rắn, nghêu, cá chạch, lịch, lươn, cá lóc đồng, cá trê trắng,... + Nhóm câu (Câu cần, câu cắm, câu thả, câu giăng, câu luồng, câu rê, câu nhấp, câu quăng,...). Nguyên tắc chung: Dùng mồi thật hoặc mồi giả để dẫn dụ cá đến cắn câu. Vùng hoạt động: Sông, kênh, ao, mương, đầm lầy, ruộng ngập lũ. Tầng nước hoạt động: Tầng giữa, tầng đáy. Loài đánh bắt chính: Cá lăng, cá ngát, cá chốt chuột, cá chạch, cá trèn, cá sửu, cá bông lao, cá kết, cá vồ đém, cá sát, cá rô, cá lòng tong, cá lóc, cá trê, cá leo, ếch, cua, ghẹ, tôm càng xanh,... + Nhóm bẫy (lợp tép, lợp tôm, lợp cua, trúm, xà di, xà ngôn, bôn cá chốt, dớn, chà, bò, nò, lú,...). Nguyên tắc chung: Sử dụng ngư cụ để chặn đường di chuyển của cá hoặc dẫn dụ cá vào rọ. Vùng hoạt động: Sông, kênh, các đường nước cặp theo các kênh rạch, đường bao, đường nước của ruộng, đường nước của mương vườn. Tầng nước hoạt động: Tầng đáy và tầng giữa. Loài đánh bắt chính: Cua đồng, tép, ếch, tôm càng xanh, cá sặc bướm, cá sặc điệp, cá rô đồng, cá chạch sông, cá chạch lửa, cá bống dừa, cá lóc, cá lăng, cá chốt, cá linh, cá he, cá lòng tong, cá bống, lươn, cá kết, cá mè vinh, cá tra,... + Nhóm lưới rê và nhóm lưới giăng (lưới phèo, lưới rê, lưới rê trôi, lưới quàng, lưới cá bông lau, lưới ba màng). Nguyên tắc chung: Bắt tôm, cá bằng cách dùng ngư cụ lọc nước nhằm chặn đường di chuyển của cá tôm. Vùng hoạt động: Sông, kênh, rạch, ruộng ngập lũ. Tầng nước hoạt động: Tầng mặt và tầng đáy. Loài đánh bắt chính: Cá rô đồng, cá lăng, cá chốt, cá linh, cá trèn, cá trắng, cá mè vinh, cá chạch, cá lòng tong, cá sặc, cá khoai, cá kết, cá dứa, tôm tép, cá bông lau,... + Nhóm lưới vây - lưới rùng (lưới giựt, lưới đánh, lưới nằm, lưới rùng bao chà). Nguyên tắc chung: Dùng lưới bủa vây cá, sau đó đáy lưới phía dưới được thắt lại, cá bị nhốt trong lưới không thoát ra ngoài. Vùng hoạt động: Ven sông, cặp mé bờ sông nơi có khoảng sông rộng, nền đáy tương đối bằng phẳng và hơi dốc, kênh lớn. Tầng nước hoạt động: Tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy. Loài đánh bắt chính: Cá linh, cá cơm, cá sửu, cá phèn, cá lòng tong, cá trèn, cá lăng, cá chốt, cá leo, cá heo, cua đồng, ốc,... 7 + Các ngư cụ kéo (cào dép, cào gọng, lưới kéo, cào hến, cào nghêu, cào sò, nèm,...). Nguyên tắc chung: Lọc nước lấy cá, dưới dạng hình thức túi được kéo dưới nước bởi một, hai tàu hoặc bằng sức người. Vùng hoạt động: Cửa sông, sông, kênh rạch lớn, ruộng ngập lũ. Tầng nước hoạt động: Tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy. Loài đánh bắt chính: Cá phèn, cá sát, cá hú, cá sửu, cá chốt, cá basa, cá kết, cá linh, họ cá bơn (lưỡi mèo, lưỡi trâu,...), cá mồng gà, cá dảnh, cá trèn, cá bống, cá mè vinh, ốc, tép,.... + Ngư cụ đẩy (te, nhũi, xiệp,...). Nguyên tắc chung: Dùng ngư cụ đẩy (di chuyển) về phía trước để lọc nước bắt cá. Vùng hoạt động: Vùng nội đồng (sông, kênh, rạch), vùng ven biển . Tầng nước hoạt động: Tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy. Loài đánh bắt chính: Cá cơm, cá lòng tong, cá linh rìa, cá sơn, cá lóc đồng, cá thát lát, cá chạch, cá lăng, cá sửu, cá bơn, cá úc, cá nâu. + Nhóm vó (vó càn, vó hứng, vó gạt, rớ, chộp tép, chụp cá sặc, nhá cua,...). Nguyên tắc chung: Thả lưới treo xuống nước, sau đó nhấc lưới nhanh lên khỏi mặt nước để bắt cá. Vùng hoạt động: Sông, kênh, rạch. Tầng nước hoạt động: Tầng mặt và tầng giữa và tầng đáy. Loài đánh bắt chính: Cá chốt, cá lóc đồng, cá trê trắng, cá sặc bướm, cá trèn, cá linh, cá leo, cá kết, cá bống, cá lòng tong, tôm càng xanh, tép bạc,... + Nhóm ngư cụ chụp (chài quăng, chài rê, nôm, lưới chụp, chụp nháy,...). Nguyên tắc chung: Dùng ngư cụ chủ động trùm lên đàn cá để bắt. Vùng hoạt động: Sông, kênh, ao, ruộng. Tầng nước hoạt động: Tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy. Loài đánh bắt chính: Cá lăng, cá linh, cá chốt, cá sát, cá heo, cá rô đồng, cá hú, cá kết, cá phèn, cá ngát, cá sửu, tôm càng xanh, tép,... + Nhóm lưới túi (đáy cá tra bột, đáy cá linh, đáy hàng khơi, đáy ruốc,...). Nguyên tắc chung: Sử dụng ngư cụ theo nguyên lí lọc nước giữ cá. Vùng hoạt động: Vùng thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu, vùng cửa sông, kênh, rạch. Tầng nước hoạt động: Tầng mặt và tầng giữa. Loài đánh bắt chính: Cá sát ốc, cá sát sọc, cá sát xiêm, cá linh, cá tra bột, cá bống, tôm càng xanh, tép,... + Nhóm ngư cụ khác (thuốc cá, tát đìa, kéo côn, đạp cá kèo,...). Nguyên tắc chung: Sử dụng âm thanh lớn gây cá hoảng sợ, hoặc dùng dòng điện gây tê liệt hệ 8 thần kinh của cá, hoặc sử dụng chất độc từ thực vật và hóa chất công nghiệp gây mê cá. Vùng hoạt động: Ruộng ngập lũ, sông, cặp mé sông, kênh mương. Tầng nước hoạt động: Tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy. Loài đánh bắt chính: cá lóc đồng, cá rô đồng, cá trê trắng, cá kèo, cá lăng, cá chốt, lươn, cá lòng tong. Đến năm 2011 trên tạp chí khoa học “Thực trạng nghề lưới kéo ven bờ tỉnh Khánh Hòa” dựa vào kết quả nghiên cứu chứng minh được rằng nghề lưới kéo ở địa phương mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, tàn phá môi trường do sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ và hoạt động quanh năm. Hậu quả của nó là đánh bắt nhiều loài cá nhỏ, cá trưởng thành làm mất dần khả năng bổ sung nguồn lợi thủy sản cho vùng biển [34]. Trong luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Gia Thạnh “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số định hướng khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi dừa nước tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An” kết quả cho rằng phương thức khai thác thủy sản ở đây chủ yếu là lờ và thả lưới chiếm 23,5%. Các dụng cụ khác như cào chiếm 15%, xung điện chiếm 3% [36]. Năm 2013, khi nghiên cứu về các ngành nghề khai thác nguồn lợi cá Dìa vùng cửa sông Thu Bồn. Đã nêu ra được các ngành nghề đánh bắt chủ yếu là trủ, nhủi, rớ, lờ Trung Quốc,… trong đó rớ chiếm 12,5% chiếm tỉ trọng thấp. Trong nghiên cứu này chỉ mới đề cập đến mức độ hủy diệt của trủ và nhủi mà chưa đề cập, chứng minh mức độ hủy diệt của các nghề khai thác khác. Trong kỷ yếu Hội Nghị Quốc tế “Biển Đông 2012” điều tra và phát hiện thêm 2 nghề khai thác thủy sản vùng ven bờ Đà Nẵng đó là nghề lưới rê chim (rê cá chim) và nghề lờ Trung Quốc (lờ dây), đây là 2 nghề chỉ mới phát hiện từ năm 2009 [20]. Tuyển tập nghiên cứu biển “ Biến động nguồn lợi khai thác thủy sản trong Đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định của Võ Sỹ Tuấn đưa ra: năm 2012-2013, có 14 loại nghề chính tham gia khai thác trong Đầm Thị Nại, đã giảm 2 nghề là rớ chồ và lưới mành so với năm 2008-2009. Trong đó có 5 nghề như nhủi, lưới lồng, đào, xúc bộ và lưới gạn được gia tăng về số lượng và số người khai thác, đặc biệt là nghề nhủi và nghề lưới lồng [21]. Đến năm 2015, 2016 đã có biến chuyển mới, người ta đã tiến hành nghiên cứu về hiện trạng khai thác của nghề lưới đăng ở tỉnh Hậu Giang và nghề lưới kéo ở tỉnh 9 Bạc Liêu, nghề lưới rê hỗn hợp ở tỉnh Trà Vinh [16] [17] [18]. Đây cũng là bước tiến mới trong việc đánh giá và quản lý tốt các loại ngư cụ khai thác thủy sản. Đến năm 2017 đã có những nghiên cứu về sản lượng, thành phần đánh bắt của một số loại ngư cụ ở vùng cửa sông Thu Bồn nhưng chưa cụ thể, chưa chỉ rõ tác động của các loại ngư cụ đến nguồn lợi thủy sản [6] [23]. Tóm lại, việc nghiên cứu các ngư cụ khai thác thủy sản còn rất ít. Trong khi đó mức độ khai thác thủy sản ngày càng tăng, các phương thức khai thác ngày càng đa dạng hơn. Nhưng tồn tại trình độ học vấn của người dân còn thấp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài và kích thước khai thác một số đối tượng cá chủ yếu của nghề lờ xếp ở xã Cẩm Thanh, Hội An có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý và sử dụng ngư cụ hợp lý nhằm duy trì nguồn lợi thủy sản ổn định. 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ KHAI THÁC VÙNG VEN BỜ 1.2.1. Việt Nam a. Thời kỳ trước năm 1945 Ngư loại ở nước ta bắt đầu phát triển từ nửa cuối thế kỷ XVIII cùng với sự xâm nhập của các nhà khoa học Phương Tây như: J. Henry (1865); H. E. Sauvage (1881-1884, 1887, 1878),... Từ đó đến nay khoa học Ngư loại nước nhà có những bước phát triển mạnh mẽ, có thể so sánh với một số nước đang phát triển trên thế giới. Điển hình có các nhà khoa học đầu ngành: phân loại cá biển có: Nguyễn Nhật Thi, Bùi Đình Chung, Lê Trọng Phấn, Nguyễn Khắc Hường...; phân loại cá nước ngọt có: Mai Đình Yên, Nguyễn Thái Tự, Nguyễn Hữu Dực, Võ Văn Phú, Nguyễn Văn Hảo [37],… Theo Bộ thủy sản (1996), công trình đầu tiên nghiên cứu về cá nước ngọt ở nước ta là của H.E. Sauvage (1881) trong tác phẩm “Nghiên cứu về khu hệ cá Á châu và mô tả một số loài mới ở Đông Dương”, tác giả đã thống kê 139 loài cá chung cho toàn Đông Dương, mô tả 2 loài mới ở miền Bắc nước ta và một số loài mới ở Campuchia [2]. Sau công trình nghiên cứu này thì việc nghiên cứu thành phần loài cá ở Việt Nam mới được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn. 10 Mở đầu cho nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng đó là tiến sĩ Gilbert Tirant với công trình nghiên cứu về cá ở khu vực sông Hương vào năm 1883 (Tirant,1929) [42]. Qua nghiên cứu ông đã mô tả được 70 loài cá nước lợ thu được từ khu hệ sông Hương và ông đã tìm ra được 8 loài mới trong số này. Và hai năm sau đó ông tiếp tục công bố một công trình nghiên cứu khác của mình. Lần này công trình nghiên cứu của ông tập trung ở phía Nam Việt Nam và Campuchia (Tirant,1929) [43]. Trong nghiên cứu của mình ông đã nghiên cứu và tìm ra được đặc điểm sinh học và nghề cá của 221 loài thuộc bộ cá Nhám, cá Đuối, cá Chép, cá Trích và một số loài khác. Những năm về sau có nhiều công bố về thành phần loài cá ở nhiều thủy vực khác nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều tác giả như H. E. Sauvage (1884) “Đóng góp cho khu hệ cá Bắc Bộ” ông đã thu thập và định loại được 10 loài cá ở Hà Nội, trong đó có 7 loài mới; E. Vaillant đã thu thập được 6 loài và mô tả 4 loài mới ở Lai Châu (1891), 5 loài ở sông Kỳ Cùng (1904); J. Pellegrin (1906, 1907, 1928, 1932) trong đó quan trọng hơn cả là kết quả phân tích mẫu thu thập ở Hà Nội của đoàn Thường trực khoa học Đông Dương gồm 29 loài, có 2 loài mới (1907) và 33 loài mới (1934); P. Chevey (1930, 1932 a, b, 1935,1936, 1937) với đề tài “Góp phần nghiên cứu các loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam” [39], một công trình nghiên cứu khá tổng hợp về cá nước ngọt, công trình này giới thiệu các loài cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam gồm 98 loài trong 17 họ, trong đó tác giả đã thông báo bắt được Cá Chình Nhật (Anguilla Japonica) ở sông Hồng. Đây là công trình nghiên cứu cá đầy đủ nhất về cá của thời kỳ này vì trước đó cũng có một số công trình tổng hợp nhưng chưa đầy đủ của P. Chabanaud (1924), A. Gruvel (1925), R. Bourret (1927) và P.Chevey (1929). Sau này còn có các công trình nghiên cứu của J. Pellegrin & P. Chevey (1934, 1936 a, b, 1938, 1941) đã sưu tập và phân tích cá ở Nghĩa Lộ, gồm 20 loài (1934), mô tả 5 loài ở Bắc Bộ và công bố danh mục gồm 20 loài cá ở Việt Nam (1936), mô tả loài Hemiculter crempfi (1938),... Có thể coi thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX (1945) là thời kỳ các nghiên cứu cá nước ngọt ở nước ta đều do người nước ngoài tiến hành. Các mẫu chuẩn phần lớn được lưu giữ tại Bảo tàng tự nhiên Paris. Thời kỳ này mới dừng lại 11 ở mức mô tả, thống kê thành phần loài, còn nghiên cứu về sinh học và nguồn lợi cá chưa thực hiện được. b. Thời kỳ từ 1945 - 1975 Từ năm 1945, phần lớn các cuộc khảo sát, các công trình nghiên cứu đều được các tác giả Việt Nam thực hiện, tuy nhiên cũng có một thời gian dài từ năm 1945 – 1954 bị gián đoạn vì chiến tranh. Giai đoạn 1955-1975: công tác điều tra cơ bản sinh vật ở nước nói chung và cá nói riêng ở miền Bắc Việt Nam do các cơ quan như Trạm nghiên cứu cá nước ngọt thuộc Tổng cục Thủy sản (nay là Bộ Thủy sản), Khoa Sinh vật Trường đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường đại học Thủy sản thực hiện. Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về khu hệ cá thời kỳ này ở miền Bắc có: Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1958) “Dẫn liệu sơ bộ ngư giới sông Bôi” gồm 44 loài; Đào Văn Tiến và Mai Văn Yên (1959) “Dẫn liệu sơ bộ ngư giới Ngòi Thia (nhánh của sông Hồng)” gồm 54 loài cá; Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên (1961) “Điều tra nguồn lợi sinh vật hồ Tây”; Mai Đình Yên (1962) “Sơ bộ điều tra thành phần nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá sông Hồng”; Nguyễn Văn Hảo (1964) “Dẫn liệu nguồn lợi cá hồ Ba Bể”; Hoàng Duy Hiệp và Nguyễn Văn Hảo (1964) “Kết quả điều tra nguồn lợi cá sông Thao”; Mai Đình Yên (1966) điều tra khu hệ cá sông Hồng với 92 loài và phân loài cá nước ngọt,... Trong thời kỳ này ở miền Nam Việt Nam cũng có một số công trình do cán bộ khoa học người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện như Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964), Fourmanoir (1964); Kawamoto, Nguyễn Viết Trương và Trần Thị Túy Hoa (1972) đã đưa ra danh sách cá nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long gồm 93 loài [41]. c. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay Các kết quả nghiên cứu tiêu biểu trong giai đoạn đầu sau năm 1975 gồm: Nguyễn Hữu Dực (1982), thành phần cá sông Hương, đã thống kê được 58 loài; Nguyễn Thái Tự (1983), khu hệ cá sông Lam có 157 loài; Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực (1991): thành phần loài cá sông Thu Bồn 85 loài, sông Trà Khúc 47 loài, sông Vệ 34 loài, sông Côn 43 loài, sông Ba 48 loài, sông Cái 25 12 loài; Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan (1992), thành phần loài các sông: Tiền, Hậu, Vàm Cỏ, Sài Gòn và sông Đồng Nai (255 loài). Võ Văn Phú (1995), t hành phần loài cá ở các đầm phá Thừa Thiên Huế (163 loài) [33]. Kết quả nghiên cứu của Bộ Thủy Sản (1996), có 544 loài cá thuộc 18 bộ, 57 họ, 228 giống. Trong đó, bộ cá chép (Cupriniformes) 276 loài, bộ cá nheo (Siluriformes) có 88 loài, bộ cá vược (Perciformes) 70 loài, bộ cá trích (Clupeiormes) có 22 loài, bộ cá bơn (Plueuronectiformes) có 22 loài, các bộ khác có ít loài nhưng có một số bộ có giá trị kinh tế cao: bộ cá chình (Anguilliformes), bộ cá quả (Ophiocephaliformes) và bộ cá mang (Synbranchiformes). Nếu phân theo vùng địa lý thì trong 544 loài có 11 loài phân bố rộng trên cả 2 miền Nam - Bắc. Các tỉnh thuộc Bắc Bộ có 226 loài, các tỉnh Nam Bộ có 306 loài, các tỉnh Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có 145 loài trong đó có 3 loài đặc hữu là cá mè Huế, cá chẽm và cá lăng Quảng Bình. Các tỉnh Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có 120 loài. Ở khu vực miền Bắc có nhiều công trình có giá trị nghiên cứu ở các khu hệ cá khác nhau. Theo kết quả của cuộc khảo sát tiến hành từ ngày 25 đến 28 tháng 6, năm 2006 của Nguyễn Hữu Dực về “Thành phần loài cá ở vùng cửa sông Hồng, Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, Thái Bình” cho thấy tổng số loài cá ở cửa sông Hồng (phần nằm trong bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) đã được ghi nhận có 186 loài, với 104 chi và 54 họ của 15 bộ khác nhau, bộ cá Vược (Perciformes) chiếm số lượng nhiều nhất. Trong số các loài, có nhiều loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 như Bostrichthys sinensis nasussis (Lacepede) - mức CR; Clupanodon thrissa (Linnaeus) - mức EN; Nematolosa nasus (Bloch); Elops saurus (Linnaeus) và Konosirus punctatus (Temminck & Schlegel) mức VU. Khoảng 43,1% loài (81 loài) có giá trị kinh tế cao như họ Clupeidae, Cynoglossidae, Gobiidae, Sparidae và Geridae [10]. Từ năm 2007 - 2011, nhóm nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Xuân Huấn và cộng sự (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cùng thực hiện đề tài “Thành 13 phần loài cá vùng cửa sông Văn Úc thành phố Hải Phòng” và kết quả nghiên cứu cho thấy có tổng cộng 104 loài cá đại diện cho 40 họ và 13 bộ đã được xác định, cho thấy mức độ đa dạng về đơn vị phân loài cấp bộ và họ, trong đó bộ cá Vược chiếm ưu thế tuyệt đối với 60 loài (57,7% và 52,5% trong tổng số loài và họ tương ứng), sau đó đến bộ cá Trích (13 loài, chiếm 18.84%) và bộ cá Bơn (8 loài, chiếm 7,7%). Trung bình, mỗi một bộ có 3,1 họ và 8 loài; mỗi họ có 2,6 loài; và 5 bộ (38,5%) chỉ có một loài. Đã xác định được 41 loài cá (39,4%) có giá trị kinh tế, vùng cửa sông Văn Úc giữ vai trò quan trọng trong các cộng đồng địa phương. Đồng thời nghiên cứu cũng xác định được 4 loài cá nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007; trong đó có các loài cá di cư sinh sản từ biển vào sông có giá trị kinh tế rất cao trong quá khứ như cá Mòi cờ hoa, Mòi cờ chấm đang ở trong tình trạng cạn kiệt không thể cho khai thác được nữa, riêng cá Cháy đang lâm vào tình trạng bị tiêu diệt [14]. Ở khu vực miền Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài cá vùng cửa sông và gần đây nhất là công trình nghiên cứu vào năm 2012 của Tống Xuân Tâm và cộng sự thực hiện nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận được 178 loài cá, thuộc 111 giống, 56 họ, 19 bộ. Trong đó có 13 loài cá nuôi làm thực phẩm; 16 loài cá nuôi làm cảnh; 3 loài có giá trị làm thuốc; 9 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Bổ sung cho công trình nghiên cứu trước đây 45 loài, 39 giống, 18 họ, 5 bộ. Riêng ở khu vực miền Trung với hệ thống sông ngoài chằng chịt, vấn đề nghiên cứu khu hệ cá và nguồn lợi thuỷ sinh vật đã được các tác giả quan tâm thực hiện từ sau năm 1975 và chủ yếu các công trình nghiên cứu tập trung ở các đầm phá ven biển. Từ năm 1976-1977, tại Phá Tam Giang có công trình nghiên cứu nổi bật như Vũ Trung Tạng, Đặng Thị Sy về “Nguồn lợi thuỷ sản các đầm phá phía nam Sông Hương và những vấn đề khai thác hợp lý nguồn lợi đó”. Hoàng Đức Đạt, Võ Văn Phú, Lê Văn Miên (1977) tiếp tục công bố kết quả nghiên cứu về khu hệ cá ở Phá Tam Giang. Công trình của Võ Văn Phú (1995) đã bổ sung thêm vào kết quả nghiên cứu khu hệ cá ở Phá Tam Giang gồm 163 loài. Cũng nghiên cứu tại khu vực này
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan