Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận đội ngũ tiến sĩ dưới triều nguyễn (1802 1883)...

Tài liệu Khóa luận đội ngũ tiến sĩ dưới triều nguyễn (1802 1883)

.PDF
93
134
122

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thu thập, nghiên cứu tư liệu, tôi đã hoàn thành xong khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)”. Ngoài sự nỗ lực của bản thân thì tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều phía. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn, TS. Lê Thị Thu Hiền, người đã gợi mở đề tài và luôn theo sát chỉ dẫn, giúp đỡ tôi đi đúng hướng trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Tiếp theo, chúng tôi xin được cảm ơn các thầy cô trong khoa Lịch sử Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong việc tìm và mượn tài liệu liên quan đến đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc gia đình, bạn bè, người thân đã luôn bên cạnh, quan tâm, động viên và đưa ra những lời khuyên bổ ích, nhờ vậy mà khóa luận tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn. Đà Nẵng, ngày 26 tháng 4 năm 2018 Sinh viên thực hiện Cao Văn Thế MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 4 3.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 5 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................. 5 5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu ....................................................................................... 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................... 6 7. Bố cục của đề tài ........................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRIỀU NGUYỄN VÀ ĐỘI NGŨ TIẾN SĨ TRƯỚC TRIỀU NGUYỄN .......................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan về triều Nguyễn ................................................................................... 7 1.1.1. Chính trị ............................................................................................................ 7 1.1.1.1. Tổ chức bộ máy nhà nước ............................................................................... 7 1.1.1.2. Pháp luật ......................................................................................................... 8 1.1.1.3. Quân đội .......................................................................................................... 9 1.1.1.4. Ngoại giao ..................................................................................................... 10 1.1.2. Kinh tế - xã hội ................................................................................................ 12 1.1.2.1. Về kinh tế ....................................................................................................... 12 1.1.2.2. Về xã hội ........................................................................................................ 14 1.1.3. Văn hóa - giáo dục .......................................................................................... 16 1.1.3.1. Giáo dục và khoa cử ..................................................................................... 16 1.1.3.2. Văn hóa ......................................................................................................... 17 1.2. Đội ngũ tiến sĩ trước triều Nguyễn ..................................................................... 18 1.2.1. Thời Lý - Trần (1010 - 1400) .......................................................................... 18 1.2.2. Thời Hồ (1400 - 1407) ..................................................................................... 21 1.2.3. Thời Lê sơ (1428 - 1527) ................................................................................. 22 1.2.4. Thời Mạc......................................................................................................... 24 1.2.5. Thời Lê trung hưng ......................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: ĐỘI NGŨ TIẾN SĨ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ................... 28 ĐỘI NGŨ TIẾN SĨ THỜI NGUYỄN ........................................................................ 28 2.1. Khái lược về đội ngũ tiến sĩ thời Nguyễn ........................................................... 28 2.1.1. Số lượng và chức danh ................................................................................... 28 2.1.2. Quê quán ......................................................................................................... 31 2.1.3. Độ tuổi ............................................................................................................. 33 2.1.4. Sự nghiệp quan trường ................................................................................... 34 2.2. Chính sách phát triển đội ngũ tiến sĩ thời Nguyễn ............................................ 36 2.2.1. Củng cố, mở rộng hệ thống trường học ......................................................... 36 2.2.2.. Duy trì và bổ sung các ân điển ...................................................................... 46 CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓP CỦA ĐỘI NGŨ TIẾN SĨ DƯỚI THỜI NGUYỄN .... 54 3.1. Về chính trị............................................................................................................ 54 3.1.1. Những kiến nghị, đề xuất ............................................................................... 54 3.1.2. Trị loạn ............................................................................................................ 60 3.1.3. Tham gia lãnh đạo phong trào yêu nước kháng Pháp nửa sau thế kỉ XIX . 63 3.2. Về kinh tế - xã hội ................................................................................................. 65 3.2.1. Những kiến nghị, đề xuất ............................................................................... 65 3.2.2. Hành động thực tiễn của quan - tiến sĩ ......................................................... 68 3.3. Văn hóa - giáo dục ................................................................................................ 70 3.3.1. Những kiến nghị, đề xuất về giáo dục ........................................................... 70 3.3.2. Dạy học ............................................................................................................ 71 3.3.3. Sáng tác thơ văn, công trình chuyên khảo .................................................... 75 3.3.4. Một số đóng góp khác ..................................................................................... 76 3.4. Ngoại giao ............................................................................................................. 77 3.5. Hạn chế của đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn.................................................. 78 3.6. Nhận xét, đánh giá ................................................................................................ 80 3.6. Bài học kinh nghiệm ............................................................................................. 81 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 86 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các khoa thi và số người đỗ tiến sĩ thời Lý - Trần (1075 - 1400) ......... 20 Bảng 2.1: Các khoa thi và tiến sĩ đỗ dưới triều Nguyễn (1802 - 1883) .................. 30 Bảng 2.2: Quê quán của những người đỗ tiến sĩ dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)..32 Bảng 2.3: Độ tuổi của những người thi đỗ tiến sĩ dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)..33 Bảng 2.4: Thống kê phẩm hàm và chức quan cao nhất của những người đỗ tiến sĩ dưới thời Nguyễn ........................................................................................................ 35 Bảng 2.5. Thống kê một số phủ, huyện nhà Nguyễn thành lập trường học .......... 41 Bảng 2.6. Các ngôi trường tư dưới triều Nguyễn (1802 - 1883) ............................. 45 Bảng 3.1: Các cuộc dẹp loạn ở thế kỷ XIX dưới sự lãnh đạo, tham gia của đội ngũ tiến sĩ dưới thời Nguyễn ............................................................................................. 60 Bảng 3.2: Đội ngũ tiến sĩ triều Nguyễn tham gia vào công việc tổ chức, coi thi và chấm thi các khoa thi tiến sĩ văn và võ ................................................................ 72 Bảng 3.3: Các quan - tiến sĩ tham gia vào việc đi sứ thời Nguyễn (1802 - 1883) .. 77 Bảng 3.4: Thống kê các vị “quan - tiến sĩ” không hoàn nhiệm vụ ........................ 78 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ở mọi thời đại, giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu, chấn hưng giáo dục là chìa khóa mở cửa vào tương lai dân tộc. Văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp chung của đất nước. Chuyển động của mỗi triều đại phụ thuộc lớn vào trí tuệ và bản lĩnh của tầng lớp trí thức. Để hướng tới một nền kinh tế phát triển, một xã hội dân chủ, văn minh và tích lũy được những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống thì việc đào tạo, sử dụng nhân tài cho đất nước được coi là nhân tố tích cực nhất. Trong hơn một thế kỉ tồn tại, giống như các triều đại phong kiến trước đó, triều Nguyễn cũng đã xây dựng và củng cố quyền lực thống trị của mình dựa trên nền tảng tư tưởng Nho giáo. Các khoa thi Nho học được tổ chức thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết về phát triển chính trị, văn hóa - xã hội được đặt ra sau khi vương triều được thành lập. Đồng thời, dựa trên cơ sở nhận thức sâu sắc vai trò giáo dục khoa cử và trọng dụng nhân tài các vua Nguyễn đã nối tiếp nhau kế thừa những giá trị văn hóa và bài học kinh nghiệm của triều đại trước, với việc nhận thức “Hiền tài là nguyên khí của đất nước. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà vươn cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp. Bởi vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc gây dựng người tài, kén chọn kẻ sĩ, bồi đắp nguyên khí là việc làm đầu tiên”[24, tr.84]. Nhận thấy được tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước nên từ sớm các bậc minh quân luôn coi trọng và có những chính sách để đào tạo và phát triển nhân tài phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Dưới thời triều Nguyễn con đường khoa cử rất được đề cao trong việc tuyển chọn quan lại vào bộ máy quản lí hành chính nhà nước. Các vua Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức đều rất quan tâm đến đào tạo, tuyển chọn nhân tài, đặc biệt là đào tạo tiến sĩ. Nhà nước đã tổ chức đều đặn các kì thi, trong đó, thi Hội để lấy tiến sĩ, thi Đình để công nhận học vị và xếp loại tiến sĩ. Sau khi đỗ đạt, các tân tiến sĩ luôn nhận được quan tâm, với các đặc ân đãi ngộ rất trọng hậu của triều đình và làng xã. Những chính sách ấy không chỉ tác dụng khuyến khích, động viên những người đỗ tiến sĩ mà còn thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục. Cũng từ chính sách ấy mà truyền thống khoa cử được tạo dựng từ các triều đại trước vẫn được tiếp nối, hình thành nên những làng học, họ học, những gia đình khoa bảng. Tất cả những 1 đặc ân của nhà nước đối với các tiến sĩ đã góp phần tạo ra nguồn lực trí thức đông đảo phục vụ cho quốc gia, khuyến khích kẻ sĩ trong dân gian vào chốn quan trường. Chính vì có những chính sách đào tạo, kén chọn và đối đãi người tài rất trọng hậu mà triều Nguyễn đã tuyển dụng được nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Đội ngũ tiến sĩ - sản phẩm giáo dục, khoa cử thời Nguyễn như: Phan Thanh Giản, Nguyễn Thượng Hiền, Tống Duy Tân,… trở thành những trụ cột, góp phần đưa quốc gia phong kiến phát triển hưng thịnh trên nhiều mặt. Việc tuyển chọn và đóng góp của đội ngũ tiến sĩ thời triều Nguyễn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của dân tộc thế kỉ XIX, đồng thời để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho đến ngày nay. Trong Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa XII, Số 05 - NQ,TW đã nhấn mạnh “Chú trọng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo theo đúng tinh thần nghị quyết Trung ương 8 khóa XI để nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng”. Điều này cho thấy, nghiên cứu đội ngũ tiến sĩ không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Thông qua bài học kinh nghiệm từ lịch sử, thời đại hiện nay Đảng và Nhà nước cần có những chính sách tuyển dụng, đãi ngộ hợp lí cho đội ngũ trí thức, đồng thời có thể phát huy tài năng, năng lực để phục vụ công cuộc kiến thiết nước nhà. Do đó, nghiên cứu đề tài đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn (1802 - 1883) nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển và sử dụng nguồn lực con người một cách hợp lí và có hiệu quả, phục vụ cho việc xây dựng đất nước hiện nay mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)” làm đề tài khóa luận. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Những năm gần đây, triều Nguyễn luôn là đề tài hấp dẫn thu hút sự tham gia nghiên cứu của tất cả các giới, các ngành trong và ngoài nước. Nhiều cuộc hội thảo khoa học về triều Nguyễn đã được tổ chức trong cả nước. Liên quan đến đề tài “Đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)”, đã có một số công trình nghiên cứu. Có thể chia các công trình đó thành các nhóm vấn đề sau: 2 - Nhóm các tác phẩm viết về triều Nguyễn như: “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, hay cuốn “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam hội điển sử lệ” của Quốc sử quán triều Nguyễn, “Lịch sử Việt Nam đại cương” của Trương Hữu Quýnh, Những tác phẩm này ghi chép theo kiểu biên niên và đề cập các sự kiện liên quan đến tình hình đất nước, kinh tế, xã hội, văn hóa - giáo dục thời Nguyễn. - Nhóm tác phẩm viết về giáo dục, khoa cử Việt Nam qua các giai đoạn như: “Quốc triều đăng khoa lục”, “Quốc triều hương khoa lục” đã ghi chép cách thức tổ chức thi, quy định, nội dung rõ ràng qua từng đời vua và ghi tên của những đậu đỗ tiến sĩ dưới thời Nguyễn; Khoa cử và giáo dục Việt Nam của Nguyễn Quang Thắng; Lược khảo về giáo dục khoa cử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1918 của Trần Văn Giáp; Tìm hiều nền giáo dục Việt Nam trước CMT8 năm 1945 do Nguyễn Tiến Cường (chủ biên)… Điểm chung của hầu hết của các cuốn sách này đều khái lược về chế độ thi cử thời phong kiến trải qua các triều đại, trong đó có thời Nguyễn. Tuy nhiên vẫn chưa trình bày và phân tích rõ ràng về đội ngũ tiến sĩ dưới thời Nguyễn và đóng góp của đội ngũ tiến sĩ tới với đất nước. Đặc biệt, năm 2011, Nguyễn Ngọc Quỳnh trong cuốn Hệ thống giáo dục và khoa cử Nho học triều Nguyễn đã đi sâu vào và phân tích những khía cạnh xung quanh vấn đề giáo dục khoa cử triều Nguyễn, từ việc phác họa bối cảnh chính trị - xã hội đất nước thời kỳ này tác giả đi sâu về nội dung phương pháp giáo dục, cách thức tiến hành khoa cử, chọn lựa và sử dụng nhân tài của triều đình nhà Nguyễn. Đây có thể xem tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, có một số tác giả đã đi sâu vào khảo cứu một cách có hệ thống về các nhà khoa bảng Việt Nam (tóm tắt về tiểu sử, khoa thi, sự nghiệp quan trường), trong đó có thời Nguyễn như: Các nhà khoa bảng Việt Nam do Ngô Đức Thọ chủ biên, Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam của Trần Hồng Đức, Trạng nguyên, tiến sĩ, Hương cống Việt Nam do Bùi Hạnh Cẩn, Minh Nghĩa, Việt Anh, Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn của Phạm Đức Thành Dũng biên soạn… Ngoài ra, cũng có các bài viết trên một số tạp chí có đề cập về vấn đề này như “Khuyến học xưa và nay” của tác giả Nguyễn Thúc Chuyên (1994) đăng trên tạp chí 3 Huế xưa và nay số (54), “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử” của Hội khoa học Lịch sử Việt Nam (2008) đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, “Phương thức tuyển dụng quan lại cho bộ máy chính quyền nhà nước ở thế kỉ XVII – XVIII” của tác giả Trần Thị Vinh (2006) đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (số 1)… Dừ vậy, ở góc độc nào đó, những nghiên cứu này vẫn chưa nêu được những nội dung chủ yếu mà đề tài hướng đến. Tóm lại, mặc dù có nhiều đề tài cũng như các công trình nghiên cứu về triều Nguyễn nhưng tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và tổng thể về đội ngũ tiến sĩ ở giai đoạn này. Hầu hết các tác phẩm, công trình nghiên cứu trước đó mới chỉ đề cập hay phân tích một khía cạnh nhất định có liên quan đến đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn. Dù vậy, những công trình nói trên vẫn là nguồn tư liệu để chúng tôi tham khảo để hoàn thành đề tài của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm hiểu các đặc điểm của đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn. Thông qua đó thấy được đóng góp thiết thực của họ đối với đất nước và đồng thời, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển đội ngũ trí thức trong hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, chúng tôi sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử Việt Nam dưới thời triều Nguyễn trên các lĩnh vực của chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục. - Phân tích đặc điểm của đội ngũ tiến sĩ và chính sách phát triển đội ngũ tiến sĩ dưới thời triều Nguyễn - Đóng góp của đội ngũ tiến sĩ đối với đất nước. - Nhận xét, đánh giá về đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn để rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển đội ngũ tri thức trong bối cảnh hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4 Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn (1802 -1883) ở các khía cạnh như: hoàn cảnh xuất thân, độ tuổi, sự nghiệp quan trường… và những đóng góp của họ đối với thời triều Nguyễn nói riêng và cả đất nước Việt Nam nói chung. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đội ngũ tiến sĩ dưới thời Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1883. Về không gian: Với đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đội ngũ tiến sĩ trong phạm vi cả nước dưới thời triều Nguyễn. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã khai thác tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể phân chia thành các nhóm tư liệu sau: - Các công trình cổ sử viết về thời Nguyễn có liên quan đến đội ngũ tiến sĩ như: Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí tục biên, Khâm định Viêt sử thông giám cương mục, Đại Nam Hội điển sử lệ, Quốc triều hương khoa lục, Quốc triều khoa bảng lục, Lịch triều hiến chương loại chí… - Các công trình tham khảo liên quan đến triều Nguyễn và đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn. - Các công trình NCKH, các khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án có liên quan đến vấn đề đội ngũ trí thức dưới triều Nguyễn. - Các bài viết trong các tạp chí và những bài viết trên mạng Internet. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận: Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nghiên cứu dựa trên phương pháp sử học Mácxit như phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá vấn đề. Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Với đề tài này chúng tôi kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Lịch sử là phương pháp lịch sử cụ thể và phương pháp logic để xem xét các sự vật hiện tượng kết hợp với các phương pháp khác như 5 thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu. Vận dụng các phương pháp đó, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thực hiện qua các bước: + Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm, tập hợp tư liệu cần thiết phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. Chúng tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu đang được lưu trữ tại các thư viên như: Thư viện Đại học Sư phạm Đà Nẵng, thư viên khoa học tổng hợp Đà Nẵng, phòng học liệu khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng… Ngoài ra, chúng tôi còn tự tìm kiếm tài liệu qua bạn bè, thầy cô, giáo viên hướng dẫn,… + Thứ hai: Sau khi đã thu thập đủ tư liệu, tôi tiến hành phân tích, thống kê các tư liệu để tìm ra được tính toàn vẹn, phát hiện được các mối liên hệ giữa các vấn đề liên quan, từ đó rút ra kết luận cần thiết liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài đưa đến một cái nhìn hệ thống về đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn, những đóng góp của họ cho đất nước. Qua đó, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát nhất về đội ngũ tiến sĩ Việt Nam thời phong kiến nói chung và thời triều Nguyễn nói riêng. Đồng thời, đề tài này thành công sẽ cung cấp và bổ sung vào nguồn tư liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập của học sinh, sinh viên và những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm có ba chương: Chương 1: Tổng quan về triều Nguyễn và đội ngũ tiến sĩ trước triều Nguyễn Chương 2: Đội ngũ tiến sĩ và chính sách phát triển đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn Chương 3: Đóng góp của đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRIỀU NGUYỄN VÀ ĐỘI NGŨ TIẾN SĨ TRƯỚC TRIỀU NGUYỄN 1.1. Tổng quan về triều Nguyễn 1.1.1. Chính trị 1.1.1.1. Tổ chức bộ máy nhà nước  Ở Trung ương Sau khi thành lập, vương triều Nguyễn đã thường hưởng được thành quả to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, làm chủ một lãnh thổ dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Để xây dựng một vương triều vững mạnh, vua Gia Long phải giải quyết hài hòa nhưng thống nhất về chế độ chính trị khác nhau của ba miền trong buổi đầu dựng nghiệp. Do vậy, hệ thống chính quyền trung ương dưới thời Gia Long vẫn theo mô hình nhà nước thời Lê sơ. Đến đời vua Minh Mệnh (1802 - 1840), việc cải tổ, kiện toàn và hoàn thiện bộ máy nhà nước mới được thực hiện một cách quy củ và triều đình Nguyễn thật sự trở thành một nhà nước quân chủ chuyên chế phát triển đến đỉnh cao. Dưới thời Gia Long, nhà Nguyễn vẫn duy trì hệ thống các cơ quan trung ương: đứng đầu là vua - người nắm quyền hành cao nhất. Bên dưới là 6 bộ (Lại, Bộ, Lễ, Binh, Hình, Công) chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của nhà nước. Ban đầu khi mới thành lập, vua Gia Long chia đất nước thành 4 dinh, 7 trấn từ Thanh Hoa đến Bình Thuận, còn phía Bắc từ Sơn Nam Hạ trở ra và phía Nam từ trấn Biên Hòa trở vào chỉ quản lí gián tiếp thông qua viên Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành. Đây là một “biện pháp khôn khéo, linh hoạt của Gia Long trong buổi đầu nhằm thực hiện quản lý đất nước, đồng thời đảm bảo sự tồn tại an toàn của vương triều” [26, tr.14]. Tuy nhiên, trong buổi đầu dựng cơ nghiệp thì hệ thống bộ máy chính quyền Trung ương còn đơn giản, chưa chặt chẽ về mặt thiết chế, đặc biệt là sự phân quyền trong việc quản lý một đất nước rộng lớn từ trước đến giờ. Kế tiếp đời vua Gia Long là triều vua Minh Mệnh (1820 - 1840). Để tăng cường quyền lực tập trung, vua Minh Mạng rất có ý thức trong việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền chặt chẽ, quy củ. Công cuộc cải tổ được tiến hành dần dần nhưng quyết liệt bắt đầu từ bộ máy hành chính của cơ quan trung ương sau đó đến các thể chế hành chính ở các địa phương. Vua Minh Mạng thành lập 7 một số cơ quan, tổ chức mới như Nội các, Cơ mật viện, bổ sung thêm chức Tham tri và Chủ sự ở các bộ, thay đổi Ngự sử đài (thời Lê) thành Đô sát viện, thay các chức Câu kê, Cai hợp bằng Thư lại, bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành, thiết lập đơn vị hành chính tỉnh với các chức Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát… Thời kì này bộ máy nhà nước đã mang tính tập trung, chuyên chế hơn với việc bãi bỏ các khu vực như Bắc thành và Gia Định thành, cả nước được chia thành 1 phủ và 30 tỉnh. Kế nhiệm vua Minh Mạng là vua Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1847 - 1883) vẫn duy trì thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế, với bộ máy hành chính kiện toàn, chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Đồng thời cả hai vị vua trên đều ban hành những chính sách tích cực về kinh tế, xã hội, giáo dục, góp phần ổn định đất nước, luôn quan tâm đến đời sống nhân dân. 1.1.1.2. Pháp luật Pháp luật là phương tiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, là cơ sở để con người hoàn thiện ý thức, hành vi đạo đức của mình, nhằm xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, hùng mạnh. Bên cạnh việc kiện toàn bộ máy chính quyền nhà nước, vua Gia Long đã nghĩ ngay đến việc chỉnh đốn về phát luật. Bộ luật Gia Long chính thức được khởi soạn vào năm Tân Mùi (1811) do Nguyễn Văn Thành làm Tổng tài soạn, năm 1812 thì hoàn thành. Đến năm 1815, nhà vua cho ban hành và áp dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước. Có thể đánh giá đây là là bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất trong hệ thống luật cổ của nước ta và là bộ luật đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam có sự thống nhất từ Bắc vào Nam. Bộ luật với 22 quyển, chia thành 7 chương, gồm 398 điều và 30 điều tỷ dẫn, được xây dựng chủ yếu dựa trên bộ “Đại Thanh luật lệ” của nhà Thanh (Trung Quốc) và Luật Hồng Đức (thời Lê), với 397 điều giống luật của nhà Thanh, chỉ có một điều được lấy từ Luật Hồng Đức. Tuy nhiên, bộ luật đã được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm tình hình, kinh tế, văn hóa, chính trị của nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Phần lớn các điều được ban hành trong Luật Gia Long, đều gắn với nhiệm vụ và sự cai quản của 6 bộ (Lại, Công, Lễ, Hộ, Binh, Hình). Lại luật là những quy định về tổ chức nhà nước và hệ thống quan lại; Công luật quy định về xây dựng, bảo vệ đê điều, lăng tẩm; Lễ luật quy định về ngoại giao và nghi lễ cung đình; Hộ luật quy định về quản lý dân cư và đất đai; Binh luật quy định về tổ chức quân đội và quốc phòng; Hình luật quy định về các tội danh và hình phạt. Trong 398 điều của Luật Gia Long, có 166 điều về hình luật, 66 điều về hộ luật, 8 10 điều về công luật. Một số điều trong Hộ luật đã được cụ thể thành chính sách kinh tế của nhà Nguyễn. Từ việc phân chia các điều luật, có thể thấy rằng nhà Nguyễn rất quan tâm tới pháp luật trong quá trình trị nước, đặc biệt là yếu tố hình luật được đề cao, thể hiện sự hà khắc của Luật Gia Long, với mục đích bảo vệ quyền lợi và địa vị của vương triều. So với Luật Hồng Đức, thì Luật Gia Long của triều Nguyễn hà khắc hơn, nhưng nội dung và cách áp dụng rõ ràng hơn. Điều này thể hiện qua việc ban hành các nguyên tắc: Nguyên tắc luật định; nguyên tắc so sánh luật; nguyên tắc xét xử theo luật mới; nguyên tắc chiếu cố; nguyên tắc người thân thuộc được che giấu tội cho nhau; nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự; nguyên tắc luận tội theo tang vật; nguyên tắc chuộc tội bằng tiền. Luật còn nghiêm cấm sử dụng các bản án chưa được biên soạn vào Bộ luật để làm chuẩn cho việc xét xử. Trong luật cũng quy định, nếu quan lại cố tình bao che hoặc bẻ cong sự thật, thì bị ghép vào tội vô ý hay cố ý thêm bớt tội cho người và phải thẩm xét cho rõ ràng và cải chính ngay. Sự ra đời của Luật Gia Long và cách thức trị nước gắn liền với pháp trị của triều Nguyễn có giá trị vô cùng to lớn trong dòng chảy lịch sử của pháp luật Việt Nam. Mặc dù không phải bộ luật duy nhất dưới thời phong kiến ở nước ta, nhưng có thể được coi là bộ luật lớn nhất, hoàn chỉnh và đầy đủ dưới chế độ phong kiến. Bên cạnh những điều luật hà khắc, áp chế đối với nhân dân, còn có rất nhiều những điều luật có giá trị, mang tính nhân văn trong việc thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội. 1.1.1.3. Quân đội Cũng như các triều đại phong kiến trước đó, việc xây dựng quân đội luôn là mối quan tâm hàng đầu và ưu tiên lớn của triều Nguyễn. Triều Nguyễn chủ trương xây dựng quân đội thường trực mạnh với khoảng 20 vạn quân, chia làm 4 binh chủng: bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh. Cơ cấu tổ chức và hệ thống chỉ huy khá hoàn chỉnh. Quân đội nhà Nguyễn chia làm hai bộ phận chính quy, một bộ phận đóng ở kinh đô gọi là Vệ binh, có nhiệm vụ chính là bảo vệ Kinh thành Phú Xuân (Huế). Hệ thống tổ chức và biên chế cơ bản gồm có: - Doanh biên chế 5 vệ. - Vệ biên chế 10 đội, đứng đầu vệ là Vệ úy. - Đội biên chế 5 thập, đứng đầu đội là Suất đội. 9 - Thập biên chế 10 ngũ, do Chánh đội trưởng chỉ huy. - Ngũ gồm 5 người, do Ngũ trưởng chỉ huy. Quân đội nhà Nguyễn càng ngày càng lạc hậu do các vị vua sau này không quan tâm mấy đến việc võ bị. Dưới thời Tự Đức, công tác quốc phòng của nhà Nguyễn có sự tương phản rõ rệt với các triều trước. Một trong các lý do khiến tình hình quân đội suy sút là vấn đề tài chính. Thời kỳ Gia Long hay Minh Mạng, lấy phương Tây làm kiểu mẫu cho việc tổ chức quân đội, hướng đến việc quân cần tinh nhuệ. Còn sang thời Tự Đức, vũ khí và trang thiết bị làm mới gần như không có. Về thuỷ binh, không tàu hơi nước nào được đóng mới, thuỷ quân thậm chí không đủ khả năng bảo vệ bờ biển chống hải tặc. Việc giảng dạy binh pháp không chú trọng tới sách vở phương Tây nữa mà quay trở lại với “Binh thư yếu” của Trần Hưng Đạo. Đời sống quân lính không được quan tâm thoả đáng, lương thực lại bị ăn bớt. Do đó tinh thần chiến đấu của quân sĩ không cao. Nhà sử học Trần Trọng Kim đã nhận xét về việc võ bị thời Tự Đức: “Tuy bấy giờ nước ta có lính võ sinh, có quan võ tiến sĩ, nhưng mà thời đại khác đi rồi, người ta đánh nhau bằng súng nạp hậu, bằng đạn trái phá chứ không bằng gươm bằng giáo như trước nữa. Mà quân lính của mình mỗi đội có 50 người thì chỉ có năm người cầm súng điểu thương cũ, phải châm ngòi mới bắn được, mà lại không luyện tập, cả năm chỉ có một lần tập bắn. Mỗi người lính chỉ được bắn có 6 phát đạn mà thôi, hễ ai bắn quá số ấy thì phạt. Quân lính như thế, binh khí như thế, mà quan thì lại cho lính về phòng, mỗi đội chỉ để độ chừng 20 tên tại ngũ mà thôi. Vậy nên đến khi có sự, không lấy gì mà chống giữ được ” [14, tr234]. Bên cạnh đó, quan điểm khoa học quân sự của vua quan nhà Nguyễn không hề vượt quá khuôn khổ của khoa học quân sự phong kiến. Việc không bắt kịp với thành tựu mới của khoa học phương Tây thời Tự Đức khiến quân sự Việt Nam bị lạc hậu nhiều so với phương Tây. Do đó, khi bị người Pháp đánh năm 1858, khoảng cách về trang thiết bị giữa quân đội nhà Nguyễn và quân Pháp đã khá xa. 1.1.1.4. Ngoại giao Dựa vào các tài liệu ghi chép được, chúng ta khẳng định trong tất cả quan hệ với các nước, triều Nguyễn đã đặt quan hệ ngoại giao với nhà Thanh (Trung Quốc) lên ưu tiên hàng đầu. Ngay từ khi mới thiết lập, nhà Nguyễn đã cho sứ thần sang Trung Quốc 10 xin quốc hiệu và cầu phong. Năm sau, nhà Thanh sai sứ sang phong vương cho Nguyễn Ánh (Gia Long). Từ đó, nhà Nguyễn phải định kỳ cống nạp. Tuy nhiên trong quan hệ với nhà Thanh không phải cái gì triều Nguyễn cũng phải phục tùng, phụ thuộc theo. Thông thường từ Gia Long đến Minh Mạng, Thiệu Trị, sứ nhà Thanh chỉ đến Thăng Long (Hà Nội) làm lễ tuyên phong cho các vua triều Nguyễn. Nhưng đến năm Tự Đức thứ nhất, Thự Hiệp biện học sĩ Sơn - Hưng - Yên Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai đã làm tờ điệp đề nghị từ nay về sau sứ nhà Thanh, mỗi khi có điển lễ lớn về bang giao nên đến thẳng kinh Phú Xuân để làm lễ. Triều Nguyễn cũng rất quan tâm đến mối quan hệ với các nước Đông Nam Á. Đặc biệt, dưới thời trị vì của vua Minh Mạng được xem là đỉnh cao của quan hệ này. Nếu như quan hệ giữa triều Nguyễn với nhà Thanh là quan hệ có tính chất thuần phục, thì quan hệ giữa triều Nguyễn với các nước Đông Nam Á có tính chất đa dạng, phức tạp hơn. Triều Nguyễn mới có chính sách ngoại giao một cách tương đối rõ ràng đối với Xiêm La và một số nước phiên thuộc lân cận trên bán đảo Đông Dương như Ai Lao, Vạn Tượng. Còn các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, nhất là khu vực Đông Nam Á hải đảo, triều Nguyễn mới chỉ dừng lại ở quan hệ ngoại giao. Đối với các nước phương Tây, ngay từ đầu triều Nguyễn rất đề phòng và cảnh giác. Trong giai đoạn đầu, do sự giúp đỡ của thực dân Pháp mà triều Nguyễn được thành lập nên Gia Long thi hành chính sách vô cùng cởi mở với Pháp và đạo Thiên Chúa, nhưng đến thời Minh Mạng, triều Nguyễn khước từ dần mối quan hệ với các nước phương Tây, bắt đầu thi hành chính sách đàn áp Thiên Chúa giáo và “đóng cửa” ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất Việt Nam. Nhìn chung, triều Nguyễn có một chính sách ngoại giao rõ ràng, vừa mềm dẻo và có thể nói là phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách đó lấy quan hệ với nhà Thanh làm trung tâm, chú ý đến các nước có quan hệ “đồng văn”, “đồng chủng” với Việt Nam, giữ gìn mối quan hệ với các nước Đông Nam Á một cách ổn định, cố gắng phát huy vai trò trung tâm trong khối các nước trên bán đảo Đông Dương. 11 Ở địa phương Ngay từ đầu khi nhà Nguyễn mới ra đời, vua Gia Long sau này là các vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đều tiếp thu, thừa hưởng kinh nghiệm tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thời Lê sơ và có phần sáng tạo thêm. Để thống nhất các đơn vị hành chính, vào năm Tân Mão 1831, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính địa phương, xóa bỏ các tổng trấn, đổi các dinh, trấn thành tỉnh. Cùng với việc xếp đặt lại các đơn vị hành chính trong cả nước, hệ thống quan chức ở các địa phương cũng dần được hoàn chỉnh. Đối với các tỉnh lớn như Thanh Hóa, vua Minh Mệnh cho đặt chức Tổng đốc, phần lớn cử những người trong tôn thất đảm nhiệm, còn ngoài ra 2 đến 3 tỉnh (như Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) đặt một viên Tổng đốc và một viên Tuần phủ. Giúp việc cho Tổng đốc, Tuần Phủ có hai Bố chính, Án sát, về quân sự. Dưới tỉnh là phủ huyện, châu, tổng, xã. Phủ và tổng là cấp chính quyền trung gian, còn cấp chính quyền cơ sở là xã được tổ chức chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước đến tận các xã thôn. Từ sau năm 1835, đối với các vùng dân tộc thiểu số ở phía Bắc, vua Minh Mệnh đặt ra lệnh bãi bỏ chế độ Thổ quan thế tập, chính thức bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp ở các châu, huyện. Đồng thời, Minh Mệnh cũng cho đổi tên gọi toàn bộ các động, sách thành xã để thống nhất đơn vị hành chính cơ sở trong nước. Với cuộc cải cách hành chính năm 1831 - 1832, Minh Mệnh đã kiện toàn khá hoàn chỉnh cơ cấu hành chính và bộ máy chính quyền địa phương, tạo nên sự đồng bộ và liên kết trong bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Bộ máy hành chính thời Minh Mạng tiếp tục được duy trì ở các triều vua Nguyễn sau này. 1.1.2. Kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Về kinh tế Sau một thời gian loạn lạc, đất nước luôn trong tình trạng bất ổn định nên vấn đề phục hồi kinh tế được đặt ra hết sức bức thiết cho vương triều Nguyễn. Khi vừa lên ngôi, Gia Long ban hành ngay chính sách khẩn hoang, quân điền, thủy lợi… tập trung chủ yếu ở miền Nam và miền Trung, để phục hồi nền sản xất nông nghiệp vốn đã sa sút nghiêm trọng ở nhiều thế kỉ trước. Các vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức tiếp nối công việc trên ở những mức độ khác nhau. Tính từ năm 1802 đến năm 1858, triều Nguyễn đã ban hành 46 quyết định khẩn hoang cho đồng bằng Nam Bộ. Các phương thức khẩn 12 hoang được áp dụng trong thời kì này tập trung chủ yếu vào việc lập đồn điền và doanh điền, cùng với hình thức tư nhân khai hoang, 52% quyết định cho chuyển thành sở hữu tư nhân, 48% thuộc sở hữu nhà nước. Công tác trị thủy, thủy lợi thiết thực với sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân cũng được triều Nguyễn quan tâm chú ý. Lần đầu tiên trong lịch sử vấn đề “bỏ đê” hay “giữ đê” được triều Nguyễn đưa ra bàn luận công khai tại triều đình. Chính quyền đã cho tiến hành các biện pháp khơi thông, nạo vét, đào mới nhiều sông ngòi, kênh rạch tại nhiều tỉnh thành, nhất là vùng đồng bằng ven biển. Kinh tế công thương nghiệp ở thế kỉ XIX có xu hướng phát triển do nhu cầu xã hội và những thuận lợi về sự thống nhất lãnh thổ, sự hoàn thiện của hệ thống giao thông thủy lộ. Các ngành nghề thủ công phát triển ở khu vực nông thôn và một số thành phố, đô thị. Triều Nguyễn đã cho tăng cường xây dựng các quan xưởng, chủ yếu tập trung ở kinh thành Huế. Trong chính quyền hình thành những cơ quan chức năng chuyên trách về từng sản phẩm. Quản lí chung các ngành, nghề thủ công của nhà nước là ti Vũ khố chế tạo, gồm 57 cục trông coi từng ngành cụ thể như: đúc súng, làm đồ trang sức, làm gạch ngói, khắc in… Làm việc trong những quan xưởng đều là những người thợ giỏi, được trưng tập tại các địa phương nên sản phẩm làm ra được đánh giá về kĩ thuật rất cao. Việc buôn bán và trao đổi qua các tuyến buôn bán đường dài và hệ thống chợ quê vẫn tiếp tục được mở rộng. Một trong những hoạt động có ý nghĩa trong giai đoạn này là khai khoán. Phần lớn số mỏ được giao cho các thương nhân, các tù trưởng miền núi lĩnh trưng, hằng năm nộp thuế cho nhà nước. Đối với một số mỏ quan trọng, triều Nguyễn trực tiếp tổ chức khai thác. Các mỏ lớn thường tập trung nằm ở miền núi, vì vậy chính quyền đặc biệt quan tâm đến công tác khai thác và tận thu khoáng sản ở những vùng này. Quan hệ ngoại giao buôn bán giữa nước ta với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á đã có quan từ lâu đời bởi dựa trên vị trí địa lý thuận lợi, sự gần gũi và tương đồng về văn hóa. Hoạt động ngoại thương được tiến hành thông qua hệ thống đường biển và đường bộ. Hàng hóa trao đổi chủ yếu các sản vật như: đường, tơ, quế, hạt tiêu, cau, bông, gỗ… Trong công cuộc giao thiệp buôn bán với các nước phương Tây ở nửa đầu thế kỉ XIX, triều đình Nguyễn không chấp nhận việc kí kết các hiệp định thương mại chính 13 thức với bất kỳ các quốc gia nào, nhưng cũng không thực hiện đóng cửa đối với các thuyền buôn phương Tây chỉ đến với mục đích buôn bán. Sự có mặt của các lái buôn và các hoạt động mua bán của họ đã đem lại sức sống cho nền ngoại thương đã có thời suy tàn [tr.410]. 1.1.2.2. Về xã hội Trị vì một đất nước thống nhất, được quyền quản lý lãnh thổ rộng lớn, nhưng trước thực trạng tình hình chính trị ở mỗi miền vẫn còn khác nhau, nên chính quyền nhà Nguyễn trong buổi đầu dựng nghiệp cũng gặp không ít khó khăn. Các vua Gia Long, Minh Mệnh đã tìm mọi cách sớm ổn định tình hình để có thể tạo dựng nền móng cho sự nghiệp phát triển lâu dài cho vương triều. Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang có những chuyển biến mới, nhu cầu bức thiết đặt ra phải chỉnh đốn bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa … cho phù hợp với tình hình đất nước trong tình hình mới. Với những chính sách và biện pháp vừa kịp thời vừa tích cực, triều Nguyễn đã phần nào ổn định về mặt chính trị, xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, chính sách kinh tế toàn diện của triều Nguyễn những năm đầu của thế kỉ XIX vẫn còn bất cập với tình hình thực tế tại nhiều địa phương trong toàn quốc. Nạn kiêm tính, cướp đoạt ruộng đất của địa chủ, cường hào vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục, thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn. Ruộng đất công của làng xã bị thu hẹp dần. Nhà nước lại duy trì chế độ thuế khóa nặng nề nhằm đảm bảo quyền lợi cho chính quyền phong kiến. Ngay cả những năm mất mùa, đói kém người nông dân vẫn phải nộp tô thuế thay bằng tiền. Các quan lại cường hào nhân cơ hội thu thuế bòn rút, nhũng nhiễu những người dân cùng cực. Cùng với đó là chế độ lao dịch, gánh nặng thảm khốc đối với nhân dân. Luật nhà Nguyễn quy định mỗi năm dân đinh phải chịu 60 ngày lao dịch. Trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều ca dao, thơ, hò, vè nói về sự khổ cực của người nông dân trên công trường xây dựng. Điển hình trong đó là câu ca dao nói về công cuộc xây dựng Vạn Niên cơ ở thời vua Tự Đức, đây là một trong những nguyên nhân khiến người dân, binh lính nổi dậy ủng hộ các cuộc khởi nghĩa:“Vạn Niên là Vạn Niên nào, Thành xây xương lính hào đào máu dân”. Công tác trị thủy, thủy lợi tuy được chú ý, nhưng chưa được đẩy mạnh tích cực, chưa khắc phục thiên tai hạn hán, vỡ đê, ngập lụt… dẫn đến tình trạng mất mùa, đói 14 kém, dịch bệnh lan tràn, đặt biệt tại các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Chỉ tính riêng ở thời Gia Long đã xảy ra 6 lần đói lớn vào các năm 1803, 1804, 1810, 1814, 1816… trên địa bàn cả nước. Rồi theo gần như thành chu kì trong suốt thời Nguyễn, cứ khoảng năm đến bảy năm lại xảy ra một trận dịch bệnh hoặc diễn ra một trận đói to. Trước thực trạng đó, nhiều phong trào nổi dậy chống lại ách áp bức của chính quyền triều Nguyễn được nổ ra từ rất sớm và được liên tục phát triển qua các triều Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức. Phạm vi các cuộc nổi dậy thường nổ ra tại các vùng đồng bằng, miền núi phía Bắc, sau đó lan rộng vào các tỉnh miền Trung và miền Nam. Theo thống kê cho đến năm 1862, khi triều Nguyễn ký hòa ước mất 3 tỉnh miền Đông cho thực dân Pháp, thì có khoảng gần 500 cuộc nổi dậy chống lại triều đình của các tầng lớp nông dân. Các cuộc nổi dậy được phân làm các nhóm sau đây: - Các cuộc nổi dậy của “cựu thần triều Lê”, lấy danh nghĩa “phù Lê” để dương cao ngọn cờ chống lại triều đình, tiêu biểu như: khởi nghĩa Lê Duy Lương, Lê Duy Hiển - Các cuộc nổi dậy của các tướng lĩnh, hoặc con cháu của các viên quan đã từng phụng sự triều Tây Sơn, chống lại triều Nguyễn, tiêu biểu như: Nguyễn Văn Tuyết, Vũ Đình Lục, Đặng Trần Siêu, Quách Tất Thúc. - Các cuộc nổi dậy của nông dân và tầng lớp nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ như của Vũ Đình Lục, Trần Lê Quyên, Nguyễn Trấn, đặc biệt là cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành, Cao Bá Quát. - Các cuộc nổi dậy các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc như khởi nghĩa của Ma Danh Cúc, khởi nghĩa Quách Tất Thúc, khởi nghĩa của Lê Duy Lương, Khởi nghĩa của Nông Văn Vân. - Các cuộc phản kháng của dân tộc thiểu số phía Nam tại Đá Vách, cuộc binh biến của Lê Văn Khôi. Nhìn chung vào thời kì đầu của 4 vị vua triều Nguyễn, các cuộc nổi dậy đều nổ ra liên tục ở khắp nơi, vì vậy nhà Nguyễn đã thường xuyên đề ra các chính sách nhằm đối phó sự phát triển của phong trào. Từ những chính sách, thủ đoạn như: đàn áp bằng lực lượng quân sự, mua chuộc, dụ dỗ bằng tiền và quan chức… mà triều Nguyễn sử dụng, đã phản ánh rõ sự lúng túng, bị động của chính quyền trước sự lớn mạnh của các cuộc nổi dậy. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan