Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận dấu ấn hậu hiện đại trong hôm sau của mai văn phấn nhìn từ cái tôi trữ...

Tài liệu Khóa luận dấu ấn hậu hiện đại trong hôm sau của mai văn phấn nhìn từ cái tôi trữ tình

.PDF
67
99
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG HÔM SAU CỦA MAI VĂN PHẤN NHÌN TỪ CÁI TÔI TRỮ TÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC Người hướng dẫn: PGS.TS NGÔ MINH HIỀN Người thực hiện: THIỀU THỊ THÙY LINH (Khóa 2014-2018) ĐÀ NẴNG, NĂM 2018 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Minh Hiền, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức nền tảng để tôi có thể thực hiện tốt đề tài của mình. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, b ạn bè, những người đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018 Sinh viên Thiều Thị Thùy Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của công trình này là của bản thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GVC – PGS.TS Ngô Minh Hiền. Việc trích dẫn lại những ý kiến nhận định, ý kiến của các công trình nghiên cứu đã đư ợc chú thích rõ ràng theo yêu cầu khoa học. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của công trình nghiên cứu này. Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018 Sinh viên Thiều Thị Thùy Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5 5. Bố cục đề tài ...........................................................................................................5 CHƯƠNG 1: THƠ MAI VĂN PHẤN TRONG DÒNG CHẢY THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI...................................................................................................6 1.1. Một số điểm nổi bật của thơ Việt Nam đương đại ..........................................6 1.1.1. Cái tôi cá nhân được đề cao trong chiều sâu nhân bản ...........................6 1.1.2. Ngôn ngữ được gia tăng tính chất tự do ...................................................7 1.1.3. Thơ Việt Nam đương đại mang đậm dấu ấn hậu hiện đại......................7 1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Mai Văn Phấn .......................................8 1.2.1. Mai Văn Phấn - nhà thơ của “những cuộc vong thân” ............................8 1.2.2. Các giai đoạn sáng tác của Mai Văn Phấn.................................................9 1.2.2.1. Từ khởi đầu đến năm 1995.....................................................................9 1.2.2.2. Từ năm 1995 đến năm 2000.................................................................10 1.2.2.3. Từ năm 2000 đến nay...........................................................................11 1.2.3. Quan niệm nghệ thuật của Mai Văn Phấn...............................................12 1.2.4. Hôm sau – Tập thơ đánh dấu quá trình bứt phá của Mai Văn Phấn ..13 CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH ĐA DIỆN TRONG HÔM SAU CỦA MAI VĂN PHẤN...........................................................................................15 2.1. Tâm thế bất an trước cuộc đời........................................................................15 2.1.1. Hoài nghi các giá trị ..................................................................................15 2.1.2. Cô đơn trong cuộc sống ............................................................................19 2.1.3. Dự cảm về tương lai ..................................................................................22 2.2. Khao khát cuộc sống toàn nguyên ..................................................................25 2.2.1. Được là chính mình ...................................................................................25 2.2.2. Vươn tới những giá trị sống tốt đẹp ........................................................28 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT MANG ĐẬM DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG HÔM SAU CỦA MAI VĂN PHẤN THỂ HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH ..............................................................................................31 3.1. Không gian và thời gian nghệ thuật ...............................................................31 3.1.1. Không gian u huyền, hư ảo.......................................................................31 3.1.2. Thời gian tâm lý đầy ảo giác ....................................................................35 3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật ................................................................39 3.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật.................................................................................39 3.2.1.1. Ngôn ngữ lạ hóa, dị biệt.......................................................................39 3.2.1.2. Ngôn ngữ đời thường, mộc mạc...........................................................43 3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật...............................................................................46 3.2.2.1. Giọng giễu nhại....................................................................................46 3.2.2.2. Giọng suy ngẫm, triết lý .......................................................................51 3.3. Biểu tượng nghệ thuật .....................................................................................55 3.3.1. Con quạ ......................................................................................................55 3.3.2. Bóng tối ......................................................................................................57 KẾT LUẬN ..............................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ sau 1986, thơ Việt Nam đã không ngừng thay đổi và và làm mới mình hơn. Các nhà thơ trong thời gian này cũng tìm cho mình những lối đi riêng với những cách tân nghệ thuật đầy bất ngờ. Bước vào thế kỉ XXI, thơ Việt Nam đạt được những thành tựu đáng khả quan, mang lại niềm tin cho công chúng và bạn đọc. Độc giả được thưởng thức những bài thơ mang diện mạo mới từ cách nhìn nhận vấn đề đến cách đánh giá những hiện tượng cuộc sống của các nhà thơ. Những cây bút tiêu biểu trong thời kì này như Nguyễn Quang Thiều, Vi Thùy Linh, Mai Văn Phấn, Inrasara, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thế Hoàng Linh… đã góp phần làm nên sự thay đổi lớn cho thơ ca đương đại. Mai Văn Phấn là nhà thơ được đông đảo bạn đọc quan tâm bởi những tác phẩm thơ mới lạ mang đậm màu sắc hậu hiện đại. Hôm sau của Mai Văn Phấn được coi là một trong những tác phẩm thể hiện cách tân nghệ thuật độc đáo đậm dấu ấn hậu hiện đại. Chọn đề tài Dấu ấn hậu hiện đại trong Hôm sau của Mai Văn Phấn nhìn từ cái tôi trữ tình,chúng tôi mong muốn làm nổi bật những dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại được biểu hiện cụ thể qua thế giới tâm trạng của thơ ông. Từ đó, có thể đánh giá khách quan về sự đặc sắc của thơ Mai Văn Phấn, cũng như những đóng góp nghệ thuật của ông đối với sự vận động và phát triển của thơ ca Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mai Văn Phấn - một nhà thơ với số lượng tác phẩm lớn không chỉ được lưu hành trong nước mà còn được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài. Có thể nói ông là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ và dồi dào. Vì thế thơ ông được nghiên cứu nhiều và phổ biến rộng rãi đến bạn đọc. Trong cuốn Mai Văn phấn và hành trình vào cõi khác của hai nhà nghiên cứu Ngô Hương Giang và Nguyễn Thanh Tâm đã lí giải về Mai Văn Phấn – một mẫu hình nhân học. Cuốn sách được chia làm ba chương. Chương một là Chú giải về thơ Mai Văn Phấn, tác giả giải thích những vấn đề khúc mắc trong các tập thơ đã xuất bản của nhà thơ. Chương hai là Mai Văn Phấn và sự chuyển dịch văn hóa qua thơ, trong chương này tác giả đi sâu vào lí giải nhà thơ như một 1 hiện tượng từ góc nhìn quan niệm sáng tạo và sự diễn giải kinh nghiệm tri thức bằng lời. Chương ba là Thơ Mai Văn Phấn trong dòng chảy thơ Việt Nam đương đại, đây là chương tổng quát hành trình của nhà thơ trong nền thơ ca Việt Nam, cho thấy được quá trình phát triển thơ của Mai Văn Phấn từ lúc mới bắt đầu cho đến lúc tồn tại thư một thực thể. Và PGS.TS Hồ Thế Hà, trong bài viết Thơ tạo sinh nghĩa Mai Văn Phấn, đã phân tích thơ của Mai Văn Phấn trên hai bình diện: thế giới hình tượng và khả năng tạo sinh nghĩa; bản thể chữ và khả năng tạo sinh nghĩa để làm rõ quan điểm của mình. Đồng thời ông khẳng định “Mai Văn Phấn là một hiện tượng riêng của nền thơ đương đại Việt Nam – mà là một hiện tượng riêng, liên tục lấp lánh và mới lạ. Ý thức đổi mới thi ca luôn thường trực trong từng cảm giác bé nhỏ của chính nguời thơ mà anh tự gọi là “vong thân” tức phủ định bản ngã thi sĩ truớc đó của mình để được tồn tại trong một trạng thái tình cảm luôn luôn mới và trong một trạng thái ngôn ngữ luôn luôn khác – nghĩa là luôn luôn tạo sinh nghĩa – đã làm cho thế giới thơ Mai Văn Phấn không ngừng vận động…” [22] Còn Cao Năm trong bài Nhà thơ Mai Văn Phấn – hiện thân của sự sáng tạo lại khẳng định: “Khép lại vài ý kiến tản mạn của mình, tôi chỉ muốn nói rằng, 20 năm đọc thơ, dõi theo con đường thơ Mai Văn Phấn, điều tôi nhận ra ở nhà thơ đầy năng động này là một bản lĩnh sáng tạo luôn kiên định con đường mình đi, dù biết trước là đầy chông gai, đau đớn và cả tai tiếng, nhưng đấy đích thực là con đường của riêng mình, khoảng trời của riêng mình, để từ đấy có thể góp được cái gì đó vào bầu trời cao xanh vời vợi của muôn loài…” [28] Ở một khía cạnh khác, Phạm Xuân Nguyên với bài Ban mai và ngọn lửa đã khảo sát và chỉ ra các biểu tượng ánh sáng ban mai và ngọn lửa trong thơ Mai Văn Phấn. Ông cho rằng “Mai Văn Phấn làm thơ dưới luồng sáng linh thiêng dẫn dắt ban mai và ngọn lửa. Anh tin vào sự hồi sinh, phục thiện, hoàn nguyên của đất đai bầu trời, của cỏ cây hoa lá” [8; 377]. Lửa và ban mai được xem là từ khóa trong thơ Mai Văn Phấn, ban mai là khởi đầu, lửa thắp sáng con đường và bước chân của loài người từ xa xưa đến nay. Đây là ý nghĩa mang đầy tính nhân văn trong thơ Mai Văn Phấn. Còn trong bài Thơ là Ngôi Lời, ông chỉ ra cái khác trong thơ Mai Văn Phấn. Cái khác không chỉ trong mỗi câu thơ mà trong tư tưởng của tác giả, Mai Văn Phấn luôn muốn khác, tìm kiếm cái khác nên mỗi tập thơ của ông khi ra đời là một sự 2 khác. Trong quá trình tìm kiếm, nhà thơ tạo ra chữ trong mọi hoàn cảnh, cũng có thể cái hoàn cảnh đó tạo nên chữ. “Chữ bật ra Lời. Thơ là/thành Ngôn Lời. Run rẩy và sừng sững. Thiêng liêng và huyền hoặc” [8;380] Cũng trên tinh thần đó, PGS.TS Phạm Quang Trung trong bài viết Không gian và hành trình thơ Mai Văn Phấn đã khái quát được đặc trưng thơ Mai Văn Phấn ở chặng đầu nằm trong phạm trù “cái đẹp”. Thơ của ông luôn gắn với đời sống theo yêu cầu nghiêm ngặt của mỹ học hiện thực cổ điển. Sau đó, thơ ông có dấu hiệu chuyển mình từ phạm trù cái đẹp sang phạm trù cái cao cả bắt đầu từ tập Nghi lễ nhận tên. Nhà nghiên cứu cũng nêu rằng: “Con đường và không gian thơ cho đến giờ của Mai Văn Phấn nhìn đại thể là vậy. Phía trước vẫn còn đó: Một khoảng không rộng mở… Cùng một khát vọng da diết… Có điều, ngay giữa lúc này, tôi vẫn tha thiết mong mỏi đông đảo bạn đọc chúng ta hãy mở rộng lòng đón nhận sự cách tân đầy ý thức mà cũng đầy hiệu quả của thơ anh” [32. Bên cạnh đó, bài Từ những “không gian khác”… của nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tâm đã cho người đọc thấy được sự bứt phá không ngừng, tìm tòi và học hỏi trong quá trình sáng tạo thơ của Mai Văn Phấn. Ông không chỉ sáng tác thơ mà còn viết phê bình, cụ thể Mai Văn Phấn đã cho xuất bản tập phê bình – tiểu luận Không gian khác. Không chỉ có những bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong nước mà thơ Mai Văn Phấn còn được đào sâu, khai thác qua các luận văn: Đầu tiên là luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Quang Hà Một số cách tân nghệ thuật trong thơ Mai Văn Phấn, bảo vệ năm 2012. Công trình đã chỉ ra những nét mới, đặc sắc trong quan niệm nghệ thuật và cấu trúc thơ Mai Văn Phấn đó là cách tân trong quan niệm thơ và nhà thơ; cách tân trong cấu trúc hình ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ. Luận văn khẳng định: “Với những tìm tòi và cách tân về cấu trúc thơ, hình ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ thơ, tạo cho mình một giọng điệu thơ riêng, Mai Văn Phấn đã cho thấy một diện mạo thơ mới có thể chuyển tải được những bộn bề, phức tạp của cuộc sống và tâm trạng với nhiều cung bậc tình cảm của cái tôi luôn mang nặng ý thức trách nhiệm với con người và cuộc sống, phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội.” [23]. 3 Cũng trong Luận văn thạc sĩ bảo vệ ở Đại học Đà Nẵng Đặc điểm nghệ thuật thơ Mai Văn Phấn của Vũ Thị Thảo năm 2012. Công trình đã làm rõ quan niệm nghệ thuật của thơ Mai Văn Phấn. Từ các kiểu tư duy thơ, các chủ đề chính và các hình ảnh mang tính biểu tượng đến ngôn ngữ giọng điệu và các biện pháp nghệ thuật đắc sắc trong thơ Mai Văn Phấn đều ghi được dấu ấn riêng. Tiếp theo là Mai Thị Thảo với luận văn thạc sĩ Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn của bảo vệ năm 2014 đã khẳng định cảm hứng tôn giáo không chỉ chi phối đến hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lối kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu thơ Mai Văn Phấn. Tác giả cũng nhấn mạnh: “Đưa vào thơ ca những vấn đề có tính chất triết học tâm linh, Mai Văn Phấn không hề hướng người đọc xa rời tinh thần “nhập thế” tích cực mà trái lại ông hướng người đọc đến những tầm sâu để nhìn vào đời sống của chính mình, từ đó hiểu được cách tiếp cận đời sống ở chiều sâu tâm linh” [31]. Và công trình nghiên cứu Hoàng Thị Thanh Nhàn Thế giới nghệ thuật thơ Mai Văn Phấn, bảo vệ luận văn Thạc sĩ năm 2014 đã làm rõ thế giới nghệ thuật thơ trong thơ Mai Văn Phấn qua hai bình diện Hình tượng cái tôi và Hình tượng thế giới. Hình tượng cái tôi trong thơ Mai Văn Phấn có bốn đặc điểm cơ bản: giàu khát vọng và năng lượng cách tân thi ca; say đắm, nồng nàn trong tình yêu; thống nhất giữa lý tính tỉnh táo và trực giác nhạy cảm; khao khát hướng tới một thế giới tinh thần lý tưởng, “thuần Việt”. Đi cùng hình tượng cái tôi là hình tượng thế giới, đó là một thế giới viên mãn và thuần khiết; tương giao và hài hòa; và đầy ắp những cảm giác siêu nghiệm. Sau đó là công trình luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Tiến Lượng bảo vệ năm 2015 Nghệ thuật tứ cấu trong thơ Mai Văn Phấn đã làm rõ những kiểu tứ cấu đặc thù trong thơ của nhà thơ. Tính đặc thù ấy được tập trung khám phá và thể hiện trên các bình diện chính là: cấu tứ dựa trên dòng trôi của cảm giác; cấu tứ dựa trên mối quan hệ liên văn bản; cấu tứ dựa trên việc triển khai các cuộc đối thoại và sự chú ý đồng bộ giữa cấu tứ của từng bài với cấu tứ của toàn tập thơ. Góp phần tạo ra một khung trời riêng, một thế giới riêng của thơ Mai Văn Phấn. Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Mai Văn Phấn, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề Dấu ấn hậu hiện đại trong tập 4 thơ Hôm sau của Mai Văn Phấn nhìn từ cái tôi trữ tình một cách hệ thống. Vì thế việc nghiên cứu Dấu ấn hậu hiện đại trong tập thơ Hôm sau của Mai Văn Phấn nhìn từ cái tôi trữ tình là cần thiết. Những kết quả nghiên cứu của các công trình trên sẽ là những gợi mở quan trọng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tập thơ Hôm sau của Mai Văn Phấn do nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành năm 2009. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Những dấu ấn hậu hiện đại làm nên giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ Hôm sau của Mai Văn Phấn nhìn từ cái tôi trữ tình. 4. Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ cho việc nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp hệ thống cấu trúc Cấu trúc toàn bộ thơ trong tập thơ Hôm sau thành một hệ thống theo yêu cầu nghiên cứu để xem xét, đánh giá một cách xác đáng dấu ấn hậu hiện đại trong tập thơ này. 4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp Xem xét cụ thể các vấn đề và nội dung và nghệ thuật để làm rõ dấu ấn hậu hiện đại trong tập Hôm sau. Đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét chính xác về giá trị nghệ thuật của thơ Mai Văn Phấn đối với thơ ca Việt Nam đương đại. 4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu So sánh tập thơ Hôm sau của Mai Văn Phấn với các tập thơ khác của ông để khẳng định sự đặc sắc của dấu ấn hậu hiện đại trong tập thơ. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Thơ Mai Văn Phấn trong dòng chảy thơ Việt Nam đương đại Chương 2: Biểu hiện cái tôi trữ tình đa diện trong Hôm sau của Mai Văn Phấn Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật mang đậm dấu ấn hậu hiện đại trong Hôm sau của Mai Văn Phấn thể hiện cái tôi trữ tình 5 CHƯƠNG 1 THƠ MAI VĂN PHẤN TRONG DÒNG CHẢY THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Một số điểm nổi bật của thơ Việt Nam đương đại 1.1.1. Cái tôi cá nhân được đề cao trong chiều sâu nhân bản Thơ Việt Nam từ sau 1986 có nhiều thay đổi so với trước đây, cái tôi cá nhân được đề cao và được chú ý khai thác khám phá một cách mới mẻ. Thế giới nội cảm của con người được nhìn nhận ở chiều sâu nhân bản. Cảm hứng ngợi ca và tính sử thi mờ dần để nghiêng về định giá các giá trị đã ổn định, tính hoài nghi được tăng cao. Nhà thơ không còn là người giáo dục nữa mà bây giờ họ là người có khả năng đánh thức, thúc giục, khơi dậy cảm xúc trong tâm hồn con người. Những tác phẩm trong giai đoạn có khả năng đánh thức những khát khao, ước mơ cho người đọc. Đời sống nội tâm và chiều sâu ẩn dấu trong tâm hồn được nhà thơ khai thác một cách triệt để. Con người trở thành một sinh thể bí ẩn, phức tạp. Con người hướng dẫn nhà thơ khám phá và lột tả thế giới nội tâm của họ. Nhà thơ nói nhiều hơn về nỗi buồn nhân sinh, về những cảm nhận của cái tôi trước một thực tại nghiệt ngã. Nhiều nhà thơ công khai bày tỏ nỗi buồn. Đó là nỗi buồn gắn chặt với một thực tại mới, một cảm quan nghệ thuật mới. Nỗi buồn vì cuộc sống mưu sinh, những trắc ẩn về riêng tư, đôi lứa: Em chết trong nỗi buồn/ Chết như từng giọt sương/ Rơi không thành tiếng (Lâm Thị Mỹ Dạ). Các nhà thơ rung động trước những thay đổi tâm lý tinh tế, sâu kín, nhiều khi ngỡ như thật mong manh. Tuy nhiên cũng xuất hiện không ít nỗi đau giả, những tiếng khóc vờ vì cảm xúc hời hợt và thói triết lý vặt trong thơ. Người đọc cảm nhận nỗi buồn, cô đơn là một phạm trù thẩm mĩ và cũng là một đề tài nổi bật của thơ ca. Không hẳn nỗi buồn nào cũng nhất thiết phải có nguyên cơ, điều quan trọng là nhà thơ phải thể hiện được những nỗi buồn sâu sắc và thấm đầy chất nhân bản. Thơ viết nhiều về nỗi buồn nhưng dường như vẫn còn hiếm những nỗi buồn cao cả được thể hiện một cách sâu sắc và ám ảnh. 6 1.1.2. Ngôn ngữ được gia tăng tính chất tự do Ngôn từ của thơ Việt Nam đương đại tự do, “không có vùng cấm” nào cho ngôn từ. Nhiều ngôn từ phong phú, ngôn ngữ sang trọng, bóng bẫy, ngôn ngữ chợ búa, ngôn ngữ bụi đời, ngôn ngữ đời thường đều xuất hiện trong thơ. Ngoài ra trong các tác phẩm thơ xuất hiện cảm hứng giải thiêng – con người phá vỡ những chuẩn mực được cho là cao cả, phá vỡ những chuẩn mực thiêng liêng không thể thay đổi mà người đi trước đã tạo lập. Các nhà thơ đã đưa ra một quan điểm mới theo quan niệm cá nhân. Ví dụ trong bài Tự hát của Xuân Quỳnh: Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng/ Trái tim anh đã từng biết đấy/ Anh là người coi thường của cải. Phụ nữ được tự do nói về quan niệm tình yêu của mình, có khi họ còn tự động tán tỉnh đàn ông nữa. Thơ chú ý đến tính đa nghĩa của ngôn ngữ thơ ca, gia tăng chất ảo trong thơ. Nhà thơ ý thức tạo sự nhòe mờ cho ngôn ngữ nghệ thuật, vì thế để hiểu thơ người đọc phải giải mã các sinh thể nghệ thuật qua nhiều chiều liên tưởng văn hóa khác nhau. Tức là người đọc phải có trình độ và kiến thức thì mới có thể hiểu được thơ. Ví dụ bài Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ Ôi Tiếng Việt như bùn như lụa. Trên thi đàn, xuất hiện nhiều giọng thơ lạ mang đậm chất phương Tây, trong đó thể hiện rõ ý thức phá vỡ những chiều tuyến tính tạo nên những dòng chảy đứt nối. Nó còn gia tăng tính đồng hiện của hình ảnh thơ. Nhà thơ luôn đặt các hiện tượng khác nhau, bên cạnh nhau, cố gắng tỉnh lược các mối quan hệ bề nổi buộc người đọc phải tự xác lập các mối liên hệ giữa chúng. 1.1.3. Thơ Việt Nam đương đại mang đậm dấu ấn hậu hiện đại Hậu hiện đại là một khuynh hướng lớn trong văn học thế giới nên việc văn học Việt Nam mang dấu ấn hậu hiện đại là điều dễ hiểu. Khuynh hướng này xuất hiện trong thơ Việt Nam khá muộn, phải đến khi cải cách vào năm 1986, văn chương Việt mới đi vào quỹ đạo văn chương thế giới và thơ mới mang dấu ấn của khuynh hướng này. Khuynh hướng hậu hiện đại phát triển cho phép nhà thơ đi ngược lại quy luật đã có, cái tôi cá nhân nhìn đ ời thực bằng nhiều màu sắc, được đánh giá mọi vấn đề không toàn diện. Từ đó khiến cho nội dung thơ trở nên phong phú hơn, nhìn từ những góc nhau nên có những suy tư, chiêm nghiệm, bài học, kinh nghiệm khác nhau. Có thể nhận thấy điều này ở thơ Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm… 7 Thơ Việt Nam trong khoảng từ năm 2000 – 2010 là bước tiến đột phá trong quá trình thơ hậu hiện đại. Khi Internet và các loại hình thông tin bùng nổ, người sáng tác trẻ có cơ hội tiếp cận mọi trào lưu văn học trên thế giới. Đặc biệt là năm 2002, với sự ra đời hàng loạt website văn học tiếng Việt, đã được xem là thời điểm định hình cho thời kì văn học hậu hiện đại Việt Nam. Theo Inrasa, nhà thơ hậu hiện đại chối bỏ mọi dạng đại tự sự bằng cách hiệu quả nhất là giải thiêng sự thể. Mang tư tưởng tự do, nhà thơ hậu hiện đại luôn có tiếng nói phản biện xã hội đương thời, bóc trần sự mê hoặc mà thông tin đại chúng muốn tác động vào xã hội. Đồng thời thơ hậu hiện đại tự thân mang ý hướng phi tâm hóa, xóa bỏ mọi sự phân biệt trong đội ngũ sáng tác. Lực lượng sáng tác thơ mang dấu ấn của trào lưu hậu hiện đại bấy giờ như: nhóm Mở Miệng, Inrasara, Mai Văn Phấn, Vi Thùy Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Hoàng Nam, Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Quang Thiều, Bùi Chát, Khế Iêm… Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Việt Nam đương đại cho thấy sự phát triển và mở rộng lãnh thổ của thơ và hướng đi mới của bộ phận tác giả trẻ nước ta hiện nay. Từ đó mang lại niềm tin cho công chúng một quá trình chuyển mình trong thi ca đầy năng động. Người đọc được thưởng thức những dòng thơ mang những sắc diện hoàn toàn mới mẻ trong nhìn nhận, đánh giá những hiện tượng của đời sống, cũng như trong bình diện ngôn ngữ, giọng điệu… Tóm lại, nền thơ Việt Nam càng ngày càng phong phú với những cách tân mới mẻ, độc đáo cùng nhiều khuynh hướng thơ. Nhìn một cách tổng quát, thơ sau 1975 đã vận động một cách mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa. Với sự đổi mới về nghệ thuật, sự nhận thức sâu sắc về bản chất thơ Việt Nam đương đại đã tạo ra một đà phát triển mạnh mẽ cho nền thi ca dân tộc. 1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Mai Văn Phấn 1.2.1. Mai Văn Phấn - nhà thơ của “những cuộc vong thân” Mai Văn Phấn sinh năm 1955 tại một làng quê thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Từ nhỏ, cái mộng văn chương đã ấp ủ trong lòng nhà thơ. Ông yêu thơ và làm thơ từ khi còn là cậu bé mười sáu, mười bảy tuổi. Bài thơ đầu tay Hoa xoan ghi dấu lại những ngày tháng sống và chiến đấu gian khổ trong quân ngũ của 8 Mai Văn Phấn. Cũng từ đây, nhà thơ bắt đầu có những trăn trở về con đường thơ của mình, muốn xóa đi tất cả những quan niệm, hiểu biết về thơ ca trước đó. Là nhà thơ thuộc thế hệ hậu chiến, một trong những cây bút xuất sắc của dòng thơ cách tân sau 1975, những tác phẩm của ông đã góp phần không nhỏ trong cuộc cách tân thơ ca Việt Nam. Mai Văn Phấn đã tìm cho mình một giọng thơ riêng rất tinh tế với những cảm xúc sâu lắng và ngôn từ được trau chuốt. Nhà thơ đã cho ra đời hàng loạt các tác phẩm ấn tượng: Giọt nắng (1992), Gọi xanh (1995), Cầu nguyện ban mai (1997), Nghi lễ nhận tên (1999), Người cùng thời (1999), Vách nước (2003), Hôm sau (2009), và đột nhiên gió thổi (2009), Bầu trời không mái che (2010), hoa giấu mặt (2012), Vừa sinh ra từ đó (2013), Thả (2015), Phê bình tiểu luận Không gian khác (2016), Lặng yên cho nước chảy (2018)… Thơ Mai Văn Phấn hiện được dịch ra nhiều thứ tiếng và giới thiệu tại nhiều quốc gia như Anh quốc, Hoa Kì, Thái Lan, Indonesia, Thụy Điển,… Thành công trong sáng tác thơ ông đã được ghi nhận bằng hàng loạt các giải thưởng uy tín như: Giải thưởng Cuộc thi thơ tuần báo Người Hà Nội năm 1994, Giải thưởng Cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ năm 1995, chuỗi giải thưởng Văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng) trong các năm 1991, 1993, 1994, 1995, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho tập thơ Bầu trời không mái che năm 2010 và mới nhất là Giải thưởng văn học Cikada của Thụy Điển trao năm 2017. 1.2.2. Các giai đoạn sáng tác của Mai Văn Phấn 1.2.2.1. Từ khởi đầu đến năm 1995 Bắt đầu bằng bài thơ Tản mạn về cỏ viết năm 1990. Mai Văn Phấn đã bước vào làng thơ Việt Nam một cách vô cùng mộc mạc và giản dị. Hai tập thơ Giọt nắng (1992) và Gọi xanh (1995) được xem là sự đánh dấu thành công cho giai đoạn sáng tác đầu của tác giả. Ra đời trong giai đoan khởi đầu nên đa số các bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát xoay quanh những chủ đề như tình yêu quê hương đất nước, tình yêu gia đình, thiên nhiên… Trong giai đoạn này, ý thức cách tân nghệ thuật đã trỗi dậy trong nhà thơ mặc dù thơ ông vẫn chưa thoát khỏi hệ hình thi pháp truyền thống. Cùng với thể thơ lục bát truyền thống, hình thức vắt dòng cũng được Mai Văn Phấn sử dụng trong một số bài thơ làm cho thơ thêm cảm xúc hơn, diễn tả được tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thơ. 9 “ (…) Giờ nỗi cô đơn lại sà xuống vần xoay Chiếc vòi rồng muốn hóa thân tôi thành cát bụi Mặt trời chiều hay trái cây chín vội Rụng xuống lòng mình Trĩu nặng Trần gian. (…)” (Cát bụi và tôi - Gọi xanh) Tuy chưa nhuần nhuyễn và đột phá nhưng thơ vắt dòng thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật và sự sáng tạo không ngừng của nhà thơ 1.2.2.2. Từ năm 1995 đến năm 2000 Đây là giai đoạn Mai Văn Phấn đã dần bước ra khỏi dàn đồng ca truyền thống trong văn đàn thi ca dân tộc để tạo cho mình một lối đi riêng. Với sức sáng tạo không ngừng ông đã cho ra đời ba tập thơ: Cầu nguyện ban mai (1997), Nghi lễ nhận tên (1999) và trường ca Người cùng thời (1999). Tập thơ Cầu nguyện ban mai được xem là sự giao thoa giữa cái cũ ở giai đoạn trước và cái mới ở giai đoạn này. Cảm xúc cá nhân trong thơ được rõ nét hơn, tình yêu lứa đôi được đề cập nhiều hơn, thế giới nội cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ được khai thác và khám phá sâu hơn giai đoạn trước. Những chất liệu thuyền thống trong thơ như thuyền, biển, máu, ao, mùa thu, cá… được Mai Văn Phấn kết hợp trong thể thơ văn xuôi và tự do tạo nên nhịp thơ mới, căng tràn và hấp dẫn hơn. Nghi lễ nhận tên là tập thơ mang tính bước ngoặt trong hành trình thơ Mai Văn Phấn. Là tập thơ chuyển từ phạm trù tư duy cái đẹp sang phạm trù cái cao cả. “Tên của tập thơ gợi lên từ một ý niệm về bản thể trong thời khắc nhận ra bản mệnh của mình. Quả thực, từ Giọt nắng, Gọi xanh, Cầu nguyện bạn mai đến Nghi lễ nhận tên, Mai Văn Phấn đã có một nhận thức về chính những chuyển động trong cấu trúc tư duy nghệ thuật cũng như hình thái thơ mà anh tìm kiếm.” [4;41]. 10 Đến Trường ca Người cùng thời ngôn từ thơ của Mai Văn Phấn đã trở nên trau chuốt, tứ thơ mới mẻ và đặc sắc hơn, không theo cấu trúc tự sự quen thuộc mà theo mạch suy tưởng. Trường ca gồm mười chương thể hiện nhiều quan niệm mới lạ của tác giả về con người và thế giới. Đây là tác phẩm chứa đựng những quan niệm mới mẻ và đầy tính nhân sinh cao cả của ông. 1.2.2.3. Từ năm 2000 đến nay Đây là giai đoạn sáng tác gặt hái được nhiều thành công của Mai Văn Phấn trong suốt những chặng đường thơ ca. Ông cho ra đời hàng loạt tác phẩm ghi dấu ấn trong lòng người đọc: Vách nước (2003), Hôm sau (2009), và đột nhiên gió thổi (2009), Bầu trời không mái che (2010), Hoa giấu mặt (2012), Những hạt giống của đêm và ngày (2013), Vừa sinh ra từ đó (2013), Thả (2015), Lặng yên cho nước chảy (2018). Sự cách tân sáng tạo trong nghệ thuật cũng như quan niệm giúp cho nhà thơ đạt được nhiều giải thưởng lớn và các tác phẩm trong giai đoạn này được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài. Tập Hôm sau và tập và đột nhiên gió thổi là hai tập thơ thể hiện cái nhìn mới về hiện thực, về con người và về nghệ thuật của nhà thơ. Tập thơ Hôm sau có cảm xúc chủ đạo là bi quan, hoài nghi đầy lo âu của con người trong vũ trụ bao la. Còn tập thơ và đột nhiên gió thổi lại mang những niềm tin và nhiều hi vọng về tương lai. Hai tập thơ như gắn kết chặt chẽ với nhau thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà thơ. Tiếp theo phải kể đến Bầu trời không mái che, tập đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 đồng thời cũng là bước đánh dấu sự phát triển của thơ Mai Văn Phấn trên hành trình hướng đến một thế giới nghệ thuật không có ranh giới, không có mái che. Tập thơ gồm ba phần: Cửa Mẫu, Mùa trăng và Hình đám cỏ. Cửa Mẫu gồm có chín khúc, mỗi khúc đều được gắn với những hiện tượng, quy luật trong nhận thức vạn vật tương thông: sinh - lão – bệnh – tử. Trong khi đó là tập thơ Hoa giấu mặt lại mang cảm xúc an nhiên, lặng lẽ, hướng sâu vào cảnh giới của siêu nghiệm. Ở tập thơ này Mai Văn Phấn đi tìm những mảnh vỡ của kí ức tinh thần, những tàn dư của giá trị nhân bản trong cuộc mua bán, trao đổi với văn minh của con người. Cảm thức về sự vô thường hiện lên xuyên suốt tập thơ, Hoa giấu mặt tỏa ra hương thơm nhắn nhủ con người về sự hiện hữu của sự sống diệu kì, thiêng liêng. 11 Ở Những hạt giống của đêm và ngày và Vừa sinh ra ở đó, đã thể hiện một thế giới thiền, tinh khiết, trong lành, nguyân sơ và nguyên thủy. Đó là kết tinh những ý niệm của Mai Văn Phấn vê thế giới, sự sống và thi ca. Tập thơ biểu hiện rõ quan niệm thơ như là những tưởng tượng, mơ mộng, tạo sinh, giàu nhịp điệu và ngôn từ gợi cảm. Ngoài ra Mai Văn Phấn còn sáng tác tập thơ ba câu Thả hàm chứa tinh thần buông bỏ triệt để của cái tôi cá nhân nhàm tìm lại bản ngã của con người. Tập thơ như một ám thị về thời gian theo kiểu Mai Văn Phấn – thời gian của những khoảnh khắc nhân sinh đẹp đẽ, đáng nhớ và đáng sống. Đồng thời cũng chính là hành trình buông mình của cái tôi trong nhà thơ để sau đó đi sâu vào cõi mơ hồ của tâm linh và sáng tạo. Và đầu năm 2018, tập thơ Lặng yên cho nước chảy được ra đời gồm có năm phần: Trong sương, Thay mùa, Đất mở, Cái miệng bất tử và Buông tay cho trời rạng. Trong sương là những bài thơ 2 câu, 3 câu; Thay mùa là những bài thơ theo lối truyền thống; Đất mở là thơ tự do về đất đai mùa màng; Cái miệng bất tử là thơ cách tân với những vấn đề thế sự; Buông tay cho trời rạng là thơ văn xuôi và trường thi. Dễ dàng nhận ra đây là tập thơ gộp tất cả những cách tân nghệ thuật và những quan niệm ông đã viết từ khi khởi đầu đến nay. Tất cả các thể thơ trong Lặng yên cho nước chảy đều đã được nhà thơ viết trong tất cả các tác phẩm của mình. Đây là cuộc trở về và nhìn lại với hành trình thơ Mai Văn Phấn nhưng mang một diện mạo mới đó là tâm thức của con người thời đại với cái nhìn mới. 1.2.3. Quan niệm nghệ thuật của Mai Văn Phấn Xuyên suốt hành trình sáng tạo nghệ thuật, Mai Văn Phấn là người luôn trăn trở và suy tư một cách nghiêm túc về nghề nghiệp. Trong một bài phỏng vấn, nhà thơ Mai Văn Phấn đã nêu ra quan niệm nghệ thuật của mình: “Thật kinh hãi khi phải ngắm nhìn một nghệ sĩ cứ đứng mãi một chỗ mà biểu diễn quá nhiều lần một tiết mục tới gần như vô cảm, nói cách khác là thương hại những ai thâm canh triền miên trên một mảnh đất đã cỗi cằn. Quá trình vượt thoát khỏi cá tính chính là quá trình vong thân. Với cá nhân tôi, quá trình vong thân là khoảng cách giữa những giai đoạn tạm ngừng sáng tạo. Đó là khoảng thời gian đông cứng, vô nghĩa nhất. 12 Tôi từng cảm giác bị nhấn chìm trong sự trống rỗng, trầm cảm, thậm chí bi phẫn… Nhưng trạng thái ấy giúp tôi tìm được cách vượt thoát. Sau mỗi lần vượt thoát, có cảm giác mình vừa may mắn tỉnh ngộ, tái sinh, hay được đầu thai vào một thân xác khác” [10;399]. Vì thế, quá trình “vong thân” của nhà thơ thường đồng hành với quá trình đổi mới và cách tân thơ của ông. Với Mai Văn Phấn: “Đổi mới thi pháp trước hết là từ chối ve vuốt những sở thích của người đọc, nhằm tạo những sóng từ khác, những mã số khác trong không gian thơ vừa được khám phá. Lý tưởng thi ca của sự cách tân nhằm gọi đúng bản chất của sự vật trong nhịp điệu đời sống hiện đại” [10;378]. Qua đó, ta thấy nhà thơ Mai Văn Phấn luôn coi quá trình sáng tạo nghệ thuật là một cuộc “vong thân”, một cuộc vượt thoát chính bản thân mình. Ông cho rằng, mỗi nhà thơ phải biết tự phủ định mình, tức là phải coi cái mà mình vừa viết ra là cái đã cũ thì mới mong đạt đến thành công đỉnh cao trong nghệ thuật. Và bài thơ mà nhà thơ viết ra không còn thuộc về họ nữa mà thuộc về độc giả. Cũng trong Hội thảo thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn, nhà thơ Bằng Việt nhận xét: “Thơ Mai Văn Phấn hay dùng từ vong thân (thoát ra khỏi mình khỏi các khái niệm cũ) và vượt thoát là dấu hiệu đáng mừng của thế hệ - với tư duy ấy chúng ta có thể mang thơ đi xa là chìa khóa để sáng tạo trong thong dong và nhẹ nhõm sau khi đã vứt bỏ cái gánh nặng của quá khứ. Quan niệm của Mai Văn Phấn mà tôi rất thích đó là hậu hiện đại chỉ là cái sẽ đi qua mà thôi để trở lại với tân cổ điển (nó chỉ là chỗ giải thoát bế tắc)…”[26]. Tương lai rồi sẽ đến nhưng cái đáng quý nhất chính là ở thời điểm thực tại phải làm tốt và quan trọng là phải có tâm huyết với mọi việc. Không thể có thơ hay khi mà tác giả không tự xây dựng cho mình một cá tính, một bản sắc riêng trong thế giới tinh thần. Là một nhà thơ đầy trách nhiệm xã hội, Mai Văn Phấn đã can đảm cất lên tiếng nói của mình, ông quan niệm đã là người cầm bút không phải chỉ có tài năng mà còn luôn nhiệt huyết với nghề của mình. 1.2.4. Hôm sau – Tập thơ đánh dấu quá trình bứt phá của Mai Văn Phấn Tập thơ Hôm sau được xuất bản tại Nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2009, gồm 27 bài thơ viết theo thể tự do và văn xuôi. Đó là: Vẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngõ, Không thể tin, Quay theo mái nhà, Anh tôi, Nghe tin bạn bị mất trộm, Biến tấu con 13 quạ, Đúng vậy, Bài học, Chỉ là giấc mơ, Ở nhũng đỉnh cột, Giấc mơ vô tận, Ghi ở Vạn Lý Trường Thành, Đêm lập xuân, Dậy trẻ con, Còn cậu hãy đứng đằng kia, Hắn, Đến trong suy nghĩ, Hội chứng từ một tin đồn…, Nhìn kỹ, Tỉnh táo tột cùng, Kể lại giấc mơ, Biết thì sống, Nếu, Cái miệng bất tử, Chuyện còn dài, Sống hồn nhiên và Giả viết cho buổi sáng hôm sau. Tập thơ Hôm sau là một cuộc tự đổi mới thơ mình của Mai Văn Phấn, làm nên một bước tiến mới của tác giả. Khi dòng chảy thi ca đương đại trong quá trình hội nhập có phần ít dao động, Mai Văn Phấn đang cố gắng tạo cho mình một sự bứt phá vượt khỏi vết mòn xưa cũ và tiếp tục tự vấn bằng những thôi thúc sáng tạo. Hôm sau mang cái tôi cá nhân đầy u buồn, bế tắc và bi quan của con người trong cuộc sống. Trong tác phẩm, ta bắt gặp một cái nhìn mới về hiện thực, con người và nghệ thuật. Xuyên suốt tập thơ là chuỗi những mảnh ghép phi logic của hiện thực. Nói phi logic nghĩa là chúng ta đang bị chi phối bởi logic của quan niệm, của sự áp đặt. Chính xác hơn đó là một logic mới, nó không đáng bị khinh khi, bị chối bỏ. Đồng nghĩa với điều đó là con người cũ kỹ, tha hoá dần đi. Sự chân thực của huyễn tưởng đã nói lên thân phận của con người trong môi trường sống ngày càng khắc nghiệt, quay cuồng bất trắc. Trong tập thơ, niềm bi quan về thân phận của cái tôi cá thể hiện lên rõ nét và đặc sắc. Cái tôi hoàn toàn mất đi bản lĩnh tự tôn, cái tôi làm con người mệt mỏi, rũ rượi, muốn chết, muốn bóp cổ mình để hoá giải, nhưng cái tôi cũng khát khao hướng tới một sự sống trọn vẹn, tràn đầy. Hôm sau nghĩa là còn chưa tới. Phải chăng tập thơ là dự cảm của tác giả về một tương lai, thế giới mà ông nói đến trong thời kì hội nhập này? 14 CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH ĐA DIỆN TRONG HÔM SAU CỦA MAI VĂN PHẤN 2.1. Tâm thế bất an trước cuộc đời 2.1.1. Hoài nghi các giá trị Trong tập thơ Hôm sau của Mai Văn Phấn, những cảm xúc cá nhân, suy tư nội tại được thể hiện thông qua những chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc sống. Có thể thấy, hoài nghi là cảm giác xuyên suốt trong tập thơ Hôm sau mà ở đó nhân vật trữ tình thể hiện cái nhìn, cảm xúc của mình về mọi thứ xung quanh, về vạn vật, về con người … Trong các bài thơ Vẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngõ, Kể lại giấc mơ, Không thể tin… sự hoài nghi các giá trị tự nhiên được thể hiện sâu sắc qua góc nhìn của chủ thể trữ tình bằng những câu nghi vấn. “Nhà mình Mọi sự đảo lộn Không nhớ bức chân dung hạ xuống bao giờ Đâu rồi chiếc đồng hồ chạy bằng dây cót? Bộ ấm chén giả cổ ai cho?” (Vẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngõ) Cuộc sống ngày càng phát triển, con người có nhiều thứ phải quan tâm, từ đó khiến họ quên đi những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật. Những thói quen hằng được ngày lặp lại khiến bản chất thật sự của việc mà mà con người đã làm không còn nguyên giá trị. Chỉ khi con người nhận ra mọi thứ xung quanh không còn nguyên vẹn thì họ mới nhận ra mọi sự đảo lộn trong cuộc sống. Người ta “không nhớ bức chân dung hạ xuống bao giờ” và bắt đầu hoài nghi về mọi thứ trong nhà: “Đâu rồi chiếc đồng hồ chạy bằng dây cót?/ Bộ ấm chén giả cổ ai cho?”. Dưới góc nhìn của nhân vật trữ tình, cuộc sống đã thay đổi. Mọi thứ không còn nguyên vẹn như ban đầu. Mọi giá trị đều bị đổ vỡ. Và một hiện thực không thể tin đang tồn tại. Trong sự hoài nghi của cá nhân, những con vật vốn được tạo hóa 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan