Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận đạo đức sinh thái phật giáo và việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ...

Tài liệu Khóa luận đạo đức sinh thái phật giáo và việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên đại học sư phạm đà nẵng hiện nay

.PDF
77
102
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐẠO ĐỨC SINH THÁI PHẬT GIÁO VÀ VIỆC NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG HIỆN NAY Sinh viên thực hiện : Lưu Thị Trang Lớp : 14SGC GV hướng dẫn : ThS. Lê Đức Tâm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Và được sự hướng dẫn khoa học của Ths. Lê Đức Tâm. Các nội dung nghiên cứu , kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Những số liệu và thông tin thu thập phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm 2018 Sinh viên thực hiện Lưu Thị Trang LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Giáo dục Chính trị, các thầy cô khoa Kinh tế Chính trị Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, các thầy cô trong trường ĐHSP Đà Nẵng đã tận tình dạy dỗ tôi trong 4 năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Lê Đức Tâm, người đã trực tiếp chỉ dạy, hướng dẫn và luôn hết lòng động viên tôi để hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn những lời động viên, những tình cảm thân thiết nhất cùng với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian học tập và thời gian hoàn thành đề tài này. Mặc dù đã có sự cố gắng nhưng do hạn chế của bản thân về điều kiện thời gian, trình độ nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô và các bạn nhận xét và đóng góp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm 2018 Sinh viên thực hiện Lưu Thị Trang MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4 5. Bố cục của đề tài .....................................................................................................4 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................................................4 B. NỘI DUNG ............................................................................................................8 CHƯƠNG 1. ĐẠO ĐỨC SINH THÁI PHẬT GIÁO .............................................8 1.1. Nguồn gốc, cơ sở hình thành Đạo đức sinh thái Phật giáo .............................8 1.1.1. Nguồn gốc, cơ sở về lịch sử, xã hội ..................................................................8 1.1.2. Nguồn gốc, cơ sở về nhận thức, tư tưởng .......................................................10 1.1.2.1. Thuyết Duyên khởi ..............................................................................10 1.1.2.2. Thuyết vạn vật bình đẳng ....................................................................13 1.1.2.3. Thuyết nhân quả Phật giáo ..................................................................13 1.2. Một số vấn đề của đạo đức sinh thái Phật giáo .............................................15 1.2.1. Thực hiện lối sống thân thiện với môi trường và đề cao chuẩn mực đạo đức hiếu sinh, không sát sinh ...........................................................................................16 1.2.2. Khơi dậy Phật tính, tránh xa sân hận ..............................................................21 1.2.3. Tạo dựng nghiệp thiện, tránh xa nghiệp ác .....................................................24 1.2.4. Nhận thức cuộc đời là vô ngã, vô thường .......................................................26 1.2.4.1. Vô ngã là thuyết về bản chất của sự tồn tại .........................................27 1.2.4.2. Vô thường là bản chất tồn tại thế giới .................................................28 Tiểu kết chương 1................................................................................................... 31 CHƯƠNG 2. NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG HIỆN NAY……………......................32 2.1. Vấn đề môi trường và ý thức bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay .........32 2.1.1. Khái niệm Môi trường và Ý thức bảo vệ môi trường .....................................32 2.1.2. Ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay ..................................35 2.1.2.1. Thực trạng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay.............35 2.1.2.2. Ý thức bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay .................................43 2.2. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng hiện nay ..........................................................................................................48 2.2.1. Vị trí, tầm quan trọng của sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng....................48 2.2.2. Nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học sư phạm Đà Nẵng hiện nay ............................................................................................51 2.2.3. Vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng hiện nay ......................................................................................................54 2.2.4. Một số đề xuất để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng hiện nay ......................................................................................55 Tiểu kết chương 2................................................................................................... 62 C. KẾT LUẬN .........................................................................................................64 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................68 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đạo đức Phật giáo, đặc biệt là đạo đức sinh thái Phật giáo, là một trong những đóng góp tích cực của Phật giáo vào nhận thức đạo đức nói chung và nhận thức đạo đức sinh thái của loài người nói riêng. Dựa trên các học thuyết triết học căn bản như: Thuyết Duyên khởi, Thuyết Vạn vật bình đẳng, Thuyết Nhân quả báo ứng, v.v... Phật giáo đã xây dựng nên các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức sinh thái căn bản và có một ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với bản thân Phật giáo mà còn đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức sinh thái của nhân loại. Đạo đức sinh thái tưởng chừng như đó là vấn đề của đời sống xã hội hiện đại nhưng thực ra nó lại có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử phát triển trong các học thuyết tư tưởng, các tôn giáo. Cũng giống như nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, Phật giáo quan tâm đến đạo đức sinh thái không phải là một nhận thức tiên tri đi trước thời đại, nó thực chất là một phần giáo lý của tôn giáo này trong quan niệm về thế giới, về nhân sinh, ở đó việc đặt ra và tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức sinh thái như là một trong những giải pháp nhằm giúp mỗi chúng sinh tự tìm thấy con đường đi đến giải thoát. Vấn đề môi trường sinh thái đang là một trong các vấn nạn của thế giới ngày nay, đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Ngày nay môi trường đang bị đe dọa trầm trọng vì tình hình thế giới phát triển càng lúc càng cao, các nhà máy, công trình, xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra ngoài môi trường rất nhiều khí thải, chất thải nguy hại, dẫn đến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường toàn cầu hiện nay đầy những yếu tố, nào là hạn hán, đói kém, thiên tai, lũ lụt… Dưới đây chúng ta thử phân tích các vấn đề nghiêm trọng mà trái đất đang phải chống chọi, đối mặt. Nguồn nước sạch cần cho cuộc sống con người đang ngày càng bị khan hiếm. Hiện nay trên trái đất, diện tích nước chiếm tới khoảng 70% bề mặt, tuy nhiên chỉ có khoảng 2% là nước phù hợp cho tiêu dùng, được coi là nước sạch sử dụng được. Nhiều khu vực vẫn phụ thuộc vào lượng nước mưa dự trữ, nếu khí hậu biến đổi thì nguồn nước cung cấp từ thiên nhiên là vô cùng khan hiếm, dẫn đến thiếu nước nước cho sinh hoạt. Nhưng có nơi lại lũ lụt thiên tai, lũ quét làm phá hủy hệ sinh thái tự nhiên và các công trình của con người xây dựng nên trong các 1 khu vực trên thế giới. Điều này đã gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cho những người dân sống ở khu vực đó. Ngày nay thiên tai lũ lụt, hạn hán ngày càng nặng nề, đáng cảnh bảo, nguyên nhân sâu xa là do phần rừng bị khai thác một cách vô tội vạ. Nạn phá rừng hầu như xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới. Các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới đã cảnh báo rất nhiều về việc tàn phá hệ sinh thái cây xanh sẽ ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân trên thế giới và ở Việt Nam. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ở Việt Nam ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước... Nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Đầu tiên, đó chính là sự nhận thức chưa thật đầy đủ, chưa thật đúng và sự thờ ơ của người dân. Sự thiếu sót trong các khâu quản lí... Chính những vấn đề này đã và đang có ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ hiện nay và về sau. Là một trong những tôn giáo lớn và có truyền thống lâu đời và bậc nhất trên thế giới nên những di sản tư tưởng mà Phật giáo để lại cho nhân loại có ý nghĩa vô cùng lớn lao, trong đó có các tư tưởng về đạo đức học sinh thái. Không chỉ phản ánh trung thực mục tiêu, tôn chỉ cũng như những triết lý căn bản về thế giới quan và nhân sinh quan của tôn giáo này trong suốt tiến trình hình thành và phát triển mà nó còn có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với việc nghiên cứu và giáo dục đạo đức sinh thái trong giai đoạn hiện nay. Việc nghiên cứu khoa học về đạo đức sinh thái Phật giáo nhằm tiếp thu các tinh hoa Phật giáo để bổ sung vào nhận thức của con người hiện nay về môi trường sinh thái để qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hiện nay… Ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng hiện nay, không chỉ có sinh viên Khoa Sinh - Môi trường mà cả sinh viên các khoa khác, cả tự nhiên và xã hội trong toàn trường đều có ý thức quan tâm đến những vấn đề về môi sinh. Các hoạt động tình nguyện như: Truyền thông về môi trường sinh thái, mùa hè xanh, bảo vệ 2 Vooc Chàvá chân nâu núi Sơn Trà, dọn vệ sinh môi trường, Khóa tập huấn thường niên “Bảo tồn linh trưởng của Việt Nam” đã được khởi động trở lại... Đây là những hoạt động ý nghĩa nhằm chung tay góp sức cùng cộng đồng địa phương thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ môi trường và xây dựng Đà Nẵng thành một thành phố sinh thái đáng sống. Để nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng, với tư cách là một sinh viên năm tư chuyên ngành giáo dục chính trị, giáo dục công dân sắp tốt nghiệp ra trường, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Đạo đức sinh thái Phật giáo và việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho Khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua nghiên cứu đạo đức sinh thái Phật giáo để có cái nhìn sâu sắc hơn về môi trường, về mối quan hệ giữa con người và môi trường. Để từ đó xây dựng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học Sư phạm ở Đà Nẵng hiện nay. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài đề ra và thực hiện một số nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của đạo đức sinh thái Phật giáo; + Nghiên cứu và đánh giá về thực trạng về ý thức sinh thái của sinh viên Đại học Sư Phạm-Đại học Đà Nẵng hiện nay; + Đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao ý thức môi sinh và hành động bảo vệ môi trường của sinh viên Đại học sư phạm- Đại học Đà Nẵng hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do thời gian và điều kiện không cho phép, đề tài chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu về đạo đức sinh thái Phật giáo, giá trị và ý nghĩa của những tư tưởng đạo đức sinh thái Phật giáo; về môi trường sinh thái Việt Nam và ý thức bảo vệ môi trường trong lớp trẻ, đặc biệt là sinh viên hiện nay; về việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên trong phạm vi Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng hiện nay. 3 4. Phương pháp nghiên cứu a. Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận là các quan điểm triết học MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mới tư duy lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam từ Đại hội VI đến nay. b. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài khóa luận sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử với các nguyên tắc: khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể, thực tiễn. Trong đó, chú trọng các phương pháp cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, kết hợp cái đặc thù và cái phổ biến, so sánh, phân tích, tổng hợp… 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận gồm 2 chương (4 tiết). Chương 1: Đạo đức sinh thái Phật giáo Chương 2: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học sư phạm Đà Nẵng hiện nay 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Vấn đề về đạo đức nói chung và đạo đức sinh thái nói riêng đã được các phái triết học, các nhà triết học trong lịch sử ở phương Đông và phương Tây đề cập đến từ rất sớm. Quản Trọng một triết gia Trung Hoa cổ đại có viết: “Nhất niên thụ cốc. Thập niên thụ mộc. Bách niên thụ nhân. Thiên niên thụ đức”. Cũng giống như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Nhấn mạnh vai trò của việc chăm lo cho giáo dục và với kế ngàn năm quan tâm đến đạo đức, trong đó có đạo đức sinh thái. Vấn đề đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu trong việc thành bại của con người. Đạo đức thể hiện chuẩn mực dẫn dắt cách ứng xử của con người như một thói quen. Đạo đức không chỉ thể hiện thông qua các mối quan hệ giữa con người với con người, mà còn thể hiện mối quan hệ với tự nhiên. Từ xa xưa, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên đã được quan tâm. Ở phương Đông thể hiện nó như một triết lý sống hài hòa với thiên nhiên “Thiên nhiên hợp nhất”. Tư tưởng về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được C.Mác đề cập từ khá sớm. Ngay trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1884, C.Mác đã 4 viết: “Giới tự nhiên - cụ thể là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó không phải là thân thể của con người - là thân thể vô cơ của con người. Con người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó, con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói như thể chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên” [28; tr.135] Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng có các luận giải khoa học về đạo đức sinh thái, đạo đức môi trường. Đúng như C.Mác, trong Luận cương về L.Feuerbach, có viết: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Tuy nhấn mạnh mặt xã hội như là nhân tố quyết định. Nhưng chủ nghĩa Mác cũng không hề phủ nhận mặt sinh học tự nhiên, trái lại thừa nhận vai trò to lớn của nó trong sự hình thành con người có nhân cách, có ý thức, có đạo đức. Vấn đề về đạo đức nói chung và đạo đức sinh thái nói riêng từ rất sớm cũng đã được đề cập đến trong các kinh sách Phật giáo, được các cao tăng, học giả Phật giáo luận bàn và đã có nhiều công trình biên khảo có giá trị. Trong thời hiện đại, Hòa thượng Tinh Vân trong cuốn Phật giáo và sinh thái tự nhiên đã chứng minh theo triết học Phật giáo: Cỏ cây, hoa lá (thực vật) đều có Phật tính; Cá chim, muôn thú (động vật) đều có Phật tâm; Sông núi đất đai đều có Phật thể; Mặt trời, mặt trăng, mưa gió, sấm sét đều có Phật dụng… Trong Đạo Phật và Môi trường tập hợp các nghiên cứu của các học giả Đông Á Nhật Bản, Đài Loan… do Hòa thượng Thích Nhuận Đạt (dịch), đã cố gắng xác định tư tưởng bảo vệ môi trường theo quan điểm Phật giáo như: Khắc phục dục vọng và tính tham lam; thay đổi quan niệm về hạnh phúc; thay đổi cách sống; nhận thức chính xác về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên; v.v… Trình bày quan điểm của Phật giáo đại thừa về con người, trái đất và vũ trụ, cuốn Đạo đức Phật giáo do Hòa Thượng, Tiến sĩ Thích Minh Châu giới thiệu, được Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1995, gồm những bài tham luận của nhiều tác giả, cũng cho chúng ta các kiến giải uyên bác về đạo đức sinh thái Phật giáo. Vấn đề về đạo đức nói chung và đạo đức sinh thái nói riêng cũng được các nhà triết học và khoa học trên thế giới và ở Việt Nam đề cập đến qua các công trình biên 5 khảo lớn, các bài báo khoa học, cũng như trong các sách giáo khoa về triết học, về đạo đức học. Ở Việt Nam các nhà khoa học cũng đặc biệt quan tâm đến đạo đức sinh thái và việc bảo vệ môi trường qua các công trình biển khảo và bài báo khoa học của mình. GS.Trần Nhâm đề cập đến Môi trường - sinh thái và mối hiểm hoạ của thế kỷ XXI... TS.Phạm Văn Boong đề cập về Ý thức sinh thái và vấn đề phát triển lâu bền... TS.Vũ Minh Tâm đặt vấn đề về Giáo dục văn hoá sinh thái - nhân văn trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dân số... Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, Viện Triết học, có bàn đến Viễn cảnh mới cho thế kỉ XXI nhìn từ góc độ một nền đạo đức mới - đạo đức học sinh thái... Cuốn Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay do GS.Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 có đề cập đến ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo ở Việt Nam. Vài năm gần đây, ngày có nhiều công trình nghiên cứu, luận giải chuyên sâu vấn đề bảo vệ môi trường và phương thức xử lý theo quan niệm Phật giáo. Trong đó phải kể đến công trình nghiên cứu, bài viết bàn về đạo đức sinh thái Phật giáo như: Giáo dục đạo đức sinh thái vì sự phát triển bền vững cho con người và giới tự nhiên của Phan Thị Hồng Duyên. Đạo đức sinh thái theo quan điểm của Phật giáo của PGS.TS.Phạm Công Nhất, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã khái quát được một số nguyên tắc Đạo đức sinh thái theo quan điểm Phật giáo; v.v… PGS.TS.Phạm Thị Ngọc Trầm, thuộc Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã đề cập đến các vấn đề: Về giá trị văn hoá sinh thái truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá; về xây dựng đạo đức sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường; xây dựng đạo đức sinh thái một trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên; những giá trị văn hoá sinh thái nhân văn Hồ Chí Minh, v.v... Các công trình nghiên cứu khoa học về Phật giáo trên đây có cách khai thác riêng về nhiều khía cạnh khác nhau trong đạo đức sinh thái Phật giáo. Đề tài “Đạo đức sinh thái Phật giáo và việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng hiện nay” là sự kế thừa một số thành tựu, kết quả nghiên cứu về Phật giáo nói chung và đạo đức sinh thái Phật giáo nói riêng, kết hợp 6 với những kiến thức, khả năng của bản thân tác giả. Khóa luận này là bước đầu trong sự nghiên cứu, tìm hiểu, tóm lược một số kiến thức về đạo đức sinh thái Phật giáo, như: Về các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực để hình thành đạo đức sinh thái Phật giáo; Về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường, trong đó có ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên; Về sự vận dụng các tư tưởng đạo đức sinh thái Phật giáo để nâng cao nhận thức cho sinh viên Sư phạm ở Đà Nẵng hiện nay. Khóa luận này có thể còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, các nhà nghiên cứu Phật học, các bạn sinh viên Sư phạm có quan tâm đến đạo đức môi trường, để tác giả khóa luận học tập và tiếp tục hoàn thiện nội dung luận văn khoa học này về sau. 7 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. ĐẠO ĐỨC SINH THÁI PHẬT GIÁO 1.1. Nguồn gốc, cơ sở hình thành Đạo đức sinh thái Phật giáo 1.1.1. Nguồn gốc, cơ sở về lịch sử, xã hội Ấn Độ với nền văn minh lâu đời, mang nhiều dấu ấn lịch sử của nhân loại. Vào khoảng thế kỉ VI đến V TCN, Ấn Độ là cái nôi đầu tiên cho sự hình thành và phát triển của đạo Phật, và là một nền văn hóa tâm linh phát triển mạnh mẽ lúc bấy giờ. Một nhà hiền triết, một nhà triết học có thật trong lịch sử của nền Triết học Ấn Độ cổ đại là Shidhartha Gauthama, Đức Phật lịch sử xuất hiện mở ra kỷ nguyên Phật giáo. Thời kỳ này lịch sử Ấn Độ có sự chuyển biến rất lớn. Các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, học thuật dường như đang nằm trong một cuộc vận động mạnh mẽ. Trước khi Đức Phật ra đời vài trăm năm, nền văn minh Ấn Độ nằm ở các khu vực thượng lưu sông Hằng như Kuruksetna, Pancàla, Matsya và Suracena, v.v… Ở thời kỳ này, những quan điểm của tầng lớp Bà-la-môn chi phối tất cả. Đến thời đại Đức Phật ra đời thì cuộc vận động văn hóa đã làm cho vũ đài chính trị, kinh tế, thứ tự giai cấp gần như đảo lộn. Bằng chứng là trong tư tưởng thời kỳ trước nặng về hình thức, tĩnh tại và nhuốm nặng chất thi ca, hình nhi thượng (siêu hình học hiểu theo nghĩa triết học Phương Tây); đến thời kỳ Đức Phật thì tư tưởng thực tế, năng động, gần gũi với con người hơn. Sự phát triển của Phật giáo gắn liền với sự thúc đẩy, sự liên hệ vô cùng mật thiết với tình hình xã hội. Việc tu hành của tăng nhân là nỗ lực tìm sự thanh đạm giản dị, không xâm phạm nguồn tài nguyên thiên nhiên, thể hiện một mối quan hệ cộng sinh với vạn vật, một triết lý nhân sinh mang tính chất đạo đức sinh thái nhân văn đã định hình từ khá sớm trong lịch sử. Nhận thức được chân lý và quy luật của vũ trụ, đồng thời xuất hiện từ nền văn hóa đang tồn tại, Phật giáo đã xây dựng nên một hệ thống nhân sinh quan và thế giới quan riêng biệt, mang đậm dấu ấn Phật giáo. Ra đời và phát triển trong điều kiện không gian nước Ấn đang trong thời kì nông nghiệp biến đổi mạnh. Và về sau sự phát triển của đạo Phật diễn ra mạnh mẽ, truyền đạo, du nhập vào nhiều quốc gia trên thế giới. 8 Cùng với sự phát triển của xã hội, từ thế kỉ XVIII bước vào nền văn minh công nghiệp về sau, con người đã vô tình hay hữu ý phá hủy môi trường sinh thái ngày càng nghiêm trọng hơn. Nhân loại và tự nhiên ở trong nguy cơ đang đâm vào nhau, hoạt động của con người đã mang đến tổn thương cho môi trường tự nhiên. Vào thập niên 70 của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhà sinh vật học người Đức là Emst Haeckel (1834 - 1919) đã đưa ra thuật ngữ Sinh thái học (Ecology). Từ thập niên 60 của thế kỷ XX trở về sau, vấn đề môi trường sinh thái đã có được sự quan tâm thực sự của nhân loại có lương tri và tiến bộ. Phật giáo ngay từ khi mới ra đời là tôn giáo rất chú trọng đến hệ sinh thái tự nhiên. Là một tôn giáo lớn, đạo Phật ý thức được vai trò, tầm quan trọng của môi sinh ngay từ mới sơ khai hình thành, Đức Phật luôn ca ngợi thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên. Có thể nói cỏ hoa, cây cối, con trùng, tôm cá, chim muông, sông suối đất đai, mặt trời mặt trăng, gió bão, sấm chớp đều là cơ duyên ngộ đạo của hành giả, và dần dần gắn chặt cuộc đời Đức Phật vào tự nhiên. Phật đã tu hành trong rừng sâu núi thẳm, dưới gốc cây Bồ đề nhìn thấy ánh sao mai vừa mới mọc Người đã chứng ngộ chân lí của vũ trụ. Kiến trúc chùa chiền dung hòa với rừng núi, tôn trọng và không hủy hoại môi trường rừng; việc tu hành của Tăng nhân là sự nổ lực tìm kiếm sự thanh đạm trong cuộc sống không xâm phạm làm biến đổi đến tài nguyên thiên nhiên, thể hiện một sự cộng sinh với vạn vật. Với lối sống thanh nhã, với những hoạt động trồng cây gây rừng, trân quý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đề xướng không sát sanh, ăn chay, phóng sinh, bảo vệ sự sống muôn loài, đây là thực tiễn trong việc giáo dục đạo đức sinh thái, bảo vệ môi trường cho tất cả nhân loại của Phật giáo. Bên cạnh đó, Phật giáo rất đề cao con người, hay nói cách khác là tiền đề xuất phát của Phật giáo là con người sống hiện hữu. Con người là trọng tâm trong học thuyết đạo đức Phật giáo. Theo quan niệm của Phật giáo, con người phải chịu trách nhiệm về kết quả hành động của chính mình trước cuộc sống của mình và trước thiên nhiên. Trước sự phát triển vượt bậc về khoa học kĩ thuật sẽ đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của con người nhưng kéo theo đó là sự lo âu, khốn khổ với sự biến đổi bất thường của tự nhiên, môi trường sinh thái tự nhiên. Hành động của con người đã 9 mang đến tổn thương sâu nặng lên môi trường tự nhiên, tạo ra một sự đe dọa cho tương lai của xã hội. Trước những sự lo âu, sự tàn phá và biến đổi bất thường của tự nhiên, Phật giáo với triết lý từ bi, hỷ xả, khuyến khích con người hướng thiện, thay đổi lối sống, thay đổi phương pháp quản lí về trái đất và sự sống. Điều đó sẽ thay đổi khổ nạn thành phúc đức. Phật giáo cũng đã dễ dàng đi vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng, bác ái. Triết lý nhân sinh, đạo đức sinh thái Phật giáo phù hợp với đạo đức, lẽ sống của con người, trong đó có người Việt Nam ta, qua các thời đại lịch sử và cho đến ngày nay. Dựa trên hệ thống giáo lý của mình, đưa ra phương pháp giải thoát cho tất cả chúng sinh. Nổ lực nắm bắt sự cân bằng trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, tìm kiếm sự phát triển hài hòa giữa con người là nền tảng đảm bảo để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Phật giáo xây dựng đạo đức sinh thái trên cái nhìn của lịch sử, thực tiễn của nhân loại, nhằm tìm kiếm sự giải thoát. 1.1.2. Nguồn gốc, cơ sở về nhận thức, tư tưởng Đạo Phật là một tôn giáo mang dấu ấn đặc sắc riêng. Những tư tưởng đạo đức sinh thái Phật giáo được hình thành trong suốt lịch sử phát triển của tôn giáo này. Là một học thuyết triết học nhân sinh, Phật giáo đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về môi trường sinh thái. Biểu hiện thông qua lối sống và ý thức chi phối các hoạt động thực tiễn như: Ăn chay, niệm Phật, không sát sinh, hài hòa hòa quyện với thiên nhiên, được quy định trong các giới khi quy y tam bảo- quay về chổ sáng, giác ngộ, giải thoát, hành động theo con đường Phật dạy, tuân theo giáo pháp của Phật trở thành con Phật, … Những tư tưởng đạo đức sinh thái Phật giáo được hình thành, hoàn thiện và phát triển cùng với thực tiễn xã hội. Và dựa trên hệ thống các luận thuyết chủ yếu của Phật giáo có từ thời Phật giáo nguyên thủy, như: Thuyết Duyên khởi, thuyết Vạn vật bình đẳng và thuyết Nhân quả. 1.1.2.1. Thuyết Duyên khởi Trong kinh Phật Tự Thuyết, Đức Phật có nói: “Vì cái này có, cái kia có. Vì cái này sinh, cái kia sinh. Vì cái này không, cái kia không. Vì cái này diệt, cái kia diệt.” [51, tr.291]. Bốn câu trên cho thấy sự liên hệ, nối kết với nhau trong sự hiện hữu liên tục của mọi sự vật. Cái này, cái kia tạo thành một chỉnh thể không thể chia cắt 10 được, sự tồn tại hay không tồn tại của một sự vật được quyết định bởi điều kiện. Căn cứ vào những nguyên tắc này mà thuyết Duyên khởi được thành lập. Quan niệm về Duyên khởi của Đức phật cho rằng toàn thế giới là một chỉnh thể thống nhất, quan hệ khắn khít chồng chéo vào nhau. Xoay quanh 12 nhân duyên, hay 12 chi hoặc gọi là 12 mắt xích liên kết với nhau như sợi dây chuyền không thể chia cắt. Cái mắc xích này là nhân tạo ra quả là cái mắt xích kia nhờ duyên là điều kiện, năng lực xúc tác. Hay nói dễ hiểu hơn là cái này là duyên để cái kia tồn tại, vạn vật trong thế giới này vì thế mà tồn tại đa dạng và sống động. Duyên khởi luận là thế giới quan độc đáo của Đạo Phật. Duyên khởi luận đại khái cho rằng sự tồn tại và hủy diệt của thế giới do sự hình thành và tan rã của các điều kiện, “Có nhân có duyên thế gian tập thành; có nhân có duyên thế gian hủy diệt”. Nói cách khác mọi thứ trong vũ trụ đều được kết nối bằng sợi dây nhân duyên. [49; tr.236] Hay nói rõ hơn, học thuyết Duyên khởi cho chúng ta biết mọi sự hiện hữu trên thế giới đều là sự kết hợp của rất nhiều nhân duyên. Chúng không thể tồn tại độc lập mà nương tượng với nhau trong mối tương quan mật thiết. Thuyết Duyên khởi được diễn tả qua một tiến trình “Nhân - Duyên - Quả”. Mọi sự vật kế tiếp liên tục để sinh khởi, cái này có thì cái kia có; hay cái này sinh dẫn đến cái kia sinh. Không có cái gì hiện hữu độc lập, mọi thứ đều liên kết tùy thuộc vào nhau. Cái này là hổ tương của cái kia và ngược lại. Nếu chẳng may một cái mất đi sẽ kéo theo sự mất đi hoặc biến đổi hoặc xáo trộn của cái khác. Trong đạo Phật khi nhìn nhận các sự vật dưới con mắt của quan niệm về “Tứ đại” thì thuyết duyên khởi một lần nữa được chứng thực một cách cụ thể và khoa học. Tứ đại là đất (Pathari), nước (Apo), gió (Vayo), lửa (Tejo) 4 yếu tố cấu thành nên bất cứ vạn vật nào trong vũ trụ này. Con người nhân duyên sinh thành từ tứ đại, lục căn đầy đủ cũng nhờ sự liên kết của tứ đại. Xét trên chính cơ thể con người chúng ta: xương, thịt, da, lông, tóc,… đó là chất rắn; máu, dịch,… là chất lỏng; hơi thở lưu thông là chất khí; thân nhiệt, hơi ấm là lửa. Bốn yếu tố này như một mắc xích tạo thành một con người hài hòa, từ đó sinh thức, bắt đầu có cảm nhận, suy nghĩ, ý thức và hình thành tri thức. Duyên khởi vừa là điểm bắt đầu nhưng cũng là điểm cuối của hành trình đi đến “Giải thoát”. 11 Duyên khởi quan hệ mật thiết giữa con người với xã hội, con người với văn hóa truyền thống. Không được xem con người đứng độc lập với xã hội, văn hóa và truyền thống. Nhưng ngược lại, cũng không được đặt nặng xã hội, văn hóa, truyền thống trước con người và hạnh phúc con người. Như vậy, xuất phát từ tư tưởng Duyên khởi cho rằng con người và giới tự nhiên có sự tương nhập lẫn nhau. Con người nương giới tự nhiên để sinh tồn, giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Bởi vì, đúng như C.Mác đã viết: “Bản chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại đối với xã hội; vì chỉ có trong xã hội, tự nhiên đối với con người mới là một cái khâu liên hệ con người với con người; ... chỉ có trong xã hội, tự nhiên mới biểu hiện ra là cơ sở của sự tồn tại có tính chất người của bản thân con người. Chỉ có trong xã hội, tồn tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có tính chất người của con người đối với con người và tự nhiên mới trở thành con người đối với con người”. [25; tr.170] Xét trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là mối quan hệ cộng sinh, cùng sinh tồn và phát triển. Điều quan trọng bậc nhất trong Duyên khởi là nói lên sự tồn tại trong mối liên hệ phụ thuộc giữa con người với xã hội và tự nhiên. Sinh thái là một điều kiện nhất định, là nguyên nhân cùng nương tựa vào con người, con người và sinh thái tác động lẫn nhau. Cá nhân, nhân loại, xã hội đều không thể tồn tại độc lập mà tồn tại trong mối quan hệ tương quan chặt chẽ với thiên nhiên. Thiên nhiên như là dung môi xúc tác cho mọi phản ứng, hay là môi trường cho hoạt động sống của con người được duy trì và phát triển. Làm tổn hại môi trường sinh thái là tự làm tổn hại chính cuộc sống của bản thân nhân loại. Phá hoại môi trường thiên nhiên là phá hoại sự tồn tại của bản thân nhân loại. Trong thuyết Duyên khởi có ý nói rằng: “Một hiện hữu trong tất cả và tất cả hiện hữu trong một”, điều này có nghĩa là sự ô nhiễm hay mất cân bằng, xáo trộn nơi này chính là sự ô nhiễm hay mất cân bằng, xáo trộn ở các nơi khác trên thế giới. Từ những luận điểm này đã đặt ra những câu hỏi cho chính cuộc sống con người: Làm sao ngăn ngừa sự phá hoại môi trường sinh thái do con người gây ra, làm sao duy trì, bảo vệ sự cân bằng sinh thái bình thường, làm sao tạo ra những điều kiện tương sinh, tương quan, nhân tố có lợi nâng cao sinh thái, đó là trách nhiệm quan trọng của mọi con người, của nhân loại để bảo toàn được bản thân. 12 1.1.2.2. Thuyết vạn vật bình đẳng Trong vòng xoay của tạo hóa, vạn vật vận động chuyển hóa vừa là nguyên nhân của nhau, vừa là kết quả của nhau theo các quy luật của luân hồi “Sinh - trụ dị - diệt” hoặc: “Thành - trụ - hoại - không” nên vạn vật dù cao hay thấp đều trở nên cần thiết cho nhau. Vai trò, vị trí của mỗi một vật, một kiếp trong thế giới này do đó trở nên bình đẳng với nhau, không cao, không thấp, không sang, không hèn. Trong quan niệm của Phật giáo, con người là chủ nhân của mọi hành vi của chính bản thân mình ở ba thời: Quá khứ, hiện tại và tương lai, là người duy nhất có toàn quyền định đoạt cuộc đời mình. Ngoài mình ra không có bất cứ lực lượng sức mạnh nào, hay thần linh nào, có thể chỉ phối hoạt động của con người. Bình đẳng với mọi sự vật, thiên nhiên an hòa, chính là bình đẳng đối với chính cuộc sống của mình. Do đó đức Phật mới nói: “Tất cả mọi người trong trăm chủng tộc khác nhau ấy đều có thể mang bột tắm đến nước và tắm rửa, trừ khử các cấu bẩn cho thật sạch... Tất cả những người trong trăm chủng tộc khác nhau kia đều có thể dùng bất cứ loại gỗ nào làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát ra lửa và cháy lớn lên”. [32] Tất cả các sự vật đều do tứ đại hình thành nên, mọi sự vật chỉ khác nhau dưới con mắt của mỗi con người. Do con người có tánh phân biệt, cái này hay cái kia dở; cái này xấu cái kia đẹp… Kể cả con vật cũng có tánh giác nhưng ở mức độ bản năng tánh giác. Từ đó, Phật giáo khuyên chúng sinh thực hành lối sống từ bi, hình thành Phật tánh, không tranh đoạt và làm tổn hại đến môi trường xung quanh, lối sống thiện lương, không sát sinh (bất sát) cũng là xuất phát từ triết lý vạn vật bình đẳng như đã phân tích ở trên. 1.1.2.3. Thuyết nhân quả Phật giáo Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. [39; tr.292] Hiện tượng giới luôn luôn trôi chảy theo một quy luật gọi là nhân quả. Nhân quả trong giáo lý Phật giáo đều là pháp duyên sinh, chúng vô ngã, chúng luôn luôn nhìn dưới ánh sáng của Duyên khởi. Theo Phật giáo, con người hiện tại là kết quả của nguyên nhân quá khứ. Trong thế giới tương quan của hiện tượng, mỗi hiện hữu đều có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân của sự có mặt của các hiện hữu gọi là nhân, hiện hữu gọi là quả. Ví dụ như là mưa là quả, mây là nguyên nhân, hay hạt thóc là quả cây lúa là nguyên nhân. Tương quan nhân quả của các hiện hữu là một 13 vòng tròn tương quan xoắn ốc. Mỗi hiện tượng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của cái kia. Trong một vòng tròn nhân quả còn có yếu tố duyên ảnh hưởng. Duyên trong quá trình này tác động đến sự hình thành chất lượng và tiến độ của quả, quả có thể hình thành sớm hay muộn, và cũng có thể không hình thành. Thời gian từ nhân đến quả khác nhau ở các loại nhân khác nhau và ở những người tạo nghiệp khác nhau. Đây là một trong những lý thuyết căn bản của triết học Phật giáo về nhân sinh quan. Nhân duyên đó không phải là sự ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của những tác động từ luật nhân quả (còn gọi là Nghiệp). Nghiệp của mỗi người gặp phải trong đời có thể là “nghiệp xấu” (cuộc đời gặp nhiều bất trắc, kém an toàn) hoặc “nghiệp tốt” (cuộc sống gặp nhiều thuận lợi, hanh thông). Con người tạo ra “nghiệp” của chính mình trong quá trình sống và tích đức của chính bản thân. Nhưng những tác động của nghiệp (báo hoặc quả báo) đến cuộc đời thực của mỗi người lại khá phức tạp, có khi trực tiếp có khi lại gián tiếp. Chẳng hạn như đời này tạo ra nghiệp nhưng rất có thể nghiệp đó lại thể hiện ra kết quả và tác động đến con cháu đời sau. Nói một cách đơn giản, “nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo thiện, còn làm các điều ác bị quả báo ác. Luật nhân quả chính là phương thức, qui tắc cùng định luật cố định của nhân quả báo ứng, nó ứng nghiệm cho bất kỳ ai không kể thân sơ, sang giàu hay hèn kém. Nhân quả là một quá trình tạo tác và thọ lãnh. Nhân quả là chiều thời gian chuyển biến liên tục trong tự thân của vật thể và trong hoạt động tâm lí. Vũ trụ nhân sinh luôn chuyển biến vận hành trong mọi thời khắc. Quá khứ, hiện tại và tương lai luôn chuyển hướng theo chiều hướng nhân quả. Đạo Phật khám phá về nhân quả, vô thường, duyên sinh giúp con người hiểu đạo lí, sống biết cách đối nhân xử thế. Nhân quả thể hiện qua ba phạm trù thời gian, gọi là hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là kết quả trổ ngay trong hiện kiếp, có thể ngay tức khắc, hoặc một ngày, một tháng, một năm, nhiều năm…trong một đời này. Sanh báo là kết quả trổ ở kiếp sau khi vừa thọ nhận một thân mới. Vì vậy, có những người tạo việc lành bây giờ mà vẫn gặp điều không tốt vì nhơn ác đã tạo từ kiếp trước. Hậu báo là khi mình tạo việc lành hay việc dữ ở kiếp này, quả không trổ liền 14 ở kiếp này hay kiếp tiếp theo mà nhiều kiếp về sau mới trổ, vì duyên chưa đủ. Dựa trên lý nhân quả mà nói ba thời, ba khía cạnh của nhân quả. Từ quan niệm như trên, Phật giáo hướng con người đến lối sống lành mạnh, sống thiện, xây dựng nghiệp thiện. Nhà Phật có nói: “Phàm làm việc gì phải nghĩ đến quả của nó”. Con người chúng ta làm việc đôi khi do bản năng, tính háo thắng hoặc thiếu suy nghĩ, đặt lợi ích cá nhân lên trên hết mà không lường trước những hậu quả kéo theo sẽ xảy ra. Vì vậy áp dụng đạo lý nhân quả vào các công việc xã hội, nhất là vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái hiện nay, chúng ta sẽ cải thiện được môi trường sống từ trong suy nghĩ của mọi cá nhân, xã hội. Giáo dục con người biết suy nghĩ tốt, làm việc lành là một nhiệm vụ cao cả và thiết yếu. Tuy cũng có đôi chút sắc thái thần bí, huyền hoặc. Kiếp này là kết qủa của kiếp trước nhưng lại là nguyên nhân của kiếp sau này. Phần nào có khác với định luật nhân quả trong khoa học. Nhưng tư tưởng nhân quả này trong triết học Phật giáo, vẫn chứa đựng các yếu tố biện chứng đặc sắc có giá trị và rất đáng được trân trọng, học tập. 1.2. Một số vấn đề của đạo đức sinh thái Phật giáo Nhân loại đã và đang chứng kiến sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai. Do bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng hàng thập kỷ, hay hàng trăm năm. Trong những năm gần đây, sự thay đổi khí hậu đã và đang diễn ra hết sức gay gắt với hiện tượng nóng lên của trái đất và trở thành một vấn đề của toàn cầu. Chưa bao giờ loài người lại đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách đặc biệt là những khó khăn và thử thách từ sự thay đổi dẫn đến khủng hoảng môi trường và những tác động tiêu cực của nó đến cuộc sống của chính con người. Tất cả đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và sự an toàn của cả nhân loại. Nhân loại phải sớm thay đổi tư duy, thay đổi lối sống của mình nếu không sẽ khó tránh khỏi khổ nạn. Bắt đầu thay đổi từ trong nhận thức đến những hành động đơn giản nhất. Phải có ý thức bảo vệ sinh thái, tôn trọng không gian sinh tồn của các giống loài khác, trái đất của chúng ta mới hy vọng có thể tồn tại dài lâu. Đạo Phật với sự hình thành và phát triển hàng nghìn năm. Là một tôn giáo lớn, gần gũi, gắn bó mặt thiết với đời sống văn hóa Việt Nam, Phật giáo dễ dàng đi sâu 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan