Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận đánh giá vai trò của rừng dừa nước vùng hạ lưu sông thu bồn đối với cộ...

Tài liệu Khóa luận đánh giá vai trò của rừng dừa nước vùng hạ lưu sông thu bồn đối với cộng đồng cư dân xã cẩm thanh hội an

.PDF
56
193
141

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG TRẦN THỊ THU HÀ ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA RỪNG DỪA NƢỚC VÙNG HẠ LƢU SÔNG THU BỒN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN XÃ CẨM THANH – HỘI AN Ngành: SƢ PHẠM SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Tƣờng Vy Đà Nẵng - Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả khóa luận Trần Thị Thu Hà LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Khóa Luận Tốt Nghiệp và những gì đạt đƣợc hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của giáo viên hƣớng dẫn, các cơ quan chức năng, ngƣ dân tại các khu vực nghiên cứu …cũng nhƣ các hỗ trợ, chia sẻ của mọi ngƣời ở nhiều phƣơng diện. Tôi xin chân thành cảm Tiến Sĩ Chu Mạnh Trinh và các cộng sự đã cho phép chúng tôi tham gia vào dự án “ Chƣơng trình Xây Dựng kế hoạch quản lí, bảo tồn và phát triển rừng dừa nƣớc và tài nguyên tại Cẩm Thanh – Vùng đệm khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An, giai đoạn 2018 – 2022 tầm nhìn 2030” đã góp phần định hƣớng, hỗ trợ và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hƣớng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thị Tƣờng Vi đã nghiên cứu, quan tâm, giúp đỡ cũng nhƣ hỗ trợ về tinh thần để tôi có thể thực hiện tốt Khóa Luận Tốt Nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn các bạn cùng nhóm đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận này. Và tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị cán bộ trong khoa Sinh - Môi trƣờng, trƣờng Đại học Sƣ Phạm – Đại học Đà Nẵng cũng nhƣ các thầy cô trong trƣờng đã giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi trong 4 năm học qua. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan chức năng, ngƣ dân tại các khu vực nghiên cứu và gia đình và ngƣời thân, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận này! Đà Nẵng, ngày 02 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Trần Thị Thu Hà MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU RỪNG DỪA NƢỚC .........................................3 1.1.1. Trên thế giới ...............................................................................................3 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................5 1.1.3. Ở vùng hạ lƣu sông Thu Bồn .....................................................................8 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................12 1.2.1. Khí hậu .....................................................................................................12 1.2.2. Các yếu tố thủy văn ..................................................................................13 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................16 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................16 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................16 2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ..........................................................................16 2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................16 2.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................17 2.5.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ...............................................................17 2.5.1.1. Nguồn tƣ liệu thứ cấp.........................................................................17 2.5.1.2. Tham vấn cộng đồng ..........................................................................17 2.5.1.3. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu ......................................................18 2.5.2. Phƣơng pháp xử lí số liệu .........................................................................18 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................19 3.1. VAI TRÒ TRỰC TIẾP CỦA RỪNG DỪA NƢỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG ......................................................................................................19 3.1.1. Nhóm nghề phát triển du lịch ...................................................................21 3.1.1.1. Nghề bơi thuyền thúng .......................................................................21 3.1.1.2. Nghề dịch vụ du lịch bao gồm nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ khác .................................................................................................................22 3.1.2. Nhóm nghề khai thác thủy sản .................................................................22 3.1.3. Nguyên liệu cho các ngành nghề thủ công ...............................................22 3.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RỪNG DỪA NƢỚC ..........................................................................................................28 3.3.1. Ô nhiễm môi trƣờng .................................................................................29 3.3.1.1. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ..................................................................29 3.3.1.2. Ô nhiễm môi trƣờng đất .....................................................................30 3.3.1.3. Ô nhiễm tiếng ồn ................................................................................30 3.3.2. Khai thác thủy sản hủy diệt ......................................................................31 3.3.3. Cây dừa nƣớc và các vấn đề liên quan .....................................................32 3.3.3.1. Chặt phá dừa ......................................................................................32 3.3.3.2. Mật độ trồng dừa ................................................................................32 3.3.3.3. Sử dụng dừa nƣớc cho hoạt động du lịch .........................................32 3.3.4. Cảnh quan môi trƣờng chƣa đƣợc đồng bộ hóa ......................................33 3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG DỪA NƢỚC ......34 3.4.1. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng......................................................................37 3.4.2. Khai thác thủy sản cạn kiệt.......................................................................37 3.4.3. Đối với vấn liên quan đến dừa nƣớc .......................................................38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................40 PHỤ LỤC ..……………………………………………………………………………………..43 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT RNM Rừng ngập mặn DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 Vai trò trực tiếp của rừng dừa nƣớc đối với cộng đồng cƣ dân tại xã Cẩm Thanh Các nghề của nhóm nghề tranh tre dừa lá Nhận thức của ngƣời dân về vai trò của rừng dừa nƣớc tại Xã Cẩm Thanh Các vấn đề ảnh hƣởng đến rừng dừa nƣớc Một số biện pháp phát triển rừng dừa nƣớc tại xã Cẩm Thanh – Hội An Trang 19 23 25 28 35 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Hình 1.1 1.2 2.1 3.1 3.2 3.3 Sự phân bố của dừa nƣớc tại xã Cẩm Thanh trƣớc năm 1990 Sự phân bố của dừa nƣớc tại xã Cẩm Thanh trƣớc năm 1990 Rừng dừa nƣớc tại xã Cẩm Thanh – Hội An Tỉ lệ các nghề hƣởng lợi trực tiếp từ rừng dừa nƣớc xã Cẩm Thanh Nhận thức của ngƣời dân về vai trò của rừng dừa nƣớc tại xã Cẩm Thanh – Hội An Các vấn đề ảnh hƣởng đến sự phát triển của rừng dừa nƣớc Trang 10 10 16 24 27 33 1 MỞ ĐẦU Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng và có năng suất cao nhất trên thế giới. Đây là nơi nuôi dƣỡng, cƣ ngụ và cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật dƣới nƣớc và trên cạn có giá trị ở vùng ven biển. Đồng thời giúp ổn định bờ biển, bảo vệ đê điều và là tấm lá chắn chống lại gió bão cũng nhƣ các tai biến thiên nhiên [8]. Việt Nam là quốc gia có đƣờng bờ biển dài trên 3260km, 12 đầm phá, trong hệ đầm phá thì dãi rừng ngập mặn ven biển có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội. Nó đƣợc đánh giá là bức tƣờng xanh bảo vệ ven biển hạn chế xói lỡ và bão lũ. Do vậy rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của hàng triệu ngƣời dân ven biển, trong đó rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cũng không ngoại lệ. Xã Cẩm Thanh có địa hình phức tạp, chia cắt bởi hệ thống sông, rạch chằng chịt và nằm gần cửa biển. Đây đƣợc xem là vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển Hội An – Cù Lao Chàm, có vai trò quan trọng trong việc làm giảm nhẹ các tác động xấu do con ngƣời gây ra nhờ khả năng đồng hóa các chất thải từ các khu vực nội thành và vùng dân cƣ xung quanh hạ lƣu sông Thu Bồn đổ ra [9]. Hệ thực vật ngập mặn chủ yếu là cây dừa nƣớc. Hệ sinh thái dừa nƣớc nơi đây cũng tạo ra nhiều nguồn lợi có giá trị cho cộng đồng địa phƣơng. Từ cơ hội và thách thức đối với của phát triển du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội dựa trên tài nguyên rừng dừa nƣớc Cẩm Thanh và vùng hạ lƣu sông Thu Bồn. Theo ông Lê Ngọc Thảo Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm Hội An thời gian qua du lịch Cẩm Thanh phát triển quá nóng, vƣợt tầm quản lý của ch nh quyền địa phƣơng và các cơ quan chức năng, gây tác động xấu đến rừng dừa. Để đánh giá vai trò của rừng dừa nƣớc nhằm đề xuất giải pháp quản lí, sử dụng hợp lí và bảo tồn rừng dừa, chúng tôi tiến hành lựa chọn đề tài: “Đánh giá vai trò của rừng dừa nƣớc vùng hạ lƣu sông Thu Bồn đối với cộng đồng cƣ dân xã Cẩm Thanh - Hội An”. 2 Mục tiêu đề tài Đánh giá vai trò của rừng dừa nƣớc vùng hạ lƣu sông Thu Bồn đối với cộng đồng cƣ dân xã Cẩm Thanh – Hội An nhằm đề xuất các giải pháp quản lí, sử dụng hợp lí và bảo tồn rừng dừa nƣớc. 3 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU RỪNG DỪA NƢỚC 1.1.1. Trên thế giới Việc nghiên cứu về rừng mặn đã có từ lâu trên thế giới. Trong những năm gần đây cùng với hiện tƣợng biến đổi khí hậu, mực nƣớc biển dâng cao; các nghiên cứu về rừng ngập mặn (RNM) cũng đƣợc đẩy mạnh nhằm tăng khả năng th ch ứng với khí hậu và bảo vệ cuộc sống của cộng đồng cƣ dân ven biển. Một số công trình có thể kể tên nhƣ Wash và cộng sự 1984 đã nghiên cứu khả năng sinh trƣởng của cây con Avicenvia alba, Rhizophora mucromato và R, mangle. Jeyasseclan (1998) đã điều tra, nghiên cứu, mô tả các đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố của cá loài cá để trứng trong RNM của Châu Á. Công trình nghiên cứu về phục hồi, quản lí RNM của Haminton và Snedaker 1984 đã đƣa ra khuyến cáo khi xây dựng các phƣơng pháp quản lí, sử dụng và phát triển RNM. RNM là loại rừng phân bố ở vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên hầu hết các loại đất từ bùn sét, bùn cát đến các rạn san hô. RNM là sản phẩm hoạt động của các hệ cửa sông nhiệt đới mà ở đó thƣờng xuyên xuất hiện những điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của tập đoàn các cây ngập mặn nhƣ: sình lầy, các bãi bùn triều, các lòng sông cũ, các bãi bùn ven các cồn đảo cửa sông, chịu tác động trực tiếp của thủy triều, ít sóng to gió lớn. RNM là hệ sinh thái ổn định và giàu có, tồn tại trong điều kiện bất ổn định của môi trƣờng, nơi mà nhiều loài cây không thể thích ứng đƣợc với nền đất bùn mềm, phèn mặn, thiếu oxy, chịu tác động của thủy triều [12]. Theo Spalding và cộng sự (1997), trên thế giới có khoảng 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có RNM với tổng diện tích là 181.077km2. RNM phân bố khắp các châu lục và nhiều nhất ở Nam Á và Đông Nam Á. Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở các vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và một vài loài ở vùng á nhiệt đới (FAO,1994). Trên thế giới hiện nay RNM phân bố chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới hai bán cầu, dọc bờ biển Châu Phi, Châu Đại Dƣơng, Châu Á và Châu Mỹ. Theo báo Tamnhin.net, năm 2010 các nhà khoa học cho biết sau khi phân tích dữ liệu từ Hệ thống vệ tinh chụp ảnh Trái đất (Landsat) của NASA, họ ƣớc tính 4 RNM còn tồn tại chiếm 12,3% diện tích bề mặt Trái đất tƣơng đƣơng khoảng 137.760km²) và phân bố trên 123 nƣớc trên thế giới. Trong đó có khoảng 42% RNM trên thế giới đƣợc tìm thấy tại châu Á, theo sau là châu Phi với 21%, 15% thuộc Bắc và Trung Mỹ, 12% tại châu Đại Dƣơng và cuối cùng là Nam Mỹ với 11%. Diện tích RNM lớn nhất là tại Indonesia chiếm tới 21%, Brasil chiếm khoảng 9% và Úc chiếm 7% tổng diện tích RNM trên thế giới. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Chandra Giri tại USGS, con số trên sẽ tiếp tục giảm trong tƣơng lai: RNM toàn cầu đang biến mất nhanh chóng do biến đổi khí hậu làm mực nƣớc biển dâng cao, phá rừng để phát triển kinh tế ven biển, làm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2010, sự biến mất của các khu RNM nhanh hơn gấp 4 lần so với các khu rừng trên cạn. Theo Đài Quan sát Trái đất (EO) của NASA, Indonesia có 17.000 hòn đảo nhỏ và chiếm gần ¼ diện tích RNM trên thế giới. Tuy nhiên, các khu rừng này đã bị giảm một nửa trong ba thập kỷ qua – cụ thể giảm từ 4,2 triệu ha năm 1982 xuống còn 2 triệu trong năm 2000. Trong phần rừng còn lại, có gần 70% là “trong tình trạng nguy kịch và bị thiệt hại nặng”. RNM không chỉ cho gỗ, các hóa chất chiết ra từ gỗ, lá, quả mà còn là nơi quần tụ của nhiều loài nấm, vi khuẩn, động vật trên cạn và dƣới nƣớc, hình thành một hệ sinh thái đặc sắc. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn là một nguồn tài nguyên có giá trị. Ngoài sản lƣợng sinh học của cây rừng, năng suất sinh học sơ cấp của các bãi triều đƣợc phủ bởi RNM cũng rất cao, dao động từ 140 – 160 mgC/m2/ngày, trung bình đạt 559 + 353 mgC/m2/ngày, phụ thuộc vào hoạt động của thủy triều; đỉnh cao năng suất ghi nhận đƣợc vào mùa mƣa trong năm [22]. Dừa nƣớc là loại thực vật của rừng ngập mặn. Dừa nƣớc đƣợc phân bố chủ yếu ở vùng x ch đạo và cận x ch đạo từ 10 độ Bắc đến 10 độ Nam kéo dài từ Sri Lanka qua vùng Đông Nam Á đến phía bắc Austrailia. Dừa nƣớc thƣờng đƣợc tìm thấy dọc theo bờ biển và các cửa sông đổ vào Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng. Trong đó phân bố nhiều nhất ở các nƣớc Đông Nam á. Vùng rừng dừa lớn nhất ở Indonexia rộng khoảng 700.000 ha, đến Papua New Guinea 500.000 ha và Philippin 8.000 ha [32]. Hiện nay, rừng dừa nƣớc phân bố rộng rãi trong rừng ngập mặn của các nƣớc Châu Á, và bờ biển đông Châu Phi. Ngƣời dân ở Banglades trồng dừa 5 thành ruộng để lấy lá làm nhà. Dừa nƣớc phát triển ở các vùng nƣớc ngọt và nƣớc biển, nơi có tác động của thủy triều. Nhiều dân tộc biết khai thác đa dạng các sản phẩm từ dừa nƣớc nhƣ lợp nhà, chế tạo đƣờng từ dịch chiết của buồng dừa nƣớc. 1.1.2. Ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia có đƣờng bờ biển dài kết hợp với khí hậu nóng ẩm và mƣa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thực vật trong đó có cả rừng ngập mặn. Theo Phan Nguyên Hồng 1993 đã chia RNM nƣớc ta thành 4 khu vực - Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc Móng Cái đến mũi Đồ Sơn. Khu vực có đảo che chắn, các sông có độ dốc cao, dòng chảy mạnh, đem phù sa ra tận biển, còn dọc các triền sông rất ít bãi lầy (sông Bắc Giang, sông Bắc Khê, sông Đồng Đăng ; độ mặn ổn định 26 - 27,5‰; mùa đông lạnh 15 - 19ºC. Khu vực I có hệ thực vật ngập mặn tƣơng đối phong phú, gồm những loài chịu mặn cao, không có các loài ƣa nƣớc lợ điển hình, trừ các bãi lầy nằm sâu trong nội địa nhƣ Yên Lập và một phần phía nam sông Bạch Đằng do chịu ảnh hƣởng mạnh của dòng chảy. Đáng chú ý là, những loài cây ngập mặn phổ biến ở đây nhƣ đâng, vẹt dù, trang lại rất ít gặp ở RNM Nam bộ. Có những loài chỉ phân bố ở khu vực này nhƣ chọ, hếp Hải Nam. Ngƣợc lại, nhiều loài phát triển mạnh ở Nam Bộ lại không có mặt ở khu vực I. - Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trƣờng (Thanh Hóa). Vùng bồi tụ của hệ thống sông Hồng có nhiều phù sa, bãi bồi rộng; có nhiều sóng gió, không có đảo che chắn; độ mặn thay đổi nhiều vào mùa mƣa: 5- 0,5‰, vào mùa khô 23 - 24‰. Hiện nay khu vực này có hơn 8000 ha RNM, chủ yếu là rừng trồng để bảo vệ đê biển trong những năm gần đây. Tác động lớn nhất là chế độ gió. Do nằm trong khu vực chịu ảnh hƣởng trực tiếp của bão, không có các đảo che chắn ngoài, cho nên bão và gió mùa đông bắc đã gây ra sóng lớn, làm cho nƣớc biển dâng. Trừ phần biển phía bắc đƣợc mũi Đồ Sơn che chắn một phần nên cây ngập mặn có thể tái sinh, còn ph a nam trong điều kiện tự nhiên không có RNM. Quần xã cây ngập mặn gồm những loài ƣa nƣớc lợ, trong đó loài ƣu thế nhất là bần chua phân bố ở vùng cửa sông (Kiến Thụy, Tiên Lãng), cây cao 6 5 ÷ 10m. Dƣới tán của bần là sú và ô rô, tạo thành tầng cây bụi; ở một số nơi sú và ô rô phát triển thành từng đám. Để bảo vệ đê, nhân dân ven biển Đồ Sơn (Hải Phòng), Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình), Giao Thủy (Nam Định) đã trồng đƣợc những dải rừng trang, bần chua gần nhƣ thuần loại ở ph a ngoài đê. Những rừng trang với cây cao 4 ÷ 5m, đƣờng k nh 5 ÷ 10cm đã hình thành dọc theo đê biển. Việc trồng trang cũng đã tạo điều kiện cho một số loài tái sinh tự nhiên nhƣ sú, bần phát triển và là môi trƣờng sống cho nhiều loại hải sản và chim di cƣ. - Khu vực III: Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trƣờng Đồ Sơn đến mũi Vũng Tàu. Vùng bồi tụ của hệ thống sông ngắn, dốc; bờ biển dốc, ít phù sa; vùng nhiều gió bão; có ít RNM trong các cửa sông, trong các đầm phá gồm những cây gỗ, cây bụi nhỏ. Trừ một phần phía bắc từ Diễn Châu (Nghệ An) trở ra, còn nói chung bờ biển khu vực này chạy song song với dãy Trƣờng Sơn và là một dải đất hẹp. Do địa hình phức tạp, có chỗ núi ăn ra sát biển (Quảng Bình, Quảng Trị), có chỗ tác động của biển khá nổi bật, tạo nên các cồn cát di động cao to hoặc các vụng, phá. Do địa hình trống trải sóng lớn, bờ dốc, nên nói chung không có RNM dọc bờ biển, trừ các bờ biển hẹp ph a tây các bán đảo nhỏ ở Nam Trung Bộ nhƣ bán đảo Cam Ranh, bán đảo Quy Nhơn. Chỉ ở phía trong các cửa sông, cây ngập mặn mọc tự nhiên, thƣờng phân bố không đều, do ảnh hƣởng của địa hình và tác động của cát bay. Thảm thực vật nƣớc lợ thƣờng phân bố ở phía trong cách cửa sông 100 ÷ 300m. Ví dụ nhƣ rừng bần chua phân bố dọc theo sông ở xã Hƣng Hòa (thành phố Vinh), nhiều cây có đƣờng kính 1 ÷ 1,3m. Từ Xuân Hội đến Xuân Tiến Hà Tĩnh , rừng bần chua có k ch thƣớc cây khá lớn: cao trung bình 6 ÷ 8m, đƣờng kính 20 ÷ 30cm. - Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải (Hà Tiên). Vùng bồi tụ của hệ thống sông Đồng Nai, sông Cửu Long, giàu phù sa, bãi bồi rộng, ít gió bão; RNM phát triển tốt, cây cao 20 - 30m. Vùng ven biển Nam Bộ có địa hình thấp và bằng phẳng. Hai hệ thống sông lớn là sông Đồng Nai và sông Cửu Long có nhiều phụ lƣu và kênh rạch chằng chịt, hàng năm đã chuyển ra biển hàng triệu tấn phù sa cùng với lƣợng nƣớc ngọt rất lớn. Vùng ven biển Nam Bộ có địa hình thấp và bằng phẳng. Hai hệ thống sông lớn là sông Đồng Nai và sông Cửu 7 Long có nhiều phụ lƣu và kênh rạch chằng chịt, hàng năm đã chuyển ra biển hàng triệu tấn phù sa cùng với lƣợng nƣớc ngọt rất lớn. Nói chung, các điều kiện sinh thái ở khu vực 4 thuận lợi cho các thảm thực vật ngập mặn sinh trƣởng và phân bố rộng. Thêm vào đó khu vực này gần các quần đảo Malaysia và Indônêsia là nơi xuất phát của cây ngập mặn. Do đó mà thành phần của chúng phong phú nhất và k ch thƣớc cây lớn hơn các khu vực khác ở nƣớc ta. Trong các kênh rạch ở khu vực này, nồng độ muối vào mùa khô cao hơn ở cửa sông ch nh, do đó thành phần cây ƣa mặn chiếm ƣu thế, chủ yếu là đƣớc, vẹt, su, dà. Dọc các triền sông phía trong, quần thể mấm lƣỡi đòng phát triển cùng với loài dây leo và cốc kèn. Đi sâu vào nội địa thì bần chua thay thế dần, có chỗ dừa nƣớc mọc tự nhiên hoặc đƣợc trồng thành bãi lẫn với mái dầm, một loài cây chỉ thị cho nƣớc lợ. Dừa nƣớc phân bố nhiều ở các bãi lầy, tập trung ở vùng cửa sông và ven biển tập trung ở các tỉnh trung miền Đông và Tây Nam Bộ nhƣ Bến Tre, Bạc Liêu,... [12]. Ngoài ra còn phân bố ở các kênh rạch nƣớc lợ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ở khu vực Trung Bộ dừa nƣớc phân bố ở các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, trong đó đặc biệt là ở vùng hạ lƣu sông Thu Bồn thuộc xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An – Quảng Nam [21]. Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về cây dừa nƣớc có thể kể đến nhƣ : - Trần Văn Ba 1993 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học dừa nƣớc Việt Nam. Trần Xuân Hiệp (2007) thực hiện đề tài “Trồng dừa nƣớc – Giải pháp kĩ thuật sinh thái bảo vệ nền đƣờng ven kênh rạch và môi trƣờng bền vững”. - Ngoài ra, nhóm tác giả Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Xuân Vỹ, Lê Thị Thu Thảo với đề tài “ Quản lí rừng dừa nƣớc hỗ trợ sinh kế thay thế cho cộng đồng dân cƣ xã Châu Thành, Trà Vinh. Nhóm tác giả đã đánh giá giá trị trực tiếp (các sản phẩm từ lá, quả dừa nƣớc, thân cây), và giá trị gián tiếp ( chống xói mòn, kiểm soát lũ lụt, hỗ trợ nghề cá) của rừng dừa nƣớc. Ngoài ra tác giả cũng hƣớng dẫn quy trình sản xuất đƣờng và rƣợu từ dừa nƣớc để tăng thu nhập cho ngƣời dân. 8 1.1.3. Ở vùng hạ lƣu sông Thu Bồn Một số đặc điểm của cây dừa dừa Dừa nƣớc hay còn gọi dừa lá (Nypa fruticans), trong các ngôn ngữ khác còn có các tên Attap palm (Singapore), Nipa palm (Philippines), Mangrove palm hoặc Nipah palm (Malaysia), là loài duy nhất trong họ Cau (Arecaceae) sinh sống trong đầm lầy [34]. Cây dừa nƣớc mọc thành từng cụm trong những vùng sình lầy dọc theo bờ sông, phần rễ nằm sâu dƣới lƣớp bùn đất, hệ thống rễ chằng chịt, thân cây cũng ngầm xuống nƣớc và đất, chỉ có phần lá và cuốn hoa mọc lên trên, tàu dừa dài từ 5m đến 8m gồm cuống lá tròn, dài, phần trên bẹ lá phình to. Hoa cái nở thành chùm, ở đầu cụm hoa hình cầu, hoa đực màu cam hoặc vàng dạng đuôi sóc. Khi hoa thụ phấn, những trái nhỏ ép vào nhau lớn lên thành nhƣ hình cầu, đƣờng kính từ 25 đến 30 cm. Mỗi buồng có từ 40 – 60 quả, trong quả có cơm màu trắng, mềm, khi quả già cơm cứng lại. Quả dừa nƣớc già khô sẽ rụng xuống đất và phân tán theo dòng nƣớc [4]. Cẩm Thanh một xã vùng ven biển, nằm cách trung tâm thành phố Hội An chừng 3km về ph a Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên 895,43 ha, chia thành 8 thôn. Bốn bề là sông nƣớc, ph a Đông giáp với phƣờng Cửa Đại bởi sông Ba Chƣơm, ph a Tây giáp phƣờng Cẩm Châu và phƣờng Cẩm Nam bởi sông Cổ Cò, phía Nam giáp huyện Duy Xuyên bởi hạ lƣu sông Thu Bồn, Bắc giáp phƣờng Cẩm An. Địa hình Cẩm Thanh thuộc dạng địa hình ven biển, bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch chằng chịt và là vùng đất nằm giữa nơi hợp lƣu của hạ nguồn sông Thu Bồn, Đế Võng, Trƣờng Giang. Vùng nƣớc này thƣờng xuyên nhiễm mặn, đây là điều kiện thuận lợi cho hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển. Đặc biệt có cây dừa nƣớc sinh sôi nãy nở thành những rừng dừa dọc khắp các bờ kênh rạch, tạo nên màu xanh mát đặt trƣng nơi đây [30]. Do nằm ở vị trí hạ lƣu sông Thu Bồn, xã Cẩm Thanh là một vùng đất ngập nƣớc quan trọng có một tiềm năng to lớn về nguồn tài nguyên thiên nhiên chẳng hạn nhƣ hệ sinh thái rừng dừa nƣớc và cỏ biển không những phục vụ cho sự phát triển bền vững của các hoạt động kinh tế ngƣ nghiệp ven biển mà còn góp phần phát triển hệ thống du lịch sinh thái cộng đồng. 9 Hiện nay, tại Cẩm Thanh chƣa tìm thấy một tài liệu nào cho biết cây dừa nƣớc đƣợc trồng từ khi nào và lấy ở đâu, nhƣng theo một số ngƣời dân lớn tuổi tại địa phƣơng cho biết cây dừa nƣớc có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Bộ, do những thƣơng lái buôn ghe bầu tại địa phƣơng mang về trồng ở vùng ngập mặn. Cây dừa trồng đầu tiên tại đây khoảng trên 200 năm. Qua thời gian, cây dừa sinh trƣởng phát triển tốt thích nghi với môi trƣờng nƣớc lợ chua, mặn của vùng đất Cẩm Thanh. Ban đầu, dừa đƣợc một số ngƣời dân địa phƣơng trồng từng cụm nhỏ dọc theo các sông, mƣơng, về sau chúng phát triển thành rừng dừa nƣớc bạc ngàn, quanh năm xanh tốt. Hiện nay cây dừa nƣớc đƣợc trồng phổ biến, tập trung chủ yếu ở thôn Thanh Tam Đông, Thanh Tam Tây, thôn Vạn Lăng mà ngƣời dân thƣờng gọi là Rừng Dừa Bảy Mẫu [6]. Có hai kiểu phân bố của rừng dừa nƣớc tại xã Cẩm Thanh. Kiểu thứ nhất là kiểu phân bố phân tán, rừng dừa nƣớc phân bố dọc theo các con sông, rạch và kiểu thứ hai là phân bố tập trung. Trƣớc năm 1990, rừng dừa Cẩm Thanh phân bố ở các thôn 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8 (Hình 1.1). Trong thời kỳ này, rừng dừa nƣớc phát triển mạnh mẽ, chiếm một diện tích che phủ rất lớn. Từ năm 1991, dƣới áp lực của sự phát triển kinh tế xã hội, tổng diện tích rừng dừa suy giảm đáng kể do quá trình phá rừng dừa để xây dựng các hồ ao nuôi tôm và ruộng muối. Sự phân bố của dừa nƣớc chỉ còn tập trung chủ yếu ở các thôn 1, 2, 3, 7 (Hình 1.2). 10 Hình 1.1. Sự phân bố của dừa nước tại xã Cẩm Thanh trước năm 1990 Hình 1.2. Sự phân bố của dừa nước tại xã Cẩm Thanh năm 1990 11 Ngoài ra còn có một số tác giả nghiên cứu về cây dừa nƣớc qua các luận văn sau: Luận văn cao học của Bùi Thị Thy AIT, Thái Lan đã nghiên cứu về tác động t ch lũy lên hạ lƣu sông Thu Bồn bằng phƣơng pháp PRA, tác giả đã xếp hạng tác động nhƣ sau: thủy điện, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt quá mức, khai thác mỏ, khai thác dừa nƣớc quá mức, xây dựng cầu. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đại (2006), tác giả đã xác định rừng ngập mặn chủ yếu là cây dừa nƣớc, ngoài ra cũng phát hiện một số loài nhƣ: Đƣớc đôi (Rhizhophora apiculata BL), vẹt dù ( Bruguiera gymmorhiza (L) Lank)...ở vùng sông Cửa Đại. Tác giả cũng đề xuất giải pháp xây dựng khu bảo tồn rừng dừa nƣớc Cẩm Thanh và gắn công tác quản l vùng đất hạ lƣu sông Thu Bồn với Cù Lao Chàm. Theo báo cáo đề tài: “Đánh giá hiện trạng tài nguyên đất ngập nước (chủ yếu là dừa nước) ở hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam) và giải pháp quản lý, bảo vệ, phục hồi” do tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại chủ trì năm 2007, dừa nƣớc là loài cây ngập mặn ƣu thế tuyệt đối tại cửa sông Thu Bồn. Dừa nƣớc hiện diện khắp nơi từ ven bờ sông lớn cho đến các kênh rạch nhỏ. Thông thƣờng là những dãy hẹp, rộng từ 3 – 20 mét. Khu vực dừa nƣớc phân bố tập trung quan trọng là khu Rừng Dừa Bảy Mẫu thuộc thôn 2 và 3 xã Cẩm Thanh. Nơi đây dừa nƣớc làm thành thảm rộng, vì vậy, trong kháng chiến từng là chiến khu. Thảm dừa nƣớc này mọc tiếp giáp ra mũi đất bồi của thôn 2 về phía Cửa Đại, vành đai ngoài dừa nƣớc mọc xen kẽ với cỏ biển tạo ra sinh cảnh các hệ sinh thái đan xen vào nhau rất đặc sắc. Đây là khu vực đang đƣợc quản lý và khai thác tốt [2]. Chƣơng trình liên minh đất ngập nƣớc 2009 - 2011 (Sở tài nguyên và môi trƣờng Quảng Nam – WAP đã xây dựng mô hình nuôi cá trong vùng đất ngập nƣớc các hoạt động du lịch sinh thái, trồng và phục hồi rừng dừa nƣớc, chƣơng trình trồng phục hồi rừng dừa nƣớc chƣa thành công do cho địa điểm và thời gian chƣa hợp lí. 12 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Khí hậu Vùng cửa sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng về phía Nam 30 km. Có tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc 15015’26’’ đến 15055’15’’; kinh độ Đông 108017’08’’ đến 108023’10’’. Ph a đông giáp với biển Đông, ph a nam giáp với Duy Xuyên, phía tây và bắc giáp huyện Điện Bàn. Nhiệt độ trung bình năm: 250, độ ẩm không kh trung bình năm là 82%, lƣợng mƣa trung bình năm 2.006 mm [28]. Do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình nên vùng cửa sông Thu Bồn có khí hậu nóng ẩm mƣa nhiều, nhiệt độ cao và ít biến động, tuy nhiên do nằm gần biển nên tƣơng đối mát mẻ. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhƣng không đậm và không kéo dài. Vào mùa mƣa thƣờng mƣa nhiều và khí hậu rất ẩm ƣớt, do nằm cạnh biển nên thƣờng hay bị ảnh hƣởng của áp thấp nhiệt đới và bão vào các tháng cuối năm [27]. Theo số liệu của đài kh tƣợng thủy văn Quảng Nam, khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có nhiệt độ không kh trung bình năm 25,60C; nhiệt độ cao tuyệt đối 40.90C; nhiệt độ thấp tuyệt đối 18,00C; biên độ nhiệt dao ngày đêm 9,30C; tổng số giờ năng trung bình trong năm là 2158 giờ; nhiệt độ cao nhất trung bình 29,80C; nhiệt độ thấp trung bình 22,80 . Vùng cửa sông Thu Bồn là một trong những vùng có độ ẩm không khí cao trong khu vực miền trung. Năm 2012, có độ ẩm trung bình hàng năm 82%, độ ẩm cao nhất 90%, độ ẩm thấp nhất 75%, lƣợng bốc hơi trung bình 2107 mm/năm, lƣợng bốc hơi mạnh nhất là vào tháng 5, lƣợng bốc hơi tháng lớn nhất: 241 mm, lƣợng bốc hơi tháng t nhất: 119 mm. Tại đây có 2 mùa, mùa khô và mùa mƣa rõ rệt. Mùa khô kéo dài trong 8 tháng (từ tháng 2 đến tháng 9 , mùa mƣa từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Nơi đây có lƣợng mƣa trung bình năm 2066 mm, lƣợng mƣa trung bình lớn nhất trong năm là 3315, lƣợng mƣa trung bình nhỏ nhất trong năm là 2212 mm, lƣợng mƣa ngày lớn nhất là 332 mm, tổng số ngày mƣa trung bình trong năm là 147 ngày, tháng có số ngày mƣa trung bình nhiều nhất là tháng 10, tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là vào tháng 10 – 11.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan