Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát và xây dựng mô hình đánh giá chất lượng kỹ thuật ô tô trước kiểm định t...

Tài liệu Khảo sát và xây dựng mô hình đánh giá chất lượng kỹ thuật ô tô trước kiểm định tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ninh thuận

.PDF
54
44
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI VÕ TẤN NHÂN KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KỸ THUẬT Ô TÔ TRƯỚC KIỂM ĐỊNH TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ NINH THUẬN Chuyên ngành: Kỹ thuật Cơ khí Mã số: 8520103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS NGUYỄN NGỌC LINH HÀ NỘI, NĂM 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Võ Tấn Nhân i LỜI CÁM ƠN Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học lớp Cao học tại trường Đại học Thủy Lợi đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Cơ khí, Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung – Trường Đại học Thủy Lợi, đã cùng với chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, cảm ơn gia đình, vợ và các con yêu quý đã tạo mỗi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học này. Em xin chân thành cảm ơn TS. Đoàn Yên Thế đã tận tâm hướng dẫn qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực liên quan đến đề tài và cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Linh đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chương trình đào tạo và luận văn này. Trân trọng! ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................................v DANH MỤC HÌNH VẼ..................................................................................................................... vi MỞ ĐẦU................................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ NINH THUẬN..............................................................................................................3 1.1 Công tác kiểm định xe cơ giới ................................................................................ 3 1.1.1 Khái niệm về công tác kiểm định xe cơ giới .................................................................................. 3 1.1.2 Các yêu cầu chung đối với đơn vị đăng kiểm xe cơ giới......................................................... 6 1.2 Nội dung và quy trình kiểm định xe cơ giới ........................................................... 8 1.2.1 Nội dung kiểm định............................................................................................................................. 8 1.2.2 Quy trình KĐXCG.............................................................................................................................. 9 1.3 Một số thông tư, quy định, quy chuẩn của xe cơ giới và đăng kiểm viên KĐXCG đã lưu hành .................................................................................................................. 11 1.4 Quy định, quy chuẩn về tình trạng, trạng thái kỹ thuật của xe cơ giới khi sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu trước khi được lưu thông trên đường .................................... 11 1.5 Giới thiệu về Trung tâm kiểm định 8501S ............................................................ 11 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA XÁC SUẤT ........................................... 16 2.1 Khái niệm xác suất ................................................................................................ 16 2.2 Biến ngẫu nhiên và các đặc trưng xác suất ........................................................... 16 CHƯƠNG 3 KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KỸ THUẬT Ô TÔ TẠI ĐƠN VỊ KIỂM ĐỊNH.................................................................................... 22 3.1 Khảo sát, phân tích số liệu thống kê về kết quả kiểm định tại Trung tâm 8501S từ 2017-2019 .................................................................................................................... 22 3.2 Khảo sát, phân tích số liệu thống kê về tỉ lệ phương tiện không đạt ở lần kiểm định thứ nhất tại Trung tâm 8501S từ 2017-2019 ....................................................... 27 3.3 Hàm mật độ xác suất của hư hỏng theo năm......................................................... 30 CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO TỈ LỆ XE KIỂM ĐỊNH ĐẠT iii YÊU CẦU ........................................................................................................................................... 34 4.1 Các vấn đề chung .................................................................................................. 34 4.2 Những giải pháp cần thực hiện giữa hai chu kỳ kiểm định của xe cơ giới ........... 34 4.3 Tạo tính tự giác cho chủ phương tiện nên bảo dưỡng, sửa chữa trước và sau khi kiểm định. .................................................................................................................... 37 KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ 40 PHỤ LỤC ............................................................................................................................................ 42 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Chu kỳ kiểm định .................................................................................... 4 Bảng 2.1 Phân loại mức độ tương quan tuyến tính của Cohen ............................ 21 Bảng 3.1 Các nội dung kiểm định cơ bản............................................................. 23 Bảng 3.2 Kết quả thực hiện công tác kiểm định từ 01/01/2017 đến 31/12/2017 . 24 Bảng 3.3 Kết quả thực hiện công tác kiểm định từ 01/01/2018 đến 31/12/2018 . 24 Bảng 3.4 Kết quả thực hiện công tác kiểm định từ 01/01/2019 đến 31/7/2019 ... 25 v DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Mẫu phiếu KĐXCG do Cục đăng kiểm phát hành .................................. 9 Hình 1.2 Mẫu giấy chứng nhận ATKTBVMT xe máy chuyên dùng nhập khẩu . 10 Hình 1.3 Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 8501S ................................................ 12 Hình 1.4 Sơ đồ bố trí dây chuyền kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm 8501S .... 13 Hình 1.5 Xe vào dây chuyền kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm 8501S ........... 13 Hình 1.6 Mẫu phiếu kiểm định ............................................................................. 14 Hình 1.7 Số lượt phương tiện thực hiện đăng kiểm tại Trung tâm 8501S ........... 15 Hình 2.1 Hàm mật độ xác suất Gauss................................................................... 18 Hình 3.1 Phân công ĐKV trên 1 dây chuyền kiểm định ...................................... 22 Hình 3.2 Tần suất các phương tiện thực hiện kiểm định các năm 2017, 2018, 2019 (tháng 1-7) ............................................................................................................ 25 Hình 3.3 Tần suất phương tiện không đạt kiểm định lần 1 .................................. 26 Hình 3.4 Tần suất phương tiện không đạt kiểm định lần 2 .................................. 27 Hình 3.5 Đa giác tần suất của các hư hỏng MaD, DD ......................................... 30 Hình 3.6 Đường cong hồi quy tần suất hư hỏng năm 2017 ................................. 31 Hình 3.7 Đường cong hồi quy tần suất hư hỏng năm 2018 ................................. 31 Hình 3.8 Đường cong hồi quy tần suất hư hỏng trung bình 2 năm 2017, 2018 ... 32 Hình 3.9 Đường cong hồi quy tần suất hư hỏng 7 tháng đầu năm 2019 .............. 32 Hình 4.1 Danh sách các hạng mục cần bảo dưỡng đối với xe ôtô ....................... 35 vi MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài - Phù hợp với công việc hằng ngày đang làm tại cơ quan KĐXCG. - Tính cấp thiết phải nghiên cứu là nhằm mục đích nâng cao chất lượng xe cơ giới trước và sau khi kiểm định trong quá trình lưu thông trên đường. - Đề tài đã chọn có sự phù hợp với chuyên môn và chuyên ngành đang đào tạo. - Hướng tới sự tin cậy của một chiếc xe khi tham gia lưu thông trên đường và đảm bảo an toàn tối đa cho con người ngồi trên đó khi tham gia lưu thông. 2 Tình hình nghiên cứu - So với các nước tiên tiến trên thế giới thì sự tham gia lưu thông của một chiếc xe trên đường là hoàn được kiểm tra chặt chẽ từ khâu sản xuất, lắp ráp và kiểm định khi lưu thông trên đường, đều được lưu lại và tới định kỳ thì phải được bảo dưỡng và sửa chữa, kể cả công việc kiểm định xe phải được công khai rõ ràng và được lưu trữ toàn bộ bằng hình ảnh khi kiểm định. - Trong quá trình làm việc chuyên môn cá nhân còn thấy có sự thiếu sót rất nhiều về tính an toàn của một chiếc xe khi tham gia lưu thông trên đường qua công tác kiểm định, lẫn bảo dưỡng và sửa chữa nó, công tác kiểm định còn có nhiều sự tác động lẫn đánh giá khách quan của con người. 3 Mục đích nghiên cứu - Phân tích dữ liệu tại đơn vị đăng kiểm về tình trạng kỹ thuật xe sau quá trình kiểm định. - Xây dựng mô hình đánh giá tình trạng kỹ thuật, chất lượng xe sau quá trình kiểm định. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Xe cơ giới trong quá trình thực hiện đăng kiểm. - Phạm vi nghiên cứu là trong đơn vị KĐXCG Ninh Thuận (8501S) nơi đang làm việc, và thời gian nghiên cứu khoảng 06 tháng. 5 Phương pháp nghiên cứu 1 - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, thống kê và xử lý số liệu; - Phân tích tương quan và hồi quy. 6 Kết quả dự kiến đạt được - Nghiên cứu đã đưa ra được những nội dung, khuyến cáo, kiến nghị chủ phương tiện nên làm công tác bảo dưỡng định kỳ và những hạng mục nên làm khi tới thời gian sửa chữa để đảm bảo an toàn cho xe cơ giới - Mô hình ngẫu nhiên đánh giá tình trạng kỹ thuật, chất lượng xe sau quá trình kiểm định.. 2 CHƯƠNG 1 CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ NINH THUẬN 1.1 Công tác kiểm định xe cơ giới 1.1.1 Khái niệm về công tác kiểm định xe cơ giới Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, thường được gọi vắn tắt là xe cơ giới bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy và các loại xe tương tự. Kiểm tra đánh giá định kỳ hay kiểm định xe cơ giới (KĐXCG) về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ATKTBVMT) là việc tiến hành kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật các hệ thống, cơ cấu, chi tiết của xe cơ giới, cũng như kiểm tra đánh giá độ ồn, độ phát thải của khí thải theo các tiêu chuẩn cụ thể. Dựa vào đó để cơ quan quản lý xem xét xe cơ giới có đủ điều kiện tham gia giao thông đường bộ hay không, nếu xe cơ giới không đạt tiêu chuẩn thì phải sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm định lại. Căn cứ vào tình hình cụ thể về chủng loại và số lượng của mỗi loại xe cơ giới, các quốc gia sẽ quy định các tiêu chuẩn ATKTBVMT và quy chuẩn kiểm định cho các loại xe cơ giới khác nhau. Theo giải thích từ ngữ trong Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT, “kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là kiểm định) là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng ATKT và BVMT của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định”. Trong Nghị định số 139/2018/NĐ-CP, khái niệm có thay đổi một chút là “kiểm định xe cơ giới (sau đây gọi tắt là kiểm định) là việc kiểm tra lần đầu và định kỳ về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới”. Ở Việt Nam, việc kiểm định được tiến hành với các loại xe cơ giới của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia giao thông đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam, ngoại trừ xe mô tô, xe gắn máy, máy kéo và các loại xe tương tự, xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. Nhà nước đặt ra những yêu cầu và điều kiện bắt buộc đối với lái xe, chủ phương tiện và cả các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (ĐKXCG) phải tuân thủ. Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (ĐVĐK) là các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ công thực hiện công tác kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới. Quy định mới 3 nhất về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới được Nhà nước ban hành theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về công tác KĐXCG đang lưu hành là Cục Đăng kiểm Việt Nam. Luật Giao thông đường bộ cũng nêu rõ người lãnh đạo ĐVĐK ký giấy chứng nhận ATKTBVMT xe cơ giới và đăng kiểm viên trực tiếp kiểm tra công đoạn sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình. Như vậy trong trường hợp phương tiện bị tai nạn giao thông, các cơ quan pháp luật kết luận nguyên nhân gây ra tai nạn do lỗi kỹ thuật thì người lãnh đạo ký giấy chứng nhận ATKTBVMT xe cơ giới và đăng kiểm viên trực tiếp kiểm tra công đoạn đó phải liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong thông tư số 70/2015/TTBGTVT cũng quy định rõ chu kỳ kiểm định cho các loại ô tô khác nhau (Bảng 1.1). Bảng 1.1 Chu kỳ kiểm định TT Loại phương tiện Chu kỳ (tháng) Chu kỳ Chu kỳ đầu định kỳ 1. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải Đã sản xuất đến 07 năm 30 18 Đã sản xuất trên 07 năm đến 12 năm 12 Đã sản xuất trên 12 năm 06 2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải; ô tô chở người các loại trên 09 chỗ 2.1 Không cải tạo 18 06 2.2 Có cải tạo 12 06 3. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 24 12 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm 3.1 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất trên 06 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm 3.2 Có cải tạo (*) 12 06 4. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên; 03 ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên Trong đó chú ý là chu kỳ đầu chỉ áp dụng đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng kiểm định lần đầu trong thời gian 02 năm, tính từ năm sản xuất. Số chỗ trên ô tô chở người bao gồm cả người lái. Việc cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi một trong các hệ thống: lái, phanh (trừ trường hợp lắp thêm bàn đạp phanh phụ), treo và truyền lực. Về mặt xã hội, việc KĐXCG cũng làm cho chất lượng phương tiện được nâng cao, 4 hạn chế tai nạn giao thông do lỗi kỹ thuật gây ra, giảm độ ồn, giảm lượng khí thải qua đó góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Phần lớn các quốc gia đều quy định niên hạn sử dụng của phương tiện. Việc kiểm soát được thực hiện thông qua việc kiểm định, giúp loại bỏ được các phương tiện quá niên hạn sử dụng hoặc các phương tiện quá cũ nát. Việc KĐXCG cũng giúp ích cho việc phân tích nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ. Hơn nữa, việc KĐXCG cũng giúp cho các cơ quan nhà nước có cơ sở cho việc định giá xe cơ giới đường bộ. Về mặt kinh tế, KĐXCG là một loại dịch vụ đặc biệt. Trong khi ở phần lớn các loại hình dịch vụ khác, khách hàng đến với nhà cung cấp dịch vụ một cách tự nguyện thì KĐXCG là bắt buộc ở phần lớn các quốc gia, được Nhà nước quản lý một cách chặt chẽ. Nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới được Chính phủ Việt Nam quy định cụ thể là - Chỉ những tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới mới được phép hoạt động kiểm định xe cơ giới. - Tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới. Tính độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính được hiểu như sau: + Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý; + Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới không nắm giữ cổ phần hoặc góp vốn trên 10% của tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Dịch vụ KĐXCG không chỉ đánh giá chất lượng xe cơ giới lúc kiểm định mà nó còn đảm bảo chất lượng cho xe cơ giới trong quá trình hoạt động, tham gia giao thông trong chu kỳ kiểm định. Dựa trên quy định trong các tiêu chuẩn ATKTBVMT xe cơ giới, chất lượng dịch vụ KĐXCG thể hiện ở khả năng đánh giá xác nhận các tiêu chí về về chất lượng, sự hoạt động của các hệ thống, tổng thành, cơ cấu, chi tiết của xe cơ giới, độ ồn, độ phát thải của khí thải. Do đó, chất lượng dịch vụ KĐXCG phụ thuộc rất nhiều vào trình độ công nghệ của trang thiết bị kiểm định và sự tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm định của đăng kiểm viên. Ngoài ra chất lượng dịch vụ KĐXCG còn thể hiện 5 ở sự tư vấn của đăng kiểm viên tại ĐVĐK cho lái xe, chủ phương tiện về vấn đề bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng, các chi tiết, cơ cấu hay tổng thành của xe. 1.1.2 Các yêu cầu chung đối với đơn vị đăng kiểm xe cơ giới Tổ chức đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định, nhân lực theo quy định tại Nghị định số 139/2018/NĐ-CP và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm do Bộ Giao thông vận tải ban hành sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới. Điều kiện bắt buộc về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định được quy định phụ thuộc vào quy mô của ĐVĐK, trong đó trọng tâm là Dây chuyền kiểm định là nơi bố trí vị trí kiểm định, lắp đặt các thiết bị kiểm tra. Dây chuyền kiểm định gồm có hai loại: - Dây chuyền kiểm định loại I là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg. - Dây chuyền kiểm định loại II là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 13.000 kg. Dây chuyền kiểm định phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật giao thông đường bộ. Mặt bằng đơn vị đăng kiểm là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, có diện tích tối thiểu tương ứng với số lượng dây chuyền kiểm định loại I hay loại II của ĐVĐK. Tương tự, xưởng kiểm định là khu vực bố trí các vị trí, thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ, dụng cụ kiểm tra được quy định các kích thước thông xe tối thiểu phụ thuộc số lượng và loại dây chuyền kiểm định. Xe cơ giới phải được kiểm định trên dây chuyền kiểm định ngoại trừ một số trường hợp riêng được quy định trong Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT. Việc lập hồ sơ phương tiện, kiểm định (kể cả khi bổ sung, sửa đổi hồ sơ phương tiện) đối với xe cơ giới có thể được thực hiện tại bất cứ ĐVĐK nào trên cả nước. Xe cơ giới đạt yêu cầu ATKTBVMT sẽ được cấp giấy chứng nhận hoặc kèm theo tem kiểm định 6 (Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới) dán ở kính chắn gió trong ca bin. Đó là biểu trưng cho xe cơ giới đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định và được phép tham gia giao thông đường bộ theo thời hạn ghi trên tem kiểm định trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước mà Việt Nam đã ký hiệp định công nhận lẫn nhau về giấy chứng nhận kiểm định. Các xe kiểm định không đạt sẽ phải sửa chữa, bảo dưỡng hoặc điều chỉnh sau đó đưa đến ĐVĐK để kiểm định lại. Những nguyên tắc cơ bản trong KĐXCG là: - ĐVĐK thực hiện công việc kiểm tra xe cơ giới đường bộ thay mặt cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đảm bảo công việc kiểm định theo đúng điều luật, quy định, tiêu chuẩn, chỉ thị và thông số kỹ thuật. - ĐVĐK phải thực hiện các công việc kiểm định một cách độc lập, hoàn toàn không liên quan đến chủ phương tiện cũng như các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, mua bán phương tiện, thiết bị. - Việc kiểm định được thực hiện bằng cách sử dụng các công nghệ và thiết bị hiện có và không tháo rời bất kỳ chi tiết hay bộ phận nào trên xe. - Thiết bị phải sẵn có và thích hợp để dùng cho công việc kiểm định cần thực hiện. - Có khả năng hoàn thành việc kiểm định trong thời gian cho phép. Thời gian kiểm tra sẽ khác nhau tùy theo cách tổ chức thực hiện, các trang thiết bị sử dụng, loại xe và điều kiện thực hiện. Tổng thời gian kiểm tra không quá 30 phút trong điều kiện bình thường. - Ngoài các hạng mục liên quan tới an toàn và bảo vệ môi trường, nội dung kiểm định bao gồm cả việc nhận dạng xe để đảm bảo việc kiểm tra và áp dụng tiêu chuẩn được thực hiện đúng. Kết quả kiểm tra phải được ghi lại theo quy định. - Các hạng mục kiểm tra có liên quan đến tình trạng của xe và điều kiện hoạt động trên đường nhưng không phải là yếu tố quan trọng thì không bắt buộc trong kiểm định định kỳ. Các thiết bị kiểm định phải đáp ứng được các yêu cầu về độ chính xác cũng như phù hợp với các yêu cầu của văn bản pháp luật và các quy định có liên quan. Các thiết bị đo đạc phải được sử dụng đúng cách và đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu đề ra khi tiến hành đo đạc. Theo quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam, TTKĐ phải có các 7 thiết bị kiểm định tối thiểu sau: - Thiết bị cân trọng lượng. - Thiết bị kiểm tra phanh kiểu con lăn. - Thiết bị đo gia tốc phanh. - Cầu nâng hoặc gầm kiểm tra được trang bị kích xe di chuyển và hệ thống chiếu sáng. - Thiết bị phát hiện độ rơ. - Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước, lắp được trên ray hoặc phù hợp trên mặt đỗ xe. - Khói kế phù hợp để đo khói động cơ diezel. - Thiết bị phân tích khí thải, ít nhất phải đo được nồng độ CO (%) và đánh giá được hệ thống chuyển đổi khí thải. - Thiết bị đo áp kế phù hợp để đo áp suất khí nén trong hệ thống phanh áp lực hoạt động. Ngoài ra, ĐVĐK phải có các thiết bị bổ trợ riêng để thực hiện các bước kiểm tra chuyên ngành. 1.2 Nội dung và quy trình kiểm định xe cơ giới 1.2.1 Nội dung kiểm định Tùy thuộc vào điều kiện riêng, các quốc gia và vùng lãnh thổ quy định nội dung và quy trình kiểm định cụ thể đồng thời tuân theo những quy định chung. Tại Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam là cơ quan ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể cho các ĐVĐK thực hiện theo các quy định chung của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải. Nội dung kiểm tra tại các công đoạn trên dây chuyển kiểm định được Bộ Giao thông Vận tải quy định trong Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành hướng dẫn kèm theo số 5405/ĐKVN-VAR ngày 24 tháng 12 năm 2015. Các hạng mục kiểm tra được chia thành 05 công đoạn, nội dung cụ thể tại từng công đoạn quy định trong Phụ lục I. Nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra và khiếm khuyết, hư hỏng. Mục đích là để tìm ra các nguyên nhân không đạt của các hạng mục kiểm tra. Tùy theo mức độ khiếm khuyết, hư hỏng được ĐKV đánh giá mà XCG có được 8 cấp Giấy chứng nhận kiểm định hay phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại. Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng ATKT và BVMT của XCG phải do ĐKV thực hiện, mỗi XCG có thể phân công một hoặc nhiều đăng kiểm viên. XCG vào kiểm định phải được chụp ảnh tại ĐVĐK. 1.2.2 Quy trình KĐXCG ĐVĐK phải có và áp dụng đầy đủ các thủ tục pháp lý đối với những yêu cầu phù hợp của phương tiện được kiểm định được nêu rõ trong luật của các quốc gia. Quy trình KĐXCG thường bao gồm các bước sau: Hình 1.1 Mẫu phiếu KĐXCG do Cục đăng kiểm phát hành - Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên Chương trình Quản lý kiểm định. Nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại (Giấy đăng ký xe không hợp lệ khi có dấu hiệu làm giả; nội dung bị sửa chữa, tẩy xóa; quá thời hạn hiệu lực); nếu đầy đủ, hợp lệ thì thu phí, tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng ATKT và BVMT của xe cơ giới và in 9 Phiếu kiểm định theo mẫu quy định. - Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu, Đơn vị đăng kiểm thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định. Trả Giấy chứng nhận kiểm định; Hóa đơn thu phí đăng kiểm, lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định ngay cho chủ xe và dán Tem kiểm định cho phương tiện. Nếu xe cơ giới chỉ có Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe, Đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định, nếu đạt yêu cầu thì chỉ dán Tem kiểm định và cấp Giấy hẹn trả Giấy chứng nhận kiểm định cho chủ xe theo mẫu quy định. Khi chủ xe xuất trình giấy đăng ký xe thì Đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận kiểm định. - Xe cơ giới kiểm định nếu có hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng, Đơn vị đăng kiểm in và gửi thông báo cho chủ xe những khiếm khuyết, hư hỏng theo mẫu quy định để sửa chữa, khắcphục. Trường hợp phải kiểm định lại thì Đơn vị đăng kiểm thông báo xe cơ giới không đạt trên Chương trình Quản lý kiểm định; xe cơ giới có thể kiểm định lại tại bất kỳ Đơn vị đăng kiểm nào. Hình 1.2 Mẫu giấy chứng nhận ATKTBVMT xe máy chuyên dùng nhập khẩu 10 1.3 Một số thông tư, quy định, quy chuẩn của xe cơ giới và đăng kiểm viên KĐXCG đã lưu hành - Thông tư 72/2014/TT-BGTVT ngày 12/12/2014 của Bộ giao thông vận tải sửa đội bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BGTVT ngày 24/9/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn đối với lãnh đạo, nhân viên trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. - Thông tư 11/2009/TT-BTGVT ngày 24/6/2009 của Bộ trưởng BGTVT quy định điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. - QCVN 09: 2011/BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng ATKTBVMT đối với ô tô . - QCVN 10: 2011/BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng ATKTBVMT đối với ô tô khách thành phố. - QCVN 11: 2011/BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với rơ móc và sơ mi rơ móc. - Thông tư 70/2015/TT-BGTVT ngày 27/12/2015 quy định về kiểm định ATKT và BVMT phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. 1.4 Quy định, quy chuẩn về tình trạng, trạng thái kỹ thuật của xe cơ giới khi sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu trước khi được lưu thông trên đường - Thông tư 54/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014 của Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011 của Bộ trưởng BGTVT quy định về việc kiểm tra chất lượng ATKTBVMT trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới. - Thông tư 43/2014/TT-BGTVT ngày 24/9/2014 về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại từ 07 chỗ trở xuống. - QCVN 12: 2011/BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sai số cho phép và làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của xe cơ giới. - Thông tư 55/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014 của Bộ GTVT sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 31/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011 của Bộ trưởng BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng ATKTBVMT xe cơ giới nhập khẩu. 1.5 Giới thiệu về Trung tâm kiểm định 8501S 11 Hình 1.3 Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 8501S Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Ninh Thuận 8501S là đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải Tỉnh Ninh Thuận, có địa chỉ tại Khu phố 15 - Thôn Bình Quý - Thị trấn Phước Dân - Huyện Ninh Phước. Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Ninh Thuận được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới với 01 dây chuyền kiểm định theo đánh giá hàng năm của Cục Đăng kiểm Việt Nam (Biên bản kiểm tra số 63-2019/ĐKVN-VAR ngày 06/5/2019). Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, nhân sự, Trung tâm hiện có 19 cán bộ, viên chức đang công tác tại đơn vị, bao gồm Ban Giám đốc (01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc), phòng Kỹ thuật Đăng kiểm, phòng Hành chính tổng hợp, trong đó có 09 đăng kiểm viên bậc cao, bản thân học viên là một ĐKV của Trung tâm. Về cơ sở vật chất, Trung tâm hiện có đầy đủ dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng, trang thiết bị kiểm định theo quy định, cụ thể là: - 01 dây chuyền kiểm định tổng hợp xe tải và xe con loại I (Hình 1.4). - Diện tích mặt bằng của đơn vị đăng kiểm: 2.501 m2. - Kích thước xưởng kiểm định: (dài x rộng x cao): 36 x 8,4 x 4,7(cửa) (m). - Thiết bị, dụng cụ kiểm tra, thiết bị thông tin, lưu truyền dữ liệu. 12 Hình 1.4 Sơ đồ bố trí dây chuyền kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm 8501S Hình 1.5 Xe vào dây chuyền kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm 8501S Trung tâm đã tổ chức áp dụng quy trình đăng ký tiếp nhận hồ sơ, phân công nhiệm vụ trên dây chuyền hợp lý (Hình 1.5), thực hiện nhiệm vụ kiểm định theo đúng quy định của Thông tư 70/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải. Qua các đợt thanh tra hàng năm về công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Trung tâm được đánh giá là đã thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam, cụ thể: báo cáo công tác kiểm định; báo cáo nghiệm thu xe cơ giới cải tạo; báo cáo công tác kiểm tra thiết bị 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan