Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát từ láy tiếng hàn...

Tài liệu Khảo sát từ láy tiếng hàn

.PDF
86
732
120

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC ----[ \---- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT TỪ LÁY TIẾNG HÀN Sinh viên thực hiện: ĐÀO THỊ PHƯƠNG TÂM Giáo viên hướng dẫn: TS. TRẦN CHÚT BIÊN HÒA, THÁNG 12/2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Chút đã tận tình hướng dẫn tôi suốt quá trình làm đề tài này. Thầy là người đã giúp cho tôi vượt qua sự hạn chế về trình độ của người mới bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu và những lý luận ngôn ngữ để hoàn thành đề tài này. Thầy đã làm điều này với cái tâm của một người thầy. Cảm ơn thầy Yun Seong Jin đã ủng hộ tôi chọn đề tài khó này và mặc dù công tác rất bận rộn nhưng cũng đã dành thời gian quí báu để giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài. Cảm ơn đến thầy Hiệu trưởng Tiến sĩ Trần Hành, đồng thời cũng là trưởng khoa Đông Phương đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng tôi có cơ hội làm nghiên cứu khoa học, để tìm hiểu sâu sắc hơn về lĩnh vực mình yêu thích trước khi tốt nghiệp. Cảm ơn các thầy cô, các anh chị khóa trên, gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình làm nghiên cứu. Chân thành cảm ơn! Biên Hòa, ngày 11 tháng 11 năm 2010 Đào Thị Phương Tâm MỤC LỤC DẪN LUẬN ........................................................................................................... 1 1.  Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 1  2.  Lịch sử nghiên cứu đề tài : ..................................................................................................... 2  3.  Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3  4.  Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 4  5.  Những đóng góp của đề tài.................................................................................................... 4  6.  Cấu trúc đề tài ........................................................................................................................ 4  CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIẾNG HÀN ............................. 5 1.1................................................................................................................................................ 5  1.2  Sơ lược về tiếng Hàn ......................................................................................................... 6  1.2.1 Sơ lược về lịch sử tiếng Hàn .................................................................................... 6  1.2.2 Vài đặc điểm của tiếng Hàn ...................................................................................... 7  1.2 Các phương thức cấu tạo từ ngữ trong tiếng Hàn ............................................................ 13  1.2.1 Phương thức ghép.................................................................................................. 13  1.2.2 Phương thức phụ gia.............................................................................................. 15  1.2.3 Phương thức láy ..................................................................................................... 16  CHƯƠNG II : TỪ LÁY TIẾNG HÀN XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO NGỮ ÂM .... 17 2.1  Khái niệm từ láy............................................................................................................... 17  2.2 Láy hoàn toàn...................................................................................................................... 17  2.2.1 Láy hoàn toàn không có sự biến đổi ...................................................................... 17  2.2.2 Láy hoàn toàn có sự biến đổi ................................................................................. 19  2.3 Láy bộ phận ......................................................................................................................... 21  2.3.1 Từ láy có phần láy đặt trước hình vị gốc ............................................................... 22  2.3.2 Từ láy có phần láy đặt giữa hình vị gốc ................................................................. 23  2.3.3 Từ láy có phần láy đặt cuối hình vị gốc .................................................................. 23  2.3.4 Từ láy bộ phận có sự tham gia của các thành phần đặc biệt ................................ 24  CHƯƠNG III : TỪ LÁY TIẾNG HÀN XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA.............. 26 3.1 Từ láy mô phỏng âm thanh ................................................................................................ 26  3.1.1 Từ láy mô phỏng âm thanh đơn thuần.................................................................. 27  3.1.2 Từ láy mô phỏng âm thanh gợi sự vật, sự việc ..................................................... 31  3.2 Từ láy sắc thái hóa .............................................................................................................. 32  3.2.1 Từ láy biểu thị số nhiều, khái quát hóa.................................................................. 32  3.2.2 Từ láy biểu thị thuộc tính hay quá trình ................................................................ 33  3.3 Từ láy cách điệu .................................................................................................................. 35  KẾT LUẬN .......................................................................................................... 36 DANH SÁCH CÁC BẢNG ● Bảng 1.1 Phân chia lịch sử ngôn ngữ Hàn ● Bảng 1.2 Hệ thống nguyên âm tiếng Hàn ● Bảng 1.3 Hệ thống phụ âm tiếng Hàn ● Bảng 1.4 Nguyên tắc hòa điệu nguyên âm ● Bảng 1.5 Đồng hóa phụ âm ● Bảng 2.1 Từ láy hoàn toàn không biến đổi được hình thành từ hình vị gốc có một âm tiết ● Bảng 2.2 Từ láy hoàn toàn không biến đổi được hình thành từ hình vị gốc có hai âm tiết trở lên ● Bảng 3.1 Từ láy mô phỏng tiếng chim, gia cầm ● Bảng 3.2 Từ láy mô phỏng tiếng súc vật ● Bảng 3.3 Giá trị sắc thái hóa của các cặp nguyên âm và phụ âm 1 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là một mặt quan trọng trong sinh hoạt. Trong cuộc sống hằng ngày, từ những nhu cầu đơn giản mang tính cá nhân của chúng ta cho đến những cuộc thảo luận khó và phức tạp mang tính triết lý, tất cả đều được thể hiện và được hiểu thông qua phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi thông tin, biểu đạt những gì mà mình suy nghĩ và hiểu được cái mà người khác muốn biểu đạt. Tuy nhiên có một vấn đề nảy sinh, đó là giữa những người sử dụng ngôn ngữ khác nhau thì ngôn ngữ mà họ sử dụng không thực hiện được những chức năng nói trên. Để giải quyết vấn đề này con người bắt buộc phải học ngoại ngữ. Càng trong thời đại thông tin hóa toàn cầu thì nhu cầu trao đổi thông tin giữa những người thuộc những quốc gia khác nhau, học sử dụng những ngôn ngữ khác nhau càng tăng và việc học và sử dụng ngoại ngữ càng trở nên phổ biến hơn. Ngoài tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung… vốn là những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên thế giới thì gần đây người Việt Nam cũng bắt đầu học một số ngôn ngữ khác như tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Thái… Trong đó có thể kể đến sự phát triển của việc dạy và học tiếng Hàn. Kể từ lúc Ngành Hàn Quốc bắt đầu được đưa vào đào tạo (năm 1993 tại Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp, với hình thức là chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn minh khu vực, năm 1995 ngành Hàn Quốc học chính thức có quyết định được thành lập là một trong 5 bộ môn thuộc Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.)…cho đến nay rất nhiều trường Đại học, nhiều trung tâm ngoại ngữ bắt đầu đưa tiếng Hàn vào giảng dạy. Có thể điểm qua vài lý do chính của việc học tiếng Hàn đang ngày càng càng phát triển ở Việt Nam như sau: Thứ nhất : Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng phát triển. Hàn Quốc tăng cường đầu tư sang Việt Nam, các công ty Hàn Quốc mở nhiều nhà máy, xưởng sản xuất, văn phòng đại diện… tại Việt Nam. Do đó nhu cầu về 2 người lao động biết tiếng Hàn là rất lớn. Có cầu ắt sẽ thúc đẩy cung, số lượng người Việt học tiếng Hàn để làm việc ở công ty Hàn Quốc là rất lớn. Thứ hai : Sự xâm nhập của văn hóa Hàn thông qua phim ảnh, âm nhạc, thời trang… kéo theo một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên Việt Nam có nhu cầu học tiếng Hàn. Thứ ba : Số lượng người Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc tăng. Đối với nhóm đối tượng này thì việc học tiếng Hàn là vô cùng hữu ích và cần thiết. Với những lí do nêu trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu ngôn ngữ Hàn trở thành một việc làm mang tính cần thiết và cấp thiết. Như chúng ta đã biết ngôn ngữ của hai quốc gia bất kỳ nào cũng luôn tồn tại những điểm tương đồng và khác biệt. Cả hai đặc điểm này đều có thể gây khó khăn trong việc tiếp cận ngôn ngữ đối với người nước ngoài khi học tiếng. Cho nên sự hiểu biết những tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ mình đang học sẽ trở thành lợi thế giúp người học dễ dàng tiếp thu ngoại ngữ đó. Do những khác biệt về về loại hình ngôn ngữ, lối tư duy, lối sống, văn hóa, tín ngưỡng dân tộc…mà tiếng Hàn và tiếng Việt có nhiều điểm không tương đồng. Tuy nhiên trong cả hai ngôn ngữ này lại cùng tồn tại một lớp từ thường xuyên được sử dụng cả trong văn nói cũng như trong văn viết. Đó là từ láy. Từ láy được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày cũng như trong văn thơ Hàn Quốc. Điều này đòi hỏi người học tiếng Hàn muốn nâng cao khả năng ngoại ngữ phải dành sự quan tâm đến lớp từ này. Từ láy tiếng Hàn là một lớp từ có giá trị biểu cảm cao, mang lại vẻ đẹp cho ngôn ngữ Hàn Quốc. Người viết đã chọn đề tài “KHẢO SÁT TỪ LÁY TIẾNG HÀN” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài : 2.1 Ở Việt Nam : Tiếng Hàn ở Việt Nam mới được tìm hiểu và giảng dạy trong thời gian gần đây nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về mảng đề tài từ láy tiếng Hàn. Sớm nhất có thể kể đến khóa luận tốt nghiệp “ Bước đầu so sánh từ láy tiếng Hàn Quốc và từ láy tiếng Việt” của Cho Hae Kyung (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM, 1998), bài viết của TS. Đỗ 3 Thị Bích Lài “Những tương đồng và khác biệt của từ láy trong tiếng Việt và tiếng Hàn” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống(2009). 2.2 Ở Hàn Quốc : Từ láy chưa được sự quan tâm nhiều của giới nghiên cứu như ở Việt Nam. Khái niệm từ láy cũng còn nhiều tranh luận. Nghiên cứu về từ láy tiếng Hàn thời sơ kỳ có thể kể đến 정인승(1897-1986) là nhà quốc ngữ học Hàn quốc đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về tiếng Hàn hiện đại song ông chỉ xem xét từ láy tiếng Hàn dưới góc độ là từ láy đa phần là từ tượng thanh, tượng hình. Ngày nay ngay bản thân người Hàn Quốc cũng ít dành sự quan tâm nghiên cứu, nên có thể nói đây là một mảng đề tài ngôn ngữ còn bỏ ngỏ ngay trên đất nước của nó. Gần đây có thể kể đến công trình 국어 반복어의 구성 방식 (phương phức cấu tạo từ láy quốc ngữ) của tác giả 채완 (1993) . 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu tổng quát : Từ láy là một lớp từ vựng đẹp và biểu cảm được sử dụng thường xuyên trong ngôn ngữ Hàn, tìm hiểu từ láy tiếng Hàn với mục đích nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Hàn theo cách của người Hàn Quốc. Mục tiêu cụ thể : Cung cấp những kiến thức cơ bản về từ láy tiếng Hàn, mô tả cấu tạo, xác định ý nghĩa, cách thức biểu hiện của từ láy tiếng Hàn. 3.2 Phạm vi nghiên cứu : Dân tộc trên bán đảo Triều Tiên là một dân tộc thuần nhất sử dụng chung một ngôn ngữ là tiếng Triều Tiên hay tiếng Hàn . Tuy nhiên sau cuộc nội chiến (1950 - 1953) bán đảo Triều Tiên chia làm hai chính thể độc lập với hai chế độ chính trị khác nhau. Vì không có điều kiện tìm hiểu về những thay đổi khác biệt giữa tiếng Hàn của hai miền bán đảo Triều Tiên nên trong phạm vi bài nghiên cứu này người viết chỉ tiến hành nghiên cứu trên cơ sở những từ láy được người Hàn Quốc sử dụng. Để quá trình nghiên cứu được thuận tiện người viết lập bảng biểu từ láy thông dụng tiếng Hàn dựa trên cuốn từ điển “새국어사전” của nhà xuất bản 동아 tái bản lần thứ 5 (2008) làm đối tượng nghiên cứu. Trong khóa luận tốt nghiệp này chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát từ láy gốc 4 Hàn, không đi sâu vào tìm hiểu từ láy gốc Hán. Do điều kiện về nguồn tài liệu, trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp này chúng tôi chỉ khảo sát từ láy tiếng Hàn về mặt cấu tạo ngữ âm và ngữ nghĩa. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp tổng hợp, quan sát, so sánh, phân tích… - Trước hết, người viết xây dựng mẫu phân tích lập danh sách lớp từ láy thường được người Hàn Quốc sử dụng làm cơ sở ngữ liệu, quan sát, phân tích và rút ra những qui luật chung. - Tổng hợp các tài liệu trên sách, luận văn, báo tạp chí, các bài viết trên internet có liên quan đến đề tài. - Phân tích các cơ sở ngữ liệu đã thu thập được. - Viết báo cáo kết quả nghiên cứu. 5. Những đóng góp của đề tài Đối với bản thân người viết : được học và sử dụng một lớp từ mà người Hàn Quốc thường xuyên sử dụng trong giao tiếp nhưng ít được người học quan tâm chú ý. Đối với người học tiếng Hàn : Mô tả cấu tạo, xác định ý nghĩa của lớp từ láy trong tiếng Hàn, có liên tưởng, so sánh, đối chiếu với lớp từ láy trong tiếng Việt. Ngoài ra người viết cũng mong muốn kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp một số lượng từ láy tiếng Hàn nhất định cùng với ý nghĩa tiếng Việt tương đương giúp người học thuận lợi trong việc tiếp cận ngôn ngữ Hàn. 6. Cấu trúc đề tài CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIẾNG HÀN 1.1 Sơ lược về tiếng Hàn 1.1.1 Sơ lược về lịch sử tiếng Hàn 1.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ Hàn 1.2 Các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Hàn 1.2.1 Phương thức ghép 5 1.2.2 Phương thức phụ gia 1.2.3 Phương thức láy CHƯƠNG II : TỪ LÁY TIẾNG HÀN XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO NGỮ ÂM 2.1 Khái niệm từ láy 2.2 Láy hoàn toàn 2.2.1 Láy hoàn toàn không có sự biến đổi 2.2.2 Láy hoàn toàn có sự biến đổi 2.3 Láy bộ phận 2.3.1 Láy có phần láy đặt trước hình vị gốc 2.3.2 Láy có phần láy đặt giữa hình vị gốc 2.3.3 Láy có phần láy đặt cuối hình vị gốc 2.3.4 Từ láy bộ phận có sự tham gia của các hình thái đặc biệt CHƯƠNG III : TỪ LÁY TIẾNG HÀN XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA 3.1 Từ láy mô phỏng âm thanh 3.1.1 Từ láy mô phỏng âm thanh đơn thuần 3.1.2 Từ láy mô phỏng âm thanh gợi sự vật sự việc 3.2 Từ láy sắc thái hóa 3.2.1 Từ láy biểu thị số nhiều, khái quát hóa 3.2.2 Từ láy biểu thị thuộc tính, quá trình 3.3 Từ láy cách điệu CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIẾNG HÀN 1.1 6 1.2 Sơ lược về tiếng Hàn 1.2.1 Sơ lược về lịch sử tiếng Hàn Người dân trên bán đảo Hàn sử dụng chung một ngôn ngữ là tiếng Hàn, tuy có sự khác biệt giữa các vùng ở cách phát âm hay một số từ vựng nhưng người dân Hàn ở các vùng khác nhau vẫn có thể hiểu nhau dễ dàng tuy mức độ thông hiểu giữa các vùng có sự chênh lệch, ngoại trừ phương ngữ vùng đảo Jeju. Tiếng Hàn phát triển qua các giai đoạn, các giai đoạn này có lúc trùng với các giai đoạn lịch sử có lúc không. Ở mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng biệt thể hiện phần nào tình hình chính trị xã hội thời đó. Có thể tạm chia lịch sử tiếng Hàn làm 5 giai đoạn : Tiếng Hàn cổ đại (giai đoạn từ năm 668 trở về trước), tiếng Hàn nửa đầu thời kỳ trung đại (năm 668-1443), nửa sau thời kỳ trung đại (năm 1443-1592), tiếng Hàn cận đại (năm1592-1894), tiếng Hàn hiện đại (sau năm 1894 đến nay). Bảng 1.1 Phân chia lịch sử ngôn ngữ Hàn . Trọng tâm ngôn ngữ được Tiếng Hàn ~Trước khi nửa đầu sáng chế ra Phân chia thời kì Huấn Thời dân kì thời đại trung đại chính âm Khu vực trung Keasong tâm ngôn chuyển từ Kyongju đến Keasong. . Sự kế thừa to lớn từ tiếng Silla . Tài liệu Đặc điểm ▶ 계림유사, 향약구급방 ngữ Tiếng Hàn nửa sau thời kì Thời kì đầu .Tiếng Trọng tâm chia ngônthành ngữ chuyển về Hàn ngôn ngữ Choseon khu vựcDư Seoul, so với Hàn hệ Phù và ngôn ngữtiếng hệ Hàn ở (Trước Hanyang thời Trung không có thành nhiều phía kìNam rồi cổphát triển biến tiếngđổi. Kokuryo, Nhâm Thìn trung đại loạn) Tiếng Hàn ~Oa Silla Kyong tiếng Silla. Sau khi Tam quốc cổ đại Chu thì thống nhấtcủa tiếng .thống Trongnhất sự biến đổi to lớn xã Tiếng Hà n cận đậi thống nhất (TK17~19) BeakJe, Silla làm (tiếng chuẩn). hội, tiếngtrung Hàntâm phát triển theo Thời kì cuối Choseon tiếng Hanyang . Tư liệu hướng giản tiện và thực dụng. 서기석체(임신서기석), 이두, .▶ Sự biến đổi của hệ thống nguyên âm cùng 구결, 향찰với xuất hiện mới, biến 7 đổi, diệt vong của hiện tượng ngữ pháp. . Tài liệu ▶ 노걸대언해, 삼강행실도, 박통사언해 1.2.2 Vài đặc điểm của tiếng Hàn 1.2.2.1 Loại hình Tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính, quan hệ ngữ pháp được diễn đạt bên trong từ; trong từ có sự đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố (trợ từ); nhưng căn tố ít biến đổi và có thể tách dùng độc lập làm từ, còn phụ tố thì kết hợp một cách cơ giới với căn tố, mỗi phụ tố thường chuyên diễn đạt một ý nghĩa nhất định. 1.2.2.2 Vài đặc điểm về ngữ âm a. Hệ thống âm vị : Tiếng Hàn gồm 10 nguyên âm đơn, 11 nguyên âm kép Bảng 1.2 Nguyên ㅏ âm đơn ㅟ ㅓ ㅗ a eo oe wi Nguyên ㅑ ㅕ âm kép ㅝ ㅞ ya wo Hệ thống nguyên âm tiếng Hàn ㅜ o ㅛ ㅡ u ㅠ ㅣ ㅐ eu i ㅒ ㅖ ㅔ ae ㅚ e ㅘ ㅙ wa wae ㅢ yeo yo we ui yu yae ye 19 phụ âm Bảng 1.3 Hệ thống phụ âm tiếng Hàn 8 Đôi môi Chân răng Chân răng sau ㅁ /m/ Mũi Tắc và ㄴ /n/ chùng ㅂ /b, p/ ㄷ /d/ căng ㅃ /pp/ Tắc xát bật ㅍ /p/ ㄱ /g,k/ ㄸ /tt/ ㅉ /jj/ ㄲ /kk/ ㅌ /t/ ㅊ /ch/ ㅋ /k/ ㅅ /s/ căng ㅆ /ss/ họng ㅇ /ng/ (cuối - âm tiết ) ㅈ /j/ chùng Cổ Vòm mềm ㅎ /h/ Xát Bên( rung) b. ㄹ /r,l/ Hòa điệu nguyên âm Đây là hiện tượng nguyên âm của âm tiết đứng sau chịu ảnh hưởng từ nguyên âm của âm tiết đứng trước, trở nên giống hoặc hòa hợp với nguyên âm của âm tiết đứng trước. Nhóm những nguyên âm dương tính như (ㅏ, ㅗ) hoặc những nguyên âm âm tính như (ㅓ,ㅜ, ㅡ) kết hợp hòa hợp với nhau. Hiện tượng này chủ yếu xuất hiện vào các từ chỉ hình thái và cấu trúc kết thúc câu (kết thúc liên kết, kết thúc toàn phần). Bảng 1.4 Nguyên tắc hòa điệu nguyên âm Nguyên âm đi trước Nguyên âm đi sau Nguyên âm ㅏ dương ㅗ ㅏ tính ㅓ Nguyên âm âm tính ㅜ ㅡ ㅣ ㅓ 9 ㅚ ㅟ Ví dụ: Từ chỉ hình thái : 살랑살랑 /sallang sallang/ : 설렁설렁 /seolleong seolleong/ 수군수군 /sugun sugun/ : 소곤소곤 /sogonsogon/ 졸졸 /joljol/ : 줄줄 /juljul/ Cấu trúc kết thúc câu : 아/어/여 요.(Kết thúc câu khẳng định) Nguyên âm cuối cùng của gốc động từ, tính từ là ㅏ,ㅗ thì kết hợp với 아요. 잡다 → 잡 + 아요 → 잡아요 ( nắm giữ) 닫다 → 닫 + 아요 → 닫아요 ( đóng) 먹다 → 먹 +어요 → 먹어요 (ăn) Động từ, tính từ có 하다 thì kết hợp 여요. 사랑하다 → 사랑하 + 여 요 → 사랑하여요→ 사랑해요 ( yêu) 발전하다 → 발전하 + 여 요 → 발전하여요 → 발전해요 ( phát triển) 공부하다 → 공부하 + 여 요 → 공부하여요 → 공부해요 (học) Trường hợp còn lại thì kết hợp với 어요. 먹다 : 먹 + 어요 → 먹어요 ( ăn) 나누다 : 나누 + 어요 →나누어요 (chia sẻ) 신다 : 신 +어요 →신어요 (mang (giày, dép..)) c. Gộp và lượt bớt âm tiết Rút gọn âm tiết là hiện tượng hai tiểu hình thái gặp nhau nhưng một âm tiết được rút gọn và chỉ đọc một âm tiết. Ví dụ : 오다 : 오 + 았다 → 왔다 (Đã đến) 10 서다 : 서 +었다 → 섰다 ( Đã đứng) 켜다 : 켜 +어도 → 켜도 ( Dù có bật thì cũng…) Còn hiện tượng lượt bớt âm tiết là hiện tượng khi hai tiểu hình thái kết hợp người ta bỏ qua một âm tiết nào đó để tiện phát âm. Ví dụ : 만나다 : 만나 +아요 → 만나요 (gặp gỡ) 지내다 : 지내 + 어보니→ 지내보니 ( thử trải qua nên…) Hai hiện tượng này cũng có lúc xuất hiện một cách bắt buộc cũng có lúc dựa vào ý của người sử dụng tùy theo từng động từ. d. Đồng hóa phụ âm Khi phụ âm cuối cùng của âm tiết gặp phụ âm tiếp theo, có trường hợp phụ âm đó được phát âm giống phụ âm tiếp theo, cũng có trường hợp cả hai phụ âm đó giống nhau thì bị thay đổi cả hai, hiện tượng này gọi là hiện tượng đồng hóa phụ âm. Bảng 1.5 Đồng hóa phụ âm Nguyên tắc đồng hóa phụ âm ㅂ ㄷ Đứng trước ㄱ ㅁ ㄴ Đọc thành Ví dụ ㅁ 십년 phát âm [심년] ㄴ 옛날 phát âm [옌날] ㅇ 학년 phát âm [항년] ㅁ 음력 phát âm [음녁] ㅇ ㄹ Đứng sau ㅂ ㄷ 장래 phát âm [장내] Đọc thành ㄴ 생산량 ㄱ Trước và sau ㄹ phát âm [생산냥] ㄴ ㄴ 십리 phát âm [심니] Đọc thành ㄹ 설날 phát âm [설랄] 11 e. Âm vòm miệng hóa Phụ âm cuối là ‘ㄷ,ㅌ’ khi gặp nguyên âm [ㅣ] thì được phát âm thành [ㅈ,ㅊ], hiện tượng này gọi là hiện tượng âm vòm miệng hóa. Ví dụ : 맏 + 이 → 맏이 phát âm thành [마지] 굳+ 이 → 굳이 phát âm thành [구지] 같 + 이 → 같이 phát âm thành [가치] 밑 + 이 → 밑이 phát âm thành [미치] 1.2.2.3 a. Vài đặc điểm về ngữ pháp Trật tự ngữ pháp trong câu Cấu trúc câu trong tiếng Hàn là cấu trúc S + O + V Trong đó S : chủ ngữ O : Bổ ngữ V : Vị ngữ Ví dụ : 단비 씨는 소고기를 (chị Danbi) (thịt bò ) 먹었어요. (đã ăn) S 오빠가 (anh) O 책을 읽고 (sách) S • (Chị Tanbi đã ăn thịt bò) V (Anh đang đọc sách.) 있어요. (đang đọc) O V Trong câu tiếng Hàn, V là trung tâm, là thành phần quan trọng nhất và là thành phần không thể thiếu trong 1 câu. Trong một câu, động từ hay tính từ chính luôn nằm ở cuối câu. • S được tỉnh lược trong trường hợp S đã được ngầm hiểu. Trong câu tiếng Hàn S thường được tỉnh lược. Ví dụ : 12 밥 을 A: 먹었어요? Ăn cơm chưa? (cơm) (ăn chưa) O V B : 네, 벌써 먹었어요. Vừa ăn rồi. (Vừa ăn rồi) b. Quan hệ ngữ pháp được thể hiện bằng trợ từ nên dựa vào trợ từ có thể biết được cấu trúc của câu. Một số trợ từ tiêu biểu Trợ từ chủ từ : 이/가 Trợ từ tân ngữ : 을/를 Trợ từ chỉ nơi chốn : 에, 에서 Trợ từ chỉ số nhiều : 들 Ví dụ : 학생들이 도서관에서 숙제를 합니다. Các học sinh đang làm bài tập ở thư viện. c. Kính ngữ và khiêm ngữ Hệ thống kính ngữ và khiêm ngữ trong tiếng Hàn hết sức phát triển. Tùy theo địa vị, tuổi tác, kết hôn rồi hay chưa…của người đối diện, người nói phải sử dụng lời nói kính trọng hay khiêm nhường theo những qui tắc nhất định. Kính ngữ hay khiêm ngữ thường được thể hiện qua trợ từ và kết thúc câu. 13 Ví dụ : Tiếng Việt Tiếng Hàn Bình thường Bố mẹ đã ngủ. 부모가 Kính ngữ 잠을 부모님께서 잤습니다. Thầy giáo giúp đỡ 주무하셨습니다. sinh vi 선생님이 학생을 선생님께서 학생을 ên. 도와줬어요. 도와주셨습니다. Tôi sẽ giúp cho. 도와줄게요. 도와드리겠습니다. Mời ăn cơm. 밥을 먹으세요. 식사를 드십시오. 1.2 Các phương thức cấu tạo từ ngữ trong tiếng Hàn 1.2.1 Phương thức ghép Khái niệm : Phương thức ghép là phương thức ghép hai hình vị cùng loại với nhau để tạo nên một từ. Có thể đó là hai căn tố, cũng có thể đó là hai hình vị ngữ pháp. Trong tiếng Hàn, phương thức ghép được sử dụng vô cùng rộng rãi, là phương thức chủ yếu cấu tạo nên từ ngữ tiếng Hàn. Ví dụ : Danh từ : 소 고기/ so kogi/ 수 탉/su tak/ (bò) ( thịt) (trống) (gà) thịt bò gà trống 빵 고양이 털/goyangi teol/ kage/ (mèo) (lông) (bánh mì) (cửa hàng) lông mèo cửa hàng bánh mì 가계/bbang 14 나무/kam namu/ 감 옷 장/otjang/ (hồng) (cây) (ot) (jang) cây hồng cửa hàng quần áo Động từ : 올라 가다 /olla gada/ 듣 (lên) (đi) (nghe) (thấy) đi lên nghe thấy 집어 먹다 /jipeo meokda/ 걸어 (bốc) (ăn) (bước) (đi) bốc ăn bước đi 돌아 보다/dora boda/ 나 보다 /deut boda/ 가다 /georeo kada/ 가다 /nagada/ (quay) (nhìn) (ra ) (đi) quay lại nhìn đi ra 잊어 버리다 /ijeo beorida/ 알아 보다 /ara boda/ (quên) (mất) (biết) (thấy) quên mất tìm hiểu Tính từ : 정 많다/jeong manta/ (miệng) (dày) ít nói (tình) (nhiều) nhiều tình cảm 입 입 무겁다/immugeopda/ 싸다/ipssada/ (miệng) (mỏng) 15 nói nhiều (nhạy) (nhanh) nhanh nhạy 배 부르다/baebureuda/ (bụng) (đói) 검 đói bụng 푸르다/geompureuda/ (đen) (xanh) xanh đen 붉다/geom bulda/ 검 (đen) (đỏ) 굳 đỏ đen 세다/gutseda/ (cứng) (mạnh) cứng 재빠르다/jebbareuda/ 1.2.2 Phương thức phụ gia Khái niệm : Phương thức phụ gia là phương thức liên kết vào một căn tố hoặc một thân từ một thân từ một hoặc vài phụ tố để tạo nên một từ đa hình vị. Ví dụ : Tiền tố 한/han/ nghĩa là to, lớn, ở giữa : 한길/hankil/ (đại lộ), 한사리/hansari/ (triề u cường) 한복판/hanbokpan/ (giữa trung tâm) ... 덧/teot/ nghĩa là thêm vào : 덧니/deonni/ (răng khểnh), 덧대다/deokdeoda/ (gắn chồng lên), 덧쓰다/deosseuda/ (viết chồng lên)... 개/gea/ nghĩa là xấu, tầm thường, vớ vẩn : 개꿈/gae kkum/ (giấc mơ vớ vẩ n), 개꽃/gaekkot/ (hoa tầm thường), 개죽음/gaejukum/ (cái chết xấu)... Trung tố “나뭇잎/namunip/ (lá cây) : ‘ㅅ’ /s/ biểu thị 잎/ip/ (lá) thuộc 나무/namu/ (cây). 찹쌀/chapsal/ (gạo nếp) : ‘ㅂ’ /b,p/ biểu thị tính chất của gạo.” [1,24] Hậu tố
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan