Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tình hình tiêu thụ thủy sản của hộ gia đình ở tỉnh sóc trăng...

Tài liệu Khảo sát tình hình tiêu thụ thủy sản của hộ gia đình ở tỉnh sóc trăng

.PDF
63
1
105

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LƯU THỊ TRÚC QUYÊN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THỦY SẢN CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐẶNG THỊ PHƯỢNG 2011 LỜI CẢM TẠ Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ, quý Thầy Cô trong Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kinh nghiệm quý báo giúp em hoàn thành khoa học. Xin chân thành cảm ơn Cô Đặng Thị Phượng đã nhiệt tình chỉ dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Em chân thành cảm ơn Thầy Lê Xuân Sinh, Thầy Nguyễn Thanh Toàn, Thầy Nguyễn Thanh Long, Cô Nguyễn Thị Kim Quyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn tất cả các cô chú, anh chị ở các cấp chính quyền và chân thành cảm ơn tất cả người dân trên địa bàn khảo sát của tỉnh Sóc Trăng đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt bảng phỏng vấn. Xin cảm ơn gia đình, tập thể lớp Kinh tế thủy sản 33 và bạn bè thân thiết đã quan tâm, giúp đỡ, chia sẽ và động viên em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Cảm ơn tất cả các bạn trong nhóm luận văn cùng đề tài “Tiêu thụ thủy sản của hộ gia đình” đã gắn bó cùng chia sẽ những khó khăn, trở ngại, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua. Cuối cùng, xin chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành công trong cuộc sống. Cần Thơ, ngày 15 tháng 6 năm 2011 Lưu Thị Trúc Quyên i TÓM TẮT Đề tài “Khảo sát tình hình tiêu thụ thủy sản của hộ gia đình ở tỉnh Sóc Trăng” được tiến hành từ tháng 12/2010 đến tháng 07/2011, tại tỉnh Sóc Trăng. Kết quả khảo sát cho thấy, mức tiêu dùng thủy sản bình quân đầu người trên địa bàn khảo sát là 48,53 kg/người/năm và mức chi mua cho thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi mua thực phẩm hàng năm của hộ gia đình với 44,20% tương ứng với 2,08 triệu đồng/người/năm. Lượng TSNN được tiêu dùng hàng năm là 41,83 kg/người/năm (84,85%) và hải sản 11,51 kg/người/năm (15,15%). Người tiêu dùng ưa chuộng những sản phẩm thủy sản có nguồn gốc tự nhiên hơn thủy sản nuôi vì chất lượng thịt thơm ngon và an toàn cho sức khỏe. Người tiêu dùng chọn mua thủy sản tại chợ (78,67%) vì chất lượng tốt hơn, giá cả rẻ hơn, loài thủy sản thì đa dạng và phong phú, kế đến là mua từ người bán rong (12,32%) vì tính thuận tiện của hình thức này giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, còn lại là mua từ nguồn cung cấp khác. Hộ gia đình sống ở nông thôn tiêu thụ thủy sản 51,64 kg/người/năm gấp 1,24 lần lượng tiêu dùng ở thành thị (TSNN chiếm gần 80% và hải sản 20%). Tuy nhiên, chi tiêu cho thủy sản thì những hộ ở thành thị cao hơn ở nông thôn 1,17 lần tương ứng là 2,31 trđ/người/năm. Những hộ gia đình sống ở vùng nước ngọt, lũ ít dùng nhiều thủy sản hơn các vùng nhiễm mặn theo mùa và vùng ven biển với lượng thủy sản tiêu thụ tương ứng là 51,66 kg/người/năm, 44,50 kg/người/năm và 45,18 kg/người/năm. Lượng tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người giữa các nhóm dân tộc Kinh, Khơmer và Hoa cũng khác nhau. Dân tộc Kinh tiêu thụ nhiều thủy sản nhất với 50,36 kg/người/năm, dân tộc Khơmer 47,30 kg/người/năm và dân tộc Hoa 47,00 kg/người/năm (trong đó TSNN luôn chiếm tỷ lệ cao với trên 80%). Chi mua thủy sản của các nhóm dân tộc luôn chiếm tỷ lệ cao hơn các loại thực phẩm khác như thịt heo, thịt bò. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn mua sản phẩm thủy sản của người tiêu dùng là chất lượng, giá cả, loài thủy sản. Trong tiêu dùng thủy sản có những thuận lợi như: dễ mua bán, có quan hệ tốt với người bán và giá cả phải chăng. Bên cạnh những thuận lợi thì người tiêu dùng cũng gặp phải những khó khăn như: vấn đề bảo quản, giá cả không ổn định, chất lượng thủy sản, thu nhập của người dân còn thấp. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng thủy sản tiêu thụ trên đầu người một năm là số người trong gia đình, dân tộc, % chi tiêu thủy sản/Tổng chi TP, % chi tiêu TP/Tổng chi tiêu và chất lượng thủy sản nước ngọt. ii MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ ............................................................................................................... i Tóm tắt .................................................................................................................. ii Mục lục ................................................................................................................. iii Danh mục bảng ...................................................................................................... v Danh mục hình ...................................................................................................... vi Danh mục từ viết tắt............................................................................................. vii Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 1.1 Giới thiệu ................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 1.3 Nội dung của đề tài..................................................................................... 2 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3 2.1 Tình hình thủy sản Việt Nam ..................................................................... 3 2.1.1 Nuôi trồng và khai thác thủy sản ........................................................ 3 2.1.2 Tình hình tiêu thụ thủy sản ................................................................. 5 2.2 Tình hình thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long ......................................... 7 2.3 Tổng quan về tỉnh Sóc Trăng ..................................................................... 8 2.3.1 Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên .......................................................... 8 2.3.2 Tình hình thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng.................................................. 11 2.4 Lý thuyết cung - cầu ................................................................................. 12 2.4.1 Cầu ..................................................................................................... 12 2.4.2 Cung ................................................................................................... 14 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 16 3.1 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 16 3.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 16 3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................... 17 Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN.................................................................. 18 4.1 Một số thông tin chung về hộ tiêu dùng thủy sản ở địa bàn khảo sát ...... 18 4.1.1 Thông tin về giới tính, tuổi và trình độ học vấn ............................... 18 4.1.2 Hoạt động sản xuất của nông hộ và cơ cấu thu nhập ........................ 20 4.1.3 Chi tiêu của hộ .................................................................................. 23 4.2 Hiện trạng tiêu dùng thủy sản .................................................................. 24 4.2.1 Thông tin chung về những loại thực phẩm tiêu dùng ....................... 24 4.2.2 Nguồn thực phẩm tự cung cấp chủ yếu của hộ gia đình ................... 26 4.2.3 Thực phẩm được mua cho gia đình................................................... 26 4.2.4 Nguồn thông tin cho tiêu dùng thủy sản của hộ gia đình ................. 29 4.2.5 Những tháng nhu cầu thủy sản thay đổi ............................................ 30 4.2.6 Những loài thủy sản được người tiêu dùng ưa thích......................... 30 iii 4.3 So sánh mức tiêu dùng thủy sản của các dân tộc Kinh, Khơmer và Hoa 31 4.3.1 Cơ cấu chi tiêu cho tiêu dùng thực phẩm phân theo dân tộc ........... 31 4.3.2 Thủy sản tiêu dùng cho hộ gia đình phân theo dân tộc..................... 32 4.4 So sánh mức tiêu dùng thủy sản phân theo vị trí địa lý ........................... 34 4.4.1 Cơ cấu chi tiêu cho tiêu dùng thực phẩm phân vị trí địa lý .............. 34 4.4.2 Tiêu dùng thủy sản của hộ gia đình phân theo vị trí địa lý ............... 35 4.5 So sánh mức độ thay thế của thủy sản đối với các loại thực phẩm khác . 37 4.6 Xu hướng tiêu dùng thủy sản của hộ gia đình.......................................... 38 4.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản tiêu thụ bình quân/người/năm ở địa bàn khảo sát ....................................................... 39 4.8 Phân tích nhận thức của người tiêu dùng ................................................. 40 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................. 44 5.1 Kết luận .................................................................................................... 44 5.2 Đề xuất ..................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 46 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 48 iv DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Sản lượng thủy sản năm 2009 .................................................................. 3 Bảng 3.1: Số mẫu thu theo từng huyện................................................................... 16 Bảng 4.1: Thông tin về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn................................ 18 Bảng 4.2: Thông tin về nguồn thu nhập ................................................................. 20 Bảng 4.3: Chi phí sinh hoạt của hộ gia đình trong năm ......................................... 23 Bảng 4.4: Xu hướng tiêu dùng thực phẩm tự cung cấp .......................................... 26 Bảng 4.5: Thủy sản tiêu dùng của một người trong năm phân theo thành thị và nông thôn ................................................................................................ 27 Bảng 4.6: Nguồn cung cấp cho tiêu dùng thủy sản của hộ gia đình (%)................ 28 Bảng 4.7: Tính thuận tiện trong mua bán và tiêu dùng thủy sản ............................ 29 Bảng 4.8: Những loài thủy sản được người tiêu dùng ưa thích .............................. 31 Bảng 4.9: Thủy sản tiêu dùng của một người trong năm phân theo dân tộc Kinh, Khơmer và Hoa ...................................................................................... 33 Bảng 4.10: Nguồn cung cấp thủy sản của hộ gia đình phân theo dân tộc (%) ....... 34 Bảng 4.11: Tiêu dùng thủy sản của một người trong năm phân theo vị trí địa lý ............................................................................................................. 36 Bảng 4.12: Ma trận thể hiện % thay thế giữa các loại thực phẩm .......................... 37 Bảng 4.13: Xu hướng tiêu dùng thủy sản của hộ gia đình...................................... 38 Bảng 4.14: Mô hình hồi quy sản lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm và các biến độc lập ................................................................................... 39 Bảng 4.15: Thuận lợi và khó khăn trong tiêu dùng thủy sản .................................. 41 v DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Các thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2010 ........................................ 6 Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng ........................................................ 9 Hình 2.3: Mối quan hệ cầu và giá ........................................................................ 13 Hình 2.4: Các tác động ngoài giá lên cầu ............................................................ 14 Hình 2.5: Mối quan hệ cung và giá...................................................................... 15 Hình 2.6: Các tác động ngoài giá lên cung .......................................................... 15 Hình 4.1: Cơ cấu độ tuổi ...................................................................................... 19 Hình 4.2: Cơ cấu giới tính ................................................................................... 19 Hình 4.3: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình ở thành thị và nông thôn ................. 21 Hình 4.4: Cơ cấu thu nhập theo dân tộc Kinh, Khơmer và Hoa .......................... 22 Hình 4.5: Cơ cấu chi tiêu thực phẩm của hộ gia đình ......................................... 26 Hình 4.6: Nguồn thông tin cho tiêu dùng thủy sản của hộ gia đình .................... 29 Hình 4.7: Cơ cấu chi tiêu thực phẩm của hộ gia đình theo dân tộc ..................... 32 Hình 4.8: Cơ cấu chi tiêu thực phẩm phân theo vị trí địa lý................................ 35 Hình 4.9: Nguồn thủy sản được người tiêu dùng chọn........................................ 40 Hình 4.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn thủy sản cho tiêu dùng ............. 41 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm BNN&PTNT : Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn CBCC : Cán bộ công chức ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GDP : Tổng sản phẩm quốc nội KD : Kinh doanh KTTS : Khai thác thủy sản KTXH : Kinh tế xã hội NTD : Người tiêu dùng NTTS : Nuôi trồng thủy sản TP : Thực phẩm Trđ : Triệu đồng TS : Thủy sản TSNN : Thủy sản nước ngọt XK : Xuất khẩu vii Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu Thủy sản là một mặt hàng thực phẩm quan trọng cung cấp 16% nhu cầu protein cho con người. Ngày nay, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của thủy sản cao hơn các loại thực phẩm khác (50% thủy sản đánh bắt từ tự nhiên), trong khi đó dịch bệnh ở gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng, như dịch bệnh bò điên, dịch cúm gia cầm, bệnh than…đã tạo thành làn sóng từ tiêu dùng thịt gia cầm sang tiêu dùng sản phẩm thủy sản. Trên toàn thế giới mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản năm 2005 đạt 16,6 kg/người/năm, ở Việt Nam là 22 kg/người/năm và ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cao hơn 1,5 - 2 lần (Lê Xuân Sinh, 2010). Bên cạnh đó là sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội (KTXH) là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thủy sản trên toàn cầu không ngừng tăng cao. Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng phát triển thủy sản trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Với bờ biển dài 3.260 km, 112 cửa biển và 4.000 đảo lớn và nhỏ, có nhiều eo biển, hồ, đầm lầy và phá, với nhiều loại thủy sản. Trong nội địa, hệ thống sông ngòi dày đặc và gần 1.400.000 ha mặt nước cùng các yếu tố nhiệt độ, môi trường, nguồn lợi thủy sản phong phú và nguồn thức ăn tự nhiên là những điều kiện thuận lợi cơ bản để đầu tư phát triển kinh tế thủy sản. Khả năng khai thác thủy sản (KTTS) ở vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam (rộng trên 1 triệu km2) có thể đạt trên 4 triệu tấn/năm, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu (XK). Năm 2009, giá trị XK của ngành thủy sản là 4,25 tỷ USD, giảm 5,7% so với năm 2008, nhưng tăng 14,2% so với năm 2007 (Tổng Cục Hải Quan, 2009). Đặc biệt, ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước. Vì vậy, ĐBSCL có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh về cả khai thác và nuôi trồng thủy sản (NTTS), góp phần quan trọng trong quá trình phát triển KTXH của vùng và cả nước. Sóc Trăng là một tỉnh trong khu vực ĐBSCL, nằm ở hạ lưu sông Hậu, tiếp giáp biển Đông, tổng diện tích tự nhiên 3.200 km2, có trên 72 km bờ biển, với 3 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh, do điều kiện tự nhiên đã hình thành 3 vùng sinh thái nước mặn, lợ và ngọt. Do đó, Sóc Trăng rất thích hợp để phát triển ngành thủy sản. Hiện nay, tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm,…ngày càng lan rộng và xã hội ngày càng phát triển đã làm cho xu hướng tiêu dùng thủy sản không chỉ 1 ở địa phương, trong nước mà thế giới ngày càng gia tăng. Mặt khác, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng, họ ngày càng có nhận thức tốt hơn về ATVSTP và nhu cầu được cung cấp thông tin ngày càng nhiều, nhanh và chính xác hơn dẫn đến xu hướng thận trọng hơn trong lựa chọn sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cả về chủng loại, số lượng và chất lượng sản phẩm đòi hỏi NTTS phải phát triển bền vững. Sự phát triển của ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, để xác định được các nhân tố quyết định trong tiêu dùng sản phẩm thủy sản, góp phần thúc đẩy thị trường thủy sản tiêu thụ nội địa phát triển. Đề tài “Khảo sát tình hình tiêu thụ thủy sản của hộ gia đình ở tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện nhằm hỗ trợ thông tin về đối tượng tiêu dùng thủy sản cuối cùng ở tỉnh Sóc Trăng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích và đánh giá được tình hình tiêu thụ thủy sản của hộ gia đình ở tỉnh Sóc Trăng nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các bên có liên quan tới cung cấp và tiêu thụ thủy sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Mô tả hiện trạng tiêu dùng thủy sản của hộ gia đình ở tỉnh Sóc Trăng. (2) Thấy được sự khác biệt giữa tiêu dùng sản phẩm thủy sản với sản phẩm tiêu dùng khác của hộ gia đình ở tỉnh Sóc Trăng. (3) Nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn trong tiêu dùng thủy sản và đưa ra đề xuất, giải pháp nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thủy sản của hộ gia đình ở tỉnh Sóc Trăng. 1.3 Nội dung nghiên cứu (1) Khảo sát hiện trạng tiêu thụ thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng. (2) So sánh mức tiêu dùng thủy sản ở nông thôn và thành thị. (3) So sánh mức tiêu dùng thủy sản của các dân tộc Kinh, Hoa và Khơmer. (4) So sánh mức tiêu dùng thủy sản ở nước mặn, lợ và thủy sản nước ngọt. (5) Phân tích nhận thức của người tiêu dùng thủy sản. 2 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình thủy sản Việt Nam 2.1.1 Nuôi trồng và khai thác thủy sản Ngành thủy sản là một trong các ngành tiên phong trong quá trình đổi mới, chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường. Năm 2008, sản lượng thủy sản đạt 4.600 nghìn tấn, tăng 9,2% so với năm 2007. Vùng có sản lượng cao nhất là ĐBSCL chiếm gần 60%, Bắc Trung Bộ chiếm 21%, đồng bằng Sông Hồng chiếm 11% so với sản lượng thủy sản của cả nước (Tổng Cục Thống Kê, 2008). Sản lượng thủy sản năm 2009 đạt 4.847,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2008, trong đó cá đạt 3.654,1 nghìn tấn, tăng 5,3%, tôm 537,7 nghìn tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ (Tổng Cục Thống Kê, 2009). Năm 2010, nước ta tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến diễn biến thời tiết phức tạp và ngày càng khắc nghiệt, biến động giá cả trên thị trường và nhiều rào cản thương mại mới đối với sản phẩm nhưng với sự nổ lực cao ngành thủy sản vẫn phấn đấu đưa sản lượng thủy sản đạt 5.127,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2009. Trong đó, thủy sản khai thác 2.420,8 nghìn tấn, tăng 6,2% so với năm trước (trong đó khai thác biển đạt 2.226,6 nghìn tấn, tăng 6,4%), thủy sản nuôi đạt 2.706,8 nghìn tấn, tăng 4,5% so với năm trước. Sản lượng cá đạt 3.847,7 nghìn tấn, tôm đạt 588,8 nghìn tấn tăng tương ứng là 4,8% và 7,1% so với cùng kỳ (Tổng Cục Thống Kê, 2010). Bảng 2.1: Sản lượng thủy sản năm 2009 Đơn vị tính: Nghìn tấn Sản lượng khai thác Sản lượng nuôi trồng Loài thủy sản 2008 2009 2008 2009 Cá 1.605,7 1.703,1 1.863,3 1.951,1 Tôm 113,4 124,6 388,4 413,1 Thủy sản khác 417,3 450,1 213,9 205,7 Tổng 2.136,4 2.465,6 2.277,7 2.569,9 (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009) Sản lượng KTTS cũng tăng lên qua các năm do lượng tàu khai thác ngày càng nhiều và kỹ thuật khai thác ngày càng cao nên sản lượng khai thác tăng. Năm 2008 sản lượng thủy sản khai thác đạt 2.134 nghìn tấn, tăng 2,9% so với năm 2007, trong đó khai thác biển là 1.938 nghìn tấn. Năm 2009 sản lượng thủy sản đạt 2.277,7 nghìn tấn, tăng 6,6% so với năm 2008, trong đó khai thác 3 biển đạt 2.068 nghìn tấn, tăng 6,8% so với năm trước và sản lượng khai thác nội địa đạt 209 nghìn tấn. Trong 2.277,7 nghìn tấn thủy sản khai thác được thì sản lượng tôm 124,6 nghìn tấn, tăng nhanh nhất với 9,9%, và sản lượng cá 1.703,1 nghìn tấn, tăng chậm nhất với 6,1% so với năm 2008 (Tổng Cục Thống Kê, 2009). Sản lượng thủy sản 2010 đạt 2.420,8 nghìn tấn, tăng 6,2% so với năm trước, trong đó khai thác biển đạt 2.226,6 nghìn tấn, tăng 6,4%. Đặc biệt, năm 2010 sản lượng cá ngừ đại dương tăng cao, trong đó Phú Yên đạt 5 nghìn tấn, tăng 13,6% so với năm 2009, Bình Định 4 nghìn tấn, tăng 5,3%, Khánh Hòa 3,5 nghìn tấn, tăng 9%. Sản lượng thủy sản khai thác biển tăng cao chủ yếu do thời tiết thuận lợi và nhờ chính sách của Nhà nước hỗ trợ ngư dân mua và đóng mới tàu công suất lớn làm tăng năng lực khai thác. Số tàu khai thác biển có động cơ khoảng 130 nghìn chiếc, tăng 3,2% so với năm 2009, tổng công suất các tàu tăng 8,4%, số tàu trên 90CV đạt 18 nghìn chiếc với tổng công suất tăng 9%. Bên cạnh đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng cũng không ngừng tăng lên qua các năm do diện tích nuôi trồng tăng, kinh nghiệm nuôi ngày càng cao và sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác chăm sóc quản lý ngày càng được chú trọng. Năm 2009 sản lượng thủy sản nuôi đạt 2.569,9 nghìn tấn, tăng 4,9% so với năm 2008. Sản lượng thủy sản nuôi trồng 2010 ước tính đạt 2.706,8 nghìn tấn, tăng 4,5% so với năm 2009. Nhìn chung, nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do giá cá nguyên liệu giảm và thị trường tiêu thụ không ổn định và diện tích nuôi thả cá tra giảm 5% so với năm 2009. Một số địa phương có diện tích thả nuôi cá tra giảm nhiều là: Cần Thơ giảm 13,6%, An Giang giảm 9%, Bến Tre giảm 8,1%. Sản lượng cá tra thu hoạch năm 2010 đạt 1 triệu tấn, giảm 1,8% so với năm 2009. Các địa phương có sản lượng cá tra giảm nhiều là: Hậu Giang giảm 47,8% so với năm 2009, Cần Thơ giảm 11,4%, An Giang giảm 5,6%. Tuy sản lượng cá tra giảm nhưng tổng sản lượng cá nuôi thu hoạch vẫn tăng 4,9% so với năm trước, do các địa phương thực hiện chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi theo hướng đa canh, đa con kết hợp, hướng vào thị trường nội địa. Đáng chú ý là nuôi thủy sản nước mặn bằng hình thức lồng, bè phát triển khá mạnh tại một số địa phương. Số lượng lồng, bè nuôi các loại tăng gần 10 nghìn chiếc (9,3%) so với năm 2009, trong đó số lồng, bè nuôi trên biển tăng 20% (Tổng Cục Thống Kê, 2010). Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết trong năm 2010, nông nghiệp được mùa và được giá. Trong đó, có 3 nhóm hàng đạt được kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là thủy sản, đồ gỗ, gạo. Chính vì vậy, nuôi trồng thủy sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ lực, quan trọng, tiến tới hướng đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung. 4 2.1.2 Tình hình tiêu thụ thủy sản Việt Nam là nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi trong việc nuôi trồng và chế biến thủy sản. Ngành thủy sản đang dần từng bước khẳng định mình và trở thành mặt hàng XK có thế mạnh của Việt Nam. Hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới với kim ngạch XK hàng tỷ USD mỗi năm, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước cung ứng thủy sản lớn cho thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản vẫn phải phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của thế giới và văn hóa tiêu dùng của các quốc gia. Trên thế giới mức tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm tăng dần: từ 14,5 kg/người/năm vào năm 1994 và 16,6kg/người/năm trong năm 2005. Dự báo năm 2010 mức tiêu thụ thủy sản trên toàn thế giới là 18,4 kg/người/năm và năm 2015 sẽ đạt 19,1 kg/người/năm. Nhìn chung, có khoảng 46% mức tăng về nhu cầu thủy sản là do sự gia tăng dân số, 56% còn lại là do sự phát triển kinh tế (Lê Xuân Sinh, 2010). Bên cạnh đó, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2005 là 22 kg/người/năm cao hơn so với thế giới, riêng ĐBSCL nhu cầu về thủy sản ở mức cao hơn 1,5-2 lần nhu cầu thủy sản của Việt Nam. Năm 2010 dân số Việt Nam đạt khoảng 90,7 triệu người và tiêu thụ thủy sản sẽ đạt 26,4 kg/người/năm. Như vậy, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ là 2,396 triệu tấn (Lê Xuân Sinh, 2010). Trong giai đoạn 2006-2008, tốc độ tăng XK hàng thủy sản đạt trung bình 19%/năm. Năm 2008 kim ngạch XK thủy sản đạt 4.510 triệu USD, tăng 19,8% so với năm 2007, đưa nước ta nằm trong nhóm 10 quốc gia XK thủy sản lớn nhất thế giới và XK chủ yếu sang EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, giá trị tương ứng lần lượt là 1.140 triệu USD, 830 triệu USD, 739 triệu USD và 302 triệu USD chiếm 77% tổng kim ngạch XK thủy sản của cả nước (Tổng Cục Thống Kê, 2008). Năm 2009 kim ngạch XK thủy sản đạt 1.216 triệu tấn sản phẩm, đạt giá trị 4,25 tỷ USD, giảm 5,7% so với năm 2008 nhưng tăng 14,2% so với năm 2007. Trong đó, tôm đạt 211 nghìn tấn với giá trị 1,69 tỷ USD, cá đạt 614 nghìn tấn với giá trị 1,36 tỷ USD và thủy sản loại khác đạt 408 nghìn tấn với giá trị 1,2 tỷ USD. Các nước EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất với giá trị 1,12 tỷ USD, giảm 2,9% so với năm 2008, chiếm 25,8% tổng thị phần. Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2, chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với giá trị 761 triệu USD, giảm 8,4% so với năm 2008. Sản phẩm thủy sản như mực và bạch tuộc, cá biển vốn là những mặt hàng được thị trường Nhật ưa chuộng và nhập khẩu với khối lượng lớn thì lại giảm, riêng mặt hàng khô năm 2009 tăng mạnh 87,1% về cả khối lượng và 51,5% giá trị so với năm 2008. Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn thứ 3 năm 2009, chiếm 16,5% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam, với giá trị 5 nhập khẩu 711 triệu USD, giảm 3,8% so với năm 2008. Hàn Quốc là một trong số ít các thị trường vẫn duy trì tăng nhập khẩu thủy sản Việt Nam trong suy thoái kinh tế. Tổng nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc năm 2009 đạt 307,8 triệu USD, tăng nhẹ 2,3%. Các mặt hàng nhập khẩu chính là tôm, thủy sản khô và cá biển (Tổng Cục Thống Kê, 2009). Theo dữ liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, năm 2010, ngành thủy sản của Việt Nam XK 1,353 triệu tấn, trị giá gần 5,034 tỷ USD (trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ NTTS là 3,5 tỷ USD và giải quyết được 3,5 triệu việc làm cho người lao động), tăng 11,3% về khối lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009. Việt Nam có 969 doanh nghiệp XK thủy sản và xuất sang 163 thị trường trên thế giới. EU 23,47% Thị trường khác 27,45% Mỹ 19,30% ASEAN Nhật Bản 4,28% Hàn Quốc 17,82% 7,67% Hình 2.1: Các thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2010 (Nguồn: Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam, 2010) Hai thị trường Mỹ và Nhật chiếm tới 37% kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam, là hai thị trường có nhiều rào cản kỹ thuật nhất, đặc biệt là thị trường Mỹ với các vụ kiện chống bán phá giá tôm và cá basa. Mỹ vẫn là thị trường đứng đầu về giá trị nhập khẩu với tổng giá trị lên tới 971 triệu USD, chiếm khoảng 19,30% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam. Sau thị trường Mỹ là Nhật Bản với 897 triệu USD, chiếm khoảng 17,8%. Thị trường EU chiếm 23,47% kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam với 1,18 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm trước. Tại Châu Á thị trường quan trọng là Hàn Quốc với 386 triệu USD, chiếm 7,67% (về lượng 112.139 tấn, tăng 13% và giá trị đạt 386 triệu USD, tăng 28,30% so với năm 2009). Tổng giá trị thủy sản XK sang 4 thị trường này đạt 3,44 tỷ USD, chiếm 68,6% tổng kim ngạch XK thủy sản cả nước. Cơ cấu mặt hàng thủy sản XK của nước ta đã được bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác nhưng nhìn chung vẫn còn khá đơn điệu. Công nghệ chế biến của ngành thủy sản Việt Nam vẫn 6 chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của thế giới. Năm 2010, xét về cơ cấu mặt hàng XK thì tôm có giá trị XK cao nhất với 2,1 tỷ USD (19,68% là tôm thẻ chân trắng), chiếm 41,9% trong kim ngạch XK thủy sản, cá tra đứng vị trí thứ hai với 1,4 tỷ USD, chiếm 28,4%. Theo Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam, năm 2010 lượng tôm XK là 240 nghìn tấn với giá trị đạt 2,1 tỷ USD, tăng 13,4% về lượng và tăng 24,1% về giá trị so với 209.567 tấn và 1,675 tỷ USD của năm 2009. Nhóm hàng cá tra XK với lượng 659 nghìn tấn, tăng 7,4%, giá trị đạt 1,4 tỷ USD, tăng 5,2% so với năm 2009 và chiếm 62% kim ngạch XK các loại cá. Năm 2010, có 290 doanh nghiệp Việt Nam XK cá tra sang 140 thị trường và tôm được xuất khẩu sang 92 thị trường, tăng hơn 10 thị trường so với năm 2009. Công nghiệp chế biến thủy sản đang trở thành ngành hàng XK có sức cạnh tranh cao của Việt Nam. Hàng thủy sản Việt Nam đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Nhưng để ngành thủy sản thực sự trở thành ngành công nghiệp hàng đầu, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho đất nước, đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư hơn nữa của mọi cấp, mọi ngành từ trung ương đến địa phương phải cùng đồng tâm hiệp lực. Mong muốn đưa thủy sản Việt Nam trở thành món ăn quen thuộc không thể thiếu của các quốc gia trên thế giới sẽ trở thành hiện thực cùng với quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào thị trường kinh tế toàn cầu. 2.2 Tình hình thủy sản đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối cùng của lưu vực sông Mê Kông với diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha, bao gồm 13 tỉnh thành, là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới. Đây là vùng đất giàu tiềm năng về nông - thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn và đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế của vùng. Khu vực nông, lâm- thủy sản chiếm khoảng 45% trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn vùng ĐBSCL. Đặc biệt là thủy sản, với bờ biển dài 735 km và diện tích mặt nước nội địa khoảng 954.000 ha, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bằng phát triển mạnh mẽ về khai thác và NTTS, góp phần quan trọng trong nền kinh tế của vùng và của cả nước, có vai trò quan trọng đối với ngành thủy sản Việt Nam cả về khai thác và NTTS. Hàng năm tổng sản lượng khai thác và NTTS khoảng 3 triệu tấn, kim ngạch XK thủy sản toàn vùng khoảng 2,5 tỉ USD/năm, chiếm 60% kim ngạch XK thủy sản cả nước. Giai đoạn 2000-2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL trung bình tăng 13%/năm, cao hơn mức tăng bình quân chung toàn quốc toàn quốc 8,68%/năm. Trong các ngành kinh tế của vùng ĐBSCL, ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng cao nhất ở mức 19,97%/năm, gấp 1,9 lần so với tốc độ tăng 7 bình quân chung toàn vùng ĐBSCL và gấp 1,1 lần so với mức tăng toàn ngành thủy sản toàn quốc. Hiện nay, cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng đang chú trọng đa dạng sản phẩm hướng đến thị trường nội địa, đặc biệt là khâu quảng bá thương hiệu mặt hàng thủy sản đối với người tiêu dùng trong nước nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho ngành hàng thủy sản. Năm 2008, GDP toàn vùng ĐBSCL đạt trên 269.000 tỉ đồng, so với năm 2007 là 114.249 tỉ đồng, chiếm 47,8% tổng GDP toàn quốc. Trong đó, ngành thủy sản chiếm 41% tổng GDP toàn ngành nông, lâm ngư nghiệp vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 16% tổng GDP toàn vùng ĐBSCL. Năm 2008 sản lượng thủy sản ĐBSCL đạt 863.289 tấn chiếm gần 58,7% sản lượng thủy sản cả nước. Trong đó, nuôi trồng chiếm khoảng 74,6% sản lượng nuôi trồng cả nước và khai thác chiếm 40,4%. Năm 2009, khu vực miền Tây Nam bộ nuôi trồng 823.835 ha với sản lượng đạt 1.962.970 tấn, chiếm gần 89% diện tích và 92,5% sản lượng toàn vùng. Đối tượng nuôi chủ lực: tôm sú 653.374 ha với sản lượng 307.713 tấn, tôm chân trắng 14.383 ha với sản lượng 71.008 tấn, nhuyễn thể 20.885 ha với sản lượng 67.552 tấn, cá tra 6.788 ha với sản lượng 998.255 tấn, tôm càng xanh 11.713 ha với sản lượng 9.298 tấn. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 ở khu vực ĐBSCL đối với nuôi thủy sản nước mặn-lợ là 649.430 ha, nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 366.590 ha cho thấy nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong phát triển KTXH khu vực ĐBSCL. 2.3 Tổng quan về tỉnh Sóc Trăng 2.3.1 Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên Tỉnh Sóc Trăng thuộc khu vực ĐBSCL nằm ở cửa Nam sông Hậu, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Cần Thơ, phía Tây Nam giáp Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp Trà Vinh và phía Nam giáp biển Đông. Sóc Trăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8,3% diện tích của khu vực ĐBSCL. Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Sóc Trăng có 1 thành phố và 10 huyện: Thành phố Sóc Trăng, huyện Cù Lao Dung, huyện Kế Sách, huyện Long Phú, huyện Mỹ Tú, huyện Mỹ Xuyên, huyện Thạnh Trị, huyện Ngã Năm, huyện Vĩnh Châu, huyện Châu Thành, huyện Trần Đề. Năm 2009 dân số Sóc Trăng có 1.289.441 người (trong đó, thành thị chiếm 251.328 người (19,49%), nông thôn 1.038.113 người (80,51%), dân số nam chiếm 49,74% và nữ 50,26%) trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc sinh 8 sống, chủ yếu là người Kinh 65,28%, người Khmer 28,90% và người Hoa 5,9%. Dân số toàn tỉnh năm 2010 là 1.308.078 người, trong đó, người dân tộc Kinh chiếm 63,4%, dân tộc Khmer chiếm 30% và dân tộc Hoa chiếm 6,56% (Trang Hoàng Thọ, 2011). Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng (Nguồn: www.soctrang.gov.vn, năm 2010) Mật độ dân số trung bình năm 2009 của tỉnh là 389 người/km2, thấp hơn mức trung bình ở Đồng bằng sông Cửu Long (434 người/km2). Dân số phân bổ không đều, tập trung đông ở vùng ven sông Hậu và các giồng đất cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Cơ cấu này sẽ thay đổi theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển của tỉnh trong tương lai. Ở Sóc Trăng có nhiều dân tộc sinh sống như: người Kinh, Khmer, Hoa, 9 Nùng, Thái,... nên đời sống và sinh hoạt văn hóa của người dân nơi đây rất đa dạng và phong phú. Đồng bào các dân tộc thiểu số sống đan xen với đồng bào người Kinh, tập trung đông nhất ở huyện Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Long Phú và thành phố Sóc Trăng, đồng bào có truyền thống yêu nước, đoàn kết từ bao đời nay trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng Tổ quốc. Các hoạt động văn hóa, lễ hội của Sóc Trăng biểu hiện rõ qua nét sinh hoạt văn hóa của 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Trong quá trình giao lưu và phát triển đã hình thành nên bản sắc văn hóa độc đáo, phong phú, tạo nên nền văn hóa đan xen giữa các dân tộc. Sóc Trăng có đường bờ biển dài với 2 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 2 con sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thủy hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển. Đặc biệt là ngành thủy sản hàng năm đóng góp trên 20% trong tổng GDP của tỉnh (Lê Xuân Sinh, 2010). Điều kiện tự nhiên ở Sóc Trăng hình thành 3 vùng sinh thái mặn, lợ, ngọt rất thích hợp phát triển ngành thủy sản…Mặt khác, tỉnh còn có một đội ngũ đông đảo lao động nghề thủy sản cần cù, chịu khó học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật trong hoạt động ngư nghiệp và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy, nghề nuôi trồng và khai thác thủy hải sản ở Sóc Trăng có bước chuyển biến đi lên rõ rệt. Trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản, Sóc Trăng là một tỉnh chuyển dịch khá thành công từ thực trạng sản xuất độc canh, kém hiệu quả thành mô hình sản xuất đa canh, bền vững…, nâng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt gần 75 triệu đồng/ha. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ từ 24,73% năm 2006 xuống còn 9,14% (Nguyễn Hoàn, 2010). Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, trong 5 năm (2005 – 2010), GDP tăng bình quân hàng năm là 11,33%, cao hơn bình quân chung của cả nước, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 910 USD (tăng 2,12 lần so với năm 2005). 2.3.2 Tình hình thủy sản ở Sóc Trăng Sóc Trăng là tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển, những năm gần đây, Sóc Trăng tập trung đầu tư khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống người dân và làm thay đổi bộ mặt nhiều làng quê vùng ven biển. Tuy nhiên, giá trị thu được từ 10 ngành kinh tế mũi nhọn này chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế biển của Sóc Trăng. Hằng năm, nước biển xâm lấn tạo thành một vùng nước mặn - lợ, chưa kể hơn 50 nghìn ha đất bãi bồi ven sông, biển là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt, NTTS. Năm 2010 tổng số tàu thuyền toàn tỉnh có 1.062 chiếc, tổng công suất 103.335CV, trong đó tàu khai thác biển 834 chiếc, 97.266 CV, tàu khai thác nội địa 228 chiếc, tổng công suất 6.069 CV. Nhiều tàu được sửa chữa nâng cấp, đóng mới và trang thiết bị hiện đại, công suất lớn, khai thác nhiều ngày trên biển. Phần lớn các tàu này được vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển, khắc phục được tình trạng khai thác thủy hải sản ven bờ, trung bình sản lượng khai thác từ 30 đến 35 nghìn tấn hải sản/năm, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài các nghề cào đôi, lưới vây, lưới đèn, nhiều ngư dân còn chuyển sang nghề câu mực XK, đạt hiệu quả kinh tế cao. Một số người dân ở huyện Trần Đề cho biết, nhờ Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích ngư dân đóng tàu xa bờ (4 tàu công suất 380CV/tàu) mà có những chuyến đi biển đánh bắt được từ 20 đến 25 tấn cá, trừ chi phí lãi hơn 40 triệu đồng. Mỗi năm có thể đánh bắt được 400 đến 500 tấn cá, lợi nhuận hàng tỷ đồng. Theo Tổng cục Thống kê năm 2008, diện tích mặt nước NTTS của tỉnh đạt 67,7 nghìn ha, sản lượng thủy sản đạt 169.500 tấn. Giá trị kim ngạch XK toàn tỉnh Sóc Trăng năm 2008 đạt 420 triệu USD, tăng 44%, trong đó XK thủy sản là 390 triệu USD, tăng 37% so năm 2005. Từ năm 2005 đến 2008, kim ngạch XK tăng bình quân 13,09%/năm và kim ngạch XK thủy sản tăng bình quân 11,09%/năm. Năm 2009, tổng diện tích NTTS của tỉnh là 67.387 ha, đạt 98,6% kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú chính vụ là 47.179 ha, đạt 98,6% kế hoạch, giảm 1,56%, có 21.220 ha nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp (chiếm 45% diện tích nuôi tôm), tổng sản lượng thủy, hải sản khai thác và nuôi trồng nội địa giảm 4% so với năm 2008, đạt 171.824 tấn. Trong đó, sản lượng khai thác 38.240 tấn, tăng 11,43%, sản lượng nuôi trồng 132.934 tấn, giảm 3,8%. Năm 2010, tổng diện tích NTTS toàn tỉnh có 68.620 ha, đạt 99,45% kế hoạch, tăng 1,83% so năm 2009. Diện tích nuôi tôm sú chính vụ là 47.560 ha, đạt 101,41% kế hoạch, tăng 0,81% so năm 2009, trong đó có 25.343 ha nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp (chiếm 52,84%). Diện tích tôm sú bị thiệt hại là 7.367 ha (chiếm 15,48%) và khắc phục được là 2.392 ha. Tổng sản lượng thủy, hải sản là 164.000 tấn, đạt 89,03% kế hoạch, giảm 4,19% so với năm 2009, trong đó khai thác, đánh bắt là 39.534 tấn (tăng 3,38%), nuôi trồng 11 là 124.466 tấn (giảm 6,37%). Tổng sản lượng thủy sản không đạt kế hoạch do một phần diện tích nuôi tôm sú bị thiệt hại và diện tích nuôi cá tra giảm hơn 25% so năm 2009. Theo Trương Thanh Bình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng cho biết, nhờ chú trọng đa dạng hóa các mặt hàng mới có giá trị XK, thị trường XK thủy sản ngày càng được ổn định, mở rộng. Năm 2010, Sóc Trăng có nhiều doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản được cấp giấy chứng nhận XK qua thị trường EU, Bắc Mỹ, thị trường truyền thống Nhật Bản... Hiện toàn tỉnh có 10 nhà máy chế biến XK với công suất 100 nghìn tấn/năm. Kim ngạch XK năm 2010 đạt 382,61 triệu USD, tăng 19,12% (chiếm trên 90% giá trị kim ngạch XK hàng hóa của tỉnh). Trong đó, tôm đông 35,750 tấn (tăng 13,72%), cá đông và thủy sản khác 13.710 tấn (tăng 35,85%). 2.4 Lý thuyết cung cầu (Lê Xuân Sinh, 2010) 2.4.1 Cầu Cầu của một hàng hóa là khối lượng, số lượng hàng hóa đó tại một thời điểm nhất định mà người mua chấp nhận với giá cả. Theo định luật cầu thì khi giá cả của hàng hóa đó giảm xuống, các yếu tố khác không thay đổi thì mức cầu của hàng hóa đó tăng lên. Ngược lại khi giá của một hàng hóa nào đó tăng lên, các yếu tố khác không thay đổi thì mức cầu của hàng hóa đó giảm xuống. Nghĩa là, mức cầu của hàng hóa/sản phẩm có mối tương quan nghịch đối với giá của hàng hóa/sản phẩm đó. Giá SP D D’ Mức cầu Hình 2.3: Mối quan hệ cầu và giá Nếu xét về sự liên hệ, mức cầu của một hàng hóa hay sản phẩm chính là một hàm số của các yếu tố ảnh hưởng như: thu nhập, khẩu vị, giá của các sản phẩm bổ sung, giá của các sản phẩm cạnh tranh, dân số/số người tiêu thụ, v.v. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan