Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tác phẩm tứ lễ lược tập của bùi huy tùng...

Tài liệu Khảo sát tác phẩm tứ lễ lược tập của bùi huy tùng

.PDF
263
216
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ PHƢƠNG DUY KHẢO SÁT TÁC PHẨM “TỨ LỄ LƢỢC TẬP” CỦA BÙI HUY TÙNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Hán Nôm Hà Nội - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ PHƢƠNG DUY KHẢO SÁT TÁC PHẨM “TỨ LỄ LƢỢC TẬP” CỦA BÙI HUY TÙNG Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm Mã số: 60220104 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Kim Sơn Hà Nội - 2012 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 6 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 7 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 8 4. Đối tƣợng và phạm vi tƣ liệu .................................................................... 8 5. Kết quả đóng góp của luận văn ................................................................. 9 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 9 7. Kết cấu luận văn ......................................................................................... 9 NỘI DUNG ....................................................................................................... 11 Chƣơng I: TÁC GIẢ BÙI HUY TÙNG VÀ TÁC PHẨM TỨ LỄ ................. 11 LƯỢC TẬP ........................................................................................................ 11 1. 1. Tác giả Bùi Huy Tùng .......................................................................... 11 1.2. Tác phẩm Tứ lễ lược tập ........................................................................ 18 1.2.1. Tình hình văn bản ............................................................................. 18 1.2.2. Nguyên nhân ra đời ........................................................................... 21 1.2.3. Bố cục tác phẩm ............................................................................... 26 1.3. Thống kê và phân loại nguồn tƣ liệu tham khảo trong Tứ lễ lược tập ....................................................................................................................... 26 1.4. Quan điểm Lễ học của Bùi Huy Tùng ................................................. 27 1.4.1. Sùng chuộng cổ lễ ............................................................................ 27 1.4.2. Lễ “tòng nghi, tòng tục” .................................................................... 29 1.4.3. Khuyến khích giản tiện, tiết kiệm ..................................................... 30 1.4.4. Trọng đạo trung dung ....................................................................... 31 1.4.5. Duy trì mối quan hệ giữa Gia lễ và Tông pháp chế ......................... 33 1.5. Tiểu kết chƣơng I .................................................................................. 35 Chƣơng II: KHẢO SÁT NỘI DUNG GIA LỄ TRONG TỨ LỄ .................... 36 LƯỢC TẬP ........................................................................................................ 36 2.1. Thông lễ................................................................................................. 36 2.1.1. Giải thích từ “Thông lễ” .................................................................. 37 2.1.2. Nội dung Thông lễ ............................................................................ 37 4 2.2. Hạ thọ lễ ............................................................................................... 41 2.3. Quan lễ .................................................................................................. 44 2.3.1. Độ tuổi gia quan ............................................................................... 45 2.3.2. Thời gian và địa điểm cử hành......................................................... 45 2.3.3. Nghi thức gia quan ........................................................................... 46 2.3.4. Lễ phục và Chúc từ .......................................................................... 47 2.4. Hôn lễ .................................................................................................... 48 2.4.1. Độ tuổi thành hôn ............................................................................ 48 2.4.2. Nghi thức Hôn lễ .............................................................................. 49 2.4.3. Phê phán hủ tục Hôn lễ.................................................................... 51 2.5. Tang lễ .................................................................................................. 52 2.5.1. Nghi thức Tang lễ ............................................................................. 55 2.5.2. Phục chế và tang kỳ .......................................................................... 62 2.5.3. Thụy pháp và quan chế ................................................................... 72 2.6. Tế lễ ...................................................................................................... 73 2.6.1. Đối tượng của Tế lễ .......................................................................... 74 2.6.2. Nội dung Tế lễ .................................................................................. 75 2.7. Gia quy .................................................................................................. 78 2.8. Tiểu kết chƣơng II ................................................................................. 83 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 86 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia lễ được hiểu là những nghi lễ thường hành trong gia đình, gia tộc, bao gồm bốn lễ Quan, Hôn, Tang, Tế. Với tính chất đặc trưng của mình, Gia lễ có vai trò rất quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lễ nghi, phong tục, văn hóa dân gian qua các thời đại. Trong lịch sử hình thành và phát triển, Gia lễ đã trở thành một chuyên ngành khoa học thuộc Nghi lễ học, cùng với Lễ kinh học, Lễ luận và Phiếm lễ học cấu thành hệ thống Lễ học Trung Quốc1. Tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu, Gia lễ học đã có một bề dày lịch sử nghiên cứu và đạt được rất nhiều thành tựu. Riêng tại Việt Nam, một vài năm gần đây, tuy chúng ta cũng đã đạt được một số thành tựu bước đầu trong nghiên cứu Gia lễ học, nhưng những thành tựu này chưa đủ sức để đưa Gia lễ học tại Việt Nam trở thành một lĩnh vực nghiên cứu chuyên biệt và thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Hiện nay, việc áp dụng, thi hành nghi thức Gia lễ tại mỗi gia đình, hay mỗi cộng đồng vẫn luôn là nhu cầu cần thiết trong đời sống thường nhật. Tuy nhiên, cùng với những biến cố của lịch sử và sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại, nên phần lớn cổ lễ bị đã mai một theo thời gian. Bản thân những ấn phẩm về Gia lễ được biên tập hay dịch thuật đã và đang được lưu hành trong thời gian gần đây, còn chứa đựng rất nhiều hạn chế. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn và bất cập trong thực tế áp dụng Gia lễ tại Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu, dịch thuật các tác phẩm Gia lễ Hán Nôm sẽ có thể đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội, giúp việc thi hành lễ nghi được thuận lợi và bảo lưu được ý nghĩa tinh thần vốn có của nó. Tứ lễ lược tập của Bùi Huy Tùng là tác phẩm có dung lượng lớn nhất trong số những thư tịch Gia lễ Việt Nam hiện còn. Trong tác phẩm, ngoài việc biên soạn bốn lễ chính là Quan, Hôn, Tang, Tế, tác giả còn đề cập tới nhiều vấn đề khác thuộc phạm vi Gia lễ như Thông lễ, Hạ thọ lễ, Gia quy… Qua tác phẩm 1 Xem Trung Quốc Lễ học sử phát phàm của Dương Chí Cương in trong Nhị thập thế kỉ Trung Quốc Lễ học sử nghiên cứu luận tập (Học Uyển xuất bản xã 1998) 6 này, có thể thấy Bùi Huy Tùng đã giành rất nhiều tâm lực để khảo cứu cổ lễ, nhằm biên soạn nên một bộ Gia lễ hoàn bị, giúp cho dễ xem, dễ hiểu và khi thực hành không bị “trôi theo thói tục”. Đồng thời, tác giả cũng đã có nhiều sự châm chước cổ lễ cho phù hợp với phong tục truyền thống Việt Nam. Bởi những lý do trên, cùng sự ham chuộng Lễ học, chúng tôi đã quyết định chọn tác phẩm Tứ lễ lược tập của tác giả Bùi Huy Tùng làm đối tượng nghiên cứu của luận văn này. Với mong muốn có thể góp phần vào nghiên cứu và dịch thuật Gia lễ của Việt Nam. Đồng thời, giúp việc thi hành cổ lễ trong thời hiện đại thêm phần thuận lợi và chuẩn xác. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tại Việt Nam, từ đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu về Gia lễ học đã bắt đầu manh nha, tiêu biểu là các bài biên khảo về Gia lễ đăng tải trên Nam phong tạp chí (xem chương I). Song song với đó là việc dịch thuật sách Gia lễ (gắn liền với Thọ Mai gia lễ) và biên soạn sách Gia lễ quốc ngữ (Gia lễ chỉ nam, Văn Công Thọ mai gia lễ…). Vài năm gần đây, việc nghiên cứu Gia lễ tại Việt Nam đang dần được quan tâm và đạt được một số thành tựu. Trước hết có thể kể đến các bài viết như: Nhân đọc lại Thọ Mai gia lễ nghĩ về việc tang ngày nay in trong Văn hoá phong tục (Nxb Phụ Nữ, Hà Nội 2005); Những lỗi nghĩa trong bản dịch lời tựa sách Thọ mai gia lễ (bản dịch do Nxb Hà Nội phát hành năm 2009) của Vũ Việt Bằng (Thông báo Hán Nôm học năm 2009), Văn Công gia lễ - từ “Ngũ phục” khảo sát sự ảnh hưởng của Văn Công gia lễ đến Thọ Mai gia lễ của Phạm Thị Hường (kỷ yếu hội thảo khoa học Chu Hy với Nho học Đông Á, 8/2010), Tìm hiểu sự Nôm hóa Gia lễ thông qua tư liệu Gia lễ được in khắc của Vũ Việt Bằng (kỷ yếu hội thảo khoa học Chữ Nôm với kinh điển Nho gia, 8/2011), Tìm hiểu nguyên lưu văn bản Lê Quý Đôn gia lễ của Vũ Việt Bằng (Thông báo Hán Nôm học 2011), Giới thiệu tác phẩm Tứ lễ lược tập của Bùi Huy Tùng của Lê Phương Duy (Thông báo Hán Nôm học 2011), Gia lễ của Chu Hy – bước đầu giới thiệu của Phạm Thị Hường (Thông báo Hán Nôm học 2011). Các tác phẩm Gia Lễ Hán Nôm cũng lần lượt được khảo cứu, dịch thuật và giới thiệu qua một số công trình khoa học có giá trị như: Giới thiệu tác phẩm Văn Công gia lễ tồn chân của 7 Đỗ Huy Uyển của Vũ Việt Bằng (khoá luận tốt nghiệp ngành Hán Nôm 2010), Khảo cứu Tam lễ tập yếu của Trần Thị Xuân (khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Hán Nôm 2011), Nghiên cứu văn bản Hồ Thượng thư Gia lễ của Vũ Việt Bằng (đề tài tập sự Viện nghiên cứu Hán Nôm, 2011), Giới thiệu tác phẩm Thọ Mai gia lễ của Phạm Thị Hường (đề tài tập sự Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2011). Những thành tựu này đã và đang góp phần không nhỏ vào việc khơi mở và phát triển nghiên cứu Gia lễ học tại Việt Nam. Tác phẩm Tứ lễ lược tập của Bùi Huy Tùng hiện mới chỉ được giới thiệu vắn tắt trong bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu do Trần Nghĩa và Francois đồng chủ biên và cuốn Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam của Trịnh Khắc Mạnh. Ngoài ra, trong Khảo cứu Tam lễ tập yếu của Trần Thị Xuân (khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Hán Nôm 2011) và Nghiên cứu văn bản Hồ Thượng thư Gia lễ của Vũ Việt Bằng (đề tài tập sự Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2011) cũng đã giới thiệu và trích dẫn một vài cứ liệu trong Tứ lễ lược tập. Cho tới nay, vẫn chưa có một công trình nào khảo cứu và dịch chú tác phẩm này. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trước hết, chúng tôi tiến hành khảo sát, mô tả văn bản, bố cục tác phẩm, thống kê và phân loại nguồn tư liệu sử dụng trong Tứ lễ lược tập; tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, phương pháp biên soạn Gia lễ và quan điểm Lễ học của Bùi Huy Tùng. Thứ hai, chúng tôi đi vào khảo sát, phân tích và đánh giá 7 nội dung Gia lễ trong Tứ lễ lược tập ở hai góc độ là Lễ luận và Lễ nghi. Thứ ba, tiến hành dịch chú tác phẩm. Xét về mặt tổng thể, giữa các nội dung trong Tứ lễ lược tập có quan hệ mắt xích với nhau, và chúng có vị trí và ý nghĩa độc lập. Song do dung lượng của tác phẩm khá lớn (790 trang), nên trong quá trình dịch chú, chúng tôi chỉ có thể tuyển dịch một số nội dung. Những phần lược đi, chúng tôi đều chú thích rõ. 4. Đối tƣợng và phạm vi tƣ liệu - Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là tác phẩm Tứ lễ lược tập của Bùi Huy Tùng. 8 - Phạm vi tư liệu: Trước hết là các bộ Lễ thư như: Nghi lễ, Lễ Ký, Thư Nghi của Tư Mã Quang, Văn Công gia lễ của Chu Hy, Độc lễ thông khảo của Từ Càn Học... Thứ hai là hệ thống tư liệu Gia lễ Việt Nam, gồm hai phương diện là tư liệu Hán Nôm và tư liệu Quốc ngữ. Thứ ba, là một số công trình nghiên cứu về Gia lễ tại Trung Quốc và Việt Nam, những tư liệu về phong tục, tín ngưỡng có liên quan tới Gia lễ trong khả năng chúng tôi tiếp cận được. 5. Kết quả đóng góp của luận văn Việc khảo cứu và dịch chú tác phẩm Tứ lễ lược sẽ có những đóng góp đối với việc tìm hiểu, nghiên cứu lễ nghi, phong tục, văn hóa dân gian Việt Nam; cung cấp tư liệu tham khảo, nhằm đáp ứng những nhu cầu về lễ nghi đang ngày càng trở nên bức thiết trong xã hội hiện đại. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: gồm các phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích các dữ liệu cho bước đầu tìm hiểu về tác phẩm. Bên cạnh đó, chúng tôi vận dụng các tri thức liên ngành tổng hợp được về lịch sử, văn hóa, tư tưởng, triết học,…cho việc nghiên cứu tác phẩm. Các thao tác giải mã văn bản: phiên âm, dịch nghĩa, là thao tác cơ bản được giải quyết trong luận văn, nhằm hướng tới nghiên cứu nội dung tác phẩm. Chúng tôi tiến hành các phương pháp phân tích, tổng hợp nội dung của văn bản, xử lý các thông tin của những tài liệu liên quan để đưa ra những nhận định đánh giá về tác phẩm một cách khách quan và chính xác. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn gồm hai chương: Chƣơng I: Tác giả Bùi Huy Tùng và Tác phẩm Tứ lễ lược tập. Chƣơng II: Khảo sát nội dung Gia lễ trong Tứ lễ lược tập 9 NỘI DUNG Chƣơng I: TÁC GIẢ BÙI HUY TÙNG VÀ TÁC PHẨM TỨ LỄ LƯỢC TẬP 1. 1. Tác giả Bùi Huy Tùng Bùi Huy Tùng 裴輝松 tự là Tú Lĩnh 秀領, hiệu là Như Trai 如齋 (1794 – 1862). Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay chưa có cuốn sách nào ghi chép tường tận về thân thế và sự nghiệp của Bùi Huy Tùng. Sách Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam của PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh chỉ đề cập tới ông với vài dòng vắn tắt, ở mục 650 tác giả viết: “Như Trai: Tên hiệu của Bùi Tú Lĩnh (? - ?), người làng Phất Lộc thành Hà Nội (nay thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Về thân thế và sự nghiệp của Bùi Tú Lĩnh hiện chưa rõ, được biết ông sống vào thời vua Nguyễn Thánh Tổ”2. Ở đây, tác giả Trịnh Khắc Mạnh có sự nhầm lẫn: Tú Lĩnh là tên tự, chứ không phải tên của Bùi Huy Tùng. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi tìm được bài viết khá chi tiết về thân thế và sự nghiệp của Bùi Huy Tùng của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc. Bài viết có nhan đề “Bùi Huy Tùng, nhà văn hóa đáng trọng của Hà Nội”, được đăng tải trên Website: http://hobuivietnam.com.vn. Dưới đây xin được trích lục một số phần trong bài viết như sau: “Ông là một nhà từ thiện nổi tiếng của Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX, quê ở ngõ Phất Lộc, sinh năm Giáp Dần - 1794, mất năm Nhâm Tuất – 1862. (…) Theo gia phả họ Bùi thì ông tổ đầu tiên lên Thăng Long là Bùi Mạo, vào học trường Giám năm Đinh Dậu niên hiệu Vĩnh Thịnh (năm 1717). Cụ thuộc thế hệ thứ 11, tính từ thủy tổ ở Thái Bình. Đến thế hệ thứ 14 có một nhân vật nổi tiếng về văn hoá, đặc biệt là về lễ nghi và công việc từ thiện. Đó là Bùi Huy Tùng 裴輝松 (1794 – 1862). Ông hiệu là Như Trai 如齋, tự là Tú Lĩnh 秀領. Ông hiếu học, quảng bác song không thành đạt về khoa cử. Dường như ở một kỳ thi Hương, ông chỉ vào đến Tam trường. Được bạn bè tiến cử, ông có vào Huế làm một chức vụ về văn thư ở phủ 2 Trịnh Khắc Mạnh: Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam (Nxb Văn Hóa Thông Tin, 2007, Tr. 311). 11 của Kiến An quận vương (con trai của Gia Long). Song chỉ một thời gian ngắn, ông cáo quan, về lại ngõ Phất Lộc mở trường dạy học. Được bà vợ tần tảo đảm đang buôn bán giỏi nên gia tư cũng khá giả. Song không như nhiều nhà có của mà keo kiệt, hai ông bà luôn làm những việc từ thiện công đức. Đặc biệt đối với các di tích lịch sử thì ông bà có đóng góp quan trọng. Xin nêu hai di tích lớn. Thứ nhất, là Văn chỉ huyện Thọ Xương. Nguyên ngày trước trong việc thờ phụng các vị sáng lập ra Nho giáo thì ở cấp tỉnh có văn miếu tức tòa nhà xây dựng quy mô; còn ở cấp phủ, huyện và ở làng thì có văn chỉ, tức là một khuôn viên (phần lớn ở giữa đồng) gồm một cái nền lát gạch lộ thiên, bên trên xây những bệ gạch, đặt bát hương, mỗi năm “Xuân Thu nhị kỳ”, thường vào ngày Đinh của tháng Hai và tháng Tám, hội Tư văn hàng phủ, hàng huyện (hoặc hàng xã) tới làm lễ cúng Khổng Tử và các vị khoa bảng của địa phương. Riêng huyện Thọ Xương tới đời Nguyễn vẫn là huyện quan trọng của tỉnh Hà Nội nên các nhà nho đã thay thế văn chỉ lộ thiên bằng những tòa nhà hẳn hoi, không to bằng văn miếu song cũng đủ hậu cung, đại bái, tả vu, hữu vu... vì ngoài Khổng Tử, Tứ phối, nơi đây còn thờ các vị tiên hiền, tức các nhà khoa bảng người gốc Thọ Xương (Thọ Xương tiên hiền từ vũ - đền thờ tiên hiền huyện Thọ Xương). Nay Văn chỉ Thọ Xương đang xuống cấp, ở sâu trong ngõ Văn Chỉ, chỗ số nhà 222 phố Bạch Mai rẽ vào. Tuy vậy, ở đó vẫn còn một tấm bia ghi lại sự việc xây dựng tòa đền này dựng vào niên hiệu Minh Mạng thứ 19 (Mậu Tuất, 1838). Tác giả bài văn bia là nhà văn hóa lớn đương thời - Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý, người đời quen gọi là ông Nghè Đông Tác (vì quê ở làng Đông Tác tức phường Trung Tự ngày nay). Tên bia là “Thọ Xương tiên hiền từ vũ bi”. Trong bài văn bia tác giả thuật lại quá trình tạo dựng văn chỉ, trong đó nêu cao công đức của ông Bùi Huy Tùng: “Xưa kia đã có đền thờ, nhưng trải qua cơn biến loạn (...) đền cũ không còn. Năm Nhâm Thìn - 1832, bọn thân sĩ chúng ta cảm kích nhớ tới đạo đức phẩm chất các vị tiên hiền, nên bàn cách khiến cho được lưu truyền mãi, tham khảo quy chế phụng thờ, ghi thành ước lệ. 12 Qua năm Bính Thân - 1836, các thân sĩ đem ý định đó bàn với vị Tiến sĩ khoa Bính Tuất (năm 1826), người thôn Tự Tháp là Vũ Hoán Phủ (Vũ Tông Phan) rồi chọn nơi làm đền thờ ở phường Hồng Mai, phía Nam huyện. Đền chính xây toà gạch, mặt hướng về phương Đông. Năm gian bái đường, nhà bên tả và bên hữu đều lợp ngói, cột phía ngoài và tường xung quanh đều xây gạch. Khoảng giữa trồng hoa, lại đặt thêm ruộng tế và ao tất cả 8 mẫu 7 sào 10 thước. Quy chế trăm ngàn năm, chỉ có vài năm mà hoàn thành. Ôi! Việc tốt đẹp của danh giáo được mở ra rồi chăng? Nếu không, sao lại hưng thịnh được như vậy. Ngay từ ban đầu khi thân sĩ ta đề xướng ra thì ông Bùi Huy Tùng, người Hà Khẩu thuộc bản huyện đã vui lòng xuất của nhà hàng ngàn quan đưa cúng vào đó, lại tự mình trông nom mọi việc từ đầu đến cuối. Thế mới biết rằng những việc rất lớn, rất tốt trong vũ trụ, chỉ sợ không chịu làm thôi. Nếu làm thì không có gì khó. Bởi vì đã hợp lẽ trời thì thần minh không hề ngăn cản việc hoàn thành”3. Không rõ giá trị của hàng ngàn quan tiền mà ông Tú Lĩnh đã bỏ ra để góp phần tu tạo di tích so với thời đó là bao nhiêu, chỉ biết bậc đại nho Nguyễn Văn Lý đã đưa tên tuổi và ca ngợi công đức của ông vào trong bia thì hẳn là rất lớn, không chỉ về vật chất mà còn cả về tinh thần. Thứ hai, ông Tú Lĩnh còn đứng ra cáng đáng việc tu bổ chính ngôi đình Phất Lộc, nay là số nhà 46A trong ngõ. Đền đó do ba giáp Nguyên Thượng, Nguyên Trung, Nguyên Hạ của chính dân Phất Lộc lập ra, nên gọi là đền Tam Nguyên. Đền có từ giữa thế kỷ XVIII, đến giữa thế kỷ XIX thì hư hỏng. Tú Lĩnh Bùi Huy Tùng đã đứng ra làm lại ngôi đền. Công việc xong xuôi cả ba giáp lập bia nhờ Tiến sĩ Vũ Tông Phan viết cho bài văn bia”Trùng tân Tam Nguyên từ bi ký” trong đó có đoạn: “ (…) có người Giáp Thượng là Tú Lĩnh Bùi Huy Tùng và vợ hiền là Cao Thị Tính, vốn dĩ vui làm việc thiện, nghe tỏ sự tình, nhân đó cũng có lời bày tỏ phân minh; tiếp theo lời lại vui vẻ xuất tiền riêng ra xây lại mới mẻ, to lớn hơn xưa. Công việc thật không lường! Tháng Hai, mùa xuân năm Mậu 3 Bản dịch của sách Vũ Tông Phan - Tuyển tập thơ văn, Trung tâm Văn hoá Đông Tây, 2000 (nguyên chú) 13 Thân (năm 1848) bói quẻ khởi công, đến tháng Mười mùa đông mới xong. Nhà mái khang trang, khí sắc hơn xưa gấp bội, ấy là nhờ có phúc ấm thần linh truyền lại, nhưng ví thử không có người thành thâm, liệu được như vậy chăng? Bèn cho khắc vào bia đã để lưu truyền”4. Lại một bậc đại nho khác ca ngợi công đức, việc làm từ thiện của Tú Lĩnh Bùi Huy Tùng. Ngoài ra, Tú Lĩnh còn góp công của tu bổ một số di tích khác như đình Xã Đàn, đình Văn Quán (nay thuộc phường Văn Mỗ, quận Hà Đông), đình Kim Bài (nay thuộc thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội) ... Thật là một tấm gương trong sáng vô tư. Cũng phải kể đến một đóng góp đáng kể của ông Bùi Tú Lĩnh với việc nghiên cứu các cửa ô Hà Nội là bài văn bia ông soạn cho đình Thanh Hà, nay là số 10 Ngõ Gạch, có tên là Trùng tu Thanh Hà đình vũ bi ký. Qua bài văn bia này ta được biết, cửa ô Quan Chưởng đến năm Đinh Sửu niên hiệu Gia Long (năm 1817) được làm lại, để mở rộng đường cái quan nên xén vào đình làng Thanh Hà, do vậy đình phải chuyển đến chỗ ngày nay (10 Ngõ Gạch), ban đầu bằng tre gỗ lợp lá, năm Nhâm Ngọ - 1822 lợp ngói, năm Canh Tý - 1840 làm mới lại. Ngoài ra, Tú Lĩnh còn biên soạn nhiều sách, tổ chức khắc in. Đó là những ấn phẩm hoặc là trích lục những sách cổ, hoặc là hiệu chỉnh các bản in trước đây hoặc là những bộ sách do ông tự biên. Có thể nêu một số: 1. Tuyển trích: Âm chất văn (trích các đoạn văn trong các sách cũ khuyên làm việc thiện). 2. Hiệu chỉnh: Ngũ luân ký (khúc ngâm và bài ký về năm đạo luân thường); Khuyết lý hợp toản (kể chuyện về Khổng Tử); Cức vi khuyến giới đoạt mệnh lục hợp biên, gồm: Văn xương Đế quân quá cách và Thái vi tiên quân công quá cách (nói về cách tu dưỡng bản thân theo Văn Xương và Thái Vi). 4 Bản dịch của sách Vũ Tông Phan - Tuyển tập thơ văn, Trung tâm Văn hoá Đông Tây, 2000 (nguyên chú) 14 3. Tự biên: Tứ lễ lược tập (tóm lược bốn lễ quan, hôn, tang, tế); Tú Lĩnh tôn ông lục tuần song thọ thi tập (gồm trên 200 bài thơ, 105 câu đối mừng Tú Lĩnh thọ 60 tuổi của bạn bè và của cả chính ông), Thọ Xương huyện triệu tự lệ (Điều lệ thờ tiên hiền ở huyện Thọ Xương). Tất cả các sách trên, đều được cho “khắc in” ở nhà sách đặt tại Như Nguyệt đường do ông chú là Bùi Huy Đoàn sáng lập, đặt tại Văn chỉ Thọ Xương. Tóm lại, Bùi Huy Tùng đúng là một người Hà Nội (dù gốc Thái Bình) với nghĩa là một người giữ lễ nghi, trọng nhân nghĩa, khoan hòa, chuộng việc thiện tức là ý thức cộng động cao. Vì thế mà các đại nho Hà Nội rất quý trọng. Và tuy không là ông nghè, ông cử nhưng các con ông nối chí cha cũng đều thành những người có ích cho đời: con cả là Huy Tuyên, đỗ Cử nhân khoa Tân Sửu đời Thiệu Trị (năm 1841), con thứ hai là Huy Luyện dạy học, con thứ ba là Huy Thiều là cư sĩ, con thứ tư là Huy Tảo, làm thuốc cứu người”. Trong bài viết Văn chỉ Thọ Xương của PGS – TS Nguyễn Minh Tường đăng tải trên Website: http://hobuivietnam.com.vn cũng có những đoạn viết về Bùi Huy Tùng như sau: “…Theo lời kể của người dân địa phương, thì cụ Bùi Huy Tùng là cụ tổ của dòng họ Bùi Huy, nguyên gốc tại tỉnh Thái Bình, chuyển cư lên ở tại ngõ Phất Lộc, thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội… Có thể nói Văn Chỉ Thọ Xương được xây dựng nên là nhờ tâm sức của nhiều bậc danh sĩ Thăng Long như Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý..., song đánh ghi nhận hơn cả là tâm đức của cụ Tú Lĩnh Bùi Huy Tùng. Theo nhà nghiên cứu Vũ Thế Khôi - hậu duệ của Tiến sĩ Vũ Tông Phan – thì cụ “Tú Lĩnh Bùi Huy Tùng là một gương mặt văn hoá Thăng Long, rất nổi tiếng bởi sự đóng góp to lớn về tâm lực và tài sản vào công cuộc chấn hưng văn hoá Thăng Long...” Sách Bùi thị gia phả ký (Ký hiệu VHv: 1337 - Viện Hán Nôm) cho biết: Cụ (Bùi Huy Tùng) xây dựng Văn Chỉ Thọ Xương, trùng tu đền Tam Nguyên giáp Phất Lộc và các ngôi đền ở xã: Đan Nê, Nhuệ Giang, Kim Bài, Văn Quán, Xã Đàn...”. Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý trong bài văn bia Thọ Xương tiên hiền 15 từ vũ bi ký cũng hết sức ca ngợi tâm đức to lớn của cụ Tú Lĩnh: “Ngay từ ban đầu, khi thân sĩ ta đề xướng ra (việc xây dựng Văn Chỉ Thọ Xương - TG) thì ông Bùi Huy Tùng người Hà Khẩu thuộc bản huyện đã vui lòng xuất của nhà hàng ngàn (quan tiền - TG) được cúng vào đó, lại tự mình trông nom mọi việc từ đầu đến cuối...”. Chính bởi công đức lớn lao ấy, sau khi cụ Bùi Huy Tùng mất vào năm 1862, thọ 70 tuổi, cụ đã được đưa vào phối thờ tại Văn Chỉ Thọ Xương…” Trong bài viết của ông Nguyễn Vinh Phúc, có nói đến người con cả của Bùi Huy Tùng là Bùi Huy Tuyên 裴 輝 瑄, ông đỗ Cử nhân Ân khoa năm Tân Sửu niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841). Sách Quốc triều hương khoa lục có viết: “Bùi Huy Tuyên, người làng Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, làm quan tới chức Tri huyện”5.Sở dĩ chúng tôi nhắc đến Bùi Huy Tuyên, vì trong bài Sao Tứ lễ lược tập dẫn nằm sau quyển 5 có nói Bùi Huy Tuyên đã đưa sách Tứ lễ lược tập của Bùi Huy Tùng cho một người bạn xem và được người này sao chép lại, đồng thời ngỏ ý xin được khắc in. Về trước tác của Bùi Huy Tùng, trong bài viết trên, ông Nguyễn Vinh Phúc đã đưa ra 7 tác phẩm hiện còn. Bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu do Trần Nghĩa đồng chủ biên, đã giới thiệu khái lược 7 tác phẩm đó như sau: + Âm chất văn 陰 騭 文 Thọ Hà Bùi Tú Lĩnh tuyển trích. Bùi Kiên in năm Minh mệnh 11 (1830). 1 bản in, 38 trang, khổ 25 x 16, 1 tựa. Ký hiệu: AC. 32. M 2356. + Cức vi khuyến giới đoạt mệnh lục hợp biên 棘 圍 勸 戒 奪 命 錄 合 編 Di Vân Cư Sĩ (Trung Quốc) biên tập và đề tựa. Bùi Tú Lĩnh (Việt Nam) viết tựa cho lần in lại Ða Văn Ðường, năm Tự Đức 6 (1853). 1 bản in, 202 trang, khổ 25 x 15, 2 tựa. Ký hiệu AC.292. 1. Văn Xương Ðế Quân quá cách, Thái Vi Tiên Quân quá cách: cách tu dưỡng bản thân, theo Văn Xương Ðế Quân và Thái Vi Tiên Quân. 2. Khuyến giới đoạt mệnh lục hợp biên: dẫn 233 chuyện 5 Cao Xuân Dục: Quốc triều hương khoa lục (Nxb Lao Động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2011, Tr. 208). 16 báo ứng trong khoa cử, nhằm khuyên người đời sửa lỗi lầm, làm điều thiện, phân biệt tội ác với công đức. + Khuyết Lý hợp toản 闕 理 合 纂 Bùi Huy Tùng biên tập. Văn chỉ huyện Thọ Xương, Hà Nội in năm Thiệu Trị 6 (1846). 3 bản in, 1 tựa, 1 mục lục, có hình vẽ. Ký hiệu: VHv.427/1-5: 1250 trang, khổ 26 x 18; AC.93/1-4: 1250 trang, khổ 26 x 18; A.3104/a: 70 trang, khổ 32 x 22 (chỉ còn phần hình vẽ); Paris.SA.HM.1552. Thân thế và sự nghiệp của Khổng Tử, các tiên hiền, tiên nho. Thơ, ca, từ, phú, chiếu, dụ, luận, minh, biện, khảo, thuật, câu đối... của các vua, chúa, văn nhân các đời nói về Khổng Tử và học trò ông. Hình vẽ người, bản đồ, điệu múa và đồ thờ. + Ngũ luân ký 五 倫 記 Bùi Tú Lĩnh, người Thọ Hà hiệu chính. In năm Minh Mệnh 11 (1830), 1 bản in, 24 trang, khổ 25 x 15, 1 tựa, có chữ Nôm. Ký hiệu AC. 38. Khúc ngâm bằng chữ Nôm (Ngũ luân khúc // 五 倫 曲), soạn theo thể 6 - 8, và bài ký bằng chữ Hán (Ngũ luân ký), khuyên làm tròn 5 đạo luân thường: nghĩa vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bè bạn. + Tứ lễ lược tập 四 禮 略 集 2 bản viết, 1 dẫn, 2 tựa. Ký hiệu: A.1016: 430 trang, khổ 30 x 19; VHv.1166/1-4: 722 trang, khổ 28 x 16; Paris. EFEO.MF.II/5/863 (A.1016). Nghi thức 4 loại lễ lớn: Quan (lễ đội mũ của con trai khi đến tuổi trưởng thành), Hôn (cưới xin), Tang (tang ma, cách đặt tên hèm, viết bài vị, cúng giỗ), Tế (tế Thần, Thánh nơi cung đình, đền miếu). Mỗi loại lễ đều có minh họa về nghi thức. + Thọ Xương huyện triệu tự lệ 壽 昌 縣 肇 祀 例 Bài tựa đề năm Thiệu Trị 4 (1844), 1 bản in, 98 trang, khổ 17 x 27, 1 tựa. Ký hiệu VHv.2605. Điều lệ phụng thờ tiên hiền của huyện Thọ Xương, Hà Nội: họ tên, khoa bảng, chức tước của những người nổi tiếng ở huyện như Nguyễn Quang Lộc, Nguyễn Thái, Đỗ Tùng… Câu đối, hoành biển ở nhà thờ chính. Bia cúng hậu. Bài minh trên chuông, khánh. Nghi lễ tế Xuân, Thu, dự cáo, tế chính, mẫu viết chúc văn. Các điều lệ, giao ước của hội Tư văn và danh sách hội viên. 17 + Hạ thọ thi tập 賀壽 詩 集 [Thọ Hà Tú Lĩnh Bùi tôn ông lục tuần song thọ thi tập 壽 河 秀 嶺 裴 尊 翁 六 旬 雙 壽 詩 集]. Biên soạn năm Tự Đức 4 (1895). 1 bản viết, 116 trang, khổ 29 x 16, có chữ Nôm. Ký hiệu VHv. 1150; MF. 2134. Gồm 200 bài thơ, 30 bài trướng và 105 câu đối mừng Bùi Tú Lĩnh thọ 60 tuổi. Nhiều bài có ghi tên các tác giả như Bùi Huy Chương, Đặng Toản, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huyên, Nguyễn Thư, Nguyễn Tốn, Trịnh Đình Thái, Ngô Cư Doanh. Ngoài ra, chúng tôi biết, Bùi Huy Tùng còn tham gia trùng khắc bộ Sách học toản yếu 策 學 纂 要 (Ký hiệu R.1484, lưu trữ tại Thư viện Quốc gia) do Đồng Văn Trai xuất bản. 1.2. Tác phẩm Tứ lễ lược tập 1.2.1. Tình hình văn bản Văn bản tác phẩm Tứ lễ lược tập hiện đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm với hai ký hiệu VHv. 1166/1-4 và A. 1016, cả hai văn bản đều chép tay. + Bản VHv. 1166/1-4: gồm 5 quyển, chia đóng thành 4 tập, khổ 28 x 16, mỗi quyển có đánh rõ số trang. Tập I đề Tứ lễ lược quyển chi nhất, 100 tờ (200 trang), trang cuối không có chữ. Tập II đề Tứ lễ lược tập quyển chi nhị, 100 tờ (200 trang), trang cuối không có chữ. Tập III đề Tứ lễ lược tập quyển chi tam, 100 tờ (200 trang), trang cuối không có chữ. Tập IV gồm Tứ lễ lược tập quyển chi tứ, 43 tờ (86 trang) và Tứ lễ lược tập quyển chi ngũ, 52 tờ (104) trang. Tổng cộng có 5 quyển, chia đóng thành 4 tập, 395 tờ, 790 trang (sách Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu ghi nhầm là 722 trang). Cuối văn bản VHv.1166, sau quyển 5, có bài Sao tứ lễ lược tập dẫn (bài dẫn về việc sao chép Tứ lễ lược tập) trong đó có đoạn: 今 年 典 興 省, 適 因 家 慈 壽 禮 林 養 之 區, 無 書 可 考, 水 尾 尹 裴 輝 瑄 出 其 家 所 集 書 示 焉。予 擊 節 大 喜 曰: 裴 家 翁 先 得 我 心 矣。此 予 志 之 未 能 也。是 書 裨 補 風 化, 甚 不 淺 鮮. 草 茅 之 間, 苦 無 書 籍。 予 其 鋟 之 以 公 諸 同 好。予 亦 倩 人 抄 寫 為 邊 城 公 暇 之 備 覽 云。 “…Kim niên, điển Hưng tỉnh, thích nhân gia từ Thọ lễ lâm dưỡng chi khu, vô thư khả khảo. Thủy Vĩ 18 Doãn Bùi Huy Tuyên xuất kỳ gia sở tập thư thị yên. Dư kích tiết đại hỷ viết: Bùi gia ông tiên đắc ngã tâm hỹ. Thử dư chí nhi vị năng dã. Thị thư tỳ bổ phong hóa, thậm bất thiển tiễn. Thảo mao chi gian, khổ vô thư tịch. Dư kỳ tẩm chi dĩ công chư đồng hiếu. Dư diệc sai nhân sao tả vi biên thành công hạ chi bị lãm vân” (Năm nay, lĩnh chức ở tỉnh Hưng Hóa, gặp lúc mừng thọ gia từ mà không có sách nào để tham khảo. May được Thủy Vĩ Doãn Bùi Huy Tuyên mang cuốn sách do gia đình biên tập cho xem. Tôi cả mừng, vỗ tay nói rằng: Bùi gia ông đã được tâm ta trước vậy. Đó là chí nguyện của tôi mà chưa làm được. Sách này rất bổ ích cho phong hóa, thực không phải loại nông cạn. Giữa đám cỏ tranh, khổ vì không có thư tịch, tôi định san khắc sách này, để cung cấp cho những người cùng yêu thích. Tôi cũng mượn lại để sao chép ra, giúp sự quan lãm lúc rảnh rỗi được đầy đủ). Như vậy, sách Tứ lễ lược tập đã được con cả của Bùi Huy Tùng là Bùi Huy Tuyên đưa cho một người bạn tham khảo nhân dịp có lễ mừng thọ của gia từ. Người này rất tâm đắc, định đem khắc in và mượn để sao chép lại. Vì văn bản chép kèm bài Sao Tứ lễ lược tập dẫn, nên rất có thể văn bản Tứ lễ lược tập hiện còn là kết quả của sự sao chép này. Cuối bài Sao Tứ lễ lược tập dẫn có đề rõ danh tính và quan hàm của người đã mượn sách và sao chép lại. Nhưng rất tiếc phần ghi danh tính nay đã mất và chỉ còn lại trang cuối ghi quan hàm là 翰 林 院 侍 講 學 士 領 興 化 按 察 使 護 理 巡 撫 關… “Hàn lâm viện Thị giảng Học sỹ, lĩnh Hưng Hóa Án sát sứ, Hộ lý Tuần phủ Quan…”. Hiện chúng tôi vẫn chưa tra được danh tính của người này. Về thời gian sao chép, căn cứ vào cuối bài dẫn có đề: 龍 輯 嗣 德 十 五 年 桃 李 月 下 九 “Long tập Tự Đức thập ngũ niên, Đào lý nguyệt hạ cửu” (Ngày mùng 9, tháng cuối xuân, năm Tự Đức thứ 15), ta có thể đoán định Tứ lễ lược tập đã được sao chép vào Tự Đức 15, tức năm 1862. Nguyên bản của Tứ lễ lược tập không còn và hiện nay chúng ta chỉ được biết diện mạo của nó qua bản sao lại. Tuy nhiên, văn bản VHv.1166 có đúng là văn bản được sao năm 1862 không hay được sao lại từ bản sao khác thì không thể khảo được nữa. Văn bản VHv. 1166 có phần chép bằng khải thư, có phần chép bằng hành khải, hơi tháu. Thể chữ, cỡ chữ, số dòng mỗi trang giữa các quyển không giống nhau. Nhưng xét chung về tự dạng thì đều do một người chép. Văn bản có ngắt 19 câu và đánh số trang theo từng quyển. Tên đề mục được chép đài lên một chữ. Dưới phần chính văn thường có cước chú, cỡ chữ nhỏ hơn. Văn bản được phân chia bởi số quyển, trong mỗi quyển được phân chia bởi từng Lễ, trong mỗi Lễ lại được phân chia bởi đề mục của từng nghi tiết. Tuy nhiên, quy cách trình bày có phần lỏng lẻo, không thống nhất và thiếu tính khoa học. Đây cũng là đặc điểm chung về hình thức trình bày trong nhiều sách Gia lễ Việt Nam. Còn nữa, do được sao chép lại nên ta thường xuyên bắt gặp những lỗi sai” “hợi – thỉ”, “ngư – lỗ” xuất hiện trong văn bản, gây nhiều khó khăn trong khi khảo sát và phiên dịch. Nhất là những chỗ trích dẫn lại từ điển tịch, kinh sách, nếu không đối chiếu với nguyên tác thì rất dễ dẫn đến hiểu sai hoặc không thể hiểu được. Với những trường hợp này, nếu có thể phát hiện, chúng tôi đều chú thích và cải chính lại. + Bản A. 1016: Chỉ có một tập, chép trên giấy dó, khổ 30 x 19, còn khá mới. Văn bản chép bằng khải thư, chữ rất đẹp và nắn nót. Thi thoảng cũng có trang viết hơi tháu. Tổng cộng 123 tờ, 426 trang, mỗi trang trung bình 8 dòng, mỗi dòng khoảng 19 chữ, chữ viết to và thưa, trang cuối không có chữ. Văn bản có ngắt câu và đánh số trang từ đầu đến cuối. Bản A. 1016 chỉ gồm hai bài Tựa, quyển I và quyển II của sách Tứ lễ lược tập. Dựa vào ký hiệu ta biết đây là văn bản được viện Viễn đông bác cổ sao lại, và nhiều khả năng được sao lại từ bản VHv. 1166. Sở dĩ nói vậy, vì khi tiến hành đối chiếu giữa hai văn bản, chúng tôi thấy rằng: Thứ nhất, bản A. 1016 chép bằng khải thư và là bản “chân hóa” của bản VHv. 1166. Nhiều tự dạng xuất hiện trong văn bản tuy được viết bằng khải thư, nhưng khải thư đó đã được định hình lại từ thư pháp mang phong cách cá nhân của lối hành thư trong văn bản VHv. 1166. Nhiều tục tự của VHv. 1166 cũng được A. 1016 sao lại y nguyên. Thứ hai, cách thức trình bày bản A. 1016 hoàn toàn tuân thủ theo bản VHv. 1166 và thậm chí, những chỗ sai lầm trong bản VHv. 1166 vẫn được lặp lại trong bản A. 1016. Qua quá trình khảo sát nhận thấy, VHv. 1166 là văn bản có nội dung đầy đủ và gần với nguyên tác hơn so với A. 1016, nên chúng tôi đã quyết định chọn VHv.1166 làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn này. 20 1.2.2. Nguyên nhân ra đời Căn cứ vào cuối lời tựa trong tác phẩm, Bùi Huy Tùng có viết 明 命 己 亥 年, 秋 月, 穀 日, 如 齋 裴 秀 領 識 于 壽 河 之 書 軒 “Minh Mệnh Kỷ Hợi niên, thu nguyệt, cốc nhật, Như Trai Bùi Tú Lĩnh chí vu Thọ Hà chi thư hiên” (Ngày lành, mùa thu, năm Kỷ Hợi, niên hiệu Minh Mệnh, Như Trai Bùi Tú Lĩnh viết tại thư hiên Thọ Hà). Năm Kỷ Hợi tức năm 1839, niên hiệu Minh Mệnh 20, do đó ta có thể đoán định tác phẩm được hoàn thành trước hoặc trong năm 1839. Và đến năm Tân Sửu (1841), niên hiệu Thiệu Trị 1, đã được Đông Tác Nguyễn Văn Lý đọc và đề tựa. Tác phẩm Tứ lễ lược tập ra đời là kết quả của hai nhân tố chủ quan và khách quan. Về nhân tố chủ quan: Qua Tứ lễ lược tập, chúng ta thấy Bùi Huy Tùng người ham chuộng cổ lễ. Tinh thần này thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm và là động lực chính để Bùi Huy Tùng trước thuật. Trong Tứ lễ lược tập tự, ông viết: 予 少 未 讀 禮, 晚 歸 閒. 每 因 所 用 文 公 家 禮, 搜 索 群 書,… 參 考 成 編, 冠 婚 喪 祭 之 目 並 陳, 號 曰 四 禮 略 集 “Dư thiếu vị độc lễ, vãn quy nhàn, mỗi nhân sở dụng Văn Công Gia lễ, sưu sách quần thư... tham khảo thành biên, Quan Hôn Tang Tế chi mục tịnh trần, hiệu viết Tứ Lễ lược tập” (Ta lúc trẻ ít đọc lễ, về già nhàn hạ, mỗi khi nhân dùng Văn Công gia lễ, lại sưu tầm các sách,... tham khảo biên thành. Đặt ra các mục Quan, Hôn, Tang, Tế, nhan đề là Tứ lễ lược tập). Tuy nói rằng “lúc trẻ ít đọc lễ”, nhưng Lễ học không phải thứ trong ngày một, ngày hai có thể sở đắc được. Chúng ta biết sách Tứ lễ lược tập thành thư vào khoảng năm 1839, khi đó Bùi Huy Tùng 45 tuổi. Nếu không có nhiệt tâm ham chuộng cổ lễ, nếu không dày công khảo cứu, tích tập qua nhiều năm từ khi còn trẻ thì Bùi Huy Tùng sao có thể biên soạn nên Tứ lễ lược tập có giá trị và quy mô đồ sộ như vậy khi mới ở tuổi trung niên? Về nhân tố khách quan: 21 Thứ nhất, Bùi Huy Tùng sinh vào năm 1794 (Quang Trung 5), mất năm 1862 (Tự Đức 15). Trong khoảng thời gian từ năm 1794, tới khi Bùi Huy Tùng biên soạn Tứ lễ lược tập, thì ở Việt Nam ít nhất đã có ba tác phẩm Gia lễ của thời Hậu Lê được lưu hành thông dụng là Tiệp kính gia lễ (khắc in năm 1707), Hồ Thượng thư gia lễ (khắc in năm 1739 và 1767) và Thọ Mai gia lễ (hiện chỉ còn bản in sớm nhất vào năm Gia Long 11 (1812). Trong đó, có ảnh hưởng hơn cả là Hồ Thượng thư gia lễ và Thọ Mai gia lễ. Đặc biệt, sang thời Nguyễn, Thọ Mai gia lễ đã khá phổ dụng và được ưa chuộng bởi tính chất giản dị, thực dụng, phù hợp quảng đại quần chúng. Trong dân gian thường lưu truyền câu “bảo sinh Thọ Thế, cúng tế Thọ Mai” (gìn giữ sự sống thì có bộ Thọ Thế, việc cúng tế thì có bộ Thọ Mai). Trong các sách Gia lễ đời sau như Thanh thận gia lễ, Tứ lễ lược tập, Văn Công gia lễ tồn chân đều có đề cập hoặc trích dẫn Thọ Mai gia lễ. Đồng thời, qua số lượng và tần số khắc in của các văn bản Thọ Mai gia lễ hiện còn mà ta thấy trong bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu, đã chứng minh được vai trò và sự phổ dụng của Thọ Mai gia lễ trong xã hội Việt Nam thời Nguyễn. Sau khi ra đời, Hồ Thượng thư gia lễ và Thọ Mai gia lễ tuy đã được giới sỹ phu và quảng đại quần chúng tiếp nhận và phổ dụng trong hai triều Lê Nguyễn, nhưng hai tác phẩm này chưa từng có được địa vị quan phương do nhà nước công nhận. Trên thực tế, Việt Nam cũng chưa từng có một bộ sách Gia lễ nào được coi là mẫu mực, mang ra áp dụng cho cả nước. Việc trước tác Gia lễ, theo truyền thống, vốn do các tư gia đảm nhiệm. Dù hầu hết các tác phẩm đều tổ thuật Văn Công gia lễ, nhưng các tác giả ít nhiều đều dựa trên lập trường cá nhân để biên soạn. Vì vậy, việc không mãn ý, bất đồng quan điểm giữa nhà này với nhà kia, giữa thời này với thời kia, kèm theo đó là sự chỉ trích, phê phán lẫn nhau là điều dễ hiểu. Sách Hồ Thượng thư gia lễ nói: “Mỗ nay nhân rỗi xem sách Gia lễ, thấy nhiều họ nói sự đa đoan, chẳng có một phép”6. Bản thân Hồ Thượng thư gia lễ và Thọ Mai gia lễ trong quá trình lưu hành và sử dụng chắc chắn đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, bất cập nên không khỏi bị hậu thế chê trách. Chẳng hạn, 6 Hồ Thượng thư gia lễ - Quốc ngữ giải (AB. 175) 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan