Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất phẩm chất cải xoong (nasturtium officinale r....

Tài liệu Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất phẩm chất cải xoong (nasturtium officinale r. br.) tại hai thời điểm trồng khác nhau của vụ đông xuân 2008 2009

.PDF
79
1
85

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN NGỌC HOÀNG TRINH KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT PHẨM CHẤT CẢI XOONG (Nasturtium officinale R. Br.) TẠI HAI THỜI ĐIỂM TRỒNG KHÁC NHAU CỦA VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009 Luận văn tốt nghiệp Ngành: TRỒNG TRỌT Cần Thơ, 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: TRỒNG TRỌT Tên đề tài: KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CẢI XOONG (Nasturtium officinale R. Br.) TẠI HAI THỜI ĐIỂM TRỒNG KHÁC NHAU CỦA VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009 Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Ba ThS. Võ Thị Bích Thủy Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Hoàng Trinh MSSV: 3060574 Lớp: Trồng Trọt K32 Cần Thơ, 2010 Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng trọt với đề tài: KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CẢI XOONG (Nasturtium officinale R. Br.) TẠI HAI THỜI ĐIỂM TRỒNG KHÁC NHAU CỦA VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009 Do sinh viên Nguyễn Ngọc Hoàng Trinh thực hiện Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Cần Thơ, ngày tháng năm 2010 Cán bộ hướng dẫn TS. Trần Thị Ba ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Hoàng Trinh iii TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG --------------------------------------------------------------------------------------------------- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng trọt với đề tài: KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CẢI XOONG (Nasturtium officinale R. Br) TẠI HAI THỜI ĐIỂM TRỒNG KHÁC NHAU CỦA VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009 Do sinh viên Nguyễn Ngọc Hoàng Trinh thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng. Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:....................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:............................................... DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày Trưởng Khoa Nông nghiệp & SHƯD tháng năm 2010 Chủ tịch Hội đồng iv TIỂU SỬ CÁ NHÂN I. Lý lịch sơ lược Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hoàng Trinh Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 13/07/1987 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Địa chỉ liên lạc: 365 khóm 1, thị trấn Vũng Liêm, h.Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Con ông: Nguyễn Hoàn Kiếm Con bà: Nguyễn Ngọc Truyền II. Quá trình học tập * Năm 1993-1998: học trường tiểu học Thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm * Năm 1998-2002: học trường THCS Thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm * Năm 2002-2005: học trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Vĩnh Long * Năm 2006-2010: sinh viên Khóa 32 ngành Trồng trọt, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ Tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng trọt năm 2010. v LỜI CẢM ƠN Kính dâng! Cha mẹ và những người thân thương nhất đã hết lòng quan tâm, cố gắng dạy dỗ con nên người, luôn tận tụy và hy sinh cho sự nghiệp của chúng con Thành kính biết ơn Cô Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện thí nghiệm trên nền đất của Trại Chân thành biết ơn Thầy Bùi Văn Tùng, cô Võ Thị Bích Thủy đã chỉ dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm Cô Lê Thị Xua đã luôn động viên và tạo điều kiện học tập thuận lợi cho em trong suốt quãng đường Đại học. Cô Phan Thị Thanh Thủy, thầy Phạm Hoàng Oanh đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt thời gian em thực hiện luận văn Chị Lê Thị Thúy Kiều đã nhiệt tình hướng dẫn em trong thời gian thực hiện thí nghiệm và luận văn Quý thầy cô và cán bộ thuộc Bộ môn Khoa học Cây trồng đã tận tình đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học Các bạn Hữu Quí, Thanh Thoảng, Cẩm Tú, Chí Ngoan, Thái Hưng, Ngọc Anh, Liên Quốc, Văn Tươi, Hồng Hải, các anh chị Trồng trọt K31, các bạn Trồng trọt và Nông học K32 và các bạn ở Trại Thực nghiệm Nông nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này Thân gửi về! Các bạn lớp Trồng trọt khóa 32 những tình cảm thân thương, lời chúc sức khỏe và thành công ở tương lai. Nguyễn Ngọc Hoàng Trinh vi NGUYỄN NGỌC HOÀNG TRINH, 2010. “Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cải xoong (Nasturtium officinale R. Br) tại hai thời điểm trồng khác nhau của vụ Đông Xuân 2008-2009”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Trồng trọt, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy. TÓM LƯỢC Đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cải xoong (Nasturtium officinale R. Br) tại hai thời điểm trồng khác nhau của vụ Đông Xuân 2008-2009” được thực hiện tại Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ nhằm mục đích chọn ra thời điểm trồng cải xoong thích hợp nhất trong vụ Đông Xuân 2008-2009 và cho năng suất tốt nhất. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 2 nghiệm thức là hai thời điểm trồng cải xoong trong vụ Đông Xuân (tháng 12/2008-tháng 02/2009) gồm: 1) Thời điểm 1 (14/12/2008-15/01/2009); 2) Thời điểm 2 (16/01/200909/02/2009) với 4 lần lặp lại. Diện tích mỗi lô thí nghiệm là 2 m2 (2 m x 1 m), tổng diện tích thí nghiệm là 40 m2. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi canh tác cải xoong ở hai thời điểm trồng khác nhau của vụ Đông Xuân 2008-2009 như sau: Điều kiện ngoại cảnh trồng cải xoong ở thời điểm 1 gồm cường độ ánh sáng, nhiệt độ không khí, ẩm độ không khí và nhiệt độ giá thể có khác biệt với thời điểm 2. Kết quả là năng suất thực tế và năng suất thương phẩm thực tế cải xoong trồng ở thời điểm 2 (16,88 tấn/ha-giá thể Đất và 17,04 tấn/ha-giá thể Đất + Trấu) cao hơn thời điểm 1 (10,18 tấn/ha-giá thể Đất và 10,08 tấn/ha-giá thể Đất + Trấu). Năng suất trên hai loại giá thể Đất và Đất + Trấu không khác biệt ở cả hai thời điểm trồng. Về sinh trưởng thì cải xoong thời điểm 1 có chiều cao cây, số lá và số chồi trên cây giai đoạn đầu vụ cao hơn thời điểm 2 nhưng đến thu hoạch đều tương đương nhau. Mật độ cây/m2 cải xoong thời điểm 2 (2.360 cây/m2-giá thể Đất và 2.932 cây/m2-giá thể Đất + Trấu) cao hơn thời điểm 1 (922 cây/m2-giá thể Đất và 908 cây/m2-giá thể Đất + Trấu). Hàm lượng vật chất khô, độ Brix thời điểm 1 cao hơn thời điểm 2; màu sắc lá ở thời điểm 1 cũng đậm màu hơn thời điểm 2. vii MỤC LỤC Trang TÓM LƯỢC ..................................................................................................... vii MỤC LỤC.......................................................................................................viii DANH SÁCH BẢNG........................................................................................ xi DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................xiii MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 Chương 1 - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 2 1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ, ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CẢI XOONG .... 2 1.1.1 Nguồn gốc và phân bố................................................................................ 2 1.1.2 Đặc tính thực vật của cải xà lách xoong ..................................................... 2 1.2 GIÁ TRỊ CỦA CẢI XOONG .............................................................................. 3 1.2.1 Giá trị dinh dưỡng...................................................................................... 3 1.2.2 Giá trị y học ............................................................................................... 4 1.3 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CẢI XOONG.............................. 4 1.3.1 Nhiệt độ ..................................................................................................... 4 1.3.2 Ánh sáng.................................................................................................... 5 1.3.3 Ẩm độ........................................................................................................ 6 1.3.4 Đất ............................................................................................................. 6 1.3.5 Nước.......................................................................................................... 7 1.3.6 Chất dinh dưỡng ........................................................................................ 7 1.4 KỸ THUẬT CANH TÁC .................................................................................... 8 1.4.1 Chọn giống ................................................................................................ 8 1.4.2 Thời vụ...................................................................................................... 8 1.4.3 Làm đất...................................................................................................... 8 1.4.4 Bón phân.................................................................................................... 8 1.4.5 Chăm sóc ................................................................................................... 9 1.4.6 Phòng trừ sâu bệnh .................................................................................... 9 1.4.7 Thu hoạch ................................................................................................ 10 1.4.8 Để giống .................................................................................................. 10 viii Chương 2 - PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP................................................. 11 2.1 PHƯƠNG TIỆN ................................................................................................ 11 2.1.1 Thời gian và địa điểm .............................................................................. 11 2.1.2 Tình hình khí hậu .................................................................................... 11 2.1.3 Vật liệu .................................................................................................... 12 2.2 PHƯƠNG PHÁP .............................................................................................. 13 2.2.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 13 2.2.2 Kỹ thuật canh tác ..................................................................................... 13 2.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI.............................................................................. 15 2.3.1 Ghi nhận tổng quan .................................................................................. 15 2.3.2 Điều kiện ngoại cảnh: khảo sát ở các thời điểm 8 giờ, 9 giờ 30, 11 giờ 30, 13 giờ 30, 15 giờ, 17 giờ trong ngày ............... 15 2.3.3 Chỉ tiêu sinh trưởng ................................................................................. 16 2.3.4 Thành phần năng suất và năng suất .......................................................... 16 2.3.5 Phẩm chất ................................................................................................ 17 2.4 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ...................................................................................... 17 Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 18 3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT................................................................................ 18 3.2 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH ............................................................................. 18 3.2.1 Cường độ ánh sáng .................................................................................. 18 3.2.2 Ẩm độ không khí ..................................................................................... 20 3.2.3 Nhiệt độ không khí................................................................................... 22 3.2.4 Nhiệt độ giá thể........................................................................................ 25 3.3 TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG ........................................................................... 30 3.3.1 Chiều cao cây........................................................................................... 30 3.3.2 Số lá trên cây ........................................................................................... 31 3.3.3 Số chồi trên cây........................................................................................ 33 3.3.4 Mật độ cây lúc thu hoạch ......................................................................... 34 3.4 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT ............................................ 36 3.4.1 Thành phần năng suất .............................................................................. 36 3.4.2 Năng suất ................................................................................................. 38 ix 3.5 PHẨM CHẤT CẢI XOONG ............................................................................. 42 3.5.1 Hàm lượng vật chất khô ........................................................................... 42 3.5.2 Sự khác màu sắc lá................................................................................... 43 3.5.3 Độ Brix thân lá......................................................................................... 43 Chương 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................... 45 4.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 45 4.2 ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ CHƯƠNG x DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 EC, pH, thể tích tế khổng và dung trọng hai giá thể trồng cải xoong 12 2.2 Lịch bón phân thời điểm 1 trên diện tích thí nghiệm tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 14 2.3 Lịch bón phân thời điểm 2 trên diện tích thí nghiệm tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 14 3.1 Chiều cao cây qua các giai đoạn khảo sát ở hai thời điểm trồng khác nhau trên giá thể Đất tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 30 3.2 Chiều cao cây qua các giai đoạn khảo sát ở hai thời điểm trồng khác nhau trên giá thể Đất + Trấu tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 31 3.3 Số lá trên cây qua các giai đoạn khảo sát ở hai thời điểm trồng khác nhau trên giá thể Đất tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 32 3.4 Số lá trên cây qua các giai đoạn khảo sát ở hai thời điểm trồng khác nhau trên giá thể Đất + Trấu tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 32 3.5 Số chồi trên cây qua các giai đoạn khảo sát ở hai thời điểm trồng khác nhau trên giá thể Đất tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 33 3.6 Số chồi trên cây qua các giai đoạn khảo sát ở hai thời điểm trồng khác nhau trên giá thể Đất + Trấu tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 34 3.7 Năng suất lý thuyết và năng suất thương phẩm lý thuyết cải xoong qua hai thời điểm trồng trên giá thể Đất + Trấu tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 20082009) 39 3.8 Hàm lượng vật chất khô ở hai thời điểm trồng khác nhau khi thu hoạch trên giá thể Đất và giá thể Đất + Trấu tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 42 3.9 Độ khác màu sắc lá (ΔE) cải xoong trên giá thể Đất và Đất + Trấu sau thu hoạch tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 43 xi 3.10 Độ Brix thân lá cải xoong khi thu hoạch ở hai thời điểm trồng khác nhau trên giá thể Đất và giá thể Đất + Trấu tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) xii 44 DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Tình hình khí tượng thủy văn trong thời gian thí nghiệm tại TP.Cần Thơ, tháng 12/2008-tháng 02/2009 (Trung tâm Khí tượng Thủy văn TP.Cần Thơ) 11 3.1 Diễn biến cường độ ánh sáng trung bình tại các mốc thời gian quan sát qua hai thời điểm trồng tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 19 3.2 Diễn biến ẩm độ không khí trung bình theo ngày quan sát ở hai thời điểm tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 21 3.3 Diễn biến ẩm độ không khí trung bình theo mốc thời gian quan sát ở hai thời điểm trồng tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 22 3.4 Diễn biến nhiệt độ không khí theo ngày quan sát ở hai thời điểm trồng tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 23 3.5 Diễn biến nhiệt độ không khí trung bình theo mốc thời gian quan sát ở hai thời điểm trồng khác nhau tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 24 3.6 Diễn biến nhiệt độ giá thể Đất tại các ngày quan sát ở hai thời điểm trồng khác nhau tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 25 3.7 Diễn biến nhiệt độ giá thể Đất theo các mốc thời gian quan sát trong ngày ở hai thời điểm trồng khác nhau tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 26 3.8 Diễn biến nhiệt độ giá thể Đất +Trấu theo các ngày quan sát ở hai thời điểm trồng khác nhau tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 27 3.9 Diễn biến nhiệt độ giá thể Đất +Trấu theo thời gian quan sát ở hai thời điểm trồng khác nhau tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 28 3.10 Mật độ cây cải xoong lúc thu hoạch qua hai thời điểm trồng khác nhau trên giá thể Đất và giá thể Đất + Trấu tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 34 xiii 3.11 Trọng lượng trung bình cây loại 1 và cây loại 2 cải xoong qua hai thời điểm trồng trên giá thể Đất tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 36 3.12 Trọng lượng trung bình cây loại 1 và loại 2 cải xoong ở hai thời điểm trồng trên giá thể Đất + Trấu tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 37 3.13 Năng suất lý thuyết và năng suất thương phẩm lý thuyết cải xoong qua hai thời điểm trồng trên giá thể Đất tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 38 3.14 Năng suất thực tế, năng suất thương phẩm thực tế cải xoong hai thời điểm trồng trên giá thể Đất tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 40 3.15 Năng suất thực tế, năng suất thương phẩm thực tế, cải xoong qua hai thời điểm trồng trên giá thể Đất + Trấu tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (Đông Xuân 2008-2009) 41 xiv MỞ ĐẦU Cải xoong (Nasturtium officinale R. Br.) là loại rau ăn lá có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người. Theo Dr. Lyndel Costain, chuyên gia dinh dưỡng của Anh, trong cải xoong có chứa lượng vitamin B1, B6, E, beta-carotene và vitamin A; các chất sắt, Calcium, kẽm cao hơn cả bông cải xanh, cà chua và táo (Fennel, 2006). Một nghiên cứu quan trọng của O’Hare, Wong và Force (2005), trong cải xoong có chứa một thành phần rất quan trọng là chất PEITC (phenyl ethyl isothiocyanate), có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn ngừa sự chuyển hóa các chất sinh ung thư thành tế bào ung thư. Mặc dù tiềm năng về kinh tế và y học của cải xoong quan trọng như trên, nhưng diện tích trồng cải xoong ở Việt Nam còn ít, chủ yếu là ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long với diện tích năm 2009 là trên 80 ha, là nơi cung cấp cải xoong cho cả đồng bằng sông Cửu Long và thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Theo Phòng Nông Nghiệp huyện Bình Minh, năng suất trung bình cải xoong (2009) là 12-14 tấn/ha, giá cả trong năm dao động từ 7.000-15.000 đồng/kg tùy theo mùa thuận hay mùa nghịch, thu hoạch trung bình từ 6-8 lứa/năm. Bên cạnh đó, cải xoong là loại cây ưa khí hậu mát mẻ, thích hợp trồng ở vùng ôn đới, do đó nó yêu cầu điều kiện thời tiết khá khắt khe. Vùng ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 26-270C, chênh lệch giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất khoảng 3-3,50C (Đoàn Văn Điếm và ctv., 2005). Để đáp ứng điều kiện khí hậu phù hợp cho cải xoong sinh trưởng thì vụ Đông Xuân là tương đối phù hợp vì có nhiệt độ thấp nhất trong năm, trung bình 25-260C. Do đó, đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của cải xoong (Nasturtium officinale R. Br.) tại hai thời điểm trồng khác nhau của vụ Đông Xuân 2008-2009” được thực hiện nhằm bước đầu nghiên cứu về tình hình sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cải xoong trong điều kiện thời tiết của vụ Đông Xuân 2008-2009. 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ, ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CẢI XOONG 1.1.1 Nguồn gốc và phân bố Cải xoong có nguồn gốc ở châu Âu; được trồng ở miền Nam nước ta cuối thế kỷ XIX, sau đó lan dần ra phía Bắc và địa phương khác (Võ Văn Chi, 2005). Theo Purseglove (1968), cải xoong có nguồn gốc ở nước Anh hoặc ở Bắc Âu, Trung Âu. Ngày nay nó được trồng ở phía Tây châu Á và Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Philippines… và phía Bắc châu Phi. Ở Việt Nam, cải xoong được trồng chủ yếu ở vùng cao, khí hậu mát mẻ như miền Bắc, Đà Lạt. Ở ĐBSCL, huyện Bình Minh-tỉnh Vĩnh Long là nơi trọng điểm trồng cải xoong và có truyền thống từ lâu đời, cung cấp cho đồng bằng sông Cửu Long và cả thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra tỉnh An Giang, Cần Thơ cũng có trồng nhưng diện tích không đáng kể (http://agriviet.com). 1.1.2 Đặc tính thực vật Cải xoong từ tiếng Pháp là Cresson (Cresson de fontaine, cresson d’eau), tên khoa học Nasturtium officinale R. Br. hay còn gọi là Rorippa nasturtium-aquaticum (L) Hayek ex Mansf hoặc Nasturtium aquaticum L. Karsten, thuộc họ Thập Tự (Cruciferae), số lượng nhiễm sắc thể 2n = 32 (Trần Văn Lài và Lê Thị Hà, 2002). Tên gọi khác như Scurvy Grass, Indian Cress, Brunnendresenkraut, Herbe aux Chantes... (http://www.dickcontino.com/watercress-nasturtium officinale.htm). * Rễ: thuộc loại rễ chùm, có rễ phụ mọc ở đốt thân và phát triển mạnh, có thể hút dinh dưỡng. Nếu đem cấy riêng từng đoạn cùng với rễ phụ có thể phát triển thành cây độc lập (Đường Hồng Dật, 2003). Cây có hai loại rễ, rễ đâm sâu giúp cây đứng vững và các rễ bất định mọc trên mặt nước (Fennel, 2006). Là cây sử dụng nhiều nước và hút nước ít do sự thẩm thấu qua rễ kém và không có lông hút để hấp thu nước hiệu quả (Trần Văn Lài và Lê Thị Hà, 2002). 2 * Thân: chiều dài thân từ 10-60 cm, thân bò, màu xanh lục. Thân cải non, mềm yếu, xốp, đốt dài 1-6 cm, mỗi mắt có thể mọc ra một cành. Khi bị vò nát, cây có vị hơi đắng và hắc (Đường Hồng Dật, 2003). * Lá: mọc so le, dạng kép lông chim có từ 3-9 lá chét, đường kính tán lá khoảng 4-6 mm, chiều dài lá từ 13-18 mm. Lá chét hình trứng hoặc hình tim không đều, nguyên hay hơi khía tai bèo, màu xanh đậm, lá đỉnh to nhất (Purseglove, 1968). * Hoa: hoa nhỏ trắng hoặc hơi trắng tía và mọc thành từng chùm ở đầu cành, mỗi hoa gồm có 4 cánh (Đường Hồng Dật, 2003). Mỗi chùm hoa đính trên cuống hoa mọc ra từ các nách lá. Hoa thuộc loại lưỡng tính, thụ phấn nhờ côn trùng và cũng có thể tự thụ (Fennel, 2006). Cải xoong trở nên đắng khi cây trồng bắt đầu trổ hoa (http://en.wikipedia.org/wiki/Watercress). * Quả và hạt: quả giác, khi chín nứt theo 4 đường dọc thành 2 mảnh vỏ, để giác cũ của bầu mang hạt ở lại giữa quả. Giác có cuống ngắn, trong giác có nhiều hạt (Đường Hồng Dật, 2003). Cải xoong có thể trồng bằng hạt nhưng sinh sản vô tính là chủ yếu (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999). 1.2 GIÁ TRỊ CỦA CẢI XOONG 1.2.1 Giá trị dinh dưỡng Thành phần các chất trong cải xoong: calories (18 kcal), protein (2,4 g); betacarotene: 2.016 mcg; vitamin A: 336 mcg (42%); vitamin B1: 0,13 mg (9%); vitamin B6: 0,18 mg (9%); vitamin E: 1,17 mg (12%); vitamin K: 36 mcg (18%); calcium: 136 mg (17%); iodine: 12 mcg (8%); sắt: 1,8 mg (13%); magnesium: 12 mg (4%); manganese: 0,5 mg; phosphorus: 42 mg (5%); potassium (184 mg); zinc 0,6 mg (4%) ; cao hơn cà chua, táo, bông cải xanh (http://www.watercress.co.uk/health). Cải xoong cũng chứa nhiều vitamin C (40-50 mg), vitamin B2 (0,26 mg) và vitamin PP (1 mg) (http://en.wikipedia.org/wiki/Watercress). Cải xoong ăn sống tốt hơn nấu chín vì các chất có lợi trong cải xoong dễ bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ cao (http://www.khuyennongvn.gov.vn). 3 1.2.2 Giá trị y học Từ xưa cải xoong được con người dùng để lọc máu và trị đau gan (http://www.dickcontino.com/watercress-nasturtium-officinale.htm). Hippocrates - ông tổ ngành y, đã dùng cải xoong để chữa các bệnh về đường phổi, hen suyễn (http://www.khuyennongvn.gov.vn). Một số nước dùng cải xoong để điều trị bệnh nhân bị tiểu đường và tim mạch... (http://www.watercress.co.uk/health/chart.shtml). Đáng chú ý nhất là trong cải xoong có sự hiện diện của quercetin, là một hợp chất flavonoid có vai trò quan trọng cho sự kháng viêm, đồng thời là một chất có chức năng chống dị ứng. Quercetin cũng là chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể (http://www.khuyennongvn.gov.vn). Do đó, ăn thường xuyên loại rau này sẽ chống oxy hóa và lão hóa bệnh lý. Một nghiên cứu khác tại Đại học Ulster (Anh) kết luận trong cải xoong có chứa phenyl ethyl isothiocyanate (PEITC), hợp chất có khả năng ngăn chặn các quá trình gây tổn hại DNA trong bạch cầu. Nhờ đó, cải xoong có khả năng kháng ung thư (http://www.khuyennongvn.gov.vn). 1.3 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CẢI XOONG 1.3.1 Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của rau (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Mỗi loại rau đều sinh trưởng và phát triển nhanh nhất ở một nhiệt độ thích hợp gọi là khung nhiệt tối thích. Trong khung nhiệt này, quang hợp và hô hấp xảy ra với một tỷ lệ tạo năng suất thương phẩm cao nhất (Trần Văn Lài và Lê Thị Hà, 2002). Cải xoong có thể chịu đựng được sương giá và nhiệt độ thấp -150C (Fennel, 2006). Theo Jeavons (1991), rau họ Thập Tự có giới hạn nhiệt độ bình thường là 40-750F (5-240C) và tối hảo là 60-650F (15-190C). Đối với cải xoong thì nhiệt độ tối hảo là 15-200C (Đường Hồng Dật, 2003). Nghiên cứu ở Hawaii cho rằng, nhiệt độ không khí tối hảo ban ngày là 21-290C thì cải xoong sinh trưởng tốt nhất (McHugh et al., 1981). Theo Morgan (2002) để cải xoong sinh trưởng tối hảo cần đáp ứng hai điều kiện để là nhiệt độ dòng nước từ 12-200C cùng nhiệt độ không khí ban ngày từ 20-260C và 15-200C vào ban đêm sẽ cho năng suất từ 15-2,0 kg/m2/tháng (15-20 4 tấn/ha). Tuy nhiên vào mùa đông cường độ ánh sáng thấp thì chỉ 0,5 kg/m2/tháng (trung bình từ 1-1,6 kg/m2/tháng). 1.3.2 Ánh sáng Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận giúp cây xanh quang tổng hợp (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Rau nhạy cảm đối với sự thay đổi của thành phần ánh sáng, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng (Trần Thị Ba và ctv., 1999). * Yêu cầu của rau đối với thành phần ánh sáng Thành phần ánh sáng ảnh hưởng lên sinh trưởng, phát triển và phẩm chất cây rau. Trong đó, bức xạ trông thấy có bước sóng 400-660 nm được cây hấp thu để tham gia phản ứng quang hóa (Đoàn Văn Điếm và ctv., 2005). Tia cực tím làn sóng dài thúc đẩy quá trình trao đổi chất; tia hồng ngoại làm tăng nhiệt độ mặt đất và không khí rất cần thiết với cây trồng (Trần Thị Ba và ctv., 1999) hoặc với liều lượng ít sẽ kích thích chiều cao thực vật (Đoàn Văn Điếm và ctv., 2005). Rau ưa ánh sáng khuếch tán hơn trực tiếp (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). * Yêu cầu của rau đối với cường độ ánh sáng Cường độ ánh sáng cũng rất quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của rau. Khi cường độ ánh sáng mạnh lá tiếp nhận nhiều năng lượng. Tuy nhiên, cường độ ánh sáng quá cao lá không thể sử dụng tất cả năng lượng mặt trời hoặc trời âm u thì năng lượng không đủ cung cấp cho cây (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Theo Tạ Thu Cúc (2005), cường độ ánh sáng thay đổi theo vĩ độ, theo thời vụ, theo mùa. Cường độ ánh sáng khoảng 20.000-40.000 lux là thỏa mãn với tất cả các loại rau (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Ở phần lớn cây rau cường độ chiếu sáng tối hảo khoảng 20.000 đến 34.000 lux (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Năng suất của cải xoong gắn liền với lượng ánh sáng mặt trời nhận được (cal/cm2) trong suốt vụ. Khi bức xạ mặt trời từ 20.000-30.000 cal/cm2 thì năng suất cải xoong dao động cao nhất trong vụ từ 0,25-0,27 lb/ft2 (tương đương 11-13 tấn/ha) (Kobayashi and McHugh, 1987). 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất