Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát qui trình công nghệ chế biến sàn phẩm cá tra (pangasius hypophthalmus) ...

Tài liệu Khảo sát qui trình công nghệ chế biến sàn phẩm cá tra (pangasius hypophthalmus) fillet ðông lạnh và hệ thống xử lý nước thải tại công ty cổ phân vinh hoàn

.PDF
61
1
66

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN VÕ TRƯƠNG BÍCH HỒNG KHẢO SÁT QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CÁ TRA (PANGASIUS HYPOPHTHALMUS) FILLET ĐÔNG LẠNH VÀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN VÕ TRƯƠNG BÍCH HỒNG KHẢO SÁT QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CÁ TRA (PANGASIUS HYPOPHTHALMUS) FILLET ĐÔNG LẠNH VÀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ks. TRƯƠNG THỊ MỘNG THU 2010 Luận văn đính kèm theo đây với đề tài “Khảo sát qui trình công nghệ chế biến sản phẩm cá tra (pangasius hypophthalmus) fillet đông lạnh và hệ thống xử lý nước thải tại công ty cổ phần Vĩnh Hoàn” do sinh viên Võ Trương Bích Hồng thực hiện và báo cáo ngày 19/05/2010 đã được hội đồng chấm luận văn chỉnh sửa và thông qua. Cần Thơ, ngày 27 tháng 05 năm 2010 Cán bộ hướng dẫn LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cha, mẹ và gia đình - những người luôn tạo điều kiện và động viên em trong suốt quá trình học tập và thực tập. Xin cảm ơn cô Trương Thị Mộng Thu đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức bổ ích cũng như những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp. Cảm ơn các thầy cô bộ môn Dinh Dưỡng và Chế Biến Thuỷ Sản, khoa Thuỷ Sản, trường Đại Học Cần Thơ đã trang bị cho em kiến thức quí báu trong suốt thời gian học tập ở trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Xin cảm ơn Ban Lãnh Đạo công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đã tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty. Cảm ơn chị Lê Thị Kiều Thi, chị Phan Thị Bích Liên, chị Tú, anh Tính, các anh chị phòng kỹ thuật, các anh chị QC, tổ trưởng, các anh chị công nhân xí nghiệp 3- công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đã hướng dẫn và tạo điều kiện tốt cho em thực hiện đề tài đúng thời gian cho phép. Cảm ơn các bạn lớp Chế Biến Thuỷ Sản khóa 32 đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến và động viên em trong thời gian qua. Do kiến thức còn hạn chế nên phần trình bày của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày 19 tháng 05 năm 2010 Võ Trương Bích Hồng i TÓM TẮT Đề tài: “Khảo sát qui trình công nghệ chế biến sản phẩm cá tra (pangasius hypophthalmus) fillet đông lạnh và hệ thống xử lý nước thải tại công ty cổ phần Vĩnh Hoàn” được tiến hành tại xí nghiệp 3 - công ty cổ phần Vĩnh Hoàn với mục tiêu: khảo sát từng công đoạn của qui trình chế biến sản phẩm cá tra fillet đông lạnh và hệ thống xử lý nước thải của công ty. Thông qua việc khảo sát và tham gia thực tế sản xuất trong suốt quá trình thực tập tại nhà máy, học hỏi kiến thức thực tế từ những cán bộ đi trước, những công nhân tay nghề lâu năm. Đã khảo sát được: các thông số, thao tác kỹ thuật, mục đích và yêu cầu ở từng công đoạn của qui trình chế biến; qui trình, các thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải; các bước vệ sinh công nghiệp,…Từ đó, xây dựng được sơ đồ qui trình chế biến sản phẩm cá tra (pangasius hypophthalmus) fillet đông lạnh và qui trình hệ thống xử lý nước thải. Kết quả: các mặt hàng cá tra fillet đông lạnh của công ty được chế biến tuân theo các yêu cầu kỹ thuật cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, thành phẩm có chất lượng cao, cảm quan đẹp. Hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải vào môi trường (loại A). ii MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ....................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề...................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu đề tài ............................................................................... 1 1.3 Nội dung đề tài............................................................................... 1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 2 2.1 Giới thiệu chung về nguyên liệu 2 2.1.1 Phân loại................................................................................ 2 2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng............................................................. 2 2.2 Giới thiệu về công ty 3 2.2.1 Giới thiệu chung 3 2.2.1.1 Lịch sử hình thành công ty ............................................... 3 2.2.1.2 Địa chỉ liên hệ ................................................................. 3 2.2.1.3 Nhà máy........................................................................... 4 2.2.1.4 Ban lãnh đạo .................................................................... 4 2.2.2 Sản phẩm 5 2.2.2.1 Cá tra, basa fillet .............................................................. 6 2.2.2.2 Hàng giá trị gia tăng ......................................................... 6 2.2.2.3 Block, Loin và Portion ..................................................... 6 2.2.2.4 Phụ phẩm ......................................................................... 7 2.2.3 Thị trường 7 2.2.3.1 Châu Mỹ .......................................................................... 7 2.2.3.2 Châu Âu........................................................................... 8 2.2.3.3 Châu Á............................................................................. 8 2.2.3.4 Châu Úc ........................................................................... 8 2.3 Qui trình chế biến........................................................................... 8 2.3.1 Sơ đồ qui trình chế biến sản phẩm cá tra fillet đông lạnh ....... 8 2.3.2 Giải thích qui trình 10 2.3.2.1 Tiếp nhận nguyên liệu ...................................................... 10 2.3.2.2 Rửa nguyên liệu ............................................................... 10 2.3.2.3 Fillet cá ............................................................................ 10 2.3.2.4 Rửa Fillet ......................................................................... 10 2.3.2.5 Lạng da ............................................................................ 10 2.3.2.6 Sửa cá .............................................................................. 10 2.3.2.7 Kiểm tra .......................................................................... 10 2.3.2.8 Rửa cá.............................................................................. 10 2.3.2.9 Xử lý................................................................................ 11 2.3.2.10 Phân loại kích cỡ ........................................................... 11 2.3.2.11 Cấp đông........................................................................ 11 2.3.2.12 Bao gói........................................................................... 11 iii 2.3.2.13 Lưu kho.......................................................................... 11 2.4 Nước thải và hệ thống xử lý nước thải 11 2.4.1 Những thuật ngữ về nước thải và các quá trình xử lý cơ bản 11 2.4.1.1 Nồng độ nước thải............................................................ 11 2.4.1.2 Xử lý nước thải ................................................................ 12 2.4.2 Thành phần nước thải 13 2.4.3 Các phương pháp xử lý nước thải14 2.4.3.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp lý học ........................ 14 2.4.3.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học ..................... 15 2.5 Cơ sở lý thuyết của quá trình lạnh đông 16 2.5.1 Giới thiệu sơ lược về lạnh đông 16 2.5.2 Cơ sở khoa học của quá trình lạnh đông 16 2.5.2.1 Sự cần thiết làm lạnh đông thủy sản ................................. 16 2.5.2.2 Sự kết tinh của nước trong thực phẩm .............................. 16 2.5.3 Các phương pháp lạnh đông 16 2.5.3.1 Lạnh đông chậm............................................................... 16 2.5.3.2 Lạnh đông nhanh.............................................................. 17 2.6 Những biến đổi thủy sản trong quá trình lạnh đông và bảo quản 17 2.6.1 Những biến đổi của thủy sản trong quá trình lạnh đông 17 2.6.2 Những biến đổi của thủy sản trong quá trình bảo quản sản phẩm lạnh đông 18 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 19 3.1 Phương tiện.................................................................................... 19 3.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................ 19 3.2.1 Khảo sát qui trình chế biến cá tra (Pangasius Hypophthalmus) fillet đông lạnh và thu thập số liệu............................................................. 19 3.2.2 Khảo sát hệ thống xử lý nước thải và thu thập số liệu 19 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................. 20 4.1 Khảo sát qui trình công nghệ chế biến sản phẩm cá tra (Pangasius hypophthalmus) fillet đông lạnh ................................................................ 20 4.1.1 Sơ đồ qui trình công nghệ ...................................................... 20 4.1.2 Giải thích qui trình................................................................. 20 4.1.2.1 Tiếp nhận nguyên liệu ...................................................... 21 4.1.2.2 Cắt tiết.............................................................................. 21 4.1.2.3 Rửa 1 ............................................................................... 22 4.1.2.4 Fillet................................................................................. 22 4.1.2.5 Rửa 2 ............................................................................... 23 iv 4.1.2.6 Lạng da ............................................................................ 23 4.1.2.7 Chỉnh hình (Sửa cá).......................................................... 24 4.2.2.8 Kiểm sạch dơ .................................................................. 24 4.1.2.9 Soi kí sinh trùng ............................................................... 25 4.1.2.10 Rửa 3.............................................................................. 25 4.1.2.11 Quay tăng trọng.............................................................. 25 4.1.2.12 Phân cỡ - phân loại......................................................... 26 4.1.2.13 Rửa 4 ............................................................................. 27 4.1.2.14 Cân ................................................................................ 27 4.1.2.15 Xếp khuôn – xếp IQF ..................................................... 28 4.1.2.16 Chờ đông........................................................................ 29 4.1.2.17 Cấp đông........................................................................ 29 4.1.2.18 Tách khuôn – Mạ băng – Tái đông ................................. 31 4.1.2.19 Bao gói – dò kim loại ..................................................... 32 4.1.2.20 Bảo quản ....................................................................... 32 4.2 Hệ thống xử lý nước thải................................................................ 33 4.2.1 Các loại chất thải thải ra từ công ty ........................................ 33 4.2.2 Qui trình xử lý nước thải........................................................ 34 4.2.3 Giải thích qui trình................................................................. 34 4.2.3.1 Nước thải từ nhà máy....................................................... 34 4.2.3.2 Lọc rác thô – Lọc rác tinh................................................. 35 4.2.3.3 Bể tách béo....................................................................... 35 4.2.3.4 Bể điều hòa ...................................................................... 35 4.2.3.5 Bể keo tụ và tạo bông....................................................... 35 4.2.3.6 Bể tuyển nổi siêu nông bể (DAF) ..................................... 36 4.2.3.7 Bể oxy hóa ....................................................................... 36 4.2.3.8 Bể lắng............................................................................. 36 4.2.3.9 Bể khử trùng .................................................................... 36 4.2.3.10 Bồn lọc........................................................................... 37 4.2.3.11 Bể chứa bùn ................................................................... 37 4.2.3.12 Máy ép bùn .................................................................... 37 4.2.4 Các thông số cần theo dõi trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải ................................................................................................... 37 4.2.5 Kết quả thử nghiệm................................................................ 38 CHƯƠNG 5. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN.............................................. 40 5.1 Nhận xét......................................................................................... 40 5.2 Kết luận ........................................................................................ 41 5.2.1 Qui trình sản xuất sản phẩm cá tra fillet đông lạnh................. 41 5.2.2 Qui trình hệ thống xử lý nước thải ........................................ 42 5.3 Đề xuất........................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 44 PHỤ LỤC ................................................................................................. 45 PHỤ LỤC 1. VỆ SINH CÔNG NGHIỆP .................................................. 45 PHỤ LỤC 2. MÁY VÀ THIẾT BỊ ............................................................ 48 v DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của cá Tra............................................. 2 Bảng 2.2 Địa chỉ liên hệ ............................................................................ 4 Bảng 2.3 Các chất ô nhiễm quan trọng cần chú ý đến trong quá tŕnh xử lý nước thải 13 Bảng 4.1 Cỡ cá và phụ trội tương ứng ....................................................... 26 Bảng 4.2 Cỡ cá và nhiệt độ cấp đông IQF tương ứng ................................ 30 Bảng 4.3 Thời gian đông block.................................................................. 30 Bảng 4.4 Kết quả thử nghiệm mẫu nước thải đã xử lý .............................. 38 Bảng 4.5 Kết quả thử nghiệm mẫu nước thải chưa xử lý ........................... 39 Bảng 4.6 Hiệu suất quá trình xử lý ............................................................ 40 vi DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Cá tra.......................................................................................... 2 Hình 2.2 Sơ đồ Ban lãnh đạo 5 Hình 2.3 Fillet thịt trắng ........................................................................... 6 Hình 2.4 Fillet thịt vàng ............................................................................ 6 Hình 2.5 Fillet thịt còn đỏ.......................................................................... 6 Hình 2.6 Seafood harmony........................................................................ 6 Hình 2.7 Burger Basa ................................................................................ 6 Hình 2.8 Tra cắt portion ........................................................................... 6 Hình 2.9 Tra cắt strip................................................................................. 6 Hình 2.10 Tra cắt loin .............................................................................. 6 Hình 2.11 Tra đóng block.......................................................................... 6 Hình 2.12 Bột cá ...................................................................................... 7 Hình 2.13 Bong bóng cá............................................................................ 7 Hình 2.14 Thịt bụng cá.............................................................................. 7 Hình 2.15 Bao tử cá................................................................................... 7 Hình 2.16 Sơ đồ qui trình fillet.................................................................. 9 Hình 4.1 Sơ đồ qui trình công nghệ ........................................................... 20 Hình 4.2 Tiếp nhận nguyên liệu................................................................. 21 Hình 4.3 Nguyên liệu ................................................................................ 21 Hình 4.4 Xếp khuôn .................................................................................. 28 Hình 4.5 Cấp đông IQF ............................................................................. 30 Hình 4.6 tủ đông tiếp xúc .......................................................................... 30 Hình 4.7 Thiết bị tái đông.......................................................................... 31 Hình 4.8 Máy đai dây................................................................................ 32 Hình 4.9 Máy rà kim loại .......................................................................... 32 Hình 4.10 Qui trình xử lý nước thải........................................................... 34 Hình 5.1 Sơ đồ qui trình sản xuất sản phẩm cá tra fillet đông lạnh............. 42 Hình 5.2 Sơ đồ qui trình xử lý nước thải.................................................... 43 vii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Thủy sản là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Ước tính, mỗi năm các nhà máy đông lạnh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long cho xuất xưởng khoảng 700 ngàn tấn thành phẩm thủy sản các loại, phần lớn là cá tra và tôm, chủ yếu dành cho xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản thực phẩm thủy sản, sản phẩm rất dễ bị hư hỏng hoặc giảm chất lượng do các biến đổi sinh hóa. Do đó, công nghệ lạnh đông phát triển nhằm giảm thiểu khả năng hư hỏng thực phẩm bằng cách hạ nhiệt độ tâm sản phẩm xuống dưới -180C. Việc hạ thấp nhiệt độ nhằm hạn chế hoạt động của enzyme và vi sinh vật, sản phẩm có thể bảo quản lâu hơn. Bên cạnh đó, để sản xuất được lượng hàng hoá nói trên, các nhà máy phải sử dụng gần 40 triệu mét khối nước và tạo ra một lượng nước thải khá lớn. Vấn đề xử lý nước thải nhằm tránh ô nhiễm môi trường là rất cần thiết. Để tìm hiểu cả hai vấn đề trên, đề tài luận văn “Khảo sát qui trình công nghệ chế biến sản phẩm cá tra (pangasius hypophthalmus) fillet đông lạnh và hệ thống xử lý nước thải tại công ty cổ phần Vĩnh Hoàn” đã được thực hiện. 1.2 Mục tiêu đề tài Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát qui trình sản xuất cá tra fillet đông lạnh và thu thập số liệu trên qui trình chế biến. Đồng thời khảo sát qui trình hệ thống xử lý nước thải, các thông số, các chỉ tiêu của nước thải trước và sau khi xử lý. 1.3 Nội dung đề tài Khảo sát qui trình sản xuất, các thao tác, các yêu cầu kỹ thuật trên từng công đoạn sản xuất. Khảo sát qui trình hệ thống xử lý nước thải, các thông số kỹ thuật, các chỉ tiêu nước thải trước và sau khi xử lý. 1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu chung về nguyên liệu Cá tra là một trong những loài cá có giá trị kinh tế phổ biến ở Đông Nam Á (Camphuchia, Thái Lan, Indonesia,…) và là một trong các loài nuôi quan trọng của khu vực này. Hình 2.1 Cá tra Đồng Bằng Nam Bộ đã có truyền thống nuôi cá Tra phổ biến trong ao và bè. Năng suất nuôi cá tra rất cao, trong ao đạt tới 60-70 tấn/ha, trong bè có thể đạt tới 100-300 kg/m 2 nước bè nuôi. Cá tra đang trở thành một đối tượng có giá trị xuất khẩu trong thời gian gần đây. 2.1.1 Phân loại Cá tra là 1 trong các loài của họ cá Tra có ở hạ lưu sông Mêkông địa phận Việt Nam. Theo hệ thống phân loại, cá Tra được xếp như sau: • • • • Bộ cá Nheo (Siluormes) Họ cá tra (Pangasiidae) Tên tiếng Anh: Shutchi catfish. Tên khoa học: Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878) Thành phần hóa học: thành phần hóa học của thịt cá không giống nhau, bao gồm các yếu tố chính như: nước, protid, lipid, chất khoáng, vitamin…Tỷ lệ các thành phần này phụ thuộc vào mùa vụ, điều kiện sống, thức ăn, độ tuổi, giống, loài… Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của cá Tra Thành phần dinh dưỡng trên 100g sản phẩm ăn được Calo Calo chất béo 124,52cal 30.84 từ Tổng lượng Chất béo chất béo bão hòa 3,42 g 1,64 g 2 Cholesterol Natri 25,2 mg Protein 70,6 mg 23,42 g 2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng Cá hết noãn hoàn thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Chúng ăn các loại phù động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng. Cá tra có cơ quan hô hấp phụ, có thể hô hấp bằng bóng khí và da, nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Khi cá lớn, tính ăn tạp thiên về động vật và dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong ao nuôi cá Tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn, kể cả thức ăn bắt buộc như: mùn, bã hữu cơ, cám, rau, phân hữu cơ, động vật đáy, thức ăn hỗn hợp,… Cá tra có thể nuôi trong môi trường chật hẹp với mật độ cao (50 con/m 2) như bè, ao hầm, gần đây là nuôi cồn và đăng quần cũng cho hiệu quả cao. (Nguồn: www.mekongfish.vn, www.google.com.vn từ khóa: cá tra) 2.2 Giới thiệu về công ty 2.2.1 Giới thiệu chung 2.2.1.1 Lịch sử hình thành công ty 29-12-1997 Được thành lập đầu tiên dưới hình thức công ty tư nhân với chỉ một phân xưởng nhỏ tại thị xã Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp. 12-1999 Trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Hoàn. Công ty dời về thị xã Cao Lãnh (nay là thành phố Cao Lãnh) và xây dựng nhà máy tại đây. 08-2000: Nhận được code vào thị trường Châu Âu (DL147). 02-2003: 36.87% là mức thuế chống phá giá cho mặt hàng cá tra và basa vào thị trường Mỹ, là mức thuế thấp nhất ở toàn Việt Nam. 8-2004: Mức thuế chống phá giá này giảm xuống còn 6.81%, cũng là mức thuế thấp nhất ở Việt Nam. Năm 2004 xây dựng kho lạnh mới với năng xuất 800 triệu tấn. Năm 2005: Nâng cấp nhà máy với hệ thống băng tải tự động. 12/2005 Đón nhận chứng chỉ ISO: 9001:2000; ISO 14001:2004; BRC:2005; và IFS Version 4. 7-2006: Khởi công xây dựng phân xưởng thứ 2. 06-02-2007: Đưa phân xưởng 2 vào hoạt động. 19-01-2007: thành lập công ty tại bang California, Mỹ. 03-2007: nhận thêm 1 EU Code cho phân xưởng thứ 2 (DL61). 17-4-2007: chuyển đổi thành công ty cổ phần Vĩnh Hoàn. Chất lượng sản phẩm và hệ thống truy xuất là cơ sở mà công ty đã và đang xây dựng, củng cố, phát triển để luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đáng tin cậy, ngon và tốt cho sức khỏe. 3 2.2.1.2 Địa chỉ liên hệ Bảng 2.2 Địa chỉ liên hệ Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn Tên tiếng Anh Vinh Hoan Corporation Tên giao dịch VINH HOAN CORP Loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần Tổng giám đốc Bà Trương Thị Lệ Khanh Địa chỉ Quốc Lộ 30, Phường 11, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Điện thoại (84.67) 891166, 891663, 891664 Fax (84.67) 891062 Chi Nhánh Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Địa chỉ 384 Đường Nguyễn Trãi, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Điện thoại (84.8) 8381087 Fax (84.8) 8363359 Email công ty [email protected] Website www.vinhhoan.com.vn 2.2.1.3 Nhà máy Được xây dựng với hơn 40,000 m2 trên quốc lộ 30 cạnh Sông Tiền, nhà máy nhờ đó có vị trí địa lý thuận lợi cho việc lưu thông bằng cả đường bộ và đường thủy. Nhà máy hiện có 2 xí nghiệp được trang bị với máy móc và thiết bị hiện đại và 1 xí nghiệp sắp đưa vào hoạt động. 2.2.1.4 Ban lãnh đạo Sơ đồ ban lãnh đạo 4 Hình 2.2 Sơ đồ Ban lãnh đạo 2.2.2 Sản phẩm Vĩnh Hoàn hiện cung cấp cho khách hàng 4 dòng sản phẩm chính: 5 2.2.2.1 Cá tra, basa fillet Hình 2.3 Fillet thịt trắng Hình 2.4 Fillet thịt vàng Hình 2.5 Fillet thịt còn đỏ 2.2.2.2 Hàng giá trị gia tăng Bao gồm các sản phẩm: Seafood harmony, Burger Basa, Oven Basa, Pangasius wrapped in potato, cá tra cuộn nhồi sốt cà chua, xôi lá dừa hải sản, cá tra nhồi mousse khoai tây, bánh cá hồi tôm nhồi surimi, tôm quấn khoai tây, cá tra cuộn cá hồi, sản phẩm nướng vỉ, cá tra tẩm bột, xúc xích cá tra, … Hình 2.6 Seafood harmony Hình 2.7 Burger Basa 2.2.2.3 Block, Loin và Portion Gồm các sản phẩm: tra cắt portion, tra cắt strip, tra cắt loin, tra đóng block Hình 2.8 Tra cắt portion Hình 2.9 Tra cắt strip Hình 2.10 Tra cắt loin Hình 2.11 Tra đóng block 6 2.2.2.4 Phụ phẩm Phụ phẩm bao gồm: bột cá, thịt bụng cá, da cá, dè cá, dầu cá, bong bóng cá, bao tử cá Hình 2.12 Bột cá Hình 2.13 Bong bóng cá Hình 2.14 Thịt bụng cá Hình 2.15 Bao tử cá 2.2.3 Thị trường Nhờ những đặc điểm như chất lượng cao, giá thành hợp lý và nguồn nguyên liệu ổn định mà sản phẩm của Vĩnh Hoàn đã có mặt tại gần 30 quốc gia trên thế giới. Số lượng các khách hàng của công ty cũng đang ngày càng nhiều hơn. So với các đối thủ cạnh tranh khác, Vĩnh Hoàn có ưu thế lớn ở thị trường Mỹ do có mức thuế chống phá giá thấp nhất cho mặt hàng cá tra và basa xuất sang Mỹ (6.8%). Mỹ do vậy là một trong những thị trường lớn nhất của công ty. Bên cạnh đó cùng với xu thế phát triển chung, công ty cũng đã và đang gia tăng thị phần của mình tại châu Âu vốn là khu vực tiêu thụ nhiều cá tra nhất hiện nay. Với chính sách không quá phụ thuộc vào một thị trường nhất định, công ty vẫn luôn cố gắng giữ cân đối giữa Mỹ và những thị trường khác bao gồm Châu Âu và Châu Á. Ngoài ra Vĩnh Hoàn cũng đã bước đầu xâm nhập được một số thị trường mới trên thế giới như Isareal, các tiểu vương quốc Á Rập Thống Nhất. Trong đó: 2.2.3.1 Châu Mỹ Tại châu Mỹ, Vĩnh Hoàn chủ yếu xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường như Mỹ và đang phát triển thêm các nước khác bao gồm Mexico và Canada. Hiện nay, Châu Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 41,5% kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Hoàn • • Canada chiếm 1% kim ngạch xuất khẩu của công ty Mỹ: là quốc gia xuất khẩu quan trọng của Vĩnh Hoàn. Thị trường Mỹ đóng góp gần 40% vào tổng kim ngạch của công ty 7 • Mexico: 0.5% kim ngạch xuất khẩu của công ty 2.2.3.2 Châu Âu Châu Âu chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Hoàn: • • • • • • • • Hà Lan: 10% kim ngạch xuất khẩu của công ty Đức: 2.5% kim ngạch xuất khẩu của công ty Ý: 8% kim ngạch xuất khẩu của công ty Pháp: 0.5% kim ngạch xuất khẩu của công ty Tây Ban Nha: 2% kim ngạch xuất khẩu của công ty Đan Mạch: 0.5% kim ngạch xuất khẩu của công ty Ba LAn : 6% kim ngạch xuất khẩu của công ty Anh: 0.5% kim ngạch xuất khẩu của công ty 2.2.3.3 Châu Á Châu Á chiếm gần 14% kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Hoàn • • Hong Kong: 12% kim ngạch xuất khẩu của công ty Singapore: 0.5% kim ngạch xuất khẩu của công ty 2.2.3.4 Châu Úc Úc là quốc gia xuất khẩu truyền thống của công ty và có xu hướng phát triển tăng dần mỗi năm. Úc chiếm 9.1% kim ngạch xuất khẩu của công ty. (Nguồn: www.vinhhoan.com.vn ) 2.3 Qui trình chế biến 2.3.1 Sơ đồ qui trình chế biến sản phẩm cá tra fillet đông lạnh 8 Tiếp nhận nguyên liệu Rửa nguyên liệu Fillet cá Rửa Fillet Lạng da Sửa cá Kiểm tra Rửa cá Xử lý Phân loại kích cỡ Block IQF Làm đông Đặt vào tủ đông block/ Mạ băng nếu cần Làm đông Mạ băng nếu cần Bao gói Lưu kho Hình 2.16 Sơ đồ qui trình fillet 9 2.3.2 Giải thích qui trình 2.3.2.1 Tiếp nhận nguyên liệu Nguyên liệu chủ yếu là cá tra, cá basa được thu mua chủ yếu từ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp…) và công ty cũng có nuôi một phần. Nguyên liệu cá sống được vận chuyển từ vùng nuôi về xí nghiệp bằng ghe đục. Sau đó vớt cá lên bằng vợt cho vào thùng nhựa rổi đặt lên xe đẩy và đẩy đến khu tiếp nhận nguyên liệu. Mỗi lô nguyên liệu phải có hồ sơ thu mua đi kèm. Người tiếp nhận kiểm tra xong thì tiến hành cân để xác định khối lượng nguyên liệu đầu vào. 2.3.2.2 Rửa nguyên liệu Sau khi tiếp nhận, tiến hành cắt tiết làm cho cá chết tại chỗ tạo điều kiện thuận lợi cho khâu fillet. Công đoạn rửa sau khi cắt tiết sẽ loại bỏ một lượng máu lớn để tránh miếng thịt bị ứ huyết giảm giá trị cảm quan của sản phẩm. 2.3.2.3 Fillet cá Mục đích của công đoạn là lấy 2 miếng thịt ở 2 bên thân cá. Loại bỏ xương, đầu, nội tạng. 2.3.2.4 Rửa Fillet Nhằm loại bỏ nhớt, máu cá, vi sinh vật và tạp chất bám trên miếng cá. 2.3.2.5 Lạng da Loại bỏ da cá, theo yêu cầu của khách hàng. 2.3.2.6 Sửa cá Làm cho miếng cá đẹp, không còn cơ thịt đỏ, mỡ, xương. Tăng giá trị cảm quan phù hợp với yêu cầu của khách hàng. 2.3.2.7 Kiểm tra Nhằm phân cỡ, phân loại sơ bộ cá. Kiểm tra xem cá đạt chưa, có còn mỡ, xương dè, cơ thịt không. Đồng thời phân loại màu của cá để thuận tiện trong công đoạn quay tăng trọng. Sau khi kiểm tra cá được soi kí sinh trùng. Đối với những miếng cá bị nhiễm ký sinh trùng nặng thì ta loại bỏ khỏi quy trình sản xuất. 2.3.2.8 Rửa cá Loại bỏ phần thịt vụn, mỡ, tạp chất còn sót lại. Làm cho miếng thịt trắng hơn. Loại bỏ vi sinh vật đến mức có thể chấp nhận được. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất