Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tiểu thuyết của nhà xuất...

Tài liệu Khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tiểu thuyết của nhà xuất bản công an nhân dân

.PDF
111
234
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- LÊ THỊ MINH THU KHẢO SÁT NGHĨA HÀM ẨN QUA CÁC LỐI NÓI VÕNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... 3 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 11 1.1. Nghĩa của câu và phát ngôn ................................................................................ 11 1.1.1. Câu và phát ngôn .......................................................................................... 11 1.1.2. Nghĩa của phát ngôn ..................................................................................... 12 1.1.2.1. Khái niệm ý nghĩa .................................................................................. 12 1.1.2.2. Ý nghĩa của phát ngôn .......................................................................... 13 1.2 Nghĩa hàm ẩn ......................................................................................................... 13 1.2.1. Khái niệm....................................................................................................... 13 1.2.2. Các loại nghĩa hàm ẩn .................................................................................. 17 1.2.3. Các phƣơng thức biểu đạt nghĩa hàm ẩn ................................................... 18 1.2.3.1. Các phƣơng thức biểu đạt nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa .......................... 18 1.2.3.2. Các phƣơng thức biểu đạt nghĩa hàm ẩn ngữ dụng ........................... 19 1.2.4. Phân biệt nghĩa tƣờng minh và nghĩa hàm ẩn ........................................... 21 1.3. Lối nói vòng .......................................................................................................... 25 1.3.1. Khái niệm....................................................................................................... 25 1.3.2. Phƣơng thức tạo lối nói vòng ....................................................................... 27 1.3.2.1. Phƣơng thức thế danh ngữ đồng sở chỉ ............................................... 27 1.3.2.2. Phƣơng thức sử dụng dẫn dắt .............................................................. 27 1.3.3. Phân loại lối nói vòng thƣờng gặp ............................................................... 28 1.3.3.1. Tiêu chí phân loại lối nói vòng ............................................................. 28 1.3.3.2. Kết quả phân loại lối nói vòng .............................................................. 28 1.3.3.3. Vai trò của lối nói vòng trong việc biểu đạt nghĩa hàm ẩn ................ 29 Chƣơng 2: LỐI NÓI VÕNG TRONG MỘT SỐ TƢ LIỆU KHẢO SÁT..................... 33 2.1. Phân loại lối nói vòng dựa vào phép thế danh ngữ đồng sở chỉ ....................... 33 2.1.1.Thống kê các loại lối nói vòng bằng danh ngữ ............................................ 33 1 2.1.1.1.Lối Nói vòng thay cho danh từ gốc chỉ quan hệ họ hàng .................... 33 2.1.1.2. Lối nói vòng thay cho tên riêng ............................................................ 34 2.1.1.3. Lối nói vòng thay cho “Tôi” – ngƣời đang nói ................................... 35 2.1.1.4. Lối nói vòng thay cho các danh từ chỉ đối tƣợng ............................... 35 2.1.1.5. Lối nói vòng thay cho các danh từ chỉ địa điểm, nơi chốn ................ 36 2.1.1.6. Lối nói vòng thay cho động từ gốc ....................................................... 37 2.1.1.7. Lối nói vòng thay cho danh từ chỉ sự việc ........................................... 38 2.1.2. Đặc điểm và cơ chế biểu hiện của lối nói vòng bằng danh ngữ ................ 39 2.2. Kết quả phân loại lối nói vòng dựa vào tính dẫn dắt và hiệu quả đạt đƣợc về điều khác ................................................................................................................. 41 2.2.1. Lói nói vòng đạt đích hoàn toàn, đặc điểm và cơ chế biểu hiện ............... 41 2.2.1.1. Lối nói vòng đạt đích hoàn toàn ........................................................... 41 2.2.1.2. Đặc điểm và cơ chế biểu hiện ............................................................... 45 2.2.2. Lối nói vòng đạt đích không hoàn toàn, đặc điểm và cơ chế biểu hiện ... 47 2.2.2.1. Lối nói vòng đạt đích không hoàn toàn ............................................... 47 2.2.2.2. Đặc điểm và cơ chế biểu hiện ............................................................... 53 Chƣơng 3: NGHĨA HÀM ẨN QUA LỐI NÓI VÕNG TRONG MỘT SỐ TƢ LIỆU KHẢO SÁT ................................................................................................................... 56 3.1. Nghĩa hàm ẩn qua lối nói vòng bằng danh ngữ ........................................... 56 3.2. Nghĩa hàm ẩn qua lối nói vòng đạt đích hoàn toàn .................................... 59 3.3. Nghĩa hàm ẩn qua lối nói vòng đạt đích không hoàn toàn ............................ 66 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 76 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 82 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHANN: Nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa NHAND: Nghĩa hàm ẩn ngữ dụng NVDN: Nói vòng danh ngữ VPPCTT: Vi phậm phƣơng châm tán thƣởng VPQTCV: Vi phạm quy tắc chiếu vật VPPCL: Vi phạm phƣơng châm lƣợng VPPCCT: Vi phạm phƣơng châm cách thức VPPCQH: Vi phạm phƣơng châm quan hệ VPPCC: Vi phạm phƣơng châm chất VPPCRR: Vi phạm phƣơng châm rộng rãi 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1 Lý do thực tiễn Trong cuộc sống hàng ngày của con ngƣời, giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu đƣợc. Có rất nhiều kênh giao tiếp khác nhau nhƣ giao tiếp bằng tay chân, ánh mắt,… song giao tiếp bằng ngôn ngữ vẫn là hoạt động giao tiếp chủ yếu và quan trọng nhất của con ngƣời. Lý do giao tiếp là để truyền đạt với nhau những thông điệp nhằm đạt đƣợc mục đích nào đó. Những thông điệp truyền đạt ấy, có lúc hiển hiện thật dễ hiểu, nhƣng cũng có lúc phải trải qua quá trình suy luận, xét đoán,… mới có thể hiểu đƣợc. Sở dĩ các bên giao tiếp vẫn có thể hiểu đƣợc các thông điệp không hiển hiện ấy là bởi những yếu tố khách quan xung quanh nhƣ ngữ cảnh, khung hiểu biết chung về văn hóa xã hội,… Những thông điệp ngầm ấy có thể đƣợc thể hiện qua nhiều cách khác nhau nhƣ ngầm dùng cái này để ám chỉ cái khác, hoặc cũng có thể là dùng cách nói vòng vo tam quốc để ám chỉ điều cần nói tới. Hơn thế nữa, ngƣời Việt Nam với lối sống trọng tình, thích giao tiếp, thích nói năng với nhiều lối dẫn dắt, nói gần nói xa thì việc dùng cách nói này để ngầm chỉ ý khác cũng là hiện tƣợng thƣờng thấy. Thêm vào đó, với những đặc trƣng văn hóa nông nghiệp nói chung, và những đặc trƣng riêng của dân tộc Việt Nam, dùng lối nói vòng để thể hiện một ngầm ý cũng có những đặc trƣng rất riêng đáng để đƣợc quan tâm và nghiên cứu về cả mặt lý thuyết và thực tiễn. 1.2. Lý do lý luận Nhƣ đã biết, ngữ dụng học là ngành khoa học nghiên cứu ngữ nghĩa trong bối cảnh giao tiếp. Trong địa hạt của Ngữ dụng học, lý thuyết về ý nghĩa hầm ẩn (theory of implicit meaning) là một trong những lĩnh vực quan trọng nằm trong phạm vi nghiên cứu, bên cạnh các lĩnh vực nhƣ chiếu vật, hành vi 4 ngôn ngữ, hội thoại,… Và trong hầu hết các giáo trình về Ngữ dụng học, lý thuyết về ý nghĩa hàm ẩn luôn nằm ở vị trí sau cùng chắc bởi để nghiên cứu về nó cần có tri thức của các lĩnh vực khác. Có lẽ bởi vậy, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này chƣa nhiều. Mặt khác, nhƣ đã nói, trong quá trình giao tiếp, ngôn ngữ „hiện hình‟ qua các thông điệp mà các bên giao tiếp trao đổi với nhau nhằm đạt đƣợc mục đích nào đó, có lúc thật hiển hiện, dễ hiểu (đƣợc gọi là hiển ngôn) song cũng có lúc để hiểu đƣợc nó cần trải qua suy nghĩ, suy luận,… (đƣợc gọi là hàm ngôn, hàm ý, nghĩa hàm ẩn). Tần suất xuất hiện của các nghĩa hàm ẩn trong hoạt động giao tiếp là rất nhiều. Song những nghiên cứu về nghĩa hàm ẩn lại chƣa tƣơng xứng với tần suất ấy. Thêm vào đó, một trong những vấn đề quan trọng mà Ngữ dụng học đề cập đến chính là vấn đề về hành vi ngôn ngữ. Trong khi nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ, Searle đã từng đề cập tới lối nói vòng: Người nghe nhận ra một hành vi gián tiếp như thế nào khi mà người ta được nghe một điều hoàn toàn khác [54, 11] . Là một vấn đề chức năng của đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, một vấn đề mà lý thuyết về hành vi ngôn ngữ có thể soi sáng, song lối nói vòng lại chƣa thực sự đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều. Với những lý do thực tiễn và lý luận nêu trên, ngƣời viết quyết định chọn đề tài “Khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tiểu thuyết của Nhà xuất bản Công an nhân dân” với hi vọng nghiên cứu này qua những thống kê và chỉ ra các kiểu nói vòng nhƣ một cách biểu hiện của nghĩa hàm ẩn, sẽ góp phần lý giải về một số nhân tố ảnh hƣởng tới việc nói và hiểu trong giao tiếp hội thoại, qua đó giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn về một phƣơng diện quan trọng trong giao tiếp, đó là cách biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn qua lối nói vòng - một lối nói quen thuộc đƣợc khá nhiều ngƣời dân Việt Nam ƣa dùng. 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1 Lịch sử nghiên cứu về nghĩa hàm ẩn Lý thuyết về nghĩa hàm ẩn là một trong những lĩnh vực nghiên cứu của ngữ dụng học, bởi vậy, lịch sử nghiên cứu về nghĩa hàm ẩn luôn đi cùng với việc nghiên cứu của khuynh hƣớng Ngữ dụng học. Grice là ngƣời đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết về ý nghĩa hàm ẩn khi ông phân biệt ý nghĩa không tự nhiên (non-natural meaning) và ý nghĩa tự nhiên (natural meaning), giữa hàm ẩn ước định (conventinonal implicature) và hàm ẩn hội thoại (conversational implicature). Ông cho rằng có một hiện tƣợng thƣờng xảy ra trong khi giao tiếp là khi ta nói ra điều này nhƣng thực chất là muốn nói tới điều khác và theo ông đó là Hàm ngôn hội thoại (hàm ẩn hội thoại - conversational implicature). Hàm ngôn này đƣợc sinh ra khi ngƣời nói vi phạm một trong bốn quy tắc Cộng tác hội thoại (Lƣợng, Chất, Quan hệ, Cách thức). Ở Việt Nam, vấn đề về ý nghĩa hàm ẩn đƣợc tiếp cận trong mối tƣơng quan với các lý thuyết khác nhƣ lý thuyết chiếu vật, chỉ xuất, lý thuyết hội thoại, lý thuyết hành vi ngôn ngữ, lý thuyết lập luận,… cũng nhƣ những lĩnh vực của Ngữ dụng học. Nới tới Ngữ dụng học, cần nhắc tới các công trình tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb. Giáo dục, 1998; Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học, Tập II - Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, 2001; Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008; Hồ Lê (1996), Quy luật ngôn ngữ - Q.2-Tính quy luật của cơ chế ngôn giao, Nxb. Khoa học xã hội, Tp. Hồ Chí Minh… Ngoài ra còn có một số chuyên đề, luận án, bài viết bàn về ý nghĩa hàm ẩn (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhƣ: Ý nghĩa của hàm ngôn – Hoàng Phê; Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn – Cao Xuân Hạo; Về hàm ngôn quy ước (trên tư 6 liệu tiếng Việt) – Nguyễn Văn Hiệp; Ý tại ngôn ngoại – nhũng thông tin chìm trong ngôn ngữ báo chí – Nguyễn Đức Dân; Phương thức chiếu vật mơ hồ hàm ẩn trong phát ngôn tiếng Việt - Huỳnh Công Hiển ; Những phương thức cấu tạo hàm ngôn trong hội thoại – Đỗ Thị Kim Liên;… Đặc biệt trong đó, Hoàng Phê đã đƣa ra ý kiến rất đáng lƣu ý là: Khi một lời nói có hàm ngôn thì ý hàm ngôn thƣờng là quan trọng, thậm chí có khi hiển ngôn chỉ là dùng để nói hàm ngôn, ý hàm ngôn mới là ý chính. Tuy chƣa có công trình nào nâng Lý thuyết về ý nghĩa hàm ngôn lên thành một phạm trù lý thuyết tƣơng xứng với các vấn đề cần quan tâm song các tác giả nói trên đề đã góp phần làm cho bức tranh về nghĩa hàm ẩn ngày càng trở nên rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn. 2.2 Lịch sử nghiên cứu về nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng Lối nói vòng tồn tại trong lời nói nhƣ một điều hiển nhiên, quen thuộc, song cho tới nay, trên phƣơng diện nghiên cứu ngôn ngữ học, đây vẫn là một hiện tƣợng còn bỏ ngỏ, chƣa có bất kỳ công trình chuyên sâu và tƣờng minh nào nghiên cứu. Mặc dù, trong một số công trình lớn nhỏ khác nhau của một số nhà nghiên cứu đã nhắc đến tên nó. Ví dụ nhƣ các thuật ngữ về nói giảm, nói tránh, uyển ngữ, nhã ngữ,… trong một số công trình của các tác giả nhƣ Cù Đình Tú (1983), Đinh Trong Lạc (1994, 1995), Hữu Đạt (2000, 2001),… hay trong luận án tiến sỹ của Trƣơng Viên (ĐHQG HN, 2003) “Nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Anh và việc chuyển dịch sang tiếng Việt”. Qua việc xem xét uyển ngữ trên ba phƣơng diện từ vựng, phong cách học và ngữ dụng học, tác giả này đã rút ra kết luận là: Về mặt từ vựng, Uyển ngữ bằng một từ hay một đơn vị đồng nghĩa, một ngữ phối hợp nằm trong một nhóm đồng nghĩa hay một trƣờng nghĩa; về mặt phong cách học, Uyển ngữ là một biện pháp tu từ xuất hiện trong các phong cách chức năng nhằm mục đích lịch sự, tế nhị, thẩm mỹ; về mặt ngữ dụng học, 7 Uyển ngữ nhƣ một hành động lời nói hoặc một yếu tố ngôn ngữ tạo thành hành động lời nói. Những khái niệm nói trên thực sự mới chỉ đƣợc nghiên cứu chủ yếu trên cấp độ câu và dƣới câu. Còn với cấp độ diễn ngôn, lối nói vòng vẫn là một khái niệm chƣa tƣờng minh và có nhiều đồng nhất với hàm ngôn. Bởi vậy lối nói vòng thƣờng đƣợc nhắc đến trong sự đồng nhất hoặc bao hàm từ việc nghiên cứu hàm ngôn. Mặc dù thực chất giữa chúng vừa có sự giống nhau lại có sự khác biệt. Hiển ngôn là cái dễ nhận ra với cơ chế sử dụng hết sức đơn giản, còn hàm ngôn là ý nghĩa sâu sắc hơn, thuộc sự kiện bề sâu, với cơ chế hàm ẩn riêng. Lối nói vòng tận dụng đƣợc đặc trƣng trên của cả hiển ngôn và hàm ngôn. Chính bởi vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu về hàm ngôn, hay cơ chế hàm ẩn của nó giúp ích rất nhiều trong việc khám phá, tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu về lối nói vòng, đặc biệt trên bình diện Ngữ dụng học. Về lịch sử việc nghiên cứu hàm ngôn, hàm ý, phần 3.1 trong luận văn này đã đề cập đầy đủ, chỉ xin đƣợc nêu thêm một số kết quả nghiên cứu quan trọng có liên quan chặt chẽ hơn tới lối nói vòng nhƣ sau. Đỗ Hữu Châu trong [5] đã đề cập đến cái nền hàm ẩn của câu và ý nghĩa hàm ẩn liên hệ đến thông điệp miêu tả của P của câu. Hồ Lê thì nói về Lối nói khúc xạ trong sự đối lập với lối nói thẳng đồng thời cho rằng đó là tên gọi dùng trong sinh hoạt bình thƣờng. Trong cuốn Phương pháp nghiên cứu cú pháp, ông có nhắc tới sự nói vòng nhƣng lại không giới thuyết về nó[29] . Các nghiên cứu còn cho thấy, lối nói vòng có quan hệ trực tiếp với hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Nhƣ Searle đã đề cập: Người nghe nhận ra một hành vi gián tiếp như thế nào khi mà người ta được nghe một điều hoàn toàn khác? Cách hiểu một hành vi gián tiếp khác với cách hiểu một hành vi tại lời trực 8 tiếp thế nào? [47, 65]. Cách đặt về đề này không chỉ dành cho hành vi ngôn ngữ gián tiếp mà cũng chính là cách để tiếp cận với Lối nói vòng. Trong cuốn Ngữ dụng học tập 2 của Đỗ Hữu Châu cũng nhắc tới Lối nói cây tre đè bụi hóp nhƣng ông lại không giải thích rõ về lối nói này. Ngoài ra, gần đây, Nguyễn Đăng Khánh với luận án tiến sỹ lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Việt đã phần nào đi sâu nghiên cứu và làm sáng tỏ khá nhiều góc khuất của vấn đề này. Tác giả không chỉ đƣa ra một định nghĩa mang tính minh xác và rõ ràng nhất về Lối nói vòng cũng nhƣ cơ chế biểu hiện của chúng dƣới góc nhìn của Ngữ dụng học và của Lý thuyết giao tiếp. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tƣ liệu khảo sát. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Một số truyện ngắn và tiểu thuyết khảo sát. Đƣợc sự đồng ý của ngƣời hƣớng dẫn khoa học, cũng nhƣ của hội đồng chấm luận văn, trong luận văn này, với lý do nguồn tƣ liệu dự kiến ban đầu là một số tiểu thuyết của Nhà xuất bản Công an nhân dân không đáp ứng đủ cứ liệu để khảo sát theo mục đích luận văn, bởi vậy, ngƣời viết đã chuyển tƣ liệu khảo sát thành các truyện ngắn và tiểu thuyết “Bƣớc đƣờng cùng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu  Xác lập cơ sở lý luận nhằm khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số một số truyện ngắn và tiểu thuyết khảo sát.  Mô tả, phân loại và rút ra nhận xét về lối nói vòng trong một số truyện ngắn và tiểu thuyết khảo sát.  Khảo sát và rút ra nhận xét về nghĩa hàm ẩn qua lối nói vòng trong một số truyện ngắn và tiểu thuyết. 5. Mục đích nghiên cứu 9  Làm rõ hơn về khái niệm, đặc điểm của lối nói vòng cũng nhƣ nghĩa hàm ẩn đƣợc thể hiện qua lối nói vòng.  Góp thêm những cứ liệu quan trọng trong việc tìm hiểu, làm rõ đặc điểm của lối nói vòng cũng nhƣ cách sử dụng lối nói vòng nhƣ một phƣơng thức để biểu đạt nghĩa hàm ẩn. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phƣơng pháp miêu tả: Phƣơng pháp miêu tả nhằm làm rõ hơn tính chất, đặc điểm của các loại nghĩa hàm ẩn qua lối nói vòng, từ đó thấy đƣợc những đặc trƣng riêng của hiện tƣợng ngôn ngữ này.  Phƣơng pháp khảo sát, thống kê: Phƣơng pháp khảo sát, thống kê dùng để thống kê các phát ngôn có nghĩa hàm ẩn qua lối nói vòng, từ đó thấy đƣợc sự phong phú về thể loại , tần suất sử dụng, chứng minh đƣợc sự thông dụng của hiện tƣợng ngôn ngữ này.  Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn: nhằm phân tích cụ thể các phát ngôn đƣợc thống kê về ngữ nghĩa cũng nhƣ sự ảnh hƣởng của ngữ cảnh để thấy rõ nghĩa hàm ẩn thể hiện qua lối nói vòng nhƣ thế nào, cũng nhƣ những giá trị mà nó đem lại. 10 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Nghĩa của câu và phát ngôn 1.1.1 Câu và phát ngôn Từ những năm 1970 trở lại đây, ngôn ngữ đã bắt đầu đƣợc nghiên cứu trong tƣ cách là một hoạt động giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp này, sở dĩ ngƣời phát ngôn và ngƣời thụ ngôn có thể hiểu đƣợc nhau bởi giữa họ có một cái chung, đó là Ngôn ngữ (Language). Ngôn ngữ đƣợc nói ra (ở đây hiểu cả là nói và viết) lại mang những cái riêng thuộc về cá nhân ngƣời phát ngôn và ngƣời thụ ngôn, đƣợc gọi là Lời nói (parole) – tức kết quả của sự nói năng. Ngay từ F.De. Sausure, nhà ngôn ngữ học hàng đầu thế kỷ XX đã có sự phân biệt rõ ràng giữa Ngôn ngữ và Lời nói. Nhƣng cũng đồng thời nhận ra mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng : “Tất nhiên, hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn nhau: ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thể hiểu được và gây được tất cả những hiệu quả của nó ; nhưng lời nói lại cần thiết để ngôn ngữ được xác lập” [63, tr.45] Nhƣ vậy, có thể thấy Ngôn ngữ và Lời nói có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đó là hai mặt của một vấn đề : Ngôn ngữ đƣợc thực tại hóa trong lời nói; và Lời nói chính là ngôn ngữ đang hành chức, đang hoạt động và đang đƣợc sử dụng để giao tiếp với nhau. Hiện nay, khái niệm Lời nói đƣợc các nhà ngôn ngữ học hiện đại thay bằng khái niệm Diễn ngôn (Discours). Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng đã tóm lƣợc về thuật ngữ Diễn ngôn này nhƣ sau : Diễn ngôn là một quá trình sản sinh ra và liên kết các phát ngôn thành một chỉnh thể. Nó cũng là tên gọi của cái sản phẩm ngôn từ do quá trình đó tạo nên.[40, 35] Nhƣ đã biết, ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu có các cấp độ và quan hệ 11 rõ ràng. Trong đó, Câu (sentence) là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có giá trị thông báo và có chức năng giao tiếp. Và Phát ngôn (Utterance) là đơn vị nhỏ nhất của Lời nói, hay là đơn vị cấu thành nên Diễn ngôn. Theo đó, mối quan hệ biện chứng giữa Ngôn ngữ và Lời nói kéo theo Câu và Phát ngôn cũng là hai khái niệm có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhƣ Hoàng Phê nhận xét về Phát ngôn (mà nhƣ ông gọi là Lời) và Câu là : Lời đƣợc phi ngữ huống hóa (đến mức tối đa) sẽ cho ta Câu, và ngƣợc lại Câu đƣợc ngữ huống hóa (đầy đủ) sẽ cho ta Lời. [22, 3-23] Nhƣ vậy, có thể hiểu câu theo quan niệm là đơn vị ngôn ngữ có tính trừu tƣợng, và đƣợc tách biệt khỏi ngữ cảnh ; còn Phát ngôn là đơn vị của lời nói và đƣợc đặt vào ngữ cảnh. Song trong phạm vi tiểu luận này, ở những trƣờng hợp không cần thiết phân biệt rõ ràng, khái niệm Phát ngôn sẽ đƣợc hiểu theo nghĩa rộng gồm cả Phát ngôn và Câu nhƣ trên. 1.1.2 Nghĩa của phát ngôn Trong sơ đồ hoạt động giao tiếp, phát ngôn giữ vai trò của một thông điệp, theo đó nội dung của phát ngôn chính là nội dung của thông điệp. Nội dung của phát ngôn hay chính là ý nghĩa của phát ngôn. 1.1.2.1 Khái niệm ý nghĩa Hiện nay, xu thế của ngôn ngữ học trên thế giới và Việt Nam đều chú ý nghiên cứu theo hƣớng ngôn ngữ học chức năng và tri nhận. Tức là chú ý hơn đến việc ngôn ngữ hành chức nhƣ thế nào cũng nhƣ vai trò của chủ thể ngôn ngữ. Theo hƣớng tiếp cận này, nghĩa và bản chất nghĩa của từ, câu cũng đƣợc hiểu theo cách rộng hơn và khác trƣớc đây. Vậy theo quan điểm của chức năng luận và tri nhận luận, bản chất nghĩa là gì? Ý và nghĩa khác nhau nhƣ thế nào? Tác giả Nguyện Thiện Giáp cho rằng Ý hay còn gọi là Ý nghĩa (meaning) là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó [19, 309-311]; còn 12 Nghĩa (sense) là cái đƣợc biểu hiện [19, 309-311] . Hoàng Phê thì cho rằng Ý là nội dung diễn đạt của một đơn vị ngôn ngữ trong một hoàn cảnh phát ngôn cụ thể, hay nói cách khác là của một đơn vị lời nói (lời, phát ngôn) [42, 27]; còn Nghĩa là nội dung diễn đạt của một đơn vị ngôn ngữ đƣợc trừu tƣợng hóa khỏi hoàn cảnh phát ngôn cụ thể [42, 26] . Theo quan điểm của Hồ Lê thì, Tình thái trong phát ngôn cấu thành Ý [31, 313]; Sự kiện trong phát ngôn cấu thành Nghĩa [31, 313]. Có thể thấy, khá nhiều tác giả đã xem xét Ý và Nghĩa nhƣ hai khái niệm khác nhau. Và Ý nghĩa là khái niệm tổng hòa của hai khái niệm về Ý và Nghĩa nêu trên. Và bởi thế khái niệm về Ý nghĩa cũng trở nên dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, thông thƣờng sự phân biệt rõ ràng nhƣ vậy là không cần thiết, nhƣ J. Lyons từng rút ra nguyên tắc chỉ đạo là: “sự kiểm nghiệm duy nhất của người nghiên cứu về nghĩa chính là cách dùng các phát ngôn trong những tình huống rất khác nhau trong đời sống hàng ngày” chứ không phải tìm trong các sự vật vật chất hay các tình trạng của sự vật trong thế giới vật chất, kể cả các khái niệm trong tâm trí theo đƣờng hƣớng bản thể luận. Nói cách khác, cái vẫn đƣợc gọi là Nghĩa chính là Ý nghĩa, là nghĩa thể hiện trong cách dùng, trong hoạt động thƣờng ngày, trong thực hiện chức năng ngôn ngữ đa dạng trong cuộc sống, trong các mối tƣơng tác xã hội và sự sáng tạo ngôn từ của ngƣời nói, ngƣời viết. 1.1.2.2 Ý nghĩa của phát ngôn Khi gắn với khái niệm về Phát ngôn trong giao tiếp thì nghĩa của Phát ngôn chính là nội dung diễn đạt của Phát ngôn đƣợc thể hiện trong giao tiếp và chịu ảnh hƣởng của các nhân tố khác trong một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 1.2. Nghĩa hàm ẩn 1.2.1. Khái niệm 13 Nghĩa hàm ẩn hay còn đƣợc gọi là hàm ý, đƣợc các nhà ngôn ngữ học quan niệm nhƣ sau : Cao Xuân Hạo cho rằng : “Hàm ý của câu nói là một điều gì mà khi nghe câu ấy người nghe phải rút ra như một hệ quả tất nhiên”. [14, 470] Đồng thời ông cũng đƣa ra định nghĩa về Nghĩa hàm ẩn “là những gì không có sẵn trong nghĩa nguyên văn của các từ ngữ và trong những mối quan hệ cú pháp ấy, nhưng vẫn thấu đến người nghe thông qua một sự suy diễn. Sự suy diễn cho phép người nghe hiểu được cái nghĩa hàm ẩn ấy thường được thiện hiện một cách hoàn toàn tự nhiên và cùng một lúc với quá trình hiểu nghĩa nguyên văn chứ không phải là sau đó” [14, 468] Hồ Lê : “Hàm ý là tất cả những ý nghĩa, tình thái hàm ẩn mà người phát ngôn ký thác vào phát ngôn nhưng nằm ngoài ý nghĩa biểu hiện của phát ngôn trong đó có việc biểu thị những sở chỉ khác với những sở chỉ mà hiển nghĩa của phát ngôn biểu thị.” [31, 335] Hoàng Phê trong cuốn “Lôgic ngôn ngữ học” cho rằng: điều diễn đạt gián tiếp trong một phát ngôn gọi là hàm ý, ngụ ý. [41, 39] Một số tác giả khác tuy không trực tiếp đƣa ra quan niệm về Hàm ý, song thông qua những phân tích cụ thể về Hàm ngôn. Nhƣ O.Ducrot, H.P. Grice, George Yule, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Việt Thanh… đã gián tiếp thể hiện quan niệm về hàm ý của mình qua các nhận định : “thực chất của hàm ngôn là nói mà coi như là không nói ,nghĩa là nói một cái gì đó mà không vì thế nhận trách nhiệm là đã có nói, có nghĩa là vừa có hiệu lực nói năng vừa có sự vô can trong im lặng” [41,100]; “Hàm ngôn là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó, từ ý nghĩa tường minh (ý nghĩa câu chữ) cùng với tiền giả định của nó.” [7, 323]; “Trả lời gián tiếp là trả lời bằng hàm ngôn, người nghe phải thông qua suy diễn ngữ nghĩa để rút ra thông tin mà người nói muốn 14 truyền đạt.” [53, 43]; “Hàm ngôn là nghĩa có được nhờ sự suy ý trong ngữ cảnh cụ thể nhằm đưa lại một sự nhận thức mới và đó là nội dung đích thực mà người nói hướng đến người nghe.” [33, 60],… Trong luận án tiến sỹ của mình, qua việc giải thích và đối lập giữa hiển ngôn với hàm ngôn, phƣơng thức hiển ngôn và phƣơng thức hàm ngôn, tác giả Huỳnh Công Hiển cho rằng, Hàm ý chính là sản phẩm của phƣơng thức hàm ngôn. [22, 35] Nhƣ vậy, các tác giả trên đều đã chỉ ra đƣợc hàm ý với tƣ cách là ý nghĩa ngầm ẩn trong sự phân biệt với ý nghĩa hiển hiện, ý nghĩa tƣờng minh. Tuy vậy, giữa các tác giả vẫn có chút khác biệt trong quan niệm về loại nghĩa ngầm ẩn này. Không chỉ khác nhau về thuật ngữ dùng, bản thân trong các quan niệm về nghĩa hàm ẩn, bên cạnh sự đồng nhất nêu trên, các tác giả còn đƣa ra các quan điểm khác nhau của mình về loại nghĩa ngầm ẩn này nhƣ sau: ví dụ Hoàng Phê (1989) thì cho rằng, so với Ngụ ý, Hàm ý đƣợc suy ý trực tiếp, ít phụ thuộc vào ngôn cảnh, còn Ngụ ý đòi hỏi phải suy ra gián tiếp từ hoàn cảnh, khả năng nhận thức, khả năng vận dụng kinh nghiệm sống,… Hồ Lê (1996) thì phân biệt hai lớp nghĩa ngầm ẩn của Hàm ngôn là hàm nghĩa và hàm ý trong sự tƣơng phản với hiển ngôn. Ông cho rằng, Hàm ý là nghĩa ngầm ẩn có nội dung khác với hiển ngôn, bao gồm: ngụ ý, ẩn ý, dụng ý; còn hàm nghĩa là nghĩa ngầm ẩn bổ sung ý nghĩa cho hiển ngôn. Đặc biệt, trong quan niệm của Cao Xuân Hạo [14, 109] cho rằng Tiền giả định (TGĐ) chính là một lớp nghĩa hiển ngôn. Cũng theo ông, mỗi phát ngôn trong hoạt động giao tiếp đều có hai nghĩa ngầm ẩn: hàm ý và hàm ngôn. Hàm ý là điều mà ngƣời nghe rút ra từ phát ngôn nhƣ một hệ quả tất nhiên nên nó phụ thuộc vào ngƣời nghe, còn hàm ngôn là điều ngƣời nói muốn gửi tới ngƣời nghe nhƣng không diễn đạt trực tiếp qua nguyên văn, bao gồm hàm nghĩa và ẩn ý. [14, 470]. 15 Ngay trong quan niệm về nghĩa hàm ẩn của các tác giả cũng có nhiều sự khác biệt. Và chia thành hai trƣờng phái. Các tác giả nhƣ Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, Nguyễn Đức Dân, Hồ Lê, Dƣơng Hữu Biên, Đỗ Thị Kim Liên coi hàm ý là ý nghĩa ngầm ẩn đƣợc suy ra từ hiển ngôn và hoàn cảnh nhất định, và đặc biệt ý nghĩa ngầm ẩn này phải nằm trong ý định thông báo của người nói muốn chuyển tới người nghe. Còn Cao Xuân Hạo, Đỗ Thị Kim Liên,… thì cho rằng Hàm ý là ý nghĩa ngầm ẩn đƣợc suy ra từ hiển ngôn và hoàn cảnh nhất định, nhƣng ý nghĩa ngầm ẩn này do người nghe tự suy ý, suy luận ra được. Nghĩa hàm ẩn (hàm ý) là ý nghĩa ngầm ẩn đƣợc ngƣời nói chủ định thông báo, song thông điệp đó có thể đƣợc ngƣời nghe hiểu đúng hoặc hiểu theo cách khác. Theo đó, nếu xét nghĩa hàm ẩn từ cách hiểu của ngƣời nghe thì sẽ rất phức tạp. Bởi thế, trong phạm vi luận văn này, ngƣời viết chỉ xin đƣợc giới hạn nghĩa hàm ẩn trên phƣơng diện lĩnh hội từ phía ngƣời nói. Tức là nghĩa ngầm ẩn trong phát ngôn chính là ý nghĩa mà ngƣời nói muốn truyền đạt và đƣợc ngƣời nghe hiểu đúng vậy. Nhƣ vậy có thể tạm giới hạn định nghĩa về Nghĩa hàm ẩn sử dụng trong luận văn này nhƣ sau: Nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa: - Đƣợc thể hiện ngầm ở tầng sâu bên dƣới của cấu trúc bề mặt câu chữ của phát ngôn đƣợc suy ra từ ý nghĩa hiển ngôn (ý nghĩa tƣờng minh). - Đƣợc suy ý từ một hoàn cảnh nhất định. - Nằm trong ý định thông báo của ngƣời nói muốn chuyển đến ngƣời nghe. TGĐ là những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình. [7, 325]. Theo đó, TGĐ đúng là những thông tin ngầm ẩn song chúng không có giá trị thông báo trong phát ngôn, bởi thế trong luận văn này, xét 16 theo định nghĩa tạm thời nêu trên thì ngƣời viết sẽ không xem xét TGĐ nằm trong Nghĩa hàm ẩn. 1.2.2. Các loại nghĩa hàm ẩn Để phân loại đƣợc nghĩa hàm ẩn đòi hỏi những tiêu chí nào? Grice (1975) phân thành hai loại hàm ngôn: hàm ngôn hội thoại (conversational implicatures) và “hàm ngôn quy ước” (conventional implicatures). Theo Grice, không giống với hàm ngôn hội thoại, hàm ngôn quy ước được dựa trên các ước lệ đối với các đơn vị ngôn ngữ hơn là do ngữ cảnh hội thoại quy định. [64, 127]. Nhƣ vậy, Grice dƣờng nhƣ phân loại hàm ngôn dựa trên mức độ phụ thuộc ngữ cảnh để suy luận. Theo Đỗ Hữu Châu, hàm ngôn có thể đƣợc phân loại thành hàm ngôn ngữ nghĩa đƣợc suy ra từ nội dung ngữ nghĩa tƣờng minh của phát ngôn và hàm ngôn ngữ dụng đƣợc tạo nên do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng. Cách phân loại này dựa vào việc nhận diện nghĩa hàm ẩn qua các dấu hiệu về việc phá vỡ quy tắc ngữ dụng hay không? Theo Nguyễn Thiện Giáp và Nguyễn Văn Hiệp thì hàm ngôn đƣợc phân loại thành: TGĐ, hàm ngôn quy ước, hàm ngôn hội thoại, và “entailment” mà Nguyễn Thiện Giáp gọi là Kéo theo còn Nguyễn Văn Hiệp gọi là Dẫn ý. Kéo theo hay Dẫn ý này là những điều rút ra theo logic từ những cái đƣợc khẳng định trong phát ngôn. [18, 124] Nhƣ vậy, Kéo theo này hầu nhƣ không nằm trong ý định thông báo của ngƣời nói nhằm truyền đạt tới ngƣời nghe. Bởi thế không đúng với định nghĩa về hàm ý sử dụng trong luận văn này. Ngoài ra, nhƣ trên đã nói, TGĐ cũng không đƣợc xem xét nhƣ một loại nghĩa hàm ẩn trong luận văn này. Vì thế tạm coi sự phân loại hàm ý của Nguyễn Thiện Giáp và Nguyễn Văn Hiệp bao gồm hai loại là Hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại. Và sự phân chia này dựa vào tiêu chí về việc phá vỡ quy tắc ngữ dụng hay không. 17 Theo giới hạn định nghĩa về nghĩa hầm ẩn do ngƣời viết tổng hợp và tạm dùng trên, luận văn sẽ phân loại nghĩa hàm ẩn nhƣ sau: Nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa Nghĩa hàm ẩn ngữ dụng Tƣơng ứng với Hàm ngôn ngôn ngữ, Tƣơng ứng với Hàm ngôn hội thoại, hàm ngôn quy ƣớc, hàm ngôn ngữ hàm ngôn ngữ dụng, hàm ý hội thoại. nghĩa. Dựa trên các ƣớc lệ đối với ngôn ngữ Phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh phát là chính, ít phụ thuộc vào ngữ cảnh. ngôn. Suy ra từ nội dung ngữ nghĩa tƣờng Tạo nên do vi phạm các quy tắc ngữ minh của phát ngôn. (vi phạm quy tắc dụng: nguyên tắc cộng tác hội thoại chiếu vật chỉ xuất) 1.3. và nguyên tắc lịch sự hội thoại. Các phƣơng thức biểu đạt nghĩa hàm ẩn Phƣơng thức biểu đạt nghĩa hàm ẩn là con đƣờng đƣợc chọn lựa, là phạm trù đƣợc sử dụng để tạo ý nghĩa hàm ẩn dựa trên một cơ sở chứa đựng tiềm năng sản sinh ý nghĩa hàm ẩn. [22, 52] Theo kết quả phân loại ở trên, chúng ta có hai loại nghĩa hàm ẩn đó là Nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa và nghĩa hàm ẩn ngữ dụng. Đỗ Hữu Châu từng khẳng định: tất cả các quy tắc, các cơ chế ngữ dụng học không chỉ tạo ra nghĩa tường minh mà còn tạo ra nghĩa hàm ẩn cho các phát ngôn. [7, 60]. Hay nói cách khác, việc vi phạm vào các quy tắc ngữ dụng nhƣ quy tắc chiếu vật, quy tắc hội thoại,… chính là phƣơng thức để biểu đạt nghĩa hàm ẩn. Từ quan điểm trên và theo kết quả phân loại, chúng ta có thể xem xét một số phƣơng thức biểu đạt nghĩa hàm ẩn cho hai loại nghĩa hàm ẩn trên nhƣ sau: 1.2.3.1 Các phƣơng thức biểu đạt nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa Nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa nhƣ đã nói là hàm ý ít phụ thuộc vào ngữ cảnh bởi thế theo Grice, với loại hàm ý này, ngƣời nói vẫn tôn trọng các quy tắc 18 hội thoại mà chủ yếu dựa vào ý nghĩa mang tính quy ƣớc của các tín hiệu ngôn ngữ. Do đó, việc vi phạm quy tắc chiếu vật có thể coi là một trong các phƣơng thức chính để biểu đạt loại nghĩa hàm ẩn này. Chiếu vật là dùng biểu thức ngôn ngữ để giúp ngƣời nghe nhận ra đƣợc một cách đúng đắn sự vật, hiện tƣợng nào đang đƣợc nói tới trong diễn ngôn. Bất kỳ ai cũng hiểu rằng, cần tuân theo các quy định nhƣ trên về chiếu vật, nhƣng trong một số trƣờng hợp, do sự cố ý của ngƣời nói, quy tắc chiếu vật đã bị vi phạm, sự chiếu vật trở nên mơ hồ, song ngƣời nói đảm bảo ngƣời nghe có thể hiểu đƣợc lý do và suy ra đƣợc ý nghĩa của sự mơ hồ đó, thì trƣờng hợp đó làm sản sinh một nghĩa hàm ẩn. VD1: A: Dạo này anh hay nghi ngờ em nhỉ? B: Thì em đã bao giờ nói dối đâu. Trong ví dụ trên, bằng việc sử dụng từ nói dối trong ý nghĩa trái ngƣợc đã tạo nên hàm ý cho phát ngôn. Lẽ ra, theo đúng quy tắc thì ở đây phải dùng là nói thật, nhƣng sự thật là nhân vật A luôn nói dối, không nói thật bao giờ, vì thế việc ngƣời nói B cố tình dùng từ trái nghĩa của nói thật là nói dối nhằm giải thích nguyên nhân đồng thời hàm ý mỉa mai rằng: A là một ngƣời luôn dối trá. Đồng thời B chắc chắn rằng A cũng hiểu đƣợc điều này. Trƣờng hợp này quy tắc chiếu vật bị vi phạm đã tạo nên nghĩa hàm ẩn. Theo Huỳnh Công Hiển (LATS) thì đây là thủ pháp chiếu vật trái nghĩa hàm ẩn. 1.2.3.2 Các phƣơng thức biểu đạt nghĩa hàm ẩn ngữ dụng Theo quan điểm ngữ dụng học, một cuộc hội thoại thành công thì các bên tham gia cần tuân theo 2 nguyên tắc của hội thoại đó là nguyên tắc cộng tác hội thoại và nguyên tắc lịch sự hội thoại. Nhƣ đã nêu trên, nghĩa hàm ẩn ngữ dụng là loại hàm ý phụ thuộc mạnh vào ngữ cảnh giao tiếp. Bởi thế Grice, George Yule và nhiều nhà ngữ dụng học Việt Nam khác đều khẳng định rằng: sự cố tình vi phạm các nguyên tắc 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan